MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại 5
1.2. Những nội dung về quản lý rủi ro tín dụng 28
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại 34
1.4. Một số kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng thương mại trong nước 42
Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KON TUM 44
2.1. Điều kiện hoạt động và thực trạng tín dụng ở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kon Tum 44
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kon Tum 59
2.3. Đánh giá chung về quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum 73
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KON TUM 88
3.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng đổi mới quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum 88
3.2. Một số giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhánh đã thực hiện tăng trưởng dư nợ nhanh và ổn định, không có sự tăng giảm đột biến. Đến cuối năm 2006, tổng dư nợ đạt 1.149 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn và dài hạn tương đương nhau ở mức trên 3 lần, dư nợ trung hạn có thấp hơn nhưng cũng đạt mức trên 2 lần. Tăng trưởng dư nợ theo kỳ hạn được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4: Tăng trưởng dư nợ theo kỳ hạn
Theo thành phần kinh tế, tăng trưởng dư nợ đến năm 2006 có sự biến đổi lớn so với năm 2000: dư nợ doanh nghiệp nhà nước giảm 20% trong khi doanh nghiệp ngoài quốc doanh (doanh nghiệp dân doanh) tăng với tốc độ nhanh ở mức trên 36 lần, hộ sản xuất kinh doanh - cá thể tăng trên 4 lần.
Sơ đồ 2.5: Tăng trưởng dư nợ theo thành phần kinh tế
Theo ngành kinh tế, năm 2006 so với năm 2000 thì dư nợ cho vay trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tăng gần 6 lần, công nghiệp - xây dựng tăng 3,6 lần, nông nghiệp tăng chậm ở mức 1,5 lần. Trong nông nghiệp thì trồng trọt không tăng trưởng nhưng chăn nuôi dư nợ tăng cao (gần 2,4 lần).
Nói chung, tốc độ tăng như trên là phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng trong nông nghiệp theo hướng tích cực.
Sơ đồ 2.6: Tăng trưởng dư nợ theo ngành kinh tế
- Về cơ cấu dư nợ:
Theo thời hạn cho vay, đến cuối năm 2006, dư nợ ngắn hạn chiếm 52,17% trên tổng dư nợ, tăng lên 5,29% so với năm 2000; dư nợ trung hạn chiếm 32,42%, giảm xuống 7.63% so với năm 2000; dư nợ dài hạn chiếm 15,39%, tăng lên 2,34 so với năm 2000. Tỷ trọng nguồn vốn huy đông theo thời hạn thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.7: Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn
Theo thành phần kinh tế, năm 2000 dư nợ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh và hộ sản xuất kinh doanh, cá thể chiếm tỷ lệ tương ứng là 52,24%, 1,27%, 46,47%. Với tỷ lệ như trên là bất hợp lý, tập trung dư nợ quá lớn vào DNNN, dư nợ doanh nghiệp dân doanh rất thấp, dư nợ hộ sản xuất kinh doanh cá thể chiếm tỷ lệ không cao, nguy cơ phát sinh các khoản rủi ro tín dụng lớn đối với doanh nghiệp nhà nước. Chi nhánh cần tập trung tái cơ cấu lại dư nợ theo thành phần kinh tế. Đến cuối năm 2006, dư nợ đã được cơ cấu hợp lý hơn, trong đó DNNN chỉ chiếm 15,77%, DNDD chiếm 16,65%, hộ sản xuất kinh doanh và cá thể chiếm đến 67,56%. Đây là tỷ lệ hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, phân tán và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng.
Sơ đồ 2.8:Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế
Theo ngành kinh tế, so với năm 2000 thì năm 2006 cũng có chuyển biến tích cực. Ngành nông nghiệp tỷ trọng giảm từ 61,70% xuống còn 34,14%, công nghiệp tăng từ 15,24% lên 19,91%, thương mại dịch vụ tăng từ 15,77% lên 34,05%.
Sơ đồ 2.9: Tỷ trọng dư nợ theo ngành kinh tế
Nhìn chung, đến năm 2006 hoạt động tín dụng phát triển theo hướng tích cực, vừa hạn chế được rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tài chính vừa đảm bảo phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kết quả thể hiện ở các nội dung sau:
- Góp phần tích cực vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đóng vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Củng cố, sắp xếp, nâng cao năng lực hoạt động của DDNN, phát triển DNDD.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
2.1.3.3. Thực trạng về nợ quá hạn
Mặc dù môi trường hoạt động tín dụng có những khó khăn nhất định nhưng chi nhánh đã có nhiều cố gắng để tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chất lượng hiệu quả, khống chế nợ quá hạn trong mức độ cho phép.
Bảng 2.4: Thực trạng nợ quá hạn qua các năm 2000-2006
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1. Tổng dư nợ, triệu đồng
416.676
511.107
612.494
776.053
922.594
1.050.305
1.149.274
2. Nợ quá hạn, triệu đồng
1.116
2.462
2.668
32.386
21.009
14.905
16.605
Chia ra theo thời hạn:
1.116
2.462
2.668
32.386
21.009
14.905
16.605
- Ngắn hạn
287
1.772
1.783
24.308
15.299
10.143
10.430
- Trung hạn
829
690
885
8.078
5.710
4.762
6.175
Theo thành phần:
1.116
2.462
2.668
32.386
21.009
14.905
16.605
- DNNN
0
1.594
1.594
23.536
6.066
1.169
1.484
- DN dân doanh
90
0
0
0
9.245
8.525
5.099
- Hộ, cá thể
1.026
868
1.074
8.850
5.698
5.211
10.022
Theo ngành
1.116
2.462
2.668
32.386
21.009
14.905
16.605
- Nông nghiệp
781
1.484
1.896
31.832
6.589
2.502
5.131
- Công nghiệp, XD
90
0
0
0
3.957
3.619
2.136
- Thương mại, DV
175
801
490
0
235
250
6.550
- Ngành khác
70
177
282
554
10.228
8.534
2.788
Tỷ lệ NQH, %
Tỷ lệ NQH/TDN
0,26
0,48
0,43
4,17
2,27
1,41
1,44
- Tỷ lệ NQH ngắn hạn
0,14
0,77
0,60
6,63
3,08
1,86
1,73
- Tỷ lệ NQH trung hạn
0,50
0,30
0,34
2,33
1,47
1,17
1,65
- Tỷ lệ NQH DNNN
0
0,60
0,64
12,82
4,30
0,85
0,81
- Tỷ lệ NQH DNDD
1,69
0
0
0
5,74
4,12
2,66
- Tỷ lệ NQH hộ, cá thể
0,52
0,36
0,31
1,74
0,91
0,73
1,29
-TỷlệNQH nông nghiệp
0,30
0,48
0,52
8,29
1,70
0,63
1,30
-Tỷ lệ NQH CN, XD
0,14
0
0
0
3,35
2,33
0,93
-Tỷ lệ NQH TM, DV
0,26
0,81
0,41
0
0,09
0,07
1,67
-TỷlệNQH Ngành khác
0,23
0,51
0,44
0,49
5,88
4,57
2,04
Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Kon Tum
Qua số liệu bảng 2.4, có thể nói chất lượng tín dụng đến năm 2006 đã được nâng cao, nợ quá hạn ngày càng giảm và ổn định ở mức thấp. Diễn biến nợ quá hạn qua các năm thì nợ quá hạn thường đột biến tăng cao đối với DNNN (năm 2003 tăng lên mức 12,81% trên dư nợ DNNN), ngành nông nghiệp cũng có diễn biến bất thường (năm 2003 ở mức 8,29).
Tuy nhiên, qua bảng số liệu trên chưa phản ảnh hết thực chất của rủi ro tín dụng trong những năm qua như khoản nợ khoanh theo quy định của Chính phủ, thực chất là khoản nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn KonTum
2.2.1. Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kon Tum
Rủi ro tín dụng là yếu tố lớn tác động mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum. Nhìn tổng thể qua các năm thì nợ quá hạn không cao lắm nhưng những khoản nợ hàm chứa rủi ro tín dụng và thực chất phải trích rủi ro tín dụng là rất cao. Qua đó, Chi nhánh đã phải trả giá và cũng đã rút ra được những bài học quý báu cho hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng.
Việc phân loại nợ, trích dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo Quyết định số 88/HĐQT-03 ngày 25/4/2001 và Quyết định 165/QĐ-HĐQT ngày 06/6/2005 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN ngày 27/11/2000 và Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Tình hình trích lập, xử lý rủi ro tín dụng thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Thực trạng về trích dự phòng rủi ro tín dụng 2000-2006
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
A. Tổng dư nợ
416.676
511.107
612.494
776.053
922.594
1.050.305
1.149.274
B. Nợ khoanh
12.918
100.291
145.627
71.593
0
0
0
Theo thành phần KT
12.918
100.291
145.627
71.593
0
0
0
- DNNN
6.675
89.952
133.881
65.033
0
0
0
- DNDD, HTX
0
800
800
0
0
0
0
- Hộ, cá thể
6.243
9.539
10.946
6.560
0
0
0
Theo ngành kinh tế
12.918
100.291
145.627
71.593
0
0
0
- Nông nghiệp (tr. trọt)
6.693
94.066
94.923
22.776
0
0
0
- Công nghiệp
6.225
6.225
50.704
44.479
0
0
0
- Thương mại, dịch vụ
0
0
0
0
0
0
0
C. Tổng nợ quá hạn
1.116
2.462
2.668
32.386
21.009
14.905
16.605
D.Tổng số nợ phải trích rủi ro (B + C)
14.034
102.753
148.295
103.979
21.009
14.905
16.605
E. Trích rủi ro
3.718
5.009
144.317
89.757
10.151
16.450
Theo thành phần KT
- DNNN
950
138.948
83.295
594
1.465
- DNDD
800
2.825
6.770
- Hộ, cá thể
3.718
4.059
4.569
6.462
6.732
8.215
Theo ngành kinh tế
- Nông nghiệp
3.718
5.009
92.694
28.038
9.801
7.967
- Công nghiệp
51.623
61.479
0
3.826
- Thương mại dịch vụ, khác
350
4.657
Nguồn: Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Qua bảng 2.5 có thể nhận thấy, tổn thất từ rủi ro tín dụng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của chi nhánh. Đặc biệt số phải trích lớn nhất là trong năm 2003 và 2004, tổng số tiền phải trích rủi ro từ năm 2000 đến 2006 là 269.402 triệu đồng, trong đó trích đối với dư nợ DNNN là 225.252 triệu đồng, chiếm 84% tổng số trích; ngành nông nghiệp là 147.227 triệu đồng, chiếm 55%; công nghiệp 116.928 triệu đồng, chiếm 43% tổng số trích. Đây chủ yếu là khoản nợ đã cho vay nhiều năm trước đây, tồn đọng lâu dài và được khoanh (theo quy định của Chính phủ) đến ngày có cơ chế trích rủi ro. Các khoản nợ phải thực hiện trích dự phòng rủi ro tín dụng chủ yếu tập trung đối với doanh nghiệp nhà nước và cũng chủ yếu trong ngành nông nghiệp. Việc phát sinh lớn khoản nợ tồn đọng này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Tập trung tỷ lệ dư nợ quá lớn vào DNNN, trong khi đó năng lực về vốn, năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh thấp, tư tưởng còn trông chờ ỷ lại vào cơ chế bao cấp của Nhà nước, thực hiện chế độ thông tin báo cáo không trung thực.
- Tập trung qúa lớn việc cho vay vào một số đối tượng như trồng và chăm sóc cà phê, chế biến gỗ xuất khẩu mà không tính đến khả năng biến động của thị trường.
- Cán bộ ngân hàng còn hạn chế nhiều về khả năng thẩm định, nghiên cứu thị trường (trong nước và quốc tế), đặc biệt còn chủ quan và ỷ lại vào Nhà nước khi cho vay DNNN (cho vay không có tài sản thế chấp, thiếu kiểm tra kiểm soát)
- Việc cho vay chịu sự chi phối của các cấp chính quyền địa phương
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước ( nghị quyết, quyết định, bảo lãnh, phê duyệt dự án), chế độ cho vay của ngành không đồng bộ, không rõ ràng; đồng thời công tác quản lý rủi ro tín dụng chưa được quan tâm và tổ chức thực hiện đúng mức.
2.2.2. Thực trạng về quy trình quản lý rủi ro tín dụng
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy và năng lực quản lý rủi ro tín dụng
Theo cơ cấu tổ chức bộ máy, Quyết định số 454/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2004, hiện nay tại Chi nhánh có 4 phòng chức năng cơ bản thực hiện quy trình quản lý liên quan đến rủi ro tín dụng là: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tín dụng, Phòng Thẩm định và Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Nhiệm vụ cơ bản của Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp: Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn; xây dựng kế hoạch kinh doanh; phân tích kết quả hoạt động kinh doanh;thông tin phòng ngừa rủi ro, đầu mối xử lý rủi ro...
Nhiệm vụ cơ bản của Phòng Tín dụng: Xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng tín dụng; thẩm định các dự án để đề xuất cho vay; tiếp nhận thực hiện các dự án ủy thác; xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm; phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng xử lý...
Nhiệm vụ cơ bản của Phòng Thẩm định: Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Thẩm định các khoản vay theo quy định...
Nhiệm vụ cơ bản của phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Kiểm tra việc chấp hành chế độ, thể lệ của ngành, pháp luật nhà nước; Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn, những rủi ro trong hoạt động kinh (nhất là rủi ro tín dụng).
Như vậy theo chức năng nhiệm vụ thì các phòng trên đều tham gia việc quản lý, phòng ngừa và xử lý rủi ro nhưng chủ yếu vẫn là phòng tín dụng, người trực tiếp quyết định chất lượng tín dụng, mức độ rủi ro vẫn là cán bộ tín dụng. Cán bộ thẩm định chỉ thẩm định lại những món vay lớn, món vay vượt quyền, bộ phận kiểm soát chủ yếu là kiểm tra sau khi cho vay.
2.2.2.2. Công tác thông tin và dự báo rủi ro tín dụng
Xác định tầm quan trọng của hệ thống thông tin tín dụng nên Chi nhánh đã quan tâm tổ chức thực hiện nghiêm túc. Nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện thu thập, cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin tín dụng do phòng tín dụng Chi nhánh chịu trách nhiệm, trong đó một phó phòng chịu trách nhiệm chuyên trách.
Trước hết, phải đảm bảo TTTD phải đầy đủ, kịp thời, hợp lệ, bảo mật và phải được sử dụng đúng mục đích. Thông tin về khách hàng do CBTD chịu trách nhiệm thu thập để cung cấp cho Phòng Tín dụng, từ đó được xem xét phân tích, tổng hợp để cung cấp cho NHNo&PTNT Việt Nam (thông qua Trung tâm TTTD NHNo&PTNT Việt Nam, viết tắt tiếng Anh là CIH) và Chi nhánh NHNN tỉnh để cung cấp cho NHNNTW qua Trung tâm Thông tin Tín dụng (viết tắt tiếng Anh là CIC).
Theo quy định, Chi nhánh phải thực hiện thu thập thông tin của tất cả khách hàng là doanh nghiệp; hộ sản xuất - kinh doanh, cá thể chỉ thu thập khách hàng có dư nợ trên 50 triệu VND. Các tiêu chí, nội dung báo cáo thực hiện theo đúng yêu cầu đã quy định của NHNo&PTNT và NHNN Việt Nam. Việc khai thác thông tin, Chi nhánh cũng đảm bảo thực hiện đúng quy trình, phải trả phí và đảm bảo tính bảo mật. Thông qua hệ thống TTTD đã giúp cho Chi nhánh cũng như hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam góp phần hạn chế được rủi ro tín dụng.
2.2.2.3. Thực hiện quy trình cho vay
Thực hiện Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng, Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay.
Trước hết, CBTD thực hiện hướng dẫn khách hàng hoàn tất hồ sơ vay vốn (hoặc bảo lãnh), thu thập thông tin khách hàng (khách hàng mới hoặc trường hợp cần thiết phải hỏi tin từ CIH hoặc CIC), thông tin xếp loại khách hàng để phân tích, thẩm định dự án hay phương án vay vốn, lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình, đề xuất cho vay hay không cho vay với những căn cứ cụ thể, hợp đồng tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ cho lãnh đạo phòng tín dụng.
Phòng tín dụng kiểm tra, xem xét toàn diện hồ sơ (trường hợp cần thiết lãnh đạo phòng sẽ trực tiếp hoặc cử cán bộ tín dụng thẩm định lại hoặc bổ sung hồ sơ tài liệu liên quan), đề xuất ý kiến để trình người có thẩm quyền phê duyệt cho vay hoặc không cho vay.
Việc chấp hành đúng quy trình cho vay sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng và trong trường hợp xử lý TSĐB hoặc có tranh chấp thì cũng đảm bảo tính pháp lý khi rủi ro xảy ra.
Riêng đối với dự án, phương án vượt quyền phê duyệt của các Chi nhánh cấp II, các dự án hoặc phương án vượt quyền Chi nhánh cấp I phải trình trình Tổng Giám đốc hoặc có mức vay lớn, phức tạp thì phải thực hiện chuyển hồ sơ cho Phòng Thẩm định để thực hiện thẩm định, trường hợp cần thiết phải thuê chuyên gia để tư vấn.
Công tác thẩm định cho vay là rất đa dạng và phức tạp, tùy theo đối tượng vay vốn và khách hàng mà công tác thẩm định có những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên công tác thẩm định phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
Một là, có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Hai là, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Không được cho vay để mua sắm, chi phí và thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm, danh mục hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện được căn cứ theo Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ.
Ba là, có khả năng tài chính và bảo đảm khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết, tức là phải có vốn tự có tham gia vào phương án, dự án đồng thời tổ chức hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả. CBTD phải dựa vào báo cáo tài chính của DN để phân tích, đánh giá xác định rõ tình hình tài chính của DN, đánh giá xu hướng và triển vọng phát triển
Bốn là, dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống có hiệu quả, khả thi. Cần thẩm định rõ các phương diện sau:
ã Phương diện sản phẩm, thị trường;
ã Phương diện kỹ thuật công nghệ;
ã Phương diện quản trị;
ã Phương diện tài chính;
ã Phương diện lợi ích kinh tế xã hội.
Năm là, thực hiện đúng các quy định về đảm bảo tiền vay.
2.2.2.4. Phân tích tín dụng, phân loại khách hàng
Về phân tích tín dụng, hàng quý, năm Chi nhánh tiến hành phân tích tín dụng để đánh giá xem xét về cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay, theo thành phần kinh tế, theo ngành nghề, nhóm khách hàng để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý. Đặc biệt Chi nhánh thường xuyên phân tích tín dụng theo đối tượng đầu tư kết hợp với thông tin dự báo thị trường để định hướng đầu tư hợp lý, hạn chế rủi ro.
Về phân loại khách hàng, Chi nhánh thực hiện xếp loại khách hàng thành 3 loại A,B,C:
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, áp dụng các chỉ tiêu phân loại:
+ Chỉ tiêu 1: Doanh thu so với năm trước liền kề.
+ Chỉ tiêu 2: Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu.
+ Chỉ tiêu 3: Tỷ suất tài trợ (nguồn vốn CSH/ tổng nguồn vốn x100).
+ Chỉ tiêu 4: Nợ quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn.
+ Chỉ tiêu 5: Tình hình chấp hành các quy định của pháp luật.
Tổng hợp 5 chỉ tiêu trên, nếu cả 5 chỉ tiêu xếp loại A thì DN được xếp loại A, nếu chỉ tiêu 2 xếp loại C hoặc có 3 chỉ tiêu xếp loại C thì DN được xếp loại C.
- Đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân: Căn cứ vào tình hình quan hệ tín dụng trong 2 năm gần nhất để xếp loại. Loại A, nếu khách hàng trả nợ đầy đủ không phát sinh nợ quá hạn, không vi phạm pháp luật; Loại C, nếu có nợ quá hạn trên 181 ngày hoặc có vi phạm pháp luật. Loại B, nếu có NQH nhưng không vi phạm pháp luật.
Việc phân tích xếp loại khách hàng được thực hiện hàng năm (quý I hàng năm) và đột xuất nếu khách hàng có sự thay đổi không đảm bảo các tiêu chí theo quy định.
Với khách hàng xếp loại A, được xem xét cho vay không đảm bảo, được áp dụng lãi suất và mức phí dịch vụ ưu đãi hơn.
Với khách hàng xếp loại B, bắt buộc phải áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay, có thể xem xét ưu đãi lãi suất, phí dịch vụ nhưng ở mức hạn chế.
Với khách hàng xếp loại C, không được cho vay tiếp, có biện pháp giảm dư nợ, bổ sung tài sản thế chấp…
2.2.2.5. Đánh giá, đo lường, xác định rủi ro tín dụng
Hàng tháng, các chi nhánh cấp II và Hội sở NHNo&PTNT tỉnh phải tiến hành đánh giá, phân tích khả năng trả nợ của khách hàng theo từng khoản vay với những kỳ hạn trả nợ cụ thể để thực hiện phân loại nợ. Thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm sau đây:
- Nhóm 1: Gọi là " Nợ đủ tiêu chuẩn" gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
+ Các khoản nợ đã được cơ cấu lại mà khách hàng đã thực hiện trả đầy đủ gốc và lãi tối thiểu trong vòng 1 năm đối với nợ trung dài hạn và 3 tháng đối với nợ ngắn hạn và được đánh giá là có khả năng thu đầy đủ gốc và lãi theo đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.
- Nhóm 2: Gọi là " Nợ cần chú ý" gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Nhóm 3: Gọi là " Nợ dưới tiêu chuẩn" gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày;
+ Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn nhưng đã quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Nhóm 4: Gọi là " Nợ nghi ngờ" gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nhưng đã qua hạn từ 90 ngày đến đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu.
- Nhóm 5: Gọi là " Nợ có khả năng mất vốn" gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn và đã quá hạn trên 181 ngày.
Ngoài việc thực hiện các quy định trên, trong quá trình phân tích, đánh giá để phân loại nợ, Chi nhánh còn thực hiện các quy định say đây:
- Trường hợp một khách hàng có từ 2 khoản nợ trở lên trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam mà có bất kỳ khoản nợ nào bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại vào nhóm rủi ro cao hơn đó.
- Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại) mà Chi nhánh nơi cho vay có cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì được quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro tương ứng với mức độ rủi ro.
- Đối với các nợ vay bị rủi ro tổn thất do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, hỏa hoạn, biến động thị trường thì phân vào các nhóm nợ như sau:
+ Những khoản nợ có tỷ lệ tổn thất dưới 30% thì phân vào nhóm 2;
+ Những khoản nợ có tỷ lệ tổn thất từ 30% đến dưới 45% à nhóm 3;
+ Những khoản nợ có tỷ lệ tổn thất 45% - dưới 60% à nhóm 4;
+ Những khoản nợ có tỷ lệ tổn thất từ 60% trở lên à nhóm 5.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 phân loại vào nhóm 3, nếu cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3 thì được phân loại vào nhóm 5.
2.2.2.6. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng
Về việc trích lập dự phòng rủi ro thực hiện theo quy định của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể như sau:
Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): tỷ lệ trích là 0%;
Nhóm 2 (nợ cần chú ý): tỷ lệ trích là 5%;
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): tỷ lệ trích là 20%;
Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): tỷ lệ trích là 50%;
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): tỷ lệ trích là 100%.
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức như sau:
Số tiền dự phòng cụ thể
=
Số dư gốc của khoản nợ
-
Giá trị tài sản đảm bảo
´
Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể
(R)
(A)
(C)
(r)
Bảng 2.6: Tỷ lệ tối đa để xác định giá trị tài sản đảm bảo (C)
STT
Loại tài sản bảo đảm
Tỷ lệ tối đa ( % )
01
Số dư tài khoản tiền gửi nội tệ, sổ tiết kiệm nội tệ tại hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
100
02
Tín phiếu kho bạc, số dư trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ, sổ tiết kiệm ngoại tệ tại NHNo&PTNT
95
03
Trái phiếu Chính phủ:
- Có kỳ hạn còn lại từ 1 năm trở xuống
- Có kỳ hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm
- Có kỳ hạn còn lại trên 5 năm
95
85
80
04
Thương phiếu, giấy tờ có giá của TCTD khác
75
05
Chứng khoán của các TCTD khác
70
06
Chứng khoán của doanh nghiệp
65
07
Bất động sản (nhà ở có giấy tờ hợp pháp, quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với QSDĐ hợp pháp
50
08
Các loại tài sản đảm bảo khác
30
Nguồn: Quyết định 165/ HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam
Như vậy, nếu giá trị tài sản đảm bảo (C) theo tỷ lệ quy định nêu trên mà lớn hơn hoặc bằng với số dư gốc của khoản nợ (A) thì không phải trích dự phòng cụ thể.
Việc trích lập dự phòng chung (từ nhóm 1 đến nhóm 4) thực hiện hàng quý theo quy định của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau:
- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật.
- Các khoản nợ thuộc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
2.2.3. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
2.2.3.1. Xác lập một cơ cấu dư nợ hợp lý
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum xác định cơ cấu tín dụng hợp lý và linh hoạt trong từng thời kỳ, phù hợp với diễn biến của thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vốn tín dụng được chi nhánh ưu tiên đầu tư cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại và kinh tế dân doanh. Tính đến hết năm 2006, dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh, dư nợ cho vay hộ sản xuất và hộ cá thể chiếm tỷ trọng cao.
Trong lĩnh vực cho vay kinh tế hộ, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum đa dạng hóa các đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho hộ nông dân thỏa mãn các nhu cầu về vốn. Chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất bảo đảm, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, dưới 1% trên tổng dư nợ của chi nhánh. Hộ nông dân trả nợ tốt, ngay cả khi có khó khăn được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn nợ, khoanh nợ, sau khi khôi phục đã phát triển lại và cố gắng trả nợ cũ.
2.2.3.2. Tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát
Thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu đối với chi nhánh nên tăng trưởng tín dụng luôn là nhiệm vụ trọng yếu. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng phải luôn luôn được kiểm soát và trong khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, tránh trường hợp quá tải làm suy giảm chất lượng tín dụng, tăng rủi ro. Các năm trước đây thường tăng trưởng tín dụng ở mức độ cao (trên 20%) nhưng một vài năm gần đây mức độ tăng trưởng thấp hơn (10 -12%) để tập trung cho công tác nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý các khoản nợ xấu.
2.2.3.3. Chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay
Yêu cầu các bộ tín dụng phải thật sự năng động sáng tạo nhưng phải nghiêm túc chấp hành quy trình cho vay để vừa đảm bảo thu hút khách hàng trong cạnh tranh lành mạnh nhưng vừa đảm bảo nâng cao chất lượng các khoản cho vay. Hồ sơ tín dụng phải đảm bảo tính pháp lý, chặt chẽ, lưu trử đầy đủ và phải luôn luôn đặt trong tình thế phải tranh chấp ra tòa.
2.2.3.4. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng
Chất lượng CBTD quyết định chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng. Vì vậy công tác đào tạo, đào tạo lại luôn được quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, trước hết phải giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ, làm việc nghiêm túc, yêu ngành yêu nghề đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực thẩm định thẩm định, đào tạo kỹ năng nắm bắt thông tin, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn minh hiện đại.
2.2.3.5. Sử dụng khung lãi suất cho vay linh hoạt
Thực hiện mức lãi suất cho vay có phân biệt đối với từng loại khách hàng nhằm vừa đảm bảo về mặt tài chính vừa hạn chế rủi ro:
- Đối với khách hàng xếp loại A và có tài sản thế chấp thì áp dụng mức lãi suất ưu đãi nhất, đây là khách hàng truyền thống cần đặc bi