MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2
1.1. Tổng quan về NHTM và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 2
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại: 2
1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTMĐ 2
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng: 3
1.1.4. Phân loại tín dụng NHTM 4
1.1.4.1. Phân chia theo thời gian . . 4
1.1.4.2. Cho vay theo hình thức tài trợ 5
1.1.4.3. Tín dụng theo hình thức đảm bảo 5
1.1.4.4. Tín dụng phân loại theo rủi ro: 5
1.1.4.5. Phân loại khác: .6
1.1.5. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6
1.1.5.1. Khái niệm rủi ro: 6
1.1.5.2. Các loại rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh doanh của NHTM 6
1.1.6 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 8
1.1.6.1. Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng 8
1.1.6.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 8
1.1.6.3 Các chỉ tiêu phản ánh và đo lường rủi ro tín dụng 11
1.1.6.4. Một sô chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 16
1.1.6.5 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng: 17
1.1.6.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng: 20
1.1.6.7. Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM 21
1.1.7 Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM 25
1.1.7.1. Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng: 25
1.1.7.2 Các nguyên tắc chung trong quản lý rủi ro tín dụng 25
1.1.7.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng: 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN 30
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng công thương Thanh Xuân 30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 30
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân trong thời gian qua. 31
2.2.1.Tình hình kinh tế trong nước. 32
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 34
2.2.3. Hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh: 43
2.3. Đánh giá kết quả đạt được của việc quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. 51
2.3.1. Những kết quả đạt được: 51
2.3.2. Những yếu kém còn tồn tại: 53
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT THANH XUÂN 55
3.1. Định hướng hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh: 55
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh 57
3.2.1. Về bộ máy tổ chức và nhân lực: 57
3.2.2 Về việc tăng cường và sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro: 60
3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh 63
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 63
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 64
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 65
KẾT LUẬN 67
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lời và rủi ro. Vì vậy phải quản lí rủi ro tín dụng luôn được coi là nội dung quản lí quan trọng của hoạt động ngân hàng.
1.1.7.2 Các nguyên tắc chung trong quản lý rủi ro tín dụng
- Phân tán rủi ro:
Không nên tập trung cấp tín dụng cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau hay các ngành nghề kinh tế có liên quan tới nhau. Theo Quyết định số 457/2005/QĐ ban hành ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam có qui định về tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng mức dư nợ cho vay, bảo lãnh là 25%. Đối với một nhóm khách hàng thì tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng không được vượt quá 50% vốn tự có, tổng dư nợ và bảo lãnh là 60%
- Quy trình xét duyệt cấp tín dụng phải thông qua nhiều cấp nhiều người hoặc qua tập thể để tránh tình trạng quyền quyết định cho vay chỉ do cán bộ tín dụng xem xét và quyết định.
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên: Quy trình tín dụng và các khoản cấp tín dụng phải chịu sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ của cán bộ và các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận giám sát tín dụng độc lập. Đây là các biện pháp kiểm soát hoặc điều chỉnh thích hợp nhằm hạn chế những vi phạm nguyên tắc hoặc tổn thất gây ra do thay đổi so với nhận định ban đầu khi cho vay. Kiểm soát phải được thực hiện xuyên suốt trước – trong và sau khi cho vay, kiểm soát tuân thủ đúng các chính sách và quy định tín dụng, theo dõi và đánh giá việc thực hiện phương án/ dự án vay so với nhận định ban đầu và các ảnh hưởng có thể xảy ra nhằm điều chỉnh phù hợp với các điều kiện quản lý.
1.1.7.3 Nội dung quản lí rủi ro tín dụng:
- Quản lí các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi:
Ngân hàng luôn xây dựng chính sách sống chung cùng rủi ro vì rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Ngân hàng chỉ có thể hạn chế rủi ro hoặc chất lượng rủi ro. Để có thể quản lí rủi ro, ngân hàng cần phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi, hoặc nợ có vấn đề. Sau đó cần phân tích nguyên nhân, thực trạng, cách giải quyết vấn đề.
Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời, xong vấn còn khả năng và ý muốn trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như: cho vay thêm, ra hạn nợ, giảm lãi.
Trong trường hợp người vay lừa đảo, không có khả năng trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách thanh lí như bán tài sản thế chấp, phong toả tiền gửi trên tài khoản
Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất, dựa trên tỉ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng sẽ xây dựng các quỹ dự phòng. Qũy này không những có tác dụng giảm rủi ro mà còn chống đỡ cho vốn chủ khi tổn thất xảy ra. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đống ngân hàng nhà nước thì các ngân hàng thương mại sẽ phải chịu các khoản dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể hoặc trong các trường hợp khó khăn về tài chính của ngân hàng khi chất lượng các khoản vay suy giảm. Dự phòng
Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được thiết lập dựa trên cơ sở phân loại nợ cụ thể để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Số tiền dự phòng cụ thể được tính theo công thức dưới đây:
R=Max [0; ( ∑A - ∑C )] *r
Trong đó R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm cho khoản nợ A tương ứng
r: tỉ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Thực hiện các qui định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các qui định của ngân hàng nhà nước.
Các qui định về những trường hợp không được cho vay đối với những đối tượng như bố mẹ, vợ chồng, con cũng như thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hay tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc ( Phó Giám đốc), cán bộ nhân viên của tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định hay quyết định. Các qui định về hạn chế cho vay đối với những đối tượng như tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại chỗ tổ chức tín dụng cho vay, kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay. Các qui định về nhu cầu vốn không được cho vay như để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản bị pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, hay dùng để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch, nhu cầu mà pháp luật cấm và dùng để thực hiện việc đảo nợ…
- Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau:
Các loại khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau sẽ có những mức độ rủi ro khác nhau
+ Tín dụng thương mại: Thì rủi ro sẽ liên quan tới khả năng đánh giá tình trạng kinh doanh và tài chính của người vay, ví dụ như khách hàng truyền thống tốt, có quan hệ lâu năm với ngân hàng sẽ có mức độ rủi ro thấp hơn. Đối với cho vay thương mại thì rủi ro chủ yếu sẽ là do những tác động của thị trường đối với người vay như hàng bán giảm sút, giá nguyên liệu tăng, thiên tai, sự cạnh tranh trong thị trường hàng hoá...
+ Cho vay tiêu dùng: Đây sẽ là những rủi ro liên quan đến thu nhập của người vay và khả năng kiểm soát thông tin về người vay vì trong những trường hợp này thì thông tin thường ít, ngân hàng sẽ khó kiểm soát thông tin của người vay và sẽ khó thu nợ, công ăn việc làm của người vay thường không ổn định...
+ Cho vay đối với các trung gian tài chính như các ngân hàng thương mai, các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Phần lớn các khoản vay này không có tài sản đảm bảo do vậy nếu các tổ chức này bị phá sản thì ngân hàng cho vay sẽ bị phá sản
+ Cho vay đối với Nhà nước: Cho vay đối với Nhà nước thì độ an toàn sẽ cao hơn tuy nhiên trong trường hợp nền kinh tế bị khủng hoảng thì các khoản cho vay đối với nhà nước sẽ bị ảnh hưởng.
b. Định hướng trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp
Đây chính là việc tạo điều kiện để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay, thực hiện việc giao dịch một cửa, thủ tục nhanh gọn, tránh gây phiền hà, sách nhiễu khách hàng, đòi hỏi những khoản bồi dưỡng khi cán bộ tín dụng cấp vốn vay cho khách hàng.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh theo những qui định của ngân hàng nhà nước, cấp tín dụng cho những đối tượng theo qui định, theo đúng qui trình và quy chế cho vay, cũng như quá trình kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp
Đây chính là việc xây dựng một chính sách tín dụng và qui trình tín dụng. Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng và đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, qui tắc và có sự kiểm soát chung. Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời sẽ hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng, những chính sách tín dụng được đặt ra sẽ làm hạn chế rủi ro như chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ...
Qui trình phân tích tín dụng thể hiện những nội dung mà cán bộ ngân hàng cần phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế những rủi ro khi phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định dự án vay, tư cách người vay vốn, mục đích vay vốn, kiểm soát tình hình sử dụng vốn trong khi cho vay và sau khi cho vay...
Bên cạnh chính sách và qui trình nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng còn cần xây dựng qui chế kiểm tra, phân định trách nhiệm cũng như quyền hạn và chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với nhân viên tín dụng.
c. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phân tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng, và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì và cập nhật thông tin hiệu quả đê duy trì một quá trình đô lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
THANH XUÂN
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng công thương Thanh Xuân
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) được thành lập từ năm ra 1988 sau khi tách từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Là một trong bốn ngân hàng thơng mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam và hiện có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/1năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước.Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 2 Sở Giao dịch, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch.
Các mốc lịch sử
Ngày thành lập NHCT Việt Nam : Ngày 26/3/1988
Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng công thương Việt Nam.
Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngày 21/09/1996 : Thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam
Ngày thành lập các đơn vị thành viên
Ngày 08/02/1991: Thành lập mới 69 chi nhánh NHCT.
Ngày 20/04/1991: Thành lập Sở giao dịch II NHCT Việt Nam
Ngày 29/10/1991: Thành lập Ngân hàng liên doanh INDOVINA.
Ngày 27/03/1993: Thành lập lại 77 chi nhánh NHCT tren cả nước.
Ngày 30/03/1995: Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam
Ngày 28/10/1996: Thành lập Công ty cho thuê Tài chính Quốc tế Việt Nam
Ngày 01/07/1997 Thành lập trung tâm BDNV
Ngày 29/06/1998: Đổi tên thành Trung tâm đào tạo
Ngày 30/10/2001: Đổi tên thành Trung tâm đào tạo và phát triển Công nghệ thông tin
Hiện nay, NHCT Thanh Xuân đã vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng định đựơc vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ Kinh doanh tiền tệ. Mặt khác Ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
Hệ thống tổ chức Ngân hàng Công thương Việt Nam
Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân trong thời gian qua.
2.2.1.Tình hình kinh tế trong nước.
Trong những năm gần đây nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội trên cả nước và trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục ổn định và có nhữgn bước phát triển. Nhà nước điều hành chính sách vĩ mô thận trọng và linh hoạt phù hợp với những diễn biến thị trường. GDP trong những năm gần đây tương đối cao, năm 2005 là 8,4%; năm 2006 là 8,2%; năm 2007 là 8,48% và Hà Nội vẫn là một trong địa bàn dẫn đầu về tốc độ GDP.
Năm 2004 giá trị xuất khẩu của cả nước đạt trên 26 tỉ USD, tăng 28.9%, năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 23.5%, giá trị SXCN tăng gần 20%. Năm 2005 đánh dấu bước phát triển mới của thị trường chứng khoán nước ta: trung tâm chứng khoán Hà Nội khai trương và đi vào hoạt động, thị trường có sự tăng trưởng vựơt bậc trong năm 2006, Việt Nam tiến hành đàm phán gia nhập WTO, tổng thống Mỹ đến thăm thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2006 , Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO, một sự kiện quốc tế quan trọng đã nâng cao vị thế của Việt Nam, tạo điều kiện thu hút dầu tư nước ngoài đạt mức 10.2tỷ USD mức cao nhất từ trước đến nay, sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng cao 16.9% các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục đạt kết quả khá tăng 20,7% . Hoạt động tiền tệ ổn định và phát triển, tổng phương tiện thanh toán tăng 21.8%, nguồn vốn huy động tăng 28.1%, dư nợ cho vay tăng 18.7%. Đến cuối năm 2006, tổng số nợ xấu duy trì ở mức dưới 4% tổng dư nợ, công tác cổ phần hoá các NHTM nhà nước đang được đẩy mạnh và triển khai tích cực. Năm 2007 là năm bắt đầu giai đoạn mới của nền kinh tế Việt Nam. Sau một năm gia nhập WTO, tuy có nhiều thách thức nhưng nền kinh tế Việt Nam liên tục có mức tăng trưởng cao, nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi khá tích cực trong môi trường cạnh tranh sôi động – đa dạng - cạnh tranh quyết liệt hơn.
Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. 15 năm xây dựng và trưởng thành, NHCT Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định đựơc vị trí là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triên và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh-dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến,có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam giai đoạn 2001 và 2010. Mục tiêu phát triển của NHCT Việt Nam đến năm 2010 là: “Xây dựng NHCT Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thuận lợi thì hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Thanh Xuân nói riêng cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Trong những năm gần đây tình hình thiên tai, dịch bệnh đã để lại những hậu quả to lớn làm hàng trăm người chết, đe doạ đến mạng sống của người dân, gây thiệt hại nặng nền cho ngành nông nghiệp, chăn nuôi làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Đối với lĩnh vực ngân hàng, tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Sau khi luật Doanh nghiệp đựoc ban hành, đã có hơn 26000 doanh nghiệp làm ăn phi pháp. Không chỉ vậy, việc gia nhập WTO càng làm cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt và quyết liệt. Các ngân hàng tìm mọi biện pháp cạnh tranh: Đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, các hình thức khuyến mãi, tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay...Năm 2005 lãi suất tiền tệ tăng mạnh, lãi suất đồng USD chỉ trong vòng 1 năm đa tăng liên tiếp từ 2,25% đến 4,25%, đặc biệt năm 2008 lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đã tăng đến mức 12%/1 năm. Ngoài việc các NHTM cạnh tranh nhau các kênh huy động vốn khác cũng được triển khai như: Trái phiếu xây dựng thủ đô, các công ty bảo hiểm, cổ phần các doanh nghiệp Nhà nước càng làm cho việc cạnh tranh vốn trở nên quyết liệt hơn.
Đối với Chi nhánh NHCT Thanh Xuân cũng có nhiều khó khăn thách thức do những tồn tại từ các năm trước để lại, đặc biệt là lỗ luỹ kế 93,5 tỷ.
Tuy nhiên với nhiều biện pháp đúng và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tuyệt đại đa số CBNV nên chi nhánh cũng đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Bảng 1: Hoạt động huy động vốn
T/gian
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%05/04
Số tiền
%06/05
Số tiền
%07/06
1. Huy động vốn (triệu đồng)
Tổng NV huy động
2416939
105.5
2700815
111.7
2868931
116
-TG của tổ chức kinh tế
931621
109.4
1036902
111.3
1402144
135.5
-TG dân cư
1485318
103.1
1663913
112
1466787
102
-TG =VNĐ
1983642
106.4
2156719
108.7
2420015
123
- TG= ngoại tệ
433297
101.4
544096
125.5
448916
82.5
(Nguồn : Ngân hàng Công thương Thanh Xuân )
B2. Huy động vốn của chi nhánh từ năm 2005 – 2007
Về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2005 so với năm trước đạt mức thấp đặc biệt so với tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội và các Chi nhánh NHCT nói riêng thì càng thấp hơn( Tổng nguồn vốn các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội tăng 19,2% trong đó tiền gửi dân cư tăng 23,8%, tiền gửi TCKT tăng 15,9%, 8 chi nhánh NHCT lớn trên địa bàn Hà Nội tăng 11,4%. Năm 2005 công tác huy động vốn tiền gửi dân cư gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt 103,9% kế hoạch Ngân hàng công thương Việt Nam giao, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2006 là 11,7% tăng 5,5%. So với tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội thì nói chung chi nhánh tăng trưởng vẫn ở mức thấp.
+ Nếu phân theo loại tiền: Năm 2005 nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng 82,07% trong tổng nguồn vốn huy đông, năm 2006 là 79,8% và năm 2007 là 84,3 %. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2007 chiếm tỷ trọng 15,7% trong tổng nguồn huy động trong khi đó năm 2006 là 20,5% và năm 2005 là 17,9%.
+ Nếu phân theo tính chất tiền gửi: Tiền gửi dân cư năm 2005 chiém tỉ trọng 61,5%, Năm 2006 là 61,6% trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm 90% trong tổng nguồn vốn dân cư, tăng 10% so với năm 2005, phát hành công cụ nợ chiếm 10% trong tổng nguồn vốn dân cư, tăng 25,8% so với năm 2005. Tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2006 là 41,9% tăng 11,3% so với năm 2005 và thường xuyên biến động do nguồn vốn này chủ yếu là tiền gửi thanh toán, chiếm 45,5% trong tổng nguồn tiền gửi TCKT và tăng 32,6% so với năm 2005. Năm 2007 tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 48,9% trong tổng nguồn vốn.
+ Nếu phân theo kỳ hạn tiền gửi thì nguồn vốn huy động trung, dài hạn đã bắt đầu được nâng lên do lãi suất huy động vốn cao hơn ngắn hạn song độ chênh lệch về lãi suất chưa thật hấp dẫn để tăng khả năng thu hút nguồn vốn trung và dài hạn hơn nữa trên thị trường hiện nay còn đang có nhiều hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời cao như: thị trường chứng khoán, các tổ chức tín dụng khác... nên nguồn vốn trung và dài hạn của chi nhánh chỉ chiếm 30% trong tổng nguồn trong năm 2006. Năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh tăng 15,5% và chiếm 38,7% trong tổng nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi có kỳ hạn tăng 52,9% và chiếm 59,4% trong tổng nguồn vốn tiền gửi các TCKT. Trong đó tiền gửi của các tổ chức bảo hiểm là 470 tỷ tăng 91,8% . Như vậy nếu loại trừ bảo hiểm của các tổ chức Bảo hiểm thì thực chất tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức chỉ tăng 21%.
Với nhiều yếu tố của thị trường đã tác động không nhỏ đến tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, nhất là huy động từ khu vực có dân cư có tốc độ tăng trưởng thấp. Tuy nhiên vẫn có những tồn tại mà cần phải khắc phục như : nhiều quỹ tiết kiệm của chi nhánh còn chật hẹp chưa phù hợp, nơi giao dịch còn chưa thật sự văn minh, thu hút khách hàng, tác phong và kỹ năng làm việc chưa chuyên nghiệp...
Bảng 2: Hoạt động tín dụng
T/gian
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%05/04
Số tiền
%06/5
Số tiền
%07/06
2.Hoạt động tín dụng
( triệu đồng)
Tổng dư nợ cho vay
740111
78.4
668182
90.28
684930
102.5
+ Theo kỳ hạn
Dư nợ cho vay ngắn
512635
85.5
474570
92.57
477034
100.8
Dư nợ cho vay trung
61486
56.7
70151
114.1
63230
117.8
Dư nợ cho vay dài
61486
67.7
122738
83.3
144665
102.5
Dư nợ được khoanh
18768
100.8
19022
101.3
18586
97.7
+ Phân theo tiền
Dư nợ = VNĐ
547016
74.3
387210
70.8
401213
103.6
Dư nợ = ngoại tệ
193095
92.7
280973
145.5
283717
101
(Nguồn: Ngân hàng Công thương Thanh Xuân)
Năm 2005 dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh chỉ đạt 78,4% so với năm 2004 nguyên nhân là do chi nhánh đã xử lý các khoản nợ phân nợ nhóm 5 theo Quyết định 234/QĐ – NHCT37, nếu tính cả dư nợ nhóm 5 thì tổng dư nợ cũng chỉ bằng 87% so với năm 2004. Hơn nữa chi nhánh đã quán triệt chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong công tác Tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng gắn liền với tăng trưởng tín dụng hợp lý đi đôi với năng lực quản lý và kiểm soát chặt chẽ vốn vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, chi nhánh đã giảm dần dư nợ và ngừng quan hệ với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Đến năm 2006 tổng dư nợ cho vay nên kinh tế của chi nhánh đạt 85,8% so với kế hoạch của Ngân hàng Công thương Việt Nam giao, so với năm 2005 thì đã giảm 7,25% trong khi dư nợ của khối các NHTM trên địa bàn Hà Nội đạt 12.000tỷ tăng 26,4% trong đó khối các NHCP tăng 43,4%, khối các NHTM nhà nước tăng 9,8% thì khối các NHCT trên địa bàn giảm 5,1%, tỷ lệ sử dụng vốn huy động để cho vay trực tiếp thấp chiếm chưa đầy 30%. Nguyên nhân là do chi nhánh đã thực hiện việc xử lý các khoản nợ phân nhóm 5 theo QĐ234/QĐ – NHCT37 là 52.373 triệu, nếu tính cả dư nhóm 5 đã xử lý thì tổng dư nợ cũng chỉ bằng 99,8% so với năm 2005.Năm 2006 cũng là năm bắt đầu thực hiện các QĐ 070; 071; 072/QĐ-HĐQT này 3/4/2006 của HĐQT – Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành với định hướng là tăng cường chất lượng tín dụng bằng cách nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn tín dụng sàng lọc khách hàng.Một số doanh nghiệp truyền thống sản xuất kinh doanh hiệu quả nhưng hạn mức tín dụng NHCT duyệt giảm: Công ty Dệt may Hà Nội giảm 35 tỷ, Tổng công ty giấy Việt Nam giảm 20 tỷ, một số công ty,doanh nghiệp có phương án khả thi nhưng theo cơ chế tín dụng khi chấm điểm xếp hạng khách hầng là BB thì phải trình Ngân hàng Công thương Việt Nam nên ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh củ khách hàng, do vậy họ đã chuyển vay và thanh toán tại các ngân hàng khác.
Dư nợ cho vay theo thời gian
Dư nợ cho vay theo loại tiền
Bảng 3: Chất lượng hoạt động tín dụng:
Phân loại nợ của chi nhánh theo QĐ 493
Đơn vị : Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng dư nợ
740111
668182
684930
Nhóm 1
452957
519241
643521
Nhóm 2
168362
137198
40365
Nhóm 3
37962
196
120
Nhóm 4
41968
11547
391
Nhóm 5
38862
0
0
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nợ nhóm 1,2của chi nhánh tăng dần qua các năm và nợ nhóm 3,4,5 giảm dần qua các năm, nợ dưới tiệu chuẩn và nợ khó đòi giảm mạnh đặc biệt là nợ nhóm 5 năm 2005 có hơn 38 tỷ nợ mất vốn thì đến năm 2006 và 2007 đã giải quyết được hết số nợ này. Điều này cho thấy công tác quản lý rủi ro của chi nhánh đã có hiệu quả rõ rệt và chất lượng tín dụng của chi nhánh được nâng cao.
Chỉ tiêu nợ xấu:
Năm 2005 cũng là năm bộc lộ chất lượng tín dụng yếu kém tồn tại của nhiều năm trước để lại, là năm đầu tiên thực hiện phân loại nợ theo QĐ 234/QĐ – NHCT37 vì vậy các chi nhánh phải hạch toán phân loại nợ theo đúng quy định, tiêu chuẩn là minh bạch hoá các khoản nợ, do đó việc trích phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu lên tới 124,4 tỷ đồng gấp 6,9 lần so với năm 2004. Nợ xấu thuộc nhóm 3,4,5 vẫn còn rất lớn lên tới 161.049 triệu đồng, chiếm 21,7% trong tổng dư nợ. Năm 2006 các khoản nợ xấu tiếp tục phát sinh và tăng cao, các khoản nợ cơ cấu lại hết thời hạn phải chuyển quá hạn, do đó việc trích phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu lên tới 52.490 triệu đồng chiếm 2,4%. Năm 2007 chất lượng tín dụng đã được quản lý chặt chẽ hơn, các khoản nợ xấu giảm lớn nên việc hoàn trích DPRR là 48.182 triệu đồng, nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,07%, giảm 70,6% so với năm 2006.
Bảng 4: Chỉ tiêu dư nợ quá hạn và nợ gia hạn
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng dư nợ
740111
668182
684930
Tổng dư nợ có vấn đề
66844
31864
41790
- Nợ quá hạn
48256
12936
41790
- Nợ chờ xử lý
0
0
0
- Nợ khoanh
18588
18928
0
(Nguồn: Ngân hàng Công thương Thanh Xuân)
Dư nợ quá hạn năm 2005 là 49,178 triệu đồng chiếm 6,6% tổng dư nợ. Trong năm 2005 doanh số nợ phát sinh là 192,8 tỷ trong đó các đơn vị phát sinh lớn là : Công ty cơ khí ôtô công trình 40,8 tỷ ,công ty bê tông Vĩnh Tuy là 20,6 tỷ , công ty thương mại Bạch Đằng là 20,2 tỷ, Cảng Hà Nội 18 tỷ...Doanh số thu nợ quá hạn là 217 tỷ. Nợ gia hạn là 56.800 triệu đồng chiếm 7,62% trong tổng dư nợ. Doanh số phát sinh gia hạn nợ 186,5 tỷ trong đó các đơn vị phát sinh lớn là : Dệt 8/3 55,4 tỷ; Công ty xây lắp thương mại I là 30,3 tỷ; Bê tông Thịnh Liệt là 23,5 tỷ. Doanh số thu nợ gia hạn là 235,4 tỷ. Sang đến năm 2006 thì dư nợ quá hạn là 14.819 triệu chiếm 2,18 % trong tổng dư nợ. Tỷ lệ dư nợ quá hạn giảm là do cuối năm chi nhánh thực hiện xử lý nợ nhóm 5 là 52.380 triệu, nếu tính cả nợ đã xử lý thì tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 9%. Trong năm doanh số nợ quá hạn phát sinh là 275 tỷ, các đơn vị có doanh số phát sinh lớn là Công ty Dệt 8/3 (95 tỷ), công ty Formach là 42 tỷ, tổng công ty cơ khí ôtô xây dựng 24,5 tỷ, đặc biệt cho vay CBCNV là 31 tỷ, doanh số thu nợ quá hạn là 308 tỷ. Nợ gia hạn là 23.400 triệu đồng chiếm 3,4% tổng dư nợ. Doanh số phát sinh dư nợ gia hạn là 104 tỷ trong đó các đơn vị phát sinh lớn là : Dệt 8/3, công ty xây lắp thương mại I, Bê tông Thịnh Liệt.
Chỉ tiêu nợ quá hạn phân theo thời gian
Về tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo:
Năm 2005 tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo bằng 79,8%, vượt 4,8 % so với kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao nguyên nhân là do tỷ lệ cho vay Doanh nghiệp nhà nước của chi nhánh chiếm tỷ lệ tương đối lớn nên tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo cũng tương đối lớn . Đến năm 2006 thì tỷ lệ này đạt 80,5%; đến năm 2007 thì tỷ lệ này đạt 69,6% giảm so với kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao là 5,4%. Đề giảm thấp tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3510.doc