Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ phần lớn thực hiện theo chương trình kiểm tra của NHNo&PTNT Việt Nam. Ngoài ra, trong trường hợp phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra những dự báo cho khoản vay. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động kiểm soát cũng còn rất nhiều hạn chế, như quản lý một khối lượng tín dụng khá lớn với mạng lưới rộng nhưng chỉ có 4 viên chức chuyên trách. Các cán bộ kiểm soát kiêm nhiệm thực thi nhiệm vụ kiểm soát chưa đi sâu vào từng mảng nghiệp vụ nên chất lượng kiểm tra, kiểm soát chưa cao. Hoạt động kiểm soát chưa thực sự chặt chẽ và có chất lượng, chưa đi sâu kiểm tra phân tích khoản vay để cảnh báo và đưa ra những yêu cầu cho ngăn ngừa rủi ro.
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngắn hạn
11.958
17.849
10.953
27.637
23.158
Trung, dài hạn
2.724
5.938
13.496
4.505
2.787
Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam - Báo cáo tổng kết qua các năm
Bảng 2.5 cho thấy tình hình nợ xấu diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng do các khoản nợ khắc phục thiên tai đến hạn và ngân hàng thực hiện việc chuyển nợ theo Quyết định 1627/2002 QĐ-NHNN, nên các khoản nợ xấu được phản ánh đầy đủ hơn.
Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ xấu phân tích theo thời hạn tín dụng ở NHNo&PTNT Quảng Nam
Nhìn biểu 2.4 có thể thấy rõ nợ xấu tập trung ở tín dụng ngắn hạn, nợ xấu trung, dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ. Thực tế này thể hiện đặc điểm của tín dụng trung dài hạn thường có các kỳ hạn kéo dài trong nhiều năm nên không phản ánh đầy đủ trong thống kê ngắn hạn của Ngân hàng.
Bảng 2.6: Thực trạng nợ xấu phân theo thành phần kinh tế ở NHNo&PTNT Quảng Nam
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng nợ xấu
14.682
23.787
24.449
32.142
25.945
Doanh nghiệp Nhà nước
359
4.925
5.189
219
536
Doanh nghiệp NQD
80
0
0
22.245
20.887
Hộ cá thể
14.243
18.862
19.260
9.678
4.522
Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam - Báo cáo tổng kết qua các năm
Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ xấu phân tích theo thành phần kinh tế ở NHNo&PTNT Quảng Nam
Qua biểu đồ 2.5, có thể thấy nợ xấu ở thành phần kinh tế hộ giảm mạnh từ năm 2004, 2005. Chi nhánh cũng đã có nhiều biện pháp tích cực để giảm thấp nợ quá hạn tại khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đáng lưu ý là nợ xấu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng đột biến. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi nhánh chuyển nợ quá hạn khoản vay của công ty TNHH Lý Hồng King.
2.1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến RRTD ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
a. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
Lũ lụt liên tiếp trong 2 năm 1998,1999 được coi là những cơn lũ khủng khiếp nhất từ hàng chục năm trước đó, hậu quả để lại thật nặng nề cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn. NHNo&PTNT Quảng Nam đã cho vay khắc phục hậu quả thiên tai với chính sách ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ. Khoản nợ chưa thu hồi được thuộc loại này là hơn 17 tỉ đồng, dược xếp vào hạng nợ khó thu hồi.
Dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có ảnh hưởng rất lớn đến người chăn nuôi. Mặc dù Quảng Nam không phải là tâm điểm vùng dịch, nhưng dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng cũng đã để lại nợ quá hạn lên đến 700 triệu đồng. Ngoài ra, tại Quảng Nam, nơi có nhiều vùng nuôi trồng thuỷ sản, nhất là giống tôm sú, dịch tôm cũng là mối nguy cơ thường xuyên đối với người sản xuất và cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của ngân hàng.
Vụ hoả hoạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long đã gây thiệt hại đối với phần lớn tài sản thế chấp, cầm cố tại ngân hàng. Tài sản đã được mua bảo hiểm tại Bảo Minh. Do không được Bảo Minh chấp nhận bồi thường, công ty đã phải khởi kiện ra toà án. Qua 2 lần xét xử, Toà phúc thẩm đã buộc Bảo Minh phải bồi thường cho công ty Hoàng Long. Tuy nhiên, thời gian điều tra và xét xử kéo dài hơn 4 năm đã ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn vay của ngân hàng.
b. Nguyên nhân thuộc về người vay vốn
- Do năng lực, trách nhiệm quản lý của người vay vốn: Trong chương trình 5 triệu tấn đường/năm của Chính Phủ, Quảng Nam đã thành lập nhà máy đường để thực hiện mục tiêu này. Đầu tư cho Công ty Mía đường để xây dựng vùng nguyên liệu tại địa phương, NHNo&PTNT Quảng Nam đã cho công ty vay 22 tỷ đồng để trồng mới và thu mua nguyên liệu chế biến. Tuy nhiên, do cung cách quản lý quan liêu, chèn ép người trồng mía của bộ phận nông vụ, của bộ phận thu mua, đánh giá chất lượng cây mía không đúng thực tế, cùng với năng lực quản lý kém của Ban lãnh đạo nhà máy, nên đã gây ra sự bất bình trong người trồng mía, nông dân đã phá bỏ cây mía để trồng loại cây khác, nhà máy gặp khó khăn về nguyên liệu, phải thu mua nguyên liệu từ các tỉnh lân cận, trong khi giá đường ngày càng giảm thấp, dẫn đến tình trạng lỗ ngày càng gia tăng và nợ quá hạn phát sinh lớn. Đến nay, công ty đã tuyên bố phá sản.
Nước dứa cô đặc là một sản phẩm được ưa thích ở các nước châu Âu, với thị trường tiêu thụ rộng lớn và đầy tiềm năng. Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng đã xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm này tại Quảng Nam. Do bị tác động của hậu quả mía đường, người dân không tin lắm vào cây dứa, vì vậy công ty phải tự khai hoang trồng dứa và giao khoán cho nông dân để chủ động nguồn nguyên liệu. Thế nhưng, với diện tích trồng dứa do công ty thực hiện cũng chỉ đảm bảo cho nhà máy dứa hoạt động khoảng 30% công suất. Qua 2 năm hoạt động cầm chừng, đến nay, nhà máy dứa đã ngừng hoạt động hoàn toàn để lại khoản nợ tồn đọng là 6 tỷ đồng.
- Do doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động kinh doanh gây nên công nợ khó đòi: Vốn tự có của các doanh nghiệp ở Quảng Nam rất thấp, vốn vay ngân hàng là lượng vốn chủ yếu trong hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng. Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tại một tỉnh mới được chia tách như Quảng Nam là rất lớn trong khi đó nguồn thu ngân sách tại địa phương rất hạn hẹp. Để có được hợp đồng, các công ty xây dựng đã phải dùng toàn bộ vốn vay để thi công và ngân sách địa phương không thể thanh toán đúng hạn, thường kéo dài rất nhiều năm, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trong ngành xây dựng phải ngừng sản xuất, không có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Nợ xấu trong lĩnh vực này lên đến 10 tỉ đồng...tồn đọng trong các công ty thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, Công ty Xây dựng Quảng Nam.
- Do khách hàng cố ý lừa đảo: Nguyên nhân này có thể gắn cho hành động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Lý Hồng King và đúng theo nhận định của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam là “ Có dấu hiệu lừa đảo”. Hoạt động trong lĩnh vực chuyên sản xuất phụ tùng, động cơ, lắp ráp xe máy, Công ty Lý Hồng King đã chiếm dụng vốn của nhiều doanh nghiệp và tổ chức tín dụng với số vốn rất lớn. Khoản vay 22 tỉ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã được khởi kiện ra toà nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được.
- Do nguyên nhân khác: Đó là một số trường hợp khách hàng gặp rủi ro khách quan như bị lừa đảo, bị tai nạn, những rủi ro trong diện hẹp…Trong những trường hợp này, ngân hàng đã tăng cường giám sát, đôn đốc thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
2.1.2.3. Hậu quả rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
a. Đối với NHNo&PTNT Quảng Nam
Rủi ro tín dụng đã để lại hậu quả nặng nề cho NHNo&PTNT Quảng Nam, cụ thể như làm cho lợi nhuận đạt được trong năm gặp RRTD thấp hơn năm trước, thậm chí dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ như trong năm 2005 do phải trích lập dự phòng và xử lý rủi ro quá lớn. Thu hồi nợ đã đã được NHNo&PTNT Quảng Nam chú trọng nhưng mức độ thu hồi được vẫn còn rất thấp.
b. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam
Cho vay khắc phục hậu quả thiên tai và dư nợ cho vay nhà máy đường là những khoản rủi ro lớn nhất của NHNo&PTNT Việt Nam. Mặc dù thực hiện đầu tư theo chương trình của Chính phủ, nhưng NHNo&PTNT Việt Nam chưa nhận được sự bù đắp nào từ phía Chính phủ cho những khoản vay này. Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, bằng nguồn lực tài chính của toàn hệ thống, NHNo&PTNT Việt Nam phải xử lý các khoản tồn đọng này để lành mạnh chất lượng tín dụng và hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận năm 2005 của toàn hệ thống.
c. Đối với cả nước
Rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Quảng Nam được xử lý bằng nguồn tài chính của NHNo&PTNT Quảng Nam và của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nên không có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính của cả nước. Nhưng xét về giác độ kinh tế- xã hội, rủi ro tín dụng tác động xấu đến tâm lý dân chúng về chủ trương phát triển kinh tế không phù hợp với điều kiện triển khai của dự án và khả năng quản lý, khả năng tài chính của chủ đầu tư. Mục tiêu kinh tế không đạt được dẫn đến mục tiêu xã hội cũng không thành công.
2.1.2.2.Giới hạn rủi ro tín dụng hiện nay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
a. Qui định của NHNo&PTNT Việt Nam
Hàng năm, NHNo&PTNT Việt Nam căn cứ vào kế hoạch chung của toàn ngành, căn cứ vào nhu cầu và khả năng thực hiện của các chi nhánh để giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu huy động vốn, tăng trưởng dư nợ, nợ xấu, lợi nhuận...
Chỉ tiêu nợ xấu được giao trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của từng chi nhánh. Đối với chi nhánh Quảng Nam, chỉ tiêu được giao hàng năm là dưới 5% tổng dư nợ.
b. Qui định của NHNo&PTNT Quảng Nam
NHNo&PTNT Quảng Nam đánh giá đúng chất lượng tín dụng của từng chi nhánh phụ thuộc, đưa ra mức phấn đấu giảm thấp nợ xấu. Hiện nay, NHNo&PTNT Quảng Nam xác định chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức dưới 3% cho toàn chi nhánh. Qua nhiều năm, NHNo&PTNT Quảng Nam đã kiểm soát được rủi ro ở giới hạn này.
2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam thời gian qua
2.2.1. Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam thời gian qua
2.2.1.1. Nhận thức về quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam thời gian qua
Quản lý rủi ro đã được NHNo&PTNT Quảng Nam thực hiện thường xuyên trong mỗi nghiệp vụ ngân hàng, trong tất cả các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Để nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro, hàng tháng Ban Lãnh đạo NHNo&PTNT Quảng Nam đều có cuộc họp đánh giá, rà soát diễn biến hoạt động tín dụng của các chi nhánh phụ thuộc, đặc biệt lưu ý đến các dự án lớn về tiến độ triển khai dự án, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, những dự báo về thị trường có liên quan đến ngành hàng đầu tư để đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời.
Công tác quản lý rủi ro thực hiện theo cơ chế của NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Quảng Nam đã chấp hành tốt các hệ số an toàn do NHNo&PTNT Việt Nam qui định. Với chính sách tín dụng “ thận trọng”, trong những năm gần đây, công tác quản lý rủi ro ở ngân hàng được thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn. Trách nhiệm của các bộ phận được xác định cụ thể, ngân hàng khuyến khích cán bộ nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, quản lý rủi ro.
Bên cạnh sự quản lý của bản thân, NHNo&PTNT Quảng Nam còn nhận được sự quản lý của Ngân hàng nhà nước địa phương thông qua chương trình giám sát từ xa, thực hiện việc kiểm tra định kỳ. Sự hỗ trợ này giúp NHNo&PTNT Quảng Nam phát hiện sớm những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý RRTD do cấp trên giao phó.
2.2.2.2.Thực trạng công tác dự báo rủi ro ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
Công tác dự báo rủi ro tại NHNo&PTNT Quảng Nam được thực hiện dựa vào nguồn thông tin chính của Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tin cung cấp chủ yếu là hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp; dư nợ tại các tổ chức tín dụng; quá trình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, số liệu cung cấp này chưa được thu thập đầy đủ và do chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ về phân loại chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng nên số liệu Trung tâm thu thập được chưa phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp, các thông tin về tình hình tài chính cũng không được đề cập, do đó hiệu quả việc tham khảo tin cũng bị hạn chế.
Thời gian qua, trước khi quyết định cho vay, thường NHNo&PTNT Quảng Nam chưa nắm đầy đủ thông tin về khách hàng, nhất là khả năng tài chính đảm bảo đầu tư vào dự án. Những trường hợp khách hàng vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác cũng chưa được phát hiện ngay từ đầu để ngăn chặn. Các khuyến cáo của Trung tâm phòng ngùa chỉ được đưa ra sau khi đã xảy ra rủi ro tín dụng ở một số chi nhánh. Ngân hàng chưa làm tốt công tác dự báo để các chi nhánh có sự chuẩn bị và biện pháp đối phó kịp thời.
Thời gian qua, những thông tin không chính thức cũng được ngân hàng quan tâm thu thập, phân tích và đưa ra nhận định tình hình về tính khả thi của dự án, khả năng thực hiện của khách hàng và các nội dung có liên quan khác để định hướng hoạt động tín dụng.
2.2.2.3. Thực trạng thẩm định dự án ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam thời gian qua
Hiệu quả dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cho vay, vì vậy việc thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác quản lý rủi ro. Tại NHNo&PTNT Quảng Nam, công tác thẩm định dự án được phân cấp theo mức độ nhu cầu vốn vay và thời hạn cho vay. Mọi khoản vay phải được cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định trước. Những dự án vay vốn trung, dài hạn và những nhu cầu vốn trên 2 tỉ đồng, được tái thẩm định bởi phòng Thẩm định của chi nhánh. Cán bộ thẩm định đã thể hiện rõ các ý kiến nhận xét, đánh giá, quan điểm, khẳng định hiệu quả của dự án và đề xuất cho vay hay không cho vay.
Tuy nhiên, công tác thẩm định cũng chỉ được thực hiện trên số liệu của khách hàng báo cáo. Hiệu quả kinh tế của dự án được tính toán theo số liệu của khách hàng mà chưa thẩm định kỹ những yếu tố liên quan đến thị trường, công nghệ, chưa thẩm định được cơ cấu nguồn vốn đầu tư.
2.2.2.4. Thực trạng thẩm định khách hàng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam thời gian qua
Thời gian qua, khi phân tích khả năng tài chính của khách hàng, NHNo&PTNT Quảng Nam chủ yếu dựa trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, trong khi đó, tất cả báo cáo tài chính của khách hàng đều chưa được kiểm toán, nên tính chính xác của các báo cáo tài chính chưa có độ tin cậy cao.
Đối với khách hàng là hộ sản xuất với những phương án sản xuất nhỏ, hoạt động tại địa phương, ngân hàng dễ dàng xác định được khả năng tài chính cũng như lịch sử của người vay, đặc biệt xác định được tư cách, đạo đức của người vay nên đã hạn chế được các rủi ro đạo đức. Những rủi ro trong nhóm đối tượng này chủ yếu là do thiên tai bất khả kháng.
Tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh Quảng Nam đều cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp và chứng minh tư cách người đại diện quan hệ với ngân hàng, đảm bảo tư cách và năng lực pháp lý trong quan hệ giao dịch. Những khoản rủi ro lớn tại NHNo&PTNT Quảng Nam thời gian qua tập trung ở những khách hàng cư trú ngoài địa phương có dự án sản xuất, kinh doanh tại Quảng Nam. Hạn chế trong nhóm khách hàng này là ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị.
Thực trạng trên cho thấy công tác thẩm định khách hàng ở NHNo&PTNT Quảng Nam chưa đi sâu phân tích về cách thức quản lý, tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, trình độ nguồn nhân lực, uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp, tính cách, đặc điểm (sự sẵn sàng trả nợ) của cá nhân người đứng đầu doanh nghiệp... Thực tiễn cho thấy, tính cách, đặc điểm người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hồi nợ, đặc biệt là nợ xấu của ngân hàng. Với tính cách sẵn sàng trả nợ, người đứng đầu sẽ có trách nhiệm tìm kiếm và dành mọi nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Sự khiếm khuyết này làm cho công tác thẩm định của NHNo&PTNT Quảng Nam chưa toàn diện.
2.2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam thời gian qua
2.2.2.1. Công tác đánh giá và xử lý rủi ro
a. Công tác đánh giá, đo lường rủi ro
Để đo lường RRTD, NHNo&PTNT Quảng Nam chủ yếu dùng mô hình phản ánh bằng định lượng. Phù hợp với tính chất và qui mô hoạt động của người vay vốn, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam thực hiện việc phân loại khách hàng thành 2 nhóm: nhóm khách hàng là cá nhân và nhóm khách hàng là doanh nghiệp, trên cơ sở hai nhóm thực hiện việc chấm điểm tín nhiệm và xếp hạng khách hàng.
Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nhằm mục đích nâng cao năng lực quản lý trong cho vay, thu hồi nợ và xử lý rủi ro. Hiện tại NHNo&PTNT Quảng Nam thực hiện chấm điểm tín nhiệm và xếp hạng khách hàng theo qui định tạm thời về tiêu chí phân loại khách hàng tại quyết định số 1261/NHNo-TD của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Đối tượng phân loại là tất cả khách hàng vay vốn, ngoại trừ các khách hàng vay trong mức không phải đảm bảo bằng tài sản theo qui định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước. Căn cứ hạng khách hàng được phân loại trên cơ sở tổng hợp sau khi chấm điểm và xác định mức độ rủi ro. Dựa vào bảng xếp loại, ngân hàng có thái độ ứng xử phù hợp trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay.
Tất cả khách hàng là doanh nghiệp đều được thực hiện việc chấm điểm và xếp loại khách hàng. Việc chấm điểm và xếp loại khách hàng được thực hiện vào quí 1 năm sau, căn cứ vào quyết toán tài chính năm trước. Năm 2006, NHNo&PTNT Quảng Nam có quan hệ tín dụng với 252 doanh nghiệp, trong đó chỉ có 98 doanh nghiệp xếp loại A là điều kiện “ cần ” để xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản và áp dụng mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ…ưu đãi. Đây là những khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro thấp.
Trong năm kế hoạch, trong trường hợp hoạt động kinh doanh của khách hàng có những biểu hiện xấu, NHNo&PTNT Quảng Nam chưa thực hiện đánh giá xếp loại lại để xác định mức độ rủi ro, chưa coi sự xếp loại lại là căn cứ điều chỉnh kế hoạch cấp tín dụng và các khoản nợ hiện hành cũng chưa được phân loại lại phù hợp với thực trạng rủi ro. Cách làm này chưa phản ánh đúng thực trạng tín dụng của khách hàng. Mặt khác, một khách hàng có quan hệ tín dụng tại hai chi nhánh phụ thuộc cũng làm cho Ngân hàng khó khăn trong việc quản lý và thu hồi nợ.
Kết quả xếp loại khách hàng cho thấy, đặc điểm của phần lớn doanh nghiệp là có tiềm lực tài chính trung bình, có những RRTD tiềm ẩn khá lớn, hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại, nhưng dễ bị tổn thương bởi những biến động của thị trường, mức độ rủi ro được xác định ở mức trung bình và cao.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, có những doanh nghịêp năm trước được xếp hạng A, mức độ rủi ro thấp nhưng khi thực hiện cổ phần hoá, do phải xử lý tài chính, giải quyết chính sách cho người lao động... nên không thoả mãn điều kiện của một số chỉ tiêu như lợi nhuận thực hiện và lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu; các yêu cầu về chỉ tiêu doanh thu so với năm trước ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng và quyết định của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng và xác định mức độ rủi ro.
Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại NHNo&PTNT Quảng Nam, phần lớn vay vốn cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi qui mô nhỏ trong phạm vi mức vốn vay không phải đảm bảo bằng tài sản theo qui định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 67/ TTg và văn bản số 1163/NHNo-TD của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Đối với những nhu cầu vay vốn lớn, để hạn chế rủi ro, NHNo&PTNT Quảng Nam thường áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay. Việc chấm điểm và xếp loại khách hàng là cá nhân, hộ gia đình rất ít khi được thực hiện.
b. Công tác xử lý rủi ro
Khi nợ quá hạn phát sinh, ngân hàng tiến hành phân loại để xác định mức độ rủi ro của các khoản nợ, xác định có khả năng thu hồi, khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi để đưa ra kế hoạch xử lý phù hợp.
Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, ngân hàng gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm sự hợp tác từ Ban giám đốc của khách hàng, phân tích nguyên nhân của sự thiếu hụt nguồn tiền thanh toán. Nếu do nguyên nhân sản phẩm hàng hoá ứ đọng, chậm tiêu thụ, thì khuyến nghị khách hàng nên hạ giá bán sản phẩm, phát triển mạng lưới tiêu thụ, có chính sách khuyến mãi hấp dẫn, phù hợp để đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Quảng Nam khuyến nghị khách hàng phải quan tâm đến việc phát triển sản phẩm mới, thực thi chính sách đa dạng hoá sản phẩm để tránh nguy cơ phá sản. Nếu do nguyên nhân công nợ chưa thu được, Ngân hàng sẽ tác động đến đối tác của khách hàng, giúp họ nhanh chóng thu xếp nguồn trả nợ. Trong số những trường hợp như thế này xảy ra thời gian qua, Ngân hàng đã thành công trong việc thu hồi nợ của các công ty xây dựng thuộc Tổng công ty xây dựng các công trình giao thông 5.
Đối với những khoản nợ không có khả năng thu hồi, Ngân hàng thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp. Hầu hết tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và nhà ở, nhà xưởng và một số dây chuyền thiết bị chuyên dùng. Việc xử lý những tài sản này hết sức khó khăn vì liên quan đến nhiều cơ quan và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật. Hơn nữa, Ngân hàng còn vấp phải những vấn đề liên quan đến tình cảm xã hội, tâm lý người ở nông thôn rất ngại mua tài sản của những người quen biết, người không may bị thua lỗ... Để tháo gỡ khó khăn này, ngân hàng thường động viên gia đình có nợ khó đòi tự nguyện bán tài sản trả nợ, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể nơi người vay cư trú để phối hợp thu hồi nợ. Đối với những khoản vay khó đòi của các doanh nghiệp nhà nước, của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không có khả năng thu hồi thì ngân hàng tiến hành rà soát hồ sơ gửi sang cơ quan pháp luật xử lý, yêu cầu các cấp có thẩm quyền kê biên, phát mãi các tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Tài sản thế chấp của nhóm khách hàng này thường là các thiết bị chuyên dùng cũng rất khó tìm kiếm khách hàng tiêu thụ.
Thực tế là hiệu quả thu hồi nợ từ các hồ sơ khởi kiện qua toà án rất thấp. Sau khi bản án có hiệu lực, người vay không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án thực thi kém hiệu quả. Hiện nay, NHNo&PTNT Quảng Nam còn tồn đọng nhiều tài sản do khách hàng thế chấp chưa xử lý được do các bản án chưa được các bên liên quan thi hành.
c. Thành lập Tổ thu hồi nợ từ chi nhánh tỉnh đến các chi nhánh phụ thuộc
NHNo&PTNT Quảng Nam đã thành lập Tổ thu hồi nợ do Phó Giám đốc phụ trách tín dụng làm tổ trưởng. Tại các chi nhánh phụ thuộc cũng có Tổ thu hồi nợ do Giám đốc chi nhánh làm tổ trưởng. Những khoản vay khó thu hồi được theo dõi riêng và từng trường hợp có biện pháp quản lý và xử lý cụ thể. Tổ thu hồi nợ có nhiệm vụ:
Đề ra các biện pháp, chủ trương thu hồi nợ.
Quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để tạo điều kiện cho công tác thu hồi nợ và xử lý tài sản.
Trực tiếp xử lý những món vay lớn, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề hoặc các món vay có tranh chấp tài sản.
Kiểm tra, đôn đốc các phòng nghiệp vụ, các chi nhánh phụ thuộc báo cáo tình hình xử lý nợ khó đòi tại địa phương để có chỉ đạo.
Đối với cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn nhiều, Ngân hàng sẽ không bố trí nhiệm vụ cho vay mà chỉ tập trung cho công tác thu hồi nợ. Ngân hàng giao kế hoạch thu nợ hàng tháng, hàng quý cho cán bộ tín dụng và gắn kết quả thu hồi nợ với công tác thi đua và các khoản thu nhập khác. Ngân hàng cũng thực hiện xếp lương cho cán bộ kinh doanh theo hiệu quả công việc, trong đó nợ xấu, thu hồi nợ sau xử lý rủi ro là những chỉ tiêu có trọng số cao trong những chỉ tiêu giao khoán cho cán bộ tín dụng.
d. Xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng của NHNo&PTNT Quảng Nam
Các khoản nợ khó đòi, sau khi đã áp dụng tất cả biện pháp nhưng chưa thu hồi được và có thời gian quá hạn là 360 ngày được phân loại vào nợ nhóm 5, phải được xử lý bằng nguồn dự phòng của Chi nhánh.
Các khoản nợ sau xử lý, cán bộ cho vay tiếp tục có trách nhiệm theo dõi thu hồi để bù đắp chi phí đã bỏ ra.
Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phòng và xử lý RRTD ở NHNo&PTNT Quảng Nam
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Số trích
Xử lý
Thu nợ
Nguồn DPRR còn lại
2001
3.392
3.392
1.140
2002
4.433
2.143
2.010
1.586
2003
2.793
4.379
2.129
1.624
2004
12.602
7.002
7.175
5.631
2005
9.566
45.650
5.146
6.821
Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam - Báo cáo qua các năm
Năm 2005 chi nhánh Quảng Nam đã phải xử lý rủi ro khoản nợ 22 tỉ của Công ty Mía đường và khoản vay khắc phục hậu qủa thiên tai năm 1998-1999 là 17 tỉ bằng nguồn dự phòng vay của NHNo&PTNT Việt Nam.
Biểu đồ 2.6: Kết quả trích lập dự phòng rủi ro qua các năm
Biểu đồ 2.6 thể hiện năm 2004 chi nhánh đã phải trích một phần rủi ro cho khoản nợ của công ty TNHH Lý Hồng King. Số trích này cho phần nợ không có tài sản đảm bảo của công ty.
Biểu đồ 2.7: Tình hình thực hiện xử lý rủi ro qua các năm
Nguồn dự phòng rủi ro của chi nhánh từ năm 2003 chủ yếu tập trung xử lý nợ khó thu hồi của các DNNN. Trong năm 2005, số đã xử lý là 45,649 tỉ đồng, trong đó khoản nợ của công ty Mía đường là 22 tỉ đồng và nợ khắc phục thiên tai là 17 tỉ đồng.
2.2.2.2. Chính sách và kế hoạch kiểm soát rủi ro ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
Chính sách quản lý rủi ro của NHNo&PTNT Quảng Nam đã đáp ứng yêu cầu thực hiện lộ trình cơ cấu lại nợ, xử lý cơ bản tình hình nợ xấu, tăng hiệu quả đầu tư vốn, giảm thiểu rủi ro, thực hiện một số mục tiêu mà Chính phủ và ngành ngân hàng đặt ra cho NHNo&PTNT Việt Nam cũng như NHNo&PTNT Quảng Nam, chuẩn bị cho tiến trình hội nhập. Đến cuối năm 2005, chi nhánh cơ bản đã xử lý các khoản rủi ro lớn và thực hiện việc kiểm soát rủi ro có hiệu quả hơn.
2.2.3. Bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
2.2.3.1. Ban lãnh đạo điều hành quản lý rủi ro tín dụng
Việc quản lý được thực hiện thông qua việc Ban Lãnh đạo nhận được những bản trình bày, báo cáo định kỳ về tình hình rủi ro, sự tuân thủ các qui trình nghiệp vụ. Ban Lãnh đạo có trách nhiệm quản lý rủi ro trong toàn chi nhánh theo các chuẩn mực đã được giới hạn. Việc điều hành hoạt động tín dụng được thực h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVANHOANCHINH.doc