MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN THEO
THÔNG LỆ QUỐC TẾ.3
1.1 Các quyết định trong quản trị tài chính .4
1.1.1 Quyết định đầu tư. 4
1.1.2 Quyết địnhtài trợ . 5
1.1.3 Quyết định chi trả cổ tức . 6
1.2 Phương thức huy động vốn .7
1.2.1 Nguồn vốn tài trợ cho công ty. 7
1.2.2 Cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn . 8
1.3 Các vấn đề đại diện.12
1.3.1 Vấn đề người chủ - người đại diện . 12
1.3.2 Chi phí đại diện. 14
1.3.3 Giải pháp cho vấn đề đạidiện. 15
Kết luận chương 1.17
CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠICÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 18
2.1 Tình hình hoạt động của các công ty cổ phần trong thời gian qua .18
2.2 Phân tích và hoạch định cấu trúc tài chính.22
2.2.1 Phân tích cấu trúc vốn. 22
2.2.2 Thực trạng huy động vốn củacác công tycổ phần . 28
2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 29
2.3 Chính sách phân chia cổ tức .33
2.3.1 Tình hình chi trả cổ tức . 33
2.3.2 Nhận xét chính sách cổ tứccủa các công ty cổ phần trong thời gian qua . 37
Kết luận chương 2.39
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠICÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT
NAM PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ . 40
3.1 Vấn đề huy động vốn .40
3.1.1 Tối ưu hoá hoạt động huy động vốn . 40
3.1.2 Các phương thức tài trợ vốn . 45
3.2 Xây dựng chính sách phân chia cổ tức cho các công ty cổ phần trong quá trình hội nhập.51
3.2.1 Quan điểm xây dựng chính sách cổ tức . 51
3.2.2 Xây dựng chính sách cổ tức phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển của công ty. 52
3.2.3 Xây dựng chính sách cổ tức phù hợp với tình hình
thị trường hiện nay .54
3.3 Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các công ty cổ phần .57
3.3.1 Nguồn nhân lực. 57
3.3.1.1 Thựctrạng . 57
3.3.1.2 Giải pháp. 58
3.3.2 Tổ chức hoạt động quản trị tàichính . 59
3.3.2.1 Nhận thức rõ vai trò của quản trị tài chính . 59
3.3.2.2 Tổ chức hệ thống quản lý, nâng cao vai trò của nhà quản trị tàichính . 61
3.3.2.3 Hoàn thiện công tác dự toán, hoạch định tài chính . 63
Kết luận chương 3.64
KẾT LUẬN . 65
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tài chính tại các công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô…) hay nói cách khác lợi nhuận
đem lại không tương ứng với việc tăng vốn của các công ty. Ngoài ra,
nhận thấy hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của các công ty lớn hơn tổng tài
sản là do công ty có sử dụng nợ trong cấu trúc vốn.
- 33 -
DT thuần/TSCĐ
DT thuần/Tổng
TS
DT thuần/Vốn cổ
phần Tên công ty
2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005
Công ty Bông Bạch
Tuyết
0,66 0,64 0,63 0,50 0,50 0,48 0,74 0,75 0,74
Công ty SXKD và
XNK Bình Thạnh
6,61 8,54 10,49 2,68 3,01 2,12 7,33 6,33 3,15
Công ty Đại lý Liên
Hiệp Vận Chuyển
2,56 2,39 2,61 1,11 1,19 1,13 1,43 1,83 1,51
Công ty Kinh Đô 3,16 2,82 2,11 1,32 1,18 1,02 2,76 2,63 1,55
Công ty XNK Khánh
Hội 4,69 4,12 3,59 1,54 0,76 1,35 6,53 4,23 4,87
Công ty Cơ Khí Xăng
Dầu 6,93 5,83 6,18 1,62 1,31 1,59 2,45 2,80 3,79
Công ty Văn hoá
Phương Nam
5,06 7,30 4,11 1,10 1,19 1,17 6,30 6,22 4,31
Công ty Cơ Điện Lạnh 1,28 1,17 0,91 0,78 0,70 0,46 1,29 1,17 0,76
Công ty Xuất nhập
khẩu Savimex
6,40 6,57 7,07 1,18 1,32 1,31 4,00 4,14 3,98
Công ty Nhiên liệu Sài
Gòn 17,40 19,09 17,13 8,44 8,17 7,25 13,83 13,97 15,61
Công ty Khách sạn Sài
Gòn 0,66 0,81 0,91 0,45 0,56 0,66 0,48 0,59 0,71
Công ty Giống cây
trồng Miền Nam
2,28 2,59 2,87 1,11 1,02 1,01 1,30 1,21 1,20
Công ty Kho vận và
Giao nhận Ngoại
thương Sài Gòn
1,89 2,02 1,91 1,22 1,46 1,12 2,47 2,26 1,55
Công ty Nước giải khát
Sài Gòn
5,99 8,18 9,64 1,71 2,02 2,03 3,35 4,31 4,95
Công ty Thuỷ sản số 4 12,67 13,06 9,56 2,12 2,48 1,83 4,78 4,68 3,79
Công ty Sữa Việt Nam 7,19 5,38 3,78 1,45 1,65 1,45 2,44 2,28 2,51
Công ty Viễn thông
VTC
8,63 6,30 8,46 1,23 1,37 1,59 2,04 2,31 2,56
Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng tài sản
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty trên Websie: www.ssi.com)
- 34 -
LN thuần/TSCĐ LN thuần/Tổng TS
LN thuần/Vốn cổ
phần Tên công ty
2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005
Công ty Bông Bạch Tuyết 0,13 (0,02) 0,01 0,10 (0,02) 0,01 0,14 (0,03) 0,01
Công ty SXKD và XNK
Bình Thạnh 0,31 0,51 0,52 0,12 0,18 0,11 0,34 0,37 0,16
Công ty Đại lý Liên Hiệp
Vận Chuyển 0,46 0,33 0,35 0,20 0,16 0,15 0,25 0,25 0,21
Công ty Kinh Đô 0,39 0,32 0,26 0,16 0,13 0,13 0,34 0,30 0,19
Công ty XNK Khánh Hội 0,20 0,19 0,22 0,07 0,03 0,08 0,28 0,19 0,30
Công ty Cơ Khí Xăng Dầu 0,36 0,34 0,26 0,08 0,08 0,07 0,13 0,16 0,16
Công ty Văn hoá Phương
Nam 0,12 0,16 0,10 0,03 0,03 0,03 0,15 0,14 0,11
Công ty Cơ Điện Lạnh 0,13 0,18 0,16 0,08 0,11 0,08 0,14 0,18 0,13
Công ty Xuất nhập khẩu
Savimex 0,37 0,36 0,33 0,07 0,07 0,06 0,23 0,23 0,19
Công ty Nhiên liệu Sài
Gòn 0,25 0,33 0,22 0,12 0,14 0,09 0,20 0,24 0,20
Công ty Khách sạn Sài
Gòn 0,12 0,15 0,14 0,08 0,10 0,10 0,09 0,11 0,11
Công ty Giống cây trồng
Miền Nam 0,62 0,67 0,66 0,30 0,26 0,23 0,35 0,31 0,28
Công ty Kho vận và Giao
nhận Ngoại thương Sài
Gòn
0,25 0,23 0,26 0,16 0,16 0,15 0,32 0,25 0,21
Công ty Nước giải khát Sài
Gòn
0,53 0,27 0,18 0,15 0,07 0,04 0,29 0,14 0,09
Công ty Thuỷ sản số 4 0,56 0,52 0,35 0,09 0,10 0,07 0,21 0,19 0,14
Công ty Sữa Việt Nam 0,97 0,66 0,41 0,19 0,20 0,16 0,33 0,28 0,27
Công ty Viễn thông VTC 1,46 0,84 0,79 0,21 0,18 0,15 0,35 0,31 0,24
Bảng 2.7: Tỷ suất sinh lợi
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty trên Websie: www.ssi.com)
Qua việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có nhận xét: các công
ty đều tăng quy mô hoạt động, tuy nhiên doanh thu và cả thu nhập mang lại chưa
- 35 -
tương ứng với việc tăng đầu tư vào tài sản, tăng vốn chủ sở hữu. Điều này làm
ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tài sản và vốn bỏ ra đầu tư vào hoạt động của
các công ty.
2.3 Chính sách phân chia cổ tức
2.3.1 Tình hình chi trả cổ tức
Chính sách cổ tức chịu ảnh hưởng và có liên hệ mật thiết với cấu trúc tài
chính hiện tại và chiến lược tài trợ trong tương lai. Công ty cổ phần có tỷ lệ nợ
hiện tại cao có thể sẽ hạn chế việc chi trả cổ tức cho cổ đông. Phần 2.2 khảo sát
cấu trúc vốn của các công ty cổ phần cho thấy tỷ lệ nợ cao. Vậy các công ty có
tỷ lệ chia cổ tức như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi trên, tìm hiểu chính sách chia cổ tức trong thời gian
qua của các công ty cổ phần sau:
- 36 -
Cổ tức - DPS
(1.000đ)
LN mỗi cổ phiếu -
EPS (1.000đ)
Tỷ lệ chia cổ tức
Tên công ty
2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005
Công ty cổ phần Bông Bạch
Tuyết 1,0 - - 1,74 (0,31) 0,14 57% 0% 0%
Công ty cổ phần SXKD và
XNK Bình Thạnh 2,4 1,6 1,6 5,72 8,73 7,48 42% 18% 21%
Công ty cổ phần Đại lý Liên
Hiệp Vận Chuyển
1,2 2,4 1,2 5,7 5,75 6,52 21% 42% 18%
Công ty cổ phần Kinh Đô 1,6 1,6 1,6 3,08 4,05 3,97 52% 40% 40%
Công ty cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Khánh Hội
2,0 1,9 1,8 3,44 3,47 4,46 58% 55% 40%
Công ty cổ phần Cơ Khí Xăng
Dầu 1,2 1,2 1,2 1,42 1,89 1,90 85% 63% 63%
Công ty cổ phần Văn hoá
Phương Nam 1,3 1,2 1,2 1,46 1,82 1,93 89% 66% 62%
Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh 1,2 1,3 1,4 1,73 2,50 2,81 69% 52% 50%
Công ty cổ phần Hợp tác kinh
tế về Xuất nhập khẩu Savimex 1,6 1,6 1,6 3,79 4,18 3,72 42% 38% 43%
Công ty cổ phần Nhiên liệu Sài
Gòn
1,5 0,8 1,7 2,80 3,92 3,92 54% 20% 43%
Công ty cổ phần Khách sạn Sài
Gòn
0,6 0,9 1,0 1,10 1,39 1,45 55% 61% 69%
Công ty cổ phần Giống cây
trồng Miền Nam - 2,0 2,0 4,20 4,75 4,90 0% 42% 41%
Công ty cổ phần Kho vận và
Giao nhận Ngoại thương Sài
Gòn
2,2 1,5 1,5 7,08 3,81 4,75 31% 39% 32%
Công ty cổ phần Nước giải khát
Sài Gòn
1,8 1,5 1,5 5,05 1,98 1,25 36% 76% 120%
Công ty cổ phần Thuỷ sản số 4 1,2 1,2 1,2 2,88 2,83 2,07 42% 42% 58%
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - 1,5 1,7 3,22 2,97 3,81 0% 51% 45%
Công ty cổ phần Viễn thông
VTC
1,4 1,4 0,7 4,34 4,53 4,02 31% 30% 17%
Bảng 2.8: Tỷ lệ chia cổ tức của các công ty
(Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM www.vse.org.vn)
- 37 -
Cách xác định của các chỉ tiêu như sau:
- Cổ tức (DPS: Dividend per share): căn cứ vào tỷ lệ cổ tức so với mệnh giá
của các công ty khi công bố thông tin chia cổ tức.
Ví dụ: công ty Bông Bạch Tuyết chia cổ tức năm 2003 với tỷ lệ là 10%, khi
đó cổ tức = 1.000đ/cổá phiếu.
- Lợi nhuận của mỗi cố phiếu (EPS: Earnings per share): đây chính là lãi cơ
bản trên mỗi cổ phiếu có công thức tính như sau2:
EPS = Lợi nhuận (lỗ) phân bổ cho CĐ sở hữu cổ phiếu phổ thông
Số bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ
- Tỷ lệ chia cổ tức = DPS/EPS, cho thấy công ty chia cổ tức từ phần lợi
nhuận đạt được trong năm là bao nhiêu %?
Hầu hết các công ty có tỷ lệ chia cổ tức cao, khảo sát 17 công ty thì chỉ có
3 công ty chiếm tỷ lệ 18% có tỷ lệ chia cổ tức dưới 40%, đó là công ty xuất nhập
khẩu Bình Thạnh, công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển, công ty Viễn
thông VTC. Còn lại 82% công ty có tỷ lệ chia cổ tức trên 40%. Đặc biệt công ty
Bông Bạch Tuyết lỗ năm 2004 nên không thực hiện trả cổ tức vào năm 2004 và
2005, công ty Nước giải khát Sài Gòn có xu hướng gia tăng cổ tức từ 30% năm
2003 lên 76% năm 2004 và năm 2005 là 120%.
Nhìn chung các công ty có chính sách chi trả cổ tức ổn định như công ty
xuất nhập khẩu Khánh Hội, công ty Phương Nam, công ty Cơ điện lạnh tỷ lệ cổ
tức ít thay đổi qua các năm. Đặc biệt, một số công ty như công ty Kinh Đô, công
ty Cơ khí xăng dầu, Savimex, Thuỷ sản số 4 giữ nguyên tỷ lệ chi trả cổ tức qua 3
năm khảo sát.
2 Xem phần phụ lục: hướng dẫn tính chỉ tiêu lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS)
- 38 -
Tuy nhiên, khi so sánh cổ tức giữa các công ty, một chỉ tiêu cần phải quan
tâm là tỷ suất cổ tức. Đây là một tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu.
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ cổ tức sẽ nhận được so với số tiền phải trả để mua cổ
phiếu. Chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng tính sau:
Cổ tức - DPS
(ngàn đ)
Giá cổ phiếu
(ngàn đ)
Tỷ suất cổ tức
Tên công ty
2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005
Công ty Bông Bạch Tuyết 1,0 - - 10,80 11,10
Công ty SXKD và XNK
Bình Thạnh 2,4 1,6 1,6 23,40 32,00 32,10 10% 5% 5%
Công ty Đại lý Liên Hiệp
Vận Chuyển 1,2 2,4 1,2 37,30 52,00 70,00 3% 5% 2%
Công ty Xuất Nhập Khẩu
Khánh Hội 2,0 1,9 1,8 16,20 24,70 22,40 12% 8% 8%
Công ty Cơ Khí Xăng Dầu 1,2 1,2 1,2 14,40 16,50 15,70 8% 7% 8%
Công ty Cơ Điện Lạnh 1,2 1,3 1,4 15,70 23,90 34,50 8% 5% 4%
Công ty Hợp tác kinh tế về
Xuất nhập khẩu Savimex
1,6 1,6 1,6 16,50 30,00 32,50 10% 5% 5%
Công ty Nhiên liệu Sài
Gòn 1,5 0,8 1,7 20,00 28,00 4% 6%
Công ty Khách sạn Sài
Gòn 0,6 0,9 1,0 14,10 14,40 18,00 4% 6% 6%
Công ty Kho vận và Giao
nhận Ngoại thương Sài
Gòn
2,2 1,5 1,5 32,90 31,50 44,00 7% 5% 3%
Công ty Nước giải khát Sài
Gòn
1,8 1,5 1,5 20,00 20,50 28,00 9% 7% 5%
Công ty Thuỷ sản số 4 1,2 1,2 1,2 17,00 17,50 25,50 7% 7% 5%
Công ty Viễn thông VTC 1,4 1,4 0,7 30,50 32,30 32,90 4% 4% 2%
Bảng 2.9: Tỷ suất cổ tức của các công ty
(Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM www.vse.org.vn,
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư Phát triển TP.HCM www.bsc.com.vn)
- 39 -
Tỷ suất cổ tức của các công ty khá cao (từ 2% đến 8%) và biến động qua
các năm. Kết hợp với phân tích ở phần trên, cho thấy hầu hết các công ty có
chính sách chi trả cổ tức ổn định qua các năm, như vậy tỷ suất cổ tức biến động
là do giá cổ phiếu của các công ty biến động. Đối với những công ty có chính
sách cổ tức không đổi, khi giá cổ phiếu có xu hướng tăng thì tỷ suất cổ tức sẽ
thấp đi và ngược lại. Năm 2006, giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh, tỷ suất cổ
tức có xu hướng giảm.
2.3.2 Nhận xét chính sách cổ tức của các công ty cổ phần trong thời gian qua
Qua khảo sát thực trạng trả cổ tức tại các công ty cổ phần trong thời gian
qua, có các nhận xét như sau:
Thứ nhất, mức cổ tức bình quân của các công ty cổ phần hiện nay thường
cao gấp 2 – 3 lần lãi suất ngân hàng, phổ biến từ 12% đến 20%/năm. Nhiều
doanh nghiệp có mức cổ tức ổn định và cao như: công ty cổ phần May Bình
Minh (49%), công ty cổ phần Chế biến Lâm - Thủy sản (48%), công ty cổ phần
Sản xuất và Kinh doanh Kim khí (41%), công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình
Chánh (35%), công ty cổ phần Khai thác đá và Vật liệu xây dựng Hóa An
(30%)… Đây thực sự là sức ép rất lớn cho ban quản trị công ty, họ phải hoạt động
năng động, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn đồng thời có điều kiện đào thải những
nhà quản trị kém, nhưng sẽ hạn chế khả năng tích tụ vốn của công ty để tái đầu
tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ trọng vốn vay ngân hàng tăng lên và có khả
năng mất cân đối các nguồn trả nợ nếu công ty không thận trọng trong việc vay
vốn hoặc việc đầu tư sẽ không được mạnh dạn.
Thứ hai, chính sách cổ tức của các công ty cổ phần trong thời gian qua có
xu hướng duy trì mức cổ tức cao và ổn định để tạo lòng tin cho nhà đầu tư mặc
dù tình hình sản xuất kinh doanh xấu, lợi nhuận giảm hoặc ngay cả khi thu hẹp
- 40 -
hoạt động mà mức chi trả cổ tức vẫn cao, đó là do các công ty muốn duy trì mức
trả cổ tức ngang bằng mức cổ tức trong thời kỳ kinh doanh phát đạt. Ngoài ra, tại
một số công ty mới cổ phần hoá, Hội đồng quản trị ở các công ty này mong nuốn
trả một mức cổ tức cao để tạo cảm giác “hoạt động hiệu quả”, hội đồng quản trị
có năng lực, tạo tâm lý an toàn trong người lao động và cổ đông.
Một nghịch lý đối với các công ty cổ phần Việt Nam là phải đảm bảo nhu
cầu cổ tức cao trong khi lại thiếu vốn đầu tư phát triển. Việc phân phối hết lợi
nhuận đạt được rồi đi vay để tài trợ cho hoạt động là việc làm không hiệu quả
và tốn kém. Những công ty lớn và những công ty đang tăng trưởng luôn cần
nhiều vốn cho đầu tư phát triển nên những công ty này nên giữ lại phần lớn lợi
nhuận đạt được để tái đầu tư. Công ty Microsoft mặc dù hoạt động rất có hiệu
quả, tốc độ tăng trưởng cao nhưng kể từ khi thành lập đến năm 2003 công ty này
mới chia cổ tức cho cổ đông lần đầu tiên. Tất cả lợi nhuận mà công ty đạt được
đều được dùng để tái đầu tư.
Cổ đông của một doanh nghiệp thường bao gồm nhà đầu tư ngắn hạn và
nhà đầu tư dài hạn. Hiện nay cổ đông phần lớn của các công ty cổ phần niêm
yết hay chưa niêm yết là các nhà đầu tư ngắn hạn, họ muốn được chia cổ tức cao
và có xu hướng bán cổ phiếu ra khi được giá. Mức cổ tức càng cao thì nhà đầu tư
càng có lợi. Một cổ phiếu có mức cổ tức không cao thường bị thị trường đánh giá
thấp và tính thanh khoản kém. Do xuất phát từ tâm lý của nhà đầu tư ngắn hạn,
nên các công ty cổ phần muốn được chia cổ tức cao.
Thứ ba, các công ty chưa có chiến lược dài hạn trong chính sách cổ tức của
mình như trả cổ tức bao nhiêu? hình thức chi trả… trong từng giai đoạn phát triển
của công ty. Các công ty đều nhắm đến tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm sao cho thu
hút được cổ đông mà không vạch ra chiến lược cụ thể cho chính sách cổ tức của
- 41 -
công ty mình nhằm làm tăng giá trị công ty, thu hút nhà đầu tư có tổ chức,
chuyên nghiệp.
Thứ tư, hầu hết các công ty cổ phần đều chọn phương thức chi trả cổ tức
bằng tiền mặt, vì cổ đông ưa thích hình thức này. Thực tế có nhiều cách trả cổ
tức khác như trả bằng cổ phiếu hoặc trả bằng tài sản khác. Việc trả cổ tức bằng
tiền làm hao hụt nguồn tiền mặt của công ty.
Kết luận chương 2
Qua khảo sát số liệu của các công ty cổ phần, luận văn cho thấy bức tranh
hoạt động tài chính của các công ty về cấu trúc vốn, thực trạng huy động vốn và
hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cổ phần. Ngoài ra, chính sách cổ tức của
các công ty cổ phần trong thời gian qua cũng được đề cập ởû chương 2.
Qua thực trạng của các công ty cổ phần, trong chương 3 luận văn sẽ trình
bày quản lý tài chính tại các công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ
quốc tế. Gia nhập WTO, hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và các công ty cổ phần nói riêng cần chú trọng hơn nữa trong quản lý
tài chính của công ty mình, một vấn đề cần thiết cho sự sống còn và phát triển
của các công ty. Cụ thể, các công ty cần phân tích và xây dựng cho công ty của
mình một chính sách cấu trúc vốn thích hợp, mềm dẻo đáp ứng được các nhu cầu
hoạt động kinh doanh, một chính sách cổ tức phù hợp với từng giai đoạn phát
triển và phù hợp với xu thế thị trường hiện nay.
- 42 -
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ
Qua đánh giá thực tế hoạt động tài chính tại các công ty cổ phần trong thời
gian qua, với những ưu và nhược điểm được trình bày ở phần trên. Trong giai
đoạn hội nhập, các công ty cổ phần cần tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Vấn đề huy động vốn.
- Xây dựng chính sách phân chia cổ tức.
- Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các công ty cổ phần.
3.1 Vấn đề huy động vốn
Vốn có một vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong
nền kinh tế thị trường. Để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình,
và để các hoạt động này được liên tục và có hiệu quả thì cần thiết phải có vốn.
Ngoài ra, tiềm lực vốn mạnh sẽ giúp các công ty có một chỗ đứng trên thị
trường, tạo lợi thế trong cạnh tranh.
Để nâng cao vai trò của vốn kinh doanh trong hoạt động, bên cạnh việc
tạo vốn, các công ty cần có những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, đi đôi với việc bảo toàn và phát triển vốn.
3.1.1 Tối ưu hoá hoạt động huy động vốn
a. Có nhiều nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của công ty cũng như có
nhiều cách tiếp cận đến các nguồn tài trợ. Tuy nhiên để tối ưu hoá hoạt động
huy động vốn, các công ty ngoài việc nâng cao năng lực kinh doanh, cần phải
tạo được sự tin cậy và uy tín của công ty trước các nhà tài trợ. Một trong những
- 43 -
việc cần phải thực hiện để công ty có thể tiếp cận các nguồn vốn một cách dễ
dàng, đó là:
Tạo dựng độ tin cậy của công ty
Nếu công ty muốn sớm nhận được quyết định tài trợ vốn, thì một bộ tài
liệu chứng minh độ tin cậy của công ty sẽ là rất cần thiết. Bộ tài liệu phải thực
sự “bắt mắt”, bộ tài liệu chính là hình ảnh của công ty, cần trình bày rõ ràng,
đầy đủ những thông tin cung cấp cho nhà tài trợ.
Bên cạnh đó, một bộ máy kế toán tài chính hiệu quả cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo dựng độ tin cậy của công ty. Công ty có bộ máy kế
toán hiệu quả, sẽ có tác dụng huy động khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo
yêu cầu kinh doanh, tổ chức sử dụng vốn của công ty sao cho hiệu quả nhất. Bộ
máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ,
lựa chọn phương thức đẩy mạnh kinh doanh làm cơ sở để huy động vốn, đảm bảo
nguồn vốn phát triển hữu ích, từ đó nâng cao lợi nhuận của công ty.
Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty
Xây dựng tài liệu huy động vốn, trình bày các năng lực kinh doanh, năng
lực quản lý, các cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh
doanh cụ thể. Công ty cần phải trình bày trung thực và chứng minh được hiệu
quả kinh doanh qua các báo cáo tài chính, năng lực quản lý qua các hệ thống
chuẩn mực đánh giá và công nhận như chứng nhận tiêu chuẩn ISO…
Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn
Trong thị trường kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro như rủi ro tỷ giá,
lạm phát… nên các nhà tài trợ vốn sẽ luôn xem xét, suy tính rất kỹ về các rủi ro
xấu nhất có thể xảy ra trước khi quyết định tài trợ.
Chính vì vậy, để giúp các nhà tài trợ sớm ra quyết định, công ty cần phải:
- 44 -
- Chứng minh cho nhà tài trợ thấy tài sản của công ty cả hữu hình và vô
hình. Đôi khi tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân
phối… còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Trong
trường hợp cần thiết, có thể thuê tổ chức chuyên nghiệp định giá công ty
để việc huy động vốn được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Trong phương án vay vốn, trình bày rõ ràng, chi tiết tính tối ưu và khả thi
của khoản tiền huy động. Các hoạt động kinh doanh được đầu tư từ vốn
tài trợ phải có lợi nhuận cao hơn chi phí huy động vốn.
b. Ngoài ra, để thực hiện huy động vốn thành công, các công ty cổ
phần cần thực hiện các bước sau:
Đánh giá tài chính công ty và xây dựng cấu trúc vốn
- Đánh giá, thẩm định và xây dựng cấu trúc vốn cho công ty.
- Thẩm định cấu trúc vốn hiện tại và kế hoạch huy động vốn, xây dựng các
tiêu chí vốn và cấu trúc vốn tối ưu, phân tích đánh giá rủi ro và tính khả
thi của dự án.
- Lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu.
Xây dựng phương án và tài liệu thu hút vốn
- Sau khi hoàn thiện bước đánh giá và xây dựng cấu trúc vốn, lên phương
án và tìm kiếm giải pháp huy động vốn một cách cụ thể và chi tiết:
Tổng quan về nhu cầu huy động vốn của các công ty và các khó khăn
đang gặp phải trong quá trình huy động vốn.
Công ty cần phải nâng cao những hiểu biết về các hình thức huy động vốn
khác nhau, ưu và nhược điểm của mỗi hình thức (vay ngân hàng, vốn của
quỹ đầu tư và các công cụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán).
- 45 -
Cơ sở và điều kiện chọn lựa hình thức huy động vốn phù hợp với vòng đời
phát triển của công ty.
- Lập tài liệu thu hút vốn từ các nhà đầu tư.
Thu hút vốn đầu tư
- Tiếp cận nguồn vốn của những nhà đầu tư tiềm năng: nhà đầu tư tổ chức
cũng như những nhà đầu tư cá nhân tiềm năng.
- Đàm phán và xây dựng các điều kiện, thoả thuận đầu tư thích hợp trong
suốt quá trình huy động vốn.
Về phía nhà nước, phải có biện pháp phát triển thị trường tiền tệ, thị
trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng
thương mại để giúp các công ty cổ phần có thể huy động vốn một cách dễ dàng.
Ngoài ra, Nhà nước cần khuyến khích thành lập các định chế tạo lập thị trường,
các nhà đầu tư có tổ chức, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường
vốn, nhằm huy động vốn và khuyến khích tính chuyên nghiệp trong quản trị
doanh nghiệp theo thông lệâ quốc tế.
- Hiện nay theo quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2005
của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị
trường chứng khoán Việt Nam có quy định: “tổ chức, cá nhân nước ngoài
mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trên Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc một quỹ đầu tư chứng
khoán”. Chính tỷ lệ khống chế vốn vào các công ty cổ phần ở mức thấp
như hiện nay đang trở thành rào cản, khó thu hút vốn được các nhà đầu tư
lớn vào các công ty cổ phần. Bởi vì các quỹ đầu tư thường có tiêu chí đầu
tư như ngành nghề, số vốn đầu tư vào công ty, quy mô công ty… nếu giới
- 46 -
hạn tỷ lệ thì e công ty không đủ quy mô để các quỹ đầu tư. Chẳng hạn
như một quỹ đầu tư có tiêu chí đầu tư vào một công ty ít nhất là 3 triệu
USD, tương đương gần 50 tỷ đồng. Như vậy với tỷ lệ khống chế 49%, chỉ
có những công ty có số vốn 100 tỷ đồng trở lên mới sẵn sàng bán cổ
phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài và số công ty có quy mô to như thế
không phải là nhiều. Rõ ràng, các công ty cổ phần đang rất cần vốn, cần
công nghệ quản lý tiên tiến, cần đối tác đầu tư chiến lược, nhưng với tỷ lệ
khống chế như quy định hiện tại, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
vào Việt Nam khó dịch chuyển, thị trường chứng khoán cũng sẽ dậm chân
tại chỗ. Một sự thay đổi, đó là cái mà các nhà đầu tư và các doanh nghiệp
đang chờ. Để khuyến khích hơn nữa dòng vốn đầu tư nước ngoài, cần phải
mở rộng tối đa tỷ lệ sở hữu đầu tư nước ngoài tại các ngành nghề, có thể
mở room cho nhà đầu tư nước ngoài từ 51-100%. Việc này sẽ giúp doanh
nghiệp huy động vốn sẽ trở nên dễ dàng hơn trước, do được gia tăng tỷ lệ
các nhà đầu tư tổ chức, cả trong nước và nước ngoài.
- Ngoài ra, cần có giải pháp đòn bẫy để kích thích nhanh sự phát triển của
thị trường chứng khoán, khuyến khích các công ty tự nguyện ra niêm yết.
Giải pháp này sẽ mang lại những lợi ích như sau:
Một khi nhiều doanh nghiệp ra niêm yết, TTCK sẽ sôi động, các doanh
nghiệp có điều kiện huy động vốn từ nhiều dạng nhà đầu tư khác nhau để
phát triển, có thể cải thiện mức độ tín nhiệm của công ty, huy động vốn
vay dễ dàng và rẻ hơn.
Một khi TTCK phát triển ổn định, tạo điều kiện cho cổ phiếu niêm yết và
chưa niêm yết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45606.pdf