MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn.5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.6
7. Kết cấu của luận văn .6
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG .8
1.1. Tổng quan về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập .8
1.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập.8
1.1.2. Nguồn thu và nhiệm vụ chi trong các đơn vị sự nghiệp công lập .14
1.1.3. Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập .17
1.2. Nội dung quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công.25
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính trong tổ chức công .25
1.2.2. Nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập .28
1.2.3. Quy trình quản lý tài chính .29
1.2.4. Quy chế chi tiêu nội bộ.35
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra quản lý tài chính trong đơn vị công .39
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý tài chính các đơn vị sự
nghiệp công lập .40
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước .40
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm.44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .46
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI .47
116 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ dung quất, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột loạt những cải cách, ngày nay ở Thuỵ Điển, Chính phủ chỉ ấn định
khối lượng và chất lượng đầu ra của các sản phẩm do các cơ quan hành chính sự
nghiệp cung cấp. Kinh phí ngân sách của từng đơn vị bao gồm lương và các chi phí
hành chính khác được cấp phát một cách ổn định.
2. Kinh nghiệm của Canada: Lương được trả dựa trên kết quả đàm phán với
các tổ chức công đoàn, tiền lương của công chức tại các địa phương phụ thuộc vào
kết quả đàm phán, khả năng ngân sách địa phương...
KP ngân sách cấp ổn định cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, chuyển từ
việc cấp theo mục chi tiết sang những mục tổng hợp, một số đơn vị được cấp phát
kinh phí theo hình thức trọn gói (giao trọn gói kinh phí cho việc thực hiện một số
nhiệm vụ cụ thể nào đó đã được xác định trước).
44
3. Kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp: Hệ thống thang bảng lương thực hiện
theo chức năng của mỗi nghề nghiệp và thống nhất toàn quốc (do đặc điểm của nền
hành chính tản quyền), KP hành chính được giao ổn định, việc dự toán hàng năm
(kể cả việc quyết định ngân sách của Quốc hội chỉ biểu quyết những khoản KP mới,
những KP thực hiện ổn định được quyết định chuyển nguyên vẹn sang năm mới).
Việc lập và duyệt dự toán cho các cơ quan hành chính cũng thực hiện như vậy,
những cơ quan đã hoạt động ổn định thì KP ngân sách hầu như không thay đổi.
Quản lý KP NSNN cũng được chuyển từ những mục chi rất chi tiết sang những mục
chi tổng hợp để tạo cho quá trình sử dụng của các cơ quan được chủ động hơn. Hiện
nay, Cộng hoà Pháp cũng đang tiếp tục nghiên cứu và chuẩn bị thực hiện từ năm
2002 việc cấp KP phí trọn gói theo hướng quản lý đầu ra của sản phẩm.
Cùng với lý thuyết về quản lý theo đầu ra, cơ sở khoa học cho việc đề xuất
giải pháp thực hiện cơ chế khoán chi hành chính và tự trang trải còn xuất phát từ
cách tiếp cận mới về hiệu quả. Cách tiếp cận mới về hiệu quả được áp dụng cho cả
khu vực dịch vụ công cộng chính là mối quan hệ giữa đầu vào và số lượng, chất
lượng đầu ra. Khi các cơ quan sự nghiệp hoàn thành công việc (đầu ra quy định
trước) thì nâng cao hiệu quả là giảm chi phí đầu vào. Biện pháp để quản lý chi phí
đầu vào trong hoạt động của cơ quan HCSN chính là biện pháp khoán quỹ lương,
khoán kinh phí ngân sách hoạt động.
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm
1.3.2.1. Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam
Qua kinh nghiệm áp dụng lý thuyết quản lý theo đầu ra trong thực tế của một
số nước, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:
- Trong QLTC, khi KP được giao cho một cộng đồng, một tập thể tự quản và
quyết định thì nó thường được sử dụng hợp lý, sát nhu cầu thực tiễn và đạt được
hiệu quả cao hơn.
- Đối với một số cơ quan, tổ chức có quy trình hoạt động phức tạp thì việc ấn
định chi phí đầu vào và quản lý, kiểm soát các sản phẩm đầu ra sẽ buộc tổ chức đó
tự sắp xếp, cải tiến quy trình và sử dụng KP hiệu quả hơn. Đồng thời, với quy trình
45
được cải tiến một cách thường xuyên, trong điều kiện kiểm soát chặt chẽ về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ, các sản phẩm đầu ra của tổ chức đó cũng luôn được nâng
cao chất lượng.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, việc thực hiện cơ chế khoán chi và tự
trang trải là có thể thực hiện và đem lại hiệu quả vì: việc phân bổ NS trọn gói, giao
đơn vị chủ động về cách thức chi tiêu sẽ thúc đẩy các cơ quan, đơn vị phải tự tiết
kiệm chi tiêu trên nguyên tắc hạn chế việc tuyển thêm người, tổ chức, phân công lại
lao động có hiệu quả hơn vì không ai hiểu hơn chính họ về những vấn đề đó.
- Qua quá trình thực hiện về các khoản kinh phí trọn gói (khoán chi và tự
trang trải) người ta có thể dần dần xây dựng được các định mức chi tiêu, định biên
và mô hình tổ chức, phân công lao động một cách sát thực, hợp lý hơn.
1.3.2.1. Bài học kinh nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Qua một số nội dung khảo sát kinh nghiệm quốc tế có thể nhận ra một số
nhận xét cụ thể sau với việc QLTC đối với các đơn vị sự nghiệp công lập:
- Xu hướng chuyển giao một số dịch vụ công cộng cho khu vực tư ngày càng
mở rộng. Hầu hết các quốc gia áp dụng nguyên tắc: cái gì các thành phần kinh tế
khác có thể làm được thì Nhà nước không tham gia (trong trường hợp này Chính
phủ chỉ đóng vai trò kiểm soát, điều tiết và bảo hộ để các thành phần khác thực hiện
một cách thuận lợi) cái gì mà các thành phần khác không hoặc chưa tham gia thì
Nhà nước phải là người chịu trách nhiệm cung ứng nó cho xã hội.
- Phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm giữa Chính phủ và Chính quyền địa
phương trong việc quản lý các hoạt động dịch vụ công khá rõ ràng, rành mạch. Có
những lĩnh vực chỉ có trung ương chịu trách nhiệm thực hiện (như y tế, giáo dục ở
bậc đại học, ...), có những lĩnh vực cả Trung ương và địa phương quản lý (dịch vụ
môi trường). Nhìn chung, trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ công,
Chính phủ tập trung đề ra chiến lược, chính sách, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và
phân bổ ngân sách, thực hiện kiểm toán, chính quyền địa phương, thực hiện ký kết
hợp đồng với các công ty tư nhân và giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
46
- Nghĩa vụ và trách nhiệm cung ứng dịch vụ công của các cơ quan, tổ chức
nhà nước và tư nhân cũng như của các cá nhân, tổ chức hưởng thụ dịch vụ được luật
hóa một cách đầy đủ, chi tiết. Trong trường hợp bị vi phạm sẽ xử lý bằng hình thức
phạt tiền (nếu vi phạm nhỏ) hoặc phạt tiền và rút giấy phép.
- Quyền tự chủ về tài chính và nhân lực của các đơn vị trực tiếp cung ứng
dịch vụ công được đảm bảo, đồng thời Chính phủ và Chính quyền địa phương tăng
cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý các sai phạm một cách kịp thời để
đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương I đã trình bày tổng quan về quản lý tài chính trong các đơn vị sự
nghiệp công. Đây là cơ sở khoa học để làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng
quản lý tài chính tại Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất, tỉnh
Quảng Ngãi ở chương 2 và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại Trường.
47
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY NGHỀ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1.1. Về quy mô đào tạo
2.1.1.1. Kết quả tuyển sinh học nghề giai đoạn 2011 - 2015
Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực lao động xã hội
qua đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, qua 05 năm (2011 - 2015), lao động
của Tỉnh cơ bản đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần tăng dần tỷ
trọng lao động trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ
trọng lao động trong nông nghiệp, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của Tỉnh. Tuyển sinh học nghề của các trường công lập đạt được thành
tựu nhất định như sau:
Bảng 2.1. Kết quả tuyển sinh học nghề giai đoạn 2012 - 2016 trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi
Đơn vị tính: người
STT Các trường dạy nghề
Kết quả tuyển sinh
Tổng
giai
đoạn
2012 -
2016
Trong đó:
Cao
đẳng
nghề
Trung
cấp
nghề
Sơ cấp và
dưới 3
tháng
1 Trường cao đẳng nghề 19.852 3.651 4.620 11.581
2 Trường Trung cấp nghề 9.152 - 5.583 3.569
3 Trung tâm dạy nghề 12.192 - - 12.192
TỔNG CỘNG 41.196 3.651 10.203 27.342
[Nguồn: tác giả thu thập dữ liệu]
48
Qua Bảng 2.1 ta thấy: quy mô đào tạo nghề của các trường trên địa bàn
Tỉnh tăng trong những năm qua, nếu giai đoạn 2006 - 2010 quy mô đào tạo là
22.502 người thì giai đoạn 2012 - 2016 quy mô đào tạo là 41.196 người (tăng
183% so với giai đoạn 2006 - 2010). Đây là nguồn cung lao động dồi dào, có kỹ
năng và trình độ tay nghề, cung cấp cho thị trường lao động trên địa bàn Tỉnh
(chi tiết Phụ lục 2.1).
Đào tạo nghề đã cơ bản đáp ứng nguồn cung lao động cho các doanh
nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp của Tỉnh, tuy nhiên, cơ cấu trình độ
đào tạo nghề của Tỉnh chưa thật sự phù hợp, chưa đào tạo đủ số lượng công nhân
có trình độ tay nghề cao theo nhu cầu của thị trường.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu trình độ đào tạo nghề tại các trường dạy nghề
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
6,4%
11,6%
82,0%
Cao đẳng nghề
Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề và dạy
nghề dưới 3 tháng
[Nguồn: 12]
Với thực trạng như Biểu đồ 2.1 cho thấy, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên
địa bàn Tỉnh qua đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và có kỹ năng
nghề kỹ thuật cao còn thấp, đa số lao động chỉ tham gia học nghề ngắn hạn (từ 12
tháng trở xuống). Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý,
chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của ngành kinh tế, chưa đáp ứng được
nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động.
49
2.1.2. Về cơ cấu
2.1.2.1. Mạng lưới các trường dạy nghề
Mạng lưới trường công lập đã có bước phát triển về số lượng và phân bố
tương đối đều ở các khu vực trên địa bàn Tỉnh, được đầu tư phát triển ở khu vực
phía Bắc, Nam, khu vực trung tâm của Tỉnh và đã hình thành ở khu vực miền
núi, hải đảo.
Tính đến ngày 31/12/2015, tỉnh Quảng Ngãi có 11 trường công lập có
tham gia đào tạo nghề (gồm có: 03 trường Cao đẳng nghề, 02 trường Trung cấp
nghề, 06 trường Trung tâm dạy nghề), tăng 05 cơ sở công lập so với giai đoạn
2006 - 2010, trong đó:
a) Phân theo trình độ đào tạo:
Các trường công lập đào tạo trình độ Cao đẳng nghề: 03 cơ sở, đào tạo
trình độ Trung cấp nghề: 02 cơ sở, đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề
dưới 03 tháng: 06 cơ sở.
b) Phân theo cấp bậc quản lý:
Trung ương quản lý: 02 cơ sở, địa phương quản lý: 09 cơ sở.
c) Phân theo địa bàn:
Mạng lưới trường dạy nghề phủ khắp địa bàn Tỉnh. (chi tiết Phụ lục 2.2).
Thực tế tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay có các khu công nghiệp như: Khu
Kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp Tịnh Phong và mới đây là Khu công
nghiệp VSIP đã và đang được chú trọng đầu tư mạnh nhằm phát huy các lợi thế
của khu vực, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội,
thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các khu công nghiệp này thu hút số
lượng lớn nguồn lao động qua đào tạo nghề, đặc biệt lao động có kỹ năng, tay
nghề cao, làm việc trong các dây chuyền hiện đại của doanh nghiệp. Chính vì
vậy, việc mạng lưới trường công lập có tham gia đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh
tăng nhanh trong thời gian qua đã góp phần giúp cho người học có thể tham gia
đăng ký học với nhiều hình thức thuận lợi như: học tại chỗ, ban đêm để ban ngày
tham gia sản xuất nông nghiệp tại địa phương, giúp lao động có thể tự chọn lựa
50
cho mình một cơ sở đào tạo nghề để họ thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao
thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo cho địa phương.
Đây là sự nỗ lực của địa phương trong việc tăng cường năng lực đào tạo nghề,
tạo cơ hội công bằng về học tập cho mọi người dân nhằm phát triển nguồn nhân
lực lao động phục vụ cho nền kinh tế - xã hội tại địa phương.
Biểu đồ 2.2. Số lượng trường dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi năm 2006 và giai đoạn 2011 – 2016
0
3 3
2 2
4
3
2
6
0
1
2
3
4
5
6
Năm 2006 Năm 2010 Năm2016
Trường
Cao đẳng
nghề
Trường
Trung cấp
nghề
Trung tâm
dạy nghề
[Nguồn: tác giả thu thập dữ liệu]
Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận lợi vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định
như: số lượng trường đào tạo nghề trình độ cao đẳng còn ít. Số lượng lao động
qua đào tạo này mới chỉ cung cấp được nguồn lao động phổ thông chứ chưa đảm
bảo đáp ứng nguồn lao động có trình độ cao, tay nghề cao theo yêu cầu của
doanh nghiệp tại địa phương.
2.2.2.2. Ngành nghề đào tạo tại các trường dạy nghề trên địa bàn Tỉnh
Ngành nghề đào tạo tại các trường dạy nghề trên địa bàn Tỉnh khá phong
phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu học nghề, năng lực đào tạo nghề của trường
và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm kinh tế -
xã hội của địa phương.
51
Ngành nghề đào tạo phân chia theo các cấp trình độ đào tạo: Nhóm ngành
nghề đào tạo các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp theo quy định về danh mục
ngành nghề của Bộ Lao động - TB&XH, các nghề đào tạo ngắn hạn và dạy nghề
cho lao động nông thôn theo quy định của TCDN, Bộ Nông nghiệp &PTNT và
quy định danh mục đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 được
UBND tỉnh phê duyệt [19].
Giai đoạn 2012 - 2016, theo thống kê của Sở Lao động - TB&XH thì các
trường dạy nghề trên địa bàn Tỉnh đã tổ chức đào tạo với hơn 60 ngành nghề
khác nhau, tập trung ở 03 nhóm ngành nghề sau: nhóm nghề kỹ thuật - công
nghiệp - thủ công mỹ nghệ, nhóm nghề thương mại - dịch vụ và nhóm nghề nông
- lâm - ngư nghiệp phục vụ cho việc đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực cho
nền kinh tế của địa phương. Hàng năm, Tỉnh đã tổ chức rà soát danh mục ngành
nghề đào tạo từ cấp xã, phường, thị trấn để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo
nhu cầu thực tế tại địa phương.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nhóm ngành nghề đào tạo tại các trường dạy nghề công
lập trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2012 – 2016
27%
23%
50%
Nhóm nghề kỹ
thuật - công
nghiệp - thủ công
mỹ nghệ
Nhóm nghề
thương mại - dịch
vụ
Nhóm nghề nông
lâm - ngư nghiệp
[Nguồn: tác giả thu thập dữ liệu năm 2016 ]
Tuy năng lực đào tạo của các trường công lập có khả năng tổ chức rất
nhiều ngành nghề, nhưng thực tế nhu cầu học nghề của người lao động chỉ mới
tập trung vào một số nghề như: điện công nghiệp, dân dụng, công nghệ thông tin,
kế toán doanh nghiệp, phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm, chăn nuôi, trồng
52
lúa, mì... Còn ở các khu công nghiệp trên địa bàn rất cần nhân lực như: hàn kỹ
thuật cao, tự động hoá, vận hành sửa chữa thiết bị hóa dầu, vận hành sửa chữa
thiết bị lạnh thì vẫn chưa được đào tạo nhiều để đáp ứng yêu cầu phát triển về
các ngành công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh. Do vậy, trong thời gian tới, cần định
hướng và có chính sách đào tạo những ngành nghề phù hợp với nhu cầu về lao
động tại các khu công nghiệp phục vụ cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh
(chi tiết Phụ lục 2.3).
2.2.2.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
a) Đội ngũ giáo viên tại các trường dạy nghề trên địa bàn Tỉnh
Đội ngũ giáo viên tại các trường công lập trên địa bàn Tỉnh tăng về số
lượng và chất lượng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Đến nay, ngân sách
trung ương và địa phương đã và đang cố gắng bố trí kinh phí hỗ trợ hàng năm để
bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo, kỹ năng và chuyên môn nghề cho đội ngũ
giáo viên, dần đảm bảo đủ chuẩn quy định, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nghề cho
nguồn nhân lực, trong đó ưu tiên cho số giáo viên dạy các nghề trọng điểm của
Tỉnh. Cụ thể so sánh số lượng tăng giảm như sau:
Bảng 2.2. Bảng so sánh số lượng đội ngũ giáo viên tại các trường Dạy
nghề trên địa bàn Tỉnh năm 2012 và 2016
Đơn vị tính: người
Năm
Tổng
số giáo
viên
Trong đó:
Trình độ đào tạo Kỹ năng nghề
Chuyên môn
nghề
Tiến
sỹ
Thạc
sỹ
Đại
học
Cao
đẳng
Công
nhân
kỹ
thuật
Kỹ
năng
nghề
quốc
gia
Theo
bậc
thợ
Nghệ
nhân
Kỹ
năng
dạy
học
Sư
phạm
kỹ
thuật
Sư
phạm
dạy
nghề
Bậc
I, II
2012 362 0 52 261 20 75 0 25 0 0 24 30 97
2016 499 1 73 333 42 50 7 33 1 260 69 229
10
1
Tăng +
/Giảm-
+137 + 1 +21 + 72 + 22 - 20 + 7 + 8 + 1 + 260 + 45 + 199 - 4
[Nguồn: tác giả thu thập dữ liệu]
53
Tuy đội ngũ giáo viên có tăng về số lượng và chất lượng nhưng so với yêu
cầu phát triển giáo dục nghề nghiệp tại địa phương thì số lượng giáo viên như
hiện nay vẫn còn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy (nhất là kỹ năng
thực hành), chậm tiếp cận những đổi mới về áp dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy, ít có cơ hội cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ. Cụ thể như sau:
tỷ lệ học sinh/giáo viên quy đổi hiện nay là 47,6 và cao hơn so với chuẩn quy
định là 2,4 lần; có 70 - 80% giáo viên đạt chuẩn trình độ chuyên môn và sư
phạm nghề theo quy định của Bộ Lao động - TB&XH; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn
về trình độ chuyên môn nghề và kỹ năng nghề mới đạt khoảng 20,2%, chỉ mới
có khoảng 50% số lượng giáo viên đạt chuẩn trình độ Ngoại ngữ và Tin học.
Đây là một trong những hạn chế cần chú trọng, nhà quản lý cần quan tâm để tổ
chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ sư phạm, sư phạm nghề, kỹ năng nghề và kỹ
năng cập nhật thông tin, phương pháp giảng dạy mới cho giáo viên trong thời
gian tới nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo (chi tiết xem tại Phụ lục 2.4).
b) Đội ngũ cán bộ quản lý các trường dạy nghề trên địa bàn Tỉnh
Đội ngũ cán bộ quản lý là một trong những yếu tố quan trọng, có vai trò
quyết định trong việc đảm bảo chất lượng dạy nghề. Trong những năm qua, được
sự quan tâm, bố trí kinh phí bồi dưỡng theo hướng chuẩn hoá, đáp ứng yêu cầu
sự nghiệp giáo dục trong đào tạo nghề nên số cán bộ quản lý này đã dần được cải
thiện về số lượng và chất lượng đào tạo. Chính vì vậy nên theo các thống kê đội
ngũ cán bộ quản lý tại các trường công lập trên địa bàn Tỉnh của Sở Lao động -
TB&XH từ năm 2012 - 2016, đội ngũ cán bộ quản lý có sự thay đổi nhanh chóng
về số lượng, tăng từ 96 người năm 2011 lên đến 137 người năm 2015 và chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý cũng đã dần được nâng cao ở các cấp trình độ đào
tạo từ công nhân kỹ thuật đến bậc cao hơn là thạc sỹ, tiến sỹ.
54
Bảng 2.3. Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý năm 2016 tại các trường dạy
nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Đơn vị tính: người
T
STT
Các trường công lập
Tổng
số
Trình độ đào tạo
Tiến
sỹ
Thạc sỹ
Đại
học
Cao
đẳng
Công
nhân
kỹ
thuật
TỔNG CỘNG 149 1 38 88 12 10
1 Trường cao đẳng nghề 67 1 22 35 6 3
2 Trường Trung cấp nghề 51 0 12 32 2 5
3 Trung tâm dạy nghề 31 0 4 21 4 2
[Nguồn: 10]
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý có tăng về số lượng và ngày càng
được nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, tin học. Tuy
nhiên, số cán bộ này vừa tham gia quản lý vừa kiêm nhiệm giảng dạy, đa số
được đưa lên từ giáo viên nên chưa được bồi dưỡng các kiến thức về quản lý,
chưa được tiếp cận phương pháp mới và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý
gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình quản lý đào tạo nghề của đội ngũ cán
bộ (chi tiết Phụ lục 2.4).
2.1.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo
a) Về cơ sở vật chất
Hiện trạng cơ sở vật chất tại các trường công lập trên địa bàn Tỉnh hầu hết
chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của TCVN 9210:2012. Các trường dạy nghề
công lập thuộc các Bộ, ngành trung ương quản lý được đầu tư mạnh về cơ sở vật
chất nên phòng học, nhà xưởng đáp ứng được những quy định về tiêu chuẩn.
Còn lại, phần lớn các cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định về diện tích phòng
học, giảng đường; đặc biệt, phòng học và nhà xưởng của các trung tâm dạy nghề
thuộc Hội đoàn thể hầu hết là thuê, mượn. Do vậy, địa điểm đào tạo phân tán
nhiều nơi, khiến cho việc triển khai các hoạt động đào tạo gặp nhiều khó khăn;
55
phòng học và nhà xưởng nhìn chung chưa được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn
nên chưa đảm bảo chất lượng dạy lý thuyết và thực hành nghề. Một số trường có
xưởng thực hành, thực tập chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo, mặt bằng nhà xưởng
nhỏ, chưa đúng theo tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng như tiêu chuẩn chiếu sáng,
phòng cháy chữa cháy, thông gió, tải trọng. Do đó các trường phải chia thành
nhiều ca thực hành, hoặc thuê cơ sở vật chất nên rất khó khăn cho việc thực hành
và làm hạn chế việc thực tập của học sinh - sinh viên. Một số trường không có thư
viện phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm hiểu tài liệu học tập của học sinh - sinh viên và
cán bộ giáo viên. Khu ký túc xá mới chỉ có ở một số trường đại học, cao đẳng
nghề, trung cấp nghề, còn ở trung tâm công lập các huyện miền núi vẫn chưa được
đầu tư để tạo điều kiện chỗ ở, sinh hoạt cho học viên đi học xa, mùa mưa lũ...
Nhiều trường không có diện tích dành cho các hoạt động văn hoá, thể thao.
Nhìn chung, tuy các trường công lập trên địa bàn Tỉnh có được bố trí vốn
đầu tư, nhưng tổng mức đầu tư hằng năm thấp so với dự án được UBND tỉnh phê
duyệt nên thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề vẫn còn quá nhiều khó
khăn, thiếu thốn. Và vì cơ sở vật chất quá thiếu thốn, bố trí vốn đầu tư thấp dẫn
đến đầu tư không đồng bộ, chắp vá so với yêu cầu đào tạo nghề, đặc biệt là đào
tạo lao động có trình độ kỹ thuật cao.
b) Về thiết bị dạy nghề
Thực trạng thiết bị dạy nghề vẫn còn thiếu thốn về số lượng và chủng loại,
một số thiết bị có được trang bị nhưng chưa đồng bộ, kỹ thuật lạc hậu so với kỹ
thuật và công nghệ sản xuất hiện đại, chưa đáp ứng được việc thực hành nghề
của học sinh - sinh viên hoặc chỉ phù hợp với điều kiện kỹ thuật tại các doanh
nghiệp có qui mô nhỏ, chưa phù hợp với trang thiết bị tại doanh nghiệp lớn trong
các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
Thực tế trước đây, chỉ mới có trường cao đẳng nghề trực thuộc Trung
ương mới được đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề, đáp ứng đào tạo các
nghề công nghệ cao, cung cấp lao động có trình độ kỹ thuật cho doanh nghiệp
56
thuộc Khu công nghiệp Tịnh Phong, Khu Kinh tế Dung Quất. Các trường công
lập còn lại vẫn chưa đảm bảo danh mục thiết bị tối thiểu theo quy định của Bộ
Lao động - TB&XH; nhất là các trường ở miền núi, hải đảo, mặc dù đã được hỗ
trợ một phần chi phí mua sắm nguyên nhiên vật liệu, nhưng vẫn không đáp ứng
được yêu cầu về thiết bị dạy thực hành của một số nghề đào tạo hệ sơ cấp; trong
lớp học nghề vẫn còn trường hợp người học nghề phải thực hành nhóm chung
trên một thiết bị. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo nghề của
cơ sở đào tạo, đến chất lượng tay nghề của học sinh - sinh viên và không đáp
ứng được yêu cầu vị trí việc làm của doanh nghiệp.
Trước thực trạng trên, trong những năm gần đây, để tăng cường đào tạo
nghề nâng cao chất lượng tay nghề cho nguồn lao động trên địa bàn Tỉnh, Trung
ương và địa phương đã chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các
trường công lập trên địa bàn Tỉnh. Một số trường đã được chú trọng đầu tư từ
Dự án Đổi mới phát triển dạy nghề nhằm đầu tư cho các nghề trọng điểm cấp
quốc gia, khu vực và quốc tế như: trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ
Dung Quất, Cao đẳng nghề Cơ giới, Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc -
Quảng Ngãi, Trung cấp nghề tỉnh Quảng Ngãi, Trung cấp nghề Đức Phổ; từ Dự
án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng
Chính phủ phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: các Trung tâm
Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp Tỉnh và các huyện. Việc
đầu tư trên đã từng bước đáp ứng điều kiện cần thiết cho quá trình đào tạo nghề
tại địa phương. Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư còn hạn chế nên vẫn chưa theo kịp
sự đổi mới về công nghệ, thiết bị trong thực hành nghề; mức đầu tư kinh phí mua
sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy tại một số trung tâm huyện miền núi còn
thiếu thốn, chưa được đầu tư đồng bộ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy lý
thuyết và thực hành nghề, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại chỗ (chi tiết Phụ lục 2.5)
57
2.1.3. Về chất lượng đào tạo nghề
- Chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề trên địa bàn Tỉnh
Được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa
phương, chất lượng đào tạo của các trường công lập trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi đang dần đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động hiện nay. Theo kết
quả tự kiểm định chất lượng đào tạo nghề thì trên địa bàn Tỉnh có 2/2 trường cao
đẳng nghề đạt cấp độ I, 2/2 trường trung cấp nghề đạt cấp độ II, các trung tâm
dạy nghề và cơ sở khác có tham gia dạy nghề cũng đã và đang thực hiện công tác
tự kiểm định chất lượng đào tạo nghề. Thông qua các đợt kiểm định chất lượng
dạy nghề, các trường công lập đã đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu,
chương trình, nội dung dạy nghề trong từng giai đoạn nhất định, giúp cơ sở dạy
nghề xây dựng các giải pháp thực hiện trong thời gian đến để tiếp tục nâng cao
chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Tuy thực tế đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh đã có sự thay đổi dần về chất
nhưng vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Một số tồn tại, hạn chế về thực
trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề và sự thiếu thốn về số lượng cũng như số
lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn,
tay nghề cao chưa đạt chuẩn vẫn còn không ít gây khó khăn cho các trường công
lập trong việc đào tạo nguồn nhân lực lao động xã hội đáp ứng được đào tạo ra
một đội ngũ có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp
- Chất lượng của lao động sau đào tạo nghề và mức độ đáp ứng công việc
theo yêu cầu của doanh nghiệp
Hiện nay, chất lượng đào tạo nhân lực lao động của Việt Nam mặc dù đã
có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động
về kỹ năng cứng (kỹ năng nghề) và kỹ năng mềm (tác phong công nghiệp, khả
năng làm việc theo nhóm, an toàn lao động) [31, tr. 12]. Theo khảo sát của
VCCI năm 2011, chỉ số hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dạy nghề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_tai_chinh_tai_truong_cao_dang_nghe_ky_thuat.pdf