Luận văn Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 5

1.1. Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm xã hội 5

1.2. Quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam 19

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30

2.1. Quá trình hình thành và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội qua các giai đoạn 30

2.2. Thực trạng quản lý tài chính 41

2.3. Đánh giá chung 62

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 86

3.1. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam 86

3.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam 90

3.3. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam 93

3.4. Một số kiến nghị 108

KẾT LUẬN 114

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 116

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 123

 

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng từ như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khai sinh … và lập danh sách người lao động của đơn vị để hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức gửi cơ quan BHXH tỉnh, BHXH huyện. Đơn vị sử dụng lao động được BHXH tỉnh, BHXH huyện ủy quyền chi trả trực tiếp cho người lao động các chế độ nói trên. + BHXH tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt, chuyển tiền thanh toán, quyết toán chi các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức đối với những đơn vị do BHXH tỉnh thực hiện quản lý thu BHXH và ghi sổ BHXH cho người lao động ở đơn vị đó. + BHXH huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt, chuyển tiền thanh toán, quyết toán chi các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức đối với những đơn vị do BHXH huyện thực hiện quản lý thu BHXH và ghi sổ BHXH cho người lao động ở đơn vị đó. * Đối với các chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất: Đơn vị sử dụng lao động (hoặc người thân của đối tượng đang hưởng BHXH) tập hợp các hồ sơ như: biên bản điều tra tai nạn lao động; biên bản tai nạn giao thông hoặc khám nghiệm hiện trường - đối với trường hợp bị tai nạn giao thông đề nghị xét hưởng chế độ tai nạn lao động; biên bản đo đạc môi trường lao động có yếu tố độc hại gây nên bệnh nghề nghiệp; biên bản giám định suy giảm sức khỏe; quyết định cho nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH của người sử dụng lao động; sổ BHXH của người lao động; giấy chứng tử... gửi đến cơ quan BHXH tỉnh để kiểm tra và ra quyết định hưởng các chế độ BHXH (không phân cấp cho BHXH huyện). Định kỳ Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thẩm định, nếu phát hiện sai sót sẽ được điều chỉnh và BHXH tỉnh phải chịu trách nhiệm thực hiện truy thu (nếu giải quyết thừa) hoặc cho đối tượng truy lĩnh (nếu giải quyết thiếu). Các quan hệ 12, 13 và 14: Đây là nội dung công việc do BHXH huyện thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng. Các đối tượng được quản lý và theo dõi biến động (do di chuyển, hết thời hạn hưởng, do chết) và tổ chức chi trả theo địa bàn huyện, xã (hoặc phường). Yêu cầu của việc chi trả cho các đối tượng này là phải đầy đủ, đến tận tay người được hưởng và trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày vào một thời điểm cố định trong tháng (thông thường được trả từ ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng). Việc chi trả cho các đối tượng hoàn toàn bằng tiền mặt, do đó công tác quản lý tiền mặt (trong quá trình nhận từ Ngân hàng, Kho bạc, vận chuyển đến từng phường, xã, tổ dân phố; trong lúc chi trả cho từng người) là một vấn đề khó khăn và cần đặc biệt quan tâm (thông thường BHXH huyện phải thuê lực lượng công an ở địa phương bảo vệ). Căn cứ vào giấy báo đối tượng di chuyển (từ xã này sang xã khác, từ huyện này sang huyện khác hoặc từ tỉnh này sang tỉnh khác), hết thời hạn hưởng (tuất, mất sức lao động) và đối tượng chết. Hàng tháng, BHXH tỉnh phải điều chỉnh và lập danh sách chi tiết từng đối tượng, phân theo từng loại chế độ (lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tuất) và trên từng địa bàn huyện, phường (hoặc xã), tổ dân phố. BHXH tỉnh chuyển tiền và danh sách các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH cho BHXH huyện để làm căn cứ chi cho đối tượng. Có hai hình thức chi trả: đó là chi trả trực tiếp và chi trả thông qua Ban đại lý ở phường, xã, thị trấn. Quan hệ 12: Chi trả trực tiếp là hình thức BHXH huyện trực tiếp chi trả cho từng người hưởng chế độ BHXH, hình thức này chủ yếu được thực hiện ở những địa bàn có đối tượng hưởng BHXH ít, sống tập trung. Các quan hệ 13 và 14: Chi trả thông qua đại lý phường, xã là hình thức cơ quan BHXH huyện ủy nhiệm cho Ban đại lý ở phường, xã chi trả BHXH cho từng đối tượng. Trong trường hợp này, BHXH huyện phải chuyển danh sách người được hưởng BHXH và tiền mặt cho các Ban đại lý để họ chi trả hộ và các Ban đại lý được hưởng một khoản lệ phí, tùy thuộc vào số lượng đối tượng và số tiền mà Ban đại lý đã thực hiện chi trả hộ. Sau mỗi đợt chi trả, Ban đại lý phải thanh quyết toán ngay với BHXH huyện. Hình thức chi trả này được thực hiện ở những địa phương có số đối tượng hưởng BHXH đông, địa bàn rộng. Quan hệ 15: Các đơn vị dự toán cấp 2 được mở hai tài khoản; 1 tài khoản mở tại Ngân hàng No và PTNT tỉnh để giao dịch thanh toán kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy của đơn vị; 1 tài khoản mở tại chi nhánh Quỹ hỗ trợ tỉnh để giao dịch thanh toán kinh phí chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của đơn vị. * Về chi phí quản lý bộ máy: Các năm 1995, 1996, nguồn kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy do Ngân sách Nhà nước cấp. Các năm từ 1997 đến năm 2000, nguồn kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy được trích từ quỹ BHXH. Trong thời gian từ 1995 đến 2000, nội dung chi, định mức chi và chế độ quản lý chi phí cho hoạt động quản lý bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện như đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước. Hàng năm, căn cứ vào số biên chế lao động được Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ giao và nhiệm vụ, khối lượng công việc đảm nhận; Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập dự toán chi hoạt động quản lý bộ máy trình Hội đồng Quản lý thông qua để gửi Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt. Căn cứ vào dự toán được giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị dự toán cấp 2 và các đơn vị dự toán cấp 2 tiếp tục phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị dự toán cấp 3. Khi kết thúc năm, các đơn vị làm báo cáo quyết toán chi theo trình tự ngược lại, các đơn vị dự toán cấp trên kiểm tra, xét duyệt và chuẩn y cho đơn vị dự toán cấp dưới. Bộ Tài chính kiểm tra và chuẩn y quyết toán cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. * Về chi đầu tư xây dựng trụ sở làm việc: Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ 01/10/1995. Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hầu hết BHXH các tỉnh, BHXH các huyện đều không có trụ sở làm việc, phải đi thuê hoặc được ủy ban Nhân dân các cấp cho mượn tạm trụ sở làm việc. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam đầu tư xây dựng trụ sở của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của cơ quan BHXH ở các địa phương tỉnh và huyện. Để triển khai nhiệm vụ trên, ở mỗi tỉnh, thành lập một Ban quản lý dự án (do Giám đốc BHXH tỉnh kiêm làm Giám đốc Ban quản lý dự án, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc BHXH tỉnh kiêm làm kế toán trưởng Ban quản lý dự án) để quản lý đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của BHXH tỉnh và trụ sở làm việc của BHXH các huyện trên địa bàn tỉnh. Ban quản lý dự án có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Ký hợp đồng với tổ chức tư vấn xây dựng để thực hiện các công việc như: điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát thiết kế, lập tổng dự toán; lập hồ sơ mời thầu xây lắp, mua sắm thiết bị; giám sát kỹ thuật xây dựng; nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình; kiểm định chất lượng xây dựng; kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư. - Trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt các dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu. - Tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng thi công, mua sắm thiết bị với nhà thầu. - Lập hồ sơ xin cấp đất (hoặc mua đất) để xây dựng trụ sở, tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, xin giấy phép xây dựng. - Nghiệm thu khối lượng, thanh toán với các đơn vị ký hợp đồng; tổ chức nghiệm thu công trình, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. - Lập báo cáo quyết toán công trình để trình Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiểm tra, thẩm định và phê duyệt quyết toán. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm quản lý về quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và trụ sở làm việc của BHXH các tỉnh, BHXH các huyện. Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý một số nội dung: quy mô đầu tư của từng trụ sở BHXH tỉnh, BHXH huyện; quy trình, quy phạm đầu tư, chất lượng, hiệu quả đầu tư và tiến độ đầu tư; quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán và phê duyệt quyết toán đầu tư. Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu đầu tư của BHXH các tỉnh và nguồn vốn đầu tư được cân đối; Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư cho từng địa phương về số lượng công trình được đầu tư trong năm, tiến độ đầu tư và nguồn vốn được cân đối. Thực hiện thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; hồ sơ mời thầu và kế hoạch đấu thầu; kết quả đấu thầu và quyết toán công trình hoàn thành do các Ban quản lý dự án trình phê duyệt. Định kỳ tổ chức kiểm tra chất lượng thi công ở những công trình trọng điểm. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về quản lý đầu tư xây dựng cho các Ban quản lý dự án để nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các Ban quản lý dự án. Quan hệ 16: BHXH huyện được mở một tài khoản ở Ngân hàng No và PTNT huyện để giao dịch thanh toán kinh phí chi cho hoạt động quản lý bộ máy của BHXH huyện. Nội dung, định mức, chế độ quản lý chi tiêu tương tự như đối với BHXH tỉnh. BHXH huyện không được phân cấp thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng trụ sở BHXH huyện. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những thành tựu đạt được Trong những năm qua, chính sách BHXH được tổ chức thực hiện và đã đạt được những kết quả to lớn. Đã góp phần ổn định cuộc sống của hàng triệu người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội, lực lượng vũ trang và trong các đơn vị làm kinh tế, sản xuất kinh doanh khi họ gặp phải những biến cố về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Chính sách BHXH đã góp phần quan trọng để động viên sức người, sức của trong sự nghiệp chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chỉ tính đến năm 1994, chính sách BHXH đã bảo đảm trợ cấp cho hơn 6 triệu lượt người hưởng trợ cấp thai sản; hơn 3 vạn người hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; gần 60 vạn người hưởng trợ cấp mất sức lao động; 1,5 triệu người hưởng lương hưu trong đó có 16 vạn sĩ quan quân đội, công an; 30 vạn người hưởng tiền tuất hàng tháng; hàng chục vạn người được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức [55, tr. 15]. Kể từ khi thực hiện chính sách BHXH quy định tại Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/06/1994 đến nay, được quy định cụ thể trong các Nghị định, Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đạt được những kết quả, đó là: Thứ nhất: Đối tượng tham gia BHXH được mở rộng đối với tất cả người lao động làm công ăn lương ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, trong lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập, cán bộ ở cấp phường xã. Cuối năm 1995, số người tham gia BHXH (chưa bao gồm người lao động thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ) là 2.275.998 người, đến cuối năm 2000 tăng lên là 3.842.727 người. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với mọi người lao động đã góp phần quan trọng thúc đẩy phân công lao động, tạo ra thị trường lao động năng động. Người lao động có thể tự do di chuyển nơi làm việc từ đơn vị này đến đơn vị khác thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực hoạt động công tác quản lý nhà nước, quản lý sự nghiệp hay sản xuất kinh doanh (của Nhà nước, ngoài quốc doanh hay đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài), người lao động đều có quyền tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Đó là một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đa hình thức sở hữu của Nhà nước ta. Mặt khác, chính sách BHXH góp phần làm tăng hiệu quả chính sách giáo dục, đào tạo của Nhà nước. Người lao động và người sử dụng lao động được tự do và tự nguyện lựa chọn nhau trong quan hệ lao động, sao cho phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo. Phát huy và sử dụng triệt để năng lực công tác của từng người lao động, tạo ra nhiều của cải cho cá nhân người lao động, cho người sử dụng lao động và cho xã hội. Đồng thời, chính sách BHXH góp phần làm giảm áp lực tăng biên chế của Nhà nước do được hưởng các chế độ BHXH (nhất là khi hết tuổi lao động được hưởng lương hưu) như đã từng xảy ra ở nước ta trong thời kỳ bao cấp trước đây. Thứ hai: Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, độc lập với Ngân sách Nhà nước. Quỹ được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động; ngoài ra quỹ còn được Ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ, lãi từ hoạt động đầu tư và các nguồn thu khác (nếu có). Quỹ BHXH dùng để chi trả các chế độ BHXH, chi quản lý quỹ và chi cho hoạt động đầu tư quỹ. Trong một thời gian dài từ năm 1961 đến năm 1993, người lao động không phải đóng góp vào quỹ BHXH, đã tạo ra một tư tưởng ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước. Với quy định mới, người lao động phải đóng 5% tiền lương hàng tháng và người sử dụng lao động phải đóng 15% tổng quỹ lương và Nhà nước hỗ trợ để hình thành quỹ BHXH, đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Người lao động phải có trách nhiệm "tiết kiệm bắt buộc" thu nhập hàng tháng của mình để bảo hiểm cho chính bản thân mình; người sử dụng lao động có trách nhiệm "tiết kiệm bắt buộc" để đảm bảo quyền lợi của người lao động đã có những đóng góp để tạo ra lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của đơn vị mình. Nhà nước với vai trò là người chủ sử dụng chung của cộng đồng, có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống không chỉ cho người lao động mà cho cả cộng đồng, có trách nhiệm hỗ trợ quỹ trong những trường hợp cần thiết (điều chỉnh tăng thu nhập hoặc do lạm phát đồng tiền mất giá, làm giảm thu nhập thực tế...). Thứ ba: Chính sách BHXH mới được xây dựng bởi hệ thống tiêu thức, tiêu chí được quy định cụ thể cho từng chế độ BHXH, tương đối phù hợp với mục đích, bản chất của BHXH và phù hợp với tư tưởng, nguyện vọng của người lao động. Hệ thống các chính sách giải quyết việc làm, chính sách ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội được thiết lập riêng, tách khỏi chính sách BHXH, đã giảm bớt được sự quản lý, điều hành chồng chéo, đan xen, tạo điều kiện cho hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH được thuận lợi. Thứ tư: Việc thay đổi và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị xã hội với tổ chức quản lý sự nghiệp trong việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH. Từ cơ chế quản lý phân tán, hành chính, bao cấp sang cơ chế quản lý tập trung, thống nhất, đã chấm dứt được tình trạng quản lý trùng lắp, chồng chéo nhưng lại lỏng lẻo đã gây ra nhiều thiếu sót, sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động, gây thiệt hại cho Nhà nước (cả về vật chất và uy tín lãnh đạo quản lý). Sự thay đổi về phương thức quản lý đã tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan BHXH (đại diện của Nhà nước) với người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm thu BHXH, giải quyết các chế độ, chính sách và chi BHXH. Hình thành hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo ngành dọc để giúp Thủ tướng Chính phủ quản lý quỹ BHXH và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH đã tạo ra được sự đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương và đến tận các cơ quan, đơn vị và từng người lao động trong việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH. Do đó, từ năm 1995 đến năm 2000, hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đạt được những kết quả cụ thể như sau: - Về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH và thu BHXH: đã quản lý được hầu hết các đơn vị, thuộc tất cả các khối, các lĩnh vực hoạt động và từng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc; số thu BHXH liên tục tăng năm 1996 là 2.569,7 tỷ, đến năm 2000 là 5.198,2 tỷ đồng. Biểu 2.1: Tổng hợp số lao động tham gia BHXH và số thu BHXH từ năm 1995 đến năm 2000 TT Năm Số đối tượng (người) Số tiền (triệu đồng) Ghi chú 1 1995 2.275.998 788.486 Số tiền 6 tháng cuối năm 2 1996 2.821.444 2.569.733 3 1997 3.162.352 3.514.226 4 1998 2.292.224 3.875.956 5 1999 3.559.397 4.186.054 6 2000 3.842.727 5.198.221 Cộng: 20.132.676 Nguồn: [2]. - Về công tác giải quyết chế độ BHXH và chi BHXH: Thay đổi lại phương thức quản lý: người sử dụng lao động chỉ lập hồ sơ, chứng từ ban đầu đề nghị cho người lao động được hưởng chế độ BHXH. Cơ quan BHXH phải kiểm tra hồ sơ, chứng từ, xác định mức được hưởng và tổ chức thẩm định trước khi ra quyết định cho đối tượng được hưởng các chế độ BHXH. Do đó, việc giải quyết các chế độ, chính sách BHXH được thực hiện chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng chế độ. Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đảm báo đúng kỳ, đủ số, tận tay, không phiền hà cho người được hưởng. Riêng năm 2000 đã giải quyết 1.032.840 lượt người nghỉ ốm cho người lao động, với số tiền chi trả là 106,5 tỷ đồng; số người hưởng chế độ thai sản 118.914 người, với số tiền chi trả là 238,2 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2000, tổng số người hưởng các chế độ: hưu, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động và tuất hàng tháng là 1.763.485 người. Tổng số tiền chi BHXH trong năm 2000 là 7.574,7 tỷ đồng. Biểu 2.2: Tổng hợp số đối tượng hưởng các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng từ năm 1995 đến năm 2000 Đơn vị tính: 1000 đồng TT Năm Tổng số (người) Trong đó chia ra NSNN đảm bảo Quỹ BHXH đảm bảo 1 1995 1.763.143 1.762.167 976 2 1996 1.771.036 1.750.418 20.618 3 1997 1.759.823 1.716.257 43.566 4 1998 1.753.577 1.683.500 70.077 5 1999 1.756.012 1.650.709 105.303 6 2000 1.763.485 1.617.755 145.730 Nguồn: [2]. Biểu 2.3: Chi Bảo hiểm xã hội (từ quý 4 năm 1995 đến năm 2000) Đơn vị tính: 1000 đồng TT Năm Tổng số NSNN đảm bảo Quỹ BHXH 1 Quý 4/1995 1.153.984.342 1.112.030.260 41.954.082 2 Năm 1996 4.771.053.695 4.387.903.983 383.149.712 3 Năm 1997 5.756.618.455 5.163.093.113 593.525.342 4 Năm 1998 5.880.054.795 5.128.425.197 751.629.598 5 Năm 1999 5.955.971.142 5.015.620.001 940.351.141 6 Năm 2000 7.574.777.591 6.239.494.944 1.335.282.647 Cộng: 31.092.460.020 27.046.567.498 4.045.892.522 Nguồn: [2]. Thứ năm: Từ năm 1995 đến năm 2000, hàng năm số tiền thu vào quỹ đều lớn hơn số tiền từ quỹ phải chi ra, do đó quỹ đều có số dư. Theo quy định, quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi được tham gia hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ; nhưng phải đảm bảo được các nguyên tắc: hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả cao về mặt xã hội, bảo toàn được quỹ và tăng trưởng; đảm bảo đủ các nguồn để chi trả kịp thời các nhu cầu chi tiêu. Tính đến cuối năm 2000, số dư quỹ BHXH là 16.285,4 tỷ đồng; đã tham gia hoạt động đầu tư và có số dư đầu tư tài chính đến cuối năm 2000 là 15.662,9 tỷ đồng. Lãi đầu tư thu được từ năm 1997 đến năm 2000 là 2.172,3 tỷ đồng. Như vậy, hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong những năm qua đã đạt được kết quả là: đầu tư theo đúng danh mục, lĩnh vực được quy định; đảm bảo an toàn, không xảy ra rủi ro, thất thoát; đã huy động 96,1% số dư quỹ BHXH để tham gia đầu tư, đã cung cấp cho thị trường vốn trong nước một khối lượng vốn đáng kể và tăng dần theo từng năm. Đây là một nguồn vốn trong nước vô cùng quan trọng, nhất là đối với nước ta đang thiếu vốn để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Biểu 2.4: Hoạt động đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Số dư đầu tư đến cuối năm Lãi thu được trong năm 1997 4.072,1 209,8 1998 7.493,1 472,6 1999 10.628,0 665,7 2000 15.662,9 824,2 Nguồn: [2]. Biểu 2.5: Danh mục đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2000 Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Địa chỉ đầu tư Số tiền 1 Ngân sách Nhà nước 2.078,6 2 Quỹ Hỗ trợ phát triển 6.200,0 3 HT Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam 2.800,0 4 HT Ngân hàng Công thương Việt Nam 1.280,0 5 HT Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam 1.500,0 6 HT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 100,0 7 Công trái xây dựng Tổ quốc 700,0 8 Trái phiếu Kho bạc Nhà nước 1.004,3 Tổng cộng: 15.662,9 Nguồn: [2]. Thứ sáu: Đã hình thành được một hệ thống văn bản pháp quy tương đối đồng bộ (của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quản lý nhà nước và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam), tạo hành lang pháp lý quan trọng để quản lý và điều chỉnh mọi quan hệ kinh tế trong hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm đến hoạt động quản lý sự nghiệp của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đã tạo điều kiện về tổ chức, cán bộ, về điều kiện cơ sở vật chất và chi phí cho hoạt động bộ máy quản lý thường xuyên; phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển của ngành BHXH, trong điều kiện nền kinh tế - xã hội của đất nước đang phát triển. - Về công tác tổ chức, cán bộ: Đã hình thành hoàn chỉnh bộ máy quản lý ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ở 61 BHXH tỉnh, thành phố, 3 đơn vị trực thuộc (Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin - Khoa học, Tạp chí Bảo hiểm xã hội) và 612 BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đến cuối năm 2000, toàn ngành có 5.861 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó số người có trình độ trên đại học chiếm 0,23%; đại học chiếm 30,7%; cao đẳng, trung cấp chiếm 46,6%; sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm 22,47%. Độ tuổi dưới 30 chiếm 25,25%; từ 30 đến 50 tuổi chiếm 67,52%; trên 50 tuổi chiếm 7,23%. Cán bộ nữ chiếm 46,18%; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chiếm 49,13%. - Về chi phí cho hoạt động bộ máy quản lý thường xuyên: Do hoạt động BHXH có những tính chất đặc thù, do đó Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ vừa tham gia quản lý như là một đơn vị hành chính của Nhà nước; vừa tổ chức thực hiện dịch vụ, giải quyết các chế độ, chính sách và chi BHXH cho người lao động; vừa thực hiện hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ (là chức năng của các đơn vị kinh doanh tài chính, tiền tệ). Chính vì vậy mà chi phí cho hoạt động quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có những điểm đặc thù. Cụ thể là ngoài những nội dung chi như đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp khác của Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn được phép chi hỗ trợ đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức (150.000 đồng/người/tháng); chi phí hỗ trợ cho công tác thu BHXH (cho đơn vị sử dụng lao động, cho các cơ quan phối hợp, chỉ đạo thu, chi bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp thực hiện thu); chi thăm hỏi đối tượng hưởng lương hưu, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động chết; chi hỗ trợ cho công tác kiểm tra; được lập các quỹ phúc lợi, khen thưởng. Sự ưu tiên, quan tâm của Nhà nước là một nguồn động viên kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tạo ra một bầu không khí phấn khởi, yên tâm phục vụ sự nghiệp BHXH với tinh thần, thái độ tận tâm, nhiệt tình, chu đáo, gây được niềm tin, thiện cảm đối với người lao động và cộng đồng xã hội. Biểu 2.6: Chi quản lý bộ máy (Từ quý 4 năm 1995 đến năm 2000) Đơn vị tính: 1000 đồng TT Năm Tổng số Trong đó Lương và có tính chất lương Mua sắm tài sản Nghiệp vụ thường xuyên 1 Quý 4/1995 37.272.582 4.311.871 20.378.027 12.582.684 2 Năm 1996 118.755.004 16.615.855 55.248.410 46.890.739 3 Năm 1997 124.463.455 22.422.253 30.757.880 71.283.322 4 Năm 1998 149.656.167 23.988.870 39.553.854 86.113.443 5 Năm 1999 179.083.365 25.485.649 54.614.238 98.983.478 6 Năm 2000 196.849.443 33.090.025 47.279.852 116.479.566 Cộng 806.080.016 125.914.523 247.832.261 432.333.232 Nguồn: [2]. - Về đầu tư xây dựng trụ sở làm việc: Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ cho phép hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được xây dựng trụ sở làm việc. Nguồn vốn để đầu tư do cả Ngân sách Nhà nước cấp và do được trích từ lãi hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ đem lại. Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Ban Quản lý dự án đầu tư ở các tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý về lĩnh vực xây dựng cơ bản như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Tổng cục đầu tư và phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển, Sở Xây dựng, Sở Tài chính vật giá, Cục Đầu tư phát triển, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển để tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình đầu tư dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư. Toàn ngành đã thực hiện đúng mục tiêu đầu tư, tiến độ đầu tư. Các dự án đầu tư được đầu tư theo đúng quy hoạch, quy mô vừa phải, đáp ứng được nhu cầu sử dụng, kiến trúc hài hòa, đạt hiệu quả đầu tư. Tính từ năm 1996 đến hết năm 2000, toàn ngành đã đầu tư trụ sở của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và 61 trụ sở Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố; 565 trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp huyện, với tổng dự toán là 506,9 tỷ đồng. Trong năm 2001 sẽ đầu tư trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp huyện còn lại là 47 trụ sở. Trong quá trình thực hiện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Ban Quản lý dự án đã đảm bảo đầy đủ mọi thủ tục, hồ sơ, chấp hành đúng mọi quy trình, quy phạm. Quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc các khâu lập và thẩm định dự án đầu tư; lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán. Tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu, lập và thẩm định, phê duyệt quyết toán đảm bảo đúng quy định. Đánh giá hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian qua, Bộ Chính trị - B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.DOC
  • docA-0.DOC
  • docBia - ThS.DOC
  • docDe cuong TS.DOC
  • docKet cau luan van - A0.DOC
  • docMuc luc.DOC
  • docSo do 1 - 2 - 3.DOC
  • docViet tat.DOC
Tài liệu liên quan