Luận văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .vii

MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1 .8

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC .8

1.1. Bảo hiểm xã hội và thu BHXH bắt buộc . 8

1.1.1. BHXH. 8

1.1.2. BHXH bắt buộc và Thu BHXH bắt buộc. 9

1.2. Quản lý thu BHXH bắt buộc . 14

1.2.1. Khái niệm . 14

1.2.2. Yêu cầu quản lý thu BHXH bắt buộc. 14

1.2.3. Nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc. 16

1.2.4. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá công tác quản lý nhà nước về thu

BHXH bắt buộc . 28

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc . 29

1.3.1. Nhân tố chủ quan . 29

1.3.2. Nhân tố khách quan. 31

1.4. Kinh nghiệm và bài học tham khảo về thu BHXH bắt buộc ở một số

địa phương. 32

1.4.1. Thu BHXH bắt buộc tại tỉnh Đắk Nông . 32

1.4.2. Thu BHXH bắt buộc tại tỉnh Gia Lai . 34

1.4.3. Bài học tham khảo về quản lý thu BHXH bắt buộc ở địa phương . 35

CHưƠNG 2 . 37

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH ĐẮK LẮK . 37

pdf116 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác liên ngành, phòng Thanh tra, kiểm tra để tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, BHXH tỉnh Đắk Lắk đều báo cáo Uỷa ban Nhân dân tỉnh về thu nợ BHXH trên địa bàn tỉnh, BHXH Việt Nam về tình hình triển khai thực hiện các quy định cũng như kiến nghị, đề xuất các phương án nhằm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định. 2.2.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý thu BHXH bắt buộc Là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, tổ chức theo hệ thống dọc từ tỉnh đến huyện, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ngày 17/12/2002 thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. Như vậy, kể từ thời điểm này, ngoài việc đảm bảo các chế độ BHXH cho NLĐ, BHXH tỉnh Đắk Lắk còn được giao thêm nhiệm vụ quản lý thực hiện chế độ BHYT, BHTN cho CB, CCVC và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh. Ngày 07/01/2004 Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có Quyết định số 24/QĐ-BHXH-TCCB về việc thành lập BHXH tỉnh Đắk Lắk trực thuộc BHXH Việt Nam, trên cơ sở chia tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đăk Nông theo tinh thần Nghị quyết số 22/2003/QH XI ngày 26/11/2003 của Quốc hội. Về cơ cấu tổ chức có 11 phòng chức năng thuộc tỉnh và 15 BHXH huyện, thị xã, thành phố. 44 Văn phòng BHXH tỉnh Đắk Lắk đặt tại số 16 Đoàn Khuê, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Văn phòng BHXH các huyện, thi xã, thành phố: Đặt tại trung tâm các huyện, thị xã và Thành phố Buôn Ma Thuột. Hiện nay BHXH tỉnh Đắk Lắk có 10 phòng nghiệp vụ và 14 cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện với 297 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: 73% cán bộ là đảng viên; 50% cán bộ nữ; thạc sĩ 4,4%; 79,5% có trình độ đại học 7,7 % có trình độ cao đẳng, trung cấp và tương đương; 6,4% cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 7,7% có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 86,8% có trình độ ngoại ngữ và 91,6% có trình độ tin học cơ bản. Tổ chức đảng, đoàn thanh niên cơ quan văn phòng bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Khối cơ quan Dân Chính Đảng; tổ chức đảng, chi đoàn thanh niên của Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn địa phương nơi đặt trụ sở. Tổ chức Công đoàn hoạt động theo mô hình công đoàn cơ sở, hiện nay cơ quan văn phòng BHXH tỉnh có các tổ công đoàn, các huyện, thành phố có công đoàn bộ phận trực thuộc công đoàn BHXH. 45 2.1.3.2. Bộ máy tổ chức quản lý của BHXH tỉnh Đắk Lắk Hình 2.2 Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của BHXH tỉnh Đắk Lắk Ghi chú: quan hệ trực tuyến quan hệ chức năng Tổ chức cán bộ Cấp sổ, thẻ Quản lý Thu Kế hoạch – Tài chính Công nghệ thông tin Thanh tra - Kiểm tra Giám định BHYT Chế độ BHXH TNHS &TKQ TTHC BHXH TP BHXH huyện 13 BHXH TX BHXH huyện 1 BHXH huyện . BHXH huyện . BHXH huyện 2 BAN GIÁM ĐỐC Văn phòng Khai thác & thu nợ 46 Theo sơ đồ trên thì Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của cơ quan với sự tham gia của các phòng chức năng. Các phòng này có quan hệ chặt chẽ, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình quản lý các hoạt động của BHXH tỉnh Đắk Lắk. Trong những năm gần đây, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức quản lý thu BHXH tỉnh Đắk Lắk đã được nâng lên rõ rệt để phù hợp với khối lượng công việc của cơ quan nhưng trong tương lai khi tăng số đối tượng tham gia BHXH và số tiền thu BHXH sẽ gây nhiều khó khăn cho cán bộ làm công tác quản lý thu nếu không nỗ lực hoàn thiện năng lực và trình độ bản thân. Song, thực tế đội ngũ cán bộ, công chức BHXH tỉnh Đắk Lắk vẫn còn hạn chế về nhiều mặt: thiếu kinh nghiệm thực tế; năng lực công tác, chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế; chưa được trang bị đầy đủ về kỹ năng sống, Để đáp ứng hoàn thành khối lượng công việc lớn, đòi hỏi cán bộ BHXH tỉnh Đắk Lắk phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu BHXH và đổi mới hoàn thiện phương pháp quản lý thu.Vì vậy, công việc quản lý thu BHXH đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức quản lý thu luôn luôn học hỏi trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ mới đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. 2.2.3. Quản lý đối tượng thu, quỹ tiền lương và tiền thu BHXH bắt buộc Hiện nay diện bao phủ của BHXH còn thấp, nhiều NLĐ chưa được tham gia BHXH và được bảo vệ trước những rủi ro trong quá trình làm việc như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệpNhiều người già không có lương hưu, phải tự lo hoặc sống phụ thuộc vào con cái. Vì vậy, vấn đề đặt ra cần tăng độ bao phủ của BHXH, tập trung vào những đối tượng chưa được tham gia. Luật BHXH 2014, bổ sung thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Riêng đối tượng là NLĐ có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên và người nước ngoài làm việc ở Việt Nam thì có hiệu lực từ 01/01/2018. Như vậy, về mặt chính sách đã tạo điều kiện cho tất cả đối tượng có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động được tham gia BHXH, với những thay đổi này tình trạng trốn đóng BHXH cho NLĐ, chủ DN thường ký kết hợp đồng lao động không đúng như: kéo dài thời gian thử việc hoặc tuyển dụng lao động thời vụ dưới 3 tháng 47 2.2.3.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các khối Hàng năm trên cơ sở số lao động thực tế tại tỉnh, BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở ban ngành để mở rộng khai thác đối tượng tham gia, tuy số lao động tham gia BHXH trên toàn tỉnh ngày một tăng, nhưng số lao động tham gia BHXH so với số lao động thực tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thể hiện qua bảng số liệu 2.1. So với tỷ lệ đơn vị đăng ký tham gia BHXH thì số lao động tham gia BHXH so với thực tế có sự khác biệt giữa các khối doanh nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp Nhà nước, Khối HCSN, Đảng, Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Đoàn và khối phường, xã có tỷ lệ lao động tham gia BHXH so với số thực tế chiếm 100%. Và thấp nhất là Hộ kinh doanh cá thể chỉ chiếm 0,41%; khối hợp tác xã chiếm 19,49%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 58,71%. Do nhận thức về BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn hạn chế, nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động đều chưa có nhận thức đúng về BHXH, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thấy hết được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chưa coi đây là lực lượng chiến lược lâu dài, quan trọng của nền kinh tế quốc dân; sự phối kết hợp trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác chỉ đạo còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện tại. Nhiều đơn vị ngoài quốc doanh chưa có tổ chức đảng; các tổ chức đoàn thể như công đoàn, thanh niên, phụ nữ trong các đơn vị này vừa thiếu, vừa yếu. Công đoàn là tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong đó có quyền lợi về BHXH của người lao động, nhưng đến nay mới có trên 10% doanh nghiệp ngoài quốc doanh có công đoàn cơ sở. Phương án sản xuất kinh doanh trong các đơn vị ngoài quốc doanh tính cạnh tranh không ổn định, làm cho người lao động dễ bị mất việc làm do nhiều nguyên nhân: do lao động thời vụ, ngắn hạn, do chuyển đổi loại hình kinh doanh... Người lao động có cảm giác bất an, không định hướng được việc làm lâu dài; Khu vực này thu hút nhiều lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề nên việc làm không ổn định, lại thay đổi thường xuyên nơi làm việc 48 Bảng 2.1. T nh h nh lao động tham gia BHXH tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2018 Đơn vị: người Loại hình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Diện tham gia Đã tham gia Tỷ lệ LĐ tham gia (%) Diện tham gia ĐV đã tham gia Tỷ lệ lao động tham gia (%) Diện tham gia Đã tham gia Tỷ lệ lao động tham gia (%) Diện tham gia Đã tham gia Tỷ lệ lao động tham gia (%) DNNN 21.542 21.542 100,00 20.097 20.097 100,00 18.987 18.987 100,00 18.192 18.192 100,00 DN có vốn ĐTNN 370 370 100,00 411 411 100,00 425 425 100,00 348 348 100,00 DNNQD 30.280 15.474 51,50 31.750 16.741 52,73 33.780 18.155 53,74 35.458 20.819 58,71 HC, Đảng, Đoàn 53.051 53.051 100,00 53.896 53.896 100,00 53.415 53.415 100,00 53.488 53.488 100,00 Ngoài công lập 1.044 1044 100,00 1.278 1.278 100,00 1.708 1.708 100,00 2.185 2.185 100,00 Khối HTX 1.085 419 38,62 1.140 483 42,37 1.900 429 22,58 2.530 493 19,49 Phường, xã, TT 3.895 3.895 100,00 3.915 3.915 100,00 3.951 3.951 100,00 3.987 3.987 100,00 Hộ SXKD cá thể 42.737 270 0,63 44.843 255 0,57 51.712 224 0,43 56.335 229 0,41 Tổng 154.004 96.065 62,38 157.330 97.076 61,70 165.878 97.294 58,65 172.523 99.741 57,81 (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk) 49 Biểu đồ 2.1: Số lao động thực tế đóng BHXH từ 2015-2018 (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk) Theo biểu đồ 2.1 số lao động thực tế đóng BHXH và số lao động có nghĩa vụ phải đóng BHXH ngày một tăng, phạm vi ngày càng được mở rộng. Số lao động có nghĩa vụ phải đóng năm 2015 là 154.004 người đến 2018 tăng lên 172.523 người. Tuy nhiên, lao động thực tế đóng BHXH có số lượng tăng nhưng không cao từ 95.854 người năm 2015 lên 99.741 người năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do: - Hầu hết các đơn vị SDLĐ phổ thông, mang tính thời vụ. - Cá biệt, có nhiều đơn vị sử dụng những lao động đã về hưu hoặc những lao động cần một công việc tạm thời trong thời gian chờ công việc khác hay chờ để chuyển đi nơi khác. - Một nguyên nhân nữa là do nhận thức của NLĐ và chủ SDLĐ còn hạn chế về Luật BHXH, đặc biệt là về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH vì xét về lợi ích trước mắt, việc đóng BHXH cho NLĐ, chủ SDLĐ phải mất một khoản tiền không nhỏ. Bên cạnh đó, NLĐ cũng phải trích một phần thu nhập để nộp cho cơ quan bảo hiểm khiến thu nhập giảm xuống nên họ không hài lòng, đặc biệt là đối với lao động thời vụ. - Mặt khác, nhiều đơn vị đặc biệt là tổ chức Công đoàn để đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của NLĐ nên việc góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho NLĐ về BHXH còn hạn chế, các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về BHXH vẫn chưa đồng bộ trong phối hợp thanh tra, kiểm tra để xử lý kịp thời những vi phạm Luật BHXH 50 Bảng 2.2: Số tiền BHXH tỉnh Đắk Lắk thu đƣợc theo khối giai đoạn 2015-2018 Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk) TT Khối ngành Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số phải thu Số thực thu Tỷ lệ thu (%) Số phải thu Số thực thu Tỷ lệ thu (%) Số phải thu Số thực thu Tỷ lệ thu (%) Số phải thu Số thực thu Tỷ lệ thu (%) 1 DNNN 244.241 221.580 90,72 283.915 256.207 90,24 311.753 281.280 90,23 307.427 271,663 88,36 2 DN có vốn ĐTNN 6.306 6.306 100,00 7.470 7.454 99,78 8.741 8.741 100,00 7.933 7,933 100,00 3 DNNQD 187.303 140.952 75,25 225.286 180.177 79,98 246.172 192.958 78,38 289.702 232,872 80,38 4 HCSN. Đảng, đoàn thể 681.001 681.001 100,00 714.448 714.448 100,00 755.360 755.360 100,00 795.634 795,634 100,00 5 Ngoài công lập 37.442 37.442 100,00 47.765 47.596 99,65 41.022 41.022 100,00 44.752 44,752 100,00 6 Hợp tác xã 9.890 9.028 91,28 12.436 11.069 89,01 16.646 15.674 94,16 21.192 19,978 94,27 7 Xã, phường, TT 4.059 3.784 93,22 4.933 4.673 94,73 5.130 4.823 94,01 5.573 5,042 90,47 8 Hộ sản xuất KD 2.300 2.072 90,08 2.658 2.364 88,94 2.509 2.320 92,47 2.230 2,047 91,79 Tổng 1,172,542 1.102.165 94,00 1,298,911 1.223,988 94,23 1,387,333 1.302.178 93,86 1,474,443 1.379.921 93,59 51 Dựa vào bảng 2.2 trên ta thấy tỷ lệ thu BHXH tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015- 2018 luôn ở mức cao. Năm 2015 tỷ lệ thu đạt 94%; Năm 2016 tỷ lệ thu đạt 94,23%; Năm 2017 tỷ lệ thu đạt 93,86%; Năm 2018 tỷ lệ thu đạt 93,59%. Tính trung bình từ năm 2015 đến năm 2018 tỷ lệ thu BHXH đạt 94,06 % trên số phải thu. Đây là kết quả rất đáng khích lệ của công tác quản lý số thu BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Song bên cạnh đó còn có những khối lao động có số thu BHXH thấp như khối hợp tác xã, khối ngoài công lập, khối xã phường, hộ sản xuất kinh doanh vẫn cần công tác thu chú trọng. Bởi đây là những khối lao động mà xu hướng có số lượng người tham gia BHXH gia tăng ngày càng nhanh (theo quy định của Luật BHXH) nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà Nhà nước đang có xu hướng chuyển đổi nền kinh tế và cổ phần hóa các doanh nghiệp. Đối với khối lao động xã phường, đến ngày 31/1/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP về việc thực hiện BHXH bắt buộc đối với cán bộ xã phường nên có những kết quả tốt góp phần quan trọng nâng cao nguồn quỹ BHXH. Do vậy mà mức thu từ các khối doanh nghiệp này cũng có biểu hiện tích cực liên tục tăng lên và tương đối ổn định. 2.2.3.2. Tình hình khai thác đối tượng mới tham gia BHXH Tình hình khai thác đối tượng mới tham gia BHXH bắt buộc có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên tăng không đều qua các năm và tỷ lệ tham gia còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do: nhận thức của một số chủ SDLĐ và NLĐ về lĩnh vực BHXH còn hạn chế; tình trạng NLĐ ngừng tham gia và yêu cầu giải quyết trợ cấp một lần còn phổ biến; tuân thủ pháp luật về BHXH chưa cao; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH chưa được đẩy mạnh và chưa đem lại hiệu quả caoSố đơn vị tham gia BHXH và số đơn vị đăng ký sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. Trong năm 2015 số đơn vị tham gia BHXH chỉ là 3.6526 đơn vị, đến năm 2018 số đơn vị tham gia BHXH đã lên đến 4.716 đơn vị. Nhưng nếu so với số đơn vị thực tế tại tỉnh tỷ lệ này còn rất thấp. 52 Bảng 2.3 T nh h nh đơn vị tham gia BHXH tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2018 Loại hình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Diện tham gia Đã tham gia Tỷ lệ đơn vị tham gia (%) Diện tham gia Đã tham gia Tỷ lệ đơn vị tham gia (%) Diện tham gia Đã tham gia Tỷ lệ đơn vị tham gia (%) Diện tham gia Đã tham gia Tỷ lệ đơn vị tham gia (%) DNNN 129 129 100,00 127 127 100,00 155 155 100,00 145 145 100,00 DN có vốn ĐTNN 4 4 100,00 4 4 100,00 5 5 100,00 5 5 100,00 DNNQD 4.473 1.264 28,26 3.788 1.390 36,69 4.183 1.885 45,06 4.231 2.153 50,89 HC, Đảng, Đoàn 1.794 1.794 100,00 1.792 1.792 100,00 1.837 1.837 100,00 1.815 1.815 100,00 Ngoài công lập 99 99 100,00 108 108 100,00 148 148 100,00 185 185 100,00 Khối HTX 217 45 20,74 228 48 21,05 380 56 14,74 506 61 12,06 Phường, xã, TT 184 184 100,00 184 184 100,00 184 184 100,00 184 184 100,00 Hộ SXKD cá thể 40.702 133 0,33 42.708 133 0,31 49.250 193 0,39 51.843 168 0,32 Tổng 47.602 3.652 7,67 48.939 3.786 7,74 56.142 4.463 7,95 58.914 4.716 8,00 (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk) 53 Biểu đồ 2.2: Số đơn vị tham gia đóng BHXH qua các năm (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk) Qua bảng 2.3 có thể thấy số đơn vị tham gia BHXH so với thực tế ở tỉnh Đắk Lắk, thể hiện như sau: Các khối Doanh nghiệp Nhà nước, hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xã, phường tham gia BHXH tương đối tốt chiếm 100% giữa số đơn vị thực tế đóng so với số đơn vị đăng ký; số đơn vị là doanh nghiệp ngoài quốc doanh số đơn vị tham gia chỉ chiếm 28,26% năm 2015 đến năm 2018 là 50,89%; hợp tác xã số đơn vị tham gia chỉ chiếm 12,06% năm 2018 và hộ kinh doanh cá thể với số lượng đơn vị tham gia chỉ chiếm 0,32% năm 2018. Theo số liệu thống kê tại biểu đồ 2.2, tính đến năm 2015 số đơn vị tham gia BHXH năm 2015 chiếm 7,67% so với số đơn vị hiện có, đến năm 2018 chiếm 8% so với số đơn vị hiện có. Từ đó cho thấy ở tỉnh Đắk Lắk tình hình đơn vị trốn đóng BHXH diễn ra phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do: + Người SDLĐ không tham gia BHXH cho các lao động làm việc trong các đơn vị, điều này chứng tỏ chính sách BHXH còn có những khe hở mà người SDLĐ có thể lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm đối với cơ quan BHXH cũng như đối với NLĐ làm việc trong đơn vị của mình để tiết kiệm chi phí. + Công tác tuyên truyền chưa thật sự đi sâu vào đối tượng tham gia BHXH và chưa phong phú về nội dung, hình thức nên chưa làm cho NLĐ cũng như người 54 SDLĐ chưa hiểu được lợi ích khi tham gia BHXH nên chưa có sự quan tâm tích cực đến quyền lợi của mình khi tham gia BHXH. + Nguyên nhân chủ yếu nữa là công tác phối kết hợp thanh tra, kiểm tra giữa BHXH với các sở, ban, ngành liên quan còn chưa chặt chẽ. 2.2.4. Quản lý công nợ về BHXH bắt buộc a. Tỷ lệ nợ đóng BHXH bắt buộc Tình trạng nợ, trốn đóng BHXH của các doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của NLĐ, dẫn đến không giải quyết được chế độ cho NLĐ Việc doanh nghiệp không trích nộp đầy đủ, kịp thời, đúng quy định BHXH, BHYT gây ra tình trạng nợ đọng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ cho người lao động. Chẳng hạn như người lao động nghỉ ốm đau, thai sản không được hưởng chế độ theo quy định; nhiều người bị mất việc làm không được hưởng trợ cấp thất nghiệp; người đến tuổi nghỉ hưu không được xác nhận sổ Mặc dù nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho người lao động như giải quyết cho đóng trước BHXH đối với đối tượng nghỉ hưu, hoặc thôi việc để người lao động chốt sổ; nếu không đóng đủ BHXH thì sẽ xác nhận cho người lao động đến thời điểm đã đóng để họ có thể tìm việc ở cơ quan mới, khi thu hồi được nợ sẽ xác nhận bổ sung. Song đây chỉ là giải pháp tình thế tạm thời, còn nếu liên tục kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động. Bảng 2.4. Tình hình nợ BHXH bắt buộc từ năm 2015-2018 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Số phải thu Số nợ Tỷ lệ nợ 2015 1.172.542 70.349 5,9% 2016 1.298.911 74.971 5,7% 2017 1.387.333 85.237 6,1% 2018 1.474.443 94.457 6,4% (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk) 55 Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ BHXH bắt buộc từ năm 2015-2018 (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk) b. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì hàng tháng đơn vị có trách nhiệm trích tiền đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công của NLĐ theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản của cơ quan BHXH. Trong những năm qua một số đơn vị SDLĐ trên địa bàn đã thực hiện việc đóng BHXH đầy đủ cho cơ quan BHXH đặc biệt là các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó vẫn còn tình trạng một số đơn vị nợ và trốn đóng BHXH, được thể hiện như sau: 56 Bảng 2.5: Số tiền nợ đọng BHXH của các đơn vị tại BHXH Đắk Lắk giai đoạn 2015-2018 Đơn vị: Triệu đồng Năm Kế hoạch giao Kết quả thực hiện Số nợ đọng Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 2015 1.172.542 1.102.193 70.349 94,00 2016 1.298.911 1.223.940 74.971 94,23 2017 1.387.333 1.302.096 85.237 93,86 2018 1.474.443 1.379.986 94.457 93,59 (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk) Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk) Qua Bảng 2.4 cho thấy số tiền nợ có xu hướng tăng từ năm 2015 là 70.349 tỷ đồng đến năm 2018 là 94.457 tỷ đồng. Nguyên nhân do giá cả của sản phẩm nông sản không ổn định. bấp bênh làm cho các doanh nghiệp nông nghiệp gặp rất nhiều khó 57 khăn về tài chính không có khả năng đóng BHXH cho NLĐ kịp thời dẫn đến nợ đọng tăng lên đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, cầu đường do việc giải ngân vốn chậm dẫn đến số nợ khối này ngày càng tăng. Thêm vào đó. các chế tài xử phạt theo quy định của Luật BHXH và Nghị định 135/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ mạnh, biện pháp khấu trừ vào tài khoản tiền gửi của các đơn vị ở các ngân hàng thương mại không có tác dụng bởi một đơn vị có thể mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau và thực tế cơ quan BHXH cũng không nhận được sự phối hợp tích cực từ phía các ngân hàng. Mặt khác việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ tại một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Việc chậm nộp và nợ BHXH của các DN đã gây không ít khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc giải quyết các chế độ như: ốm đau, thai sản, trợ cấp thất nghiệp.NLĐ không dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho chính mình vì sợ mất việc làmMột số đơn vị sau khi đăng ký tham gia BHXH (để được đấu thầu công việc) không thực hiện việc chuyển tiền đóng BHXH hoặc chỉ đóng trong một thời gian ngắn sau đó không tiếp tục thực hiện dẫn đến số tiền nợ tăng cao. thời gian nợ kéo dài. khả năng thu hồi khó, cơ quan BHXH phải tiến hành các thủ tục để khởi kiện ra Tòa án hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an. Mặt khác số đơn vị ngừng hoạt động, phá sản, giải thể do khó khăn trong sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. 2.2.5. Quy trình thu BHXH bắt buộc Hiện nay, quy trình thu BHXH bắt buộc đang được cơ quan BHXH tỉnh Đắk Lắk thực hiện theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Các bước trong quy trình thu BHXH bắt buộc được thực hiện thống nhất từ trung ương tới địa phương, đảm bảo cho quá trình thu được thông suốt, hiệu quả, không để thất thoát tiền thu. BHXH Đắk Lắk căn cứ vào các quy định của cấp trên quy định về hồ sơ, quy định về tiếp nhận, luân chuyển và thời hạn giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT để hướng dẫn cụ thể và phù hợp với thực tế trên địa bàn Đắk Lắk. Để tạo sự phối hợp cũng như thuận lợi trong công tác thực hiện quy trình thu BHXH bắt buộc, những quy định về hồ sơ thủ tục được niêm yết công khai tại bộ phận Tiếp nhận hồ 58 sơ và trả kết quả thủ tục hành chính, hướng dẫn kê khai trên website của BHXH Đắk Lắk. Việc kiểm tra, kiểm soát quy trình, thủ tục của đối với các đơn vị BHXH cấp huyện về công tác thu BHXH cũng là một nội dung quan trọng nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng quy định Quy trình, thủ tục thu BHXH bắt buộc được xây dựng và dần hoàn thiện được quy trình thủ tục quản lý, tổ chức thu và được thực hiện thống nhất trên địa bàn BHXH tỉnh Đắk Lắk theo các bước sau: Bước 1: Nhận hồ sơ và dữ liệu điện tử (nếu có) do Bộ phận một cửa; Tổ Thẩm định; Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ; Phòng/Tổ Chế độ BHXH: Kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên danh sách, tờ khai; đối chiếu với các chỉ tiêu trong dữ liệu điện tử của đơn vị trong chương trình quản lý thu và dữ liệu thu và sổ BHXH, thẻ BHYT của Trung tâm Công nghệ thông tin BHXH Việt Nam. Lập danh sách người chỉ tham gia BHYT: - Danh sách đối chiếu người tham gia BHYT (Mẫu DK06) để chuyển cho cơ quan quản lý đối tượng đối chiếu, xác nhận. - Lập (sao) danh sách người chưa tham gia BHYT (mẫu DK03) đối với người thuộc diện phải tham gia theo hộ gia đình, người thuộc hộ cận nghèo; hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình để chuyển cho Đại lý thu. Bước 2: Chuyển Bộ phận một cửa: Một (01) bản danh sách kèm theo hồ sơ của các trường hợp không đúng, không đủ để trả lại cho đơn vị. - Đối với các trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, tham gia BHYT theo hộ gia đình, tham gia BHYT được ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng, nộp hồ sơ, đóng tiền tại BHXH huyện: Lập mãu D05-TS đối với người tham gia BHXH tụ’ nguyện; Mầu DK04 đối với người tham gia BHYT; ký, chuyển cho Tổ KH- TC kèm theo hồ sơ của người tham gia để Tổ KH-TC đối chiếu, thu tiền của người tham gia. - Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người: lập mẫu DK05 chuyển Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ để cấp thẻ BHYT. 59 Bước 3: Phối hợp với Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ để giải quyết hồ sơ các trường hợp điều chỉnh các yếu tố về nhân thân; chức danh nghề; công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thời gian tò 01/01/1995 trở đi và các trường hợp gộp sổ BHXH, đổi số sổ BHXH kể cả cấp lại sổ do mất, hỏng không đủng với cơ sở dữ liệu: Kiểm tra, đối chiếu với cơ sở dữ liệu đang quản lý của BHXH Việt Nam. Trường hợp cơ sở dữ liệu của BHXH Việt Nam không có dữ liệu hoặc dữ liệu không trùng khớp với thông tin trên sổ, quá trình hưởng BHXH một lần, hưởng BHTN hoặc quá trình đóng BHXH, BHTN bảo lưu, trình Giám đốc BHXH tỉnh, huyện ký văn bản yêu cầu BHXH tỉnh, huyện nơi người lao động đã tham gia BHXH, BHTN hoặc đã giải quyết các chế độ BHXH, BHTN trước đó để xác minh lại quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHTN; BHXH tỉnh huyện nhận được yêu cầu của BHXH tỉnh, huyện khác gửi đến phải thực hiện xác minh và trả lời trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Bước 4: Phối hợp với các Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ; KH-TC lập hò sơ các trường hợp hoàn trả, trình Giám đốc BHXH. Nhập, cập nhật dữ liệu điện tử vào chương trình quản lý thu các trường hợp có hồ sơ đúng, đủ; cấp mã quản lý BHXH, BHYT; ghi thời hạn sử dụng thẻ BHYT. Thực hiện ghi dữ liệu vào chương trình quản lý thu; in các bản tổng hợp danh sách l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_thu_bao_hiem_xa_hoi_tren_dia_ban_tinh_dak_l.pdf
Tài liệu liên quan