Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH hiện nay cả nước, số đối tượng có quan hệ lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc khoảng 16 triệu người nhưng mới có gần 11 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc (còn khoảng 5 triệu lao động chưa được tham gia BHXH). Điều này cũng đồng nghĩa việc trên 5 triệu người này đã mất quyền an sinh xã hội cơ bản. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy hiện có trên 300.000 DN đang hoạt động, cơ quan BHXH chỉ quản lý được khoảng 150.000 DN đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, như vậy, có đến 50% số DN trốn đóng BHXH. Nếu không có biện pháp buộc chủ sử dụng lao động tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT thì mục tiêu đến năm 2020 sẽ khó đạt được trên 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.
93 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý thu BHXH bắt buộc ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng và trả công cho NLĐ, với phương châm thực hiện BHXH cho mọi NLĐ.
- Về mức đóng: được tăng dần và phân định theo các quỹ dài hạn và quỹ ngắn hạn.
- Về phương thức đóng: vẫn quy định theo tháng cùng với thời gian nhận tiền lương, tiền công của NLĐ, trừ một số trường hợp đặc biệt được nhà nước quy định.
- Về tiền lương làm căn cứ đóng: từng bước được nâng lên theo mức thu nhập của NLĐ trong giai đoạn đầu sau đó được giới hạn mức "sàn" và mức "trần" nhằm tạo công bằng không có sự phân biệt giữa các khu vực.
- Về công tác quản lý: được phát triển theo hướng phân định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của NSDLĐ, đại diện NSDLĐ và cơ quan nhà nước. Chức năng quản lý nhà nước về BHXH nói chung, quản lý thu nộp BHXH nói riêng rõ ràng, minh bạch hơn. Quỹ BHXH được phân chia để quản lý theo các quỹ thành phần.
Việc triển khai thực hiệnthu BHXH bắt buộc trong thời gian đầu của các đơn vị ngành BHXH từ trung ương đến địa phương khi mới thành lập còn gặp những khó khăn, vướng mắc; nhân sự trực tiếp làm công tác thu BHXH còn thiếu, chưa nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm tổ chức thu BHXH còn hạn chế. Mặt khác nhận thức của NLĐ và NSDLĐ chưa được nâng cao về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia đóng BHXH. Đối với các DN thuộc các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp SXKD theo mùa vụ, giao khoán theo chu kỳ sản xuất, việc nộp BHXH không thường xuyên, không đúng quy định; nhiều DN gặp khó khăn trong SXKD, NLĐ thiếu việc làm, thu nhập thấp, thậm chí không có việc làm, nghỉ không hưởng lương...rất khó khăn trong việc đóng BHXH và thanh toán nợ BHXH của nhiều năm trước.
2.2.1. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua hoạt động thu BHXH ở nước ta luôn hướng vào mục tiêu: tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH ở mọi thành phần kinh tế phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời và quản lý tốt nguồn thu; hạn chế nợ đọng BHXH; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý và thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ.
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới về kinh tế trong nước, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển về số lượng, quy mô và hình thức kinh doanh đa dạng, đem lại nguồn thu cho ngân sách và điều quan trọng là tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần vào sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội. Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc năm sau cao hơn năm trước, ngoài việc cơ quan BHXH phối hợp với các ngành khai thác thì các đơn vị đã tự giác đăng ký tham gia BHXH do nhận thức về chính sách BHXH của đơn vị đã nâng lên rõ rệt.
Bảng 2.1: Tổng hợp đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2009-2013)
Đơnvị: đơnvị
Năm
Loạihìnhquảnlý
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT
68,386
67,812
70,666
73,613
75,716
Ngoài công lập
5,168
5,383
5,489
5,191
5,003
Xã, phường, thị trấn
11,279
11,279
11,201
11,148
11,173
DN Nhà nước
7,922
7,898
7,825
7,750
7,652
DN có vốn nước ngoài
9,155
9,735
10,486
12,307
12,978
DN Ngoài quốc doanh
73,076
87,095
102,471
115,025
126,642
Hợp tác xã
5,332
5,361
5,464
5,460
5,521
Hội NN, hộ SXKD cá thể, tổ HT
3,887
4,368
4,777
4,687
5,096
Tổ chức khác và cá nhân
235
239
243
292
295
Tổng số
184,440
199,170
218,622
235,473
250,076
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề mấu chốt, là nội dung cơ bản của hoạt động thu.Trong đó mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH được đặc biệt quan tâm. Theo kết quả tổng hợp hằng năm từ BHXH các tỉnh, thành phố, cho thấy năm 2009 mới có 184.440 đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia BHXH là trên 7,7 triệu người.Đến năm 2013, số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc lên tới 250.076 đơn vị và số lao động tham gia lên tới gần 11 triệu người.
Các DN tăng nhanh kể về số lượng,quy mô và loại hình SXKD. Cơ cấu DN theo vùng, theo ngành, theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng bình quân số lượng DN tham gia BHXH giai đoạn 2009 - 2013 đạt khoảng 35%. Tháng 12/2009, cả nước mới có 184.440 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc, đến năm 2013 số đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc tăng lên 250.076 đơn vị (tăng 65.636 đơn vị, tương ứng 35,59%), trong đó có một số khối, loại hình tăng nhiều như:
- DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3.823 đơn vị, tương ứng 41,76%
- DN ngoài quốc doanh tăng 53.566 đơn vị, tương ứng 73,3%
- Hội nghề nghiệp, hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác tăng 1.209 đơn vị, tương ứng 31,1%
Số lượng đơn vị đăng ký tham gia đóng BHXH bắt buộc thuộc khối DN nhà nước giảm dần, số đơn vị năm 2013 còn là 7.652 DN, giảm 270 đơn vị so với năm 2009, tương ứng giảm 3,53%, lý do: Thực hiện chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại cơ cấu DN, hàng năm số lượng đơn vị DN nhà nước giảm dần, chuyển dịch sang loại hình DN ngoài quốc doanh.
Bám sát mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, hệ thống BHXH Việt Nam từ trung ương đến địa phương có nhiều biện pháp để tổ chức thực hiện, chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành chức năng kịp thời xử lý các vướng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện để các đơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH theo cơ chế mới. Kết hợp chặt chẽ đăng ký tham gia BHXH với việc cấp sổ BHXH và thực hiện các chế độ. BHXH các tỉnh, thành phố đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố ban hành Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, tạo ra bước phát triển vững chắc sự nghiệp BHXH. Từ năm 2009 đến nay đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2009 có trên 7,7 triệu người tham gia, thì đến năm 2013 số người tham gia lên tới 10,9 triệu người, (tăng 41,56% so với năm 2009).
Bảng 2.2: Lao động tham gia BHXH bắt buộc (2009-2013)
Đơnvị: Người
Năm
Loại hình quản lý
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT
2,233,260
2,262,175
3,448,822
3,545,993
3,621,969
Ngoài công lập
124,043
126,666
125,733
113,291
106,097
Xã, phường, thị trấn
122,207
211,436
222,564
236,103
239,257
DN Nhà nước
1,282,490
1,267,972
1,252,023
1,220,427
1,206,890
DN có vốn nước ngoài
1,752,504
2,014,144
2,305,938
2,507,688
2,792,359
DN Ngoài quốc doanh
2,166,009
2,451,911
2,681,178
2,742,243
2,856,941
Hợp tác xã
49,725
50,050
49,980
47,007
46,154
Hội NN, hộ SXKD cá thể, tổ HT
14,845
14,143
15,003
14,550
15,573
Tổ chức khác và cá nhân
2,989
3,180
3,256
4,315
4,093
Tổng số
7,748,072
8,401.677
10,104,497
10,431,617
10,889,333
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phát triển Lao động tham gia BHXH
Mặc dù trong những năm qua có những thay đổi về cơ cấu lao động và có sự phát triển đáng kể DN trong các thành phần kinh tế, song chất lượng, hiệu quả hoạt động còn kém, số lượng DN chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước và của từng địa phương.
Tính đến 31/12/2013, cả nước có gần 11 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; trong đó khu vực DN ngoài nhà nước có chuyển biến mạnh: nếu năm 2009 có 73.076 DN ngoài quốc doanh với trên 2,1 triệu lao động tham gia BHXH, thì đến tháng 12/2013 có126.642 DN với trên 2,8 triệu lao động tham gia BHXH, tăng 164% số đơn vị tham gia tương ứng tăng33% lao động so với năm 2009. Năm 2009, mới có 9.155 DN có vốn đầu tư nước ngoài với trên 1,7 triệu lao động tham gia BHXH, thì đến tháng 12/2013 có 12.978DN với gần2,8 triệu lao động tham gia BHXH, tăng 42% số đơn vị tham gia và 65% lao động so với năm 2009.
Qua số liệu ở các Biểu trên cho thấy: đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng; cơ cấu các loại hình tham gia BHXH thay đổi, DN ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về số đơn vị và lao động, trong khi đó DN nhà nước giảm dần và khu vực hành chính, sự nghiệp, Đảng đoàn thể nhìn chung ổn định, tuy có tăng, nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là các DN nhà nước làm ăn kém hiệu quả, quy mô sản xuất giảm, nhiều DN phải phá sản, giải thể, sáp nhập hoặc chuyển hình thức sở hữu từ DN nhà nước sang DN cổ phần, công ty TNHH... Đối với lực lượng lao động khu vực hành chính, sự nghiệp không giảm, điều đó cho thấy việc thực hiện cải cách hành chính công còn những hạn chế, chưa phản ánh đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
2.2.2. Quản lý tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương, tiền công trả cho NLĐ là trách nhiệm của NSDLĐ. Đối với CC, VC làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm đơn vị HC,SN; Đảng, đoàn thể và các DN nhà nước) do Nhà nước trả lương; NLĐ làm việc ngoài khu vực nhà nước do NSDLĐ quy định và tiền lương này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Trách nhiệm của cơ quan BHXH là căn cứ vào các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương và các quyết định nâng lương của cấp có thẩm quyền để thu BHXH đúng quy định; trường hợp nâng lương không đúng quy định, cơ quan BHXH từ chối thu BHXH, yêu cầu đơn vị sử dụng lao động thực hiện. Nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, bên cạnh sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, BHXH từ trung ương đến địa phương phối hợp với ngành chức năng để nắm vững phân cấp quản lý lao động, tiền lương làm cơ sở cho việc thống kê, phân loại xác định các mức thu, tỷ lệ thu và phương thức thu của từng nhóm đối tượng. Trên cơ sở nắm chắc tổng quỹ tiền lương của từng đơn vị và tiền lương của NLĐ, nên trong những năm qua mặc dù Nhà nước thường xuyên thay đổi chế độ tiền lương và đối tượng tham gia BHXH biến động lớn, nhưng việc thu nộp BHXH được thực hiện không có sự sai sót. Số liệu cụ thể được phản ánh qua Bảng 2.3:
Bảng 2.3: Tổng quỹ tiền lương đóng BHXH bắt buộc (2009-2013)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Loại hình quản lý
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
HC sự nghiệp, Đảng, ĐT
49,105,994
57,856,001
69,034,050
89,593,719
109,786,179
Ngoài công lập
1,590,530
2,010,226
2,458,838
3,086,075
3,436,531
Xã, phường, thị trấn
3,310,146
3,849,407
4,684,809
6,296,122
7,585,409
DN Nhà nước
27,266,058
30,154,293
35,559,777
43,133,123
48,014,801
DN có vốn nước ngoài
38,721,282
47,472,705
68,177,294
92,045,259,
114,866,903
DN Ngoài quốc doanh
34,646,350
47,778,905
64,414,640
85,273,820
98,868,657
Hợp tác xã
523,003
704,583
856,476
1,157,227
1,312,509
Hội NN, hộ SXKD cá thể
111,077
161,687
224,307
299,922
365,444
Tổ chức khác và cá nhân
85,186
90,095
96,183
197,890
228,557
Tổng cộng
155,359,630
190,077,906
245,506,378
321,083,162
384,464,994
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc năm sau cao hơn năm trước, tổng quỹ lương năm 2009 của khối hành chínhsự nghiệp, đảng, đoàn thể là 49.105.994 triệu đồng thì đến năm 2013, tổng quỹ lương tăng lên 109.786.179 triệu đồng, tăng 123,6%;tổng quỹ lương năm 2009 của khối xã phường, thị trấn là 3.310.146 triệu đồng thì đến năm 2013, tổng quỹ lương tăng lên 7.585.409 triệu đồng, tăng 129,15%; tổng quỹ lương năm 2009 của khối DN nhà nước là 27.266.058 triệu đồng thì đến năm 2013, tổng quỹ lương tăng lên 48.014.801 triệu đồng, tăng 76,1%. Đây là những khối, loại hình có quỹ lương tăng lên ngoài ảnh hưởng của yếu tố lao động tăng, còn do tăng lương cơ học và tăng lương tối thiểu chung do nhà nước điều chỉnh.
Tổng quỹ lương năm 2009 của khối DN vốn đầu tư nước ngoài là 38.721.282 triệu đồng thì đến năm 2013, tổng quỹ lương tăng lên 114.866.903 triệu đồng, tăng 196,6%; tổng quỹ lương năm 2009 của khối DN ngoài quốc doanh là 34.646.350 triệu đồng thì đến năm 2013, tổng quỹ lương tăng lên 98.868.657 triệu đồng, tăng 185,36%... Tổng quỹ tiền lương của 2 khối loại hình trên tăng là do tác động của một số yếu tố chủ yếu như: số đối tượng tham gia tăng nhanh, tiền lương tối thiểu chung, tối thiểu vùng nhà nước điều chỉnh tăng hàng năm, tăng cơ học do người lao động được tăng lương định kỳ
2.2.3. Quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nguồn thu được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước đóng BHXH cho NLĐ từ 15% - 16% tổng quỹ tiền lương của đơn vị đối với cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và DN nhà nước thông qua NSDLĐ. Việc quản lý nguồn thu BHXH trong những năm qua đảm bảo theo đúng các quy định:
- Thực hiện đúng quy trình thu nộp BHXH: căn cứ vào danh sách lao động và tổng quỹ tiền lương của đơn vị đã được đăng ký với cơ quan BHXH; trên cơ sở đó, BHXH cáctỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Các đơn vị sử dụng lao động, hằng tháng sau khi cấp phát lương cho cán bộ, CNVC, NLĐ, đồng thời giữ lại 7% tiền lương của họ và trích 17% tổng quỹ tiền lương để nộp cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu BHXH mở tại Kho bạc hoặc Ngân hàng. Việc thu nộp BHXH thực hiện bằng chuyển khoản, trường hợp thu bằng tiền mặt thì chậm nhất sau 3 ngày cơ quan BHXH nộp vào tài khoản đảm bảo đúng quy định. Với phương thức thu nộp BHXH như vậy luôn đảm bảo an toàn, thuận tiện.
- BHXH tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với hệ thống Kho bạc nhà nước và hệ hống Ngân hàng trên địa bàn để cập nhật số tiền thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Trên cơ sở đó, định kỳ hằng tháng cơ quan BHXH thực hiện Thông báo bằng văn bản tình hình lao động tham gia và thu nộp BHXH đến từng đơn vị tham gia BHXH. Với việc Thông báo thay Bản đối chiếu tình hình thu nộp BHXH như trước đây, giảm được nhiều thủ tục giấy tờ, thời gian giao dịch của các bên tham gia BHXH. Đồng thời đảm bảo chính xác số tiền phải đóng, đã đóng và số nợ, số tiền lãi do nộp chậm, nộp thiếu...vì vậy, thu nộp BHXH trong những năm qua đảm bảo công khai, minh bạch, tránh lạm dụng, thất thoát nguồn quỹ BHXH, số thu BHXH thể hiện ở Biểu 2.4, tỷ trọng số thu trong các lĩnh vực thể hiện Biểu 2.5 và tỷ lệ thu BHXH bắt buộc so với kế hoạch được giao thể hiện ở Biểu 2.6 dưới đây:
Bảng 2.4: Số thu BHXH bắt buộc trong các lĩnh vực (2009-2013)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Loại hình quản lý
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
HC sự nghiệp, Đảng, ĐT
15.760.798
19.501.613
23.747.631
34.442.917
40.308.404
Ngoài công lập
334.267
436.416
562.496
796.639
858.795
Xã, phường, thị trấn
384.744
865.803
1.137.477
1.593.189
1.917.487
DN Nhà nước
5.451.460
6.661.190
7.639.665
10.086.883
11.471.782
DN có vốn nước ngoài
8.061.357
10.295.268
14.973.382
22.249.546
27.722.104
DN Ngoài quốc doanh
7.119.612
10.014.363
13.737.608
19.700.246
23.569.383
Hợp tác xã
108.348
143.016
191.440
276.421
320.533
Hội NN, hộ SXKD cá thể
31.373
35.703
49.406
69.928
87.799
Tổ chức khác và cá nhân
103.123
9.717
19.428
44.197
48.312
Tổng cộng
37.355.083
47.963.089
62.058.533
89.259.966
106.304.598
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Số thu BHXH bắt buộc của từng khối, loại hình năm sau cao hơn năm trước, số thu năm 2009 của khối hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể là 15.760.798 triệu đồng thì đến năm 2013, số thu tăng lên 40.308.404 triệu đồng, tương ứng tăng 155%. Số thu năm 2009 của khối DN vốn đầu tư nước ngoài là 8.061.357 triệu đồng thì đến năm 2013, số thu tăng lên 27.722.104 triệu đồng, tương ứng tăng 244%. Số thu năm 2009 của khối DN vốn đầu tư nước ngoài là 7.119.612 triệu đồng thì đến năm 2013, số thu tăng lên 23.569.383 triệu đồng, tương ứng tăng 231%... và tỷ lệ số thu toàn ngành năm 2013 tăng so với năm 2009 là 184,58%.
Số thu BHXH bắt buộc tăng là do ngoài tác động ảnh hưởng của một số yếu tố chủ yếu như: số đối tượng tham gia tăng nhanh qua các năm; tiền lương tối thiểu chung, tối thiểu vùng nhà nước điều chỉnh tăng hàng năm, tăng lương cơ học do người lao động được tăng lương định kỳ làm tăng tổng quỹ lương thì còn yếu tố tăng tỷ lệ thu hai năm một lần quy định trong Luật bảo hiểm xã hội đều chỉnh theo lộ trình
Bảng 2.5: Tỷ trọng số thu BHXH bắt buộc trong các lĩnh vực (2009-2013)
Đơn vị: %
Năm
Loại hình quản lý
Năm
2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm
2013
Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT
42,19%
40,66%
38,27%
38,59%
37,92%
Ngoài công lập
0,89%
0,91%
0,91%
0,89%
0,81%
Xã, phường, thị trấn
1,03%
1,81%
1,83%
1,78%
1,80%
DN Nhà nước
14,59%
13,89%
12,31%
11,30%
10,79%
DN có vốn nước ngoài
21,58%
21,46%
24,13%
24,93%
26,08%
DN Ngoài quốc doanh
19,06%
20,88%
22,14%
22,07%
22,17%
Hợp tác xã
0,29%
0,30%
0,31%
0,31%
0,30%
Hội NN, hộ SXKD cá thể, tổ HT
0,08%
0,07%
0,08%
0,08%
0,08%
Tổ chức khác và cá nhân
0,28%
0,02%
0,03%
0,05%
0,05%
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảng 2.6: Thực hiện thu BHXH bắt buộc so với KH trong các năm (2009-2013)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Loại hình quản lý
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Kế hoạch (triệu đồng)
36.178.000
49.663.000
52.042.000
81.835.676
102.138.000
Thực hiện (triệu đồng)
37.355.083
47.963.089
62.058.533
89.259.966
106.304.598
Tỷ lệ đạt (%)
103,25%
96,58%
119,25%
109,07%
104,08%
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Qua đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu 5 năm giai đoạn 2009 - 2013, có 4 năm BHXH Việt Nam hoàn thành vượt mức kế hoạch giao (riêng năm 2010 không hoàn thành chỉ tiêu thu BHXH bắt buộc). Kế hoạch thu được xây dựng trên cơ sở số liệu dự toán của địa phương xây dựng và tính toán các yếu tố tác động ảnh hưởng tăng, giảm thu kế hoạch như về điều kiện kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi và để hoàn thành kế hoạch thì ngoài sự nỗ lực cố gắng của cả ngành thì cần có sự phối hợp của cả hệ thống chính trị các cấp trong chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kết quả thu bảo hiểm xã hội
Biểu số liệu trên cho thấy, số thu BHXH bắt buộc toàn quốc liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 5 năm khoảng 37%.
2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRONG 5 NĂM QUA
2.3.1. Những thành công
Một là, Chính sách BHXH đối với NLĐ được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, khẳng định là trụ cột trong chính sách ASXH. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX chỉ rõ: Thực hiện chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH đối với NLĐ thuộc các thành phần kinh tế. Luật Bảo hiểm xã hộiđược ban hành quy định cụ thể đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, mở rộng đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể sử dụng từ 01 lao động có hình thức quan hệ hợp đồng từ 3 tháng trở lên. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020, trong đó nhấn mạnh việc tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của các ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH.
Hai là, Triển khai thực hiện Luật BHXH, BHXH Việt Nam luôn quan tâm chỉ đạo các địa phương sử dụng tổng hợp các biện pháp để hoàn thành các chỉ tiêu được Chính phủ giao do đósố người tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 (là năm thứ ba thực hiện Luật BHXH), cả nước có trên 7,7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, đến hết năm 2013 số lao động tham gia BHXH bắt buộc là gần 10,9 người, tăng 3,2 triệu người so với năm 2009, tương ứng tăng 40,5% (tốc độ tăng bình quân trên 8%/năm); và so với năm 1995 (là năm đầu thực hiện Điều lệ BHXH), cả nước mới có trên 2,2 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, đến hết năm 2013 tăng gần 5 lần so với năm 1995
Ba là, việc quản lý quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc được thực hiện chính xác, thường xuyên và cơ bản là chặt chẽ gắn liền cùng quản lý đối tượng. Theo quy định của nhà nước, tồn tại hai hệ thống tiền lương, đó là: Tiền lương do nhà nước quy định và tiền lương do NSDLĐ quyết định.
Quản lý tiền lương do nhà nước quy định làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc được áp dụng cho các khối loại hình như: DN nhà nước, DN nhà nước cổ phần hóa, đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, xã phường, thị trấn; tiền lương do NSDLĐ quyết định áp dụng cho các khối loại hìnhcòn lại, tuy nhiên, trong quá trình xây dựng hệ thống thang bảng lương thì NSDLĐ phải tuân thủ quy định của pháp luật về chính sách tiền lương.
Bồn là, Nguồn thu BHXH được quản lý chặt chẽ theo quy định của nhà nước, không thất thoát. BHXH Việt Nam ban hành văn bản quy định đối với BHXH địa phương và hệ thống ngân hành trong việc phối hợp thực hiện chuyển tiền thu kịp thời về cơ quan trung ương. Thống nhất tiền thu được quản lý tại BHXH Việt Nam, phân định rõ ràng với NSNN. Bên cạnh việc quản lý quỹ BHXH theo quy định thì tiền thu BHXH luôn được duy trì, bảo toàn và tăng trưởng.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Những hạn chế
- Tình trạng trốn đóng BHXH xảy ra ở hầu hết các địa phương với mức độ ngày càng nhiều, phổ biến nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh cá thể...
+ Về lao động:
Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH hiện nay cả nước, số đối tượng có quan hệ lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc khoảng 16 triệu người nhưng mới có gần 11 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc (còn khoảng 5 triệu lao động chưa được tham gia BHXH). Điều này cũng đồng nghĩa việc trên 5 triệu người này đã mất quyền an sinh xã hội cơ bản. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy hiện có trên 300.000 DN đang hoạt động, cơ quan BHXH chỉ quản lý được khoảng 150.000 DN đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, như vậy, có đến 50% số DN trốn đóng BHXH. Nếu không có biện pháp buộc chủ sử dụng lao động tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT thì mục tiêu đến năm 2020 sẽ khó đạt được trên 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.
Việc quản lý các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc là bất cập, khó quản lý. Thực tế, cơ quan BHXH không xác định được chính xác số lượng đơn vị, DN có sử dụng lao động cũng như số lượng NLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, cơ quan BHXH chủ yếu chỉ thu được tiền BHXH từ số lao động mà các đơn vị, doanh nghiệp tự đăng ký. Do đó, cùng với việc các doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng và chiếm đoạt tiền đóng BHXH của người lao động mà không tham gia BHXH thì hậu quả là hàng trăm ngàn người lao động bị “mất trắng” quyền lợi BHXH.
Theo quy định của Luật BHXH thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho người lao động trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, theo báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố, tình trạng đăng ký muộn, đề nghị truy thu BHXH đối với thời gian chưa tham gia vẫn diễn ra phổ biến. Năm 2013, BHXH các tỉnh, thành phố qua kiểm tra đã phát hiện số lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc là 54.372 lao động, số lao động truy đóng không đúng quy định là 1.714 lao động.
+ Về liền lương làm căn cứ đóng BHXH:
Thực trạng hiện nay, nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng lao động bằng mức tiền lương tối thiểu vùng hoặc ký 2 hợp đồng với người lao động ở các mức khác nhau và lấy hợp đồng có số tiền lương phải trả ít hơn số thực trả để đăng ký với cơ quan BHXH (tiền lương, tiền công bình quân của người lao động đang tham gia BHXH của khối DN ngoài nhà nước bình quân khoảng 2,8 triệu đồng; theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, thực tế tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp ngoài lương bình quân khoảng 3,8 triệu đồng),phần chênh lệch giữa thu nhập thực tế của người lao động với tiền lương ghi trên HĐLĐ được người sử dụng lao động tách ra thành các khoản phụ cấp và trợ cấp bổ sung khác (như tiền phụ cấp đi lại, nhà ở, chuyên cần,...) nhằm né tránh việc đóng BHXH (theo báo cáo của cơ quan BHXH Việt Nam thì khoản chênh lệch 1 triệu đồng tiền lương này tương đương với 24 nghìn tỷ đồng/năm). Với mức đóng BHXH như trên gây thiệt hại cho cả người lao động và Quỹ BHXH. Với mức đóng này sau 20 - 30 năm đóng BHXH, khi người lao động nghỉ hưu thì tiền lương hưu chỉ đạt dưới 75% lương tối thiểu vùng.
- Tình trạng nợ đọng BHXH diễn ra khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng qua các năm về số tiền nợ BHXH bắt buộc.
Nợ BHXH đang là vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý quỹ BHXH không chỉ là mối quan tâm của ngành BHXH mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay nợ BHXH diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức như: trốn đóng, đóng chậm, nợ thời gian dài (chây ỳ) với số tiền lớn; đơn vị nợ BHXH nhưng mất khả năng thanh toán; những ðõn vị ðang trong giai ðoạn chờ bản án kết luận của cõ quan pháp luật nhưng chýa thực hiện nghĩa vụ chuyển tiền ðóng BHXH, các ðõn vị nợ BHXH mà cõ quan có thẩm quyền ðã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm nhýng vẫn chýa thu hồi ðýợc nợ.... Ðặc biệt, có ðõn vị nợ chýa thực hiện thủ tục giải thể phá sản theo quy ðịnh của pháp luật nhýng ðã bán toàn bộ tài sản của ðõn vị ðể trả nợ vay Ngân hàng hoặc ðõn vị nợ ðang tranh chấp, mua bán tài sản phức tạp khác... dẫn đến cơ quan BHXH khó thu hồi được nợ BHXH và làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NLĐ khi nghỉ việc, bị ốm đau, nhiều NLĐ đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa được hưởng chế độ BHXH do đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH.
Năm 2009 số tiền nợ đọng BHXH bắt buộc là 2.308 tỷ đồng, tỷ lệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cao_hoc_9837_1942901.doc