Luận văn Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Trong những năm qua, sự phối hợp giữa Chi cục Thuế với các Cơ

quan chức năng trong Quận mới dừng lại ở việc trao đổi các thông tin định

danh, còn thiếu nhiều nội dung, biện pháp phối hợp cụ thể. Để công tác quản

lý thu NS trên địa bàn Quận đạt hiệu quả, Cơ quan Thuế phải chủ động tham

mưu cho Uỷ ban nhân dân Quận ban hành các Quy chế phối hợp giữa Cục

Thuế với Cơ quan hữu quan trong quản lý, chống thất thu NSNN. Cụ thể là:

Phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin, Đài Truyền thanh Quận xây

dựng chương các chương trình truyền thông tuyên truyền, phổ biến chính sách

pháp luật thuế, các Luật Thuế mới nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật

thuế trong cộng đồng.

pdf98 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế. 1.4.2. Kinh nghiệm của quận Hai Bà Trƣng, TP. Hà Nội Trong giai đoạn 2012 - 2016, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ chế, chính sách thu được ban hành để khôi phục đà tăng trưởng kinh tế có những tác động không nhỏ đến tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, với các giải pháp đồng bộ, Quận đã luôn đạt và vượt chỉ tiêu so với dự toán đặt ra, kết quả thu ngân sách nhà nước các năm được đánh giá cao, riêng trong năm 2016 trên địa bàn Quận do Chi cục thuế thực hiện thu thuế đạt 2.257 tỷ đồng; đạt 125% dự toán Pháp lệnh; đạt 115% dự toán phấn đấu; so với cùng kỳ năm trước bằng 123%. Kết quả đạt được đó do có các giải pháp quản lý và nuôi dưỡng nguồn thu thuế phù hợp: Thứ nh t, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Cục Thuế TP Hà Nội, Quận ủy, HĐND, UBND quận Hai Bà Trưng, sự phối kết hợp tích cực, thường xuyên, hiệu quả của các Phòng ban, ngành, các cấp ủy chính quyền địa phương trong công tác quản lý thuế trên địa bàn. Thứ hai, Chi cục thuế đã tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; tăng cường việc kiểm soát và khai thác nguồn thu, chú trọng việc hỗ trợ, giải quyết 38 khó khăn cho người nộp thuế gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thứ ba, sự đồng thuận của tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức trong Chi cục đã nỗ lực không ngừng phấn đấu, thực hiện tốt các biện pháp công tác đã đề ra nhằm hoàn thành tốt công tác thu nộp ngân sách trên địa bàn quận. Thứ tư, Công tác ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá trong quản lý thuế luôn được chi Cục thuế Quận Hai Bà Trưng quan tâm, đẩy mạnh theo yêu cầu của Cục thuế Hà Nội, và Tổng cục thuế. 1.4.3. Bài học rút cho Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Từ kinh nghiệm quản lý thu NSNN của Quận 1 và Quận Hai Bà Trưng, có thể rút ra một số bài học, nội dung tham khảo, có thể vận dụng vào quản lý thu NSNN đối với Quận Bình Thạnh: Đối với lập dự toán Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đảm bảo. Chính sách chế độ phân cấp thu. Các chế độ tiêu chuẩn định mức thu ngân sách do thủ tướng chính phủ, bộ tài chính và hội đồng nhân dân (HĐND) quy định, kiểm tra về dự toán ngân sách và tình hình thực hiện dự toán. Về trình tự lập dự toán: Cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan thuế, chi cục thuế các ban ngành tổ chức căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ được giao và chế độ định mức tiêu chuẩn thu và lập dự toán thu khi cân đối ngân sách cần trình lên Ủy ban nhân dân (UBND) báo cáo cho người đứng đầu ban ngành xem xét. Phòng tài chính kế hoạch Quận làm việc với UBND về dự toán ngân sách khi có yêu cầu. Khi có quyết định giao nhiệm vụ thu phải hoàn chỉnh phương án phân bổ dự toán trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định sau đó tiến hành công bố công khai tài chính về ngân sách nhà nước. Điều 39 chỉnh dự toán ngân sách hàng năm trong trường hợp có yêu cầu của UBND cấp trên đảm bảo với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu. Đối với chấp hành dự toán ngân sách Để chấp hành tốt ngân sách các địa phương căn cứ vào dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán đã được UBND, HĐND thông qua. Chi cục thuế được phối hợp với ban tài chính thực hiện thu đúng, thu đủ khi thu tiền của các tổ chức, cá nhân và cần phải có biên lai thu tiền. Đối với các khoản thu bổ sung thì phòng tài chính kế hoạch thị dựa vào dự toán số thu bổ sung đã giao cho xã, phường để cân đối ngân sách thông báo số bổ sung cho các đơn vị giao dự toán. Tổ chức thực hiện định mức thu hợp lí và công tác kiểm tra giám sát hoạt động đảm bảo tính minh bạch rõ ràng trong quản lí thu ngân sách Các tổ chức đơn vị cá nhân đã thực hiện thu đúng dự toán được giao đúng định mức, đúng mục đích các khoản tiền đã thu nộp vào kho bạc nhà nước thông qua cơ quan thuế và phòng tài chính kế hoạch huyện, chấp hành nghiêm túc pháp luật về kế toán thống kê và quyết toán thu ngân sách. Chi cục thuế tiến hành kiểm tra số thu của các tổ chức có nộp đầy đủ kịp thời đúng quy định hay không các khoản nộp sai chế độ để có chế độ biện pháp xử lý kịp thời. 40 Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã hệ thống hoá những vấn đề về Ngân sách Nhà nước, thu Ngân sách Nhà nước và quản lý thu Ngân sách Nhà nước. Trong đó, trình bày những vấn đề chung về Ngân sách Nhà nước, Thu Ngân sách Nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến thu Ngân sách Nhà nướcvà quản lý thu Ngân sách Nhà nước trên cơ sở lý luận về Ngân sách Nhà nướcvà các quy đinh của Luật pháp hiện hành ở Việt Nam. Đã nêu rõ khái niệm, đặc điểm công tác quản lý thu NSNN cấp Huyện, sự cần thiết, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu NSNN. Trình bày kinh nghiệm về quản lý thu Ngân sách nhà nước của một số địa phương, đối chiếu với các quy định về quản lý thu Ngân sách Nhà nước của Việt Nam để phát hiện những nội dung mới, khả thi có tính hiệu quả cao trong lĩnh vực quản lý thu NSNN để áp dụng trong công tác quản lý thu NSNN nói chung và ở Quận Bình Thạnh nói riêng. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước đạt hiệu quả. 41 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Bình Thạnh 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Quận Bình Thạnh nằm về hướng đông bắc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với các quận khác như sau: Phía Đông giáp với quận 2 (Phường An Phú và Thảo Điền) và quận Thủ Đức (gồm các phường Hiệp Bình Chánh và phường Linh Đông);Phía Tây giáp quận Phú Nhuận (phường 2, 5 và 7) và quận Gò Vấp (phường 1 và 5);Phía Nam giáp quận 1 (phường Tân Định, Đa Kao và Bến Nghé) và quận 2 (phường Bình An); Phía Bắc giáp quận 12 (phường An Phú Đông) và Thủ Đức (Hiệp Bình Phước). 42 Bình Thạnh nằm trong vùng địa hình bằng thấp của thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện thoát nước tương đối thuận lợi và thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao so với mặt nước biển biến động từ 0,5m - 10m và được chia thành 5 vùng: vùng có địa hình có độ cao nhất từ 8m - 10m, vùng có độ cao khoảng 8m, vùng có độ cao 6m, vùng có độ cao tương đối thấp là 2m và vùng có độ cao thấp nhất là 0,5m. Địa hình của Quận Bình Thạnh có thể chia làm 2 khu vực: - Khu vực có nền cao, địa hình gò triền, độ dốc thoải nằm ở phía Tây Bắc, cao độ thay đổi từ 9m xuống đến khoảng 2m, có hướng dốc từ Đông sang Tây và từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Khu vực thấp có địa hình bằng phẳng, hướng dốc không rõ rệt nằm ở phần còn lại, chủ yếu dọc theo rạch xuyên tâm, sông Sài Gòn và bán đảo Bình Quới - Thanh Đa. Cao độ thấp dưới 2m, phổ biến là cao độ từ 0,6m đến 0,7m, chịu ảnh hưởng bởi hệ thống kê rạch chằng chịt. Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn dài 16,5 km bao quanh mạn Đông Bắc, cùng với các kênh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống cảnh quan sông nước ở gần trung tâm Thành phố, thuận lợi cho việc phát triển các cơ sở du lịch và dịch vụ nghỉ ngơi, thư giãn của người dân thành phố. Bán đảo Thanh Đa - Bình Qưới với cảnh quan xinh đẹp, khí hậu tươi mát là một tiềm năng hình thành khu du lịch nổi tiếng, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Mặc dầu chưa có quy hoạch chính thức và chủ trương thu hút các dự án đầu tư, nhưng với những lợi thế tự nhiên vốn có bán đảo Thanh Đa – Bình Quới đã tự phát hình thành các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cho người dân Thành phố và du khách. Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ nhiều tầng lớp cư dân từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống 43 lập nghiệp qua các thời kỳ. Bên cạnh nền văn hóa đa dạng được mang đến từ các vùng miền khác nhau, được bổ sung thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên. Những nét đặc trưng đó được thể hiện trong văn hoá ẩm thực, văn hóa giao tiếp, một số ngành nghề truyền thống được hình thành trên địa bàn quận qua nhiều thời kỳ. Những điều kiện cảnh quan và tính đa dạng về văn hóa, tạo cho địa phương có tiềm năng trở thành một nơi du lịch hấp dẫn với các du khách trong và ngoài nước và phát triển các dịch vụ kèm theo. 2.1.1.2. Kết c u hạ tầng Quận Bình Thạnh có diện tích khoảng 2.070,67ha, dân số 489.113 người, với các tuyến đường chính kết nối trung tâm thành phố với các quận, huyện và các tỉnh thành như: Điện Biên Phủ, Nguy n Hữu Cảnh, Quốc lộ 13 Với đặc thù của quận Bình Thạnh có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch dày đặc với tổng chiều dài bờ sông Sài Gòn khoảng 17,5km, tổng chiều dài các tuyến kênh, rạch chính khoảng 20,3km; đồng thời với thực trạng có nhiều đường hẻm nhỏ hẹp. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là phát triển đô thị, trong đó phát triển hạ tầng đô thị đã được thành phố quan tâm đầu tư các công trình giao thông trọng điểm. Đến nay, quận Bình Thạnh đã được khang trang sạch đẹp xứng tầm là quận Trung tâm, cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố trên các tuyến đường như: Điện Biên Phủ, Phạm Văn Đồng, Trường Sa, Đinh Tiên Hoàng Trong đó tuyến đường Điện Biên Phủ là cửa ngỏ chính vào trung tâm thành phố, từ lộ giới nhỏ nay đã được mở rộng lộ giới 90m được thiết kế 8 làn xe ô tô, 6 làn xe 2 bánh với dãy phân cách cây xanh kết hợp mảng xanh tạo cảnh quan đô thị. 44 Bên cạnh các tuyến đường sạch đẹp, hiện đại là các công trình cầu đã được thành phố đầu tư và hoàn thành đến năm 2014 như: cầu Bình Lợi, cầu Sài Gòn 2, cầu Kinh, cầu Băng Ky, cầu vượt Hàng Xanh, cầu Thủ Thiêm, đặc biệt là cầu Bông với hệ thống đèn nghệ thuật hiện đại góp phần làm đẹp đường phố, đồng thời làm giảm ùn tắc giao thông và giảm tai nạn giao thông trên địa bàn quận. Ngoài các dự án giao thông trọng điểm thành phố đã đầu tư trên địa bàn quận, UBND quận đã tập trung nguồn lực, tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư, xã hội hóa nâng cấp các tuyến đường hẻm do quận Quản lý góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn như: - Hoàn thành 27 tuyến hẻm trong dự án nâng cấp đô thị (1.027 hộ bị ảnh hưởng, với nổ lực của địa phương đã vận động và thuyết phục 907 hộ hiến đất với tổng diện tích trên 3.465m2 tương ứng trên 120 tỷ đồng). - Thời gian gần đây do kinh tế khó khăn chung nên nguồn vốn kinh phí phân cấp cho quận rất hạn chế, không đủ để đầu tư các hạng mục hạ tầng; vì vậy, UBND quận đã chỉ đạo các đơn vị phòng ban và các UBND phường thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng theo hình thức xã hội hóa, chủ yếu vận động nhân dân đóng góp kinh phí thực hiện với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc 100% kinh phí vận động từ nhân dân, từ năm 2012 đến nay đã thực hiện và hoàn thành đưa vào sử dụng trên 94 tuyến hẻm. Sự phát triển và đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng trên địa bàn quận đã góp phần phát triển kinh tế – thương mại và du lịch – dịch vụ, cùng với những dự án cao ốc, chung cư hiện đại và tiện nghi, trung tâm thương mại được xây dựng ngày càng nhiều như: Khu dân cư Miếu Nổi, khu dân cư Phường 13, khu tái định cư 1050 căn phường 12, khu dân cư Văn Thánh Bắc đợt 1, 2, 3, khu cao ốc Thủy Lợi 4..., đặc biệt là khu dân cư căn hộ cao cấp Sài Gòn Pearl, 45 cùng hàng loạt các khu vui chơi giải trí như: Khu du lịch Văn Thánh, Tân Cảng, Bình Quớixứng tầm là một trong các quận trung tâm của thành phố. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thành phố, quận xây dựng kế hoạch phù hợp với tiềm năng hiện có, triển khai đồng bộ từ quận đến cơ sở để mời gọi các tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp, triển khai nhiều chương trình khuyến khích, hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình hoạt động, tạo điều kiện kết nối giữa các ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn 97 doanh nghiệp và 02 hộ kinh doanh với số tiền 2.320 tỷ đồng). Quận hiện có có 17.294 hộ kinh doanh cá thể; 12.158 doanh nghiệp, trong đó có 11.713 đơn vị trực thuộc ngoài nhà nước, 412 công ty nước ngoài đang hoạt động (210 công ty có 100% vốn nước ngoài, 86 công ty liên doanh, 104 văn phòng đại diện, 12 chi nhánh công ty). Khuyến khích phát triển ngành dịch vụ như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ cho thuê văn phòng để tăng sức cạnh tranh và giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó nâng dần tổng mức đầu tư trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh tài chính về đầu tư tại quận, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng Thương mại - dịch vụ - sản xu t. Duy trì và giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm tăng 7,17%; thương mại - dịch vụ bình quân hàng năm tăng 25,05%, đều đạt chỉ tiêu của quận đề ra; trong đó ngành chiếm tỷ trọng cao nhất và chủ yếu là thương mại (69,4%). 46 Bảng 2.1: Giá trị tổng sản lƣợng đầu ra giai đoạn 2012-2016 (Nguồn UBND quận Bình Thạnh) Thực hiện có hiệu quả quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, tập trung giải tỏa các điểm kinh doanh tự phát, đầu tư nâng cấp chợ truyền thống (Thị Nghè, Phan Văn Trị). Từng bước hình thành các cụm trung tâm văn hóa - thương mại - dịch vụ như Trung tâm thương mại Văn Thánh, khu thương mại dân cư Bình Hòa, các khu chuyên doanh theo ngành như khu vực chuyên doanh về tài chính ngân hàng (tuyến đường Phan Đăng Lưu, Điện Biên Phủ); khu nhà ở và văn phòng cho thuê (tuyến Nguy n Hữu Cảnh, Ngô Tất Tố); khu vực bán hàng trang trí nội thất, trang thiết bị văn phòng ở đường Bạch Đằng (Phường 15, 24), đường Nơ Trang Long (Phường 13); khu vực bách hóa, công nghệ phẩm ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Phường 24, 25, 26); khu vực kinh doanh ăn uống ở bán đảo Bình Quới - Thanh Đa (Phường 28). Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Triển khai các biện pháp bình ổn thị trường, đảm bảo nhu cầu hàng hóa thiết yếu cho người dân trong điều kiện khó khăn hiện nay; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý hành vi buôn 47 lậu, gian lận thương mại, sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Thực hiện tốt công tác bình ổn giá, hiện quận có 368 địa chỉ bán hàng bình ổn (gồm: 66 cửa hàng thực phẩm thiết yếu 243 điểm bán thuốc, 22 cửa hàng bán mặt hàng sữa, 37 cửa hàng phục vụ mùa khai trường). Trước tác động của lạm phát và suy thoái kinh tế làm cho sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nợ xấu, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản trầm lắng làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác thu thuế. Bên cạnh việc Chính phủ đề ra nhiều giải pháp ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, quận đã triển khai các chính sách như mi n, giảm, gia hạn nộp thuế, đốc thu thuế đọng, tăng cường công tác kiểm tra sau đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp mới. Thu thuế bình quân hàng năm đạt 5,696% (đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 5-7%). Biểu 2.2: Thu ngân sách đƣợc hƣởng theo phân cấp của Quận giai đoạn 2012 - 2016 (Nguồn UBND quận Bình Thạnh) 48 Tổng thu ngân sách quận tăng bình quân 21,9% hàng năm; từ đó đảm bảo cân đối chi ngân sách thường xuyên, bình quân hàng năm chi cho phát triển giáo dục, văn hóa xã hội chiếm tỷ trọng 55% so với tổng chi ngân sách quận; trong đó: sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm 42%; chi cho sự nghiệp y tế, văn hóa, thể dục thể thao, xã hội chiếm tỷ lệ 10% so với tổng chi ngân sách quận. Tập trung mọi nguồn thu vào ngân sách nhà nước và ngân sách quận, đảm bảo thu đúng, thu đủ, không lạm thu và chống thất thu. Kiểm soát chặt chẽ và minh bạch thu, chi ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng lập dự toán ngân sách nhà nước. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; giảm tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước; tập trung vốn ngân sách cho các công trình trọng điểm của quận (trường học, trụ sở cơ quan). Trong điều hành ngân sách quận thực hành tiết kiệm chi tiêu công, tập trung nhiệm vụ chi phục vụ nhu cầu cấp bách và thiết yếu. Tổ chức rà soát quỹ đất do nhà nước trực tiếp quản lý, tiếp tục đề xuất các khu đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất để bổ sung nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. 2.2. Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nƣớc tại Quận Bình Thạnh 2.2.1. Thu - chi ngân sách nhà nƣớc tại Quận Bình Thạnh Bảng 2.1: Thu chi ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2012 -2016 ơn vị tính: Triệu đồng Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng thu 1.846.13 9 2.278.24 4 2.489.72 5 2.932.54 9 3.733.94 1 I. Thu ngân sách nhà nƣớc của địa phƣơng đƣợc hƣởng theo 850.779 996.117 1.001.36 7 1.308.34 8 1.405.23 6 49 phân cấp 1.Thu NSNN tại địa phương 363.268 429.758 515.273 596.835 761.543 2.Thu bổ sung từ NS cấp trên 275.037 340.755 414.505 480.580 254.857 3. Thu kết dư ngân sách 69.307 1.398 1.238 57.804 240.093 4. Thu chuyển nguồn NS năm trước 2.952 42.042 48.886 151.833 117.941 5. Thu để lại đơn vị 150.089 182.985 21.336 21.174 30.667 II. Chi NS tại địa phƣơng 849.381 994.878 943.563 1.068.25 4 1.019.71 3 Trong đó: + Chi ĐTPT 31.061 55.500 55.664 83.651 29.360 + Chi thường xuyên 626.189 708.527 714.730 818.074 863.532 Thu NS tại địa phương/Chi TX ( Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN Quận Bình Thạnh 2012 đến 2016) Bảng 2.2: Thu ngân sách nhà nƣớc chi tiết theo các khoản thu từ 2012-2016 ơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 A. Tổng thu NSNN tại địa phương 1.846.139 2.278.244 2.489.725 2.932.549 3.733.941 + Thuế công thương nghiệp 1.066.361 1.320.311 1.606.708 1.682.213 2.100.870 + Thuế sử dụng đất phi NN 5.184 17.486 14.481 15.216 18.679 + Thuế nhà đất 2.993 508 98 41 58 + Thu tiền sử dụng dất 59.486 82.616 107.292 158.644 260.126 + Thu tiền cho thuê đất 78.783 104.589 111.868 193.315 207.004 + Lệ phí trước bạ 205.941 231.074 277.483 361.344 448.557 + Phí lệ phí 18.797 21.152 23.189 23.426 21.380 + Thu tiền bán và thuê TS nhà nước 209.560 285.405 264.067 367.382 475.578 50 + Thuế thu nhập cá nhân 209.560 285.405 264.067 367.382 475.578 + Thu khác ngân sách 48.848 33.094 63.202 109.793 170.917 + Thu tại xã 29.268 48.131 45.486 48.287 54.297 Tổng thu N trên địa bàn/Dự toán được giao(%) 93.6 112 124 115 111.6 Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN Quận Bình Thạnh từ 2012 - 2016 2.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nước và thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước cũng đã có những bước cải cách, đổi mới và đạt được một số thành tựu đáng kể; đặc biệt là từ khi Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 và mới đây là Luật ngân sách nhà nước năm 2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017 với mục tiêu và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường tiềm lực tài chính đất nước; quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia; xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, thúc đẩy vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại. Ngân sách nhà nước là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước, là công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Luật ngân sách nhà nước năm 2002, nay là Luật ngân sách nhà nước năm 2015 là cơ sở pháp 51 lý cơ bản để tổ chức quản lý ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP 6/6/2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước (nay là Nghị định 163/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 21/12/2016 quy định chi tiết cho luật ngân sách năm 2915), HĐND – UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách và Quyết định về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách qua các năm. Qua đó, HĐND – UBND Quận Bình Thạnh cũng ban hành ban hành Nghị quyết, Quyết định về việc dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách qua các năm. Các văn bản pháp luật về ngân sách nhà nước quy định khá đầy đủ, chi tiết, rõ ràng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời gian thực hiện các công việc trong lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Các quy định của pháp luật thường xuyên được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thay đổi trong cơ chế quản lý, thực trạng kinh tế, xã hội và yêu cầu mới trong quản lý ngân sách nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp tục củng cố, nâng cao vị trí, vai trò của công tác tài chính, NSNN, góp phần ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết tốt hơn các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh cấp bách như thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn Quận Bình Thạnh. 52 2.2.3. Tổ chức bộ máy thu ngân sách nhà nƣớc tại Quận Bình Thạnh Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận có chức năng giúp UBND Quận thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách trên địa bàn Quận theo phân cấp quản lý của Nhà nước. Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở Tài chính. Bên cạnh đó hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc Quận, Tài chính phường xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách Quận theo hướng dẫn của Sở Tài chính, trình UBND Quận xem xét để trình HĐND Quận quyết định: - Lập phương án phân bổ dự toán ngân sách Quận, lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết theo quy định trình UBND xem xét, trình HĐND quyết định; bảo đảm điều hành theo tiến độ và dự toán đã đƣợc quyết định; hƣớng dẫn, kiểm tra việc quản lý, điều hành và quyết toán ngân sách cấp xã. - Kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách của chính quyền cấp xã, và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc Quận. - Phối hợp với cơ quan thu thuế trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn cho các đối tượng sử dụng ngân sách cấp Quận. - Tổng hợp thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận; hướng dẫn và kiểm tra quyết toán ngân sách cấp xã; lập quyết toán ngân sách cấp Quận, và tổng quyết toán ngân sách trên địa bàn theo quy định; 53 - Báo cáo về tài chính, ngân sách theo quy định; Quản lý tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp tại Quận theo quy định; Quản lý nguồn kinh phí được uỷ quyền của cấp trên. - Chi cục thuế Quận Bình Thạnh gồm có 98 cán bộ, công chức. Trong đó: 94 biên chế, 04 hợp đồng. Chi cục thuế có 01 Chi cục trưởng, 03 Phó chi cục trưởng và các đội chuyên môn, nghiệp vụ (Đội Tuyên truyền nghiệp vụ kê khai, đội Trước bạ và thu khác, đội Hành chính nhân sự tài vụ và ấn chỉ, đội kiểm tra thuế, đội quản lý và cưỡng chế nợ, đội nghiệp vụ và dự toán, đội tuyên truyền, đội thuế liên phường, đội thuế thu nhập cá nhân). Trong tổ chức thu, Quận Bình Thạnh đã có những đổi mới, cải cách công tác quản lý thu, đưa công tác thu ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Năm 2010, đã triển khai thành công dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế - Kho bạc- Tài chính đã nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần tập trung nhanh và hiệu quả các nguồn thu vào NSNN bằng việc ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách giữa Cơ quan Tài chính và KBNN (Tabmis), hệ thống xử liệu tập trung và chuẩn hóa dự liệu thông tin về số thu NSNN giữa KBNN, Thuế, Hải quan (TCS). Bên cạnh đó là việc triển khai phối hợp thu giữa Kho bạc – Thuế và công tác ủy nhiệm thu cho các Ngân hàng Thương mại. Ngành thuế và ngành kho bạc đã phối hợp chặt chẽ để thu thuế xây dựng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_thu_ngan_sach_nha_nuoc_tren_dia_ban_quan_bi.pdf
Tài liệu liên quan