MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH 5
1.1. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế nước ta hiện nay 5
1.2. Đặc điểm của quản lý thu thuế ngoài quốc doanh 15
1.3. Kinh nghiệm quản lý thu thuế ngoài quốc doanh ở một số nước 36
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 39
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh quảng ngãi 39
2.2. Thực trạng kinh tế ngoài quốc doanh và quản lý thu thuế ngoài quốc doanh địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm 1999 - 2001 41
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 74
3.1. Một số quan điểm cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế ngoài quốc doanh 74
3.2. Giải pháp về tăng cường quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 80
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 119
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2531 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính xác tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện nộp thuế theo kê khai, chấm dứt việc thu thuế khoán đối với doanh nghiệp. Đôn đốc doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán thuế, tổ chức tốt công tác kiểm tra báo cáo quyết toán thuế để thu ngay số thuế phát sinh và số thuế còn tồn đọng vào ngân sách, đồng thời phát hiện những trường hợp kê khai không trung thực để có những biện pháp phù hợp.
Căn cứ vào số lượng doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn cũng như kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán thuế, tiến hành kiểm tra chống thất thu để phát hiện và chấn chỉnh những doanh nghiệp lập báo cáo quyết toán không sát đúng với thực tế kinh doanh, cố tình gian lận thuế. Kết hợp với việc kiểm tra quyết toán thuế với việc kiểm tra trước và sau khi hoàn thuế, xác minh đối chiếu hóa đơn, chứng từ mua vào bán ra có nghi vấn liên quan đến tính thuế GTGT đầu vào, đầu ra nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp gian lận.
+ Đối với các trường hợp nợ thuế nhưng nay cơ sở đã nghỉ không kinh doanh phải lập danh sách, phối hợp với Hội đồng tư vấn và các bộ phận chức năng phân loại từng trường hợp cụ thể để xin ý kiến xử lý chung.
+ ở những địa bàn cán bộ thuế vẫn phải trực tiếp thu tiền thuế của đối tượng nộp thuế cần phải quy định cụ thể số tiền thuế được trực tiếp thu và thời hạn phải thanh toán số tiền thuế phải nộp vào ngân sách. Thực hiện nghiêm túc việc chấm bộ thuế để phát hiện các trường hợp nợ đọng hoặc cán bộ thuế đã thanh toán biên lai nhưng chưa nộp tiền vào ngân sách.
* Năm 2000:
Bảng 2.8: Kết quả thu ngân sách năm 2000 - phân theo sắc thuế
ĐVT: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
Thực hiện 1999
Dự toán 2000
Thực hiện 2000
% so sánh
Trung ương
Tỉnh
Dự toán trung ương
Dự toán Tỉnh
Thực hiện 99
1
2
3
4
5
6 = 5/3
7 = 5/4
8 = 5/2
Thuế môn bài
3.853
3.600
3.850
3.949
109,7
102,6
102,5
Thuế TTĐB
304
200
300
396
198
132
130,3
Thuế TGT (d./thu)
Trong.đó: Thuế doanh thu thu nợ
15.658
2.358
12.200
14.390
18.743
592
153,6
130,3
119,7
Thuế TNDN
Tr.đó: Thuế lợi tức thu nợ
12.310
809
10.900
13.100
14.897
622
136,7
113,7
121
Thuế tài nguyên
413
300
450
562
187,3
124,9
136,1
Thu khác
256
300
310
268
89,3
86,5
104,7
Tổng cộng
32.794
27.500
32.400
38.815
141,1
119,8
118,4
Nguồn: [16].
Bảng 2.9: Kết quả thu ngân sách năm 2000 - phân theo đơn vị thu
ĐVT: 1.000.000đ
TT
Đơn vị
Dự toán 2000
Thực hiện 2000
% so dự toán 2000
1
Phòng quản lý doanh nghiệp NQD
6.899
11.977
173,6
2
TX Quảng Ngãi
11.661,6
12.443
106,7
3
Huyện Bình sơn
2.419,8
2.081
96,8
4
Huyện Sơn Tịnh
2.200,7
2.390
108,6
5
Huyện Tư Nghĩa
2.499,5
2.502
100,1
6
Huyện Nghĩa Hành
649,95
804
123,7
7
Huyện Mộ Đức
1.949,95
2.104
107,9
8
Huyện Đức Phổ
2.940,1
2.896
98,5
9
Huyện Ba Tơ
259,94
255
98,1
10
Huyện Minh Long
90,02
74
82,2
11
Huyện Sơn Hà
470,11
464
98,7
12
Huyện Trà Bồng
359,97
491
136,4
13
Huyện Lý Sơn
250
284
113,6
14
Huyện Sơn Tây
90,022
120
133,3
Nguồn: [16].
Đối với công tác quản lý thu thuế khu vực KTNQD năm 2000 chúng ta nhận thấy rằng tất cả các sắc thuế ở khu vực kinh tế này đều đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra (kể cả chỉ tiêu của Trung ương và của tỉnh giao). Để đạt được kết quả nêu trên, quản lý tốt nguồn thu phát sinh trên địa bàn, toàn ngành thuế đã tập trung chỉ đạo công tác xây dựng và giao dự toán thu sát với thực tế, bảo đảm bao quát hết nguồn thu, hoàn thiện quy trình tách ba bộ phận trong quản lý thu thuế để thực hiện tốt việc quản lý đối tượng nộp thuế, kiểm tra đôn đốc và thu nộp kịp thời mọi nguồn thu trên từng địa bàn, đảm bảo vừa thực hiện tốt các Luật thuế vừa hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh tháo gỡ kịp thời những khó khăn do thay đổi chính sách thuế.
Khu vực KTNQD (công thương nghiệp - dịch vụ NQD) năm 2000 tổng số thu 38,8 tỷ đồng, đạt 141,1% so với dự toán Trung ương, tương ứng với số tiền thuế vượt dự toán là 11.315 triệu đồng; đạt 119% so với dự toán tỉnh, tương ứng với số tiền thuế vượt dự toán là 6.415 triệu đồng và tăng 18% so với năm trước, tương ứng với số tiền thuế tăng 6.021 triệu đồng.
- Kết quả quản lý:
+ Khu vực doanh nghiệp NQD: với hơn 190 doanh nghiệp NQD trong tỉnh, trong đó có 30 doanh nghiệp thành lập mới. Đa số các doanh nghiệp đều có trình độ quản lý non trẻ, cơ sở vật chất nhỏ và thiếu ổn định,... tư tưởng ngại thuế vẫn còn. Tuy vậy, với nhiều biện pháp quản lý thích hợp, từng bước đã quản lý được các doanh nghiệp, đến nay về cơ bản các đơn vị đã mở được sổ sách kế toán và nộp thuế theo kê khai. Việc chấp hành tờ khai nộp thuế đã có những chuyển biến tích cực, hàng tháng các doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế. Kết quả thu trong năm đạt 11,9 tỷ đồng tăng 41% so với năm 1999 (11,9/8,4).
+ Đối với hộ kinh doanh công thương nghiệp:
Số lượng hộ quản lý thu thuế trong năm là 15.270 hộ. Cơ quan thuế đã tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phối hợp với các ngành liên quan, phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn thuế phường, xã trong việc quản lý hộ, điều chỉnh thuế; tăng cường công tác kiểm tra chống thất thu về hộ, về doanh số, thu trên khâu lưu thông, thu nợ đọng, triển khai kế toán hộ kinh doanh. Thực hiện ổn định thuế 6 tháng đến 1 năm cho hộ bậc môn bài 4, 5, 6; tăng cường kiểm tra công tác kế toán hộ. Do vậy, trong năm qua đã đạt được nhiều kết quả, tăng thu ngân sách..... trong đó có những huyện thực hiện tốt bước đầu là: thị xã Quảng Ngãi, Sơn Tịnh, Bình Sơn,...
Để chống thất thu, nhiều Chi cục thuế đã phân công cán bộ đến các tỉnh Kiên Giang, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Thanh Hóa... để thu thuế nghề cá các hộ ngư dân di chuyển ngư trường.
Kết quả thu năm 2000 ở khu vực hộ cá thể NQD tăng 8,3% so với năm trước.
Đối với hộ kinh doanh cá thể: Cục thuế tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo ở cấp tỉnh, cấp huyện để triển khai thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh. Trong năm đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh cho 1.041 hộ, đạt 104% chỉ tiêu giao. Trong đó có 328 hộ nộp thuế theo kê khai với số thuế thu hàng tháng 223 triệu đồng, bao gồm: 45 hộ đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, 168 hộ đăng ký nộp thuế trực tiếp và 115 hộ nộp thuế trực tiếp trên doanh số. Số thuế thu hàng tháng bằng 115% so với mức thuế trước khi thực hiện chế độ sổ sách kế toán.
Trong số 1.041 hộ thực hiện chế độ sổ sách kế toán có: 106 hộ mở đầy đủ 5 loại sổ, 228 hộ mở 4 loại sổ, 195 hộ mở 3 loại sổ, 258 hộ mở 2 loại sổ, 254 hộ mở một loại sổ.
Nhìn chung việc triển khai chế độ kế toán lần này có nhiều chuyển biến tốt, đã giữ được ổn định và tăng mức thuế so với trước khi mở sổ sách kế toán. Song thực trạng ở năm 2000 của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng nổi lên một số vấn đề:
+ Bán hàng không sử dụng hóa đơn do người mua không lấy hóa đơn;
+ Chưa kiểm kê việc tồn kho cuối tháng theo quy định;
+ Trình độ kế toán của hộ còn thấp và hạn chế;
+ Việc ghi chép trên sổ sách kế toán còn mang tính đối phó;...
Những vấn đề nêu ra ở trên các cơ quan chức năng, ngành thuế nói chung và Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi nói riêng cần phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra biện pháp khắc phục nhằm hạn chế sự thất thu thuế ở khu vực này, đảm bảo sự động viên về thuế công bằng hợp lý ở mọi loại hình kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân.
- Những tồn tại:
+ Cải cách hành chính trong công tác thuế tuy được đẩy mạnh nhưng trong từng khâu công việc ở các bộ phận còn tồn tại như: khâu kiểm tra quyết toán thuế năm 1999 ở doanh nghiệp NQD còn chậm; kỹ thuật tính toán thông báo thuế còn sai lệch. Công tác duyệt bộ tổng hợp thuế GTGT và TNDN hộ cá thể chưa được kịp thời; việc ấn định thuế đối với hộ cá thể chưa sát với thực tế kinh doanh.
+ Đối với các doanh nghiệp NQD còn có biểu hiện lợi dụng quy trình tự tính, tự kê khai và nộp thuế để khai man và trốn lậu thuế. Việc quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ tuy có nhiều tiến bộ hơn năm trước, nhưng tình trạng vi phạm về sử dụng hóa đơn ở các đơn vị vẫn còn xảy ra. Một số doanh nghiệp NQD mới thành lập, thời gian đầu chưa ổn định sản xuất kinh doanh nên thực hiện chế độ sổ sách kế toán chưa đầy đủ, tình trạng nợ thuế vẫn còn ở các đơn vị XDCB, chủ yếu là do chủ đầu tư thanh toán chậm dẫn đến các đơn vị thi công khó khăn về vốn.
+ Thuế nghề cá khó quản lý, sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngành liên quan chưa đồng bộ, chính quyền xã có nơi thiếu sự quan tâm đến công tác thu dẫn đến thất thu thuế còn nhiều như xã Bình Châu - huyện Bình Sơn, xã Đức Lợi - huyện Mộ Đức; nợ đọng thuế nghề cá có biểu hiện tăng thêm.
+ Việc trang bị thiết bị tin học còn thiếu, chưa đồng bộ, lại phải triển khai nhiều chương trình quản lý của ngành nên chất lượng công tác chưa cao. Đặc biệt công tác quản lý đối tượng nộp thuế thông qua quy trình kê khai đăng ký cấp mã số thuế xảy ra nhiều trường hợp trùng lắp, hộ nghỉ hẳn không kinh doanh không đóng mã số kịp thời mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu sự quan tâm ở các Chi cục thuế trong phân công cán bộ đảm nhiệm việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu thường xuyên ở từng đội thuế.
+ Vai trò tham mưu cho UBND phường, xã của một số đội thuế còn yếu, năng lực và trách nhiệm chưa cao, công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thuế còn lỏng lẻo, ngại va chạm, thiếu kiên quyết xử lý vi phạm dẫn đến kết quả thu và chất lượng quản lý thuế còn thấp.
+ Công tác tuyên truyền còn mang tính thời điểm, chiến dịch, không thường xuyên chủ yếu là do thiếu kinh phí hoạt động.
- Biện pháp khắc phục:
+ Các đơn vị trong ngành xác định cụ thể nguồn thu, giao chỉ tiêu thu đến từng đội, trạm thuế, phòng thu; đẩy mạnh công tác chống thất thu trên tất cả các lĩnh vực, các khoản thu cụ thể đặc biệt là ở khu vực KTNQD. Trong quá trình tổng kết, sơ kết công tác thu cần kịp thời rút ra những kinh nghiệm, chấn chỉnh các tồn tại thiếu sót trong quản lý thu, đề ra các giải pháp cụ thể để đảm bảo việc thực hiện tốt nhiệm vụ thu thuế ở cơ sở.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện các luật thuế mới, nâng cao chất lượng quản lý và hoàn thành các quy trình quản lý của ngành:
Tập trung hướng dẫn các chế độ, chính sách thuế, sửa đổi bổ sung mới phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương và hoàn thiện những khâu công việc trong quy trình quản lý của ngành. Bám sát cơ sở, kịp thời phát hiện và đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những tồn tại vướng mắc về chính sách thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thực tế.
Xây dựng các biện pháp thu, cơ chế tài chính trình UBND tỉnh ban hành ngay từ đầu năm nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo mọi nguồn thu được tập trung nhanh gọn vào NSNN; trong đó chú trọng đến những hoạt động khó quản lý thu, gây thất thu nhiều cho NSNN như thuế nghề cá, thuế ngành vận tải,...
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giải thích sâu rộng các luật thuế mới bằng nhiều hình thức.
+ Phối hợp với các ngành có liên quan để tháo gỡ những khó khăn, khai thông các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu cho ngân sách.
+ Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ hành thu:
Phối hợp với chính quyền phường, xã và các ngành chức năng để thực hiện kê khai, đăng ký, cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế, đảm bảo không bỏ sót đối tượng hiện đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn mà trọng tâm là các hộ nghề cá, xe vận tải,... qua đó để hoàn chỉnh công tác tin học hóa trong quản lý đối tượng nộp thuế.
Nâng cao trách nhiệm của các cán bộ thực hiện quy trình tiếp nhận tờ khai, kiểm tra, nhập dữ liệu vào máy tính, tính phạt nộp chậm, thông báo thuế. Thực hiện công tác hoàn thuế kịp thời theo đúng luật, đảm bảo nhanh gọn không gây phiền hà cho đối tượng nộp thuế. Đối với các hồ sơ hoàn thuế có vấn đề nghi vấn thì thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, chuyển cơ quan pháp luật truy tố đối với những vụ việc vi phạm mang tính cố ý gian lận để chiếm đoạt tiền thuế của NSNN.
Thường xuyên kiểm tra các đơn vị, cơ sở kinh doanh có sử dụng hóa đơn. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp bán, cho hóa đơn, hóa đơn giả và phối hợp chặt chẽ với các Cục thuế bạn làm tốt công tác đối chiếu xác nhận hóa đơn phục vụ kiểm tra thuế các đối tượng nộp thuế. Theo dõi và nhắc nhở các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ tình hình sử dụng hóa đơn chứng từ. Khuyến khích các hộ kinh doanh thực hiện tốt chế độ kế toán chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Tổ chức khen thưởng cho các hộ, cơ sở kinh doanh thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán hóa đơn chứng từ.
Phân loại các khoản nợ để có giải pháp thu hợp lý. Đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản thuế phát sinh, nợ đọng và các khoản thu khác, không để dồn thu vào cuối quý, cuối năm. Kiên quyết xử lý phạt nộp chậm theo luật, lập và chuyển hồ sơ sang các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp cố tình chây lỳ không thực hiện nghĩa vụ với ngân sách.
Tập trung khảo sát, kiểm tra đề ra các biện pháp chống thất thu ở các lĩnh vực còn thất thu lớn như: nghề cá, vận tải, một số ngành nghề, hộ kinh doanh có quy mô lớn ở những địa bàn trọng điểm.
Đối với những hộ kinh doanh nhỏ: thực hiện phương pháp thu trực tiếp, các Chi cục thuế cần phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn thuế phường, xã trong việc điều chỉnh mức thuế ấn định sát với mức kinh doanh thực tế, đảm bảo đạt được mức thuế đã được Cục thuế duyệt bộ hàng quý. Thực hiện niêm yết, thông báo công khai mức thuế của từng đối tượng trước và sau nộp thuế.
+ Lập kế hoạch tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành và các đối tượng nộp thuế với các nội dung cụ thể sau:
Kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách thuế, lệ phí, đặc biệt là các Luật thuế mới, việc thực hiện miễn giảm thuế, hoàn thuế và xử lý vi phạm về thuế.
Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp hành thu, các quy trình quản lý thu thuế đối với từng khu vực từ việc nắm đối tượng nộp thuế, các yếu tố sản xuất kinh doanh, quy trình quản lý thu, chấp hành kỷ luật thu nộp,...
Kiểm tra các mặt công tác khác như: thực hiện chế độ quản lý biên lai, ấn chỉ thuế, hóa đơn chứng từ, quản lý và sử dụng kinh phí ngành, trích lập và sử dụng các quỹ, quy chế tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Trong công tác chống thất thu ngân sách cần tập trung thanh tra sau hoàn thuế đối với tất cả các doanh nghiệp NQD và tất cả các hộ kinh doanh lớn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Trước mắt tập trung thanh tra các doanh nghiệp đã được hoàn thuế ở hoạt động kinh doanh các mặt hàng là nông, lâm, hải sản xuất khẩu. Đồng thời phối hợp các ngành, các đơn vị trong nội bộ ngành thuế tiến hành kiểm tra các đối tượng xây dựng cơ bản ngoài tỉnh vào thi công trên địa bàn tỉnh, kiểm tra trước và sau hoàn thuế, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân đối với những cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế ở các doanh nghiệp NQD.
+ Phát triển và nâng cao chất lượng công tác tin học của ngành, phục vụ kịp thời thông tin cho công tác quản lý thuế của ngành; tiếp tục đào tạo và nâng cao những kiến thức cơ bản và khả năng tự xử lý những vướng mắc về chương trình quản lý ở Chi cục thuế các huyện, thị xã đồng thời triển khai thực hiện tốt các chương trình quản lý của ngành, phát huy mạng truyền tin nội bộ ngành trong việc cung cấp thông tin kịp thời để nâng cao chất lượng công tác quản lý thu thuế.
+ Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành và đẩy mạnh công tác thi đua, tuyên truyền, giáo dục chính sách thuế:
Về công tác tổ chức cán bộ: tiếp tục kiện toàn bộ máy Chi cục thuế theo tinh thần Thông tư 116/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính, đặc biệt chú trọng đến bộ máy hành thu tổ, đội thuế. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ làm trong sạch đội ngũ cán bộ trong toàn ngành, nhằm xây dựng ngành thuế ngày càng vững mạnh, tạo được lòng tin trong nhân dân, trong đối tượng nộp thuế, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà nước đã giao.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các báo đài trong tỉnh, huyện đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các luật thuế mới nhằm đạt mục tiêu phổ cập chính sách thuế mới đến với nhân dân.
Phát động nhiều đợt thi đua hàng quý, 6 tháng, các thời điểm thu quan trọng. Trong đó chú trọng đến các chỉ tiêu về chất lượng quản lý đối tượng nộp thuế, nợ đọng thuế, thuế nghề cá và các nội dung thi đua khác,... nhằm tạo ra phong trào thi đua mạnh mẽ trong toàn ngành, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu thi đua, hoàn thành nhiệm vụ thu trong năm tiếp sau.
ã Năm 2001.
Bảng 2.10: Kết quả thu ngân sách năm 2001 - phân theo sắc thuế
ĐVT: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
Thực hiện năm 2000
Dự toán 2001
Thực hiện năm 2001
% so sánh
TW
Tỉnh
DT-TW
DT-Tỉnh
TH 2000
1
2
3
4
5
6 = 5/3
7 = 5/4
8 = 5/2
Thuế môn bài
3.949
3.900
4.030
4.245
108,8
105,3
107,5
Thuế TTĐB
396
300
425
598
199,3
140,7
151,4
Thuế GTGT(d/thu)Trong đó: Thuế doanh thu thu nợ
18.743
592
21.350
20.341
17.839
83,6
87,7
95,1
Thuế TNDN
Trong đó: Thuế lợi tức thu nợ
14.897
622
15.000
15.495
18.669
124,5
120,5
125,3
Thuế tài nguyên
562
300
512
812
270,7
158,6
144,2
Thu khác
268
150
197
446
297,3
226,4
168,3
Tổng cộng
38.815
41.000
41.000
42.609
103,9
103,9
109,8
Nguồn: [18].
Bảng 2.11: Kết quả thu ngân sách năm 2001 - phân theo đơn vị thu
ĐVT: 1.000.000đ
TT
Đơn vị
Dự toán 2001
Thực hiện 2001
% so Dự toán 2001
1
Phòng quản lý doanh nghiệp NQD
12.193
10.913
89,5
2
TX Quảng Ngãi
13.550
14.675
108,3
3
Huyện Bình sơn
2.427
2.626
108,2
4
Huyện Sơn Tịnh
2.506
2.892
115,4
5
Huyện Tư Nghĩa
2.688
2.645
98,4
6
Huyện Nghĩa Hành
779,8
882
113,1
7
Huyện Mộ Đức
2.250
2.491
110,7
8
Huyện Đức Phổ
2.970,7
3.357
113
9
Huyện Ba Tơ
306,9
411
133,9
10
Huyện Minh Long
86,02
96
111,6
11
Huyện Sơn Hà
430,1
520
120,9
12
Huyện Trà Bồng
390,04
713
182,8
13
Huyện Lý Sơn
300
243
81
14
Huyện Sơn Tây
117,98
145
122,9
Nguồn [18].
Năm 2001 kết quả thu khu vực KTNQD tăng 9,8% tương ứng với số thuế là 3.794 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2000; tăng 3,9% so với dự toán Trung ương và tỉnh giao tương ứng với số thuế là 1.609 triệu đồng. Đạt được thành quả trên là do: trong năm tỉnh đã có những giải pháp khắc phục khó khăn, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân được ổn định, kinh tế của tỉnh tăng trưởng 8% so với năm 2000, tập trung ở một số lĩnh vực như: sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương nghiệp dịch vụ,.... Quy mô hoạt động của các doanh nghiệp tăng, nhiều doanh nghiệp mới thành lập đi vào hoạt động, cụ thể trong năm số doanh nghiệp NQD tăng khá nhiều do nhiều hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhiều doanh nghiệp tư nhân chuyển sang đăng ký loại hình Công ty, số hộ sản xuất kinh doanh cố định phát sinh trong năm gần 400 hộ, đặc biệt là kinh doanh xe máy tăng đáng kể nên nguồn thu từ khu vực NQD tăng cao hơn năm 2000. Bên cạnh đó có doanh nghiệp tư nhân Hoàng Việt giải thể và chuyển hướng kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến kết quả thu ngân sách.
- Kết quả quản lý:
+ Đối với doanh nghiệp NQD: vì mới phát triển trong những năm gần đây nên số lượng và tình hình sản xuất kinh doanh luôn biến động, trong năm có những đơn vị thu cao hơn nhiều so với năm trước như: Công ty TNHH Giao Thủy nộp 770 triệu đồng tăng 37%; Công ty Sao Mai nộp 733 triệu đồng tăng 548%; một số doanh nghiệp lớn khác trong năm 2000 không phát sinh thuế nhưng năm 2001 nộp thuế cao như: Doanh nghiệp Phùng Hưng nộp 710 triệu đồng, doanh nghiệp Bình Dung nộp 650 triệu đồng. Bên cạnh đó có những doanh nghiệp tình hình kinh doanh giảm mạnh so với trước, như doanh nghiệp tư nhân Hoàng Việt giảm 4.000 triệu đồng so với năm 2000 nên sự tăng thu của các doanh nghiệp trên không bù đắp được; kết quả thu thuế NQD đạt 10.913 triệu đồng, giảm hơn năm 2000 là 1.100 triệu đồng. Nếu loại trừ yếu tố này thì lĩnh vực thu thuế NQD tăng 45% so với năm 2000. Trình độ quản lý ở doanh nghiệp NQD còn thiếu bài bản, ý thức tự giác kê khai nộp thuế chưa cao nên trong công tác quản lý doanh nghiệp NQD, ngành thuế đã tập trung hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ. Kết quả là hầu hết các doanh nghiệp đã mở được sổ sách kế toán và nộp thuế theo kê khai. Việc chấp hành tờ khai nộp thuế đã có những chuyển biến tích cực, hàng tháng các doanh nghiệp nộp tờ khai và nộp thuế đúng quy định. Song vẫn còn nhiều trường hợp lách luật, lợi dụng quy trình quản lý thuế để trốn thuế nhất là các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh nhà nghỉ, các đại lý kinh doanh các mặt hàng thông thường.
+ Đối với khu vực hộ kinh doanh công thương nghiệp: tổng thu 31.700 triệu đồng, đạt 110% so với dự toán đầu năm; đạt 103% dự toán phấn đấu, tăng 18,1% so với thực hiện năm 2000. Trong đó hầu hết các Chi cục đều đạt và vượt dự toán, nhiều đơn vị có số thu tăng trên 10% so với thực hiện năm 2000 là: Quảng Ngãi 17,9%, Bình Sơn 26,2%, Sơn Tịnh 21,3%, Mộ Đức 18,4%, Đức Phổ 18,8%, Ba Tơ 60,5%, Minh Long 29,7%, Sơn Hà 12,1%, Trà Bồng 45,5%, Sơn Tây 20,8%, Nghĩa Hành 10%.
Kết quả thu được nhờ sự nhất quán trong toàn ngành tập trung chỉ đạo ngay từ đầu năm bằng việc triển khai những biện pháp tích cực hiệu quả như: tổng kiểm kê hộ kinh doanh trong toàn tỉnh đưa thêm vào bộ thuế 340 hộ, số thuế thu được bình quân mỗi tháng do tăng hộ là 47 triệu đồng; triển khai chế độ kế toán, tích cực điều chỉnh mức thuế hộ cố định, chống thất thu thông qua kiểm tra hóa đơn chứng từ, kiểm tra chặt hộ nghỉ kinh doanh, quản lý thu tốt các ngành nghề kinh doanh xe máy, vận tải, nghề cá,... nên số thu đều tăng cao hơn so với năm 2000.
Đối với công tác kế toán hộ kinh doanh: toàn tỉnh đã triển khai được 1.326 hộ thực hiện chế độ kế toán, tăng 27% so với năm 2000, đạt 102% chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao; Trong đó 345 hộ nộp thuế theo kê khai, đạt 26%, một số Chi cục thực hiện tốt công tác này là Quảng Ngãi, Bình Sơn,... toàn ngành đã xem đây là tiền đề để thực hiện tốt các luật thuế, nên tập trung chỉ đạo và thường xuyên quan tâm đôn đốc các đơn vị, nhằm đẩy nhanh số lượng và chất lượng hộ ghi chép sổ sách kế toán. Phân công cán bộ theo dõi, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc và tăng cường xử lý vi phạm ở các hộ không chấp hành, hoặc cố tình vi phạm để trốn thuế. Nhìn chung trong năm 2001 việc triển khai chế độ kế toán hộ kinh doanh có nhiều chuyển biến tốt, số thuế tăng cao hơn so với trước khi mở sổ sách kế toán.
- Những tồn tại:
Trong năm 2001 Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động xây dựng, chỉ đạo triển khai và tham mưu cho UBND tỉnh nhiều biện pháp thiết thực trong quản lý thu thuế, tuy nhiên trong năm qua vẫn còn nhiều tồn tại cả về nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan:
+ Thất thu thuế ở một số lĩnh vực vẫn còn như: kinh doanh vận tải, nghề cá, XDCB nhà ở trong nhân dân,... nhiều trường hợp lợi dụng chính sách để trốn thuế một số ngành như xăng dầu, kinh doanh đại lý những mặt hàng thông thường,.... ở một số đơn vị theo dõi nguồn thu không kịp thời, nhiều hộ kinh doanh hết hạn ổn định thuế nhưng chưa kịp thời điều chỉnh.
+ Các doanh nghiệp NQD lợi dụng quy trình tự tính, tự khai và nộp thuế để trốn thuế, để nộp chậm tiền thuế, nhất là việc kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGT; vi phạm hóa đơn chứng từ và hạch toán kế toán, khai khống chi phí dẫn đến giảm thuế TNDN còn diễn ra ở nhiều đơn vị làm thất thu ngân sách mặc dù ngành thuế đã hết sức chú trọng.
+ Công tác tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở việc đổi mới nội dung, song so với yêu cầu trong quản lý thì chưa đáp ứng, do đó cần phải có những biện pháp thích hợp với quy mô rộng hơn.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo Nghị định 61/CP đã cơ bản khắc phục được tính chồng chéo nhưng đối với chính lĩnh vực của công tác thanh tra, kiểm tra thuế vẫn chưa khắc phục triệt để. Vì các ngành thanh tra theo kế hoạch và theo đơn thư là chủ yếu nhưng cơ quan thuế thì thanh tra kiểm tra sau khi đã nhận được hồ sơ quyết toán của các doanh nghiệp.
+ Công tác báo cáo ở một số các Chi cục còn xem nhẹ, nên nhiều báo cáo định kỳ chưa thực hiện tốt, một số Chi cục tiến hành đánh giá sơ kết, tổng kết còn tiến hành sơ sài, thiếu biện pháp cụ thể, hữu hiệu để triển khai nhiệm vụ công tác. Từ đó thông tin giữa cấp trên và cấp dưới chưa được kịp thời, dẫn đến hạn chế trong việc chỉ đạo điều hành thu.
Trong năm qua dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về tăng cường biện pháp quản lý, chống thất thu trong mọi lĩnh vực cũng như có những chính sách khoanh nợ, xóa nợ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,... đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế chủ động đề xuất với chính quyền địa phương cũng như phối hợp với các ngành để triển khai các biện pháp nhằm chống thất thu ở một số lĩnh vực, nhất là quản lý ở khu vực KTNQD. Qua đó Cục thuế đã phối hợp với các ngành trình UBND tỉnh ban hành những văn bản cần thiết làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý thu đạt kết quả.
- Biện pháp khắc phục:
+ Ngay từ đầu năm các đơn vị tổ chức đánh giá công tác thu năm 2001, xác định cụ thể nguồn thu, giao chỉ tiêu đến từng đơn vị thu. Trong công tác đánh giá cần phân tích kỹ những tích c