Luận văn Quản lý tiền lương và tiền công tại nông trường cao su Phú Xuân

 Thuận lợi:qua việc nghiên c ứu và tìm hiểu tình hình chung v ề điều kiện tự

nhiên, kinh t ế xã hội của nông tr ường cho thấy với vị trí địa lý thuận lợi đó l à Nông

trường Cao su Phú Xuân nằm ngay tr ên tuyến quốc lộ 14 thuận cho giao thông vận

chuyển giữa nông tr ường và công ty. M ặt khác đất đỏ bazan chiếm diện tích lớn thuận

lợi cho việc trồng cây công nghiệp đặc biệt l à cây cao su mang l ại lợi ích kinh tế cao

cho nông trư ờng nói ri êng và cho công ty nói chung. V ề cơ cấu bộ máy tổ chức trong

những năm qua t ương đối ổn định v à phù hợp với quy mô sản xuất của nông tr ường.

Được sự quan tâm chăm sóc của ban l ãnh đạo công ty v à nông trư ờng trong suốt

thời gian qua v à cùng với các bộ phận ph òng ban thực hiện đúng v à tốt nhiệm vụ của

mình, phối hợp chặt chẽ giữa các ph òng ban và gi ữa các phòng ban với các đội sản

xuất để hoàn thành công vi ệc một cách hiệu quả nhằm đạt đ ược mục tiêu của nông

trường và củacông ty. Đ ội ngũcán bộ công nhân vi ên trong nông trư ờng đoàn kết nhất

trí cao, quy ết tâm vượt qua mọi khó khăn c ùng nhau ph ấn đấu ho àn thành nhi ệm vụ kế

hoạch mà công ty giao do đó ho ạt động sản xuất kinh doanh trong những nă m qua của

nông trường tương đối ổn định và đi vào n ề nếp. Thu nhập của cán bộ công nhân vi ên

của nông trường và của người lao động ổn định h ơn, đời sống của ng ười lao động đ ược

nâng cao.

pdf79 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tiền lương và tiền công tại nông trường cao su Phú Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c áp dụng từ ngày 01/01/2010 sẽ được chia thành 4 vùng, sát với mức tiền công, tiền lương và mức sống tại mỗi vùng, cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 80.000 - 180.000 đồng/tháng. về việc từ 1-5-2010 tới, tăng thêm 12,3% mức lương tối thiểu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng đối với 4 nhóm đối tượng cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (NLĐ). Việc điều chỉnh này nằm trong lộ trình cải cách tiền lương nhằm góp phần đảm bảo an sinh x ã hội, đặc biệt đối với các đối tượng khó khăn. Việc điều chỉnh n ày cũng nhằm giảm bớt khó khăn do trượt giá gây ra. Đặc biệt, việc điều chỉnh tiền l ương sẽ tiếp tục được Chính phủ thực hiện từng bước trong thời gian tới. Như vậy, so với Đề án cải cách chính sách tiền l ương, BHXH và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008 -2012 được Hội nghị lần thứ VI, BCH T Ư khóa X thông qua là biện pháp để bảo đảm đời sống cho NLĐ, nhất là cho những người có thu nhập thấp. Trong nhóm các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững mà Bộ Chính trị đã kết luận và Nghị quyết của Chính phủ đã ban hành, thì thực hiện trợ cấp cho những người hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước có hoàn cảnh khó khăn, điều chỉnh mức lương tối thiểu và trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, có chính sách để các doanh nghiệp tăng lương, trợ cấp và thu nhập cho NLĐ, nhất là cho những người có thu nhập thấp là biện pháp được chú trọng hàng đầu. Do tình hình khó khăn chung hiện nay của đất nước, Chính phủ mới chỉ bảo đảm b ù một phần trượt giá cho các đối tượng khó khăn mà chưa có điều kiện điều chỉnh lương đồng loạt. Khi có điều kiện tốt hơn, sẽ có những điều chỉnh tiếp theo phù hợp. 30 Ngoài ra, hiện Bộ LĐ-TB và XH đang phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng 2 dự thảo Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh mức l ương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để áp dụng từ ngày 1-5-2010. Các dự thảo nghị định này sẽ được lấy ý kiến các doanh nghiệp để tr ình Chính phủ công bố trong năm 2011, bảo đảm cho các doanh nghiệp chuẩn bị phương án thực hiện. Một nội dung quan trọng khác, đó là Bộ LĐ-TB và XH hiện cũng đang nghiên cứu trình Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với các đối t ượng hưởng lương từ ngân sách; tiếp tục điều chỉnh tăng thêm lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm những năm sắp tới, phù hợp với tình hình thực tế (về cả thời điểm và mức điều chỉnh). Các giải pháp trên có thể chưa đáp ứng được mong muốn của một số đối tượng, nhưng là giải pháp phù hợp nhất mà Chính phủ đã thảo luận và lựa chọn trong nhiều phương án. 31 PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Nông trường cao su Phú Xuân thuộc xã Eadrưng, huyện Cưmgar, tỉnh Đăklăk, nằm trên trục đường quốc lộ 14 cách thành phố Buôn Ma Thuột 20 km về ph ía Bắc. Phía Đông giáp xã Cưbao huyện Krôngbuk. Phía Tây giáp xã Eadrưng huyện Cưmgar. Phía Nam giáp xã Cuôcđăng huyện Cưmgar. Nông trường cao su Phú Xuân nằm ở tọa độ: 109024’ đến 108044’50’ kinh độ đông 12054’12’’ đến 12034’16’’ vĩ tuyến bắc. Thuộc xã Eadrưng, huyện Cưmgar, tỉnh Đăklăk. 3.1.1.2 Điều kiện khí hậu:  Khí tượng: Nông trường cao su Phú Xuân nằm trong v ùng nhiệt đới gió mùa, đặc điểm khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: + Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 l ượng mưa trung bình trong năm 1712 mm, số ngày mưa trung bình là 136 ngày/năm. + Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô hanh v à rất ít có mưa đặt biệt là tháng 1 và tháng 2.  Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình là 21.250C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29.50C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 17.50C.  Lượng mưa: Lượng mưa bình quân/năm: 1712mm. Lượng mưa cao nhất: 2234mm. Lượng mưa thấp nhất: 1145mm. 32 Tuy nhiên lượng mưa chỉ tập trung vào các tháng mùa mưa còn lại khí hậu khô hanh.  Gió: Tốc độ gió trung bình là 2.5m/s với tốc độ gió như vậy đảm bảo cho cây thoát nước tăng cường sự trao đổi chất.  Ánh sáng: Tháng nắng nhiều nhất là tháng 3 (210-215h). Tháng nắng ít nhất là tháng 7, tháng 8 (100-123h). Nhìn chung với lượng chiếu sáng như thế giúp cho cây quang hợp tốt. Để đánh giá mức độ thích hợp của cây cao su với các yếu tố khí hậu của vùng ta có thể xem xét bảng sau: Bảng 3.1: Đánh giá mức độ thích hợp của cây cao su so với khí hậu của v ùng Yếu tố khí hậu Nhiệt độ(0C) Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm) Tốc độ gió (m/s) Ánh sáng (h/năm) Theo quan trắc của đài khí tượng thủy văn BMT 23.4 79.5 1712 2.5 2135 Yêu cầu của cây cao su 22-30 >=75 >= 1500 < 1 1700 Đánh giá Thích hợp Thích hợp Thích hợp cao Thích hợp Nguồn : Phòng kỹ thuật 3.1.1.3 Điều kiện thổ nhưỡng: Hầu hết diện tích đất là đất đỏ bazan có tầng đất canh tác d ày phù hợp cho sự phát triển cây công nghiệp, độ dốc trung b ình là 0.3. Thành phần trong đất như sau: Tỷ lệ sắt cao: 40.5-42.3%. Tỷ lệ cát: 25-26 %. Tỷ lệ thịt: 16.5-23.7%. PH: 4.5-5.5. Qua khảo sát và tìm hiểu các số liệu như đất đai, khí hậu cho thấy nông trường có đủ điều kiện để trồng và phát triển cây cao su. Tuy nhiên để phát triển cây cao su có hiệu quả thì cần quan tâm thực hiện các biện pháp tủ gốc giữ ẩm, chông xói mòn, sâu bệnh… 33 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1 Lịch sử hình thành và nhiệm vụ của nông trường Nông trường cao su Phú Xuân thành lập vào năm 1978 theo quyết định số 278/QĐ.UB của ủy ban nhân dân tỉnh Đăklăk với diện tích quy hoạch tổng thể l à 3050 ha. Nằm trên trục quốc lộ 14. Nông trường cao su Phú Xuân là đơn vị trực thuộc công ty cao su Đăklăk. Mọi chi phí hoạt động trong năm như: vật tư, vốn…đều do công ty cấp theo kế hoạch hằng năm dựa trên kế hoạch thực hiện có sự kiểm tra giám sát của các ph òng ban theo tháng, quý hay năm. Từ tháng 3/1993 nông trường Phú Xuân là một thành viên của công ty, hạch toán kinh tế theo cơ chế báo sổ, với tư cách pháp nhân không đầy đủ. Theo quyết định công ty giao cho Nông tr ường là 2500 ha nhưng đến nay nông trường chỉ trồng mới được 1753.83 trong đó khối quốc doanh l à 1678.89 ha, cao su liên kết là 74.94 ha, số còn lại là đường giao thông và do dân chiếm để trồng các cây trồng khác. Chức năng của Nông trường: Nông trường là thành viên của Công ty Cao su Daklak, có chức năng chủ yếu là quản lý và tổ chức các hoạt động sản xuất tr ên phạm vi được giao. Sản xuất theo kế hoạch của công ty và sản phẩm làm ra được bán trực tiếp theo giá ấn định của công ty. Dựa vào kế hoạch của công ty mà Nông trường có kế hoạch cụ thể để tổ chức hợp lý và hoàn thành kế hoạch của công ty và có trách nhiệm trước công ty. Nhiệm vụ chủ yếu là trồng mới, chăm sóc, khai thác cao su theo kế hoạch của công ty giao. Bên cạnh đó giải quyết tốt các chính sách x ã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, các phúc lợi xã hội. Hoàn thành các nghĩa vụ giao nộp ngân sách cho Nhà nước, có trách nhiệm bảo toàn vốn, và sử dụng có hiệu quả vốn của công ty giao. Thực hiện các kế hoạch đề ra của công ty, đảm bảo viêc hoàn thành kế hoạch. Sản phẩm chủ yếu được công ty bao tiêu khâu tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra Nông trường còn làm nhiệm vụ an ninh chính trị trong khu vực nông trường đang quản lý, thực hiện các công tác phúc lợi xã hội trong khu vực nông trường. 34 3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của nông trường: Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nông trường GIÁM ĐỐC TR.P BVTR.P TC-HC NV.BVĐBNV.Văn thư P.P TC-HC NV. KCS NV.P.trách-KTCB-trồng mới TR.P KT-SX TR.P KT-TV NV.Kế toán tổng hợp NV.kế toán tiền lương NV.K.toán thanh toán NV.Kế toán vật tư Thủ kho- thủ quỹ Tổ trưởng tổ 9 P.P BV NV.XDCB-Cơ khí P.GIÁM ĐỐC KTSX P.P KT-SX NV.KTĐB NV.Lái xe NV.Tạp vụ NV.Tổ chức NV.BVCĐ Công nhân cơ khí điện NV.Đất-Điện-Thuế-Thu phụ NV.P.Trách-hộ liên kết Đội trưởng 7.0Đội trưởng 5.0Đội trưởng 4.6Đội trưởng 3.0Đội trưởng 2.0 T.trưởng tổ7T.trưởng tổ5Tổ trưởng tổ3Tổ trưởng tổ1 T.trưởng tổ8 CN TRỰCTIẾP SẢN XUẤT T.trưởng tổ6Tổ trưởng tổ4Tổ trưởng tổ2 35 Nông trường Cao su Phú Xuân là một thành viên của công ty cao su Đăklăk với tư cách pháp nhân không đầy đủ, mọi hoạt động chịu sự chỉ đạo của công ty đứng đầu là hội đồng quản lý do giám đốc công ty làm chủ tịch.  Giám đốc nông trường: là người lãnh đạo cao nhất ở nông trường, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý toàn bộ hoạt dộng sản xuất kinh doanh của nông tr ường nhằm thực hiện hoàn thành kết quả sản xuất được giám đốc công ty giao và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nông tr ường trước Nhà nước và trước giám đốc công ty. Giám đốc xây dựng các chính sách chất l ượng trong nông trường, cung cấp đầy đủ nguồn lực để duy tr ì hệ thống chất lượng. Đồng thời theo dõi đánh giá hệ thống chất lượng nhằm nâng cao tính hiệu qủa của hệ thống quản lý chất l ượng. Giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của nông trường, ra quyết định sản xuất kế hoạch tài chính, lao động tiền lương, chế độ khen thưưởng trong nông trường trên cơ sỏ kế hoạch sản xuất, kế hoach tài chính được giám đốc công ty giao. Giám đốc đánh giá toàn bộ công tác của các phòng ban, đơn vị trực thuộc nông trường, tham gia ý kiến trong công tác tổ chức quản lý của công ty v à có quyền đề nghị đào tạo, khen thưởng, kỷ luật với cán bộ công nhân viên trong toàn bộ nông trường  Phó giám đốc phụ trách kỹ thật sản xuất : chịu trách nhiệm thừa lệnh giám đốc điều hành và quản lý các nội dung công việc -Quản lý công tác khai thác sản phẩm mủ nguy ên liệu, kỹ thuật khai thác. -Quản lý công tác trồng mới, chăm sóc vườn cao su và các hạng mục đầu tư nông nghiệp -Quản lý công tác XDCB và đất, điện, thuế, thu phụ Phó giám đốc là người đại diện lãnh đạo trong hệ thống quản lý chất l ượng và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công trực tiếp của giám đốc nông trường Phó giám đốc là người điều hành đánh giá toàn bộ nhiệm vụ mà giám đốc nông trường giao, tham gia ý kiến trong công tác tổ chức .  Phòng tổ chức – hành chính: phòng tổ chức hành chính gồm 8 nguời có chức năng nhiệm vụ sau: Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự và tiếp nhận nhân sự khi có sự đồng ý của giám đốc. 36 Có chức năng quản lý và tham mưu cho ban giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tuyển chọn cán bộ công nhân vi ên, đề suất và giải quyết các vấn đề chính sách, chế độ phân công và đào tạo cán bộ. Xây dựng các định mức lương lao động, chế độ tiền lương và chế độ công tác thi đua khen thưởng.  Phòng tài vụ - kế toán: gồm 6 người có chức năng nhiệm vụ như sau: Là bộ phận trực tiếp hạch toán kết quả sản xuất v à các hoạt động về tài chính như các chính sách lương bổng, trả lương… Chịu trách nhiệm ghi chép, lập chứng từ ban đầu theo đúng quy định của nh à nước, chịu trách nhiệm tổng hợp chứng từ theo một tr ình tự hợp lý, tổng hợp thực hiện kế hoạch sản xuất, lập bảng tổng kế t tài sản, các báo cáo về kế toán (bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ…). Phân tích tình hình tài chính c ủa đơn vị để tham mưu cho giám đốc về công tác đầu tư thâm canh vườn cây, công tác sử dụng vốn, t ài sản một cách có hiệu quả theo kế hoạch hàng tháng, hàng quý.  Phòng kỹ thuật sản xuất: gồm có 14 người có nhiệm vụ chức năng sau: Lập các kế hoạch sản xuất và các vấn đề kỹ thuật trong nông trường. Kiểm tra chất lượng vườn cây theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch định mức, kiểm tra t ình hình thực hiện công nhân khai thác, kiểm tra chất l ượng mủ, tay nghề khai thác. Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật v ào quy trình khai thác, đề suất tham mưu cho lãnh đạo nông trường về các biện pháp thâm canh v ườn cây tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Tổ chức hướng dẫn cho công nhân lao động thi tay nghề nâng bậc l ương theo quy định của luật lao động. Kết hợp với các ph òng ban chức năng xây dựng kế hoạch sản lượng hàng tháng, hàng quý, hàng năm…hoàn thành báo cáo tiến độ thực hiện theo yêu cầu của giám đốc nông trường. Theo dõi việc thực hiện hệ thống giao thông, các công tr ình sửa chữa đường lô vận chuyển mủ và các công trình xây dựng cơ bản khác. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện tổt quy tr ình kỹ thuật khai thác, chăm sóc trên vườn cây. 37 Kiểm tra giám sát công trình thi công, nghi ệm thu khối lượng hoàn thành và trình giám đốc phê duyệt.  Phòng bảo vệ: gồm 16 người chịu trách nhiệm tăng cường công tác bảo vệ mủ trên lô, kịp thời trấn áp bọn tội phạm và bọn gây rối trật tự công cộng. Phối hợp với công an xã tổ chức tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về công nhân lao động. Tổ chức công tác tuần tra canh gác và bảo vệ tính mạng, tài sản cho công nhân lao động và nhân dân trên địa bàn nông trường đang quản lý.  Đội sản xuất: là công nhân trực tiếp khai thác, chăm sóc vườn cây dung quy trình, thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất mà nông trường giao về chỉ tiêu kế hoạch sản lượng và chăm sóc Nhìn chung cơ cấu tổ chức này giúp cho việc quản lý được sâu sát, nhanh. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không phát huy tính sáng tạo của nhân viên trong nông trường, không tạo quan hệ làm việc gắn kết, giúp đỡ nhau của các phòng ban với nhau… 3.1.2.3 Tình hình sử dụng đất của nông trường: Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, đây là loại tư liệu sản xuất không thể thiếu đ ược, là tài sản vô giá của đất nước. Nếu sử dụng ruộng đất một cách hợp lý th ì sẽ tạo ra được hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình sử dụng ruộng đất Nông trường cần chú trọng hai vấn đề cơ bản:  Bố trí hợp lý triệt để khai thác bề mặt kh ông gian của ruộng đất nhằm đạt năng suất, chất lượng cao nhất.  Đồng thời vừa khai thác vừa có biện pháp nâng cao độ ph ì nhiêu của đất và nâng cao trình độ thâm canh. Hiện nay nông trường đang quản lý khoảng1900 ha bao gồm: + Đất cao su: 1735 ha Gồm: Khối quốc doanh: 1607 ha Khối liên kết: 87 ha Đang ở thời kì chăm sóc: 41 ha + Đất cà phê: 52.77 ha + Đất ao hồ: 9.13 ha 38 + Đất giao thông: 152.56 ha Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của Nông trường Tổng diện tích Nông lâm trường Giao cho CBCNV Tổng diện tích tự nhiên 18692854 18609179 83675 - Đất nông nghiệp 17708978 17708978 _ -Đất phi nông nghiệp 938876 900201 83675 + Đất ở 83675 _ 83675 + Đất trụ sở nông lâm trường 42325 42325 _ Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất 3.1.3 Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tại nông trường Cơ sở vật chất kĩ thuật là một trong những yếu tố quan trọng ảnh h ưởng đếntình hình sản xuất kinh doanh của doanh ngh iệp. Đối với nông trường Phú Xuân các tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng, là yếu tố vật chất không thể thiếu đ ược, là nhân tố cơ bản của việc nâng cao năng suất cũng nh ư cải thiện điều kiện làm việc. Tình hình trang bị cơ sơ vật chất kĩ thuật của nông trường như sau: Bảng 3.3 Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật tại nông trường(Đvt:đồng) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Tiền % Tiền % Tiền % Tổng giá trị TSCĐ 47023879932 100 48163269908 100 48679540705 100 Nhà cửa 2796799891 5.95 3516394600 7.3 3875442154 7.96 Máy nóc thiết bị 164000250 0.35 409000250 0.85 456221473 0.94 Phương tiện vận tải 45367058 0.1 45367058 0.09 45367058 0.09 Dụng cụ quản lí 1361741660 2.9 1536536927 3.19 1646538947 3.38 Vườn cây lâu năm 42521891073 90.43 42521891073 88.29 42521891073 87.35 TSCĐ vô hình 134080000 0.29 134080000 0.28 134080000 0.28 Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ Qua bảng trên ta thấy giá trị tài sản phục vụ cho sản xuất của Nông trường là tương đối lớn so với quy mô sản xuất của Nông trường . Nhìn chung tổng tài sản 39 tăng lên qua các năm do có s ự đầu tư thêm vào cơ sở vật chất như nhà cửa, dụng cụ lao động, máy móc thiết bị mới, phương tiện vận tải và giá trị vườn cây cao su tăng lên theo thời gian…đến năm 2009 tổng tài sản là 48679540705 đồng.Trong cơ cấu tài sản cố định của nông trường thì giá trị vườn cây chiếm tỉ lệ cao nhất , năm 2009 giá trị vườn cây chiếm 87,35% giá trị tài sản của nông trường 3.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nông tr ường Kết quả sản xuất kinh doanh của nông tr ường như sau: 40 Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của nông trường trong 3 năm nghiên cứu Nguồn: phòng Kế toán – Tài vụ 2007 2008 2009 chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT (1) (2) (3) (2)-(1) tỷ lệ% (3)-(2) tỷ lệ% Tổng doanh thu Tr. Đồng 47011.96 53750.36 33697.6 6738.40 14.33 -20052.76 -37.31 Doanh thu thuần Tr. Đồng 47011.96 53750.36 33697.6 6738.40 14.33 -20052.76 -37.31 Giá vốn hàng bán Tr. Đồng 46689.95 53831.42 35367.92 7141.47 15.30 -18463.50 -34.30 Lợi tức gộp Tr. Đồng 322.01 -81.14 -1670.32 -403.15 -125.20 -1589.18 1958.57 DT hoạt động tài chính Tr. Đồng 0.03 0.04 0.04 0.01 33.33 0.00 0.00 Lợi nhuận từ HĐKD Tr. Đồng 332.05 -81.09 -1670.28 -413.14 -124.42 -1589.19 1959.79 Các khoản thu nhập khác Tr. Đồng 209.98 113.98 239.41 -96.00 -45.72 125.43 110.05 Chi phí khác Tr. Đồng 15.12 32.88 1372.62 17.76 117.46 1339.74 4074.64 Lợi nhuận khác Tr. Đồng 194.86 -81.09 -1133.22 -275.95 -141.61 -1052.13 1297.48 Tổng lợi nhuận trước thuế Tr. Đồng 516.9 -162.18 -2803.5 -679.08 -131.38 -2641.32 1628.63 Thuế TNDN phải nộp Tr. Đồng 144.73 0 0 -144.73 -100.00 0.00 0.00 Lợi nhuận sau thuế Tr. Đồng 372.17 -162.18 -2803.5 -534.35 -143.58 -2641.32 1628.63 Tỷ suất LN/CP % 0.80 0.00 -0.08 -0.80 -100.38 -0.08 2531.05 Tỷ suất LN/DT % 0.79 0.00 -0.08 -0.79 -100.38 -0.08 2657.31 41 Nhìn chung doanh thu của Nông trường tăng lên qua các năm, tuy nhiên kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 giảm sút so với năm 2008. Mặc dù doanh thu tăng lên 114,33% so với năm 2007 nhưng không đủ bù đắp chi phí sản xuất do không đạt sản lượng đã đề ra. Mặt khác chi phí đã tiết kiệm so với năm trước là 7141,543 triệu đồng. Năm 2008 nông trường không có lãi cho thấy mấy năm gần đây thời tiết không thuận lợi thiên tai thường xuyên xảy ra chi phí cho việc chăm sóc v à khai thác mủ tăng lên về nguyên liệu và nhân công, giá xăng dầu tăng cao làm tăng chi phí, đồng thời là giá vật tư cũng tăng theo làm chi phí sản xuất tăng. Do đó việc kinh doanh không đạt hiệu quả. tăng lên về nguyên liệu và nhân công, giá xăng dầu tăng cao làm tăng chi phí, đồng thời là giá vật tư cũng tăng theo làm chi phí sản xuất tăng. Do đó việc kinh doanh không đạt hiệu quả. 3.1.5 Nhận xét chung  Thuận lợi:qua việc nghiên cứu và tìm hiểu tình hình chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của nông trường cho thấy với vị trí địa lý thuận lợi đó là Nông trường Cao su Phú Xuân nằm ngay tr ên tuyến quốc lộ 14 thuận cho giao thông vận chuyển giữa nông trường và công ty. Mặt khác đất đỏ bazan chiếm diện tích lớn thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp đặc biệt l à cây cao su mang lại lợi ích kinh tế cao cho nông trường nói riêng và cho công ty nói chung. V ề cơ cấu bộ máy tổ chức trong những năm qua tương đối ổn định và phù hợp với quy mô sản xuất của nông tr ường. Được sự quan tâm chăm sóc của ban l ãnh đạo công ty và nông trường trong suốt thời gian qua và cùng với các bộ phận phòng ban thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ giữa các ph òng ban và giữa các phòng ban với các đội sản xuất để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhằm đạt đ ược mục tiêu của nông trường và của công ty. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong nông trường đoàn kết nhất trí cao, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn cùng nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch mà công ty giao do đó hoạt động sản xuất kinh doanh trong những nă m qua của nông trường tương đối ổn định và đi vào nề nếp. Thu nhập của cán bộ công nhân vi ên của nông trường và của người lao động ổn định hơn, đời sống của người lao động được nâng cao. 42  Khó khăn Bên cạnh những mặt thuận lợi th ì cũng có không ít những khó khăn nh ư: Lao động của nông trường chủ yếu là lao động phổ thông, do đó tr ình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, đặc biệt là công nhân khai thác và chăm sóc cây cao su do đó năng suất chưa cao và chất lượng không đảm bảo. Do địa bàn quản lý rộng lớn nên công tác quản lý và bảo vệ tài sản đặc biệt là sản phẩm mủ cao su còn gặp nhiều khó khăn. Do thời tiết không ổn định, có khi mưa nhiều, có lúc khô hạn gây khó khăn cho việc chăm sóc và khai thác mủ. Trong tháng 11 năm 2009 do bị ảnh hưởng của cơn bão số 10 đã làm cho nông trường bị thiệt hại lớn nhất trong giai đoạn qua, b ên cạnh đó còn nhiều bệnh tật và sâu bệnh cho cây trồng. Điều này ảnh hưởng đên sản lượng và năng suất của nông trường. Và sự biến động giá cả của những năm qua diễn biến không ổn định l àm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuấ t kinh doanh của nông trường. Do đó làm cho tiền lương công nhân không ổn định ảnh đến việc huy động đảm bảo ng ày công lao động. Mặt khác nông trường là thành viên trực thuộc Công ty Cao su Đaklak n ên hoạt động sản xuất kinh doanh do công ty hoạch định, đ ề ra. Điều này làm tính chủ động và linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của nông tr ường, và một khó khăn nữa là tình hình chính trị trong thời gian qua diễn biến phức tạp n ên cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tóm lại: Nông trường Cao su Phú Xuân được thiên nhiên ưu đãi đất đai màu mỡ, thuận lợi cho cây cao su phát triển, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng. Nông trường chú trọng đầu tư công tác tổ chức nhân sự, không ngừng nâng cao tr ình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ cho công nhân viên, có kế hoạch bố trí nhân sự hợp lý ph ù hợp với trình độ chuyên môn. 43 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp điều tra Phương pháp gián tiếp: tiến hành thu thập các tài liệu có sẳn liên quan đến việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thông qua báo, tạp chí kinh tế, internet v à các báo cáo liên quan đã công bố… Trong qúa trình thực tập thu thập số liệu trong 3 năm 2007, năm 2008, năm 2009 Phương pháp trực tiếp: bằng các hình thức phỏng vấn, thảo luận trực tiếp với công nhân khai thác tại nông trường. 3.2.2 Phương pháp phân tích Thống kê mô tả: thông qua việc sử dụng số b ình quân để mô tả thực trạng của việc quản lý tiền lương và tiền công của nông trường.. Thống kê so sánh: bao gồm so sánh số tương đối và so sánh tuyệt đối giữa các năm nhằm đánh giá sự vật hiện tượng theo không gian cụ thể, đánh giá các biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. 3.2.3 Xử lý số liệu: Tất cả các số liệu của báo cáo đ ược sử dụng phần mềm Microsoft Excel 44 PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1Thực trạng công tác quản lý tiền lương, tiền công tại Nông trường cao su Phú Xuân 4.1.1 Đặc điểm về lao động của Nông tr ường Phú Xuân Nhân tố lao động luôn được Nông trường coi trọng vì con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đảm bảo về số l ượng, chất lượng lao động luôn được Nông trường đưa lên hàng đầu. Để đạt được hiệu quả cao trong lao động sản xuất v à khai thác mũ cao su cần phải hình thành được một lực lượng lao động tối ưu và phân công bó trí lao động hợp lý. Hiện nay, Nông tr ường vẫn không ngừng bố trí sắp xếp sao cho có được đội ngũ cán bộ CNV chính quy, n òng cốt, có đủ trình độ văn hóa khoa học, kỹ thuật và tay nghề cao, có đủ sức khỏe để đảm bảo những công việc Nông trường giao phó. Có thể nói lao động là nguồn lực vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất của bất cứ doanh nghiệp n ào. Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương thì lao động là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất. Để hiểu về đặc điểm lao động của N ông trường Phú Xuân, ta đi xem xét các biểu thống kê về lao động sau đây: Bảng 4.1 Tình hình lao động qua các năm nghiên cứu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh Người Người Người (2)/(1) (3)/(2)Nội Dung (1) % (2) % (3) % Lần Lần 1.Tổng lao động bình quân 743 100 730 100 593 100 0.98 0.81 -Nam 343 46.2 329 45.1 251 42.3 0.96 0.76 -Nữ 400 53.8 401 54.9 342 57.7 1.00 0.85 -Người đồng bào 309 41.6 343 47 284 47.9 1.11 0.83 -Người kinh 434 58.4 387 53 309 52.1 0.89 0.80 2.Lao động trực tiếp 687 92.5 675 92.5 553 93.3 0.98 0.82 3.Lao động gián tiếp 53 7.1 52 7.1 38 6.4 0.98 0.73 4.Lao động phụ trợ 3 0.4 3 0.4 2 0.3 1.00 1.00 Nguồn: Thống kê LĐ phòng TC-HC 45 Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của Nông trường Cao su Phú Xuân trong 2 năm 2007 và 2008 tương đối ổn định, tuy nhiên bước sang giai đoạn năm 2009 số lượng lao động giảm đáng kể. So sánh ta thấy tỷ lệ lao động năm 2008 so với năm 2007 là 0.98 lần lớn hơn năm 2009 so với năm 2008 là 0.81 lần do tại thời điểm 2007, 2008 Nông trường vẫn giữ chủ trương chính sách phân chia đều diện tích khai thác và diện tích chăm sóc cho lao động tại địa phương. Năm 2009, Nông trường đã chuyển sang mô hình tăng diện tích khai thác và chăm sóc cho một lao động để tăng thu nhập cho họ. Ta cũng thấy, số lượng lao động nữ lớn hơn số lượng lao động nam là do đặc điểm sản xuất khai thác của Nông tr ường. Số lượng lao động trực tiếp chiếm h ơn 90%, lao động gián tiếp chiếm từ 6% -7% là chưa thật sự hợp lý, lao động là người đồng bào chiếm hơn 40%, đặc biệt trong năm 2008 và 2009 chiếm khoảng 47%, là do đặc điểm phân bố dân cư tại địa bàn. Trình độ và tay nghề của công nhân cũng ảnh hưởn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf
Tài liệu liên quan