NỘI DUNG
LỜICẢM ƠN . . . . . . . . . . . . . . . . .c
TÓMTẮT . . . . . . . . . . . . . . . . . .d
NHẬN XÉTCỦAGIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN . . . . . . . . .e
BẢNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . .f
HÌNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .f
NỘI DUNG . . . . . . . . . . . . . . . . . .i
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1
Tínhcấp thiếtcủa đề tài . . . . . . . . . . . . . . .1
Mục tiêucủa Luậnvăn . . . . . . . . . . . . . . .3
Nội dung công việccần thực hiện . . . . . . . . . . . . .3
Phạm vi nghiêncứu . . . . . . . . . . . . . . . .3
Phương pháp nghiêncứu . . . . . . . . . . . . . . .4
Ý nghĩa thực tiễncủa đề tài . . . . . . . . . . . . . .4
CHƯƠNG 1. TỔNGQUANVỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN, KINH TẾ XÃHỘI
VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DULỊCH . . . . . . . . . .5
1.1. Tổng quanvề điều kiệntự nhiên . . . . . . . . . . .5
1.1.1. Về điều kiệntự nhiêncủatỉnhThái Bình . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.2. Điều kiện kinhtế - xãhội . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.1.3. Qu y hoạchtổng thể phát triển KTXHtỉnh Thái Bình đếnnăm 2020 . . . 27
1.2. Khảo sát hiện trạng môi trườnglưuvực sông Kiến Giang . . . . . 28
1.2.1. Tổng quan sông Kiến Giang . . . . . . . . . . . . . . . . 28
1.2.2. Vị trílấymẫu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
1.2.3. Phương pháp phân tíchmẫu và các chỉ tiêu phân tích, kết quả . . . . . 30
1.2.4. Đánh giátổng quan hiện trạng môi trường khuvựcdự khảo sát . . . . . 32
1.2.5. Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
CHƯƠNG 2. CƠSỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNCỦA LUẬNVĂN . . . 36
2.1. Tống quanvềmô hìnhQUAL2K . . . . . . . . . . . 36
2.1.1. Chu trình nitơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
2.1.2. Sự ức chếcủa quá trình nitrat hoá (nitrification) ởnồng độ oxy hoà tan th ấp 41
2.1.3. Chu trình phốt pho . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
2.1.4. BOD carbon (carbonaceous BOD ) . . . . . . . . . . . . . . 42
2.1.5. Các công thức tínhhệsố thấm khí . . . . . . . . . . . . . . 45
2.1.6. Dữ liệuvề thuỷ văn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
2.2. Tính toán phát thải cho các lo ại nguồnxả thải khác nhau . . . . . 47
2.2.1. Nguồn th ải dâncư. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
2.2.2. Nước thải công nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
2.2.3. Nước thảisản xuất nông nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.2.4. Nước thải kênhrạch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.3. Phầnmềm ENVIMQ2K ứngdụng GIS mô phỏng chấtlượngnước kênh sông
2.3.1. Nhập thông tin cho các đốitượng tham gia tính toán mô phỏng . . . . . 52
2.3.2. Cách nhập thông tin cho các điểm nhạy cảm . . . . . . . . . . . 56
2.3.3. Cách chạy chương trìnhENVIMQ2K và xâ y dựng báo cáotự động. . . 57
CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNGCHẤTLỢNGNỚC SÔNG KIẾN GIANG-TỈNH THÁI BÌNH . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
3.1. Các tài liệu làmcơsở tính toán . . . . . . . . . . . . 63
3.2. Nhậpsố liệu đượcsửdụng cho tính toán vào ENVIMQ2K. . . . . 64
3.3. Môtảkịchbản, tính toán chotừngkịchbản. . . . . . . . . 64
3.4. Dự đoán chấtlượngnước sôngKiếnGiang. . . . . . . . . 65
PHỤLỤC:. . . . . . . . . . . . . . . . . .i
88 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Kiến Giang, tỉnh Thái Bình trên quan điểm phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ cầm tày 1000 cái 24 26 145 108,3 87,3
Nước máy 1000 m3 761 786 4.495 103,3 125,0
(Nguồn: Báo cáo KTXH tháng 7 - Cục Thống kê, 2007)
Sản xuất thủ công nghiệp với các nghề cổ truyền như trạm bạc Đồng sâm, đồ gỗ,
dệt lụa, khăn mặt, thảm len, thảm đay, thảm cói, thêu ren, mây tre đan, hàng mỹ nghệ.
Những mặt hàng này nhiều năm đã sản xuất và xuất khẩu với khối lượng lớn.
Tài nguyên khoáng sản Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ
năm 1986, sản lượng khai thác bình quân mỗi năm đạt hàng chục mét khối khí thiên
nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng…thuộc khu
công nghiệp Tiền Hải. Năm 2003, Tổng công ty dầu khí Việt Nam tiến hành nổ địa
chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị cho việc khai thác khí ngoài khơi vịnh
Bắc Bộ đưa vào phục vụ phát triển công nghiệp của tỉnh (trữ lượng ước tính ban đầu
khoảng 7 tỷ m3).
Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3,
được khai thác từ năm 1992, sản lượng khai thác đạt 9,5 triệu lít/năm với các nhãn
hiệu nổi tiếng như nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.
Gần đây, vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ
nước nóng 570 C ở độ sâu 178 m. Các mỏ nước này đang được đầu tư khai thác phục
vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho nhân dân.
Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng
sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ ở độ sâu
600 – 1.000 m, hiện chưa đủ điều kiện để khai thác.
Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, dịch vụ
Các công trình giao thông vận tải trong những năm qua được đầu tư đúng mức.
Cầu Tân Đệ, quốc lộ 10, các cầu cống, bến phà, bến bãi,... được hoàn thành, hệ thống
19
giao thông nông thôn tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt các tuyến đường nối
các thôn xóm do xã quản lý (có trên 2000 km) hầu như đã được rải nhựa và bê tông.
Về vận tải, đã cổ phần hoá công ty xe khách, giải thể xí nghiệp vận tải hàng hoá,
cho phép thành lập các công ty tư nhân, liên doanh, liên kết với tỉnh ngoài và có đủ các
thành phần kinh tế tham gia vận tải.
Phương tiện vận tải được đầu tư, nâng cấp, vận tải hành khách phần lớn bằng xe
có chất lượng cao, đảm bảo vận chuyển an toàn và đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu đi lại
của nhân dân.
Vận tải hàng hoá, phát triển mạnh cả đường bộ, đường sông, đường biển. Khối
lượng vận tải và doanh thu vận tải những năm qua tăng nhanh. Năm 2005 vận tải hàng
hoá đạt 6 triệu tấn, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2000, khối lượng hành khách vận
chuyển đạt 4,4 triệu lượt người gấp 2,3 lần. Doanh thu vận tải hàng hoá và hành khách
đạt 300 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2000.
Giá trị sản xuất ngành vận tải năm 2005 tăng gấp 2,7 lần năm 2000, bình quân
hàng năm tăng 21,65%.
Ngành Bưu chính viễn thông: 5 năm qua được trang bị máy móc hiện đại, kỹ
thuật tiên tiến, đến năm 2005, Thái Bình có 1 bưu cục trung tâm, 7 bưu cục huyện,
thành phố, 40 bưu cục khu vực, có 10 máy vô tuyến điện, 30 tổng đài điện thoại và 13
máy in cước, 100% số xã có điện thoại, 222 xã có điểm bưu điện văn hoá. Toàn tỉnh có
77 nghìn máy điện thoại, mật độ điện thoại bình quân 100 người dân đạt 4,5 máy. Hệ
thống máy vi tính được trang bị rộng, được nối mạng intenet cho hầu hết các sở, ban,
ngành trong tỉnh. Doanh thu ngành bưu chính viễn thông, năm 2005 đạt 200 tỷ đồng
gấp 3,4 lần năm 2000, GTSX bình quân 5 năm tăng 11%/năm.
Ngành Thương mại, nhiều công ty Nhà nước được cổ phần hoá, tư nhân hoá và
thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn mới kinh doanh ở
mọi lĩnh vực. Năm 2005 có 265 doanh nghiệp thương mại (trong đó 260 doanh nghiệp
thương mại ngoài quốc doanh, chiếm trên 98%) cùng với gần 40 nghìn hộ kinh doanh
cá thể và hệ thống chợ được đầu tư xây dựng, tạo được khí thế sôi động trong hoạt
động thương mại. Năm 2005 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt 4160
tỷ đồng, tăng 21,8% so với năm 2004 và tăng gấp 2 lần so với năm 2000, bình quân
hàng năm tăng 14%. (kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 95% trong tổng mức bán lẻ).
Hàng hoá trên thị trường ngày càng phong phú đa dạng, phương thức mua bán thuận
tiện, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Thời kỳ 2001-2003 giá cả hàng
hoá ổn định, chỉ số giá hàng năm tăng nhẹ, từ năm 2004 do giá xăng, dầu tăng, thiên
tai, dịch bệnh, dịch cúm gia cầm H5N1,v.v... nên giá cả nói chung tăng cao.
Hoạt động xuất nhập khẩu từ năm 2001 - 2005 được đẩy mạnh. Số lượng các
doanh nghiệp có hàng xuất khẩu tăng nhanh qua các năm, đến năm 2005, toàn tỉnh có
54 doanh nghiệp có hàng xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng sang cả châu
Âu và châu Mỹ. Tổng trị giá xuất khẩu luôn tăng, năm 2001 đạt 47 triệu USD, năm
20
2002 đạt 53 triệu USD, năm 2003 đạt 64 triệu USD, năm 2004 đạt 81,9 triệu USD.
Đến năm 2005 đạt 95 triệu USD, so với năm 2004 tăng 15,8%, so với năm 2000 gấp
2,8 lần, bình quân 5 năm tăng 21,5%/năm, vượt mục tiêu Đại hội XVI là 27% (vượt 20
triệu USD). Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2001 - 2005) đạt 341 triệu USD.
Tổng trị giá nhập khẩu năm 2005 đạt 95 triệu USD, tổng trị giá nhập khẩu 5 năm
(2001 - 2005) là 311 triệu USD. Bình quân 5 năm tăng 12,8%/năm. Những mặt hàng
chủ yếu nhập trong năm qua là nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp như: sắt, thép,
bông, men sản xuất gạch, nguyên phụ liệu ngành dệt, may, hoá chất, chất phụ da,
thuốc chữa bệnh và một số hàng phục vụ tiêu dùng,v.v...
Thu ngân sách nhà nước năm 2005 dự kiến thực hiện 2502 tỷ đồng, thu trên địa
bàn tỉnh đạt 1202 tỷ đồng, gấp 4,0 lần so với năm 2000. Tổng chi ngân sách Địa
phương ước năm 2005 là 1836 tỷ đồng, chi cho phát triển kinh tế 826 tỷ đồng, tăng
35,9% so với năm 2004. Chi cho tiêu dùng thường xuyên 825 tỷ đồng tăng 0,5% so
với năm 2004%. Nguồn vốn tín dụng huy động 2880 tỷ đồng, gấp 2,3 lần, cho vay đạt
4083 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 2000.
Nhìn chung các ngành dịch vụ trong 5 năm qua có tốc độ tăng trưởng ổn định,
GTSX năm 2005 đạt 2769 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng 11,7% so với năm 2004,
tăng 58,5% so với năm 2000, bình quân 5 năm tăng 9,65%/năm, so với mục tiêu Đại
hội XVI chưa đạt, còn thấp hơn 1,35% (mục tiêu đại hội tăng 11%).
Điều kiện xã hội
Tỉnh lỵ: Thành phố Thái Bình
Các huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thuỵ, Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền
Hải.
Dân tộc: Việt (Kinh), Thái, Ngái, Tày, Ra Glai.
Thái Bình là tỉnh đông dân cư, Dân số trung bình toàn tỉnh ước đạt 1.868 nghìn
người,mật độ dân số bình quân 1.17người/ km2 , tỷ lệ nữ 52%, tỷ lệ dân số khu vực
thành thị 7,5%. tình hình dân số của toàn tỉnh tương đối ổn định, dân cư phân bố đều ở
các huyện trong tỉnh, tỉ lệ nữ giới cao hơn nam.
Trong những năm qua giữ vững tỷ lệ sinh thay thế, năm 2004: 1,506%, năm 2005
dự kiến tỷ lệ sinh là 1,50%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt dưới 1% (năm 2004 đạt
0,926%, năm 20010 dự kiến đạt 0,950.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, năm 2003: 12,7%, tuy nhiên năm 2004 tăng lên
14,05%, năm 2005 giảm xuống 13,5%. Dự kiến dân số trung bình năm 2005 của tỉnh
1850 nghìn người trong đó tỷ lệ nam là 48%, tỷ lệ nữ 52%, dân số thành thị chiếm
7,89%, dân số nông thôn chiếm 92,11%.
Bảng 1.9. Hiện trạng dân số của tỉnh qua các năm
Đơn vị hành chính, diện tích và dân số
21
Tổng số
xã,
phường,
thị trấn
Số
xã
Số
phường
Số thị
trấn
Diện
tích
(km2)
Dân số
tb năm
2004
(người)
Mật độ
dân số
(người/
km)
Tổng Số 284 269 8 7 1546,01 1843241 1192
Tp Thái Bình 13 5 8 42,17 136534 3238
Quỳnh Phụ 38 37 1 207,95 245819 1182
Hưng Hà 34 33 1 200,36 252875 1262
Đông Hưng 46 45 1 198,35 256971 1295
Thái Thụy 48 47 1 256,83 2673902 1041
Tiền Hải 35 34 1 228,85 213629 933
Kiến Xương 39 38 1 213,07 240517 1129
Vũ Thư 31 30 1 198,43 229506 1157
(Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tỉnh Thái Bình năm 2004)
Bảng 1.10. Dân số trung bình năm 2004 theo giới tính và thành thị, nông
thôn(đơn vị tính: nghìn người)
Tổng
số
Phân theo
giới tính
Phân theo
thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Tổng Số 1843 884 959 133 1710
Tp Thái Bình 137 66 71 89 48
Quỳnh Phụ 246 118 128 5 241
Hưng Hà 253 121 132 8 245
Đông Hưng 257 123 134 3 254
Thái Thụy 267 128 139 10 257
Tiền Hải 214 103 111 6 208
Kiến Xương 240 115 125 8 232
Vũ Thư 229 110 119 4 225
(Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tỉnh Thái Bình năm 2004)
Giáo dục, đào tạo: 5 năm qua quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục được mở rộng,
các loại hình trường lớp phát triển đa dạng ở các ngành học, cấp học, chất lượng giáo
dục từng bước được nâng lên. Năm học 2004 - 2005, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp
tương đối cao: trung học cơ sở: 99,61%, trung học phổ thông: 99,08%. Ngành giáo dục
của tỉnh giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn quốc
gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 100% số xã, phường, thị trấn.
Toàn tỉnh có 297 trường mầm non, 9 nhà trẻ, 294 trường tiểu học, 276 trường
trung học cơ sở, 40 trường trung học phổ thông, 8 trung tâm giáo dục thường xuyên và
1 trung tâm dạy nghề cho lứa tuổi từ 15 - 22 tuổi. Số trường đạt chuẩn quốc gia đạt
khá: cấp Tiểu học 218/294 trường; Trung học cơ sở 30/276 trường; Trung học phổ
22
thông 8/40 trường. Tỉnh đã thành lập 1 trường phổ thông Tư thục tại Thành phố Thái
Bình.
So với tất cả các thành phố của các tỉnh trong cả nước thì Thái Bình là nơi có
hệ thống giáo dục, y tế tốt nhất. Về giáo dục, ở đây có đầy đủ các cấp học từ mầm non
đến đại học. Về y tế, ở đây có Bệnh viện đa khoa là bệnh viện khá hiện đại; Bệnh viện
lao với 120 giường bệnh đã kiểm soát được bệnh lao trong toàn tỉnh; Bệnh viện y học
dân tộc với 120 giường bệnh, có các thiết bị hiện đại, đang được Bộ Y tế xét nâng lên
hạng II; Trường Đại học Y Thái Bình là trường đại học cấp quốc gia; Trường trung
học y tế, các trung tâm y tế cấp xã phường, các công ty và cửa hàng dược vật tư y tế
hoạt động rất có hiệu quả. Nhờ hệ thống y tế này, Thành phố đã thực hiện rất tốt công
tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, công tác kế hoạch hóa gia đình được thực hiện
rất tốt; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 0,92%.
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ: Tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện kỹ thuật,
chú ý quan tâm nhiều hơn đến việc khám chữa bệnh. Những năm qua hầu như không
có dịch bệnh lớn xảy ra, số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt
gần 100%, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2005 còn 25,6%.
Lao động và việc làm, xoá đói, giảm nghèo: Thời kỳ 2001 - 2005, bình quân
mỗi năm giải quyết được trên 22 nghìn chỗ làm việc mới (vượt 11,2% so với mục tiêu
Đại hội XVI) và xuất khẩu được 2,5 nghìn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành
thị từ 7,34% năm 2000, xuống còn 4,5% năm 2005. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở
khu vực nông thôn từ 73,8% năm 2000 tăng lên 81,2% năm 2005. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt 30%, trong đó qua đào tạo nghề 18%, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,8% năm
2001, xuống còn 5,3% năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ).
Văn hoá thông tin: Năm 2005 có 56,5% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình
văn hoá, có gần 30% số thôn, làng đạt tiêu chuẩn văn hoá. Một số hủ tục trong việc
cưới, việc tang, lễ hỏi ở nhiều địa phương đang từng bước được đẩy lùi.
Đời sống nhân dân: Thu nhập bình quân chung của dân cư năm 2005 tăng 21%
so với năm 2004. Toàn tỉnh có 99,7% số hộ dùng điện, 90% số hộ được dùng nước
sạch, 85% số hộ có máy thu hình, 35% hộ có xe máy, 60% số hộ có nhà xây kiên cố.
Tất cả các xã trong tỉnh có nhà văn hoá, có đài truyền thanh.
Nhìn chung nền kinh tế của tỉnh 5 năm qua phát triển tương đối ổn định và khá
đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các địa phương và có tốc độ tăng khá. Đã đạt
và vượt hầu hết các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề
ra. Tuy nhiên, so với cả nước và các tỉnh đồng bằng sông Hồng thì nền kinh tế của
Thái Bình tăng trưởng còn ở mức thấp do thực chất cơ cấu nền kinh tế quyết định. Sản
xuất công nghiệp chưa chú trọng đầu tư công nghệ cao để tạo sức bật và khả năng cạnh
tranh, tỷ trọng công nghiệp trong GDP còn thấp, chưa thực sự là động lực thúc đẩy sự
nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh. Một số ngành dịch vụ phát triển chậm. Vì
vậy, yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng trong 5 năm tới là bức thiết, nhưng cũng rất khó
23
khăn đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn mới có thể tạo ra được bước phát triển quan
trọng của tỉnh. Đồng thời phải chú ý đến các lĩnh vực xã hội nhằm góp phần xây dựng
Thái Bình thành một tỉnh kinh tế phát triển, đời sống tinh thần và vật chất ngày càng
nâng cao.
Nguồn lao động của Thái Bình dồi dào, có trình độ văn hoá và kỹ thuật khá. Số
người trong tuổi lao động hiện có khoảng 850 nghìn người chiếm 47% dân số, trong
đó 1,9% có trình độ đại học và trên đại học, 4,6% có trình độ trung học chuyên nghiệp
và gần 3% công nhân kỹ thuật và nghệ nhân.
Lực lượng lao động có trình độ văn hoá và kỹ thuật được bổ sung thường
xuyên, hàng năm các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đã đào tạo
được trên 500 học sinh tốt nghiệp đại học, gần 1000 học sinh tốt nghiệp các trường
chuyên nghiệp trung học, ngoài ra hàng năm còn có 6000 đến 8000 học sinh tốt nghiệp
cấp III và 16.000 học sinh tốt nghiệp cấp II.
Toàn tỉnh có 1.005 nghìn người tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế,
trong đó ngành Nông, Lâm và Thuỷ sản giảm 3,5%, ngành Công nghiệp và Xây dựng
tăng 3,5% so với năm 2006. Số người có nhu cầu việc làm ngày càng tăng, dự kiến 6
tháng giải quyết việc làm cho 12.000 người.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 560.000 đồng/người/tháng, tăng hơn năm
trước 9%.
Hệ thống cấp thoát nước: Các công trình cấp nước sạch được đầu tư xây dựng.
Nhà máy nước Thành phố cung cấp 3 vạn m3/ngày đêm. Các thị trấn, huyện lỵ đã và
đang được đầu tư xây dựng nhà máy nước. Một số xã đã có nhà máy nước cỡ nhỏ và
nhiều hộ trong tỉnh đang được sử dụng nước sạch từ giếng khoan Unicef.
Thành phố Thái Bình:
Thành phố Thái Bình được công nhận là thành phố( đô thị cấp 3) theo Nghị
định số 117NĐ-Cp ngày 29/4/2004. Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế chính
trị, kinh tế, khoahọc kỹ thuật và văn hoá của cả tỉnh. Thành phốhiệnnay có 13 phường
xã với 136427 nngười dân(36326 hộ dân).
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của thành phố Thái Bình tiếp
tục phát triển.
Giai đoạn 2001-2005, Thành phố đã phát triển được 4 làng nghề (được UBND
tỉnh cấp bằng công nhận). Làng nghề mây tre đan xuất khẩu Trần Lãm năm 2005 đạt
tổng giá trị sản xuất 7,3 tỷ đồng. Thực hiện cơ chế mở cửa năm 2006 phường Trần
Lãm ra đời 14 tổ hợp vừa tổ chức sản xuất vừa tổ chức tiêu thụ, vì thế số lượng và giá
trị sản xuất tăng khá nhanh. Sáu tháng đầu năm đạt giá trị sản xuất hơn 4,2 tỷ đồng.
Hạn chế của làng nghề này là tổ chức sản xuất mang tính tự phát, thiếu sự ổn định.
Làng nghề ươm tơ Phú Khánh, phần lớn hộ và lao động từ nhà máy tơ Thái
Bình trước đây nghỉ chế độ khôi phục tại các gia định riêng lẻ. Lao động của làng nghề
24
này cũng không ổn định lúc 400, lúc 500 người. Năm 2005, giá trị sản xuất thực hiện
được 1,1 tỷ đồng.
Làng nghề Đan làn nhựa Vũ Chính, thu hút 700 lao động. Năm 2005 đạt giá trị
sản xuất 1,6 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2006 giá trị sản xuất đạt 750 triệu đồng. Do
tính chất lao động nhẹ nhàng nên giá trị thu nhập đạt mức độ thấp (300.000
đồng/người/tháng). Lao động trong làng nghề vẫn quan niệm đây là việc làm thêm.
Làng nghề dệt bao Hiệp Trung (Đông Hoà) có từ hàng chục năm nay, nhưng
chỉ phát triển được khi có Nghị quyết 01 của Tỉnh uỷ. Từ vài chục khung trước đây
nay tăng lên 200 khung, giải quyết việc làm cho 600 lao động thu nhập khá (1 triệu
đồng/tháng/khung). Những năm gần đây bao đay dễ tiêu thụ nên giá trị sản xuất năm
2005 đạt 1,88 tỷ đồng. 5 tháng đầu năm 2006 đạt 930 triệu đồng.
Nghề dệt bao đay Hiệp Trung phát triển đã khuyến khích bà con Nam Cầu
Nhân học nghề, đầu tư mua sắm 120 khung dệt, tạo việc làm cho 400 lao động. Phòng
công thương Thành phố và UBND xã Đông Hoà đang làm thủ tục đề nghị UBND tỉnh
công nhận Nam Cầu Nhân là một làng nghề.
Ngoài 4 làng nghề nêu trên, Thành phố Thái Bình qua điều tra còn có 1200 hộ
sản xuất CN-TTCN nằm rải rác trong các phường xã, thu hút 2500 lao động chuyên và
7000 lao động không chuyên.
Thành phố Thái Bình hiện đang tồn tại hàng chục nghề khác nhau. Quy vào
nghề làm CN-TTCN có 4 nhóm nghề cơ bản. Nhóm nghề cơ khí, nhóm nghề chế biến
gỗ, lâm sản, nhóm nghề thêu dệt và nhóm nghề khác (chế biến NSTP; điện, điện tử,
điện lạnh, trang trí nội thất, xây dựng...) so với các huyện, chất lượng sản phẩm và tay
nghề lao động ở lĩnh vực sản xuất CN-TTCN thành phố cao hơn. Song so với yêu cầu
còn thiếu nhiều mặt. Sự chuyển đổi nghề ở các hộ đã làm cho định hướng phát triển
nghề không thể ổn định.
Thành phố Thái Bình hiện có một cụm công nghiệp và ba điểm công nghiệp.
Cụm công nghiệp Phong Phú, có diện tích quy hoạch 77,77 ha. Đất sử dụng cho công
nghiệp có 57,09 ha. Do mới có dự án xây dựng cơ bản hạ tầng kỹ thuật cho cụm công
nghiệp Phong Phú cũ với diện tích mở rộng chưa có quy hoạch vì vậy mới có 19
doanh nghiệp vào đầu tư, với diện tích đất sử dụng 22 ha, tổng số vốn đầu tư 112 tỷ
đồng, thu hút 2514 lao động, giá trị sản xuất sáu tháng đầu năm đạt 85 tỷ đồng. Ngoài
ra còn một số doanh nghiệp đã được cấp phép đầu tư đang san lấp mặt bằng, nhưng do
thiếu cơ sở hạ tầng nên số diện tích đất xin thuê mới hết 4,25 ha.
Bốn điểm công nghiệp của Thành phố gồm: điểm công nghiệp Cầu Báng, tổng
diện tích đất được phê duyệt 1,19 ha, có 3 dự án vào đầu tư đi vào sản xuất, , 4 doanh
nghiệp khác đã có dự án vào đầu tư, với diện tích đất xin thuê 1,2 ha. Tại điểm công
nghiệp Vũ Chính với tổng số đất được quy hoạch 22 ha, tại đây có 5 doanh nghiệp vào
đầu tư, với số đất đã sử dụng 2,25 ha, vốn đầu tư 14,5 tỷ đồng. Công ty TNHH dệt bao
PP-PE Tam Kỳ là doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả
25
và chấp hành nghiêm túc các bộ luật, pháp lệnh về thuế và các chế độ đối với người
lao động. Ngoài hai điểm công nghiệp nêu trên, các điểm công nghiệp Trần Lãm,
Hoàng Diệu cũng có một số doanh nghiệp vào đầu tư.
Tại các điểm công nghiệp của Thành phố, nhìn chung quy mô nhỏ, hợp lý, các
doanh nghiệp vào đầu tư cũng là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vì vậy tiến độ đầu tư
nhanh, đi vào sản xuất sớm. Song có một hạn chế, về lâu dài nếu không được đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, khó khăn cho việc xử
lý.
Tiềm năng du lịch
Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng
ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển - nơi dừng chân của các
loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn, cồn đảo có bãi tắm thoải
cát trắng hoặc đi thăm vùng quê - nơi có các lễ hội truyền thống và những công trình
văn hoá được được xếp hạng như chùa Keo nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ XI triều
Lý, đền Tiên La, đền Đồng Bằng, từ đường Lê Quý Đôn, đền thờ, lăng mộ, nơi phát
tích của nhà Trần tại huyện Hưng Hà, nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân Hoà - Vũ Thư..
. và có gần 82 lễ hội đặc sắc của quê hương, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo
'làng Khước', trò múa rối nước “làng Nguyễn” (Đông Hưng) và làng vườn Bách Thuận
(Vũ Thư) v.v...
Thái Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và điển hình cho nền văn
minh lúa nước vùng đồng bằng bắc bộ. Cụ thể:
Về vị trí, Thái Bình cách Thủ đô Hà Nội 110km, cảng Hải Phòng 70km, nằm
trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế và trung tâm du lịch
lớn Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gần một số tỉnh có tiềm năng du lịch như Ninh
Bình, Hà Tây là cầu nối quan trọng giữa miền Trung với cảng Hải Phòng, cảng Cái
Lân. Hệ thống đường 10 đã hoàn thành, đường 39 đang được nâng cấp. Một số cầu đã
được xây dựng như cầu Triều Dương nối với Hưng Yên, cầu Tân Đệ nối với Nam
Định, hệ thống đường nông thôn rất phát triển là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh
tế, văn hoá xã hội, du lịch giữa Thái Bình với các tỉnh bạn.
Hệ thống sông ngòi dày đặc len lỏi giữa những cánh đồng thẳng cánh cò bay
với những xóm, làng trù phú mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước vùng
đồng bằng sông Hồng với những làng nghề nổi tiếng và có truyền thống lâu đời như
dệt vải ở Phương La, dệt chiếu ở làng Hới, chạm bạc Đồng Xâm, đúc đồng An Lộng,
thêu ren ở Minh Lãng, nghề làm bánh cáy ở Nguyên Xá
Cảnh quan thiên nhiên khá độc đáo, điển hình của vùng đồng bằng ven biển
Bắc bộ, đó là dải bờ biển dài 53 km, có 5 cửa sông lớn và một số bãi cát mịn ở các
cồn, các bãi cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo như Cồn Vành,
Cồn Đen, Cồn Tiên… có thể tổ chức loại hình tham quan nghiên cứu, du lịch sinh thái,
thể thao biển, nghỉ dưỡng tắm biển cuối tuần.
26
Thái Bình là vùng địa linh nhân kiệt, hiện còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn
hoá nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia như Khu di tích nhà Trần, chùa Keo, từ đường Lê
Quý Đôn Thái Bình còn là quê hương của nghệ thuật hát chèo, múa rối nước. Đó là
những tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc, độc đáo và là thế mạnh của Du lịch Thái
Bình. Các tài nguyên này được phân bố ở các vị trí khá thuận lợi cho việc khai thác
phục vụ phát triển du lịch, thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình tham quan du lịch
như: Du lịch sinh thái đồng quê, Du lịch trở về với cội nguồn, du lịch tham quan làng
nghề, Du lịch văn hoá lễ hội đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển du lịch của khu
vực và trên thế giới có sức cuốn hút du khách hết sức mạnh mẽ.
Thái Bình là tỉnh đông dân cư, nhân dân Thái Bình cần cù, khéo tay, chất phác
và mến khách. Trong những năm qua kinh tế xã hội được ổn định và phát triển, đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch, bồi
dưỡng sức khoẻ tinh thần của người dân càng được thay đổi. Điều đó được thể hiện
qua số lượng khách du lịch nội tỉnh tăng trên 10%/năm, đó là lợi thế quan trọng để
ngành Du lịch Thái Bình phát triển.
Cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch được đầu tư nâng cấp ngày càng hoàn
thiện. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Đồng Châu với tổng số vốn trên 50 tỷ
đồng, xây dựng đường và phục hồi các di sản thuộc Khu di tích lịch sử các Vua Trần
tại Hưng Hà trên 70 tỷ đồng đã và đang được triển khai, 3 khách sạn lớn từ 3 - 4 sao
đang được nâng cấp và xây dựng mới, hơn 20 khách sạn cỡ nhỏ và vừa với gần 600
phòng tiêu chuẩn đủ sức phục vụ trên 1.000 lượt khách/ngày.
Một số loại hình du lịch:
Du lịch lễ hội văn hóa dân gian
Thái Bình quanh năm vui hội, trừ hai tháng đông tang thời vụ là tháng năm và
tháng mười ít làng có hội, quanh năm suốt tháng ở Thái Bình không có hội làng này
thì có hội làng kia. Hàng năm có trên 100 lễ hội ở Thái Bình. Một số lễ hội tiểu như:
Hội chùa Keo; hội đền Đồng Xâm; hội Tiên La; hội đền Đồng Bằng...
Du lịch tham quan kiến trúc cổ
Thái Bình có trên 1.400 kiến trúc cổ, chủ yếu là các chùa, đình, đền. Trong đó
có nhiều kiến trúc có giá trị được Bộ Văn Hóa xếp hạng. Một số kiến trúc cổ tiêu biểu
như: chùa Keo, đền Đồng Bằng, đền Đồng Xâm, cung Long Hưng...
Du lịch các làng nghề thủ công
Thái Bình đất chật người đông nên nghề và làng nghề thủ công ở Thái Bình khá
phát triển với sáu nhóm nghề chính: dệt vải và tơ tằm, dệt chiếu và hàng đay cói, mây
tre, rèn đúc và chạm khắc, xây dựng và sản xuất đồ gỗ, chế biến lương thực. Nhiều
nghề truyền thống trải qua nhiều thăng trầm nay đang được mở mang hơn như chạm
bạc Đồng Xâm, dệt chiếu làng Hới, thêu ren Minh Lãng, dệt đũi Nam Cao...
Du lịch sinh thái
27
Vùng biển nội thủy của Thái Bình rộng 200 km2 với 200 loài thủy hải sản có
giá trị kinh tế và thực phẩm, nhiều loại chim biển quý hiếm và rừng ngập mặn dầy đặc.
Hệ thống sông ngòi chở nặng phù sa đã tạo ra cho Thái Bình những bãi bồi hai bên
sông đất đai màu mỡ, cây trái xum xuê là điều kiện lý tưởng để Thái Bình phát triển
mạnh loại hình du lịch sinh thái rừng ngập mặn và du lịch sinh thái làng vườn.
Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển
Thái Bình có hệ thống cảnh quan thiên nhiên độc đáo, dải bờ biển dài 53 km,
với 5 cửa sông lớn, cảng biển cùng những bãi cát trắng mịn, khí hậu nhiệt đới gió mùa
tràn đầy ánh nắng rất thích hợp cho việc tổ chức loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng
giải trí nhất là đối với khách du lịch đến từ vùng ôn đới, hàn đới.
1.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thái Bình đến năm 2020
Phấn đấu đưa kinh tế Thái Bình phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, hệ
thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiên tiến, đưa Thái Bình
trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của Vùng đồng
bằng sông Hồng và cả nước.
Mục tiêu thực hiện:
Về phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Kiến Giang tỉnh Thái Bình trên quan điểm phát triển bền vững.pdf