Luận văn Quản lý và Sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố Hồ Chí Minh-Thực trạng và Giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ODA.4

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ODA.4

1.1.1. Nguồn gốc của ODA.4

1.1.2. Các khái niệm và định nghĩa về ODA .5

1.1.3. Thực chất của ODA.6

1.1.4. Phân loại ODA.7

1.1.4.1. Phân loại ODA theo hình thức cung cấp.7

1.1.4.2. Phân loại ODA theo nguồn cung cấp.9

1.1.4.3. Phân loại ODA theo mục tiêu sử dụng.11

1.2. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGUỒN VỐN ODA.11

1.2.1. Đối với Bên tiếp nhận vốn.11

1.2.2. Đối với Bên tài trợ vốn.13

1.3. TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN ODA TRÊN

THẾ GIỚI HIỆN NAY.14

1.3.1. Tình hình nguồn vốn ODA trên thế giới.14

1.3.2. Xu hướng phát triển nguồn vốn ODA trên thế giới.18

1.4. NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ

DỤNG ODA CỦA CÁC NƯỚC.19

1.4.1. Những kinh nghiệm thành công của các nước trong khu vực Đông Nam

Á trong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.19

1.4.1.1. Kinh nghiệm thu hút.19

1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý.20

1.4.1.3. Kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA.20

1.4.2. Những bài học thất bại.21

1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG I:.22

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.24

2.1. TÌNH HÌNH ODA CỦA VIỆT NAM.24

2.1.1. Tổng quan về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam

trong thời gian qua.24

2.1.1.1. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.25

2.1.1.2. Tình hình giải ngân vốn ODA.28

2.1.2. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ

TRÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA Ở VIỆT NAM.29

2.1.2.1.Những thành tựu đạt được.29

2.1.2.2.Những khó khăn hạn chế.30

2.1.3. Ý nghĩa nghiên cứu thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam đối với việc

thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở thành phố Hồ Chí Minh.32

2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.33

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong 30

năm qua.33

2.2.1.1. Vài giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh.33

2.2.1.2. Về tình hình phát triển kinh tế xã hội.34

2.2.1.3. Những vấn đề kinh tế xã hội đặt ra giai đoạn 2006-2010.35

2.3. TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA TẠI THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH.38

2.3.1. Thực trạng quá trình thu hút, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn

ODA tại thành phố Hồ Chí Minh.38

2.3.1.1. Theo cơ cấu vốn.40

2.3.1.2. Theo lĩnh vực tài trợ.41

2.3.1.3. Theo nhà tài trợ.43

2.3.1.4. Tình hình giải ngân trong thời gian vừa qua.44

2.3.2. Nhận xét về vai trò củaODA đối với sự phát triển của nền kinh tế-xã

hội thành phố Hồ Chí Minh.44

2.3.3. Quy trình quản lý dự án ODA tại Phòng Quản lý Dự án ODA thuộc Sở

Kế hoạch và Đầu tư-thành phố Hồ Chí Minh.47

2.3.3.1. Giới thiệu về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh .47

2.3.3.2. Giới thiệu về Phòng Quản lý Dự án ODA.47

2.3.3.3. Quy trình quản lý dự án ODA.48

2.4. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC.50

2.5. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN.51

2.5.1. Những khó khăn chung.51

2.5.2. Trong công tác huy động.52

2.5.3. Trong công tác tiếp nhận.53

2.5.4. Trong công tác sử dụng.54

2.5.5. Trong công tác giải ngân.55

2.5.6. Trong công tác quản lý.59

2.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG II.59

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ

DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.61

3.1. NHẬN XÉT.61

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP.63

3.2.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận động, tiếp nhận, quản lý và

sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố Hồ Chí Minh .64

3.2.1.1. Đối với việc vận động nguồn vốn ODA .64

3.2.1.2. Đối với việc tiếp nhận ODA.66

3.2.1.3. Đối với quá trình sử dụng ODA.69

3.2.1.4. Đối với công tác quản lýcác chương trình,dự án ODA.70

3.2.2. Các biện pháp hỗ trợcho việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng

nguồn vốn ODA ở thành phố Hồ Chí Minh.75

3.2.2.1. Nâng cao nhận thức về bản chất và vai trò của ODA.75

3.2.2.2. Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và thực hiện ODA.76

3.2.2.3. Quy hoạch sử dụng vốn ODA cần được tăng cường.76

3.2.2.4. Quy trình và thủ tục vẫn còn là một vướng mắc quan trọng trong tiến

trình của các dự án.77

KẾT LUẬN.78

TÀI LIỆU THAM KHẢO.79

pdf87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7840 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý và Sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố Hồ Chí Minh-Thực trạng và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, hiện nay phần lớn các dự án ODA đều chậm tiến độ. Bên cạnh đó công tác quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam cũng còn có những mặt yếu kém và đứng trước những khó khăn, thách thức, nhất là ở các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi và đánh giá dự án. Qua phân tích đánh giá việc thu hút, cũng như quản lý và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua có thể thấy còn tồn tại những mặc hạn chế sau: - Nhận thức chưa đúng và đầy đủ về vai trò và bản chất của nguồn vốn ODA, một số cơ quan quản lý và tiếp nhận ODA, quan niệm ODA không hoàn lại là Chính phủ cấp không và vốn vay ODA sẽ do Chính phủ trả. Chính từ nhận thức sai lệch này đã dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn ODA kém hiệu quả và nhiều dự án không có khả năng trả được nợ. Cụ thể theo báo cáo của Bộ Tài Chính về việc kiểm tra về tình hình thực hiện và quản lý vốn ODA tại một số bộ ngành trung ương và các tỉnh, thành phố đã phát hiện 34 dự án gặp khó khăn trả nợ vốn vay, chủ yếu là các dự án công nghiệp chế biến; 31 - Hệ thống văn bản pháp quy thiếu tính đồng bộ, thiếu nhất quán hay thay đổi và thiếu chế tài nghiêm minh. Cụ thể, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng (như Nghị định 52/CP, Nghị định 07/CP và Nghị định 12/CP) và Quy chế đấu thầu (Nghị định 88/CP, Nghị định 06/CP, Nghị định 14/CP) đang bị nhiều tác động không ổn định, đặc biệt là sự ra đời của Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có nhiều điểm khác biệt đối với các văn bản pháp quy liên quan khác trong khi chưa có hướng dẫn thực hiện rõ ràng khiến cho các địa phương và Ban QLDA gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện lập dự toán, thẩm định dự án, lập thẩm định hổ sơ thiết kế, dự toán... gây chậm trễ thực hiện dự án; - Công tác chuẩn bị thực hiện dự án còn chậm, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: công tác đền bù tái định cư, giải phóng mặt bằng đối với các dự án có xây dựng cơ bản còn nhiều vướng mắc, công tác thẩm định và phê duyệt dự án đòi hỏi phải có phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ ở nhiều giai đoạn khác nhau gây ra sự chậm trễ và thiếu linh hoạt, công tác đấu thầu chậm trễ và việc tổ chức đầu thầu ở nhiều nơi chưa tốt dẫn đến phải trình duyệt nhiều lần. Bên cạnh đó, quy trình và thủ tục ODA của Việt Nam còn rườm rà và quy định của một số nhà tài trợ còn rất phức tạp; - Vốn đối ứng nhiều lúc còn chưa đảm bảo kịp thời cho tiến độ thực hiện các chương trình, dự án; - Năng lực và kinh nghiệm của các Ban QLDA tại Trung ương và Địa phương còn nhiều hạn chế, đặc biệt về đấu thầu và quản lý hợp đồng dẫn đến phải trình duyệt nhiều lần làm kéo dài thời gian xử lý, gây chậm trễ cho tiến độ thực hiện các chương trình, dự án; - Việc chuẩn bị dự án chưa thật kỹ dẫn đến những thay đổi trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh đó, chất lượng thiết kế dự án chưa cao hoặc thiết kế các dự án phức tạp, gồm nhiều cấu phần khác nhau trong một 32 ; - Hiệu quả của các dự án từ nguồn vốn ODA cũng như việc vận hành và khai thác nó sau khi đưa vào sử dụng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều dự án kém hiệu quả. Theo ông Klaus Rohland, Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam trong hội thảo “Nâng cao năng lực quản lý toàn diện ODA” nhận định “90% các dự án tại Việt Nam đang gặp phải tình trạng thiếu chỉ tiêu thực tế và chưa đáp ứng thoả đáng mục tiêu phát triển kinh tế ví như xây một khu dân cư rổi để đấy, 5 năm sau mới xây tiếp bệnh viện và trường học”. Việc sử dụng các nguồn vốn tài trợ ở Việt Nam trong nữa đầu năm 2005 là có hiệu quả nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta phải tập trung hơn nữa vào chất lượng đầu tư, bởi cho đến nay Việt Nam vẫn thiên về số lượng. Theo ông nếu không có chất lượng thì đầu tư chỉ là một sự lãng phí. 2.1.3. Ý nghĩa nghiên cứu thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở thành phố Hồ Chí Minh Từ các nghiên cứu các mục 2.1.1 và 2.1.2 chúng tôi kết luận sau đây về nghiên cứu thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam, các kết luận này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở thành phố Hồ Chí Minh: - Chưa có sự phân bổ hợp lý về nguồn vốn ODA cho những ngành, những công trình thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Đây là vấn đề chung của Việt Nam và cũng là vấn đề của Thành phố, do đó, Thành phố cần có chính sách và sự phân bộ hợp lý về nguồn vốn ODA trên địa bàn của mình; - Chưa thật sự chú trọng đến công tác đầu tư, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thuộc các bộ phận có liên quan đến việc xác định nhu cầu và đàm phán, ký kết những hiệp định với đối tác nước ngoài. Mặc dù Thành phố không thực 33 hiện việc đàm phán, ký kết nhưng Chính phủ ký kết các hiệp định về ODA đều dựa trên nhu cầu của từng vùng (trong đó có Thành phố). Vì vậy, Thành phố cần chú trọng đến công tác đầu tư, đào tạo cán bộ có liên quan đến việc xác định nhu cầu về các chương trình, dự án ODA cho các đơn vị có liên quan (Sở, Ban, Ngành của Thành phố); - Cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA còn tồn tại nhiều điểm chồng chéo, bất hợp lý làm lãng phí thời gian cũng như hiệu quả của nguồn vốn ODA. Chính vì thế, trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của mình, Thành phố cần có những kiến nghị kịp thời, chính xác để giúp Chính phủ có những cái nhìn đúng đắn trên cơ sở hài hòa thủ tục của Việt Nam và Nhà tài trợ, giảm thiểu được thời gian cho quá trình thu hút và tiếp nhận nguồn vốn ODA. Điều này sẽ giúp nguồn vốn ODA được thu hút tiếp nhận có hiệu quả. 2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm qua 2.2.1.1. Vài giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh a. Điều kiện tự nhiên: huộc vùng Đông Nam Bộ, diện tích 2.T 095,01 km2, có địa giới hành chính chung với các tỉnh Bình Dương ở phía Bắc, Tây Ninh ở phía Tây Bắc, phía Đông và Đông Bắc giáp Đồng Nai, phía Đông Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp biển đông với chiều dài bờ biển khoảng 15 km gồm 24 quận huyện. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,50C. Khí hậu Thành phố có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). 34 Nằm giữa hai con sông lớn là: sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, chịu ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai. Hệ thống kênh rạch của thành phố có hai hệ thống chính. Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là: rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi Tẻ như: rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hóa- Lò Gốm… b. Tài nguyên thiên nhiên: Tiềm năng đất đai trên địa bàn thành phố có nhiều hạn chế về diện tích và phẩm chất. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét, gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các nguyên liệu khác như than bùn… c. Kết cấu hạ tầng: Về hệ thống điện: Hệ thống điện thành phố Hồ Chí Minh được cung cấp từ nguồn điện phía nam qua 3 trạm hóc môn, Sài Gòn, Phú Lâm với tổng công suất là 918 MVA. Về hệ thống cấp thoát nước: Tính đến cuối năm 1999, tổng công suất cấp nước của thành phố là 842 000 m3/ng. ày đêm. Về hệ thống giao thông: Đường sắt khu vực thành phố và vùng phụ cận tính từ ga Trảng Bom về ga Sài Gòn dài 56 km. hiện nay chủ yếu còn lại tuyến đường sắt thống nhất nối từ Hà Nội đến thành phố. Thành phố có trục giao thông ngoại tỉnh rất thuận tiện trong việc giao lưu trực tiếp với các tỉnh vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và vùng phụ cận bao gồm hệ thống các đường quốc lộ và đường liên tỉnh lộ với tổng chiều dài toàn tuyến 218 km. 2.2.1.2. Về tình hình phát triển kinh tế xã hội Bảng 2-3: Giá trị tổng sản phẩm quốc dân theo giá cố định ĐVT: Tỷ đồng Chia ra Năm Tổng sản phẩm trong nước Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1990 17.993 908 5.921 11.164 35 1995 32.696 1.093 12.551 18.952 1996 37.380 1.121 14.788 21.471 1997 41.900 1.137 16.885 23.878 1998 45.683 1.100 19.096 25.487 1999 48.420 1.124 20.841 26.437 2000 52.754 1.154 23.313 28.287 2001 57.787 1.217 26.198 30.372 2002 63.670 1.266 29.212 33.912 2003 70.947 1.415 33.204 36.328 2004 79.171 1.415 37.406 40.350 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Trong vòng 30 năm kể từ sau ngày giải phóng đất nước, nền kinh tế-xã hội của thành phố Hồ Chí Minh có những bước tiến đáng kể, tỷ trọng GDP của từng giai đoạn đều tăng. Cụ thể: giai đoạn 1990-1995: +12,62%; giai đoạn 1996- 2000: +8,99%; giai đoạn 2001-2004: +11,07% và bình quân từ năm 1990-2004: +11,16%. Sở dĩ có sự tăng giảm không đều là do giai đoạn 1996-2000 có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á mà bắt nguồn tại Thái Lan (năm 1997) đã có ảnh hưởng rất nhiều đến không chỉ các nước trong khu vực, mà còn ảnh hưởng nền kinh tế của Việt Nam nói chung và của khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, sau giai đoạn này Thành phố đã có những bước cải tiến và vực dậy nền kinh tế của mình để tốc độ phát triển tăng trở lại, gia tăng mức đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 2.2.1.3. Những vấn đề kinh tế xã hội đặt ra giai đoạn 2006-2010 Mục tiêu tổng quan của giai đoạn này là “Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa; phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, động viên mọi nguồn lực, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; giữ vững ổn định chính trị-xã hội, nhằm xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn cho cả nước, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ, văn hóa của khu vực Đông Nam Á” (Trích Văn kiện Đại hội Đảng khóa VIII của Thành phố) a. Về kinh tế: 36 Dự kiến tốc tăng bình quân của GDP Thành phố từ 11,5-12%/năm. Tập trung phát triển mạnh các ngành thuộc lĩnh vực như: tài chính-tín dụng, ngân hàng-bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin-truyền thông; kinh doanh tài sản-bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa hoc-công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục-đào tạo. b. Về quản lý và phát triển đô thị; bảo vệ môi trường: Nâng cao chất lượng và hoàn thành quy hoạch chi tiết trên tất cả địa bàn đô thị hóa. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch chung, gắn với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết quy hoạch không gian đô thị với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng. Tập trung giải quyết giao thông đô thị, cấp nước và chống ngập, hiện đại dịch vụ viễn thông. Tăng cường quản lý bảo vệ môi trường. c. Về giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ: Hoàn thiện quy hoạch phát triển hệ thống các loại hình giáo dục-đào tạo; phát triển đồng bộ hệ phổ thông, giáo dục thường xuyên và dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa gắn chặt với chuẩn hóa. Tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản và bức xúc của xã hội để làm cơ sở cho việc xây dựng các chủ trương phát triển và quản lý xã hội, xây dựng con người; triển khai các chương trình trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí-tự động, vật liệu mới. Đổi mới thể chế và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho khoa học gắn kết chặt chẽ với sản xuất kinh doanh và đào tạo. d. Về văn hóa-xã hội: Tập trung xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, văn minh, nếp sống đô thị, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp. Đầu tư xây dựng tiết chế văn hóa ngoại thành, tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, đi đôi với đấu tranh ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai độc hại. 37 Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; quy hoạch để xây dựng các bệnh viện đa khoa ở các cửa ngõ Thành phố, các đô thị vệ tinh; nâng cấp và chuyên môn hóa, xã hội hóa các bệnh viện trung tâm. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế. Giải quyết việc làm đồng thời với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo. e. Một số chương trình kinh tế-xã hội đòn bẩy: Tiếp tục hoàn thiện các chương trình đã triển khai theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII đã đề ra gồm: (1) Chương trình công viên phần mềm Quang Trung và khu Công nghệ cao; (2) Chương trình phát triển nguồn nhân lực; (3) Chương trình củng cố và sắp xếp các DNNN; (4) Chương trình nước sạch cho sinh hoạt của người dân; (5) Chương trình xử lý rác; (6) Chương trình chống kẹt xe nội thị; (7) Chương trình chống ngập nước trong mùa mưa; (8) Chương trình giống cây giống con chất lượng cao; (9) Chương trình di dời và tái định cư 10 ngàn hộ kênh rạch; (10) Chương trình thực hiện mục tiêu 3 giảm: ma túy, mại dâm và tội phạm; (11) Công trình đại lộ Đông tây và đường hầm Thủ thiêm; và (12) Chương trình khu tưởng niệm các vua Hùng và công viên lịch sử. Đồng thời tập trung nguồn lực để thực hiện các chương trình, công trình đòn bẩy sau đây: (1) Chương trình cải cách hành chính; (2) Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (3) Chương trình nhà ở; (4) Công trình xây dựng khu công nghệ cao; và (5) Công trình xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm. 38 2.3. TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1. Thực trạng quá trình thu hút, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 1990 đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận nhiều dự án từ nguồn vốn ODA, phần lớn được sử dụng để đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố, các chương trình, dự án này đều ở quy mô nhỏ và hỗ trợ về kỹ thuật cho việc nghiên cứu, xác định dự án, quy hoạch tổng thể... Viện trợ nước ngoài đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc xác định các dự án, phân loại ưu tiên và định hướng kế hoạch các chương trình dự án có nhu cầu vốn ODA. Trong suốt thời gian từ 1991 đến 2005, thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và thực hiện khoảng hơn 70 chương trình, dự án với tổng số vốn là 3.976 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay là 3.131 triệu USD và nguồn vốn viện trợ là 159 triệu USD, vốn đối ứng của thành phố là 686,5 triệu USD. Trong giai đoạn 1991-1999, số dự án ODA thành phố tiếp nhận tuy nhiều (khoảng 40 dự án) nhưng quy mô vốn không lớn. Chủ yếu là dự án hỗ trợ kỹ thuật, phân bổ trên nhiều lĩnh vực: phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, cấp thoát nước, y tế, giáo dục và đào tạo, tăng cường năng lực,... Tổng số vốn các dự án ODA tiếp nhận giai đoạn này khoảng 197 triệu USD, trong đó chủ yếu là vốn viện trợ không hoàn lại là 135 triệu USD (#69%), vốn vay là 34,6 triệu USD (#18%) và vốn đối ứng là 27,42 triệu USD (#14%). Nếu so với tổng số vốn ODA mà các nhà tài trợ đã cam kết hỗ trợ cho Việt Nam trong giai đoạn này (khoảng 15,25tỷ USD), thì tổng số vốn ODA mà Thành phố tiếp nhận chỉ chiếm khoản 1,29%. Điều đáng chú ý là kể từ năm 2000 đến nay, công tác vận động và tiếp nhận các dự án ODA của thành phố đã có sự phát triển đáng kể. Thông qua các cuộc làm việc, tiếp xúc của UBND Thành phố, các sở ngành của Thành phố với 39 g 320,6 triệu USD (#11%). Như vậy, từ thực tế cho thấy một số dự án lớn mới chỉ được tài trợ trong vòng 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện hoạt động của các dự án, thông qua nhiều cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm cũng như tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực của các Ban QLDA Thành phố. Trong các hoạt động tích cực mà các dự án ODA mang lại phải kể đến mục tiêu dự án ngày càng đa dạng, cùng với tính chất phân quyền và chuyển giao công nghệ (hay kỹ thuật) từ phía dự án ODA. Bảng 2-4: Tình hình tiếp nhận và thực hiện ODA từ 1991 đến 2005 ĐVT: Triệu USD Chỉ tiêu Tổng số Vay Viện Trợ Đối ứng Năm 3.976,48 3.130,91 159,10 686,47 1991 9,24 - 8,24 1,00 1992 0,60 - 0,60 - 1993 82,39 - 66,39 16,00 1994 0,60 - 0,60 - 1995 14,07 - 14,07 - 1996 27,63 - 27,63 - 1997 1,61 - 1,61 - 1998 57,66 34,56 14,06 9,04 40 1999 3,29 - 1,91 1,38 2000 617,63 419,54 15,32 182,77 2001 522,48 438,76 - 83,72 2002 37,33 14,56 8,66 14,11 2003 120,00 80,00 - 40,00 2004 1.536,59 1.536,59 - - 2005 945,35 606,90 - 338,45 Nguồn: Bảng được tổng hợp dựa trên số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư (Số liệu chi tiết xin xem phụ lục 2) 2.3.1.1. Theo cơ cấu vốn Trong giai đoạn 1991 nay tổng số vốn đầu tư các dự án ODA trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 3.976 triệu USD trong đó vốn vay ưu đãi là3.131 triệu USD (#80,1%), viện trợ không hoàn lại là 159,1 triệu USD (#2,91%) và vốn đối ứng của thành phố là 686,5 triệu USD (#16,98%). Biểu đồ 2-3: Cơ cấu nguồn vốn ODA vay- viện trợ các chương trình dự án Thành phố tiếp nhận từ 1990 đến 2005 Viện trợ 3,5% Vay 96,5% Nguồn: Đồ thị dựa trên số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua đánh giá về cơ cấu nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy,mức viện trợ không hoàn lại ở Việt Nam tương đối thấp chỉ từ 14-18% trong tổng số ODA, mức bình quân thế giới là 25%, trường hợp đặc biệt như Malaysia tỷ lệ này đạt 30%. Theo đánh giá của nhà tài trợ, ngoài nguyên nhân khách quan là do xu hướng chung của thế giới thì nguyên nhân chủ yếu là việc 41 chủ động đưa ra các chương trình, dự án để được hỗ trợ không hoàn lại của phía Thành phố thiếu sức thuyết phục, thậm chí còn không đưa ra được nội dung để được nhận viện trợ không hoàn lại. Cụ thể: chưa thể hiện được các lợi ích kinh tế- xã hội mà dự án mang lại, đặc biệt là chưa lượng hóa hết các lợi ích mà một dự án ODA mang lại nhất là các dự án mang tính xã hội thành các chỉ tiêu kinh tế cụ thể nhằm thuyết phục các nhà tài trợ viện trợ không hoàn lại. Nguồn vốn ODA mà thành phố tiếp nhận chủ yếu là các nguồn vốn vay chiếm 96,5% trong tổng vốn ODA. Điều này đòi hỏi việc quản lý, sử dụng cũng như đưa các dự án ODA vào vận hành khai thác phải thật sự hiệu quả, nếu không nó sẽ tạo gánh nặng trả nợ vay sau này khi đến hạn trả nợ vay cho các dự án này. 2.3.1.2. Theo lĩnh vực tài trợ Cũng trong giai đoạn này, thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA chủ yếu tập trung vào phát triển hạ tầng và môi trường. Điều này được thể hiện với 2.119,89 triệu USD sử dụng cho hạ tầng và 1.714,96 triệu USD cho môi trường. Sở dĩ thành phồ Hồ Chí Minh tập trung vào phát triển hạ tầng và môi trường vì thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật chính là động lực để phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo những vấn đề về môi trường, ngoài ra do ý thức của người dân chưa được nâng cao đã dẫn đến ô nhiễm rất nhiều như khu vực kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, các bãi rác hầu như tồn tại giữa các khu đô thị của thành phố. Tình trạng nghèo nàn của cơ sở hạ tầng công cộng là trở ngại chính đối với việc thu hút đầu tư, phát triển thương mại và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố cũng như cả nước. Nguồn vốn ODA với lợi thế về số lượng vốn lớn và đa dạng, lãi suất thấp, thời gian vay nợ dài… nên Chính quyền Thành phố tập trung cho phát triển đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội cơ bản 42 Biểu đồ 2-4: Tình hình tiếp nhận và thực hiện ODA theo lĩnh vực 2.119,89 1.714,96 46,29 24,77 50,14 20,43 - 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00 H¹ tÇng M«i tr−êng Y tÕ Gi¸o dơc Qu¶n lý N«ng nghiƯp LÜnh vùc §VT: TriƯu USD N guồn: Đồ thị dựa trên số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư (Số liệu chi tiết xin xem phụ lục 2) Với định hướng sử dụng nguồn vốn ODA theo đúng quy hoạch chung của Thành phố sẽ giúp Thành phố cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của người dân Thành phố. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến vấn đề về quản lý và có mức đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực này vì hiện tại việc thu hút, thực hiện và quản lý nguồn vốn ODA phần lớn vướng mắc là ở cách quản lý thông qua việc nâng cao năng lực cán bộ quản lý, chính sách luật và các hệ thống văn bản dưới luật phải đồng bộ, đảm bảo nguồn vốn ODA được sử dụng mang lại hiệu quả thiết thực của nó. 43 2.3.1.3. Theo nhà tài trợ Nhìn chung, các dự án ODA được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh đều là những dự án mang tính thiết thực và mang lại nhiều lợi ích cho thành phố. Trong đó, dự án về vệ sinh, hệ thống cấp nước thành phố được thực hiện nhiều nhất, các quốc gia tài trợ chính cho những dự án này chủ yếu là Anh, Pháp, Ý, ADB, WB... Riêng những dự án về bảo vệ môi trường có Hà Lan và các tổ chức quốc tế như: ADB, UNDP, WB, Nhật bản. Đối với những dự án về giáo dục, y tế thì Anh, Pháp, Hàn Quốc, Đức là những Nhà tài trợ chủ yếu cung cấp nguồn vốn ODA nhiều nhất cho thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 2-5: Các nhà tài trợ ODA cho thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1991 đến 2005 ĐVT: Triệu USD Stt Nhà tài trợ Tổng số Vay Viện trợ Đối ứng 1 Nhật 2.441,53 1.909,39 65,66 466,48 2 Đức & ADB 510,00 474,00 - 36,00 3 WB 472,24 362,77 9,81 99,66 4 ADB 384,84 337,90 4,69 42,25 5 Pháp 36,40 21,35 12,55 2,51 6 EU 30,00 20,00 - 10,00 7 Bỉ 27,43 1,39 13,46 12,58 8 Italy 26,20 - 26,20 - 9 Hà Lan 24,41 1,54 12,87 10,00 10 UNDP 8,21 - 5,14 3,07 11 Anh 6,35 - 5,29 1,06 12 Đan Mạch 5,43 2,57 - 2,86 13 Hàn Quốc 0,91 - 0,91 - 14 Thụy Điển 0,60 - 0,60 - 15 Thái Lan 0,50 - 0,50 - 16 Đài Loan 0,45 - 0,45 - 17 Na Uy 0,40 - 0,40 - 18 Canada 0,36 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44868.pdf
Tài liệu liên quan