Luận văn Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

Thực hiện nội dung đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên là một

trong những nhiệm vụquan trọng của hiệu trưởng trong giai đoạn đổi mới giáo dục

hiện nay. Qua báo cáo tổng kết năm học 2006 – 2007 của Phòng Giáo dục & Đào

tạo và các trường tiểu học; quan sát trường lớp; các phiếu khảo sát và trao đổi, trò

chuyện với hiệu trưởng của 12 trường tiểu học ởhuyện Phú Tân cho thấy hầu hết

các trường đều có kếhoạch năm học, có tiêu chí, tiêu chuẩn xếp loại thi đua ởcác

tổ, khối một cách rõ ràng theo sựchỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo, gồm các

nội dung vềcông tác thanh kiểm tra và đánh giá toàn diện đơn vịtrong đó bao gồm

: về đội ngũcán bộnhà giáo và nhân viên; vềcơsởvật chất kỹthuật; việc thực hiện

kếhoạchgiáo dục; công tác quản lí của hiệu trưởng. Trong quá trình thanh kiểm tra

đơn vịchú ý đến việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.

pdf154 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tiểu học nhằm giúp giáo viên biết được kết quả giảng dạy của mình một cách khách quan, trung thực để có động lực phấn đấu tốt hơn nữa. Để tìm hiểu thực trạng về quy trình xếp loại các giờ thao giảng của giáo viên tiểu học ở huyện Phú Tân, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ sổ sách giáo viên, các báo cáo tổng kết năm học của Phòng Giáo dục & Đào tạo, các trường tiểu học; quan sát trường lớp và trò chuyên với giáo viên, cán bộ quản lí 12 trường tiểu học ở huyện Phú Tân cho thấy quy trình xếp loại các giờ thao giảng diễn ra tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Tân đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, chủ động và khoa học hơn. Bắt đầu từ năm 2004 – 2005 trở đi, để tránh hiện tượng giáo viên tự do chọn bài, chọn ngày thao giảng, vì việc này đã làm cho Ban giám hiệu và tổ trưởng tổ chuyên môn rất khó khăn và thụ động trong việc bố trí giáo viên dự giờ. Có ngày thì thao giảng 4 – 5 tiết, nhưng có ngày lại không có giờ thao giảng nào, có giờ thì rất đông giáo viên dự giờ, nhưng có giờ thì chỉ 1 – 2 giáo viên tham gia dự giờ và đánh giá xếp loại giờ dạy . . . Vì vậy, lãnh đạo các nhà trường đã triển khai kế hoạch thao giảng cho các tổ trưởng tổ chuyên môn, lập danh sách các giáo viên đã bốc thăm các giờ thao giảng sắp xếp theo từng ngày, từng tuần, theo môn để Ban giám hiệu và tổ trưởng tổ chuyên môn theo dõi cũng như bố trí kế hoạch dự giờ. Khi dự giờ thao giảng xong thì tiến hành đánh giá giờ dạy và rút kinh nghiệm ngay, trừ trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn, những bộ môn năng khiếu, thì tổ chức dưới dạng chuyên đề để giáo viên học tập và rút kinh nghiệm, không cần xếp loại giờ dạy. Hoặc giờ thao giảng vào tiết cuối cùng trong ngày, không còn thời gian nhận xét, đánh giá giờ dạy thì để sáng ngày hôm sau. Vì thế kết quả thao giảng ở các trường tiểu học đạt kết quả rất cao, được thể hiện qua bảng 2.13 sau: Bảng 2.13: Kết quả thao giảng tại các trường tiểu học (thành phần đánh giá bao gồm BGH, tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên dự giờ) Kết quả thao giảng STT Tên trường Tổng số giờ thao giảng trong một năm học Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 1 Tân Hưng Tây B 17 14 3 0 0 2 Việt Khái 2 17 14 2 1 0 3 Phú Tân 20 18 2 0 0 4 Việt Thắng 2 15 12 3 3 3 5 Cái Đôi Vàm 2 20 18 2 0 0 6 Phú Mỹ 2 16 14 1 1 0 7 Việt Khái 1 24 20 4 0 0 8 Cái Đôi Vàm 3 13 11 2 0 0 9 Tân Nghiệp A 27 22 5 0 0 10 Việt Thắng 1 18 15 3 0 0 11 Cái Đôi Vàm 1 20 19 1 0 0 12 Phú Hiệp 20 17 2 1 0 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2006 – 2007 của 12 trường tiểu học. Qua báo cáo số liệu của 12 trường tiểu học trên địa bàn huyện cho thấy kết quả các giờ thao giảng được xếp loại khá giỏi rất cao. Cụ thể là 9/12 trường có các giờ thao giảng xếp loại khá và giỏi đạt tỷ lệ 100%. Chỉ có 3 trường, đó là trường TH Việt Khái 2, trường TH Phú Mỹ 2 và trường TH Phú Hiệp có giờ xếp loại đạt yêu cầu. Qua khảo sát thực tế cho thấy không có trường nào có giờ thao giảng xếp loại không đạt yêu cầu. Các trường hợp giờ dạy đạt yêu cầu hầu hết rơi vào các trường hợp giáo viên chưa vào biên chế và giáo viên mới ra trường còn ít kinh nghiệm giảng dạy. Không có trường hợp nào là giáo viên từ 3 năm công tác trở lên, có giờ dạy thao giảng đạt yêu cầu. Đặc biệt là những thầy cô đã có tuổi đời từ 35 trở lên đều có giờ thao giảng ít nhất là xếp loại khá, còn lại phần nhiều là các giờ xếp loại giỏi. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này là công việc rất khó khăn cho các nhà quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy. Vì sao kết quả giảng dạy tốt như vậy mà tình hình thực tế lại có nhiều bất cập nảy sinh trong giáo dục, mà dư luận xã hội hiện nay hết sức quan tâm và lo lắng, chất lượng học tập của con em họ lại chẳng cải thiện được là bao nhiêu? * Đánh giá ngoài thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp trên (từ Phòng Giáo dục & Đào tạo trở lên) ▪ Thanh tra, kiểm tra có báo trước Qua trao đổi với chuyên viên chuyên trách công tác thanh tra của Phòng Giáo dục & Đào tạo cho biết : đoàn thanh tra của Phòng Giáo dục & Đào tạo do ông phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo làm trưởng đoàn, cùng với một số cán bộ, chuyên viên của Phòng. Ngoài ra, Phòng Giáo dục & Đào tạo còn mời một số cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm, trình độ, năng lực, ý thức về công việc được giao tham gia làm thành viên của đoàn. Đoàn thanh tra có trách nhiệm khảo sát toàn diện các mặt giáo dục của nhà trường để nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học và báo cáo với cấp trên. Với nội dung thanh tra, kiểm tra về : đội ngũ cán bộ, nhà giáo và nhân viên; cơ sở vật chất kỹ thuật; thực hiện kế hoạch giáo dục; công tác quản lý của hiệu trưởng [42, tr. 1-2]. Riêng thanh tra về việc đội ngũ giáo viên thì tiến hành ở các bộ môn theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Mỗi giáo viên được thanh tra sẽ tiến hành giảng dạy 3 tiết cho đoàn dự (1 tiết toán, 1 tiết tiếng việt và 1 tiết tự chọn trong các môn học còn lại). Đồng thời được đánh giá, xếp loại về chuyên môn - nghiệp vụ dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể như sau: Loại tốt: Kết quả 3 tiết dạy được khảo sát tối thiểu phải có 2 tiết đạt loại tốt và 1 tiết đạt loại khá. Loại khá: Kết quả 3 tiết dạy được khảo sát tối thiểu phải có 2 tiết đạt loại khá trở lên là 1 tiết đạt yêu cầu. Loại đạt yêu cầu: Kết quả 3 tiết dạy được khảo sát tối thiểu phải có 2 tiết dạy đạt yêu cầu trở lên. Loại chưa đạt yêu cầu: không được xếp vào các loại từ đạt yêu cầu trở lên [7, tr. 4 - 5] Phòng Giáo dục & Đào tạo lên kế hoạch kiểm tra đối với các trường tiểu học trong địa bàn huyện, sau đó gửi danh sách kiểm tra đến các trường để các trường nắm bắt được lịch kiểm tra của Phòng Giáo dục & Đào tạo mà có kế hoạch chuẩn bị trước. Ưu điểm của hình thức này là hoạt động của đoàn kiểm tra xây dựng và thực hiện theo đúng kế hoạch của các cấp. Hạn chế của hình thức kiểm tra này là nhà trường đã biết trước kế hoạch kiểm tra nên đã có sự chuẩn bị trước nên việc kiểm tra, đánh giá chưa phản ánh đúng và khách quan hoạt động sư phạm của nhà trường. Để có cơ sở nhận định thiên về hoạt động thao giảng, dự giờ ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Tân về hình thức kiểm tra này, chúng tôi đã nghiên cứu các kết quả thanh tra chuyên đề của Sở, Phòng Giáo dục & Đào tạo và hồ sơ của nhà trường như sau :  Kết quả thanh tra của phòng Giáo dục & Đào tạo (có báo trước): Năm học 2006 – 2007, Phòng Giáo dục & Đào tạo đã tổ chức thanh tra 12 trường tiểu học về chuyên đề dự giờ. Kết quả thanh tra được thể hiện qua bảng 2.14 sau : Bảng 2.14: Kết quả thanh tra, kiểm tra của Phòng Giáo dục & Đào tạo (thanh tra, kiểm tra có báo trước) Kết quả dự giờ STT Tên trường Tổng số giờ dự Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 1 Tân Hưng Tây B 7 5 1 1 0 2 Việt Khái 2 8 5 2 1 0 3 Phú Tân 10 9 1 0 0 4 Việt Thắng 2 6 4 1 1 0 5 Cái Đôi Vàm 2 9 7 2 0 0 6 Phú Mỹ 2 7 4 2 1 0 7 Việt Khái 1 12 8 2 2 0 8 Cái Đôi Vàm 3 6 3 2 1 0 9 Tân Nghiệp A 14 8 4 2 0 10 Việt Thắng 1 9 5 3 1 0 11 Cái Đôi Vàm 1 16 15 1 0 0 12 Phú Hiệp 9 4 4 1 0 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm hoc 2006 – 2007 của phòng Giáo dục & Đào tạo Phú Tân. Qua bảng kết quả trên cho thấy kết quả thanh tra chất lượng giờ dạy của đội ngũ giáo viên vẫn đạt khá cao. Có 90.3% các giờ dự đạt giờ khá và tốt, số giờ xếp loại đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 9.7%. Kể cả những trường xếp loại trung bình của huyện như: Phú Hiệp, Việt Thắng 2, Cái Đôi Vàm 3, Phú Mỹ 2, các trường này tuy thiếu giáo viên: Âm nhạc, Mỹ thuật và Thể dục song cũng đạt kết quả khá cao. ▪ Thanh tra, kiểm tra không báo trước (đột xuất) Hình thức này do ông phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo phụ trách chuyên môn lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra mà không cần báo trước cho các nhà trường. Số cán bộ, giáo viên đi làm nhiệm vụ thanh tra này chỉ biết có công văn triệu tập đi làm nhiệm vụ. Trước khi đi những cán bộ này không biết đi với ai ? Thanh tra ở trường nào? . . . Đồng chí Trưởng đoàn thanh tra chỉ thông báo trước cho những trường được thanh tra khoảng 30 phút khi đoàn đến. Về hình thức này có được ưu điểm đảm bảo được tính khách quan, trung thực trong đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, tạo cho cán bộ quản lý và giáo viên có thói quen chuẩn bị tốt các điều kiện lên lớp một cách thường xuyên, liên tục trong một năm học. Tuy nhiên hình thức này cũng có những nhược điểm nhất định : tạo bầu không khí căng thẳng cho giáo viên và học sinh, làm cho giáo viên mất tự tin trong quá trình thanh tra.  Kết quả thanh tra, kiểm tra của Phòng Giáo dục & Đào tạo ( không báo trước) trong năm học 2006 – 2007 đối với 12 trường tiểu học về dự giờ kết quả thanh tra, kiểm tra được thể hiện qua bảng 2.15 sau : Bảng 2.15: Kết quả thanh tra, kiểm tra của Phòng Giáo dục & Đào tạo (thanh tra không báo trước) Kết quả dự giờ STT Tên trường Tổng số giờ dự Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 1 Tân Hưng Tây B 6 3 2 1 0 2 Việt Khái 2 7 3 3 1 0 3 Phú Tân 8 5 2 1 0 4 Việt Thắng 2 5 2 2 1 0 5 Cái Đôi Vàm 2 7 4 2 1 0 6 Phú Mỹ 2 6 2 2 2 0 7 Việt Khái 1 9 4 3 2 0 8 Cái Đôi Vàm 3 5 2 2 1 0 9 Tân Nghiệp A 11 6 2 3 0 10 Việt Thắng 1 7 4 2 1 0 11 Cái Đôi Vàm 1 12 8 3 1 0 12 Phú Hiệp 8 5 2 1 0 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm hoc 2006 – 2007 của phòng Giáo dục & Đào tạo Phú Tân. Như vậy, nhìn vào kết quả thanh tra, kiểm tra đột xuất của Phòng Giáo dục & Đào tạo về chất lượng giờ dạy của giáo viên cho thấy có sự chênh lệch về số các giờ dạy xếp loại tốt với thanh tra, kiểm tra có báo trước. Tỷ lệ các giờ xếp loại tốt chỉ chiếm tỷ lệ 48.5% (Thanh tra báo trước tỷ lệ 68.1%), còn lại là các giờ khá và đạt yêu cầu tương đối cao chiếm tỷ lệ 51.5%. Đặc biệt, các giờ đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ đến 12.6%, thậm chí có trường TH Tân Nghiệp A dự 11 giờ thì có đến 3 giờ xếp loại đạt yêu cầu. Qua trao đổi với một số cán bộ, giáo viên trong đoàn thanh tra của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Tân thì họ còn cho biết thêm : trong các giờ xếp loại đạt yêu cầu ấy thì có giờ chưa đạt yêu cầu, vì giáo viên dạy kiến thức cơ bản chưa đúng, không có trọng tâm bài dạy, có nhiều câu hỏi nêu vấn đề có tính vụn vặt, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, không hướng vào người học, chưa sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học. Đặc biệt, có trường hợp giáo viên lên lớp không có giáo án, không chuẩn bị đồ dùng dạy học, trong khi nhà trường có đầy đủ thiết bị phục vụ cho dạy học ... Song, vì lý do “tế nhị” nên xếp giờ dạy đạt yêu cầu để giáo viên có cơ hội tiếp tục sửa chữa và phấn đấu. Bởi nếu theo quy định của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Tân, giáo viên nào có giờ dạy xếp loại không đạt yêu cầu thì phải đi bồi dưỡng lại trong hè do Phòng Giáo dục & Đào tạo tổ chức. Thực tế qua trao đổi với chuyên viên chuyên trách thanh tra phòng Giáo dục & Đào tạo thì được biết thêm: kết quả của đoàn thanh tra của Sở Giáo dục & Đào tạo Cà Mau, số giờ dự xếp loại tốt lại càng chênh lệch nhiều hơn đối với trường TH Tân Nghiệp A năm học 2006 – 2007 như sau : Tổng số giáo viên được thanh tra là 3, số giờ được dự là 9 giờ gồm các bộ môn: Toán, Tiếng việt, Khoa học, Lịch sử. Kết quả chỉ có 1 giờ dạy xếp loại tốt, 5 giờ xếp loại khá và 3 giờ xếp loại đạt yêu cầu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến kết quả khác nhau giữa các khâu đánh giá trong (tự đánh giá) và đánh giá ngoài, do cơ quan cấp trên kiểm tra đánh giá. Để đã tìm hiểu thực trạng về công tác quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học của Phòng Giáo dục & Đào tạo Phú Tân và báo cáo của các trường tiểu học; quan sát trường lớp và trò chuyện với một số cán bộ quản lí, cán bộ chuyên viên phòng giáo dục, cán bộ quản lí và giáo viên các trường tiểu học; sử dụng phiếu hỏi ý kiến dành cho 57 hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn, 8 cán bộ - chuyên viên của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Tân và 236 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy ở 12 trường tiểu học được khảo sát. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.16 sau: Bảng 2.16: Những nguyên nhân tồn tại, yếu kém trong công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học. STT Các nguyên nhân tồn tại, yếu kém Nhóm đánh giá Tỷ lệ % đồng ý Xếp bậc Phòng GD&ĐT 100 CBQL 75.4 Giáo viên 75.4 1 Điều kiện thực thi nhiệm vụ chưa đáp ứng được yêu cầu TB cả 3 nhóm 83.6 1 Phòng GD&ĐT 87.5 CBQL 52.6 Giáo viên 76.3 2 Bản thân chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá một cách thường xuyên, liên tục TB cả 3 nhóm 72.1 3 Phòng GD&ĐT 87.5 CBQL 42.1 Giáo viên 44.5 3 Đánh giá có liên quan đến tình cảm đồng nghiệp TB cả 3 nhóm 58 5 Phòng GD&ĐT 62.5 CBQL 71.9 Giáo viên 79.7 4 Đánh giá còn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục TB cả 3 nhóm 71.4 4 Phòng GD&ĐT 75 CBQL 75.4 Giáo viên 81.8 5 Do hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm TB cả 3 nhóm 77.4 2 Phòng GD&ĐT 75 CBQL 35.1 Giáo viên 48.7 6 Thời gian và công việc quản lý vất vả, làm hạn chế việc tự học tập và cập nhật thông tin mới về giáo dục TB cả 3 nhóm 52.9 6 Phòng GD&ĐT 50 CBQL 49.1 Giáo viên 57.6 7 Bộ máy quản lý chưa tương xứng với nhiệm vụ trong tình hình mới TB cả 3 nhóm 52.2 7 Qua bảng kết quả trên cho thấy: Nguyên nhân thứ nhất chiếm tỷ lệ 83.6% (xếp bậc 1). Nguyên nhân thứ hai chiếm tỷ lệ 77.4% (xếp bậc 3). Nguyên nhân thứ ba chiếm tỷ lệ 72.1% (xếp bậc 5). Nguyên nhân thứ tư chiếm tỷ lệ 71.4% (xếp bậc 4). Nguyên nhân thứ năm chiếm tỷ lệ 58% (xếp bậc 2). Nguyên nhân thứ sáu chiếm tỷ lệ 52.9% (xếp bậc 6). Nguyên nhân thứ bảy chiếm tỷ lệ 52.2% (xếp bậc 7). Số liệu ở bảng 2.16 cho thấy 7 nguyên nhân cơ bản trên làm hạn chế khả năng và kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên tiểu học. Trong đó có những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Theo đánh giá chung thì các nguyên nhân khách quan chiếm tỷ lệ cao hơn những nguyên nhân chủ quan. Điều kiện thực thi nhiệm vụ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu là nguyên nhân cơ bản (83.6% ý kiến). Điều kiện đó là gì? Có 2 điều kiện cơ bản, đó là cơ sở vật chất – trang thiết bị phục vụ giảng dạy và đội ngũ (bao gồm đội ngũ CBQL và đội ngũ giáo viên). Hiện nay ở rất nhiều trường trên địa bàn huyện Phú Tân chưa đáp ứng được yêu cầu này. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu các phòng chức năng và phòng bộ môn, điều đó đã làm cản trở việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo chương trình mới hiện nay. Nhiều trường còn thiếu giáo viên ở các bộ môn Nhạc, Mỹ thuật và Thể dục. Cho nên phải chọn những giáo viên nhiệt tình, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt để dạy kiêm những môn này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Tỷ lệ giáo viên hợp đồng (chưa vào biên chế) ở một số trường còn cao, chiếm từ 20% đến 25% trong số giáo viên trực tiếp giảng dạy. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải cho việc có tới 75.4% ý kiến của hiệu trưởng và tổ trưởng tổ chuyên môn cho rằng đội ngũ giáo viên còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn làm hạn chế chất lượng giảng dạy của nhà trường. Nguyên nhân thứ ba, là do công tác bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá chất lượng giảng dạy cho đội ngũ CBQL các cấp và giáo viên chưa được quan tâm thực hiện nghiêm túc. Theo chúng tôi đánh giá chất lượng giảng dạy có liên quan đến đời sống tình cảm của đồng nghiệp. Vì vậy, ngoài việc thực hiện đúng quy chế chuyên môn do ngành quy định, chúng ta cần chú ý đến tâm lý, xúc cảm của đồng nghiệp, nếu người tham gia đánh giá thiếu kiến thức chuyên môn, tư tưởng đạo đức nghề nghiệp kém, sẽ là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực. Vì đánh giá con người là công việc rất phức tạp và khó khăn, phải nhìn nhận con người sau mỗi ngày mỗi khác (quan điểm động). Việc đánh giá phải đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, để mọi người biết, phải biến việc đánh giá bên ngoài trở thành nhu cầu tự đánh giá của giáo viên. Đánh giá nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên là chính chứ không phải để soi mói, bới móc khuyết điểm của đối tượng được đánh giá, làm cho đối tượng bị xúc phạm, mặc cảm, xấu hổ với bản thân, đồng nghiệp . . . Qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Tân và các trường tiểu học; quan sát trường lớp và trò chuyện với cán bộ quản lí, chuyên viên Phòng Giáo dục & Đào tạo, cán bộ quản lí và giáo viên các trường tiểu học, thực tế hiện nay còn cho thấy các nguyên nhân tồn tại và yếu kém về công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên là do một số hiệu trưởng và các tổ trưởng tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Tân rất ít được đào tạo về kiến thức khoa học quản lý. Thường thì chỉ có một số hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được cử đi học qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngắn hạn ở trường Cao đẳng sư phạm và họ chỉ được tập huấn một lần duy nhất trong thời gian được làm quản lý giáo dục (chiếm tỷ lệ 63%). Bản thân tuổi đời của các hiệu trưởng cũng cho thấy đa số có tuổi đời bình quân là 40 tuổi. Họ chỉ mới đáp ứng được về mặt chuyên môn, song về mặt quản lý họ chưa thật sự có kinh nghiệm thực tiễn cũng như nghiệp vụ quản lý. Vì thực tế hầu hết các cán bộ quản lí trường tiểu học xuất phát từ giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn trong ngành nhưng chưa được đào tạo bồi dưỡng trực tiếp từ các lớp quản lí giáo dục . Từ đó chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục một cách toàn diện như hiện nay. Một số trường còn có hiện tượng buông lỏng quản lý, chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục chiếm tỷ lệ 28.6% là tương đối cao. Vì thế, giáo viên không chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện lên lớp, hiện tượng “dạy chay” còn khá phổ biến. Theo ý kiến của lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục & Đào tạo thì có đến 25% giáo án chuẩn bị còn sơ sài, chưa quan tâm đến nhu cầu và tâm sinh lý của học sinh. Cho nên khi có đoàn thanh tra cấp trên về họ rất lo lắng và sợ bị cấp trên dự giờ, dẫn đến tình trạng thiếu tự tin vào chất lượng giảng dạy của mình, làm cho tiết dạy trở nên khô khan và thiếu sáng tạo. Điều này trả lời cho câu hỏi vì sao tỷ lệ các giờ dạy khá và tốt khi có đoàn thanh tra cấp trên đánh giá lại thấp hơn các giờ dạy bình thường tại trường (tự đánh giá). Một nguyên nhân nữa không thể bỏ qua đó chính là bộ máy quản lý chưa tương xứng với nhiệm vụ trong tình hình mới chiếm tỷ lệ 52.2%. Một số trường khuyết hẳn phó hiệu trưởng theo quy định hạng trường. Điều đó, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều hành quản lý nói chung và công tác quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên nói riêng. Nguyên nhân là chưa có nguồn để bổ nhiệm làm cán bộ quản lý, vì thế khi sắp kết thúc năm học mà cán bộ quản lý và giáo viên chưa dự đủ số tiết theo quy định. Cho nên họ có thể chép hồ sơ dự giờ lẫn nhau để đối phó với cấp trên. Mặt khác nhiều hiệu trưởng dự giờ của đồng nghiệp chỉ cần cho đủ số tiết theo quy định, mà bỏ qua khâu đánh giá xếp loại giờ dạy. Do đó giáo viên không biết được những ưu điểm, khuyết điểm của tiết dạy để có thể kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh và với tình hình mới hiện nay. 2.3.3. Thực trạng về kết quả thực hiện tiêu chuẩn chất lượng ở các trường tiểu học huyện Phú Tân Trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, công tác giảng dạy của giáo viên tiểu học trọng tâm là thực hiện tốt việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học ở tiểu học. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ ra : tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam [51, tr. 95] Để tìm hiểu thực trạng về kết quả thực hiện tiêu chuẩn chất lượng ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện và của các trường tiểu học; quan sát trường lớp và trò chuyện với giáo viên, cán bộ quản lí của 12 trường tiểu học đều đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên phải gắn liền với chất lượng học của học sinh. Không có tình trạng chất lượng các giờ dạy là tốt mà chất lượng học tập của học sinh lại thấp. Bởi vì kết quả học tập của học sinh là sản phẩm của giáo dục & đào tạo, là thước đo chất lượng giảng dạy của giáo viên. Chất lượng học tập của học sinh là vấn đề được rất nhiều tầng lớp trong xã hội quan tâm. Làm thế nào để chất lượng giáo dục của nước ta ngày càng phát triển, theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhà trường là đơn vị trực tiếp đào tạo phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nói tóm lại, đối với nhà trường và giáo viên, chu trình: dạy học rồi kiểm tra, đánh giá nhằm kiểm soát việc dạy học. Sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến dạy học là cơ chế đảm bảo cho việc phát triển chất lượng dạy học. Đối với học sinh thông tin đánh giá nhận được (điểm số và đặc biệt là nhận xét) từ giáo viên và tự đánh giá của bản thân giúp người học kiểm soát, điều chỉnh việc học của mình. Thực trạng việc quản lí công tác giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Tân cho thấy các trường đều chủ động xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dựa trên những quy định chung của ngành giáo dục, bám sát chỉ tiêu chất lượng do Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện hướng dẫn. * Tiêu chuẩn chất lượng được quy định như sau: . Xếp loại A: Đối với giáo viên dạy các môn học đánh giá bằng điểm số gồm: Toán, Tiếng việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Tiếng nước ngoài, Tin học và các nội dung tự chọn kết quả học tập của học sinh phải đạt tỷ lệ như sau: loại giỏi: 10%; loại khá: 38%; loại trung bình: 47%; loại yếu: 5%. Đối với giáo viên dạy các môn còn lại: ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Thể dục, tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật; ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật. Kết quả học tập của học sinh phải đạt tỷ lệ như sau: loại hoàn thành tốt (A+): 35%; loại hoàn thành (A): 60%; loại chưa hoàn thành (B): 5%. Ngoài ra nếu giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ được cộng thêm 1 điểm, có học sinh giỏi cấp tỉnh được cộng 2 điểm (chỉ cộng mức điểm cao nhất).  Xếp loại B: Chất lượng các môn sau khi tổng kết học kỳ I, học kỳ II và cả năm thấp hơn quy định từ 2% đến 3%.  Xếp loại C: Chất lượng các môn tổng kết có tỷ lệ học sinh yếu vượt quá quy định, trên 10%. Thực trạng việc quản lí chất lượng học tập của học sinh ở 12 trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Tân được thể hiện qua bảng 2.17 sau: Bảng 2.17: Kết quả học lực năm học 2006 – 2007 Kết quả học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu STT Tên trường Tổng số học sinh SL % SL % SL % SL % 1 Tân Hưng Tây B 395 32 8.1 161 40.75 182 46.08 20 5.06 2 Việt Khái 2 471 78 16.56 154 32.7 212 45.01 27 5.73 3 Phú Tân 603 181 30.02 235 38.97 163 27.03 24 3.8 4 Việt Thắng 2 340 31 9.12 143 42.05 146 42.94 20 5.88 5 Cái Đôi Vàm 2 431 122 28.31 149 34.57 127 29.47 33 7.65 6 Phú Mỹ 2 440 36 8.18 171 38.86 221 50.23 12 2.73 7 Việt Khái 1 594 79 13.3 155 26.09 331 55.72 29 4.91 8 Cái Đôi Vàm 3 254 43 16.93 86 33.86 116 45.67 9 3.54 9 Tân Nghiệp A 557 75 13.46 158 28.37 305 54.76 19 3.41 10 VIệt Thắng 1 424 59 13.92 184 43.39 161 37.97 20 4.71 11 Cái Đôi Vàm 1 824 149 18.08 358 43.44 277 33.62 40 4.85 12 Phú Hiệp 539 134 24.86 214 39.07 159 29.5 32 5.93 Cộng 5872 1019 17.35 2168 36.75 2400 41.50 285 499 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2006 – 2007 của Phòng Giáo dục & Đào tạo Phú Tân. Qua bảng kết quả chất lượng học tập học sinh đã nêu trên, cho thấy so với chỉ tiêu quy định của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Tân, thì hầu hết các nhà trường đã vượt chỉ tiêu quy định, nếu chỉ nhìn vào chất lượng này thì chất lượng giảng dạy của các trường tiểu học là khá tốt, không có vấn đề bất cập xảy ra đối với ngành giáo dục huyện Phú Tân. Bởi tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt tới trên 50%, trong khi đó tỷ lệ học sinh yếu, kể cả các môn năng khiếu là dưới 5%. Kết quả này cho thấy có sự mẫu thuẫn trong đánh giá. Trong khi kết quả đánh giá giáo viên (đánh giá ngoài) cho thấy trình độ, năng lực của giáo viên còn nhiều hạn chế và sự chênh lệch so với đánh giá trong là một khoảng cách khá xa. Theo nguyên tắc về chất lượng giáo dục thì tỷ lệ giáo viên có chất lượng giảng dạy tốt sẽ đồng nghĩa với chất lượng học sinh học tập tốt. Khi một trong hai yếu tố này không tương xứng nhau tất nhiên sẽ dẫn đến việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng chưa đúng yêu cầu và đúng thực tế. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến kết quả chất lượng như vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên ở 12 trường tiểu học trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD013.pdf
Tài liệu liên quan