Luận văn Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945

Mục lục

Trang

A. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề

3. Đối tượng nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Cấu trúc luận văn

B. Phần nội dung

Chương I: Tư tưởng của xuân diệu về xây dựng nền quốc văn mới

1.1. Sự xuất hiện của Xuân Diệu và những tác phẩm văn xuôi

trữ tình, phê bình - tiểu luận trong bối cảnh văn chương đương thời.

1. 2. Thiết tha xây dựng một nền quốc văn, một nền văn chương An Nam.

1.2.1. Đề cao tiếng mẹ đẻ, kêu gọi sáng tạo bằng quốc ngữ để xây dựng nền quốc văn.

1.2.2. Mối quan hệ giữa Tính cách An Nam trong văn

chương và vấn đề Mở rộng văn chương.

1.3. Vấn đề thanh niên với quốc văn.

1.4. Tư tưởng văn chương và quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình.

Chương II: Quan niệm của Xuân Diệu về văn chương và thi ca

2.1. Quan niệm về văn chương và người nghệ sĩ

2.1.1 Người nghệ sĩ phải có tâm hồn thành thật và một trái tim đa cảm.

2.1.2. Người nghệ sĩ phải là kẻ hiến dâng.

2.2. Quan niệm về thi ca và nhà thơ.

2.2.1. Sự tinh chất của thơ- Thơ ngắn.

2.2.2. Tính trừu tượng và phức tạp của thơ - Thơ khó

2.2.3. Thơ phải hướng về con người - Thơ của người

2.2.4. Quan niệm về Ái tình và Thơ tình.

Chương III: Một phong cách văn Xuôi trữ tình và phê bình - tiểu

luận độc đáo

3.1. Tương quan giữa văn xuôi và thơ.

3.2. Cách diễn đạt giàu hình tượng.

3.3. Giọng điệu.

3.3.1. Giọng tâm tình chia sẻ

3.3.2. Giọng điệu nồng nàn, tha thiết.

3.4. Cách tổ chức ngôn ngữ trong diễn ngôn phê bình - tiểu

luận của Xuân Diệu.

3.4.1. Lối đặt tên bài, cách mở đầu mới mẻ tạo ấn tượng

3.4.2. Lối hành văn diễn đạt mới mẻ.

3.4.3. Cách lặp từ vừa tạo những điểm nhấn cho tư tưởng , vừa

tạo nhạc điệu cho văn.

3.4.4. Mới mẻ và táo bạo trong sử dụng từ ngữ

c. Kết luận

Tài liệu tham khảo

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[28,208] Đây là một nhận xét hoàn toàn đúng. Điều này cũng được Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: " Tôi không muốn tách biệt giữa văn Xuân Diệu với thơ Xuân Diệu. Văn hay thơ thì vẫn là hình ảnh phập phồng. nóng hổi của một trái tim đắm say sự sống, mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu" [18;98]. Còn chính tác giả trong lời tựa Phấn thông vàng bộc bạch về văn xuôi của mình: “Những bài ấy không phải là thơ tản văn, không phải bút ký cũng không hẳn truyện ngắn. ấy là trong tất cả các lối ấy hợp lại với nhau ... Viết hẳn ra bút ký hay là thơ tản văn, như thế có lẽ trắng đen rõ hơn. Nhưng cuộc đời đem đến những bài thơ có truyện và những câu chuyện có thơ thì tất nhiên chúng ta cũng được lưng chừng trên hai biên giới” [3;7]. Đúng vậy, văn xuôi Xuân Diệu trước cách mạng là một phần sáng tạo có giá trị của Xuân Diệu, làm phong phú thêm cho nền văn xuôi đương thời, đồng thời khẳng định vị trí đáng chú ý của ông trong dòng văn xuôi trữ tình. Nghiên cứu văn xuôi trữ tình Xuân Diệu ta không chỉ dược thưởng thức sản phẩm tinh thần độc đáo của Xuân Diệu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật mà qua các tác phẩm hiểu thêm về quan niệm của ông về con người và văn chương. Xuân Diệu đã từng phát biểu quan niệm về nghệ thuật qua nhiều bài thơ, đặc biệt là bài Là thi sĩ . Bài thơ vừa chứa đựng trong nó quan điểm khá tiêu biểu của những nhà Thơ Mới lãng mạn, vừa thể hiện rõ cảm quan cá thể của nhà thi sĩ trẻ về thơ ca và nghệ thuật: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió - Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây - Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây - Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến... Văn xuôi trữ tình Xuân Diệu có cả một loạt bài dưới hình thức truyện ngắn, tuỳ bút và cả tiểu luận thể hiện một cách hệ thống và tập trung những suy nghĩ của ông về nghệ thuật. Có thể nói, rất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 nhiều tư tưởng, cảm xúc tràn đầy của ông không thể chuyển tải trong hình thức ước lệ và nhịp nhàng của thơ, vì thế ông tìm cách trang trải giãi bày nó trên những trang văn. Đó là những tác phẩm: Người lệ ngọc, An ủi giữa loài người, Chú Lái Khờ, Phấn thông vàng.... Khảo sát các tác phẩm văn xuôi trữ tình Xuân Diệu chúng ta có thể nhận thấy, những tư tưởng nghệ thuật tươi mới và độc đáo rất đáng được lưu ý của Xuân Diệu thời kỳ này. 2.1.1 Người nghệ sĩ phải có một tâm hồn thành thật và một trái tim đa cảm. Với Xuân Diệu, thiên tài của người nghệ sĩ là ở trái tim - một trái tim đắm say giàu tình cảm biết rung động trước cuộc đời. Là nhà thơ của niềm giao cảm với đời, Xuân Diệu cũng là một nhà văn trữ tình. Linh hồn của mọi tác phẩm Xuân Diệu thực chất là trữ tình. Phương thức trữ tình là chủ đạo, là đặc trưng sáng tác của Xuân Diệu. Dù làm thơ hay viết văn xuôi, bút ký, tuỳ bút..., ông đều thâm nhập vào đối tượng bằng con tim nóng hổi giàu cảm xúc của mình, sáng tạo nó, chuyển hoá nó để cho nguồn mạch trữ tình tuôn trào. “Có thể nói trên đời này có bao nhiêu cách để tiếp xúc với đời, Xuân Diệu đều không bỏ qua và đều khai thác triệt để...Cả một đời lao động miệt mài cật lực cho đến hơi thở cuối cùng. Vì động cơ nào vậy? Vì đấy là một trái tim nóng bỏng, trái tim của một con người sinh ra để mà yêu thương, để ca ngợi sự giao cảm đầy tính nhân bản kia” [18;240] Ta dễ dàng nhận thấy tính đặc trưng trong văn xuôi Xuân Diệu là ở nội tâm, là sự giãi bày của chủ thể sáng tạo. Mọi biến cố và chi tiết bên ngoài chỉ là duyên cớ, nguồn cơn cho khả năng tự biểu hiện mình một cái tôi độc đáo. Hoài Thanh đã nhắc đến "khát vọng được thành thật" như một khát vọng căn bản nhất của các nhà Thơ mới khi mà họ cảm thấy muốn phơi bày tận cùng cái tôi được giải phóng và tự ý thức về nó. Khát vọng thành thật ấy được thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 hiện rõ hơn bất cứ nhà thơ nào khác trong thơ và trong văn Xuân Diệu. Cũng có thể coi đây là một tiền đề căn bản trong quan niệm của Xuân Diệu về bản chất của người nghệ sĩ. Xuân Diệu đã tự nói về văn xuôi của mình như sau: “Trong phần nhiều truyện của tôi, vai chính không phải là một người mà là một nỗi lòng, một tình ý hay một con vật, một đồ dùng; nói vật, nói đồ dùng nhưng chẳng qua lấy nó làm cái giá cái giàn để mắc , để cài vào đó nỗi lòng của mình” [4,7] Môi trường và hoàn cảnh xuất thân cũng là một yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến cảm quan sáng tác của người nghệ sĩ. Với Xuân Diệu, dòng máu trung hoà giữa “cha đàng ngoài” “mẹ ở đàng trong” phần nào ảnh hưởng tới tâm hồn ông. Là thân phận con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ, thiếu tình thương, nên ông càng khao khát tình thương. Điều ấy giúp ta hiểu ở Xuân Diệu một trái tim thiết tha vồ vập bám lấy cuộc sống, giao cảm hết mình đối với mọi người, chia sẻ với mọi người và mong được mọi người chia sẻ. Vì thế, đọc những trang văn của ông ta thấy rất gần với cuộc đời thực của chính tác giả. Có thể nói ông đã tự phơi trải tâm hồn mình cuộc đời mình một cách thành thật trên những trang văn. Cái tôi độc đáo trong Phấn thông vàng và Trường ca là sự hiển hiện chân dung người nghệ sĩ, là khát vọng sống giao hoà, gắn kết, là sống một cách mãnh liệt, đầy đủ với những tình cảm, cảm giác đầy phức tạp nồng nàn và say đắm. Câu chuyện thể hiện quan niệm về một cái tôi nghệ sĩ hào phóng và yêu đời, dấn thân vào cuộc sống và đem tài năng, tâm hồn mình hiến dâng cho đời. Trong truyện ngắn Phấn thông vàng, nhân vật trữ tình là một chàng hoạ sĩ đi tìm cảm xúc cho sáng tác vào cái giờ đẹp nhất của buổi chiều. "Chàng hoạ sĩ nghe lòng thơ thới, linh hồn chàng giãn nở” bởi chàng đã lạc vào rừng thông đang toả nhị vàng chi chít: “Phấn vàng ở đâu nhẹ tuôn bay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 xuống, quả là một trận mưa phấn vàng”. Nhưng khung cảnh buổi chiều nơi rừng thông và cả người nghệ sĩ cũng chỉ là tượng trưng ước lệ, bởi vì như Xuân Diệu viết “cảnh có lẽ ở bên Tàu và người có lẽ ở bên Tây”. Truyện Phấn thông vàng là chuyện của tâm hồn người nghệ sĩ “chuyện này không cốt nơi chỗ ở hay cốt chỉ có một chỗ ở: lòng người”. Y hướng "luận đề", ""biểu tượng" của câu chuyện được thể hiện rõ : không có một không gian và một câu chuyện cụ thể nào, chính lòng người mới là điều cốt yếu mà Xuân Diệu muốn khám phá. Nhà văn như đang sống trong chính cái quang cảnh mà mình tạo ra với một niềm say đắm - Xuân Diệu cũng như chàng họa sĩ kia, coi mình như những phấn thông vàng đang tự hoà mình vào gió và tản bay trong không gian, với tình yêu dào dạt, để làm đẹp cho đời: “nhị vàng mênh mông tràn đầy dư dật, cùng nhau viễn hành, sắc vàng khắp nơi. Phấn thông vàng đi đến sự vu vơ. Có lẽ đằng chân trời, một rừng thông chưa chín hoa, đang đứng chờ nhị của rừng thông này đến”. Quang cảnh thơ mộng mà chàng họa sĩ được sống trong vài thời khắc huyền diệu ấy đã làm chàng thức tỉnh. Chàng đã buồn vì không được yêu và chàng buồn đến không muốn vẽ nữa. Đám bụi phấn thông vàng mênh mông trong nắng gió đã tiếp thêm sức sống và niềm yêu đời cho chàng. Chàng sẽ yêu, yêu mãnh liệt cho đến khi được yêu và chàng sẽ tiếp tục con đường sáng tạo. Và điều quan trọng là cái thông điệp tư tưởng - thẩm mỹ mà tác phẩm muốn truyền đến người đọc, đến những người nghệ sĩ: Hãy sống, hãy yêu với tất cả tâm hồn mình. Và mọi sáng tạo đều bắt đầu từ đó. Phấn thông vàng thể hiện một quan niệm về người nghệ sĩ của Xuân Diệu.Chàng hoạ sĩ phải chăng chính là hình bóng của cái tôi Xuân Diệu trước cảnh phấn thông vàng đang bay miên man trong không gian một cách “phung phí” và chàng tự nhủ: “ờ sao chàng không phung phí như thông? Sao chàng nghĩ chi đến sự thiên hạ nhận? ” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Tình người nghệ sĩ cũng như phấn thông vàng vậy, mở rộng, tung bay để dâng hiến cho đời món ăn tinh thần vô giá mà không hề mưu lợi. Nếu người đời coi những gì nhận được là hạnh phúc thì người nghệ sĩ lại lấy sự cho đi, sự ban tặng làm hành phúc. Thi sĩ cứ hãy đắm say trong sáng tạo để phát hiện đến cùng những tinh tuý nhất của cuộc đời người nghệ sĩ. Trong truyện ngắn Chú Lái Khờ, Xuân Diệu đã đưa hình tượng Chú Lái Khờ lên thành biểu tượng của thi nhân, của người nghệ sĩ nói chung. Người nghệ sĩ tâm hồn giàu có thành thật, khác nào chú lái khờ. Đó là người có “số thiên kim”, có khả năng làm giàu nơi “mười ngón tay” tài hoa của mình: “Ngọc vàng sai khiến bốn phương, càng đi, của cải càng chạy về tay chú lái. Chú giàu có nhờ huyền, ngọc trai, vàng, bạch kim nhưng chú chẳng hề ham hố giữ gìn tiếc gì nó. Chú ghé vào chốn Hồng Lâu uống rượu, “chú say, hay chú tự say chứ rượu làm sao say được chú, chú vẫn tỉnh nhưng chú muốn khờ”. Tính phong lưu, tấm lòng rộng mở chú đã tạo cơ hội cho mỹ nữ, người đời lấy kết vàng bạc châu báu, lụa là, gấm, vóc. Người đời chưa chịu lấy hết, chú tự tay lấy để dâng người đời vậy. Mọi người được vàng, bạc một cách dễ dàng, lại bảo chú là khờ, khúc khích cười chế nhạo. “Chú lái thực sự là một anh khờ, không biết phòng ngừa, không chịu cẩn thận; ngọc trai đã mất, bao giờ về Hợp Phố nữa đâu”. Nhưng chú chẳng khờ đâu, chỉ là giả khờ mà thôi vì “khách có phải là lái buôn đâu, khách là một tấm lòng thơ, trời đem dạo giữa phong trần, cho đầy thêm cái chất sầu não”. Thông qua hình tượng chú Lái Khờ, Xuân Diệu muốn phát biểu quan niệm nghệ thuật của mình, nói lên thiên chức của người nghệ sĩ: Tài năng thiên bẩm của người nghệ sĩ là hết sức quí giá là bao châu báu ngọc ngà. Để dâng hiến thứ châu báu ấy một cách vô tư và hào hiệp cho cuộc đời, người nghệ sĩ phải “ghé vào nhân gian, trọ một vài đêm, tìm đôi an ủi. Người đời tìm đến chàng, ai cũng lấy được ngọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 châu. Và họ lấy chưa vừa ư?, thì người thi sĩ tự tay lấy vào cái lõi sống của mình mà phân phát”. Xuân Diệu quan niệm c ông việc sáng tác của người nghệ sĩ là lấy từ lõi sống của mình những giá trị quí báu và bởi thế là được thể hiện hết mình. Được nói thực lòng, nói từ nội tâm của chính mình, là một ước nguyện đồng thời cũng là một quan niệm đúng đắn của người nghệ sĩ , vì sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng đòi hỏi sự chân thực, phản ánh đúng sự thật vốn có của cuộc đời, và của cả nội tâm. Ông cho rằng nội tâm giàu có của người nghệ sĩ có được là nhờ chất liệu cuộc đời, nhờ sự gắn bó của người nghệ sĩ với cuộc đời. Chỉ có cuộc đời trần tục mới là nơi nuôi dưỡng tâm hồn cao quí của người nghệ sĩ. Văn chương là của người, thơ cũng là của người và nhà nghệ sĩ đừng mơ tưởng một thế giới nào khác ngoài cuộc đời ngay ở trần gian này. 2.1.2. Người nghệ sĩ phải là kẻ hiến dâng. Cả tập truyện Phấn thông vàng là sự lan toả tâm hồn, một nỗi niềm khao khát, một ngọn sóng triều dâng, yêu thương vỗ mãi vào đời: “Chỉ sợ ta nghèo không đủ tình để mà phung phí, ta không thèm thiên hạ cho lại, nhưng ta cứ cho, tự khắc thiên hạ cũng đem đến cho ta”. Đây giống như một tuyên ngôn nghệ thuật về sự dâng hiến của đời người nghệ sĩ, suốt đời lo lắng trăn trở, sợ “không đủ tình” để chia cho thiên hạ. Cho mà không mong được nhận lại. Xuất phát từ ý tưởng trên Xuân Diệu cứ hồn nhiên mà viết, viết theo tâm tưởng của chính mình để được thoả sức dâng hiến, giãi bày mọi tâm sự từ cõi lòng mình, tâm hồn mình. Đúng là một trái tim đang đập theo những nhịp đời, để thấu hiểu ngóc ngách của cuộc đời. Và như con ong chăm chỉ hút nhuỵ hoa về làm mật, con tằm cần mẫn nhả tơ làm đẹp cho đời, người nghệ sĩ như ông quan niệm phải dâng trọn cuộc đời mình cho công việc sáng tạo nghệ thuật, tạo nên: một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 chiếc cầu nối giữa tác giả và bạn đọc, một chiếc cầu bằng tơ, bằng ánh trăng, bằng những rung động tinh tế của lòng người và những làn sóng dặt dìu của tạo vật nữa”. [2,419] Với Xuân Diệu làm thơ, viết văn thực sự là một nghề, đã là nghề thì phải sống chết với nó, phải vất vả vì nó. Để những cảnh đời, cảnh vật được lên trang giấy, người nghệ sĩ phải dồn tâm lực, thậm chí phải đau đớn mới có được. Nó được sinh ra từ những rung động thực sự, từ những say mê sáng tạo đích thực, từ nhiệt thành cháy bỏng chứ không phải nông cạn hời hợt. Người lệ ngọc, một truyện có màu sắc hoang đường của Xuân Diệu được thai nghén trong một thời gian khá dài từ năm 1937 đến 1943 chứng tỏ sự chiêm nghiệm và nghĩ ngợi kĩ lưỡng điều mà tác giả muốn gửi gắm. Ông xây dựng hình ảnh Người lệ ngọc - hình ảnh ẩn dụ của thi nhân như một con người đặc biệt, kì dị. Người đó sinh ra không biết khóc, “trong hai mươi năm người không khóc, vẫn có đôi mắt ráo khô. Nhưng đôi mắt xanh sâu đẹp chưa từng có trên đời, mà trong sao! Veo veo như toả ra ánh sáng”. Có lẽ bao nhiêu cảm xúc đã được tích tụ trong chàng, để rồi bỗng một hôm “cả người chàng đùn đùn như chứa một cơn giông, xương thịt chuyển như có bão, một ngọn gió thần chạy đi các ngả, chàng run và tái đi, chàng cảm thấy có một cái gì vẫn đùn tới như mây, ngập lên như lụt. Ngực chàng tức như sắp tung xương”. Phải chăng đó là nguồn sống, là xúc cảm đã chín trong thi nhân chờ đợi đã lâu. Và chàng đã khóc ra những giọt lệ bằng ngọc: Người - không - khóc đã thành người - lệ - ngọc”. Những giọt nước mắt chính là những hạt ngọc long lanh trong sáng, vừa vô giá, vừa quí giá vô ngần. Đó chính là hình ảnh kết tinh cảm xúc, là sự thai nghén để sản sinh cho đời những tác phẩm văn chương có giá trị đích thực. Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải có quá trình nung nấu, phải dày công vun đắp khó nhọc mới có được. Không phải ngẫu nhiên Người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 lệ ngọc với đôi mắt xanh sâu đẹp chưa từng có trên đời phải hai mươi năm sau mới khóc, mới vọt trào thành lệ ngọc. Điều đó chính là nhờ chàng qua “Hai mươi năm mục kích bao nhiêu cảnh tượng, chàng chỉ nín lại để kết tinh cảm xúc, và con mắt ráo chỉ để chờ khóc một lần cho xứng đáng ; cả người chàng thu vén tâm hồn vật vã mới bật lên thành những hạt lệ châu”. Như vậy muốn có một tác phẩm nghệ thuật xứng đáng người nghệ sĩ phải toàn tâm, toàn ý để tạo ra nó, cuối cùng chẳng qua cũng chỉ làm đẹp cho đời, cho phong phú tâm hồn người đời và người nghệ sĩ lấy đó làm niềm vui lớn nhất của họ. Giống như Chú Lái Khờ sau khi đã mở rương hòm ban phát cho mọi người tất cả tài sản của mình, người thi sĩ cũng khờ như chú lái. Sau khi đã ban phát hết châu báu, chú mỉm miệng cười hân hoan như một vị Phật. Hòm rương tuy nhẹ nhưng tài chí không vơi thì chú lái còn buồn nỗi chi”. Có thể nói Xuân Diệu là người hiểu hơn ai hết: tình cho đi không lấy lại bao giờ nhưng ông vẫn nguyện dâng cho đời khát khao được cống hiến được lan toả thanh âm và hương sắc cho muôn đời sau. Xuân Diệu cho đó là niềm an ủi lớn nhất đối với đời người nghệ sĩ. Trong bài An ủi giữa loài người ông viết: “Tấm lòng thơ của tôi chỉ thấy an ủi khi nghĩ đến người ta. Người ta sẽ không nghĩ đến tôi, nhưng tôi sẽ không cần họ nghĩ, tôi chỉ thấy bớt buồn đành sống vui yên. Vì có triệu người ngoài kia...Trước biển loài người tôi quên nghĩ đến thân mình”. Đây chính là nỗi niềm tâm sự về cuộc đời người nghệ sĩ cũng có ý nghĩa như một thông điệp về tư tưởng nghệ thuật mà Xuân Diệu muốn gửi đến mọi người. Một lời tâm sự hết sức thành thật từ một trái tim chân thành vừa như thủ thỉ chân tình, vừa như khuyên dặn của một người có ý thức cao về nghệ thuật. Như trên đã nói, Xuân Diệu thực sự coi lao động nghệ thuật là một nghề, thành công và thất bại là không thể tránh khỏi. Đồng thời người nghệ sĩ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 cũng chịu không ít những đâu khổ buồn thương từ mọi phía đời sống thường nhật dội đến. Lấy hình ảnh Người lệ ngọc làm biểu tượng của người nghệ sĩ, ta thấy cuộc đời Người lệ ngọc là những lần sinh ngọc kế tiếp nhau, mỗi lần sinh ngọc đều có sự chuyển hoá chứa đựng một ý nghĩa ẩn dụ khác nhau gián tiếp bộc bạch quan niệm của Xuân Diệu về nghệ thuật. Hình ảnh đầu tiên là sự chuyển hoá từ người không khóc thành Người - lệ - ngọc. Đây là sự chuyển hoá tất yếu của đôi mắt xanh sâu đã chứng kiến bao cảnh đời. Sau năm năm, tình yêu đến, “bởi tình yêu chàng thêm cảm thông với vạn vật”. Vậy là tình yêu đã nâng đỡ cho chàng, chàng trở thành một nghệ sĩ toàn vẹn, “mắt chàng cũng dường bằng thơ phú của thi sĩ”. Nhưng vì nhu cầu cuộc sống, vì miếng cơm manh áo đeo đẳng bám riết, khiến cho bao ước mơ cao xa tan biến. Người ta buộc phải làm những gì trái với hoài bão thuở ban đầu của mình; “hồn thanh cao của chàng đẹp như vũ trụ mà phải sa vào cái cảnh đem hồn đi rao”. Ngọc dần mất sắc, không trong suốt như xưa. Người lệ ngọc càng ngày càng rơi vào cảnh túng quẫn. Chàng đau khổ bước qua lời nguyền: “Nhất quyết chừa cái nghề bán ngọc, cái sự không phải của người làm! Thế mà một ngày túng quá, chàng đã nảy ra cái ý rụng rời: Chàng nghĩ đến những viên ngọc của mình. Chàng bán ngọc đây. Chàng bán mình đấy! Chàng sẽ tệ hơn người con gái bán thân, chàng sẽ phải bán chính cái hồn chàng đó. Càng ngày chàng càng trụy lạc dần. Đôi mắt xanh giờ đây dù sâu hoắm, mầu xanh có bóng mây qua chỉ vì những lần gắng gượng vặn hồn mình để sinh ra ngọc. Vậy là đầu óc chàng chỉ xoay quanh những kế để khóc được, chỉ gợi những chuyện trăm thảm nghìn sầu, xót thương li biệt... Tìm mọi cách kích thích nội tâm, chàng đã thành một cái máy”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Từ cách sinh ngọc một cách thần kỳ và cả cách mất đi, cạn dòng lệ quý của Người lệ ngọc, ta liên tưởng đến cuộc đời của người nghệ sĩ. Người viết văn không có con đường nào khác là phải lao động cật lực, phải biết tự yêu cầu cao đối với công việc của chính mình và phải thực sự có tài, hơn thế nữa phải tự mình nghiêm khắc với mình. Đem bán rao nghệ thuật một cách dễ dàng là tự đánh mất giá trị và tài năng thiên phú.Anh ta sẽ thất bại, thậm chí thui chột mầm văn chương. Đòi hỏi nhà văn phải có tài là một qui luật khách quan của xã hội, nhờ có tài, người nghệ sĩ mới đem được điều cảm xúc của mình hoà vào chất liệu của đời sống, của mọi vấn đề mới tạo được tác phẩm có giá trị lớn. Đồng thời, công việc viết văn không đơn giản, và rất công phu, vì phải đối đầu với những thói thường của đời người và của bản thân nghề nghiệp. Trong cuộc đời lao động nghệ thuật, nếu chỉ muốn có danh lợi, thì sẽ đánh mất sự hồn nhiên trong sáng của nghề nghiệp. Viết văn cũng phải xuất phát từ bản chất nghệ thuật, đến với nó bằng thái độ tự nguyện, vì nhu cầu của tâm hồn, vì sự thúc đẩy bên trong chứ không thể gò ép, khiên cưỡng. Người lệ ngọc đã bán tài năng và cảm xúc của mình vì miếng cơm manh áo và đổi lấy một đời sống vật chất đầy đủ. “Nước mắt ngọc đối với chàng đã thành một cái nghề. Gian nhà ở, bữa cơm; lệ ngọc. Trang giấy viết, bức tranh treo; lệ ngọc. Gương lược của người yêu, đôi giày, áo mới cùng ở lệ ngọc cả. Cho đến cuộc chơi thuyền - bữa rượu nhỏ; chút phong lưu nào cũng ở giọt lệ chi ra”. Vậy là cuộc sống của chàng cần ngọc để bán, chàng phải tự hành xác lấy gai châm vào quanh mắt để lệ rơi ra, kết ngọc, nhưng bây giờ “ngọc của chàng không hồn nhiên, đọng phải kích thích vặn vẹo nên kém vẻ đẹp trong cái sáng tinh tuý mất đi, sắc ngọc mà cũng thấy rõ phần mệt nhọc. Lệ cho ra không trong suốt như xưa. Một vẻ đục bao lấy viên ngọc , cho đến người mua cũng trông thấy. Giá ngọc sụt đi”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Cơm áo không đùa với khách thơ là một sự thật khắc nghiệt của cuộc đời. Nhưng trong mọi hoàn cảnh người nghệ sĩ phải luôn tỉnh táo , giữ minh, dẫu biết rằng cuộc đời đầy gai lửa và nhiều cám dỗ nếu không vững vàng sẽ gục ngã, liên tiếp sai lầm, thất bại. Ngọc hết, tình chàng hết. Người lệ ngọc trắng tay, mình gầy xác ve tâm hồn mệt mỏi chán chường: “ mắt chàng đã đỏ như san hô. Tất cả điệu nhạc xanh veo veo như toả ra ánh sáng đã biến mất từ lúc nào! Người mình yêu cũng đã bỏ đi. Thân hình rạc như con ve sắp cuối hè, đôi mắt như máu mà thêm lửa”. Mùa xuân đã sang. Pháo giao thừa nổ năm mới đã đến cuộc đời đáng lẽ sang trang mới tươi đẹp hơn. Song Người lệ ngọc tài hoa mới ba mùa xuân đã phải trả giá quá đắt cho những gì chàng đã làm. Cuối tác phẩm là hình ảnh Người lệ ngọc: “Chàng tĩnh tâm. Linh hồn người như thắm lại, hồi xuân. Có lẽ người đã nhuần thấm trở lại bắt đầu từ phút này”. Pháo giao thừa nổ như sự bừng sáng của tâm hồn: “ Cả tâm hồn người đẹp rực rỡ như tự tha thứ... Người lệ ngọc khóc ra máu”. Một lần nữa Xuân Diệu nói đến sự thức tỉnh, sự thanh lọc chính ngay trong con người nghệ sĩ. Và như vậy, trong câu truyện Người lệ ngọc này mỗi lần sinh ngọc đều tiềm ẩn một ý nghĩa, một quan niệm về nghệ thuật văn chương của Xuân Diệu: Có được một tác phẩm văn chương người nghệ sĩ phải lao động thực sự, phải lao tâm khổ tứ . Giá trị của mỗi tác phẩm sự trân trọng, quí mến của tác giả đối với tác phẩm đó phụ thuộc vào ý thức nghệ thuật và sự chân thành, sự hồn nhiên của người cầm bút. Điều đó làm nên sự thành công hay thất bại của nhà văn. 2.2. Quan niệm thi ca và nhà thơ: 2.2.1. Sự tinh chất của thơ - Thơ ngắn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Xuân Diệu chủ trương một thứ thơ ngắn – có thể hiểu là ông nói về sự hàm súc, sự tinh tuý của thơ. Theo ông “cái đẹp chỉ lộ ra trong một chớp nhoáng. Đấy là cái đẹp ở trên tất cả mọi cái đẹp. Đây là đỉnh cao nhất, mà cái nhất chỉ có một thôi” vì “cái đẹp chỉ lộ ra trong một chớp nhoáng” nên ta phải chộp ngay, vồ ngay lấy nó. Chính sau này nhà thơ của chúng ta cũng nhấn mạnh lại ý tưởng ấy; “ Phải biết lắng nghe, dò xét tâm lí của con người, đặng mà bắt chộp cho được những trạng thái đặc biệt của tâm hồn, những thoáng run rẩy của nội tâm. Đối với Xuân Diệu, thơ là cuộc đời, là tâm hồn, là lẽ sống của ông. Chính vì thế mà ông luôn khao khát được hoà nhập tâm hồn mình vào những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc sống trần thế này. Ông đón nhận chờ đợi những giờ phút diệu kỳ chợt đến rồi chợt đi. “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. (Hoài Thanh). Sống đã vậy, thơ cũng là một hình thức sống - nó cần đến cái khoảnh khắc sáng rực ấy, nó cần cái mùi hương, cần cái tinh chất của đời. Xuân Diệu nói “Ta dàn trải làm gì? Ta hãy đọng lại nơi vài dòng châu sáng". Ông cho rằng chỉ có thơ ngắn mới có thể thể hiện được tài năng thâu tóm của thi sĩ và chính là cây cầu chuyển tải những tư tưởng tình cảm giữ con người với con người, nó làm cho người gần người hơn. Quan niệm của Xuân Diệu về thi sĩ và những dòng thơ được chắt lọc từ chính tâm hồn: “Nhà thi sĩ không bán những thùng nước loãng chỉ tốt để tưới đường cho vạn chân đi, người chỉ tặng một, hai giọt thơm đựng trong bình thuỷ tinh sáng loáng” thơ như một thứ hương “như một giọt sương tinh mà gió đêm gieo trên đời làm bằng sự kết đọng của muôn thước - khối bóng trăng”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Yêu thơ ngắn, thích thưởng thức thứ thơ tinh tuý, hàm súc bao nhiêu thì Xuân Diệu chối bỏ những bài thơ trường thiên bấy nhiêu. Ông cho rằng “ một bài thơ dài là một điều vô lý, một sự giả dối, một cách mâu thuẫn nữa”. Vì sao?- vì một bài thơ dài sẽ làm ta “nhọc mệt, chán chê, bần thần, cho đến khó chịu”, nó giống như ta “ngửi lâu một mùi hương xói thấm, uống nhiều một nước rượu choáng nồng” và những bài thơ dài “thực ra chỉ ghép bằng những bài thơ ngắn: thứ hồ dán thơ tự nhiên phải dã ra để lộ sự gắng công vô duyên và uổng phí của nghệ thuật. Đóng những khung gỗ đã gắn dát ngọc vào , là làm một việc mất thì giờ: chất không vĩnh viễn tất phải mục nát, mà có lẽ lại hư lây đến những của đẹp lẫn trong cát bụi tầm thường”. Phải viết một bài báo dành riêng cho chủ đề thơ ngắn, Xuân Diệu gửi gắm trong ấy khá nhiều suy nghĩ của ông về thơ. Phải chăng ông nhận ra nhiều bài Thơ mới, trong đó có thể có những bài thơ của chính ông còn dàn trải, kể lể mà thiếu đi sự cô đọng, tinh chất. Một lần nữa, ông lại có dịp trình bày những quan niệm của ông về bản chất thơ ca như một lời nhắn nhủ chung cho thi đàn, như một tâm niệm của chính ông? Nhấn mạnh đến sự tinh chất của thơ- thơ ngắn, nhà thơ trẻ có những cực đoan khi ông phủ nhận thơ trường thiên nhưng người đọc vẫn có thể tiếp nhận cái lý căn bản trong bài viết này nó thôi thúc ông lên tiếng: thơ, hơn bất cứ hình thức nghệ thuật nào, phải biết chưng cất lấy tinh hoa của cuộc đời. Chính vì yêu thơ ngắn, chủ trương một thứ thơ ngắn như vậy nên ta thấy hầu hết những bài thơ của Xuân Diệu thường ngắn gọn và súc tích nó chứa đựng nhiều những ẩn ý sâu xa mà không phải ai đọc một lần cũng có thể hiểu hết tâm hồn Xuân Diệu. – “một nguồn sáng dồi dào” (Hoài Thanh). 2.2.2. Tính trừu tượng và phức tạp của thơ - Thơ khó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_SP_VH_PTThuw.pdf
Tài liệu liên quan