Luận văn Quản trị kênh phân phối tại Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ thuộc công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ

MỤC LỤC

  

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI. 1

1.1. TỔNG QUAN KÊNH PHÂN PHỐI TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH 1

1.1.1. Khái niệm và vai trò của kênh phân phối 1

1.1.1.1. Khái niệm kênh phân phối 1

1.1.1.2. Vai trò của kênh phân phối: 2

1.1.2. Chức năng của kênh phân phối 2

1.1.2.1. Chức năng trao đổi, mua bán 2

1.1.2.2. Chức năng chuẩn hoá và phân loại hàng 2

1.1.2.3. Chức năng vận tải: 3

1.1.2.4. Chức năng lưu kho và dự trữ hàng hoá: 3

1.1.2.5. Chức năng tài chính: 3

1.1.2.6. Chức năng chia sẻ rủi ro: 3

1.1.2.7. Chức năng thông tin: 3

1.1.3. Cấu trúc của kênh phân phối 3

1.1.3.1. Kênh trực tiếp 3

1.1.3.2. Kênh rút gọn (Kênh cấp1) 4

1.1.3.3. Kênh đầy đủ (Kênh cấp 2): 4

1.1.4. Các thành viên của kênh phân phối 5

1.1.4.1. Người sản xuất 5

1.1.4.2. Người trung gian 6

1.1.4.3. Người sử dụng cuối cùng 7

1.1.4.4. Các tổ chức bổ trợ 7

1.1.5. Tổ chức và hoạt động của kênh phân phối 8

1.1.5.1. Tổ chức của kênh phân phối 8

1.1.5.2. Sự hoạt động của kênh phân phối: 9

1.2. QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI 11

1.2.1. Khái niệm và các yêu cầu của quản trị kênh phân phối 11

1.2.1.1. Khái niệm quản trị kênh phân phối 11

1.2.1.2. Các yêu cầu của quản trị kênh phân phối: 11

1.2.2. Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị kênh phân phối 12

1.2.2.1. Chính sách tuyển chọn các thành viên trong kênh 12

1.2.2.2. Chính sách khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối 16

1.2.2.3. Chính sách đánh giá và thưởng phạt các thành viên trong kênh phân phối: 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY KINH DOANH THỜI TRANG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀ THỌ 22

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 22

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ 22

2.1.1.1. Quá trình hình thành 22

2.1.1.2. Quá trình phát triển 23

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 25

2.1.2.1. Chức năng: 25

2.1.2.2. Nhiệm vụ. 26

2.1.2.3. Quyền hạn. 27

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 27

2.1.3.1.Sơ đồ tổ chức. 27

2.1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban, bộ phận trong công ty. 29

2.1.4.Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ 38

2.1.4.1. Giới thiệu chung về công ty: 38

2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức: 39

2.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: 39

2.1.4.4. Nguồn nhân lực của công ty: 40

2.1.4.3. Tình hình kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Hòa Thọ 41

2.1.5. Những đặc điểm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 42

2.1.5.1. Đặc điểm về sản phẩm: 42

2.1.5.2. Đặc điểm về thị trường 43

2.1.5.3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh 43

2.1.5.4. Đặc điểm về môi trường văn hoá của doanh nghiệp 44

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY 44

2.2.1. Hệ thống kênh phân phối hiện tại của Công ty 44

2.2.1.1. Kênh phân phối trực tiếp 45

2.2.1.2. Kênh phân phối rút gọn: 47

2.2.2. Thực trạng tình hình quản trị kênh phân phối của Công ty kinh doanh thời trang 49

2.2.2.1. Chính sách tuyển chọn các thành viên trong kênh phân phối: 49

2.2.2.2. Các chính sách khuyến khích đối với các thành viên trong kênh 51

2.2.2.3. Chính sách đánh giá và thưởng phạt các thành viên trong kênh phân phối 53

3.1. NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CHUNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 58

3.1.1. Nhiệm vụ: 58

3.1.2. Mục tiêu chung của ngành Dệt may : 59

3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY KINH DOANH THỜI TRANG HOÀ THỌ 59

3.2.1. Cơ hội: 59

3.2.2. Thách thức: 60

3.3. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH THỜI TRANG HOÀ THỌ 60

3.3.1. Tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ 60

3.3.2. Mục tiêu kinh doanh của Công ty: 61

3.3.2.1. Mục tiêu 61

3.3.2.2. Phương hướng kinh doanh của Công ty 62

3.3.2.3. Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh: 63

3.3.2. Mục tiêu của kênh phân phối: 64

3.4. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN CỦA CÔNG TY KINH DOANH THỜI TRANG HOÀ THỌ 65

3.4.1. Hoàn thiện chính sách tuyển chọn các thành viên trong kênh: 65

3.4.1.1. Hoàn thiện các tiêu chuẩn tuyển chọn các thành viên kênh phân phối 67

3.4.1.2. Hoàn thiện qui trình tuyển chọn thành viên vào kênh của công ty: 69

3.4.1.3. Hoàn thiện chính sách tuyển dụng và đào tạo lực lượng bán hàng trong kênh trực tiếp: 72

3.4.2. Hoàn thiện chính sách khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối: 73

3.4.3. Hoàn thiện chính sách đánh giá thưởng phạt các thành viên trong kênh phân phối: 76

3.4.3.1. Căn cứ hoàn thiện các tiêu chuẩn mà công ty đang áp dụng để đánh giá các thành viên: 76

3.4.3.2. Áp dụng phương pháp đánh giá thành viên kênh: 77

3.4.3.3. Hoàn thiện công tác khen thưởng, động viên: 78

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10559 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị kênh phân phối tại Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ thuộc công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p khẩu may: · Chức năng: Điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh, tiêu thụ của công ty. · Nhiệm vụ: - Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại tìm chọn khách hàng đàm phán - đề xuất ký kết các hợp đồng gia công - sản xuất hàng may mặc xuất khẩu đảm bảo hiệu quả có lãi. - Xây dựng giá thành sản xuất, giá gia công, giá bán các loại sản phẩm may trình Tổng giám đốc phê duyệt trước khi thực hiện. - Lập và triển khai kế hoạch sản xuất hàng may theo đúng các cam kết hợp đồng đã ký với khách hàng và tổng hợp báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất hàng may ở các đơn vị thành viên. - Lập các thủ tục xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu - thiết bị sản xuất hàng may theo đúng quy định, hợp đồng đã ký và thanh lý hợp đồng với khách hàng sau khi thực hiện xong. - Quản lý văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh; Các kho nguyên phụ liệu may. · Quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về tình hình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm may của công ty. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu sợi: · Chức năng: . Điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm sợi của công ty. · Nhiệm vụ:- Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại tìm chọn khách hàng đàm phán - đề xuất ký kết hợp đồng mua – bán - xuất khẩu các loại sản phẩm sợi; nhập khẩu nguyên liệu - thiết bị phục vụ sản xuất sợi bảo đảm đạt hiệu quả có lãi. - Lập các thủ tục xuất nhập khẩu nguyên liệu - thiết bị phục vụ sản xuất sợi theo đúng quy định, hợp đồng đã ký và thanh lý hợp đồng với khách hàng sau khi thực hiện xong. - Xây dựng giá thành sản xuất; giá gia công; giá bán các loại sản phẩm Sợi trình Tổng giám đốc phê duyệt trước khi thực hiện. - Lập và triển khai kế hoạch sản xuất sợi theo đúng các cam kết hợp đồng đã ký với khách hàng và báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất sợi. - Quản lý kho nguyên liệu Bông – Xơ. · Quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về tình hình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm sợi của công ty. Văn phòng đại diện: · Chức năng: Liên hệ trực tiếp với khách hàng thay mặt cho công ty. · Nhiệm vụ: - Được Tổng giám đốc uỷ quyền quan hệ trực tiếp với khách hàng trên danh nghĩa đại diện cho Công ty giao tiếp - đàm phán - tiếp nhận thông tin - tài liệu và các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến việc ký kết các hợp đồng kinh tế, xuất nhập khẩu, mua bán sản phẩm nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, thiết bị phục vụ sản xuất và kinh doanh của Công ty trước khi trình Tổng giám đốc Công ty ký và chịu trách nhiệm, theo dõi đôn đốc việc thực hiện các cam kết hợp đồng đã ký. - Giải quyết kịp thời các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị đề nghị được Tổng giám đốc phê duyệt. - Đại diện cho Công ty giao nhận sản phẩm, nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, thiết bị theo hợp đồng đã ký. - Đề xuất Tổng giám đốc giải quyết kip thời các kiến nghị của khách hàng có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đã ký hoặc trước khi ký và ngược lại những ý kiến của Công ty với khách hàng. · Quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật của Nhà nước về việc thực thi các nhiệm vụ được giao và không được thực hiện các nhiệm vụ không được giao và trái các quy định của Nhà nước. Phòng đời sống: - Thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, sơ cấp cứu, khám - cấp phát thuốc chữa bệnh cho người lao động theo quy định của Bảo hiểm y tế, chăm lo công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn sức khoẻ và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo quy định. - Xây dựng phương án và tổ chức huấn luyện phương pháp sơ cấp cứu tai nạn lao động. - Tổ chức thực hiện - kiểm tra công tác vệ sinh môi trường và kiểm định định kỳ chất lượng nước uống của công nhân ở các đơn vị. - Phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện công tác vệ sinh lao động, môi trường làm việc tại các đơn vị thành viên. - Quản lý và sửa chữa hệ thống nước và điện khối Văn phòng Tổng Công ty. - Tổ chức phục vụ tốt bữa cơm ca cho người lao động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm kể cả các đơn vị thành viên ngoài khuôn viên Tổng Công ty. c. Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ Là một thành viên của Tổng Công ty Dệt may Hoà Thọ. Được thành lập vào 01/02/2007 trên cơ sở trước đó là Trung Tâm Kinh Doanh Thời Trang Hoà Thọ, được thành lập vào năm 2005. d.Các nhà máy / xí nghiệp: · Chức năng: Sản xuất sản phẩm theo chỉ tiêu kế hoạch của công ty. · Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất và các nhiệm vụ Công ty giao hằng tháng - quý - năm và bảo đảm kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị có lãi. - Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích các loại tài sản bao gồm đất đai, nhà xưởng, thiết bị, nguyên phụ liệu của Công ty giao theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty. Không được chuyển dịch và mua bán bất cứ loại tài sản nào của đơn vị khi chưa được sự đồng ý của Tổng giám đốc Công ty bằng văn bản. - Tổ chức tuyển dụng, quản lý, bố trí, đào tạo CBCNV đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước; Công ty và định biên lao động của đơn vị đã được Tổng giám đốc Công ty phê duyệt. - Nghiên cứu đề xuất và triển khai thực hiện các biện pháp tiết kiệm, các đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. - Xây dựng giá thành sản phẩm sản xuất, kế hoạch sản xuất của đơn vị hằng tháng - quý - năm. - Mua các loại trang bị văn phòng, nguyên phụ liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất đúng nhu cầu sử dụng thực tế và phải thực hiện đúng các quy định, thủ tục về mua - bán; xuất - Nhập kho. - Đề xuất và tham gia xây dựng dự án đầu tư phát triển sản xuất và đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất của đơn vị. - Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và thực hiện bảo trì các loại thiết bị sản xuất của đơn vị theo đúng chu kỳ lịch xích và quy định. - Xây dựng phương án trả lương - thưởng và chịu trách nhiệm chi trả tiền lương cụ thể cho CBCNV đơn vị theo đúng phương án và đơn giá tiền lương khoán đã được Tổng giám đốc Công ty phê duyệt. - Tổ chức hạch toán đầy đủ các khoản chi phí dùng cho sản xuất theo đúng luật kế toán thống kê và các quy định hiện hành của Nhà nước hướng dẫn của Phòng Kế toán tài chính Công ty. - Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ bảo vệ an toàn đơn vị, Công tác phòng cháy chữa cháy, Phòng chống tội phạm, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống bão lụt. - Các nhu cầu chi tiền mặt của đơn vị do Tổng giám đốc Công ty ký duyệt, Phòng tài chính kế toán Công ty làm thủ tục chi. Riêng các đơn vị thành viên ngoài khuôn viên Công ty có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng địa phương chỉ được rút tiền mặt tại Ngân hàng khi có yêu cầu được Tổng giám đốc Công ty ký duyệt và phải chi đúng nội dung mục đích chi đã duyệt. - Quyết toán kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị hằng tháng - quý - năm theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Phòng tài chính kế toán Công ty. - Định kỳ tháng - quý - năm báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, các nhiệm vụ công tác, lao động, tiền lương, kiểm kê tài sản về Công ty qua các Phòng chức năng theo biểu mẫu Nhà nước và hướng dẫn của Công ty. - Có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban chức năng để quyết toán, thanh lý vật tư theo đơn hàng đối với Nhà máy/Xí nghiệp may và tháng, quý, năm đối với Nhà máy/Xí nghiệp sợi. · Quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về tình hình sản xuất các sản phẩm của công ty. 2.1.4.Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ 2.1.4.1. Giới thiệu chung về công ty: Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ là một thành viên của Tổng Công ty Dệt may Hoà Thọ. Được thành lập vào 01/02/2007 trên cơ sở trước đó là Trung Tâm Kinh Doanh Thời Trang Hoà Thọ, được thành lập vào năm 2005. Tên gọi: CÔNG TY KINH DOANH THỜI TRANG HOÀ THỌ. Tên giao dịch quốc tế: HOA THO FASHION TRADE COMPANY. Tên tiếng Anh: HOA THO FASHION COMPANY. Địa chỉ : 197 Phan Chu Trinh- Quận Hải Châu- Thành Phố Đà Nẵng. Điện thoại : ( 05113)817.142- 202.704 Fax : ( 05113) 220212 Email : hoatho46@.vnn.vn Website : www.hoatho.com.vn Là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc vào Tổng Công Ty Dệt may Hoà Thọ. Tài sản chủ yếu là trang thiết bị và vốn lưu động. Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng. Trong đó: Vốn của Tổng Công ty là 1.400.000.000 đồng. Vốn chủ sở hữu: 600.000.000 đồng. Các sản phẩm của Công ty: Jacket, sơ mi, T- shirt, polo- shirt, đồ bảo hộ lao động, quần âu… GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng kế hoạch thị trường Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng thiết bị kĩ thuật HT đại lý và phân phối Tổ kinh doanh tổng hợp Tổ thiết kế Tổ kĩ thuật sản xuất Xưởng sản xuất HT cửa hàng 2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ 2.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: · Chức năng: Điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm may mặc trong nước. · Nhiệm vụ: - Thực hiện các nhiệm vụ tiếp thị, nghiên cứu thị hiếu - mẫu mã sản phẩm may mặc tiêu dùng trong nước để lập kế hoạch gia công các sản phẩm may mặc phục vụ hoạt động kinh doanh hàng may mặc của Công ty trong nước. - Tổ chức tham gia hội chợ - triển lãm - quảng cáo Công ty trong nước và nước ngoài để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của Công ty. - Tổ chức hoặc liên doanh – liên kết với các đơn vị, cá nhân có tư cách pháp nhân để tổ chức các đại lý, cửa hàng, siêu thị thời trang giới thiệu và bán các loại sản phẩm của Công ty và các đơn vị theo hợp đồng kinh tế được ký kết. - Tổ chức kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá khác pháp luật không cấm nhưng phải có phương án cụ thể trình Tổng giám đốc Công ty phê duyệt mới được thực hiện. - Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý - bảo vệ tài sản, nhân sự của đơn vị và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị trước Tổng giám đốc Công ty và pháp luật Nhà nước. - Tổ chức hạch toán kết quả kinh doanh và phải bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị có lãi. - Các khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty phải nộp về phòng tài chính kế toán của Công ty theo đúng quy định. - Định kỳ hằng tháng - quý - năm báo cáo kết quả và quyết toán kinh doanh, tiền lương, lao động, kiểm kê tài sản, hàng hoá của đơn vị về Công ty qua các Phòng chức năng theo biểu mẫu và hướng dẫn. · Quyền hạn: Chịu sự kiểm tra - giám sát không điều kiện của các Phòng chức năng Công ty về mọi hoạt động của đơn vị nhất là công tác kế toán tài chính và tài sản hàng hoá và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về lý hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm may mặc trong nước. 2.1.4.4. Nguồn nhân lực của công ty: Bảng 2.1 Bảng cơ cấu lao động của công ty Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng số lao động Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 69 75 77 Cơ cấu theo giới tính Nam 42 60,1 47 63,64 49 63,64 Nữ 27 39,9 28 36,36 28 36,36 Cơ cấu theo trình độ Đại Học 37 53,6 51 66,23 51 66,23 Cao đẳng 18 26 9 11,6 9 11,6 PTTH 14 20,4 17 22,08 17 22,08 (Nguồn: Bộ phận nhân sự Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ) Tổng số nhân viên của công ty là 77 người. Số lượng nhân viên tăng từng năm. Nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta thấy rằng cơ cấu theo giới tính là tỷ lệ nam cao hơn nữ vì nam rất cần cho công việc mở rộng thị trường.Và một điều đáng chú ý nhất tỷ lệ nhân viên có trình độ Đại Học tương đối cao và tăng theo từng năm. Vừa qua, công ty có tuyển dụng hơn 20 nhân viên đều có trình độ Đại Học và có bằng khá trở lên năng động và sáng tạo trong công việc. Điều này nói lên rằng tiềm lực về nguồn nhân lực của công ty tương đối tốt và đây cũng là lợi thế công ty. 2.1.4.3. Tình hình kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Hòa Thọ Trong điều kiện mới hình thành, Công ty còn gặp nhiều khó khăn và thách thức khi tham gia thị trường mở rộng mạng lưới bán hàng tại thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường hàng may mặc đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều thương hiệu nổi tiếng và các sản phẩm nhập khẩu…Dưới sự quan tâm của ban lãnh đạo Tổng Công ty, Công ty đã có nhiều nỗ lực để thực hiện mục tiêu của Tổng Công ty. Hiện nay, Công ty đã có 3 cửa hàng thời trang tại thành phố Đà Nẵng; liên kết mở gian hàng thời trang tại siêu thị Huế Plaza ở thành phố Huế, siêu thị Coopmart tại thành phố Tam Kì, siêu thị BigC Đà Nẵng và có các đại lý phân phối hàng may mặc của công ty tại Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam trong hệ thống siêu thị Vinatex. Trong năm 2009 công ty sẽ mở rộng thêm thị trường tại Tây Nguyên và hai miền Bắc và Nam. Công ty đầu tư và thiết kế và sản xuất sản phẩm mang thương hiệu “ Hoà Thọ” để đưa vào bán tại các cửa hàng của Công ty và phân phối vào hệ thống siêu thị VINATEX ở phía Nam, phía Bắc và các siêu thị, cửa hàng tại khu vực miền Trung. Hiện nay, với uy tín và tiềm lực xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty đang đứng đầu tại khu vực Miền Trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc kinh doanh hàng may mặc trong nước. Đồng thời, việc liên kết cung cấp các nguồn phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất của các Công ty thành viên trong Tổng Công ty cũng góp phần mở rộng ngành nghề kinh doanh của Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ. Đây là diều kiện thuận lợi để Công ty tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh đa ngành nghề. Thực hiện chủ trương chuyển đổi Trung tâm Kinh doanh Thời trang thành Công ty kinh doanh thời trang, Công ty sẽ hoạt động theo mô hình Công ty con, trong đó Tổng Công ty đóng vai trò là Công ty mẹ, chịu trách nhiệm quản lý hệ thống và giám sát hoạt động của Công ty con. Công ty sẽ sắp xếp và tổ chức bộ máy quản lý theo hướng kinh doanh phù hợp với nhu cầu phát triển thị trường. Bên cạnh đó, công ty cũng chủ động và linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh. Như vậy, việc lựa chọn hình thức chuyển đổi này nhằm tạo động lực phát triển và thúc đẩy Công ty làm ăn có hiệu quả, đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của Tổng Công ty. Mặt khác, Tổng Công ty vẫn duy trì sự có mặt của mình trong cơ cấu của Công ty với một tỉ lệ nhất định. Bảng 2.2. Doanh thu cửa hàng và đại lý năm 2008 Đơn vị tính: nghìn đồng Cửa hàng / Đại lý Doanh thu năm 2008 Cửa hàng 46 Phan Đình Phùng 4.088.801 Cửa hàng 812 Tôn Đức Thắng 1.497.599 Cửa hàng 197 Phan Chu Trinh 663.748 Đại lý khu vực miền Trung 3.540.595 Đại lý khu vực miền Bắc 1.872.865 Đại lý khu vực miền Nam 1.250.125 (Nguồn: Bộ phận kế toán Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ) 2.1.5. Những đặc điểm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 2.1.5.1. Đặc điểm về sản phẩm: Hàng may mặc là loại sản phẩm thuộc hàng bền, có trọng lượng tương đối nhẹ với những đặc điểm rất dễ cháy, dễ bị bẩn và đặc biệt là rất bị lỗi thời, với những đặc điểm như vậy hàng may mặc là sản phẩm có tính dễ hỏng cao. Do vậy, công ty cần phải xác định mức độ sẵn sàng của sản phẩm trong việc phân phối có như vậy công ty có được uy tín từ các thành viên trong kênh nhờ việc cung cấp hàng hoá kịp thời. Đối với sản phẩm may mặc thời trang, một sản phẩm đạt tiêu chuẩn cần có rất nhiều yếu tố tạo thành: từ chất liệu vải, thiết kế mẫu mã, may,...và còn phải đẹp phục vụ cho nhu cầu mặc đẹp và mặc bền của của con người. Do vậy, ngoài việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng thời gian, đúng chất lượng còn phải bảo đảm tính thời trang của sản phẩm phù hợp với thị hiếu cũng như tình hình thời trang của thị trường. 2.1.5.2. Đặc điểm về thị trường Việt Nam đang đứng vị trí thứ 9 trong nhóm các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất trên thế giới nhưng lại bị hàng ngoại nhập chèn ép ngay trên sân nhà. Trong khi, với dân số 86 triệu dân là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác. Theo như kết quả nghiên cứu và khảo sát thị trường của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa mới tiến hành trong tháng 10/2008 được công bố mới đây thời trang là sản phẩm mà người tiêu dùng chịu chi đứng sau mặt hàng lương thực thực phẩm. Về hàng may mặc người tiêu dùng sẵn sàng mua sắm từ 150.000 - 500.000 đồng/tháng, chiếm 18% tổng chi tiêu hàng tháng. Trong đó, người tiêu dùng ở độ tuổi từ 20-25 tuổi mua quần áo nhiều nhất với 46,4%, tiếp đến là độ tuổi từ 26-35 tuổi chiếm 23,8%. 70% người mua sắm thời trang hằng tháng. Con số lượng người mua sắm khoảng 2 - 3 tháng/lần cũng chiếm số đông. Với những con số này, có thể khẳng định rằng sức tiêu thụ của thị trường rất lớn. Tuy nhiên, lâu nay các doanh nghiệp đang bỏ trống thị phần, còn sản phẩm ngoại nhập vẫn chiếm ưu thế và áp đảo.Với những dẫn chứng như trên ta có thể thấy rằng thị trường hàng may mặc sẵn là một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty hoạt động trong ngành kinh doanh thời trang khai thác. Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thời trang, như vậy công ty cũng chịu những ảnh hưởng cũng như những chi phối mà thị trường thời trang hiện nay. Công ty thấy được những tiềm năng của thị trường dệt may Việt Nam hiện nay do vậy công ty đang cố gắng nâng cao hình ảnh và từng bước đi vào khai thác thị trường đang còn bỏ ngõ. Đối với thị trường ngoài nước: Ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng đang phải đối đầu với tình hình xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. 2.1.5.3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh Với những tiềm năng của thị trường hàng may mặc sẵn, các đối thủ cạnh tranh và ngoài nước cũng đang tìm cách tìm chỗ đứng cho mình trên mảnh đất màu mỡ này. Do vậy công ty phải đối mặt với rất nhều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Đối thủ cạnh tranh trong nước: Với sản phẩm chủ đạo là quần tây và áo sơ mi, trong nước hiện nay cũng có rất nhiều công ty kinh doanh thời trang với những mẫu mã mới với những thương hiệu nổi tiếng trong nước đã được các công ty này xây dựng khá lâu như: Việt Tiến, Nhà Bè, Vinatex, An Phước, May 10,… đây cũng là một thách thức đối với công ty để sản phẩm của công ty tìm được chỗ đứng trong tâm lý của khách hàng trong tình hình hiện nay. Ngoài những đối thủ cạnh tranh công ty phải đối mặt trong nước, công ty phải đối mặt với những mặt hàng nhập khẩu đặc biệt là hàng Trung Quốc, Thái Lan …với giá rất rẻ. Với những hàng hoá của Trung Quốc như hiện nay thì công ty đã mất đi một lượng khách hàng khá lớn. Và đây cũng là thách thức đối với công ty vì với hành vi tiêu dùng của người dân trong nước thì công ty phải còn nhiều cố gắng hơn nữa. 2.1.5.4. Đặc điểm về môi trường văn hoá của doanh nghiệp Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ đang hoạt động trong cơ chế thị trường nhưng ngoài mục tiêu lợi nhuận, công ty luôn chú trọng đến với các vấn đề xã hội đặc biệt là vấn đề tạo môi trường văn hoá nhân văn của công ty. Để tạo lập một môi trường văn hoá nhân văn của công ty, các nhà lãnh đạo của công ty quan tâm đến các vấn đề sau: Công ty tiến hành tuyển chọn nhân viên không phải chỉ chú ý tới trình độ văn hoá, chuyên môn…mà công ty luôn quan tâm đến hoàn cảnh sống, gia đình và nhiều yếu tố khác. Công ty luôn qui định rõ ràng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của từng nhân viên và mối quan hệ giữa họ với nhau. Nói cách khác, trong hoạt động kinh doanh của công ty, công ty luôn kết hợp hài hoà các mục tiêu của mình, một mặt là tạo ra lợi nhuận, mặt khác luôn đảm bảo đời sống cho mọi nhân viên trong công ty, tạo ra những cơ hội cần thiết để mọi người tích cực làm việc, có cơ hội tiến thân và thành công. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY 2.2.1. Hệ thống kênh phân phối hiện tại của Công ty Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ Là một thành viên của Tổng Công ty Dệt may Hoà Thọ được thành lập vào 01/02/2007 trên cơ sở trước đó là Trung Tâm Kinh Doanh Thời Trang Hoà Thọ, được thành lập vào năm 2005. Do vậy, hệ thống kênh phân phối của công ty chưa được hoàn chỉnh. Hệ thống kênh phân phối của công ty hiện nay chỉ dừng lại ở hai dạng là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối rút gọn. 2.2.1.1. Kênh phân phối trực tiếp Công ty kinh doanh thời trang Người sử dụng cuối cùng Phân phối trực tiếp thông qua hình thức bán lẻ tại các cửa hàng. Hiện nay, Công ty có 3 cửa hàng tại Thành phố Đà Nẵng và một số cửa hàng tại các siêu thị tại các tỉnh thành phố như: Huế, Vinh, Quảng Bình, Quảng Nam… - Cửa hàng 46 Phan Đình Phùng - Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng - Showroom 197 Phan Chu Trinh - Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng - Cửa hàng 812 Tôn Đức Thắng - Quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng Ba cửa hàng này hoạt động phân phối sản phẩm trong phạm vi thị trường Đà Nẵng, thông qua ba cửa hàng này sản phẩm của công ty trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Các cửa hàng cũng là nơi trung bày giới thiệu sản phẩm may mặc mang thương hiệu của công ty. Trong những năm qua, doanh thu tiêu thụ của ba cửa hàng này góp phần đáng kể vào việc thực hiện doanh thu của công ty trong thị trường nội địa. Bảng 2.3 Tình hình tiêu thụ của các cửa hàng trên địa bàn TP Đà Nẵng Doanh thu Năm 2007 Năm 2008 So sánh với năm 2007 Tổng doanh thu 4.616.130.791 6.220.150.094 +34% Showroom 197 Phan Chu Trinh 576.135.445 633.748.990 +10% Cửa hàng 46 Phan Đình Phùng 3.121.222.847 4.088.801.930 +31% Cửa hàng 812 Tôn Đức Thắng 918.772.499 1.497.599.174 +63% ( Nguồn : Bộ phận kế toán Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ) Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty tại các cửa hàng, trong thời gian qua công ty thường xuyên tham gia các hội chợ trong nước để bán và giới thiệu sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng. Việc tham gia vào hội chợ sẽ giúp cho công ty tiếp xúc được khách hàng để có được những thông tin của khách hàng phản ảnh về sản phẩm, đây là nguồn thông tin để công ty có những thay đổi về sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Đồng thời, thông qua các hội chợ công ty giới thiệu và trưng bày sản phẩm để khách hàng biết đến nhiều hơn về sản phẩm của công ty vì trong những nghiên cứu gần đây của công ty thì thương hiệu HOÀ THỌ còn khá mới mẻ với người tiêu dùng. Trong thời gian qua công ty đã tham gia vào các hội chợ sau: Hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức ở Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế…; Hội chợ Xuân được tổ chức hàng năm tại Đà Nẵng; Hội chợ hàng Dệt May…Do vậy, doanh thu từ hoạt động tiêu thụ từ các hội chợ ngày càng tăng và khách hàng biết đến sản phẩm của công ty ngày càng nhiều. Trong năm 2008, doanh thu từ ba cửa hàng và hội chợ chiếm 41,3% doanh thu tiêu thụ của toàn công ty. Đánh giá hoạt động của kênh trực tiếp: P Ưu điểm: - Đường đi của sản phẩm ngắn nhất làm giảm chi phí lưu thông, số lần chuyển giao sản phẩm ít nhất, rất phù hợp với đặc điểm của sản phẩm.Vì đối với hàng may mặc của công ty thì thời gian và số lần chuyển giao ít sẽ góp phần làm giảm rủi ro về bẩn và hư hỏng sản phẩm. - Qua phân tích cho thấy rằng, sản lượng cũng như doanh thu tiêu thụ qua kênh trực tiếp luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty và cách thức thanh toán sòng phẳng do vậy góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá cũng như vốn do vậy công ty không phải đối mặt với tình trạng nợ kéo dài. - Phân phối trực tiếp còn đảm bảo sự kiểm soát cao cho công ty đối với sản phẩm tránh được những mất mát và hư hỏng không đáng tiếc xảy ra. - Thông qua phân phối trực tiếp công ty có thể tiếp xúc trực tiếp được với khách hàng để tiếp nhận những ý kiến của khách hàng về sản phẩm. Đây là điều kiện để công ty nhìn nhận rõ hơn về sản phẩm của công ty và có những thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường. P Nhược điểm: - Chi phí hoạt động của kênh trực tiếp cao hơn so với các kênh khác là do chi phí hoạt động bán hàng tại các cửa hàng và chi phí cho các lần tổ chức hội chợ là rất lớn: + Chi phí bán hàng tại các cửa hàng bao gồm: chi phí thuê mặt bằng đối với sản phẩm thời trang thì mặt bằng cần phải thuê ở trung tâm thành phố nơi tập trung đông dân cư, khu mua sắm; chi phí hao tài sản cố định; chi phí lương cho nhân viên… + Chi phí cho mỗi lần tổ chức hội chợ là khoảng 800 triệu bao gồm chi phí: thuê mặt bằng, quảng cáo, chi phí trưng bày, vận chuyển, nhân viên…đôi khi lợi nhuận của những lần tổ chức hội chợ không bù đắp đủ chi phí bỏ ra. Chi phí đầu tư ban đầu của kênh là rất lớn mà khả năng tài chính của công ty lại có hạn vì vậy kênh phân phối trực tiếp không đủ khả năng bao phủ hết thị trường mục tiêu do khách hàng mục tiêu của công ty trải dài trên địa bàn. Hạn chế này thể hiện rõ trong việc bố trí ba cửa hàng tại Thành Phố Đà Nẵng: riêng quận Hải Châu quận này là quận trung tâm của thành phố nơi tập trung nhiều cửa hàng và shop thời trang thì công ty lại có hai cửa hàng mà khoảng cách của hai của hàng này lại không quá 500m. Trong khi đó, các quận khác như Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ…lại không có cửa hàng nào mặt dù nhu cầu mua sắm của dân cư tại các quận này cũng không kém gì quận Hải Châu và Liên Chiểu. 2.2.1.2. Kênh phân phối rút gọn: Công ty kinh doanh thời trang Đại lý Người sử dụng cuối cùng Hình thức kênh phân phối rút gọn của công ty được thức hiện thông qua các hình thức như sau: - Công ty thỏa thuận với các đại lý đưa hàng hóa vào kí gửi tại các đại lý này và các đại lý sẽ hưởng chiết khấu hoa hồng từ công ty. Công ty có các đại lý trưng bày và bán hàng hoá của công ty theo những tiêu chuẩn trưng bày hàng hoá của công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị kênh phân ,phối tại Công ty kinh doanh, thời trang Hoà Thọ thuộc công ty, Cổ phần Dệt may Hòa Thọ.doc
Tài liệu liên quan