Luận văn Quản trị nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Thanh Hóa

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.vi

MỤC LỤC. vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài .1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .1

1.3. Phương pháp nghiên cứu.2

1.4. Đối tượng nghiên cứu.3

1.5. Phạm vi nghiên cứu.3

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.4

CHƯƠNG I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.4

1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại .4

1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại .4

1.1.2. Các hoạt động của Ngân hàng Thương mại.5

1.1.3. Đặc thù hoạt động tín dụng của Ngân hàng .7

1.2. Những vấn đề cơ bản về nợ quá hạn .10

1.2.1. Khái niệm .10

1.2.2. Phân loại nợ quá hạn .11

1.2.3. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn .12

1.2.4. Ảnh hưởng của nợ quá hạn .15

1.2.5. Các dấu hiệu của khoản nợ có vấn đề .17

1.2.6. Các biện pháp phòng ngừa phát sinh NQH.18

1.2.7. Xử lý nợ quá hạn.20

1.2.8. Căn cứ lựa chọn các xử lý.20

1.2.9. Các biện pháp xử lý chủ yếu .20

1.3. Nội dung của Quản trị nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàngThương mại .22

1.3.1. Nội dung công tác Quản trị nợ quá hạn .23

1.3.2. Vai trò của công tác Quản trị nợ quá hạn.32

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác Quản trị nợ quá hạn .34

1.3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích .36

1.4. Một số vấn đề thực tiễn về công tác quản trị nợ quá hạn một số nước trên Thế

giới và bài học kinh nghiệm.37

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên Thế giới về Quản trị nợ quá hạn.37

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi

nhánh Thanh Hóa .40

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH THANH HÓA .42

2.1. Tình hình cơ bản của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh ThanhHóa .42

2.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển .42

2.1.2. Tình hình cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt -

Chi nhánh Thanh Hóa .46

2.1.3. Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánhThanh Hóa.52

2.1.4. Tình hình Tài sản – nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt -

Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 .55

2.2. Thực trạng Quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt -

Chi nhánh Thanh Hóa .58

2.2.1. Hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng .58

2.2.2. Thực trạng Quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt –

Chi nhánh Thanh Hóa .64

2.2.3. Đánh giá chung công tác Quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Bưu

điện Liên Việt – Chi nhánh Thanh Hóa .73

2.2.3.2 Những tồn tại trong Công tác quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP

Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Thanh Hóa .73

2.2.4. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

– Chi nhánh Thanh Hóa .74

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

CHI NHÁNH THANH HÓA.78

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .87

3.1. Kết luận .87

3.2. Kiến nghị.88

TÀI LIỆU THAM KHẢO.89

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1+ 2

GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CHỈNH SỬA

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

pdf99 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá hạn là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, đến chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch Nếu như chúng ta không quản trị tốt nợ quá hạn để cho nơ quá hạn phát sinh với tỷ lệ cao thì đương nhiên tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ lớn như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả. Ngược lại, nếu quản trị nợ quá hạn tốt thì tỷ lệ nợ quá hạn sẽ ở mức kế hoạch và các chi tiêu về hiệu quả kinh doanh không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, đối với nền kinh tế nói chung khi mà tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao thì sức cung về tín dụng sẽ sụt giảm, không tăng trưởng về tín dụng dẫn đến các doanh nghiệp trong nền kinh tế khó tiếp cận được nguồn vốn vay và không thể thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của mình theo kế hoạch. Khi đồng tiền đưa vào cất trữ, sức mua giảm thì sẽ dẫn đến thiểu phát Như vậy, công tác quản trị nợ quá hạn có ý nghĩa rất lớn đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, có quản trị tốt được nợ quá hạn thì mới mong quản trị được các chỉ tiêu lợi nhuận, các chỉ tiêu kế hoạch trong kinh doanh. Quản trị nợ quá hạn là chương trình nằm trong khuôn khổ quản trị rủi ro chung của NHTM qua đó ban lãnh đạo NHTM phải có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh, trong đó xác định rõ những khó khăn và thuận lợi của ngân hàng. Để thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản trị nợ quá hạn có hiệu quả, ban lãnh đạo ngân hàng phải tổ chức, giám sát các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định, đánh giá mức độ tiềm ẩn rủi ro của hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra các biện pháp tổ chức để hạn chế nợ quá hạn, đặt ra các hạn mức và giám sát nợ quá hạn theo chuẩn mực tín dụng. Quản trị nợ quá hạn đạt được hiệu quả tốt là điểm căn bản cho một phương pháp quản trị rủi ro toàn diện và thành công của bất kỳ ngân hàng nào. Điều này giúp cho ngân hàng pháp triển một cách bền vững, đạt được chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 33 Khi nợ quá hạn xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi vốn và lãi vay, đồng thời ngân hàng vẫn phải trả lãi huy động vốn cho khách hàng. Điều này làm mất cân đối trong tình hình tài chính, vòng quay vốn tín dụng giảm dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sụt không đạt được hiệu quả mong muốn. Khi một khoản vay bị thành nợ quá hạn, nợ mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng đến nguồn vốn của mình để trả cho nguồn huy động thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và điều này làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính suy giảm, uy tín, sức cạnh tranh giảm, kết quả kinh doanh ngày càng khó khăn và có thể dẫn đến những rủi ro cao hơn nữa. Nếu quản lý tốt tình hình nợ quá hạn, tín dụng là nguồn thu chính tạo ra lợi nhuận và làm gia tăng giá trị ngân hàng. Ngược lại, nếu quản lý yếu kém tín dụng có thể sẽ gây ra tổn thất lớn và làm giảm giá trị ngân hàng. Mục tiêu quan trọng trong công tác tín dụng là quản lý tốt nợ quá hạn trong công tác cho vay, muốn được như vậy ngân hàng phải có các biện pháp hiệu quả để quản lý những rủi ro tiềm ẩn, những nguy cơ nợ quá hạn phat sinh cao. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, chiết khấu Xem xét kỹ càng trước khi quyết định cho vay, chú trọng đến chất lượng tín dụng, không để nợ xấy tăng cao. Tăng cường khâu kiểm tra, giám sát trong việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh để xảy ra thất thoát tài sản, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, với từng đối tượng khách hàng Thực hiện chính sách quản lý nợ quá hạn, các phương pháp xác định và đo lường , có cách thức đánh giá phù hợp, sát với thực tiễn. Đánh giá về khách hàng, đánh giá khả năng tài chính, các loại tài sản đảm bảo và đánh giá khả năng thu hồi nợ, khả năng quản lý nợ. Thực hiện tốt các quy định về kiểm soát nợ quá hạn và quy trình của hoạt động tín dụng như: - Xây dựng và thực hiện đồng bộ các quy định, quy trình kiểm soát nội bộ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34 đối với hoạt động tín dụng, chú trọng xây dựng chính sách khách hàng, đánh giá và xếp hạng khách hàng vay vốn. - Cân đối tốt giữa nguồn vốn huy động và dư nợ, đảm bảo tính hợp lý giữa các loại hình huy động và cho vay. - Thực hiện tốt về giới hạn cho vay đối với khách hàng, tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh. Áp dụng các biện pháp và pháp luật về thu hồi nợ vay, xử lý tài sản thế chấp theo quy trình, quy định của pháp luật. Không nên cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, không nên tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, một lĩnh vực có rủi ro cao. Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng, thẩm định khả năng tài chính, khả năng trả nợ của phương án và khả năng trả nợ trước khi quyết định cho vay. Phải mua bảo hiểm tài sản đối với những món vay phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Trích lập dự phòng tín dụng. 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác Quản trị nợ quá hạn Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác Quản trị nợ quá hạn như: trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên quản, trình độ thẩm định các dự án, khả năng đánh giá lĩnh vực đầu tư, sự hiểu biết về các lĩnh vực có liên quan khác, và cũng có các yếu tố khác như khung pháp lý, tập quán kinh doanh, môi trường kinh doanh, Nhưng về cơ bản nhất có thể xem xét đến các yếu tố sau: a. Nhóm yếu tố về môi trường kinh doanh của ngân hàng Đây là nhóm yếu tố về cơ bản vẫn mang tính khách quan, nhóm yếu tố này có tác động khá mạnh đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, có thể rất thuận lợi và ngược lại. Đây là nhóm yếu tố được ví như “địa lợi” trong kinh doanh bao gồm nhóm các yếu tố sau: - Yếu tố môi trường kinh doanh: Mức độ cạnh tranh, địa bàn, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý - Yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước, của địa phương cũng có những tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 - Các yếu tố pháp lý: Thể lệ tín dụng, các văn bản hướng dẫn, các văn bản pháp quy, quy trình cho vay - Cơ chế, chính sách của Ngân hàng cấp trên, của lãnh đạo Chi nhánh đối với phòng cấp tín dụng có phù hợp để vận dụng linh hoạt khi thực hiện công tác cho vay ? b. Nhóm yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng Đây lại là nhóm yếu tố mang tính chủ quan thuộc nội bộ Ngân hàng, nhóm yếu tố này phản ánh những quy định, quy trình cho vay vốn của Ngân hàng, quá trình kiểm tra, giám sát vốn vay, nhân tố con người tác động vào công việc ra sao và cơ sở vật chất của Ngân hàng có đáp ứng được những đòi hỏi cơ bản trong phục vụ khách hàng chưa? - Công tác thẩm định: Điều kiện vật chất, nhân tố con người, thông tin tiếp nhận được, sự hiểu biết trong lĩnh vựa mà mình sẽ thẩm định đầu tư - Cần có sự phân định rõ ràng giữa các chức năng trong kiểm tra, giám sát và công tác thẩm định khi cho vay nhằm tránh những đánh giá không khách quan về khách hàng, về phương án vay vốn, về khả năng tài chính của khách hàng và về tài sản bảo đảm. - Công tác tổ chức thực hiện công tác Quản trị nợ quá hạn đã thật sự tốt chưa, các công tác này đã được vận dụng và phát huy tác dụng như thế nào, công tác tổ chức thực hiện phải độc lập với kiểm tra, giám sát có như vậy mớ khách quan vấn đề, mới đánh giá hết được bản chất của món vay và mức độ ảnh hưởng của nợ quá hạn xảy ra. - Có những biện pháp kịp thời nhằm giúp đỡ hay tháo gỡ những khó khăn của khách hàng vay vốn như đánh giá về khả năng thực hiện dự án để tiếp tục đều tư thêm vốn hay hướng khách hàng nên liên doanh với một đối tác có khả năng tài chính để tiếp tục thực hiện dự án c. Nhóm yếu tố thuộc về khách hàng vay Là yếu tố do người đi vay mang lại cho Ngân hàng có thể là chủ quan hay khách quan. Có những khách hàng không có đủ khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng nên bị chuyển nhóm nợ quá hạn, tuy nhiên cũng có những trường hợp khách hàng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 vay đủ khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, kéo dài thời gian dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, có những yếu tố cơ bản sau: - Tính trung thực của số liệu khách hàng cung cấp - Phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiện thực - Nhân cách khách hàng vay tốt hay xấu - Mục đính vay vốn của khách hàng có đúng không, xử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không ? - Tài sản bảo đảm có đủ đảm bảo cho món vay đó không? d. Nhóm các yếu tố khác - Sự phối hợp của khách hàng và Ngân hàng có ở mức thường xuyên, liên tục hay không? - Tính hợp tác của khách hàng vay vốn - Sự hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng - Những thiên tại, dịch bệnh, đình công là những yếu tố khách quan, bất khả kháng của người đi vay. 1.3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm. Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động (% , lần): Chỉ số này xác định hiệu qủa đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ (%) : Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, so sánh trên tỷ trọng thu nhập ngân hàng ta có thể đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng và hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với tất cả các hoạt động thu lợi khác trong ngân hàng. + Tỷ trọng nợ quá hạn là phần thương giữa dư nợ quá hạn và tổng dư nợ, đây là số tương đối phản ánh về chất lượng tín dụng. Nếu tỷ trọng này cao thì chất lượng tín dụng không tốt và ngược lại + Nguồn vốn huy động là lượng tiền gửi được huy động từ các tầng lớp dân cư, từ các tổ chức, từ các doanh nghiệp nguồn vốn huy động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó là chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính, độ bền vững trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 1.4. Một số vấn đề thực tiễn về công tác quản trị nợ quá hạn một số nước trên Thế giới và bài học kinh nghiệm. 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên Thế giới về Quản trị nợ quá hạn 1.4.1.1. Kinh nghiệm quản trị nợ quá hạn được Trung Quốc áp dụng Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tư cách là Ngân hàng Trung ương), bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay, yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất như dự phòng tổn thất cho vay Đồng thời, theo đó các khoản tín dụng được phân thành 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể: - Dự phòng chung được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% số dư cuối kỳ của các khoản tín dụng. - Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dư các khoản tín dụng với tỷ lệ như sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 2%; nhóm 3: 25%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện trí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng, Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh bình thường của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản cho vay mới, Ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với Ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng. Để thực hiện xử lý nợ xấu, Trung Quốc đã thành lập 04 công ty quản lý tài sản với vốn điều lệ khoảng 05 tỷ USD (tương đương 1% tổng số nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Trung Quốc hiện nay). Đây là một con số rất nhỏ so với khối lượng nợ xấu, do đó năm 2004, khi một khối lượng nợ bằng 370 tỷ USD được chuyển giao cho các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 AMC, để đảm bảo nguồn vốn cân bằng với khối lượng nợ chuyển sang các AMC đã phải vay từ Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (262 tỷ USD) và phát hành trái phiếu (108 tỷ USD). Kết quả đến tháng 03/2007 các AMC xử lý được 272,9 tỷ USD mà phần lớn là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu (192,7 tỷ USD). Như vậy là kết quả mà các AMC đạt được là rất đáng ghi nhận và là tấm gương cho chúng ta học tập. 1.4.1.2. Kinh nghiệm quản trị nợ xấu được Thái Lan áp dụng Trong khi đó, để quản trị tốt nợ xấu của quốc gia mình, Chính phủ Thái Lan đã thực thi một số chính sách tích cực để tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng, đặc biệt là xử lý các tài sản thế chấp. Chính phủ cho phép các NHTM, mỗi Ngân hàng được mua tối đa 10% vốn điều lệ. Trong từng trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể mua cổ phiếu của các Ngân hàng gặp khó khăn và cần thiết sát nhập giải thể. Đồng thời, Nhà nước cho phép thành lập Quỹ phát triển và phục hồi tài chính cho Bộ Tài Chính quản lý để phát hành trái phiếu dùng để mua cổ phần của các NHTM, công ty tài chính, nếu không đáp ứng được yêu cầu sẽ kêu gọi nước ngoài mua cổ phần. Để cơ cấu lại nợ và dự phòng rủi ro, Chính phủ thành lập “Ủy ban cơ cấu lại khu vực tài chính tư nhân”. Về cơ cấu lại nợ, có 3 biện pháp: - Điều chỉnh, sửa lại hợp đồng vay vốn như hạ lãi suất vay, giảm gốc vốn vay, tăng thời hạn vay, hoặc yêu cầu con nợ chuyển giao tài sản thế chấp để bán, chấp nhận lỗ để xóa nợ. - Kết hợp giữa việc điều chỉnh lại hợp đồng với việc chuyển giao tài sản thế chấp để xử lý. - Giãn nợ khi con nợ tạm thời gặp khó khăn trong thu chi tài chính, sản xuất kinh doanh. Việc phân loại nợ quá hạn để dự phòng rủi ro được tính theo 5 loại: - Loại 1: Nợ quá hạn bình thường, trong thời gian 1 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 1%. - Loại 2: nợ quá hạn không bình thường, trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 2%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 - Loại 3: Nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn bình thường, trong hạn từ 3 đến 6 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 20%. - Loại 4: Nợ khó đòi, trong thời hạn từ 6 đến 12 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 50%. - Loại 5: Nợ quá hạn mất trắng, trên 12 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòn rủi ro là 100%. Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện 6 tháng 1 lần, chính vì vậy, Chính phủ Thái Lan đã có thể quản trị tốt nợ quá hạn trong hệ thống Ngân hàng của mình. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Thanh Hóa Từ các kinh nghiệm quản trị nợ quá hạn ở một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu trong quản trị nợ quá hạn cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Thanh Hóa như sau: Thứ nhất, đối với mỗi một quốc gia nói chung và mỗi Ngân hàng nói riêng khi xử lý nợ quá hạn thì sự hỗ trợ của Chính phủ và các Ban ngành chức năng là điều kiện cần thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ đóng vai trò chỉ đạo và định hướng thống nhất cho các NHTM trong quá trình thực hiện xử lý nợ quá hạn. Chính phủ có thể ban hành các văn bản, quy định tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cũng như hỗ trợ giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nằm ngoài tầm kiểm soát, điều tiết xử lý của NHTM. Thứ hai, việc xử lý nợ quá hạn nhìn chung đều thông qua một tổ chức trung gian là Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của chính bản thân Ngân hàng và công ty mua bán nợ hoặc xử lý nợ trực thuộc Chính phủ. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi nước mà tổ chức này có cách thức tổ chức này có cách thức tổ chức, cơ chế và quy mô hoạt động khác nhau, nhưng tất cả đều có nhiệm vụ chung là mua lại nợ của các NHTM đang bị tồn đọng để xử lý, bán ra thu hồi vốn về. Thứ ba, việc xử lý nợ quá hạn cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề ra. Nếu thời gian xử lý nợ quá hạn càng dài thì kết quả thu được càng hạn chế, nếu xử lý nợ quá hạn càng nhanh thì hệ thống Ngân hàng cũng như nền kinh tế càng có lợi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Thứ tư, khi phân loại các khoản tín dụng, có thể dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện trí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng giống như các NHTM Trung Quốc đã áp dụng. Thứ năm, trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện 6 tháng 1 lần để có thể quản trị tốt nợ quá hạn trong hệ thống Ngân hàng của mình giống như các NHTM Thái Lan đã áp dụng. Thứ sáu, việc xử lý nợ quá hạn phải đi đôi với ngăn chặn nợ quá hạn tái diễn trong tương lai. Việc ngăn chặn nguy cơ nợ quá hạn đối với các Ngân hàng đòi hỏi có các giải pháp tổng thể và các chính sách kinh tế vĩ mô phải lành mạnh. Thứ bảy, một vấn đề nữa có thể thấy, đó là trong khi xử lý nợ quá hạn các NHTM phải chấp nhận tổn thất khá lớn, song song với mục tiêu hạn chế tối đa thiệt hại và thu hồi vốn nhanh nhất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1. Tình hình cơ bản của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Thanh Hóa 2.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Mô hình tổ chức: Cơ quant Trung ương của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua các khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao gồm các Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch trong cả nước. Cung cấp cho Khách hàng và Xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lượng cao; Mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Xã hội Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam - Ngân hàng của mọi người. Chiến lược kinh doanh: Bán lẻ - Dịch vụ - Kinh doanh đa năng. Giá trị cốt lõi: Kỷ cương - Nhân bản - Sáng tạo. Triết lý kinh doanh: - Ba điều hướng tâm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt: + Không có con người, dự án vô ích. + Không có Khách hàng, ngân hàng vô ích. + Không có Tâm - Tín - Tài - Tầm, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vô ích. - Cổ đông: Là nền tảng của Ngân hàng. - Khách hàng: Là ân nhân của Ngân hàng. - Người lao động: Là sức mạnh của Ngân hàng. - Đối tác: Là bằng hữu của Ngân hàng. - Sản phẩm, dịch vụ: Không ngừng đổi mới, phục vụ Khách hàng các sản phẩm Khách hàng cần chứ không phải các sản phẩm Ngân hàng có. - Ý thức kinh doanh: Thượng tôn pháp luật; Gắn Xã hội trong kinh doanh. Logo Ý nghĩa của Logo: Logo của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là thông điệp tinh túy thể hiện tầm nhìn đổi mới, tính công chúng rộng lớn, dễ nhận biết và đi vào lòng người. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 - Khối hình: Thoi vàng và đồng tiền cổ là sự hòa quyện tinh tế giữa hình thức và nội dung, giữa hiện đại và bản sắc, như hình với bóng thể hiện sự đoàn kết chặt chẽ, giống hình ảnh “con lật đật” dù vận động đổi mới, phát triển không ngừng, nhưng luôn ở thế cân bằng vĩnh cửu. - Logo cũng đảm bảo được yếu tố phong thủy theo bản sắc Phương Đông, khối hình và khối chữ ẩn chứa sự tinh túy “Sắc sắc không không”, “Hỏa thiên đại hữu” và “Thiên hỏa đồng nhân” với chân đế LienVietPostBank – Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, một nền móng vững chắc, AN TOÀN – PHÁT TRIỂN – BỀN VỮNG. - Logo được cấu trúc bởi 3 khối màu sắc (Màu trắng: Rõ ràng, minh bạch; Màu xanh: Đoàn kết vững chắc; Màu vàng cam: Hoàn thiện tinh tế) tạo thế chân kiềng vững chắc biểu tượng cho chữ TÍN – TÂM – TÀI, thể hiện ý nghĩa câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” – Ngân hàng của mọi người. Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 và chính thức hoạt động kể từ ngày 01/05/2008. Vào thời điểm thành lập, Ngân hàng Liên Việt có vốn điều lệ là 3.300 tỷ đồng, đứng thứ 2 trong số các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Năm 2011, với sự góp vốn của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam) vào Ngân hàng bằng hệ thống Tiết kiệm Bưu điện và bằng tiền mặt, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) Đến nay, sau hơn 6 năm hoạt động, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã đạt được những thành tích phát triển ấn tượng: 1. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản đến ngày 30/06/2013: • Tổng tài sản: Hơn 70.000 tỷ đồng. • Vốn điều lệ: 6.460 tỷ đồng. • Nguồn vốn huy động: Hơn 50.000 tỷ đồng. • Tổng dư nợ: Khoảng 40.000 tỷ đồng. • Lợi nhuận trước thuế năm 2012: 958 tỷ đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 • Tổng lợi nhuận lũy kế từ năm 2008 đến 2012: 3.797 tỷ đồng. 2. Mạng lưới: Từ 07 điểm giao dịch năm 2008, đến nay, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng đã mở rộng ra toàn quốc, với hơn 10.000 điểm giao dịch tại cả 63 tỉnh thành trong cả nước (gồm 63 Chi nhánh, Sở Giao dịch, Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm của Ngân hàng và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch của Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam). 3. Nhân sự: 2.500. 4. Khách hàng và đối tác: Số lượng khách hàng cá nhân vượt 500.000 người. Số lượng khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank cũng lên tới con số hàng nghìn. 5. Hoạt động xã hội: Qua hơn 5 năm hoạt động, LienVietPostBank đã thực hiện tài trợ hàng trăm công trình và chương trình hoạt động xã hội trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, hố trợ sinh kế, hỗ trợ phát triển địa phương nghèo với tổng giá trị tài trợ cho các chương trình hoạt động, công trình, từ thiện vượt 700 tỷ đồng. Ngân hàng Liên Việt Thanh Hóa chính thức khai trương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_tri_no_qua_han_tai_ngan_hang_tmcp_buu_dien_lien_viet_chi_nhanh_thanh_hoa_8609_1912354.pdf
Tài liệu liên quan