MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 4
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 4
1.1.2. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại 5
1.1.3. Đặc thù hoạt động tín dụng của Ngân hàng 7
1.2. Những vấn đề cơ bản về quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại 10
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu 10
1.2.2.Quản trị nợ xấu 15
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong quản trị nợ xấu 29
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản trị nợ xấu 29
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 32
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 34
2.1. Tổng quan về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NHTMCP NTVN 34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 37
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam trong thời gian qua 38
2.2. Thực trạng quản trị nợ xấu trong Ngân NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 47
2.2.1. Thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam thời gian từ năm 2007-2009 47
2.2.2. Các biện pháp quản trị nợ xấu đã được áp dụng tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 55
2.3. Đánh giá về công tác quản trị nợ xấu tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 64
2.3.1. Kết quả đạt được 64
2.3.2. Hạn chế của quản trị nợ xấu tại NHTMCP NTVN 66
CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 73
3.1. Định hướng phát triển của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 73
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nợ xấu trong NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 75
3.2.1. Yêu cầu và quan điểm về quản trị nợ xấu tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 75
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nợ xấu trong NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 76
3.3. Một số kiến nghị 83
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ 83
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 85
3.3.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ngân hàng thương mại NHTM
Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP
Ngân hàng Nhà Nhà nước NHNN
Ngoại Thương Việt Nam NTVN
Hiệp Hội Ngân hàng HHNH
Tổ chức tín dụng TCTD
Tổ chức kinh tế TCKT
Doanh nghiệp Nhà nước DNNN
Hội sở chính HSC
Dự phòng rủi ro DPRR
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị nợ xấu trong ngân hàng thương mại, thực trạng và giải pháp trong ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh của Ngân hàng. NHTMCP NTVN luôn có sự đổi mới trong các hình thức huy động, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Các hình thức huy động vốn được sử dụng chủ yếu hiện nay ở NHTMCP NTVN là: tiết kiệm dân cư, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu vô danh, trái phiếu đích danh…với thời hạn linh hoạt và lãi suất thích hợp. Nhưng hoạt động huy động vốn của NHTMCP NTVN trong những năm 2007-2008 đứng trước những thách thức lớn. Một là, các NHTMCP liên tục đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn với những sản phẩm bán lẻ trong nước phong phú, đa dạng để thu hút khách hàng. Hai là, tiền gửi của các doanh nghiệp tại NHTMCP NTVN đang có xu hướng giảm dần do không ít tập đoàn, tổng công ty lớn chuyển dịch sang các Ngân hàng nước ngoài và sang các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng do chính tổng công ty thành lập hoặc có vốn đầu tư. Trước tình hình đó, NHTMCP NTVN đã ngay lập tức có những đổi mới cần thiết trong chính sách huy động vốn, chính vì vậy, NHTMCP NTVN luôn là NHTMCP có nguồn vốn lớn nhất Việt Nam và có nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm tổng vốn huy động tại thời điểm 31/12/2008 đạt 196.507 tỷ đồng, tăng 10,2% so với 2007, trong đó vốn huy động từ nền kinh tế đạt 159.989 tỷ đồng, tăng 10.2% so với năm 2007. Đồng thời, Trong năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động vốn của NHTMCP NTVN năm 2008 vẫn tăng trưởng ở mức 9,9%. Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 10,5%, trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 15,44%, cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 2007 (8,09%).Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của NHTMCP NTVN đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN.
Sang đến năm 2009, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, ngay từ đầu năm Ban Lãnh đạo NHTMCP NTVN đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Ban lãnh đạo cũng đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trong hệ thống nhằm tập trung nguồn lực cho công tác huy động và kinh doanh vốn. Kết quả cụ thể như sau: Tổng huy động vốn từ hai thị trường (I và II) của NHTMCP NTVN năm 2009 tăng 17,5%. Huy động từ nền kinh tế (thị trường I) đạt 169.457 tỷ quy đồng, tăng 5,9% so với cuối năm 2008. Huy động VND từ khách hàng (thị trường II) tăng 18,8% so với năm trước. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động vốn tiền gửi của dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá tốt (+34,5%) là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều trong năm, và sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống.
Trong thời gian tới, khi áp lực cạnh tranh trong huy động vốn càng trở lên gay gắt, để nguồn vốn NHTMCP NTVN tăng trưởng ổn định và bền vững đòi hỏi toàn bộ hệ thống NHTMCP NTVN phải nỗ lực tìm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời thực thi khẩn trương và nghiêm túc chủ trương của Ban lãnh đạo về việc đa dạng hóa cơ cấu đội ngũ khách hàng, trong đó chú trọng phát triển đối tượng khách hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.1.3.2. Sử dụng vốn
Nguồn vốn tăng trưởng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn vốn. Bám sát định hướng hoạt động tín dụng năm 2007 là “Tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chiến lược tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”, NHTMCP NTVN đã triển khai thực hiện mô hình tín dụng mới trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, NHTMCP NTVN cũng tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa các quy trình, quy chế và nâng cao các công cụ quản lý như: Ban hành Quy trình xét duyệt cho vay trên 10% vốn tự có, hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp cho phù hợp hơn với thực tế, bước đầu xây dựng danh mục tín dụng cho toàn hệ thống…Nhờ vậy, chất lượng tín dụng của NHTMCP NTVN trong những năm qua được cải thiện đáng kể.
Bảng 2.1: Dư nợ và tổng Tài Sản của NHTMCP NTVN năm 2007-2009
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Dư nợ
97.656
112.793
141.621
Tổng Tài sản
197.363
221.950
255.495
Dư nợ/Tổng tài sản (%)
49.5
50.8
55.4
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCP NTVN qua các năm 2007, 2008, 2009
Cụ thể, năm 2008, tổng dư nợ tín dụng đạt 112.793 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2007 (97.656 tỷ đồng) và đạt 100,6% kế hoạch. Dư nợ tín dụng của riêng Ngân hàng tại 31/12/2008 đạt 111.642 tỷ quy đồng, tăng 15,6% so với cuối năm 2007 (Xem bảng 2.1 và biểu đồ 2.2).
Biểu đồ 2.2: Dư nợ và tổng Tài Sản của NHTMCP NTVN năm 2007-2009
Đơn vị: tỷ VND
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCP NTVN qua các năm 2007, 2008, 2009
Như vậy tính đến cuối năm 2008, chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch điều chỉnh. Mặc dù hoạt động tín dụng của NHTMCP NTVN trong năm 2008 chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế nhưng trong năm 2008, NHTMCP NTVN đã xác định và kiên quyết thực thi chủ trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, đồng thời ưu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực trọng điểm và hỗ trợ tối đa, cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng, cụ thể là: Bám sát tình hình thị trường và chỉ đạo của Chính phủ để khống chế tăng trưởng tín dụng. Trên thực tế, NHTMCP NTVN đã 2 lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, từ 29,2% xuống 27,0% và xuống còn 15,0%;Trong phạm vi kiềm chế tín dụng, NHTMCP NTVN cũng đã thực hiện chính sách ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất, lưu thông, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu (nhất là các loại hàng mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được) như lương thực, xăng dầu, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, giấy… Thu hẹp cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao hoặc chưa thực sự thiết yếu như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng; đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ các lĩnh vực, khách hàng thuộc mục tiêu phát triển. Riêng trong tháng 12, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ và NHNN, dư nợ tăng thêm tới 7.123 tỷ đồng với những nguyên do: (i) nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp tăng mạnh trong tháng cuối năm; (ii) một số dự án được giải ngân với số tiền lớn.
Sang đến năm 2009, NHTMCP NTVN vẫn phát huy được thành tích tốt của mình trong năm 2008, cụ thể là tổng dư nợ tín dụng năm 2009 đạt 141.621 tỷ VND, tăng 25.6% so với năm 2008. Mức tổng dư nợ tín dụng năm 2009 cũng đạt vượt 6.4% so với mức tổng dư nợ tín dụng theo kế hoạch Hội đồng Quản trị giao (133.096 tỷ VND) [18].
2.1.3.3. Các hoạt động khác
Bên cạnh các hoạt động huy động và sử dụng vốn, các hoạt động kinh doanh khác của NHTMCP NTVN vẫn phát triển ổn định và hoàn thiện. NHTMCP NTVN vẫn giữ thế mạnh truyền thống trong các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cũng như các hoạt động khác. Cụ thể như sau:
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:
Năm 2009 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước bị sụt giảm - giảm 13,2% so với năm 2008, trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 9,9% và nhập khẩu giảm 15,8%. Trong bối cảnh chung, hoạt động thanh toán của NHTMCP NTVN cũng không tránh khỏi sự tụt giảm. Bên cạnh đó, NHTMCP NTVN còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của toàn hệ thống NHTMCP NTVN đạt 25,62 tỷ USD, giảm 23,8% so với năm 2008. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 12,46 tỷ USD, giảm 28,7% so với năm trước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 13,15 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2008. Mặc dù vậy NHTMCP NTVN vẫn duy trì thị phần lớn trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: thị phần thanh toán XNK chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 2009; trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu chiếm 22% thị phần cả nước, doanh số thanh toán nhập khẩu chiếm 19,1% .
Dịch vụ thẻ
Trong năm 2009, tất cả các chỉ tiêu về thẻ của NHTMCP NTVN đều vượt kế hoạch đề ra cả về số lượng thẻ mới phát hành cũng như doanh số thanh toán. NHTMCP NTVN là Ngân hàng có số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán không ngừng gia tăng qua các năm và luôn giữ vị trí dẫn đầu về các chỉ tiêu này trên thị trường thẻ Việt Nam. Tổng số lượng thẻ do NHTMCP NTVN phát hành được 966.243 thẻ, tăng 11,7% so với năm 2008. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt 567 triệu USD, đạt 105,5% kế hoạch năm. NHTMCP NTVN hiện chiếm hơn 53% thị phần thanh toán thẻ quốc tế, gần 36% thị phần phát hành thẻ thanh toán quốc tế và 21% thị phần phát hành thẻ nội địa và hơn 33% thị phần doanh số sử dụng thẻ các loại. NHTMCP NTVN luôn chú trọng đầu tư cho hoạt động phát triển mạng lưới, tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy hoạt động thanh toán và sử dụng thẻ của khách hàng được thuận lợi, dễ dàng và hiệu quả. Đến cuối năm 2009, NHTMCP NTVN tiếp tục là Ngân hàng có mạng lưới ATM cũng như POS lớn nhất thị trường với gần 15% thị phần về số lượng ATM (1.530 máy) và hơn 26% thị phần mạng lưới POS (hơn 9.700 máy POS). Từ tháng 4 năm 2009, NHTMCP NTVN trở thành Ngân hàng Việt Nam đầu tiên áp dụng chuẩn EMV cho cả hai thương hiệu Visa và Mastercard, triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến trên internet cho thể quốc tế và thẻ nội địa, đáp ứng được yêu cầu sử dụng thẻ của khách hàng và bắt kịp với xu thế phát triển của thị trường.
Kinh doanh ngoại tệ
Năm 2009 là năm rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài. Do vậy, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của NHTMCP NTVN trong năm 2009 giảm 14,3% so với năm 2008. Trong năm, NHTMCP NTVN đã bám sát thị trường, liên tục đưa ra các chính sách chỉ đạo để thích ứng với sự thay đổi của thị trường, đồng thời áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ để hạn chế rủi ro. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm đã đóng góp một nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của NHTMCP NTVN.
Ngân hàng bán lẻ
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, NHTMCP NTVN tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán lẻ. Kết thúc năm, các chỉ tiêu kế hoạch bán lẻ đã được thực hiện khá tốt và tương đối toàn diện. Tính đến ngày 31/12/09, huy động vốn từ dân cư tăng 34,5% so với 31/12/08; Tổng dư nợ cho vay tăng 36%; Tổng doanh số chuyển tiền đến trực tiếp cho khách hàng cá nhân trong năm 2009 là 1.016 triệu USD; doanh số chuyển tiền cá nhân gián tiếp qua các doanh nghiệp và Ngân hàng làm dịch vụ đạt khoảng 300 triệu USD. Các dịch vụ điện tử được đẩy mạnh và quan tâm: Dịch vụ Internet B@nking: số lượng khách hàng đăng ký sử dụng tăng 84,2% so với 31/12/08; Dịch vụ SMS B@nking tăng 97,3%, Dịch vụ VCB-Securities-Online đạt doanh số cả năm 2.846,9 tỷ đồng v.v...
Góp vốn liên doanh cổ phần
Đến 31/12/2009, NHTMCP NTVN tham gia góp vốn vào 29 đơn vị. Tổng vốn góp đầu tư, liên doanh, mua cổ phần đạt 3.527 tỷ đồng (không bao gồm phần vốn góp vào các công ty trực thuộc), chiếm 29,1% vốn điều lệ. Vốn góp vào liên doanh với các đối tác nước ngoài chiếm 30,5%, góp vốn cổ phần với các tổ chức tín dụng trong nước chiếm 55,4%, góp vốn cổ phần với các tổ chức kinh tế trong nước khoảng 14,1%. Tổng thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong năm 2009 đạt 454,7 tỷ đồng.
Lợi nhuận hàng năm
Bảng 2.2: Lợi nhuận của NHTMCP NTVN năm 2007 - 2009
Đơn vị: Tỷ VND
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Lợi nhuận trước thuế
3.149
3.541
5.004
Lợi nhuận sau thuế
2.389
2.692
3.944
Lợi nhuận sau thuế tăng
10.74 %
12.68%
46.51%
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCP NTVN qua các năm 2007, 2008, 2009
Nhờ việc thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, năm 2009, NHTMCP NTVN tiếp tục đạt được những kết quả hoạt động kinh doanh đáng khích lệ.
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận của NHTMCP NTVN năm 2007 - 2009
Đơn vị: Tỷ VND
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCP NTVN qua các năm 2007, 2008, 2009
Lợi nhuận thu được năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt lợi nhuận sau thuế của năm 2009 đạt 3.944 tỷ VND, tăng vượt bậc so với năm 2008 là 46.51%, đây thực sự là mức tăng ấn tượng so với giai đoạn năm 2008-2007. Chính nhờ vào mức tăng trưởng lợi nhuận này, NHTMCP NTVN được coi là một trong số các Ngân hàng hàng đầu trong danh sách Ngân hàng đã có lợi nhuận dự kiến vượt 2.000 tỷ đồng (gồm có: Vietcombank, VietinBank, ACB và Techcombank). Đây là mức lợi nhuận tăng đáng khích lệ nếu đem so sánh với các nhóm Ngân hàng còn lại như: Nhóm các Ngân hàng có lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng gồm: Sacombank, Eximbank, MB. Nhóm các Ngân hàng có lợi nhuận dưới 1.000 tỷ đồng gồm: Ngân hàng Hàng Hải, Ngân hàng cổ phần Sài Gòn, Ngân hàng Quốc tế, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Liên Việt… .
2.2. Thực trạng quản trị nợ xấu trong Ngân NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
2.2.1. Thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam thời gian từ năm 2007-2009
Trước hết, có thể xem xét tổng quát thực trạng nợ xấu của NHTMCP NTVN giai đoạn trước cổ phần hóa đến năm 2006 trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Nợ xấu và dư nợ tín dụng của NHTMCP NTVN
giai đoạn trước cổ phần hóa đến năm 2006
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nợ xấu
1.320
1.607
1.782
1.053
Tổng Dư nợ
39.269
48.906
56.194
67.816
Nợ xấu /Tổng Dư nợ (%)
3.36
3.28
3.17
2.66
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCP NTVN qua các năm 2003, 2004, 2005, 2006
Dựa vào bảng 2.3 có thể thấy, giai đoạn trước cổ phần hóa từ năm 2003 đến năm 2005, tỷ lệ nợ xấu của NHTMCP NTVN luôn ở mức trên 3%. Nhưng kể từ sau khi cổ phần hóa năm 2006, tỷ lệ nợ xấu đã giảm một cách vượt bậc xuống còn 2.66%. Đây có thể được xem là một thành công lớn từ việc cổ phần hóa của NHTMCP NTVN.
Sang đến năm 2007, theo kết quả từ báo cáo hoạt động kinh doanh của NHTMCP NTVN, hoạt động tín dụng của NHTMCP NTVN vẫn có những điều kiện khá thuận lợi so với năm 2006.
Biểu đồ 2.4: Tổng nợ xấu của NHTMCP NTVN năm 2007-2009
Đơn vị: tỷ VND
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCP NTVN qua các năm 2007, 2008, 2009
Cụ thể là tỷ trọng sử dụng vốn cho tín dụng tăng từ 39% cuối năm 2006 lên 49% cuối năm 2007. Tổng dư nợ tín dụng năm 2007 đạt 97.656 tỷ VND, tăng 44% so với năm 2006. Đó là tình hình hoạt động tín dụng nói chung, còn về quản trị nợ xấu của NHTMCP NTVN năm 2007 như sau (xem biểu đồ 2.4): Năm 2007, nợ nhóm 1 của NHTMCP NTVN chiếm tỷ trọng 94,33%, nhóm 2 chiếm 1,8% và nhóm nợ xấu (nhóm 3-5) được kiểm soát ở mức 3,87% tổng dư nợ. So với tỷ lệ nhóm nợ xấu của năm 2006 là 2,66%, tỷ lệ nợ xấu năm 2007 tăng 1.21% chủ yếu do việc phân loại nợ được tiến hành theo quy định sửa đổi chặt chẽ hơn của Ngân hàng Nhà nước. Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản vay của NHTMCP NTVN được thực hiện triệt để theo quy định của NHNN. Do vậy, năm 2007, NHTMCP NTVN đã trích đủ 100% dự phòng rủi ro theo quy định của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Số dự phòng rủi ro đã sử dụng năm 2007 để xử lý nợ là 298 tỷ VND. Sau xử lý bằng dự phòng, việc theo dõi, xây dựng và thực thi phương án thu hồi nợ của từng khách hàng được thực hiện với kết quả tốt. Năm 2007, khoản thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng là 392,8 tỷ VND.
Tuy nhiên, sang đến năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với Ngân hàng. Chính vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, năm 2008 được đánh giá là một năm đầy khó khăn với ngành Ngân hàng. Ngay từ đầu năm, sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Việc tiếp cận được vốn tín dụng từ Ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợ đến hạn từ phía khách hàng khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Nguyên nhân của việc nợ xấu tăng cao cũng cần phải kể đến chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát khiến NHTMCP NTVN cắt giảm hạn mức tín dụng. Đồng thời lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm, kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ Ngân hàng dẫn tới nợ quá hạn tăng đột biến. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến NHTMCP NTVN phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn vào các nhóm nợ thích hợp. Hơn nữa, các doanh nghiệp lại đang có thiên hướng vay vốn với kỳ hạn dài hơn trước đây (vì gia tăng các hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư đòi hỏi kỳ hạn vốn dài hơn hoạt động thương mại), trong khi nguồn vốn ngắn hạn của NHTMCP NTVN lại chiếm phần nhiều hơn. (Xem bảng 2.4. Điều này tạo ra khe hở kỳ hạn, ảnh hưởng tới vấn đề thanh khoản.
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng của NHTMCP NTVN từ năm 2007 - 2009
Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD
Chỉ tiêu
Năm
2008 so với 2007
2009 so với 2008
2007
2008
2009
Tuyệt đối
% Tăng trưởng
Tuyệt đối
% Tăng trưởng
Tổng dư nợ quy VNĐ
97.656
112.793
141.621
15.137
15,5%
28.828
25,6%
1. Theo loại tiền:
- VND
46.776
66.486
94.339
19.710
42,1%
27.853
41,9%
- Ngoại tệ (quy USD)
3.049
2.659,9
2.575,6
- 389,1
- 12,8%
- 84,3
- 3,2%
2. Theo thời gian:
- Ngắn hạn
48.524
59.284
72.444
10.760
22,2%
13.160
22,2%
- Trung dài hạn
49.132
53.509
69.177
4.377
8,9%
15.668
29,28%
3. Nợ xấu:
- Tổng nợ xấu
3.779
5.289
3.498
1,510
40.1%
- 1.791
- 33,86%
- Tỷ lệ nợ xấu
3,87%
4,69%
2,47%
0,82%
- 2,22%
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCP NTVN qua các năm 2007, 2008, 2009
Một nguyên nhân khác không thể không kể đến là số lượng các NHTM ở Việt Nam ngày càng nhiều, làm phân tán nguồn tiền vì NHTM nào cũng cố giành giật thị phần và muốn tăng trưởng quy mô tín dụng (do hầu hết vẫn còn là quy mô nhỏ nhưng vẫn cam kết cho vay đầu tư đa dạng) trong khi khả năng huy động vốn còn yếu. Vì vậy, dẫn tới nguồn vốn huy động được của NHTMCP NTVN bị ảnh hưởng đáng kể, dẫn đến nợ xấu tăng cao. Mặt khác, khi cho vay NHTMCP NTVN vẫn còn có lúc chưa khảo sát kỹ khách hàng, phương án khả thi, cho vay vốn sai mục đích, khách hàng kinh doanh không hiệu quả, có nguy cơ phá sản, khiến Ngân hàng khó thu hồi hoặc không thể thu hồi được vốn và lãi vay.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới nguyên nhân cuối năm 2007 đầu 2008 là thời điểm bùng nổ của thị trường bất động sản. Một lượng lớn vốn của Ngân hàng đã đổ vào lĩnh vực này. Nhưng đến thời điểm năm 2008, thị trường bất động sản giảm 30 - 40% và thị trường đóng băng nên doanh nghiệp khó trả nợ vay ngân hàng. Giá bất động sản tại nhiều khu vực đã tăng “nóng” cũng giảm sâu, nhưng nhiều nhà đầu cơ và kể cả chủ đầu tư khó “đẩy” hàng để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy, nợ quá hạn tại Ngân hàng đã tăng lên đáng kể và chủ yếu rơi vào khoản cho vay bất động sản. Do đó, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. Tại thời điểm 31/12/2008, tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của NHTMCP NTVN là 4,6%. Chính vì vậy, trong việc trích lập dự phòng rủi ro, với quan điểm thận trọng, NHTMCP NTVN đã phân loại nợ khá chặt chẽ theo quy định của NHNN và đã trích đầy đủ dự phòng cho số nợ có nguy cơ tiềm ẩn. Năm 2008, toàn hệ thống NHTMCP NTVN đã trích đủ 100% dự phòng rủi ro tín dụng với tổng số tiền hạch toán vào chi phí là 3.586 tỷ VND (bao gồm: chi phí dự phòng rủi ro tín dụng: 2.971 tỷ đồng, chi phí dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán: 614,5 tỷ đồng), gấp 2,7 lần so với chi phí dự phòng năm 2007 [17]. Số dư quỹ dự phòng rủi ro đến 31/12/08 là 5.688 tỷ đồng, trong đó số dư dự phòng rủi ro tín dụng là 4.274 tỷ, dự phòng cam kết ngoại bảng là: 792 tỷ và số dư dự phòng giảm giá là 623 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sang đến năm 2009, tình trạng nợ xấu đã được cải thiện đáng kể. Nguyên nhân khách quan là nhờ gói hỗ trợ lãi suất kích cầu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục kế hoạch kinh doanh để thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm dần đã giúp các Ngân hàng thu hồi được các khoản nợ khó đòi của nhà đầu tư bất động sản còn tồn trong năm 2008. Chính vì vậy, mặc dù thị trường năm 2009 còn nhiều khó khăn, nhưng chất lượng tín dụng và sức khỏe doanh nghiệp đã phần nào được cải thiện. Nhiều khoản nợ khó đòi của năm 2008 đã được thu hồi, kéo nợ xấu giảm. Hơn nữa, năm 2009 hệ thống Ngân hàng Việt Nam còn phải thực hiện trách nhiệm mà Chính phủ đặt lên vai các Ngân hàng làm kênh dẫn xuất các chính sách tài khoá, tiền tệ phục vụ tăng trưởng kinh tế, thực hiện an sinh xã hội. Điều này đặt ra không ít rủi ro cho các NHTM nếu không có một quy trình kiểm soát chặt chẽ hiệu qủa đồng vốn. Các Ngân hàng buộc phải thận trọng hơn với các khoản cho vay, đề phòng và miễn dịch với các dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó tiềm ẩn các khoản nợ xấu, nợ khó đòi; tập trung vốn vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn nhanh và có sự phát triển trong tương lai. Tính chung cả hệ thống, tăng trưởng tín dụng năm 2009 đạt gần 37,73%. Tuy bị đánh giá là quá nóng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng nếu nhìn từ góc độ người cần vốn, có thể thấy rằng đây là một dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế và là một thành công lớn khi các nguồn vốn khác bị suy giảm như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, ODA và nguồn kiều hối.
Đó là những nguyên nhân khách quan, còn xét về phía chủ quan: sau những khó khăn từ năm 2008, NHTMCP NTVN đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng…; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro v.v.. Kết quả là chất lượng tín dụng của NHTMCP NTVN trong năm 2009 được cải thiện đáng kể. Đến 31/12/09 tỷ lệ nợ xấu là 2,47% - thấp hơn nhiều so với mức 4,69% vào cuối năm 2008, thấp hơn mức dự kiến mà Đại hội đồng cổ đông cho phép là 3,5%. Về việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro Đến thời điểm 31/12/2009, NHTMCP NTVN đã trích đủ 100% dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Số dư Quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2009 theo Báo cáo kiểm toán hợp nhất là 5.502 tỷ đồng trong đó dự phòng chung là 1.387 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 4.115 tỷ đồng. Trong năm, NHTMCP NTVN đã tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi nợ và số tiền thu hồi được ghi vào thu nhập bất thường là 148 tỷ đồng.
Ngoài ra, nếu xét theo việc áp dụng phân loại theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN để phân loại nợ, kết quả phân loại nợ từ năm 2007-2009 cho thấy chất lượng tín dụng tại NHTMCP NTVN đã được cải thiện đáng kể, tỷ trọng từng nhóm nợ trên tổng dư nợ tại các thời điểm như Bảng 2.5
Bảng 2.5: Phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
Đơn vị: Tỷ VND
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
Số dư
%
Số dư
%
Số dư
%
Nhóm 1
(Nợ đủ tiêu chuẩn)
92.455
94.68
103.531
91.79
130.090
91.86
Nhóm 2
(Nợ cần chú ý)
1.422
1.46
3.973
3.52
8.033
5.67
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
803
0.82
931
0.83
440
0.31
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
736
0.75
891
0.79
395
0.28
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
2.240
2.29
3.467
3.07
2.663
1.88
Tổng dư nợ
97.656
100%
112.793
100%
141.621
100%
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCP NTVN qua các năm 2007, 2008, 2009
Bảng 2.5 cho thấy nợ thuộc nhóm 1, 2 của NHTMCP NTVN qua các năm 2007-2009 đều chiếm tỷ lệ rất lớn, còn các nhóm nợ xấu 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ rất nhỏ và có biến đổi cụ thể qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác quản trị nợ xấu củ NHTMCP NTVN đã phần nào phát huy được hiệu quả của mình.
Cụ thể trong năm 2007, tỷ lệ nợ xấu giảm so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu do việc phân loại nợ được tiến hành theo quy định sửa đổi chặt chẽ hơn của Ngân hàng Nhà nước. Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản vay của NHTMCP NTVN được thực hiện triệt để theo quy định của NHNN.
Nhưng đến năm 2008, tình hình nợ xấu của NHTMCP NTVN cao hơn so với năm 2007, cụ thể: năm 2008, nợ xấu thuộc nhóm 3: nhóm dưới tiêu chuẩn đã lên tới 931 tỷ VND (tăng 15.94% so với năm 2007), nợ xấu thuộc nhóm 4: nợ nghi ngờ ở mức 891 tỷ VND (21.06% so với năm 2007), nợ xấu thuộc nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn là 3.467 tỷ VND (tăng 54.78% so với năm 2007). Nguyên nhân như chúng ta đã biết là do năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với Ngân hàng. Tuy nhiên cũng cần nhận định rằng, năm 2008 là năm khó khăn chung không phải chỉ với NHTMCP NTVN mà còn với nhiều NHTMCP khác (ví dụ như năm 2008, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tư là 5,7%,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị nợ xấu trong ngân hàng thương mại thực trạng và giải pháp trong ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam.doc