Luận văn Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Lách, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Trang

 

Chương 1 : GIỚI THIỆU ---------------------------------------------1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU-------------------------------------------------- 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------- 1

1.2.1. Mục tiêu chung ---------------------------------------------------------------- 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể----------------------------------------------------------------- 2

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------- 2

1.3.1 Không gian ---------------------------------------------------------------------- 2

1.3.2 Thời gian ------------------------------------------------------------------------ 2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu --------------------------------------------------------- 2

1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------- 3

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU-------------------------------------------------------- 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU---------------------------------------------------------5

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN --------------------------------------------------------- 5

2.1.1.Khái niệm về tính thanh khoản, cung – cầu thanh khoản và khả năng

thanh toán---------------------------------------------------------------------------------- 5

2.1.2. Rủi ro thanh khoản ------------------------------------------------------------ 6

2.1.3. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản ------------------------------------- 7

2.1.4. Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản --------------------------------- 9

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------- 11

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ------------------------------------------------ 11

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------- 11

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NHNo & PTNT

CHỢ LÁCH – BẾN TRE --------------------------------------------12

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ LÁCH

---------------------------------------------------------------------------------------------- 12

3.1.1. Lịch sử hình thànhvà phát triển---------------------------------------------- 13

3.1.2. Chức năng hoạt động của ban giám đốc chi nhánh ----------------------- 13

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN------------ 14

3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ---------------------------------------------- 14

3.2.2. Chức năng các phòng ban ---------------------------------------------------- 14

3.2.3. Các nghiệp vụ kinh doanh và lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Ngân hàng 18

3.2.4. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu------------------------------------------------------ 19

3.2.5. Sản phẩm và dịch vụ của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát

triển nông thôn huyện Chợ Lách đang hoạt động------------------------------------ 19

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG QUA 3 NĂM 2006, 2007 VÀ NĂM 2008--------------------------------- 19

3.3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh------------------------------------ 19

3.3.2. Phân tích các chỉ số tài chính------------------------------------------------ 22

3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA NHNo & PTNH CHỢ LÁCH- TỈNH BẾN TRE TRONG NĂM 2008

---------------------------------------------------------------------------------------------- 22

3.4.1. Thuận lợi------------------------------------------------------------------------ 23

3.4.2. Khó khăn------------------------------------------------------------------------ 24

3.4.3. Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới ---------------- 25

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ

RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHNo & PTNT CHỢ LÁCH

– BẾN TRE-------------------------------------------------------------27

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI NHNo &

PTNT CHỢ LÁCH - BẾN TRE------------------------------------------------------ 26

4.1.1. Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn của ngân hàng------------- 26

4.1.2. Phân tích tình hình biến động về tài sản của ngân hàng ------------------ 33

4.2. PHÂN TÍCH CUNG – CẦU THANH KHOẢN TẠI NHNo & PTNT

CHỢ LÁCH - BẾN TRE -------------------------------------------------------------- 35

4.2.1. Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích các chỉ số

tài chính------------------------------------------------------------------------------------ 35

4.2.2. Đánh giá trạng thái thanh khoản bằng việc phân tích cung – cầu thanh

khoản tại ngân hàng --------------------------------------------------------------------- 42

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO

THANH KHOẢN TẠI NHNo & PTNT CHỢ LÁCH – BẾN

TRE TRONG THỜI GIAN TỚI -----------------------------------47

5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ----------------------------------------------------- 47

5.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ THANH

KHOẢN----------------------------------------------------------------------------------- 48

5.2.1. Duy trì mối liên hệ chặt chẽ hoạt động của phòng tín dụng và phòng

nguồn vốn---------------------------------------------------------------------------------- 49

5.2.2. Gải pháp cân đối giữa cung và cầu thanh khoản ------------------------- 49

5.2.3. Giải pháp quản trị thanh khoản dựa vào tài sản-------------------------- 49

5.2.4. Giải pháp quản trị thanh khoản dựa vào nguồn vốn --------------------- 50

5.2.5. Giải pháp quản trị thanh khoản cân bằng --------------------------------- 50

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------52

6.1. KẾT LUẬN-------------------------------------------------------------------52

6.2. KIẾN NGHỊ------------------------------------------------------------------53

6.2.1. Đối với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh

Chợ Lách ---------------------------------------------------------------------------------- 53

6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chi nhánh NHNo & PTNT

tỉnh Bến Tre ------------------------------------------------------------------------------- 54

6.2.3. Đối với Nhà Nước và chính quyền địa phương---------------------------- 55

PHỤ LỤC---------------------------------------------------------------56

TÀI LIỆU THAM KHẢO-------------------------------------------60

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2950 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Lách, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 33 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 50.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thời gian Doanh thu Chi phí Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng Hình 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT qua ba năm 2006, 2007 và năm 2008 (Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2006, 2007 và năm 2008) Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm ta thấy kết quả kinh doanh của Ngân hàng có xu hướng đi xuống từ năm 2006 đến 2008 cụ thể như sau: Năm 2006 lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là 10.612 triệu đồng sang năm 2007 là 7.310 triệu đồng giảm 3.302 triệu đồng, giảm với tốc độ 31,36% so với năm 2007. Đến năm 2008 lợi nhuận này tiếp tục giảm chỉ đạt là 5.483 triệu đồng giảm 1.743 triệu đồng, tức giảm 24,12% so với năm 2007. Từ lợi nhuận trước thuế giảm sẽ dẩn đến lợi nhuận sau thuế cũng giảm theo cụ thể là: Năm 2006 lợi nhuận sau thế là 10.528 triệu đồng nhưng đến năm 2007 thì lợi nhuận này 7.226 triệu đồng giảm 3.302 triệu đồng, giảm với tốc độ 31,36% so với năm 2006. Sang 2008 thì lợi nhuận sau thuế chỉ còn có 5.483 triệu đồng, giảm 1.743 triệu đồng, tốc độ giảm 24,12% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận trước và sau thuế giảm do các nguyên nhân sau: Năm 2006 tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh 36.259 triệu đồng nhưng đến năm 2007 thì thu nhập này giảm chỉ đạt được 35.349 triệu đồng giảm 2,51% so với năm 2006 tương ứng với số tiền 910 triệu đồng. Nhưng sang năm 2008 thì GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 34 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre thu nhập này tăng lên một cách đáng kể là 36,63% tương ứng với số tiền 12.949 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho tổng thu nhập năm 2007 giảm là do năm đó Ngân hàng gặp nhiều khó khăn về tình hình vốn và phương hướng chỉ đạo của ban lãnh đạo không đúng với mục tiêu yêu cầu xã hội của địa phương. Sang năm 2008 thì tổng thu nhập lại tăng lên là do Ngân hàng đã khắc phục được những khó khăn mà năm 2007 không đạt được. Mặt khác, Ngân hàng có những chính sách về công tác cho vay, công tác thu nợ và có chính sách Marketting thích hợp. Bên cạnh tổng thu nhập tăng thì tổng chi phí đóng vai trò quyết định làm lợi nhuận giảm của ngân hàng. Năm 2006 tổng chi phí là 25.647 triệu đồng sang năm 2007 thì tổng thu nhập là 28.039 triệu đồng tăng 2.392 triệu đồng, tốc độ tăng 9,32% so với năm 2006. Năm 2008 thì tổng chi phí 42.731 triệu đồng, tăng 14.628 triệu đồng, tốc độ tăng 52,40%. Nguyên nhân là do chi phí lãi suất của ngân hàng phải trả cũng tăng qua ba năm, chi phí lãi suất chủ yếu do ngân hàng phải trả cho hoạt động huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng, vốn vay, chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng Trung Ương,… Bên cạnh đó ngân hàng cũng phải tốn chi phí mở rộng hoạt động, đầu tư thêm tài sản cố định, máy móc trang thiết bị, chi phí phục vụ cho hoạt động tiếp thị… Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong ba năm 2006, 2007, 2008 việc kinh doanh của ngân hàng có chiều hướng đi xuống bên cạnh lợi nhuận mà ngân hàng đạt được thì thành công lớn nhất của ngân hàng đó là NHNo & PTNT huyện Chợ Lách luôn là bạn đồng hành với nông dân trên con đường xây dựng đời sống kinh tế, xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo làm giàu từ những vườn cây, ao cá… đều có công “vun xới” của cán bộ ngân hàng từ những đồng vốn mà ngân hàng mang đến. Lợi nhuận ròng của ngân hàng trong năm 2008 có xu hướng giảm đi so với 2 năm trước đó, nhưng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn có lợi nhuận, do tình hình thị trường có nhiều biến động nên kết quả kinh doanh của Ngân hàng có khuynh hướng đi xuống. Để có thể đứng vững trong xu thế hội nhập, đảm bảo thực hiện tốt chức năng của Ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của địa phương, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị mới, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên kinh tế… Ngân hàng cần phải phấn đấu không ngừng để nâng cao hiệu quả. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 35 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre 3.3.2. Phân tích các chỉ số tài chính Nguyên nhân nào làm cho lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng giảm đi so với năm trước đó do tình hình kinh tế biến động ảnh hưởng mạnh đến doanh thu và chi phí của ngân hàng; làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn cũng như tổng tài sản và trực tiếp tác động lên tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn thì thông qua các chỉ số tài chính trong bảng số liệu 3 sẽ làm rõ vấn đề này. Bảng 3: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ LÁCH QUA 3 NĂM 2006, 2007 VÀ NĂM 2008 Đvt: Triệu đồng Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu (DT) 36.259 35.349 48.298 Tổng dư nợ ( Tổng DN) 188.234 252.837 272.238 Vốn huy động (VHĐ) 99.356 133.729 211.559 Tổng tài sản ( tổng TS) 199.125 269.674 280.788 Lợi nhuận ròng ( LNR) 10.528 7.226 5.483 Tổng DN/ VHĐ ( lần) 1,89 1,89 1,29 Tổng DN/Tổng TS ( %) 94,53 93,76 96,95 ROA ( %) 5,29 2,68 1,95 Tỷ suất lợi nhuận (TSLN)(%) 29,04 20,44 11,35 (Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Chợ Lách 3 năm 2006, 2007, 2008) Ö Tổng DN/VHĐ: Qua kết quả phân tích ta thấy DN/VHĐ qua các năm có chiều hướng giảm riêng năm 2008 thì chỉ số này giảm đáng kể so với 2 năm 2006 và năm 2007, đạt 1,29 lần điều này cho thấy tổng vốn huy động của ngân hàng còn thấp so với cho vay. Nhìn chung qua 3 năm thì Ngân hàng đã sử dụng tốt vốn huy động trong việc cho vay nhưng vốn huy động chưa đáp ứng nhu cầu. Ö Tổng DN/Tổng TS: Ta nhận thấy chỉ tiêu này tương đối ổn định ở mức 0,95% qua 3 năm. Và cho thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng tăng đều ở lĩnh vực cho vay… Ö ROA: Nhìn chung chỉ số ROA mà ngân hàng đạt được là cao, năm 2006 là 5,29% và chỉ số này có xu hướng giảm đi trong 2 năm tiếp theo cụ thể là năm GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 36 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre 2007 là 2,68% và 1,95% trong năm 2008. Nguyên nhân ROA giảm như vậy là do LNR trong 2 năm 2007 và năm 2008 giảm đi rất nhiều; 31,36% năm 2007 so với năm 2006, 24,12% năm 2008 so với năm 2007. Trong khi đó tốc độ tăng của tổng tài sản thì thấp hơn. Chỉ số ROA giảm xuống như vậy cho ta thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có xu hướng không tốt lắm, Ngân hàng có cơ cấu tài sản chưa hợp lý. Tuy nhiên chỉ số ROA thấp không có nghĩa là hoạt động kinh doanh của Ngân hàng xấu đi vì ROA càng lớn thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng rủi ro. Cho nên do chính sách kinh doanh của Ngân hàng là không chấp nhận rủi ro mặc dù lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh không cao lắm. Và chỉ số ROA tốt còn phản ánh được năng lực quản trị của ban lãnh đạo tốt. Ö Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm qua 3 năm, đặc biệt là giảm nhiều nhất trong năm 2008 (11,35%) so với năm 2007. Tỷ số này có ý nghĩa là sự tham gia của một đồng thu nhập sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như kết quả phân tích ở bảng 3 cho ta thấy trung bình 0,23 đồng lợi nhuận được tạo ra khi có một đồng thu nhập tham gia vào hoạt động kinh doanh. Chỉ số này giảm qua các năm cho thấy chiến lược kinh doanh của Ngân hàng chưa hợp lý, chưa sáng tạo và chưa thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế. Qua phân tích các chỉ số tài chính tại chi nhánh cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có chiều hướng đi xuống nhưng không xấu lắm. Từ đó cho thấy Ngân hàng cần có chiến lược hợp lý hơn trong việc đề ra chiến lược kinh doanh trong thời gian sắp tới. 3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNH CHỢ LÁCH - TỈNH BẾN TRE TRONG NĂM 2008 3.4.1. Thuận lợi Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Chợ Lách là một ngân hàng quốc doanh, có thời gian thành lập cũng khá lâu và được đặt ở vị trí khá thuận lợi ngay trung tâm thị trấn nên được nhiều khách hàng tin tưởng và tín nhiệm, việc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng khá thuận lợi. Hoạt động của ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương, các ban ngành đã tạo điều kiện cho Ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 37 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre chuyển tải vốn một cách đúng hướng, kịp thời và mọi công việc của cán bộ tín dụng được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi và dễ dàng. Các điều kiện về giao thông và hệ thống hạ tầng cơ sở, hạ tầng khác như thuỷ lợi, điện… ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng giám sát món vay, thông tin nhanh chóng, giảm chi cho vay và thu nợ… Thiên tai ít xảy ra mà nếu có thì trên diện hẹp, thiệt hại không lớn. Do đó tình trạng khoanh nợ, giãn nợ ít xảy ra. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, yêu nghề, tận tụy với công việc được giao, có ý thức thái độ phục vụ khách hàng. 3.4.2. Khó khăn Tuy có nhiều thuận lợi, song hoạt động của ngân hàng không thể tránh khỏi những khó khăn xảy ra làm hạn chế hiệu quả hoạt động của ngân hàng và hiện nay vấn đề mà ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm đó là: ¾ Thị trường nông sản chưa được ổn định từ đó dẫn đến người dân thường xuyên thay đổi giống cây trồng làm cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Mặt khác giá nông sản luôn biến động đã gây không ít khó khăn cho quá trình sản suất kinh doanh, đời sống của nhân dân. Từ đó gây ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của ngân hàng. ¾ Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố tác động như: lạm phát tăng cao, giá xăng dầu leo thang, thiên tai, dịch bệnh đe dọa,…làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng vay vốn. ¾ Tình hình dịch cúm gia cầm và bệnh dịch ở gia súc còn có khả năng xãy ra ở một số địa phương làm cho người dân không yên tâm vay vốn tín dụng để phát triển sản suất kinh doanh. ¾ Do sự chủ quan của một số cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định nên còn có khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích vay. ¾ Tình hình cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ngày càng gây gắt đã gây ra sự bất lợi cho hoạt động kinh doanh. ¾ Mặt khác, Chợ Lách là một huyện vùng sâu, hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, trình độ canh tác, trình độ kỹ thuật còn hạn chế nên lượng vốn đầu tư chưa lớn. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 38 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre ¾ Bên cạnh đó do hoạt động trên địa bàn nông thôn nên ý thức chấp hành luật của người dân chưa cao, làm ăn còn mang tín tự phát nên dễ dẫn đến nguy cơ sử dụng vốn không đúng mục đích cũng như không hiệu quả dẫn đến thiếu nguồn trả nợ cho ngân hàng. 3.4.3. Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới 3.4.3.1. Định hướng Trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2008, trên những định hướng phát triển chung của ngành và định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện. Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Lách xác định chương trình kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2009 và những năm tiếp theo như sau: Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương bằng nhiều hình thức và phương thức thích hợp, quan tâm nhiều nhất là huy động vốn trong dân cư nhằm để bổ sung thêm cho tổng nguồn vốn để hoạt động nhằm đảm bảo mở rộng và phát triển dư nợ tín dụng theo mục tiêu định hướng đã đề ra. ¾ Tiếp tục mở rộng và phát triển dư nợ tín dụng với mức độ và quy mô phù hợp với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Luôn khẳng định nông nghiệp nông thôn và nông dân vẫn là mục tiêu, là đối tượng cơ bản để phục vụ và phát triển dư nợ tín dụng. ¾ Phát triển và mở rộng dịch vụ ngân hàng với quy mô và hình thức thích hợp nhằm tạo điều kiện tiện ích thông qua hoạt động dịch vụ để phục vụ khách hàng. 3.4.3.2. Phương hướng hoạt động sắp tới của NHNo & PTNT huyện Chợ Lách. Trên cơ sở kết quả đạt được trong 3 năm hoạt động vừa qua, ngân hàng sẽ cố gắng phát huy năng lực thực hiện kế hoạch đề ra và có những phương hướng hoạt động sắp tới nhằm phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn, cụ thể: ¾ Ngân hàng tiếp tục duy trì những thành quả đã đạt được trong những năm đầu đi vào hoạt động và đảm bảo khối lượng vốn phục vụ với các mục tiêu kinh tế xã hội của địa bàn, NHNo & PTNT huyện Chợ Lách có chính sách huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, trong dân cư với lãi suất thích hợp tạo sức thu hút cao. ¾ Ngân hàng sẽ mở rộng phạm vi tín dụng có chọn lựa theo hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng của mình. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 39 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre ¾ Chi nhánh cũng sắp xếp và định lại kỳ hạn nợ cho phù hợp với vụ mùa. ¾ Ngân hàng sẽ mở rộng đầu tư thêm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. ¾ Về vấn đề nợ quá hạn, ngân hàng sẽ tìm mọi biện pháp và cách xử lý phù hợp để khắc phục, làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn. 3.4.3.3. Định hướng về quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT Chợ Lách - Bến Tre Ngân hàng cần thường xuyên bám sát hoạt động của bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm vi của ngân hàng; đồng thời điều phối hoạt động của các bộ phận này với nhau. Chẳng hạn như bộ phận huy động tiền tiết kiệm nhận thấy sẽ thu hút được một lượng tiền lớn trong thời gian tới thì cần thông báo cho bộ phận quản trị thanh khoản trong ngân hàng để đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng mới, tránh lượng tiền nhàn rỗi làm phát sinh chi phí cho ngân hàng. Ngân hàng cần dự báo được khả năng ở đâu và khi nào khách hàng gửi tiền, rút tiền. Đồng thời dự báo nhu cầu vay vốn của khách hàng và thời gian thu hồi nợ để luân chuyển đồng vốn có hiệu quả. Từ việc dự báo được lượng tiền gửi, nhu cầu tín dụng, tín dụng thu về… để ngân hàng xử lý có hiệu quả tình trạng thâm hụt hay thặng dư trong thanh khoản. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 40 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHNo & PTNT CHỢ LÁCH – BẾN TRE 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI NHNo & PTNT CHỢ LÁCH - BẾN TRE. 4.1.1. Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn của ngân hàng. Ngày nay nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh, kinh doanh là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định: bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các loại vốn chuyên dụng khác. Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại kết quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Hòa nhập với xu thế đó, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt với sản phẩm là tiền tệ. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng, vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Bảng tổng kết tài sản hay gọi là bảng cân đối tài sản là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định; hay nói cách khác bảng tổng kết tài sản là một báo GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 41 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Thông qua bảng báo cáo tình hình tài sản, người quản trị ngân hàng biết được cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của ngân hàng. NHNo & PTNT huyện Chợ Lách là một Ngân hàng kinh doanh chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn của huyện. Trong nhiều năm qua hoạt động của Ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về vốn vay càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặt ra cho công tác huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Chợ Lách một vấn đề hết sức cấp thiết. Do nằm trong hệ thống nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay được dễ dàng hơn, nếu ngân hàng chi nhánh huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh, do đó nguồn vốn để Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên. Trong 3 năm qua, tình hình nguồn vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Chợ lách có nhiều sự thay đổi, cụ thể được trình bày qua bảng sau: GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 42 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre Bảng 4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT CHỢ LÁCH QUA 3 NĂM 2006, 2007 VÀ NĂM 2008 Đvt: Triệu đồng Năm So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 99.356 133.729 211.559 34.373 34,60 77.830 58,20 Tiền gửi và các khoản vay 23.022 21.405 25.976 (1.617) (7,02) 4.571 21,35 + Tiền gửi của KBNN 22.954 21.253 25.908 (1.701) (7,41) 4.655 21,90 + Tiền gửi của TCTD khác 68 152 68 84 123,53 (84) (55,26) Tiền gửi tiết kiệm 75.476 112.273 185.540 36.797 48,75 73.267 65,26 + Tiền gửi TK KKH 6.334 7.142 73.076 808 12,76 65.934 923,19 + Tiền gửi tiết kiệm <12 T 20.967 25.494 53.715 4.527 21,59 28.221 110,70 + Tiền gửi tiết kiệm > 12 T 46.321 72.117 53.544 25.796 55,69 (18.573) (25,75) + TK bậc thang ngắn hạn 1.854 7.520 5.205 5.666 305,61 (2.315) (30,78) GTCG 858 51 43 (807) (94,06) (8) (15,69) + Ngắn hạn 3 3 0 0 0 (3) 0 + Dài hạn 855 48 43 (807) (94,39) (5) (10,42) 2. Vốn điều chuyển 92.915 130.233 63.960 37.318 40,16 (66.273) (50,89) 3. Vốn và các quỹ 6.854 5.712 5.269 (1.142) (16,66) (443) (7,76) Tổng nguồn vốn 199.125 269.674 280.788 70.549 35,43 11.114 4,12 (Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Chợ Lách 3 năm 2006, 2007 và năm 2008) Sau 22 năm, kể từ khi chính thức khai trương chi nhánh Chợ Lách, nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Chợ Lách không ngừng tăng lên. Vào năm 2006 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 199.125 triệu đồng và đến năm 2008 là 280.788 triệu đồng. Để có được kết quả như vậy, ngân hàng đã có sự nổ lực không ngừng trong việc tìm kiếm nguồn vốn tại địa phương cũng như việc cạnh tranh với các ngân hàng khác để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Điều này được thể hiện qua số vốn huy động không ngừng tăng qua 3 năm. Năm 2006, số vốn huy động của ngân hàng là 199.125 triệu đồng, và tăng lên tiếp tục sau hai năm, cụ thể là năm 2007 đạt 269.674 triệu đồng tăng tương đương 35,43% nguyên nhân là do sang năm 2007, nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng tiếp tục tăng nhanh chóng. Đến năm 2008 tổng nguồn vốn là 280.788 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 4,12%. Con số này càng có ý nghĩa hơn vì năm 2008 là năm mà ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn cũng như cho vay. Năm 2008, hoạt động của NHNo & PTNT huyện Chợ Lách nói riêng và của toàn hệ thống ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 43 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra ở nhiều nơi, trong đó có Mỹ là nước có sự khủng hoảng nghiêm trọng về mặt tài chính. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều nước, nhiều khu vực, trong đó có Việt Nam. Thông qua phân tích tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Chợ Lách ta thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động có xu hướng ngày càng tăng. Sự tăng trưởng của nguồn vốn này xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong huyện ngày càng tăng, ngân hàng ngày càng mở rộng đối tượng khách hàng và công tác quản trị nguồn vốn của chi nhánh được quản lý tốt, có định hướng sẵn. Mặt khác, ngân hàng luôn duy trì khách hàng cũ, cán bộ nhân viên của ngân hàng luôn tranh thủ tìm kiếm khách hàng mới nhằm huy động được nhiều vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hơn. Do đó, ngân hàng cần phải khơi tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động. NHNo & PTNT quận Cái Răng có cơ cấu nguồn vốn như sau: Bảng 5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT CHỢ LÁCH QUA 3 NĂM 2006, 2007 VÀ NĂM 2008 Đvt: Trệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu số tiền % số tiền % số tiền % 1. Vốn và các quỹ 6.854 3,44 5.712 2,12 5.269 1,88 2. Vốn điều chuyển 92.915 46,66 130.233 48,29 63.960 22,78 3. Vốn huy động 99.356 49,90 133.729 49,59 211.559 75,34 Tổng nguồn vốn 199.125 100 269.674 100 280.788 100 (Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Chợ Lách 3 năm 2006, 2007 và năm 2008) Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2007 tăng 34.373 triệu đồng tương đương 34,60% so với năm 2006, năm 2008 tăng 77.830 triệu đồng tức 58,20% so với năm 2006. Vốn huy động chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng: năm 2006 chiếm 49,90%, năm 2007 là 49,59%; bước sang năm 2008 thì nguồn vốn huy động của ngân hàng tiếp tục tăng tương đối so với năm 2007 chiếm 75,34% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguyên nhân GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 44 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre là do năm 2008 tình hình lãi suất biến động thất thường; lãi suất cơ bản của NHNN liên tục tăng cao, điều này dẫn đến ngân hàng muốn huy động được vốn thì cần phải nâng mức lãi suất huy động lên từ đó thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế cũng như cá nhân gửi vốn vào. Do đó nguồn vốn huy động của năm 2008 có chiều hướng tăng hơn so với năm 2007. 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thời gian 2. Vốn điều chuyển 3. Vốn huy động 1. Vốn và các quỹ Tỷ trọng Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Chợ Lách qua 3 năm 2006, 2007 và 2008. (Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2006, 2007 và năm 2008) Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn là do công tác huy động vốn luôn được ngân hàng quan tâm và đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong hoạt động của chi nhánh. Mặc dù, 2006 tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa đồng loạt tăng, giá vàng tăng kỷ lục vào thời điểm cuối năm và không ổn định đã ảnh hưởng đến việc khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, khách hàng rút tiền để kinh doanh vàng. Do dịch cúm gia cầm ảnh hưởng đến việc sản xuất, giá cả hàng hóa lên xuống thất thường, nông sản được mùa mất giá có tác động xấu đến đời sống của nông dân và hộ kinh doanh nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến việc huy động vốn của chi nhánh. Tuy nhiên, với uy tín cao, chất lượng dịch vụ tốt, lãi suất huy động hợp lý, đảm bảo tính an toàn cho khách hàng gửi tiền nên đã tạo được lòng tin của người dân trên địa bàn gửi tiền vào. Bên GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa - 45 - SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh NHNo&PTNN – Chợlách - Bến Tre cạnh đó, ngân hàng luôn đưa ra nhiều hình thức huy động mới lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn đa dạng từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng…, tiết kiệm lãnh lãi trước, tiết kiệm dự thưởng trúng vàng, trúng xe, ngân hàng cũng đã chủ động đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm.…đã làm tăng lượng vốn huy động của ngân hàng qua các năm. Thời điểm cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng đột biến ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn, với chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát nên lãi suất cơ bản của NHNN liên tục tăng từ 8,75% lên 12% rồi 14%, điều này đã đẩy lãi suất huy động của ngân hàng tăng cao, trong khoảng thời gian này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc68129 .doc
  • pdf68129 .pdf
Tài liệu liên quan