Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN .ii

TÁC GIẢ LUẬN VĂN.ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.vi

MỤC LỤC .vii

PHẦN I: MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.1

2. Mục tiêu nghiên cứu .3

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu .3

5. Kết cấu của luận văn.5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG .6

1.1.Khái quát chung về tín dụng ngân hàng .6

1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng.6

1.1.2.Phân loại tín dụng .7

1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế.8

1.2.Rủi ro tín dụng .10

1.2.1.Khái niệm về rủi ro tín dụng .10

1.2.2.Phân loại rủi ro tín dụng.11

1.2.3.Những chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng.12

1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng.19

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng .21

1.3.1 Khái niệm .21

1.3.2 Vai trò của công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.22

1.3.3 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng.23

1.3.4 Các nhân tổ ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng.26

1.3.5.Một số yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng.28

1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới và bài học cho

Việt Nam .32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI

RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THANH HÓA .39

2.1.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM – CHI

NHÁNH THANH HÓA .39

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.39

2.1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức.40

2.1.3.Tình hình lao động của ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa.43

2.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘITHANH HÓA .46

2.2.1. Tình hình chung .46

2.2.2.Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa.49

2.3.TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CSXH THANH HÓA.51

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CSXHTHANH HÓA .53

2.4.1. Thủ tục và quy trình cho vay của NHCSXH .53

2.4.2. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng.59

2.4.3. Kiểm tra các bảo đảm tiền vay .60

2.4.4. Xử lý nợ bị rủi ro .61

2.5. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THÔNG QUA

KHẢO SÁT CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA.62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THANH HÓA.81

3.1. Phương hướng nhiệm vụ của ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa trong những

năm sắp tới .81

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngChính sách

xã hội Thanh Hóa .82

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .97

1.Kết luận.97

2. Kiến nghị .98

2.1. Đối với Nhà nước.98

2.2. Đối với chính quyền địa phương.99

2.3. Đối với hộ vay vốn .99

TÀI LIỆU THAM KHẢO.106

PHỤ LỤC .108

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

pdf140 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt 7.003.800 triệu đồng, tăng 264 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 3,9%. - Nguồn vốn cân đối từ Trung ương: 6.601,7 tỷ đồng, chiếm 94,3% tổng nguồn vốn, tăng 161 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 2,5%. - Nguồn vốn huy động tại địa phương được cấp bù lãi suất là 276,3 tỷ đồng, tăng 98,5 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 55,4%, đạt 123,3% kế hoạch năm, chiếm 3,9% tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt 125,8 tỷ đồng chiếm 1,8% tổng nguồn vốn, tăng 4,5 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 3,7%. Về sử dụng vốn: Đến 31/12/2014, tổng dư nợ đạt 6.991.800 triệu đồng, tăng 304,7 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ tăng trưởng 4,6% hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch. Như vậy, qua 3 năm, nguồn vốn đều có sự tăng trưởng. Trong đó, nguồn vốn từ TW vẫn là nguồn vốn chiếm ưu thế, kế đến là nguồn vốn địa phương, và nguồn vốn ủy thác đầu tư. Đáng chú ý là nguồn vốn địa phương đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận, thể hiện qua quy mô và tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn. Bên cạnh sự tăng trưởng của nguồn vốn thì dư nợ cho vay (sử dụng vốn) cũng có sự tăng trưởng tương ứng, thể hiện qua dự nợ năm sau cao hơn so với dư nợ năm trước. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng CSXH Thanh Hóa từ 2012 - 2014 ĐVT: Tỷ đồng, khách hàng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 (+/-) % (+/-) % Doanh số cho vay 2.029 2.089 2.056 60 3,0 -33 -1,6 Doanh số thu nợ 1.619 1.761 1.745 142 8,8 -16 -0,9 Dư nợ cho vay 6.361 6.687 6.991 326 5,1 304 4,5 Số khách hàng vay 360.961 341.152 324.121 -19.809 -5,5 -17.031 -5,0 Vốn vay bình quân/khách hàng (triệu/kh) 17,6 19,6 21,6 2 11,4 2 10,2 Lợi nhuận gộp cho vay khách hàng 2,39 2,38 2,45 -0,01 -0,4 0,07 2,9 Nguồn: Ngân hàng CSXH Thanh Hóa Kết quả hoạt động tín dụng năm 2012 - Doanh số cho vay trong năm đạt 2.029 tỷ đồng, tăng gấp hơn 1,3 lần so cùng kỳ năm trước (1.579.890 triệu đồng). Trong đó, giải ngân chương trình HSSV là 330.770 triệu đồng, với 13.314 lượt HSSV; Hộ nghèo là 1.017.788 triệu đồng, với 62.001 lượt khách hàng; Xuất khẩu lao động là 2.556 triệu đồng, với 109 khách hàng; Hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn là 402.954 triệu đồng, với 21.270 lượt khách hàng; Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn là 1.734 triệu đồng, với 57 lượt khách hàng; chương trình NS&VSMTNT là 189.771 triệu đồng, với 24.556 lượt khách hàng; Hộ nghèo về nhà ở là 37.032 triệu đồng, với 4.629 lượt khách hàng; Giải quyết việc làm là 44.889 triệu đồng, với 1.466 khách hàng. - Doanh số thu nợ đạt 1.619.464 triệu đồng, tăng hơn 2,1 lần so cùng kỳ năm trước (921.425 triệu đồng); Trong đó doanh số thu nợ quá hạn là 126.125 triệu đồng. - Vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã được đầu tư cho vay đúng đối tượng thụ hưởng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, nhiều mô ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 hình sản xuất kinh doanh phát triển theo định hướng chung của tỉnh, góp phần quan trọng vào mục tiêu nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương, góp phần giúp 360.961 khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn để đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất và dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ Tổng dư nợ là 6.360.715 triệu đồng với 360.961 khách hàng được vay vốn các chương trình tín dụng ưu đãi, nên dư nợ bình quân 17,6 triệu đồng/khách hàng. Lợi nhuận gộp cho khách hàng vay đạt 2,39 tỷ đồng. Kết quả hoạt động tín dụng năm 2013 - Doanh số cho vay trong năm đạt 2.089,2 tỷ đồng, bằng 103% so với năm 2012. Trong năm đã triển khai 02 chương trình tín dụng mới:cho vay hộ cận nghèo đạt 537,4 tỷ đồng, cho vay Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp đạt 13,5 tỷ đồng. - Doanh số thu nợ trong năm đạt 1760,7 tỷ đồng, bằng 108,7% so với năm 2012. - Tổng dư nợ là 6.687 tỷ đồng với 341.152 khách hàng được vay vốn các chương trình tín dụng ưu đãi, nên dư nợ bình quân 19,6 triệu đồng/khách hàng. Lợi nhuận gộp cho khách hàng vay đạt 2,38 tỷ đồng. Kết quả hoạt động tín dụng năm 2014 - Doanh số cho vayđạt 2.055,6 tỷ đồng bằng 98,4% so với năm 2013, có trên 96,4 ngàn lượt khách hàng được vay vốn. Các chương trình có doanh số cho vay lớn như: cho vay hộ nghèo 642,3 tỷ đồng, cho vay hộ cận nghèo 577,1 tỷ đồng, cho vay Nước sạch 333 tỷ đồng, cho vay hộ SXKD tại vùng khó khăn 240,6 tỷ đồng, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn 148,1 tỷ đồng. - Doanh số thu nợ đạt1.745 tỷ đồng bằng 99,1% so với năm 2013. Các chương trình có doanh số thu nợ lớn như: Chương trình cho vay hộ nghèo 699,6 tỷ đồng; HSSV có hoàn cảnh khó khăn 633,5 tỷ đồng, hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn 186,3 tỷ đồng, Nước sạch & VSMT Nông thôn là 104,2 tỷ đồng. - Đến 31/12/2014, tổng dư nợ đạt 6.991,8 tỷ đồng, tăng 304,7 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ tăng trưởng 4,6%, hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch. Hiện nay, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 có trên 324,8 ngàn khách hàng còn dư nợ, mức bình quân 21,6 triệu đồng/khách hàng. Lợi nhuận gộp cho khách hàng vay đạt 2,45 tỷ đồng. Nhìn chung, qua 3 năm, doanh số cho vay, doanh số thu nợ đều có sự biến động. Năm 2013 là năm mà ngân hàng có doanh số cho vay và doanh số thu nợ cao nhất trong 3 năm. Riêng dư nợ cho vay thì có sự tăng trưởng qua các năm, năm 2014 là năm có dư nợ cho vay lớn nhất (6.991 tỷ đồng), kết quả này là do dư địa của doanh số cho vay năm 2013. Nếu như, các chỉ tiêu tín dụng có biến động tăng/giảm thì số khách hàng vay lại có xu hướng giảm nên vốn vay bình quân/khách hàng có sự tăng trưởng qua các năm. Và lợi nhuận gộp cho vay khách hàng tuy có biến động tăng/giảm nhưng năm 2014 đã đạt được giá trị là 2,45 tỷ đồng, cao nhất qua 3 năm. Điều đó cho thấy, ngân hàng CSXH đã và đang tập trung phát triển về chiều sâu, không chạy theo chiều rộng để đồng vốn cho vay đến đúng đối tượng và có hiệu quả. 2.3. TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CSXH THANH HÓA Theo Điều 1 Quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN, Ngân hàng Chính sách Xã hội không phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng nên để đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng CSXH chúng tôi chỉ sử dụng các chỉ báo sau: Bảng 2.4: Tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng CSXH Thanh Hóa từ 2012 - 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 (+/-) % (+/-) % Nợ quá hạn 49.098 41.300 23.000 -7.798 -15,9 -18.300 -44,3 Nợ khoanh 1.951 1.300 4.900 -651 -33,4 3.600 276,9 Nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 0,77 0,62 0,33 -0,15 -19,5 -0,29 -46,8 Nợ khoanh/tổng dư nợ (%) 0,031 0,02 0,07 -0,011 -35,5 0,05 250,0 Nguồn: Ngân hàng CSXH Thanh Hóa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Tình hình rủi ro tín dụng năm 2012 - 2014 Năm 2012, nợ quá hạn đến 31/12/2012 là 49.098 triệu đồng, chiếm 0,77%/tổng dư nợ, giảm 17.522 triệu đồng so với năm 2011.Nợ khoanh là 1.951 triệu đồng, chiếm 0,031 % tổng dư nợ, giảm 220 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, nợ quá hạn đến 31/12/2013 giảm còn 41,3 tỷ đồng; chiếm tỷ lệ 0,62% tổng dư nợ (giảm 0,15% so với năm 2012); giảm 7,798 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 15,9%. Dư nợ khoanh 1,3 tỷ đồng; chiếm tỷ lệ 0,02% tổng dư nợ (giảm 0,011% so với năm 2012); giảm 0,651 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 33,4%. Thực hiện xóa nợ 397 món vay, với số tiền 2.936 triệu đồng (trong đó xóa nợ gốc là 2.120 triệu đồng); khoanh nợ 53 món vay, với số tiền 320 triệu đồng (trong đó khoanh nợ gốc là 261 triệu đồng). Năm 2014, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 27,9 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng dư nợ, giảm 14,7 tỷ đồng so với năm 2013. Trong đó: nợ quá hạn là 23 tỷ đồng, chiếm 0,33% tổng dư nợ (giảm 0,29% so với năm 2013), giảm 18,3 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng giảm 44,3%.; nợ khoanh là 4,9 tỷ đồng, chiếm 0,07% tổng dư nợ (tăng 0,05% so với năm 2013), tăng 3,6 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 276,9% . Nguyên nhân giảm nợ quá hạn Các địa phương đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 30/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh, chỉ đạo UBND cấp xã thành lập Ban thu hồi công nợ. Nhiều nơi cấp uỷ, chính quyền địa phương nắm rõ các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi, chỉ đạo kịp thời các ban ngành, các tổ chức CT-XH nhận uỷ thác và phối hợp tìm mọi biện pháp thu hồi nợ quá hạn; Thu hồi được 85,1 tỷ đồng nợ xấu trong đó 5,03 tỷ đồng nợ chưa đổi sổ; đã thu được 48,3 tỷ đồng lãi tồn. Nợ quá hạn giảm 17.522 triệu đồng so với đầu năm, chiếm 0,77% tổng dư nợ. Các tổ chức CT-XH đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH, tham mưu cho UBND cấp xã, Trưởng thôn và chỉ đạo các Tổ TK&VV thường xuyên tuyên truyền đến hộ vay trách nhiệm trả nợ đến hạn phân kỳ và đến hạn cuối kỳ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Các phòng giao dịch đã xử lý nợ đến hạn linh hoạt, đúng qui định; Thông báo kịp thời trước hàng tháng nợ đến hạn để các hộ vay chủ động nguồn trả nợ. Các Tổ TK&VV, tổ chức CT-XH cấp xã quan tâm đôn đốc hộ vay tập trung xử lý nợ trước ngày giao dịch. Lãnh đạo Phòng giao dịch tích cực đi cơ sở, làm việc với UBND cấp xã, tổ chức CT-XH có nhiều tồn tại; chủ trì các buổi họp giao ban với tổ chức CT-XH cấp xã và Tổ TK&VV; Cán bộ tín dụng được phân công theo dõi địa bàn xã sâu sát cơ sở hơn, kịp thời cung cấp số liệu cho Chủ tịch UBND xã, Ban thu hồi công nợ, tích cực đôn đốc trực tiếp hộ vay. Hộ vay được thông báo nợ đến hạn trước một đến hai tháng nên chủ động lên kế hoạch trả nợ tốt hơn; Nhiều hộ vay đã ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ khi được vay vốn tín dụng ưu đãi, một số hộ vay khó khăn về tài chính nhưng cũng cam kết và có kế hoạch trả nợ dần. 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CSXH THANH HÓA 2.4.1. Thủ tục và quy trình cho vay của NHCSXH 2.4.1.1. Giới thiệu thủ tục và quy trình cho vay của ngân hàng CSXH  Phương thức cho vay ủy thác Hồ sơ vay vốn bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (M.01/TD); Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (M.03/TD); Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (M.04/TD); Sổ vay vốn; Biên bản họp Tổ TK&VV (M.10A/TD). Bộ hồ sơ vay vốn đối với phương thức ủy thác cho vay, được áp dụng chung cho tất cả các chương trình có thực hiện ủy thác cho vay thông qua các tổ chức Hội. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Quy trình cho vay Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay ủy thác Trình tự các bước như sau: Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV. Trên giấy đề nghị vay vốn, người vay phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung theo yêu cầu và có đầy đủ chữ ký của người vay. Bước 2: Tổ chức Hội, đoàn thể chỉ đạo các Tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn mẫu 03/TD trình Uỷ ban nhân dân cấp xã để xác nhận. Đây là các bước hết sức quan trọng, “Xác định đúng đối tượng được vay vốn”. Vì vậy, tổ chức Hội chủ quản phải chỉ đạo sát sao các Tổ TK&VV để việc bình xét đạt được yêu cầu“Công khai, công bằng, dân chủ và khách quan, đúng đối tượng”. Để làm tốt nội dung này, trước khi họp bình xét, trưởng thôn và tổ chức Hội, đoàn thể phải quán triệt các Tổ TK&VV các nội dung sau: + Các hộ được vay vốn phải đúng đối tượng theo quy định ở mỗi chương trình cho vay. + Không được cào bằng về số tiền cũng như thời hạn cho vay. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 + Mục đích cho vay của mỗi Hộ phải cụ thể, đúng với nhu cầu cần thiết về mức vốn, thời hạn vay vốn phù hợp và phải được các thành viên trong Tổ nhất trí. + Việc bình xét tránh tình trạng nể nang, dẫn đến cho vay sai đối tượng, vốn vay không phát huy được hiệu quả làm mất uy tín của tổ chức Hội, đoàn thể, NHCSXH và ảnh hưởng kết quả sử dụng vốn vay. + Các thành viên trong Tổ phải có trách nhiệm tham gia thẳng thắn với từng trường hợp Hộ vay để các đối tượng được vay cũng như chưa được vay nhận thức đúng về đồng vốn tín dụng chính sách ưu đãi. Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn, hồ sơ bao gồm: Sổ vay vốn, mẫu 01/TD và mẫu số 03/TD, mẫu 10A/TD đã được UBND xác nhận. Lưu ý: Trước khi gửi hồ sơ vay vốn của Tổ cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn xã, Tổ trưởng phải kiểm soát cẩn thận (đủ các giấy tờ liên quan, không được tẩy, xóa đủ chữ ký hộ vay, phần xác nhận của UBND xã phải cụ thể, có đủ dấu, chữ ký và gửi bản chính không được gửi bản photocopy). Bước 4: Cán bộ Tín dụng tiếp nhận bộ hồ sơ của Tổ và có nhiệm vụ: - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định phải hướng dẫn lại Tổ để hoàn thiện đầy đủ. - Trình Giám đốc phê duyệt cho vay các hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ; lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD gửi UBND cấp xã. Để tiết giảm chi phí, ngày thông báo giải ngân nên trùng vào ngày giao dịch cố định tại xã (trừ trường hợp phải giải ngân theo mùa vụ như cho vay HSSV hoặc theo chỉ tiêu kế hoạch bổ sung, đột xuất). Bước 5: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD của NHCSXH, UBND cấp xã thông báo trực tiếp cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã. Việc NHCSXH gửi Thông báo đến UBND để họ nắm bắt được nguồn vốn đầu tư cho xã và có kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành liên quan giúp hộ vay sử dụng vốn vay đạt hiệu quả. Đồng thời để bố trí lực lượng bảo vệ phối hợp cùng NHCSXH đảm bảo an toàn cho buổi giải ngân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Bước 6: Nhận được thông báo mẫu số 04/TD từ UBND cấp xã, Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV. Khi nhận được thông báo giải ngân của NHCSXH, tổ chức Hội, đoàn thể sẽ nắm bắt được các Tổ giải ngân đợt này để theo dõi, giám sát, chỉ đạo các Tổ hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và chủ động bố trí cán bộ Hội và các Tổ trưởng Tổ TK&VV tham gia chứng kiến giải ngân. Trường hợp trong xã có nhiều Tổ được giải ngân, tổ chức Hội, đoàn thể chủ động kế hoạch phân chia về thời gian theo nhóm các Tổ để tổ viên đến lĩnh tiền đúng giờ, tránh mất thời gian. Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết số tiền hộ được vay, và thời gian, địa điểm NHCSXH giải ngân. Khi thông báo cho tổ viên, Tổ phải cụ thể về thời gian, địa điểm và yêu cầu hộ mang theo Chứng minh nhân dân để lĩnh tiền. Trường hợp, người đứng tên vay vốn không đi được phải làm giấy ủy quyền cho thành niên khác trong gia đình, có đủ năng lực hành vi dân sự đến lĩnh tiền (giấy ủy quyền phải có xác nhận của UBND cấp xã) và phải mang theo Chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đến lĩnh tiền. Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay. Để buổi giải ngân đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn trực tiếp tham gia buổi giải ngân phải chủ động sắp xếp các công việc như: hồ sơ vay vốn, dự kiến thu nợ, thu lãi (nếu có) để chuẩn bị lượng tiền cần thiết giải ngân, các giấy tờ liên quan, phương tiện làm việc...; Giám đốc phân công trách nhiệm từng cán bộ Tổ giao dịch phải rõ ràng và phù hợp với chuyên môn, năng lực và sở trường mỗi cán bộ. Trong quá trình làm việc, cán bộ phải tự giác, nghiêm túc và tuân thủ theo đúng quy trình đã quy định.  Phương thức cho vay trực tiếp Hồ sơ vay vốn: Tùy theo từng khách hàng vay vốn cụ thể, NHCSXH có hướng dẫn các mẫu biểu cho phù hợp. Trường hợp, khách hàng là cá nhân hộ gia đình (chương trình cho vay giải quyết việc làm) thì bộ hồ sơ chỉ gồm Hồ sơ vay vốn; khách hàng vay vốn là các tổ chức kinh tế thì bộ hồ sơ gồm Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ kinh tế và Hồ sơ vay vốn; ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 57 * Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền (nếu có) đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc. * Hồ sơ kinh tế: Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề và kỳ gần nhất. * Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án SXKD dịch vụ. Ngoài ra, hồ sơ còn các giấy tờ do NHCSXH lập và ngân hàng cùng khách hàng lập như: Hợp đồng bảo đảm tiền vay, phiếu thẩm định Quy trình cho vay Sơ đồ 2.3: Quy trình cho vay trực tiếp Trình tự các bước như sau: Bước 1. Khách hàng lập dự án hoặc phương án vay vốn trình UBND cấp xã nơi thực hiện dự án để xác nhận. (Riêng cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha và mẹ, Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn được trình nhà trường để xác nhận). Bước 2. Cán bộ Tín dụng được phân công trực tiếp thẩm định dự án, phương án. Việc thẩm định được thực hiện theo phương pháp “thẩm định tín dụng DN nhỏ” Trường hợp không cho vay, NHCSXH phải lập thông báo mẫu 04/TD gửi người vay, nội dung thông báo ghi rõ lý do từ chối cho vay. Bước 3. NHCSXH hướng dẫn khách hàng lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và hợp đồng tín dụng để giải ngân. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải chặt chẽ, nhất thiết phải có chứng nhận của cơ quan Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Người vay vốn UBND cấp xã NHCSXH (1) (3) (2) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 - Lưu ý đối với các thành phần tham gia trong quy trình vay vốn: + Đối với Khách hàng vay vốn: Dự án vay vốn phải chứng minh được mục đích vay vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay và phải có đầy đủ hồ sơ có liên quan theo quy định của NHCSXH. + Đối với UBND cấp xã: Việc xác nhận Dự án vay vốn của khách hàng phải đảm bảo đúng quy định. + Đối với NHCSXH: quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy, cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định phải nắm vững kiến thức và phương pháp thẩm định tín dụng. 2.4.1.2. Đánh giá công tác chấp hành qui trình nghiệp vụ và thống kê báo cáo tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa Việc chấp hành qui trình nghiệp vụ tín dụng: Tại ngân hàng CSXH Thành Hóa, đa phần các phòng giao dịch đã nghiêm túc triển khai các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn cho cán bộ nghiệp vụ nghiên cứu kỹ để thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn một số phòng giao dịch thực hiện sai sót qui trình nghiệp vụ như: qui trình xử lý rủi ro (Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Hà Trung, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Như Thanh, Sầm Sơn); qui trình cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở theo QĐ 167 (Lang Chánh, Quan Hoá, Cẩm Thuỷ); qui trình cho gia hạn nợ (Ngọc Lặc, Tín dụng Hội sở tỉnh, Hoằng Hoá); qui trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (Hậu Lộc); qui trình cho vay giải quyết việc làm thiếu tài liệu chứng minh số lao động thực tế tăng thêm, khách hàng không đủ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Việc chấp hành và thực hiện chế độ thông tin báo cáo: Việc chấp hành và thực hiện báo cáo thống kê đã được hội sở và các phòng giao dịch quan tâm, chú trọng hơn. Ban Giám đốc ngân hàng đã phân công cán bộ thực hiện, lãnh đạo phòng giao dịch tăng cường đôn đốc, kiểm tra giám sát nên ĐA ̣I H Ọ KI NH TÊ ́ HU Ế 59 những sai sót có phần giảm, nhiều phòng giao dịch chấp hành tốt thời gian nộp báo cáo và chất lượng báo cáo được nâng lên đáng kể. Tuy đã nghiêm túc chấp hành thời gian, mẫu biểu, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một sốđơn vị có nội dung và độ chính xác chưa cao như: báo cáo chỉnh sửa nợ xấu xuất khẩu lao động (Thạch Thành, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Sơn), báo cáo giao ban với các tổ chức CT-XH cấp huyện (Nga Sơn, Lang Chánh, Vĩnh Lộc, Quan Sơn, Bỉm Sơn, Hoằng Hoá). 2.4.2. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng Trong năm 2013, ngân hàng đã thực hiện kiểm tra, giám sát tại 21 lượt huyện, 45 lượt xã, 102 lượt tổ, 205 lượt hộ vay vốn; Thành viên Ban đại diện cấp huyện giám sát 2.161 lượt xã, 7.583 lượt tổ TK&VV, 37.916 lượt hộ. Qua công tác kiểm tra, phúc tra của Chi nhánh cho thấy các Phòng giao dịch đã chấp hành tốt chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, Nghị quyết của Ban đại diện HĐQT và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng giám đốc. Ngân hàng đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát và phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên; tổ chức họp định kỳ, ban hành Nghị quyết. Tiến hành tham mưu cho chính quyền cấp xã chỉ đạo Ban thu hồi công nợ xử lý các khoản nợ tồn đọng, khó đòi, chây ỳ, xâm tiêu chiếm dụng theo Chỉ thị 30/CT- UBND ngày 07/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh đạt hiệu quả. Đối với nội bộ ngân hàng, công tác xây dựng chương trình kiểm tra kiểm toán nội bộ,công tác tự kiểm tra của các Phòng giao dịch đã được quan tâm chỉ đạo thường xuyên hơn, các sai sót phát hiện đã cơ bản được xử lý. Bên cạnh đó, các tổ chức Hội đoàn thể nhận uỷ thác đã tích cực phối hợp với NHCSXH trong việc xử lý nợ đến hạn; tham dự họp với các tổ TK&VV; tích cực triển khai công tác tự kiểm tra. Kết quả trong năm các tổ chức hội đoàn thể đã thực hiện kiểm tra được 77 lượt huyện, 1.483 lượt Hội cấp xã, 1.166 lượt Điểm giao dịch, 3.826 lượt Tổ TK&VV. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Ngoài ra, các đơn vị trong toàn Chi nhánh tích cực triển khai công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ. Kết quả trong năm các Phòng giao dịch đã kiểm tra được 2.161 lượt xã, 2.713 lượt Điểm giao dịch, 7.583 lượt Tổ; kiểm tra các hồ sơ tín dụng và chứng từ kế toán đang lưu trữ. Hội sở tỉnh đã kiểm tra, phúc tra được 55 lượt huyện, 136 lượt Điểm giao dịch, 129 lượt xã, 365 lượt tổ TK&VV. Kết thúc các đợt kiểm tra, Giám đốc Chi nhánh có văn bản chỉ đạo, yêu cầu chỉnh sửa, khắc phục tồn tại, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong toàn Chi nhánh. Trong năm 2014, các phòng chuyên đề đã thực hiện kiểm tra, phúc tra được 73 lượt huyện,trong đó: Kiểm tra toàn diện tại 05 PGD; kiểm tra chuyên đề Tín dụng tại 16 PGD; Kiểm tra chuyên đề Kế toán - Ngân quỹ tại 21 PGD; kiểm tra chuyên đề Hành chính Tổ chức tại 03 PGD và kiểm tra chuyên đề Tin học tại 18 PGD. Phúc tra kết quả chỉnh sửa sau kiểm tra tại 10/10 PGD được kiểm tra toàn diện năm 2013. Qua công tác khảo sát thực tế cho thấy, vai trò của cấp uỷ chính quyền địa trong công tác quản lý nguồn vốn tín dụng ưu đãi được thể hiện rõ, luôn kịp thời giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương, đặc biệt là trong công tác triển khai công tác cho vay và đôn đốc thu hồi nợ v.v... 2.4.3. Kiểm tra các bảo đảm tiền vay Hiện nay, khách hàng vay vốn của NHCSXH đều là đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được Chính phủ quy định. Mức cho vay đối với từng loại đối tượng do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ. Việcáp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay với khách hàng của NHCSXH chỉ thực hiện ở một số chương trình vay với mức trên 30 triệu đồng/khách hàng, bao gồm các chương trình sau: cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay thương nhân hoạt động kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm. Kiểm tra bảo đảm tiền vay là một phần không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng CSXH đối với đối tượng có áp dụng bảo đảm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 tiền vay. Ngân hàng CSXH Thanh Hóa luôn tuân thủ đúng văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn của ngân hàng CSXH Việt Nam bao gồm: Văn bản 2478/NHCS-TDSV, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Văn bản 720/NHCS- TDNN-HSSV Việc kiểm tra luôn được cán bộ tín dụng ngân hàng CSXH Thanh Hóa phối hợp với các bên hữu quan thực hiện một cách nghiêm túc và khách quan nhằm hạn chế những tổn thất gây ra cho ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, ngân hàng CSXH Thanh Hóa được quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn. Số tiền thu được dùng để bù đắp chi phí xử lý tài sản bảo đảm; hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho ngân hàng nếu thừa thì trả lại cho khách hàng, nếu thiếu thì phần thiếu được xử lý rủi ro theo Quy định. 2.4.4. Xử lý nợ bị rủi ro 2.4.4.1. Công tác rà soát, xử lý nợ xấu Để có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, Tổng giám đốc đã có văn bản 1669/NHCS-TDNN, 3107/NHCS-TDNN chỉ đạo rà soát, đánh giá nợ xấu. Đối với ngân hàng CSXH Thanh Hóa, giám đốc chi nhánh đã có hướng dẫn các phòng giao nghiêm túc thực hiện những nội dung chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc rà soát, đánh giá phân tích nợ xấu để có cơ sở tổng hợp báo cáo về tỉnh. Một số đơn vị thực hiện nghiêm túc là: Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Đông Sơn, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Thường Xuân, Như Thanh, Bỉm Sơn, Thiệu Hóa. Một số Phòng giao dịch chất lượng báo cáo tổng hợp chưa đúng theo nội dung hướng dẫn tại Văn bản 3107/NHCS-QLN; một số phòng giao dịch mới phối hợp với các Hội đoàn thể nhận ủy thác, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ TK&VV để phân tích khả năng trả nợ từng khách hàng, và vẫn cònđơn vị chưa thực hiện họp bình xét công khai tại Tổ để tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_chi_nhanh_tinh_thanh_hoa_9535_1912355.pdf
Tài liệu liên quan