MỤC LỤC
Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế .iii
Danh mục các từ viết tắt . iv
Danh mục các bảng . v
Danh mục sơ đồ, biểu đồ. v
Mục lục. vii
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG . 4
1.1 TÍN DỤNG .4
1.1.1 Khái niệm . 4
1.1.2 Phân loại tín dụng. 4
1.1.2.1 Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn.4
1.1.2.2 Căn cứ theo thời hạn tín dụng .4
1.1.2.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.4
1.1.2.4 Căn cứ vào đối tượng của tín dụng .5
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG .5
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng . 5
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng. 6
1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng . 8
1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan .8
1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan.10
1.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng. 12
1.2.4.1 Đối với ngân hàng .12
1.2.4.2 Đối với nền kinh tế.13
1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG.14
1.31. Khái niệm . 14
1.3.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng . 14
1.3.3 Một số yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng . 14
1.3.4 Các biện pháp cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng . 18
1.4 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG .23
1.4.1 Phân loại nợ. 23
1.4.2 Tỉ lệ nợ quá hạn. 24
1.4.3 Tỉ trọng nợ xấu / Tổng dư nợ vay . 25
1.4.4 Hệ số rủi ro tín dụng. 26
1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG .27
1.5.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng . 27
1.5.2 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard and Poor’s (S&P) dựa vào đánh
giá hệ số tín nhiệm . 28
1.6 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO TÍN DỤNGTRONG NƯỚC.30
1.7 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THÁI LAN.32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ . 35
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
THỪA THIÊN HUẾ .35
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 35
2.1.2 Mô hình tổ chức . 36
2.1.3 Tình hình hoạt động tại Ngân hàng phát triển Huế. 39
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .42
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu. 42
2.2.2. Xử lý và phân tích số liệu . 42
2.3 CHÍNH SÁCH VÀ QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG PHÁTTRIỂN HUẾ.43
2.3.1 Chính sách cho vay đầu tư của Nhà Nước. 43
2.3.1.1 Đối tượng cho vay.43
2.3.1.2 Điều kiện vay vốn .43
2.3.1.3 Điều kiện tín dụng.43
2.3.2 Quy trình cho vay đầu tư. 44
2.3.2.1 Tiếp nhận Hồ sơ vay vốn .44
2.3.2.2 Thẩm định và quyết định cho vay.45
2.3.2.3 Thu nợ (gốc, lãi, phí).47
2.4 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HUẾ .48
2.4.1 Phân loại nợ. 48
2.4.2 Tình hình rủi ro tín dụng . 55
2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. 57
2.5 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN HUẾ.60
2.5.1 Mô hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. 60
2.5.1.1 Quy trình cấp tín dụng .60
2.5.1.2 Thẩm quyền phán quyết tín dụng .61
2.5.1.3 Bảo đảm tiền vay.61
2.5.1.4 Quản lý nợ vay .61
2.5.1.5 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro .62
2.5.1.6 Công tác kiểm tra, kiểm soát.63
2.5.1.7 Xử lý rủi ro.64
2.5.2 Phân tích các yếu tố tác động đến công tác quản trị rủi ro tín dụng . 65
2.5.2.1 Một số khó khăn trong công tác tín dụng trên địa bàn Thừa Thiên Huế .66
2.5.2.2 Phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng .70
2.5.2.3 Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển Huế.74
2.6 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRị RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁTTRIỂN HUẾ.77
2.6.1 Những mặt tích cực trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. 77
2.6.2 Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng . 78
2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. 79
2.6.3.1 Nguyên nhân xuất phát từ Ngân hàng phát triển Huế.79
2.6.3.2 Nguyên nhân từ các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.80
2.6.3.3 Nguyên nhân khách quan khác .81
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HUẾ. 83
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂNHUẾ.83
3.1.1 Định hướng chung . 83
3.1.2 Định hướng cụ thể. 83
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HUẾ.86
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định. 86
3.2.2 Nâng cao hoạt động quản lý, theo dõi nợ vay. 87
3.2.3 Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi. 88
3.2.4 Giám sát chặt chẽ hơn tài sản bảo đảm tiền vay . 91
3.2.5 Tăng cường vai trò công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 91
3.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng . 92
3.2.6.1 Đội ngũ lãnh đạo các cấp .93
3.2.6.2 Nhân viên tác nghiệp.93
3.2.7 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xử lý hệ thống thông tin tín dụng . 94
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ . 96
1. KẾT LUẬN.96
2. KIẾN NGHỊ.97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
135 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n
trao đổi thêm thông tin với chủ đầu tư nhằm nắm bắt cụ thể hơn khả năng trả nợ đến
hạn của chủ đầu tư.
- Phối hợp với nhân viên kế toán kiểm tra tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư
mở tại NHPT Huế nhằm chủ động thu hồi nợ vay khi đến hạn.
- Trường hợp nhận thấy chủ đầu tư có dấu hiệu không trả nợ đúng hạn, nhân
viên tín dụng cần đề xuất hướng xử lý báo cáo ngay trưởng phòng tín dụng, lãnh
đạo NHPT Huế để tìm biện pháp xử lý kịp thời.
- Trường hợp đã qua ngày đến hạn trả nợ mà chủ đầu tư không trả nợ hoặc
trả nợ không đầy đủ, nhân viên tín dụng thực hiện các công việc sau:
+ Tổ chức gặp gỡ chủ đầu tư để tìm biện pháp thu hồi nợ vay; dự thảo văn
bản đôn đốc trả nợ trong đó nêu rõ biện pháp xử lý của NHPT Huế báo cáo trưởng
phòng tín dụng trình giám đốc ký gửi chủ đầu tư.
Trường hợp cần thiết, nhân viên tín dụng đề xuất trưởng phòng tín dụng,
giám đốc tổ chức gặp gỡ trực tiếp đại diện chủ đầu tư để thu hồi nợ vay.
+ Hàng tháng phải làm việc với chủ đầu tư có nợ quá hạn để nắm bắt tình
hình tài chính, sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, của dự án đầu tư và đôn đốc thu
nợ; kết quả làm việc phải được lập thành biên bản làm việc giữa các bên và được
lưu giữ trong hồ sơ vay vốn của dự án.
+ Đề xuất biện pháp xử lý báo cáo trưởng phòng tín dụng trình giám đốc ký
duyệt gửi Hội Sở chính NHPT để báo cáo, phối hợp xử lý đối với những dự án phát
sinh nợ quá hạn có nguy cơ kéo dài, tiềm ẩn rủi ro không thu hồi được đầy đủ nợ vay.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
48
* Chuyển nợ quá hạn
- Trường hợp đã qua ngày đến hạn trả nợ mà Chủ đầu tư không trả nợ hoặc
trả nợ không đầy đủ, Chi nhánh NHPT thực hiện chuyển ngay sang nợ quá hạn đối
với số nợ gốc, lãi đến hạn trả nhưng chưa trả theo quy định.
- Phòng tín dụng phối hợp với phòng kế toán xác nhận số liệu, lập và gửi chủ
đầu tư thông báo chuyển nợ quá hạn đối với số nợ gốc và lãi đến hạn trả nhưng chưa
trả, áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với số nợ quá hạn theo quy định.
- Trường hợp chủ đầu tư trả nợ trong vòng 10 ngày làm việc sau khi đến hạn
trả nợ thì số nợ gốc và lãi đến hạn trả đã trả không phải chịu lãi suất nợ quá hạn.
2.4 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HUẾ
2.4.1 Phân loại nợ
Tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất nhưng đó là hoạt động đem lại
nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Một ngân hàng muốn được đánh giá là phát triển
tốt thì hoạt động tín dụng phải tốt, do đó nếu xảy ra rủi ro tín dụng sẽ có tác động
rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư của
nhà nước. Công cụ đo lường phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ quá
hạn, theo thống kê của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng mức nợ quá
hạn, nợ xấu dưới 5% tổng dư nợ cho vay là chấp nhận được. Trong giai đoạn 2006-
2009, tại ngân hàng phát triển Huế tỉ lệ nợ quá hạn tương đối cao, nguy cơ tiềm ẩn
rủi ro lớn; tỉ lệ cao ở năm 2007 nhưng đã giảm dần ở năm 2008 và ổn định vào cuối
năm 2009, có được kết quả này là do công tác xử lý hậu quả rủi ro của các năm
trước, tăng cường thẩm định các dự án nhằm hạn chế rủi ro trong mức độ cho phép.
Theo bảng 2.2, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn vượt mức cho phép trong các năm 2006-
2008 và đã ổn định ở năm 2009. Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 6,13% nhưng
đến năm 2007 đã tăng cao là 9,43%. Theo phân tích ở trên do dư nợ cho vay tăng
cao 87,9% đã ảnh hưởng đến chất lượng nợ của ngân hàng và nợ quá hạn tăng cũng
là một xu thế tất yếu trong hoàn cảnh hiện tại. Hoạt động tín dụng luôn tồn tại hai
mặt song song vừa là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận và sự lớn mạnh cho ngân
hàng nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, biểu hiện của rủi ro đó chính
là những khoản nợ quá hạn mà ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để thu hồi về.
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
49
Bảng 2.2: Phân loại nợ theo chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển Huế
qua các năm 2006-2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Tổng dư nợ cho vay
- Nợ quá hạn
568.040
34.836
100
6,13
1.102.260
103.957
100
9,43
1.082.294
85.279
100
7,87
2.252.735
100.855
100
4,48
Nợ nhóm 1 446.236 78,56 968.950 87,9 953.449 88,1 1.206.980 53,6
Nợ nhóm 2 5.038 0,89 1.490 0,14 57 0,005 889.608 39,5
Nợ nhóm 3 31.887 5,61 1.387 0,13 0 0 0 0
Nợ nhóm 4 61.479 10,82 17.938 1,63 56.127 5,19 44.489 1,97
Nợ nhóm 5 23.400 4,12 112.409 10,2 72.661 6,71 111.658 4,96
Tổng nợ xấu 116.766 131.734 128.788 156.147
Tỉ lệ nợ xấu (%) 20,56 11,95 11,89 6,93
Chỉ tiêu
Năm 2007 so với
năm 2006
Năm 2008 so với
năm 2007
Năm 2009 so với năm
2008
Chênh
lệch
% Chênh
lệch
% Chênh
lệch
%
Tổng dư nợ cho vay + 534.220 +94,05 - 19.966 -1,81 + 1.170.441 +108,14
Nợ nhóm 1 + 522.714 +117,14 -33.501 -3,46 +253.531 +26,59
Nợ nhóm 2 -3.548 -70,42 -1.433 -96,17 +889.551 +1.560.615
Nợ nhóm 3 -30.500 -95,65 -1.387 0 0 0
Nợ nhóm 4 -43.541 -70,82 +38.189 +212,89 -11.638 -20,74
Nợ nhóm 5 +89.009 +380,38 -39.748 -35,36 +38.997 +53,67
Tổng nợ xấu +14.968 +12,82 -2.946 -2,24 +27.359 +21,24
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ các năm 2006-2009)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Trong năm 2007 nợ quá hạn tăng cao một phần vừa là nguyên nhân khách quan
như thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị như dự án
nhà máy bánh kẹo Huế đã phải ngừng sản xuất vì bị ảnh hưởng lũ lụt ảnh hưởng
đến việc trả nợ trong quý 4/2007 hay các dự án chăm sóc cao su lâm trường Tiền
phong và lâm trường Phong Điền, dự án đầu tư phát triển cây cà phê chè tại huyện
A Lưới đã phải dừng dự án vì bão lụt tàn phá liên tiếp và ngân hàng đã phải thực
hiện các hồ sơ xử lý nợ gửi cho NHPT Việt Nam. Qua năm 2008 tình hình nợ quá
hạn đã được cải thiện và đến năm 2009 chiếm 4,48% so với tổng dư nợ cho vay,
đây là một tỉ lệ nằm trong giới hạn cho phép của Nhà nước. Để có được kết quả của
năm 2009 ngân hàng đã thực hiện hàng loạt các biện pháp như khoanh nợ đối với
dự án Nhà máy tinh bột sắn, cơ cấu lại nợ đối với một số doanh nghiệp có tình hình
hoạt động kinh doanh thua lỗ nhiều năm do ảnh hưởng của yếu tố nguyên vật liệu
đầu vào tăng cao làm cho sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao không đủ sức cạnh
tranh trên thị trường.
Như vậy, trong giai đoạn vừa qua, chất lượng tín dụng của Ngân hàng có xu
hướng tốt hơn đi đôi với tăng trưởng quy mô tín dụng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ quá hạn
vào cuối năm 2009 là một tín hiệu đáng mừng cho việc quản lý rủi ro trong hoạt
động tín dụng. Trong tương lai sắp tới, để có thể xử lý nợ xấu tốt hơn thì việc tìm
hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả
hơn là điều rất cần thiết.
Tỉ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm dần, tuy nhiên xem xét phân loại nợ quá hạn
thì thấy một thực tế là nợ quá hạn của ngân hàng tập trung ở nhóm nợ nghi ngờ (nợ
nhóm 4) và nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Điều này thể hiện công tác
tín dụng của ngân hàng chưa tốt lắm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi cần phải đánh giá
để tìm ra nguyên nhân để có thể giảm thiểu tình trạng mất vốn trong tương lai. Bảng
2.2 cho thấy dư nợ cho vay qua các năm tăng lên rõ rệt, kéo theo đó là khoản nợ có
khả năng mất vốn tăng cao, thể hiện cụ thể như sau:
- Năm 2007 tổng dư nợ cho vay tăng 94,05% so với năm 2006, điều này thể hiện
hoạt động tín dụng của ngân hàng đang phát triển mạnh. Tuy nhiên các khoản nợ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 giảm riêng nợ nhóm 5 lại tăng mạnh 380,38% chứng tỏ
rằng một số khoản nợ thuộc nhóm 2-4 của năm 2006 đã không thực hiện nghĩa vụ
trả nợ đối với ngân hàng gây ra tình trạng tăng đột biến khoản nợ nhóm 5. Như
phân tích ở trên nguyên nhân gây ra khoản nợ nhóm 5 tăng cao là do một số doanh
nghiệp có vay vốn tại ngân hàng phát triển đang trong quá trình làm thủ tục phá sản.
Một số doanh nghiệp khác gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do
thiên tai nên không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, gây khó khăn cho
ngân hàng trong công tác thu hồi vốn vay. Để khắc phục tình trạng hiện nay một
mặt ngân hàng đốc thúc các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đồng thời xin
ngân hàng phát triển Việt Nam cho phép thực hiện các biện pháp khoanh nợ, cơ cấu
lại nợ trong một số trường hợp đặc biệt.
- Năm 2008 tình hình dư nợ cho vay tại ngân hàng có giảm xuống nhưng tỉ lệ
giảm không đáng kể chỉ có 1,81%. Tuy nhiên theo dõi tình hình của các nhóm nợ ta
thấy có sự chuyển biến lớn, cụ thể nợ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 5 đều giảm
nhưng tăng mạnh ở nhóm 4 với tỉ lệ tăng là 212,89%. Như vậy ta có thể phân tích
tình hình này như sau: tình hình dư nợ cho vay năm 2008 giảm sẽ làm cho nợ nhóm
1 giảm với tỉ lệ là 3,46%; nợ nhóm 2 giảm với tỉ lệ khá cao là 96,17%; không còn số
dư của nợ nhóm 3; nợ nhóm 5 giảm 35,36%. Tất cả các khoản nợ giảm thực chất
không phải do các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng mà các
doanh nghiệp tiếp tục nợ quá hạn đã làm cho nợ nhóm 4 tăng cao với tỉ lệ tăng so
với năm 2007 là 212,89%. Riêng nợ nhóm 5 giảm có thể giải thích nguyên nhân là
do ngân hàng đã thực hiện các biện pháp xử lý nợ như khoanh nợ, thu hồi vốn bằng
cách thanh lý tài sản đối với các doanh nghiệp đã phá sản...Năm 2008 cũng là một
năm thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp vì lạm phát tăng cao đồng thời với
chủ trương thắt chặt tín dụng, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trong
9 tháng đầu năm tăng cao làm cho các doanh nghiệp không vay được vốn lưu động
hoặc có vay thì chi phí lãi vay cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên vào
các tháng cuối năm 2008 các ngân hàng thương mại giảm lãi suất vay làm giảm áp
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
lực đối với các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp đã chủ động trả một phần nợ gốc
và lãi theo đúng các cam kết trong các biên bản làm việc với ngân hàng.
- Năm 2009 dư nợ cho vay tăng cao với tỉ lệ tăng so với năm 2008 là 108,14%,
nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng thực hiện giải ngân vốn vay hơn 10 dự án lớn
trên địa bàn trong các lĩnh vực về dịch vụ du lịch và về an sinh xã hội. Đây là những
dự án có tầm quan trọng trong việc phát triển xã hội, du lịch trên địa bàn Thừa
Thiên Huế. Dư nợ cho vay tăng cao làm cho nợ nhóm 1 tăng trở lại với tỉ lệ tăng so
với năm 2008 là 26,59%; nợ nhóm 2 tăng đột biến rất cao là do toàn bộ nợ nhóm 1
của năm 2008 đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn nên
toàn bộ các khoản nợ đó đã được chuyển sang nợ nhóm 2; một phần nợ nhóm 4 đã
được chuyển sang nợ nhóm 5 cho nên năm 2009 nợ nhóm 4 đã giảm với tỉ lệ
20,74%. Như vậy nợ nhóm 5 lại tăng lên với tỉ lệ tăng là 53,67% so với năm 2008;
nếu chỉ nhìn vào con số 53,67% thì ta nghĩ rằng nợ nhóm 5 tăng quá cao nhưng thật
chất xét trong quy mô tổng dư nợ cho vay thì nợ nhóm 5 năm 2009 chỉ chiếm
4,96%, đây là một tỉ lệ nằm trong mức cho phép của ngân hàng Nhà nước. Ta có thể
đánh giá tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng phát triển đang nằm trong sự kiểm soát
tốt, có sự ổn định trong hoạt động cho vay và trả nợ vay của ngân hàng đối với
doanh nghiệp và ngược lại.
Xét trong một tổng thể các khoản nợ quá hạn của ngân hàng tập trung chủ yếu
vào các dự án không thuộc chương trình mục tiêu của chính phủ, tuy nhiên các dự
án thuộc chương trình mục tiêu của chính phủ cũng tồn tại một khoản nợ quá hạn
nhất định trong cơ cấu nợ quá hạn của ngân hàng. Đây là những dự án mà ngân
hàng phát triển phải cho vay theo yêu cầu chỉ định của chính phủ, điều này cũng là
một khó khăn cho ngân hàng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Với đặc thù là
một ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo yêu cầu của Nhà nước, vì thế rủi
ro tín dụng là điều khó tránh khỏi.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Bảng 2.3: Phân loại nợ quá hạn theo dự án qua các năm 2006-2009
Dự án
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Năm 2007 so với
năm 2006
Năm 2008 so với
năm 2007
Năm 2009 so với
năm 2008
Dư nợ
(triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Dư nợ
(triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Dư nợ
(triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Dư nợ
(triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Chênh
lệch
% Chênh
lệch
% Chênh
lệch
%
Dư nợ quá hạn 34.836 100 103.957 100 85.279 100 100.855 100 +69.121 +198,42 -18.678 -17,97 +15.576 +18,26
I. Kinh tế trung ương
1. Các dự án thuộc
chương trình, mục tiêu
của chính phủ
2. Các dự án không thuộc
chương trình mục tiêu
của chính phủ
3.337
0
3.337
9,58
0
9,58
3.107
0
3.107
2,99
0
2,99
11.148
0
11.148
13,07
0
13,07
13.860
0
13.860
13,74
0
13,74
-230
0
-230
-6,89
0
-6,89
+8.041
0
+8.041
+258,8
0
+258,8
+2.712
0
+2.712
+24,33
0
+24,33
II. Kinh tế địa phương
1. Các dự án thuộc
chương trình, mục tiêu
của chính phủ
2. Các dự án không thuộc
chương trình mục tiêu
của chính phủ
31.499
6.437
25.062
90,42
18,48
71,94
100.850
28.349
72.501
97,01
27,27
69,74
74.131
18.900
55.231
86,93
22,16
64,77
86.995
98
86.897
86,26
0,1
86,16
+69.351
+21.912
+47.439
+220,17
+340,41
+189,29
-26.791
-9.449
-17.270
-26,49
-33,33
-23,82
+12.864
-18.802
+31.666
+17,35
-99,48
+57,33
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ qua các năm 2006-2009)53
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
Năm 2007 các dự án thuộc kinh tế trung ương có số dư nợ quá hạn có chiều
hướng giảm xuống với tỉ lệ giảm là 6,89%, nhưng các dự án thuộc kinh tế địa
phương lại tăng mạnh 220,17% là do ngân hàng thực hiện giải ngân vốn vay cho
các dự án đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy hải sản, đây là các dự án thuộc chương
trình mục tiêu của chính phủ. Đặc điểm nền kinh tế Thừa Thiên Huế phát triển
mạnh về nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, do đó ngân hàng phát triển
Việt Nam thực hiện các dự án này nhằm mong muốn cải thiện cuộc sống của người
dân nông thôn. Tuy nhiên các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc nhiều
vào thời tiết; trong khi đó thời tiết của miền trung đặc biệt là Huế rất khắc nghiệt
mưa kéo dài và bão lụt suốt mùa đông, điều này làm cho nợ quá hạn có xu hướng
tăng cao.
Năm 2008, ngân hàng đã thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ xử lý nợ theo quy định
của các chủ đầu tư đánh bắt xa bờ và đã được ngân hàng phát triển Việt Nam chấp
thuận cho thực hiện xóa nợ, nhờ đó tỉ lệ nợ quá hạn có chiều hướng giảm xuống so
với năm 2007 với tỉ lệ giảm là 33,33%. Tuy nhiên trong năm nay nợ quá hạn của
các dự án thuộc kinh tế trung ương lại tăng với tỉ lệ 258,8% tập trung vào việc ngân
hàng thực hiện giải ngân vốn vay cho dự án nhà máy kéo sợi Phú Bài và nhà máy
tinh bột sắn. Trong khi đó nhà máy kéo sợi Phú Bài gặp khó khăn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh một phần do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát tăng
cao nên các chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh; mặt khác thị trường nội địa
và thị trường xuất khẩu đều gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của
công ty. Tuy nhiên đây là một dự án có tiềm lực mạnh nên công ty đã thực hiện cam
kết sẽ trả nợ đúng hạn cho ngân hàng trong năm 2009. Riêng về dự án nhà máy tinh
bột sắn thì ngân hàng phải làm hồ sơ xin giãn nợ vì công ty hoạt động rất yếu kém,
khả năng không thể khắc phục khó khăn được.
Năm 2009 tình hình nợ quá hạn của các dự án cũng tăng nhẹ cụ thể các dự án
thuộc kinh tế trung ương tăng 24,33%, mức tăng này là do nhà máy tinh bột sắn
không thực hiện trả nợ được và đã làm hồ sơ xin ngân hàng khoanh toàn bộ số dư
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
trong 2 năm. Khoản nợ này đang được ngân hàng xếp vào nhóm 5 - nhóm nợ có khả
năng mất vốn. Đây là một điều khó khăn cho ngân hàng trong công tác quản trị vì
các dự án này thuộc sự quyết định của ngân hàng phát triển Việt Nam. Riêng các dự
án thuộc kinh tế địa phương tăng 17,35% tập trung ở các dự án nuôi tôm, đây cũng
là các dự án gặp nhiều rủi ro. Thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua hàng loạt
người nông dân lâm vào tình trạng nợ nần do tôm chết hàng loạt trên diện rộng, mặt
khác với thời tiết lũ lụt thường xuyên cũng là một khó khăn lớn cho các dự án thuộc
lĩnh vực nông nghiệp.
Nói tóm lại các dự án được cung cấp tín dụng tại ngân hàng phát triển Huế chủ
yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đây là đối tượng tín dụng đầu tư của Nhà nước và
cũng là đối tượng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì thế ngân hàng cần phải phân tích để
tìm ra nguyên nhân của những khoản nợ quá hạn nhằm cải thiện chất lượng tín dụng
trong tương lai.
2.4.2 Tình hình rủi ro tín dụng
Kết quả phân loại nợ trong các năm gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của
ngân hàng phát triển không tốt lắm. Tỉ lệ nợ xấu tăng cao là do tất cả các khoản nợ
gia hạn đều phải xếp vào nhóm nợ xấu theo đúng Quyết định 493 và Quyết định 18
của Ngân hàng Nhà Nước. Theo quyết định này các khoản nợ căn cứ vào thời gian
quá hạn để phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 5, riêng các khoản nợ gia hạn thì không
căn cứ vào thời gian gia hạn mà chỉ căn cứ vào số lần gia hạn để phân loại vào các
nhóm nợ khác nhau (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5). Như vậy khi khách hàng thực hiện
gia hạn nợ thì ngay lập tức khoản nợ đó được xếp vào nhóm nợ xấu cho dù khách
hàng chỉ gia hạn trong thời gian ngắn và sau đó thanh toán đầy đủ, đúng hạn. Bên
cạnh đó các khoản dư nợ khác của khách hàng đó vẫn bị xếp vào khoản nợ xấu và
phải mất thời gian thử thách là 3 tháng mới được chuyển sang nhóm nợ bình
thường. Tuy nhiên tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đã có xu hướng giảm dần và thực tế
ngân hàng đã cải thiện chất lượng tín dụng trong năm 2009.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
Bảng 2.4: Tình hình rủi ro tín dụng tại NHPT Huế qua các năm 2006-2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh (%)
07/06 08/07 09/08
Tổng tài sản có 680.235 1.278.152 1.232.361 2.592.427 +87,9 -3,6 +110,4
Tổng dư nợ cho vay 568.040 1.102.260 1.082.294 2.252.735 +94,1 -1,8 +108,1
Nợ quá hạn 34.836 103.957 85.279 100.855 +198,4 -18 +18,3
Nợ xấu 116.766 131.734 128.788 156.147 +12,8 -2,2 +21,2
Tỉ lệ nợ quá hạn (%) 6,13 9,43 7,87 4,48 +53,8 -16,5 -43,1
Tỉ trọng nợ xấu/tổng
dư nợ cho vay (%)
20,56 11,95 11,89 6,93 -41,9 -0,5 -41,7
Hệ số rủi ro tín dụng (%) 83,51 86,24 87,82 86,9 +3,3 +1,8 -1,05
(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 2006-2009)
- Năm 2007 tỉ lệ nợ quá hạn tăng cao nhất 9,43%, đây là một hệ số rất nguy
hiểm trong công tác tín dụng, vượt gần gấp đôi mức cho phép của ngân hàng Nhà
nước trong khi đó chỉ tiêu tỉ trọng nợ xấu/tổng dư nợ cho vay giảm mạnh so với
năm 2006 với tỉ lệ giảm là 41,9%, nguyên nhân chủ yếu là do nợ quá hạn tăng mạnh
với tỉ lệ tăng là 198,4% nhưng nợ xấu chỉ tăng 12,8%. Trong điều kiện hiện tại ngân
hàng đã thực hiện rà soát toàn bộ số dư nợ quá hạn, tìm hiểu nguyên nhân không trả
nợ đúng hạn của các doanh nghiệp và có biện pháp xử lý kịp thời. Vấn đề làm cho
nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng tăng là do chương trình cho vay đánh bắt xa bờ,
mặc dù ngân hàng đã thực hiện tổ chức bán đấu giá toàn bộ tàu nhưng số dư nợ còn
lại là số chênh lệch sau khi đã thu hồi tiền bán đấu giá. Đây là những dự án gây tổn
thất cho ngân hàng tuy nhiên ngân hàng không thể phòng tránh các rủi ro này được
vì đó là những chương trình mục tiêu của chính phủ bắt buộc ngân hàng phát triển
phải thực hiện giải ngân vốn vay.
- Năm 2008 chất lượng tín dụng đã được cải thiện theo chiều hướng tốt, tỉ lệ nợ
quá hạn giảm 16,5%, có được kết quả này là nỗ lực của cán bộ tín dụng trong công
tác quản lý nợ. Đối với các dự án có quyết định phá sản ngân hàng đã làm hồ sơ xin
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
xử lý nợ gửi cho ngân hàng phát triển Việt Nam; trong trường hợp có tài sản bảo
đảm đã thực hiện bán thu hồi nợ... nhờ đó số dư nợ quá hạn giảm 18%. Tuy nhiên ta
thấy một thực tế tại ngân hàng là cán bộ tín dụng chỉ thực hiện công tác xử lý nợ,
chưa có biện pháp phòng ngừa nhằm tránh rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Năm 2009 các chỉ tiêu nợ quá hạn tiếp tục giảm 43,1%; chỉ tiêu tỉ trọng nợ
xấu/tổng dư nợ cho vay giảm 41,7% và với tốc độ giảm như thế chỉ tiêu nợ quá hạn
đã nằm trong giới hạn an toàn cho phép của ngân hàng Nhà Nước là 4,48%. Ngân
hàng đã thực hiện thống kê các khoản nợ xấu và đưa ra các biện pháp xử lý nợ phù
hợp như khoanh nợ, giãn nợ; đối với các khoản nợ xấu không thể thu hồi được ngân
hàng đề nghị xóa nợ.
Trong các năm 2006-2009 hệ số rủi ro tín dụng luôn ở mức cao trên 80%, điều
này cho thấy các khoản tín dụng có chất lượng xấu. Một đặc điểm nổi bật tại ngân
hàng phát triển là số dư nợ giải ngân cho các dự án vay vốn đều rất lớn và luôn có
tính chất hỗ trợ về lãi suất; đồng thời một số dự án chấp nhận tài sản bảo đảm hình
thành từ vốn vay. Đây là một áp lực rất lớn trong công tác thẩm định dự án, đòi hỏi
phải có một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ và các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng
Như vậy áp lực nợ xấu luôn gây khó khăn trong công tác tín dụng, làm cho hoạt
động tín dụng gặp nhiều rủi ro. Vấn đề đặt ra phải tìm hiểu nguyên nhân để từ đó
tìm ra biện pháp hạn chế tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng
nhằm đảm bảo sự phát triển vững mạnh cho ngân hàng, bảo toàn nguồn vốn cho
Nhà nước.
2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Đối tượng vay vốn của ngân hàng phát triển Huế thuộc loại có độ rủi ro cao
hơn các ngân hàng thương mại trên địa bàn và chỉ tập trung vào một số ngành, lĩnh
vực, khu vực theo chỉ định của Chính phủ. Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín
dụng bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; các nguyên nhân
này đều làm cho chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng. Chất lượng tín
dụng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy cần phải
nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân đó để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm
giảm thiểu rủi ro tín dụng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Bảng 2.5: Phân tích nguyên nhân rủi ro tín dụng tại NHPT Huế
qua các năm 2006-2009
Phân tích
nguyên nhân rủi
ro tín dụng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dư nợ
(triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Dư nợ
(triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Dư nợ
(triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Dư nợ
(triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
1. Do thiên tai
mất mùa, dịch
bệnh, thay đổi
chính sách
16.025 13,16 20.390 15,3 25.927 20,12 37.981 3,63
2. Do doanh
nghiệp nhà nước
chuyển đổi sở
hữu
18.202 14,95 0 0 293 0,23 440 0,04
3. Do khách hàng
bị mất năng lực
hành vi dân sự,
chết, mất tích
1.338 1,1 2.007 1,50 0 0 0 0
4. Do khách hàng
bị giải thể, phá
sản
0 0 99.420 74,58 57.543 44,66 52.199 4,99
5. Nguyên nhân
khách quan khác
86.182 70,79 11.494 8,62 45.082 34,99 955.134 91,33
Tổng 121.747 100 133.311 100 128.845 100 1.045.754 100
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ qua các năm 2006-2009)
Biểu đồ 2.1:Đánh giá nguyên nhân rủi ro tín dụng qua các năm 06-09
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2006 2007 2008 2009
Tỉ
lệ
%
Do thiên tai
Do chuyển đổi sở hữu
Do khách hàng bị chết
Do bị phá sản
Do nguyên nhân khác
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro do thay đổi chính sách
Mưa bão, nắng hạn, lũ, lụt, dịch bệnh, sạt lở đất..... đã gây ảnh hưởng và tác
động không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là
trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, lĩnh vực sản xuất phụ thuộc nguyên liệu nông
nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Điển hình dự án đầu tư phát triển cây cà phê
chè tại huyện A Lưới của công ty cà phê dịch vụ đường 9 bị ảnh hưởng nặng của cơn
bão số 9 năm 2009 làm cho cây cà phê đang vụ thu hoạch bị ảnh hưởng nặng. Hay dự
án nhà máy tinh bột sắn thiệt hại do cơn bão số 6 năm 2006 và 5 đợt lũ liên tiếp vào
cuối năm 2007 làm cho vùng nguyên liệu diện tích ngày càng bị thu hẹp nên sản
lượng không đảm bảo 100% theo công suất thiết kế ban đầu. Căn cứ trên biểu đồ ta
nhận thấy nguyên nhân thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp gây ra tình trạng chậm trả nợ tín dụng chiếm một tỉ lệ tương đối nhỏ
hơn 20% và có xu hướng giảm thấp vào năm 2009, chỉ còn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ
3,63%. Có được kết quả này là do ngân hàng hạn chế cho vay các dự án phụ thuộc
nhiều vào thời tiết như các dự án về nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản...
Do doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu
Nguyên nhân này chiếm một tỉ lệ nhỏ vào năm 2006 là 14,95% chủ yếu là do
các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế thực hiện việc chuyển đổi thành cổ
phần. Việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp chối bỏ trách nhiệm trả nợ vay cho ngân hàng phát
triển Huế, xem khoản vốn tín dụng đầu tư phát triển như một khoản cấp phát từ
ngân sách nhà nước. Theo thông tư số 89/2004/TT-BTC ngày 3/9/2004 có quy định:
Trường hợp chủ đầu tư thuộc đối tượng cổ phần hóa thì thực hiện xóa nợ lãi và tổng
số nợ lãi được xóa tối đa bằng số lũy kế đến thời điểm cổ phần hóa. Thực hiện theo
đúng tinh thần của thông tư đã làm cho nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng do doanh
nghiệp nhà nước chuyển đổi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_phat_trien_viet_nam_chi_nhanh_thua_thien_hue_1837_1912357.pdf