Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về khai thác cá ngừ, song do trang
thiết bị, công nghệ lạc hậu cộng với sản xuất nhỏ, kỹ thuật chế biến giá trị gia tăng
của Việt Nam hầu như rất kém nên phần lớn cá ngừ của nước ta được xuất khẩu
nguyên con; ướp đông cũng làm cho giá trị xuất khẩu cá ngừ chưa cao. Ngoài ra, do
công nghệ bảo quản sau thu hoạch yếu nên giá bán của nước ta thấp hơn các nước
khác. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam phát triển nhanh từ sau năm 2000.
Trong 6 tháng đầu năm 2006 xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đạt 19.424 tấn, trị giá hơn
52 triệu USD so với cùng kỳ năm 2005, tăng trên 33% về khối lượng và 21% về giá
trị. Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất vẫn là Mỹ (41,3%), tiếp đến là EU, Nhật
Bản 14,7% đến Niudilân, Đài Loan, Coet, Trung Quốc và một số nước khác. So với
kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung trong 6 tháng đầu năm 2006 gần 1,41 tỷ
USD thì xuất khẩu cá ngừ chiếm gần 3,7% tăng hơn 2005 có tỷ lệ là 3% [11].
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu là hoán đổi từ các tàu thuyền cũ nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Bên cạnh đó, việc khai thác cá ngừ còn ở quy mô nhỏ, tay nghề ngư dân còn thấp.
Tuy nhiên, nghề câu cá vàng tỏ ra hiệu quả ở vùng khơi nước sâu của biển
Đông nên cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi, cá ngừ vằn chiếm đa số, lượng cá ngừ
vây vàng và cá ngừ mắt to cũng tăng lên. Nhiều ngư dân đã mạnh dạn áp dụng kỹ
thuật mới và cải tiến trang thiết bị trên tàu như: lưới vây, mày dò cá, máy định vị,
máy đàm thoại tầm xa,... Một số ngư dân và công ty đã đầu tư tàu thuyền công suất
cao từ 300 – 1.000 CV, công nghệ khai thác hiện đại của nước ngoài vào nghề câu
vàng hoặc thuê chuyên gia tư vấn, kỹ sư khai thác để đánh bắt cá ngừ đại dương.
2.2.2. Quá trình thu gom và sơ chế cá ngừ đại dương xuất khẩu
Các tác nhân thực hiện việc thu gom cá ngừ đại dương
Vào đầu năm 1995, các thương gia Đài Loan xuất hiện tại Việt Nam để tiến
hành thu mua cá ngừ. Nậu cá ngừ và hình thức mua bán, đầu tư của Nậu cho các tàu
câu cá ngừ đại dương bắt đầu manh nha xuất hiện từ thời điểm này. Mỗi doanh nghiệp
thường chọn cho mình một đại lý là người địa phương để giao dịch và thu mua cá ngừ từ
ngư dân. Cho đến nay hoạt động thu mua cá ngừ đã dần đi vào ổn định.
Hệ thống thu mua và xuất khẩu cá ngừ đại dương
Hoạt động thu mua cá ngừ đại dương thường được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Các Nậu sẽ tập trung thu gom cá ngừ từ ngư dân và chuyển cho
các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Giai đoạn 2: Các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam sẽ
chuyển cá đạt chất lượng xuất nguyên con đến các công ty đối tác. Phần cá còn lại
sẽ chế biến dạng fi-lê hay hun khói để xuất khẩu sau đó.
Giai đoạn 3: Cá sẽ được các công ty ở nước ngoài đặt bán ở chợ bán đấu giá
hay phân phối đến các khách hàng.
Hệ thống thu mua và xuất khẩu cá ngừ tại Việt Nam (xem phụ lục 1)
Quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống thu mua cá ngừ
35
- Quan hệ giữa Nậu và ngư dân
Mỗi Nậu thường dùng tiền của riêng mình để đầu tư cho một hoặc một số
chủ tàu. Hình thức đầu tư có thể theo hai dạng.
+ Đầu tư đóng tàu, trang bị ngư cụ
+ Bảo lãnh cho chủ tàu mua dầu, đá trước mỗi chuyến biển.
- Quan hệ giữa Nậu và công ty chế biến, xuất khẩu tại Việt Nam
Một công ty thường chọn một hoặc một vài Nậu để đặt quan hệ làm ăn, đó là
những Nậu có uy tín và tiềm lực về tài chính. Công ty cam kết bao tiêu toàn bộ sản
phẩm của các tàu mà Nậu đầu tư theo giá thị trường tại địa phương. Ngược lại, Nậu
cũng chọn các công ty có uy tín và ưu tiên công ty mua cá của các tàu mà mình đã
đầu tư. Nậu thường phải đầu tư cơ sở vật chất tại nơi thu mua. Một số Nậu có sở
hữu xe đông lạnh làm dịch vụ chở cá từ cơ sở của mình đến công ty đối tác. Một số
Nậu khác có sở hữu xưởng nước đá vừa để bán cho chủ tàu vừa để ướp cá sau khi
đã sơ chế.
Công ty không cho Nậu vay mà đảm bảo lợi ích của Nậu thông qua hai hình thức:
+ Chi trả hoa hồng trên mỗi cân cá mà công ty đã mua từ các Nậu đã đầu tư.
+ Công ty sẽ trả cho Nậu một số suất lương cố định.
- Quan hệ giữa công ty chế biến, xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam và công ty
đối tác nước ngoài.
Tùy thuộc vào quan hệ mua bán mà công ty ở Việt Nam và nước ngoài sẽ
hợp đồng bao tiêu theo dạng mua đứt bán đoạn hay các công ty trong nước làm dịch
vụ bán cá hưởng hoa hồng trên giá trị cá bán được. Các công ty trong nước phụ
thuộc hoàn toàn vào đối tác của họ ở nước ngoài.
Phương thức mua bán và thanh toán
Hiện nay, việc mua cá ngừ đại dương ở Việt Nam diễn ra theo ba hình thức:
đấu giá, mua thông qua Nậu, mua không thông qua Nậu
2.2.3. Quá trình sơ chế và bảo quản cá ngừ đại dương xuất khẩu
Sơ chế bảo quản trên biển
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và tầm quan trọng của việc sơ chế
36
Chất lượng cá ngừ thay đổi theo từng vùng và chịu ảnh hưởng nhiều của các
yếu tố sinh học và các yếu tố khác như: thức ăn, tuổi, phương pháp đánh bắt, giết cá
cũng như phương pháp bảo quản,…
Phương pháp đánh bắt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cá ngừ. Tốt nhất là
bắt cá thật nhẹ nhàng để tránh axít lactíc tích tụ trong thịt cá tạo tiền đề xảy ra co
cứng cơ làm giảm chất lượng thịt.
Màu sắc tự nhiên của thịt cá ngừ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Nhân tố
quan trọng nhất là độ tươi, độ béo, tình trạng cỡ cá và thời gian tiếp xúc với không
khí mặc dù theo từng thị trường, thị hiếu có thể khác nhau ít nhiều. Bề mặt của thịt
cá ngừ khi mới cắt có màu đen sẫm và dần chuyển sang màu đỏ sáng do bề mặt cơ
tiếp xúc với ôxy. Đó chính là yếu tố quan trọng khi phân loại, sau khi cắt vết khứa
(vết khứa dài từ 3 – 4cm tại phần của vây thứ 5 và thứ 6 ở phía đuôi) và loại bỏ các
mẩu thịt vụn cần phải đợi 30 phút trước khi mang đi so sánh để phân loại.
Để giúp ngư dân tự đánh giá sản phẩm của mình và có thể bán với giá phù
hợp, tôi xin giới thiệu tiêu chuẩn chấm điểm theo tài liệu của hiệp hội nghề cá Đông
Nam Á như sau:
Tiêu chuẩn chấm điểm (xem phụ lục 2)
Sơ đồ phân hạng cá ngừ (xem phụ lục 3)
Kỹ thuật sơ chế
Hiện nay, Nhật Bản đã đưa ra phương pháp sơ chế và bảo quản cá ngừ áp
dụng cho các tàu của Nhật và những nước xuất khẩu cá ngừ cho họ.
- Dụng cụ làm việc cần trang bị cho tàu: chụp cá, móc cá, các loại kìm cắt,
kéo, cây lao, các loại dao, que thăm, ống luồn que tăm, cưa tay, búa, rìu.v.v...
- Các bước xử lý, sơ chế và bảo quản: yêu cầu công việc này phải tiến hành
càng nhanh càng tốt (thời gian cho phép ít hơn 1 phút).
Quy trình xử lý và bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu đánh bắt xa bờ của
ngư dân các tỉnh miền Trung (xem phụ lục 4)
Bảo quản, chế biến trên bờ và tiêu thụ
37
Cá ngừ có tầm quan trọng hàng đầu trong nghề cá thế giới do sản lượng lớn,
phân bố rộng và đặc biệt là có giá trị kinh tế cao. Nhằm ngăn cản sự giảm chất lượng
của cá, nhiệt độ cá phải được duy trì thường xuyên ở 00C trong suốt quá trình kể từ
khi cá được sơ chế đưa vào bảo quản trên tàu đến khi bốc dỡ, vận chuyển trên bờ.
Độc tố Histamine sẽ sinh ra trong thịt cá ngừ khi nhiệt độ tối thiểu bên trong cá
xuống dưới 70C.
Với đội tàu chuyên dụng, sản phẩm được đưa về bến cá, gần sân bay, cá ngừ
đã được bảo quản ở 00C, được bốc lên bằng cần cẩu, giao nhận, bảo quản bằng nước
đá khô trong bao PE đặt trong thùng carton và vận chuyển trực tiếp đến kho lạnh
của sân bay bằng xe tải có thùng cách nhiệt.
- Đóng gói và vận chuyển cá ngừ tươi nguyên con: Cá khi được xếp vào
thùng carton để vận chuyển phải đảm bảo:
+ Phải được giữ ở nhiệt độ 00C
+ Bề mặt ngoài của cá phải được làm sạch với miếng mút xốp và nước muối
sạch an toàn.
+ Vùng bụng phải được làm sạch nước và các tạp chất khác.
+ Thành bụng (lớp thịt dày) phải được chèn bằng các gói “gel” đông để duy
trì nhiệt độ bên trong của cá.
+ Để da cá không bị trầy xước, bên ngoài cá phải được bọc bằng lớp giấy
chuyên dùng có nhúng nước muối để bảo vệ và da cá không mất độ ẩm.
+ Thùng carton xếp cá phải đủ cứng, không thấm nước, cách nhiệt.
+ Chuyên chở bằng xe lạnh, phải giữ được nhiệt độ ở 00C trong suốt quá
trình vận chuyển ra sân bay.
- Chế biến cá ngừ fille và thổi đông lạnh.
+ Cá phải tươi, đảm bảo trong suốt quá trình chế biến không bị phân hủy.
+ Phương pháp lạng fille và cắt thỏi cá thao tác như các loài khác.
+ Fille và thổi đông lạnh phải được xử lý trong môi trường sạch và an toàn.
+ Nhiệt độ cá được hạ càng nhanh càng tốt sau khi sản phẩm hoàn thành.
38
+ Trong suốt quá trình xử lý cá, không thêm chất hóa học để thay đổi màu
của fille và thỏi cá.
+ Phải hạn chế tối thiểu khả năng tăng nhiệt độ của sản phẩm.
Ngoài các mặt hàng truyền thống có giá trị kinh tế cao, hiện các mặt hàng
chế biến từ nguyên liệu cá ngừ đại dương như xông khói, nướng, khô tẩm gia vị, đồ
hộp,v.v… cũng đang được nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện và đa dạng, nâng
cao hiệu quả sử dụng loài hải sản giá trị cao này.
2.2.4. Chất lượng, độ tươi của nguyên liệu cá ngừ đại dương trước chế biến
- Chất lượng nguyên liệu cá ngừ đại dương hiện nay chưa có tiêu chuẩn ban
hành chính thức, theo thỏa thuận giữa ngư dân và các doanh nghiệp thu mua thường
được chia thành 3 loại: A, B, C.
- Theo sổ tay quản lý chất lượng cá ngừ đại dương đóng hộp của dự án kỷ
thuật sau thu hoạch thủy sản ASEAN-CANADA phase II thì tiêu chuẩn cảm quan
của chất lượng nguyên liệu cá ngừ đại dương như sau: (xem phụ lục 5)
- Theo Công ty TNHH Hải Vương, một doanh nghiệp sản xuất chế biến cá
ngừ có sản lượng lớn nhất của Khánh Hòa, dựa vào yêu cầu của các thị trường xuất
khẩu đã đưa ra bảng tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nguyên liệu cá ngừ như sau:
(xem phụ lục 6)
- Vai trò của đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình
khai thác, chế biến bảo quản và tiêu thụ cá ngừ đại dương.
+ Trong khai thác và chế biến thủy sản nói chung, việc đảm bảo chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của cả nhà chế biến
và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thủy sản.
+ Trong cơ thịt cá ngừ đại dương chứa hàm lượng axitamin histidine cao nên
dễ hình thành Histamin, đây là một axit sinh hóa dễ gây ngộ độc cho người tiêu thụ,
dưới tác dụng của vi sinh vật. Quá trình hình thành Histamine mạnh hay yếu, nhanh
hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp đánh bắt, chế độ xử lý và bảo quản
sau khi đánh bắt, quá trình vận chuyển, bốc dở, sơ chế, chế biến và bảo quản. Vì lẽ
39
đó, Châu Âu đã ban hành quy định số 852/2004, 853/2004 yêu cầu phải kiểm soát
hàm lượng Histamine trong các lô sản phẩm cá ngừ xuất khẩu sang Châu Âu.
Giới hạn quy định đối với Histamine trong cá ngừ (xem phụ lục 7)
+ Nhằm kiểm soát sự hình thành Histamine, cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ (US-FDA) đã có tài liệu hướng dẫn kiểm soát quá trình bảo quản nguyên liệu
thủy sản căn cứ theo mối tương quan giữa nhiệt độ và thời gian bảo quản. [28].
- Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm
cá ngừ:
+ Hiện nay công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm
cá ngừ chủ yếu do doanh nghiệp, đại lý thu mua hay người đại diện cho thương
nhân nước ngoài trực tiếp thực hiện. Phương pháp đánh giá chất lượng chủ yếu và
phổ biến là đánh giá cảm quan.
+ Do chưa có tiêu chuẩn về chất lượng và phương pháp đánh giá chất lượng
chính thức được ban hành cộng với chưa có sự quản lý thống nhất về nghiệp vụ,
phương pháp kiểm tra nên dẫn đến hậu quả là xảy ra hiện tượng tranh mua, tranh
bán, phân loại, phân cấp chất lượng không đồng đều. Ngư dân bị ép cấp, ép giá. Bên
cạnh đó, phương thức mua xô đã làm cho ngư dân ít quan tâm đến việc xử lý và bảo
quản cá ngừ sau đánh bắt dẫn đến chất lượng cá về bến thấp, giảm giá trị xuất khẩu.
+ Nhiều ngư dân không tuân thủ hoặc chưa được tập huấn các công đoạn kỹ
thuật xử lý và bảo quản sau đánh bắt như giết chết, sả hết máu và nội tạng, ngâm hạ
nhiệt,… thêm vào đó một số khách hàng mua cá nguyên con không bỏ nội tạng trong
khi ngư dân chủ yếu bảo quản bằng đá xay không đủ hạ nhiệt cá có kích thước lớn
như cá ngừ đã làm cho chất lượng cá ngừ càng kém hơn.
+ Một số doanh nghiệp trong khu vực đã áp dụng chương trình quản lý chất
lượng theo HACCP để kiểm soát chất lượng cá ngừ đại dương được chế biến tại
đơn vị mình. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng của các đơn vị khác nhau tùy theo
sản phẩm được chế biến. Những nhà kinh doanh xuất khẩu cá ngừ tươi cần có nhiều
cá loại A, rất muốn đầu tư cho ngư dân nhưng không thể đầu tư cho nhiều người
được. Trong khi đó, các nhà chế biến sản phẩm đông lạnh thì lại cần cá có chất
40
lượng loại B, C giá nguyên liệu rẻ hơn nên có thể chẳng quan tâm đến đầu tư để
nâng cao chất lượng cá.
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá đã và đang được cải thiện. Tuy nhiên, các
điều kiện an toàn vệ sinh và đảm bảo nhiệt độ cho cá trong quá trình bảo quản, bốc
dỡ, vận chuyển tại bến chưa đáp ứng yêu cầu riêng của nguyên liệu cá ngừ.
+ Điều kiện an toàn vệ sinh các cơ sở thu mua nguyên liệu không đảm bảo.
+ Ngoài công tác kiểm soát, đánh giá chất lượng cảm quan tại đầu vào nguyên
liệu, chương trình quản lý chất lượng cho sản phẩm cá ngừ và cả cho họ cá thu ngừ
của các nhà máy còn tập trung kiểm soát sự hình thành và phát triển của hàm lượng
Histamine trong suốt quá trình tiếp nhận nguyên liệu và chế biến tại nhà máy.
+ Các lô hàng cá ngừ xuất sang thị trường Châu Âu đều được lấy mẫu kiểm
tra Histamine bởi cơ quan thẩm quyền NASIQAVED, tuân thủ chỉ thị 91/493/EEC
ngày 22.07.1991 của Ủy ban Châu Âu.
2.2.5. Tình hình xuất khẩu cá ngừ đại dương Việt Nam
Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về khai thác cá ngừ, song do trang
thiết bị, công nghệ lạc hậu cộng với sản xuất nhỏ, kỹ thuật chế biến giá trị gia tăng
của Việt Nam hầu như rất kém nên phần lớn cá ngừ của nước ta được xuất khẩu
nguyên con; ướp đông cũng làm cho giá trị xuất khẩu cá ngừ chưa cao. Ngoài ra, do
công nghệ bảo quản sau thu hoạch yếu nên giá bán của nước ta thấp hơn các nước
khác. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam phát triển nhanh từ sau năm 2000.
Trong 6 tháng đầu năm 2006 xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đạt 19.424 tấn, trị giá hơn
52 triệu USD so với cùng kỳ năm 2005, tăng trên 33% về khối lượng và 21% về giá
trị. Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất vẫn là Mỹ (41,3%), tiếp đến là EU, Nhật
Bản 14,7% đến Niudilân, Đài Loan, Coet, Trung Quốc và một số nước khác. So với
kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung trong 6 tháng đầu năm 2006 gần 1,41 tỷ
USD thì xuất khẩu cá ngừ chiếm gần 3,7% tăng hơn 2005 có tỷ lệ là 3% [11].
Bảng 2.1: Xuất khẩu cá ngừ đại dương 11 tháng đầu năm 2007.
Xuất khẩu cá ngừ ở Việt Nam tăng liên tục, năm 2008 xuất khẩu đạt 52.818
tấn, trị giá trên 188,6 triệu USD. So với năm 2007, khối lượng xuất khẩu tương
41
đương, nhưng giá trị tăng tới 25%. Trong năm 2008, EU là thị trường nhập khẩu số
1 của Việt Nam với khối lượng đạt 16.544 tấn, trị giá 62,7 triệu USD, giảm 5% về
khối lượng nhưng tăng 21,6% về giá trị. Nếu như năm 2007, Đức dẫn đầu các nước
trong khối EU về nhập khẩu cá ngừ Việt Nam thì sang đến năm 2008, Italia vượt
lên trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu với 3.813 tấn, trị giá 15,26 triệu USD, tiếp
theo sau là Hà Lan với 10,9 triệu USD và Đức là 9,9 triệu USD. Đứng thứ 2 về
nhập khẩu cá ngừ Việt Nam là Mỹ chiếm 29% tổng xuất khẩu. Năm 2008, Mỹ nhập
khẩu 15.714 tấn, trị giá 54,8 triệu USD, giảm 8,2% về số lượng nhưng tăng 12,5%
về giá trị [11].
Bảng 2.2: Xuất khẩu cá ngừ đại dương năm 2008.
Năm 2009, xuất khẩu cá ngừ của cả nước đạt 55,8 ngàn tấn với kim ngạch 180,9
triệu USD, tăng 5,7% về khối lượng, giảm 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.
Bảng 2.3: Xuất khẩu cá ngừ đại dương năm 2009.
Theo báo cáo của Vasep, năm 2010 xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh cả về khối
lượng và kim ngạch so với năm 2009, đây được coi là năm thành công nhất của cá
ngừ Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng mạnh
42
cả về khối lượng và giá trị. Chỉ tính trong 11 tháng đầu năm 2010, cả nước đã xuất
khẩu gần 76.000 tấn cá ngừ, trị giá trên 265,7 triệu USD, tăng 49,5% về số lượng và
62% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009 [26].
Bảng 2.4: Xuất khẩu cá ngừ đại dương 11 tháng đầu năm 2010.
Theo tính toán của Vasep, khối lượng xuất khẩu của cả nước năm 2010 đạt
khoảng 82,6 nghìn tấn, trị giá 287 triệu USD. Từ cuối năm 2009 đến nay, sản lượng
khai thác cá ngừ tại Đông Tây Thái Bình Dương rất thấp, trong khi nhu cầu tiêu thụ
vẫn tăng đã đẩy giá xuất khẩu cá ngừ thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lên
khá cao, 11 tháng đầu năm 2010 giá trung bình của cá ngừ Việt Nam đạt 3,49
USD/kg, tăng 8% so với năm 2009 [26].
Như vậy, nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do giá xuất khẩu cá
ngừ cao, nhu cầu tiêu thụ tăng, trong khi một số nước trên thế giới đề xuất cắt giảm
hạn ngạch khai thác đối với một số loại cá ngừ.
43
Cơ cấu sản phẩm chủ yếu là cá ngừ đông lạnh nguyên con, số cá ngừ có chất
lượng cao còn ít. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng chế
biến nhưng chưa nhiều. Cần đầu tư để xuất khẩu nhiều mặt hàng giá trị gia tăng
nhằm tăng giá trị hơn nữa.
2.3. Thực trạng rủi ro trong xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam hiện nay
và nguyên nhân của nó
2.3.1. Thực trạng rủi ro trong xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam hiện nay
Tuy nghề câu cá ngừ đại dương nói riêng và nghề khai thác các ngừ nói chung
trong những năm gần đây có những bước phát triển rõ rệt nhưng chúng ta phải thừa
nhận một thực tế rằng, nghề câu cá ngừ đại dương ở nước ta có xuất phát điểm thấp
và chậm hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Vì vậy, trong quá trình xuất khẩu
các doanh nghiệp và ngư dân không thể không tránh khỏi những rủi ro, cụ thể:
2.3.1.1. Nhóm rủi ro do yếu tố khách quan
Một là, rủi ro do hiểm họa
Sự thay đổi khí hậu có tác động đến hệ sinh thái biển, làm biến động chủng
quần và nguồn lợi cá biển trong đó có cá ngừ đại dương, từ đó đã ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống của cộng đồng ngư dân. Hiện tượng san hô chết hàng loạt (Coral
Bleaching) trong 20 năm qua do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do
nhiệt độ ở các vùng biển đã tăng lên. Các ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu
đối với môi trường và các hệ thống kinh tế xã hội có thể được đánh giá qua sự nhạy
cảm, mức độ thích nghi và mức độ dễ bị tổn thương của hệ sinh thái biển. Tại Việt
Nam, hiện chưa có các nghiên cứu đầy đủ về tác động của biến đổi khí hậu đối với
khai thác thủy sản. Tuy nhiên, với những nguy cơ và thách thức đang tiềm ẩn đối
với lĩnh vực khai thác này có thể sẽ rất lớn. Các ảnh hưởng này phần nào đã được
thể hiện qua số liệu thống kê về thiệt hại do bão gây ra đối với cộng đồng ngư dân
ven biển trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê của Bộ Thuỷ sản (nay là
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) từ năm 2001-2006: “Tình hình thiên tai
ngày càng diễn biến phức tạp, tần suất ngày một tăng, tính ác liệt ngày một lớn trên
tất cả các loại hình: bão, nước biển dâng, triều cường, lũ lụt, lũ quét,… xảy ra dồn
44
dập và không theo quy luật”. Số lượng các cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam không
chỉ có xu hướng tăng lên mà mức độ ảnh hưởng ngày càng nhiều. Năm 2006, 10
cơn bão với cường độ mạnh, các đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài và các hiện tượng
thời tiết bất thường khác đã tác động đáng kể đến hoạt động thuỷ sản (trong đó có cá
ngừ đại dương) và gây ra thiệt hại cho người và tàu cá hoạt động trên biển, đặc biệt
cơn bão số 1 (Chanchu) và số 9 (Durian) đã gây thiệt hại rất lớn cho ngư dân khai
thác xa bờ, ảnh hưởng lớn đến sản lượng khai thác cá ngừ hàng năm của nước ta.
Hai là, rủi ro chính trị, pháp lý
Hiện nay, tất cả các vùng biển khai thác cá ngừ đã được các tổ chức quốc tế
quản lý chặt chẽ, họ đã hình thành các tổ chức quốc tế như: Uỷ ban bảo tồn cá ngừ
Đại Tây Dương, Uỷ ban cá ngừ Ấn Độ Dương, Uỷ ban nghề cá Tây và Trung Thái
Bình Dương,v.v… Hầu hết các quốc gia có liên quan đã và đang tham gia vào tổ
chức này, họ cho rằng cá ngừ đại dương là loài cá di cư sang nhiều vùng lãnh thổ
khác nhau và là tài sản chung cần được quản lý và phân bổ cho các thành viên có
liên quan, đồng thời các tổ chức này hợp tác với nhau một cách chặt chẽ. Nếu chúng
ta không là thành viên của tổ chức này thì sản phẩm cá ngừ của chúng ta sẽ bị thiệt
thòi tại các thị trường đó. Năm 2008 và 2009, một số doanh nghiệp Việt Nam có
nhiều container hàng bị giữ tại các cảng của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vì lý do
chúng ta không phải là thành viên của WCPFC (Uỷ ban nghề cá Tây và Trung Thái
Bình Dương). Các cơ quan chức năng đã vào cuộc để tháo gỡ tạm thời cho các
doanh nghiệp và muốn tiếp tục tồn tại, phát triển, chúng ta cần sớm trở thành viên
chính thức của các tổ chức này. Bởi lẽ, trước sau gì chúng ta cũng bị áp đặt hạng
ngạch đánh bắt hoặc sản phẩm bị hạn chế xuất khẩu vào thị trường các nước thành
viên của các tổ chức nói trên. Tháng 11 năm 2010, Việt Nam đã thành lập hiệp hội
cá ngừ đại dương và là thành viên có hợp tác của Ủy ban Nghề cá Đông Tây Thái
Bình Dương, tuy nhiên hiệp hội này vừa mới thành lập do đó chưa xây dựng được
thương hiệu riêng cho ngành nghề này, vì vậy trong quá trình xuất khẩu gặp rất
nhiều khó khăn về việc chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và như thế cá
ngừ đại dương Việt Nam sẽ khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
45
Trong những năm gần đây, xu thế của ngành công nghiệp khai thác thủy sản
trên biển hiện nay đang được kiểm soát chặt chẽ để phát triển bền vững. Mới đây,
liên minh Châu Âu đã áp dụng quy định số 1005/2008 của hội đồng Châu Âu về
thiết lập hệ thống trong cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt
động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, gọi
tắc là IUU. Rào cản này đã và đang tốn rất nhiều công sức, tiền của của các doanh
nghiệp và bà con ngư dân, tuy nhiên chúng ta vẫn phải thực hiện và vẫn còn rất
nhiều bất cập khó khăn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan
chức năng tiếp tục hướng dẫn và hoàn thiện các quy định trong nước để thực hiện
yêu cầu này của Châu Âu.
Cá ngừ Việt Nam khó cạnh tranh với thị trường Nhật, bởi lẽ kể từ khi hiệp
định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) chính thức có hiệu lực ngày 01.10.2009,
theo đó trong vòng 10 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, Nhật sẽ miễn thuế đối
với 94% hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này, đặc biệt là miễn thuế đối với
86% sản phẩm nông nghiệp (trong đó có thủy sản). Khi hiệp định có hiệu lực các
doanh nghiệp có thể so sánh, lựa chọn biểu thuế giữa hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) ký ngày 01.04.2008, có hiệu lực ngày 01.12.2008
đối với một số nước, thuế suất MFN và VJEPA để xin mức thuế suất thấp nhất. Tuy
nhiên, khi VJEPA có hiệu lực cho đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ
vẫn lo lắng với mức thuế suất 7,2% cao hơn rất nhiều (khoảng 40%) so với các
nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin,v.v… Do vậy, cá ngừ Việt Nam rất khó
cạnh tranh với các nước láng giềng tại thị trường này.
Theo quy định của IUU về thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa,
ngăn chặn và xóa bỏ hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, mỗi lô hàng thủy
sản xuất sang EU nhất thiết phải có một giấy chứng nhận khai thác. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập nảy sinh. Để tránh thủ tục rườm rà,
nhiều ngư dân đã bán cá ngay tại tàu cho Nậu, Vựa Trung Quốc với giá cao mà họ
lại không yêu cầu giấy chứng nhận. Cùng với đó, nhiều khách hàng EU cũng cầm
46
chừng trong việc ký hợp đồng, thậm chí tạm ngừng nhập khẩu thủy sản trong giai
đoạn đầu thực thi quy định về khai thác IUU này.
Ba là, rủi ro do biến động giá
Nghề khai thác đánh bắt thủy sản lâu nay vốn đã khó khăn thì nay lại càng
khó khăn hơn khi mà những chuyến đi biển liên tiếp thua lỗ vì chi phí xăng dầu tăng
lên. Với ngư dân vùng biển, giá xăng dầu tăng khiến họ cân nhắc hơn mỗi khi ra
khơi. Theo một ngư dân ở Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định nếu theo giá dầu
tăng hiện nay, trung bình một chuyến ra khơi khoảng 1 tháng, ông phải chi thêm
gần 40 triệu đồng [3]. Không chỉ ở Tam Quan Bắc mà tại Phú Yên cũng không
tránh khỏi tình trạng này, ngư dân hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn,
thiếu thông tin thị trường, còn chi phí cho mỗi chuyến biển cứ tăng cao do giá dầu
và chi phí gián tiếp tăng. Ông Nguyễn Thành Đông ở Phường 6, Thành phố Tuy
Hòa (chủ tàu câu cá ngừ PY92024TS), cho biết: “Tổng chi phí cho một chuyến câu
hiện đã cao hơn trước từ 30 – 40 triệu đồng, bởi dầu và các nhu yếu phẩm cần thiết
đều tăng giá. Ngược lại, giá cá trước khi dầu tăng giá là 145.000 – 155.000 đồng/kg
thì nay chỉ còn 110.000 - 130.000 đồng/kg”. Ông Đặng Tấn Son ở Phường Phú
Lâm, Thành phố Tuy Hòa (chủ tàu cá PY-96146TS) trăn trở: “Với công suất máy là
160 CV, bình quân mỗi chuyến biển từ 20 – 25 ngày tiêu thụ hết khoảng 4.000 –
5.000 lít dầu. Cùng thời điểm này năm trước, chi phí cho một chuyến biển khoảng
110 triệu đồng thì nay tăng lên khoảng 150 - 160 triệu đồng”. Chi phí cho mỗi
chuyến đi biển tăng không chỉ ảnh hưởng đến các chủ tàu mà còn tác động trực tiếp
đến thu nhập của bạn thuyền. Mỗi chuyến biển từ 20 – 25 ngày nhưng theo chi phí
hiện nay thì phải đánh bắt hơn 1,5 tấn cá loại 1 mới có lãi để chia phần. Nếu đánh
bắt không hiệu quả coi như chuyến đi “lỗ lã tràn lan”. Trong khi đó giá sản phẩm
thủy sản không tăng được là bao. Nhiều chuyến đi biển hiệu quả không cao thậm
chí bà con ngư dân phải bù lỗ, đã đẩy bà con ngư dân vào tình thế bế tắc. Giá xăng
dầu lên cao, kéo theo các loại mặt hàng phục vụ cho nghề biển củng tăng giá nhất là
các loại ngư cụ, đá lạnh, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề khai thác
thủy sản [16].
47
Về thị trường tiêu thụ cá ngừ đại dương, ngư dân hiện nay đang gặp nhiều
vấn đề cần giải quyết, trong đó có ba vấn đề chính là vốn, thị trường và chất lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_rui_ro_trong_qua_trinh_xuat_khau_ca_ngu_dai_duong_o_viet_nam.pdf