MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Tình hình nghiên cứu sáng tạo liên quan đến đề tài
3. Nhiệm vụ và mục đích sáng tác
3.1 Nhiệm vụ của đề tài
3.2 Mục đích của đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu và phương tiện sáng tác
4.1 Phương pháp nghiên cứu
4.2 Phương tiện sáng tác
5. Ý nghĩa lý luận thực tiễn
Phần 2: Nội dung
Chương I: Tìm hiểu chung về nghệ thuật đồ hoạ
1. Sơ lược về ngành mỹ thuật công nghiệp
2. Vài nét về ngành đồ hoạ thế giới
3. Đồ hoạ Việt Nam sự ra đời và phát triển
4. Một số phương tiện thể hiện chủ yếu của thiết kế đồ hoạ
4.1 Biểu trưng
4.2 Áp phích
4.2.1 Chữ trong áp phích
4.2.2 Màu trong áp phích
4.2.3 Hình ảnh
4.2.4 Bố cục
4.3 Phối cảnh độc đáo
4.4 Sự lặp lại
4.5 Tỷ lệ trong đồ hoạ quảng cáo
5. Những cơ sở và phương pháp luận
5.1 Cách biểu đạt đối tượng trực tiếp của đồ hoạ
5.2 Sử dụng phương pháp ẩn dụ để tạo ra ấn tượng trong thiết kế đồ hoạ
Chương II: Giải quyết vấn đề
1. Sơ lược về ngành thuỷ tinh Việt Nam
2. Một số nét cơ bản về thuỷ tinh Hà Nội
3. Quảng cáo đem lại lợi ích cho Công ty Thuỷ tinh Hà Nội
4. Quy mô đồ án
5. Mục tiêu đặc trưng của đồ án
6. Phương pháp nghiên cứu phác thảo và sáng tạo
6.1 Những ý tưởng ban đầu
6.2 Phương án giải quyết
6.2.1 Biểu trưng
6.2.2 Áp phích 1
6.2.4 Áp phích 2
6.2.4 Phụ kiện
A.Tờ gấp
B.Túi xách
C.Phong bì
Chương III: Kết quả nghiên cứu và sáng tạo
I. Những kết quả đã đạt được về mặt lý thuyết
1. Nhận thức thẩm mỹ
2. Nắm vững được phương pháp sáng tác
3. Nắm vững quy trình xây dựng đề cương và thiết kế đồ án
II. Những kết quả sáng tạo cái mới
Phần 3: Kết luận chung
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quảng cáo cho công ty Thuỷ tinh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà thiết kế tối ưu hoá việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của một công ty thông qua biểu trưng, bao bì, graphic, cách trưng bày sản phẩm cũng như việc sáng tạo ra những quảng cáo trên báo tạp chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, tờ rơi, catalogue và các phương pháp khác tạo sự chú ý với khách hàng.
4.1 Biểu trưng
Biểu trưng không chỉ là phương tiện quảng cáo quan trọng. Một biểu tượng đẹp không chỉ là do bố cục đẹp mà trước tiên nó bộc lộ bản chất của sự vật, nó phản ánh tinh thần của sản phẩm, ý đồ, nó phát ra một tín hiệu duy nhất của nội dung và hình thức của sản phẩm ấy. Đây là hình thức thiết kế để đưa đối tượng quảng cáo đến sự cô đọng nhất, nhiệm vụ chủ yếu của hoạ sỹ thiết kế là phải đưa ra được biểu trưng đơn giản, đặc trưng nhất của vấn đề được yêu cầu quảng cáo. Biểu trưng là ký hiệu và hình ảnh có chức năng thông tin truyền đạt thông điệp qua kênh thị giác, diễn đạt nội dung qua ngôn ngữ ẩn dụ, ước lệ đồng thời cũng là ngôn ngữ hàm xúc, ký hiệu và hình ảnh trong biểu trưng thường mang tính đa nghĩa gây liên tưởng trực tiếp và liên tưởng gián tiếp. Nguyên tắc cơ bản nhất của biểu trưng là biểu thị sự tối giản. Yêu cầu của biểu trưng là sự tinh lọc tối đa cùng các yếu tố tạo hình, chỉ để lại những hình tượng đặc trưng nhất để gây ấn tượng mạnh mẽ sâu sắc cho người xem. Đèn đỏ là ký hiệu về màu tạo cho ta phản ứng phải đạp phanh ngay, biểu tượng chính là công cụ đồ hoạ gây cho ta những phản ứng nhanh, có khi là sử dụng cảnh báo về một nguy cơ xảy ra nguy hiểm lúc thì lại là sự chuyển tải thông tin hay cấp độ của một sản phẩm nào đó. Những biểu tượng sẽ vượt qua các hàng rào ngôn ngữ và ngay lập tức làm chúng ta hiểu ra. Những cái hộp màu vàng nhỏ sẽ nói cho chúng ta biết đó là hộp phim KODAK ngay cả nếu chúng ta mù chữ, các loại cờ cũng là một dạng biểu tượng, vòng tròn màu đỏ là nước Nhật, sao và vạch là nước Mỹ, sao vàng của Việt Nam khẳng định lại thực tế hay các truyền thuyết quanh thực tế ấy. Sự nguy hiểm trong việc sử dụng các biểu tượng là sự sáo rỗng, rập khuôn những biểu tượng đã thành công và được nhìn thấy hàng nghìn lần trước đó.
Dạng biểu trưng có cấu trúc bằng tên hãng, dạng này được dùng ngay tên của hãng để tạo thành biểu trưng, có khi các mẫu chữ cũng được nhiều hãng, công ty sử dụng làm biểu trưng riêng như: Honda, Sony, Lacome, CK... Bằng những kiểu dáng chữ, kích cỡ to nhỏ độc đáo, phù hợp với đối tượng sử dụng, ta cũng có thể có một cấu trúc gọn gàng xúc tích bằng cách điệu chữ cái ở đầu âm tiết tên hãng. Dạng biểu trưng này không gây khó khăn với người hoạ sỹ thiết kế và thường sẽ đẹp gọn gàng.
Biểu trưng đó có thể sử dụng chữ hoặc hình tuỳ theo người hoạ sỹ. Cùng một mục đích với nhau nhưng sự sáng tạo ở mỗi người lại rất khác nhau. Ta có thể thấy rõ được điều này khi đi sâu phân tích một số biểu trưng của các công ty thuỷ tinh lớn trên thế giới.
Biểu trưng của các công ty này rất khác nhau: như ở biểu trưng của công ty thuỷ tinh pha lê ANCHOR HOCKING của Mỹ là sự thể hiện với hình tượng của chiếc mỏ neo tượng trưng cho sự phát triển của công ty. Còn của công ty CRISTAL D’ARQUES của Pháp thì biểu tượng lại là sự thể hiện một cách bay bổng thông qua cả hình và chữ với những nét chữ mềm mại mang đậm tính thuỷ tinh. Hay như của công ty ROYAL COPENHAGEN của Denmark đó là sự thể hiện với hình ảnh sóng nước gợi sự trong trẻo cùng hình ảnh chiếc vương miện - một sự khẳng định về chất lượng. Hay độc đáo hơn đối với biểu trưng của công ty pha lê WATERFỏD CRYSTAL hoạ sỹ đã có sự sáng tạo lớn khi cho gắn liền với hình ảnh của loài cá ngựa. Còn ở biểu trưng của công ty pha lê IITALA - Finland thì đó lại là sự thể hiện một cách không cầu kỳ của chữ I gợi nhắc tới hình ảnh của một chiếc ly thuỷ tinh.
Biểu trưng có thể sử dụng chữ hoặc hình tuỳ theo ý tưởng sáng tác của người hoạ sỹ thiết kế. Cùng một mục đích sử dụng nhưng sự sáng tạo của mỗi hoạ sỹ lại khác nhau nhưng tất cả đều thực hiện một yêu cầu đó là làm nổi bật được đối tượng mình quảng cáo. Không những chỉ thể hiện một biểu tượng có hình thức bắt mắt mà còn phải chưa đựng trong đó nội dung cụ thể.
4.2 áp phích
áp phích là một phần quan trọng trong đồ hoạ quảng cáo. áp phích là một điểm nhấn tạo lên sự thành công trong một cụm bài đồ hoạ. Một áp phích cần có sự sáng tạo về ý tưởng lẫn phong cách thể hiện kết hợp vào đó cần sự hài hoà, sang trọng trong việc dùng màu dùng chữ, hình ảnh để tạo lên bố cục hài hoà chuyển tải đầy đủ được nội dung cần có. Nó là bức thông điệp của đối tượng cần được giới thiệu với công chúng, bức thông điệp đó cần phải tải một lượng thông tin phong phú, có chọn lọc những gì cần quảng cáo, có thể bằng hình ảnh, chất liệu hoặc chữ, điều cốt yếu là phải thật dễ hiểu, dễ thấy và gây ấn tượng mạnh cho người xem. Vì vậy phải coi áp phích như một văn bản mà không bắt buộc phải đọc, nếu có đọc thì không mất thời gian vì nó. Đối với một áp phích được gọi là thành công khi mà ở đó vẻ đẹp của màu sắc và hình ảnh hoà quyện với nhau trong một bố cục hài hoà để tạo ra sự quyến rũ cuốn hút khách hàng, tạo cho họ sự yên tâm về kiểu dáng, chất lượng của sản phẩm được quảng cáo.
Đối với người hoạ sỹ thiết kế việc tạo ra một ý tưởng thể hiện cho một áp phích là rất quan trọng, người hoạ sỹ phải đưa ra một ý tưởng độc đáo sâu sắc để kết hợp với những phương pháp khác tạo nên sự thành công của áp phích. Chính vì vậy mỗi ý tưởng tốt trong thiết kế như đầu tàu kéo cả con tàu thiết kế đi đến sự thành công.
4.2.1 Chữ trong áp phích
Trong đồ hoạ ứng dụng hiện đại chữ chính là tín hiệu quan trọng để đưa đến cho người xem những cảm nhận, thông tin về sản phẩm mà công ty được quảng cáo, chữ là sự kết nối giữa ngôn từ và hình ảnh. Chữ dùng trong áp phích phải cần có sự cân nhắc, tính toán của người hoạ sỹ thiết kế bởi chữ là thông điệp gần gũi với người quan sát thông qua hình ảnh cụ thể, đôi khi bản thân mẫu chữ đã tạo thành yếu tố minh hoạ nhưng cũng có thể mẫu chữ thể hiện ý tưởng dưới dạng biểu tượng. Có thể chỉ riêng một mẫu chữ cũng tạo một thiết kế, sự diễn tả bằng chính diện mạo vật chất của nó hỗ trợ cho những thông tin quảng cáo, thông điệp văn học.
Cách giải quyết thiết kế mà trong đó hiệu quả gây ấn tượmg chính là do bản thân mẫu chữ đã truyền đạt được những thông điệp văn học sẽ tạo ra sự thu hút. Mộu chữ coa một tiềm năng rất lớn khi ta nhận nhiệm vụ của nó lên gấp đôi. Trong sản phẩm mình quảng cáo người hoạ sỹ sẽ phải tạo một kiểu chữ phù hợp độc đáo để khi khách hàng nhìn vào đó họ có thể cảm nhận được những tính chất riêng của sản phẩm. Ngoài ra các mẫu chữ còn được nhiều công ty sử dụng để làm biểu trưng riêng. ở đây chúng ta có thể kể đến một số những công ty lớn trên thế giới như Christian Dior, Lacome, Enchaiteur hay hãng nước ngọt nổi tiếng Coca Cola, Sony...
4.2.2 Màu sắc trong áp phích
Khi nói đến vẻ đẹp của màu sắc thì người ta không chỉ dùng trí tuệ để nói đến màu sắc và cái đẹp mà cái đẹp phải rút ra từ cuộc sống, từ thiên nhiên và vạn vật xung quanh ta. Màu sắc là cái tác động trực tiếp ngay lên thị giác của chúng ta khi ngắm nhìn mọi vật, sự liên kết trong chúng giữa màu săc và tình cảm là một khối vô cùng chắc chắn. Trong nền văn hoá phương tây: màu trắng là sự tinh khôi, trong sạch; màu đen là tượng trưng cho quỷ dữ; màu đỏ có nghĩa là niềm khát vọng; màu xanh lá cây biểu thị cho niềm hi vọng; màu xanh da trời là dấu hiệu của hạnh phúc; bầu trời màu xám tượng trưng cho nỗi buồn. Màu sắc là đặc trưng ngôn ngữ của xã hội, chúng hợp thành tạo nên cái gọi là nghệ thuật, chính vì những đặc điểm màu sắc trên đòi hỏi người hoạ sỹ thiết kế đồ hoạ phải có cái nhìn thật sắc bén và có kinh nghiệm về màu sắc, để đưa vào ứng dụng trong mọi lĩnh vực, phù hợp với từng sản phẩm, chẳng hạn quảng cáo cho công ty bánh kẹo, màu sắc phải thật hấp dẫn, dùng những màu của hoa quả đưa vào sản phẩm làm cho sản phẩm trông ngon mắt, kích thích đến người tiêu dùng; đối với loại sản phẩm thời trang thì màu sắc phải nói nên sự quí phái thời thượng; đối với loại sản phẩm nước giải khát thì màu sắc phải nói đến sự trong lành mát mẻ ví dụ, trong các sản phẩm đồ hoạ về nước hoa quả ta thường bắt gặp gam màu xanh lá cây tạo cảm giác mát mẻ, sảng khoái. Màu vàng cam tạo cho cảm giác mạnh về tính giàu vitamin.
Không gian màu trong áp phích cũng cần được chú ý đến, việc sử dụng màu hợp lý giúp ta thể hiện được tính chất của đối tượng mình quảng cáo. Người hoạ sỹ phải biết lựa chọn những tông màu phù hợp với tính chất của đối tượng quảng cáo để làm cho người xem cảm nhận được tính chất riêng của nó và tạo được sự thu hút như : những đứa trẻ sẽ bị hấp dẫn trong không gian màu sắc sặc sỡ tinh nghịch của những sản phẩm đồ chơi.
Tóm lại màu sắc đã tạo nên điệu thức cho quảng cáo bằng ngôn ngữ tâm lý riêng của nó, nó là thành phần số một để tạo cảm giác và ấn tượng trong đồ hoạ, cùng với hình ảnh tạo nên sự thành công trong áp phích gây ấn tượng tốt tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
4.2.3 Hình ảnh
Hình ảnh trong một áp phích có nhiều cách thể hiện khác nhau. Có thể được thể hiện dưới dạng mảng, nét, cắt trổ hay khắc... Tuỳ theo ý tưởng sáng tác của hoạ sỹ, nhưng nhìn chung chúng phải thể hiện được sự sang trọng của kiểu dáng sản phẩm và tạo nên một hình ảnh đẹp cho đối tượng quảng cáo đem lại sự thích thú cho người xem.
4.2.4 Bố cục
Trong áp phích bố cục cũng là phần quan trọng góp phần làm nên thành công, vì thế bố cục phải chắc chắn, đầy đủ và đặc biệt phải tạo được sự hấp dẫn lớn đối với người xem, bố cục chính là sâu chuỗi gắn kết của ý tưởng, tín hiệu chữ, hình ảnh và màu sắc lại với nhau để tạo nên một ấn tượng tốt cho áp phích.
4.3 Phối cảnh độc đáo
Phối cảnh là một quy luật thông thường. Đó là phương pháp xây dựng hình ảnh không gian ba chiều trên một mặt phẳng hai chiều (một bản vẽ, một bức tranh, một bức ảnh...) điểm nhìn kết hợp với ảo tưởng về khoảng cách trên mặt phẳng.
Một phối cảnh thông thường có thể giới hạn chính xác gần như những gì mà mắt thường nhìn thấy khi quan sát từ một điểm nhìn. Sự cảm nhận về chiều sâu được xác định trên thực tế từ chính đôi mắt của chúng ta. Nghệ thuật á đông đã đưa ra một quy luật khác tạo dựng ảo tưởng về độ sâu chủ thể hoặc phong cảnh đều được sắp đặt một cách đơn giản cái nọ đặt sau cái kia, vật nào đặt gần mắt được đặt lên phía trước, điển hình trong các bức tranh Nhật vẽ về núi Phú Sĩ, cây hoa anh đào ở cận cảnh bao phủ toàn bộ núi Phú Sĩ.
Sử dụng phương pháp phối cảnh độc đáo này có thể tuỳ thuộc vào chủ ý của thiết kế đồ hoạ tạo ấn tượng. Chẳng hạn áp phích quảng cáo cho Coca Cola miêu tả một thanh niên cầm chai nước mát của hãng với cách phối cảnh tạo cho chai nước cận cảnh và bàn tay người thanh niên trở nên to sát mắt nhìn. Còn hậu cảnh là khuôn mặt của người thanh niên ở tít phía sau. Điều này tạo ra ấn tượng mạnh về đối tượng cụ thể cần quảng cáo. Quan trọng là chủ thể được nhìn nhận từ góc độ bất bình thường hoặc sự biến đổi trong mối liên hệ với cách quan sát thông thường, trở nên thi vị và thu hút sự quan sát hơn.
4.4 Sự lặp lại
Phương pháp này tuy đã được sử dụng nhiều trong quá khứ song vẫn còn hiệu quả. Người xem sẽ bị bắt buộc phải cố đếm xem có bao nhiêu lần hình ảnh đó được lặp lại cho đến khi không còn nhìn rõ được nữa. Ví dụ, trong một hộp bánh có vỏ bằng sắt được các nhà đồ hoạ của giai đoạn đầu thế kỷ này thiết kế. Trên đó có in hình một phụ nữ tuyệt đẹp tay cầm chính hộp bánh này, trên đó lại tiếp tục là hình ảnh người phụ nữ; cứ như thế hình ảnh này được lặp lại mãi. Đó chỉ là một ví dụ cho “Sự lặp lại” như một sự quyến rũ thị giác. Đây là một hiệu quả mà hầu hết những phương pháp khác đều muốn có, trong đó hình ảnh được lấy từ khả năng quan sát thông thường của loài người.
Hoặc có một phương pháp hiệu quả thực sự khác hẳn là ống kính vạn hoa. Thay cho việc lặp lại mà mỗi lần hình ảnh nhỏ dần đi thì nó lặp lại từng bộ phận một, cạnh tiếp cạnh và tất cả đều cùng một cỡ. Phần kết các hình ảnh vô vị trở nên thú vị khi được khúc xạ và lặp lại trên tám mảnh kính nhỏ tạo thành hệ thống lăng kính.
Sự lặp lại là một phương pháp ưa thích của quảng cáo. Những quảng cáo nổi tiếng như của hãng Coca Cola chẳng hạn, vì nó sử dụng một khoản tiền lớn trong ngân sách không cần thiết phải quá sáng tạo trong những mẫu quảng cáo của họ hoặc những quảng các trên tivi. Nhãn hiệu của họ đã ăn sâu vào tiềm thức họ bằng cách lặp lại mãi.
4.5 Tỷ lệ trong đồ hoạ quảng cáo
ý tưởng về tỷ lệ giống như một người chộp lấy những sự chú ý về bất cứ vật gì dù là hiển nhiên nhưng lại vẫn tạo ra sự mới lạ. Điều thú vị nào sẽ xảy ra khi ta đặt hai chủ thể có sự đối lập cao bên cạnh nhau. Một áp phích quảng cáo cho chiếc ôtô chở khách to nhất mới được lắp xong được đặt cạnh một bé gái ngồi dưới đường. Lúc này nhờ vào tỷ lệ, sự nhỏ bé của bé gái tôn lên sự to lớn và công năng chở nhiều khách của chiếc ôtô. Còn trất nhiều các ví dụ khác. Song đây là một phương pháp có rất nhiều tiềm năng và không bao giờ kết thúc.
Trong một quảng cáo về thời trang một nhà nhiếp ảnh đã để cân bằng một chiêc giày nhỏ xíu màu đỏ trên ngón tay của người khổng lồ ở Rome. Lúc này ấn ti\ượng được tạo ra là sự đối lập về tỷ lệ, tỷ lệ chính là một sự so sánh, do đó là một thủ pháp hay và hiệu quả trong đồ hoạ quảng cáo vì nó đem lại hiệu quả gây chú ý chính phụ so sánh cho người quan sát.
ở mặt mạnh nhất của phương pháp này, tỷ lệ luôn rất thú vị. Tháp Eiffel nhanh chóng trở nên một trong những kỳ quan của thế giới. Ngược lại, những ngôi nhà búp bê với đủ bàn ghế bé tí xíu cũng đều cuốn hút trẻ và những nhà sưu tập như nhau. Bức tranh được vẽ trên đầu kim hay các công trình đồ sộ đều khuyến khích sự am hiểu biết của người xem. Còn rất nhiều những ví dụ khác thực tế trong đời sống quảng cáo, song ta hiểu rằng sự so sánh tỷ lệ là một phương pháp rất hay, có tiềm năng và không bao giờ kết thúc.
5. Những cơ sở và phương pháp luận
5.1 Cách biểu đạt đối tượng trực tiếp của đồ hoạ
Sau khi đã lựa chọn được đối tượng có tính chất đặc thù cho việc quảng cáo vừa đẹp về mặt tạo hình vừa đẹp về mặt ý nghĩa. Ta phải sắp xếp bố trí tạo bố cục. Bước tiếp theo là lấy ánh sáng cho bố cục ta có thể nhìn bằng mắt thường hoặc sử dụng bằng máy ảnh, điều đó giúp cho việc tạo không gian ba chiều và nhịp điệu chuyển động để tạo ra một thiết kế đồ hoạ ấn tượng. Vẻ đẹp của một tác phẩm miêu tả các đồ vật là sự tiện nghi khi làm việc với nó mà không bị các áp lực bên ngoài. Tuy vậy đối với các hoạ sỹ thiết kế đồ hoạ luôn làm việc với các đồ vật mình quảng cáo. Vậy họ phải làm sao sắp xếp các đối tượng này để tạo ra ấn tượng. Đối tượng được lựa chọn phải vừa đẹp vừa có ý nghĩa. Ví dụ: quảng cáo cho công ty thuỷ tinh ta nghĩ ngay đến chai, lọ, ly, cốc nhưng phải chọn ra vật thể nào có mang tính đặc trưng. Ví dụ như trong một tờ quảng cáo cho rượu Champagne Pommery của Pháp, người ta chọn hai chủ thể là chai rượu và ly rượu. Ly rượu miêu tả chất lượng còn chai rượu phía sau chỉ lấy riêng phần nhãn hiệu của công ty.
Tuy cách sử dụng các đối tượng để thể hiện một thiết kế đồ hoạ là một phương pháp đã có từ lâu nhưng cho đến bây giờ nó vẫn phát huy tác dụng. Vì đồ hoạ quảng cáo là làm sao biểu hiện nổi bật được chân dung đối tượng đem đến một thông tin đúng cho đối tượng thiết kế. Nên sử dụng các đối tượng gắn với sản phẩm cần quảng cáo tạo ngay được ấn tượng về công dụng của sản phẩm một cách dễ hiểu cho khách hàng. Đó cũng là một phương pháp thành công.
5.2 Sử dụng phép ẩn dụ để tạo ra ấn tượng trong thiết kế đồ hoạ
Kỹ thuật này luôn được sử dụng khi phải nói thẳng vấn đề ra thì khiếm nhã hoặc đơn giản là không đẹp. Ví dụ như quảng cáo cho những điều tế nhị mà khó nói một cách truạc tiếp thì người ta dùng hình ảnh và chữ để biểu đạt như quảng cáo thuốc tránh thai, bao cao su.. đó là cách tiếp cận vấn đề gián tiếp, tế nhị mà vẫn gây ấn tượng. Tạo ra hình tượng “biết nói” là một phương pháp khó khăn nhất để xây dựnglý thuyết. Nó vay mượn từ các phương pháp “Bố cục hình ảnh” và “tính biểu tượng trong đồ hoạ”. Chủ nghĩa máy móc thực hành chủ yếu đều sử dụng phép ẩn dụ minh hoạ mà trở thành một ý tưởng cho sự chơi chữ. Trong một áp phích rất thành công quảng cáo cho Dubonnet, một loại ruợu khai vị của Pháp, một hoạ sỹ người Mỹ là A.M. Cassandre đã diễn tả ba bước chơi chữ: cái đầu tiên “Dubo” có nghĩa là một vẻ đẹp, cái thứ hai có nghĩa là những gì có chất lượng tốt và cái cuối cùng là tên đầy đủ của sản phẩm “Dubonnet”.
Hãng IBM nổi tiếng cũng sử dụng lối tiếp cận lựa chọn sự liên kết của hai đối tượng sử dụng rất hiệu quả. Tạo ra một trạng thái không trực tiếp có thể hiệu quả hơn là trực tiếp. Nó kích thích trí tưởng tượng phong phú của con người. Sự chân thật thường được sử dụng quanh những sự thật chân thực trần trụi có thể tạo ra những hiệu quả trong những hình tượng đãng ngạc nhiên mà chưa bao giờ được sử dụng ở phạm vi đó.
Tóm lại đối với người hoạ sỹ thiết kế đồ hoạ phải sẵn có trong mình nhiều yếu tố, đó là sự hiểu biết về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, phải có thị hiếu thẩm mỹ trong sáng và cảm hứng sáng yạo; tất cả những yếu tố trên kết hợp với các kỹ năng diễn tả sẽ cho ra đời những sản phẩm vừa có giá trị về thẩm mỹ vừa có giá trị về kinh tế.
Chương II Giải quyết vấn đề
1. Sơ lược về ngành thuỷ tinh Việt Nam
Ngành thuỷ tinh, pha lê đã có mặt lâu đời trên thế giới nhưng ở Việt Nam nó mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu. Được sản xuất từ silicat nó đã dần trở nên phổ biến và cần thiết đối với đời sống con người. Silicat có rất nhiều trong các thành phần của nhiều loại đất đá granit, giơ nai, bazan và các loại đá phiến khác nhau. Hợp chất của silic đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Silicđiôxit dưới dạng cát được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thuỷ tinh và ngoài ra sử dụng làm vật liệu xây dựng.
Khi đun hỗn hợp nhiều silicat với nhau hoặc silicđiôxit ta thu được hợp kim vô định hình trong suốt gọi là thuỷ tinh. Khi đun nóng thì thuỷ tinh mềm ra dần chuyển sang trạng thái lỏng. Còn khi làm lạnh thuỷ tinh nóng chảy thì sự hoá rắn cũng diễn ra dần dần.
Ngay từ xưa con người đã biết đến thuỷ tinh nhưng trong khoảng thời gian hàng trăm năm ấy người ta chỉ dùng nó để tạo cửa sổ và bình đựng. Hiện nay con người đã tìm ra được cách điều chế và sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau và đã tạo cho chúng những kiểu dáng, hình thức hấp dẫn đối với thị hiếu của con người. Để chế tạo thuỷ tinh có tính chất xác định ngưìư ta sử dụng nguyên liệu đầu khác nhau. Ngoài ra tính chất của thuỷ tinh còn phụ thuộc vào quá trình chế tạo thuỷ tinh.
Thuỷ tinh cửa sổ thông thường, cũng như thuỷ tinh để chế tạo các loại bình thuỷ tinh nguyên liệu chủ yếu là natri và canxi silicat nóng chảy với silicđiôxit còn khi ta thay bằng potat thì ta sẽ thu được thuỷ tinh khó nóng chảy. Nó được sử dụng để chế tạo các bình chịu nhiệt. Để điều chế pha lê - một loại thuỷ tinh có khả năng khúc xạ ánh sáng mạnh và có màu rất óng ánh thì người ta cho nấu nóng chảy silicđiôxit với potat và chì oxit. Trong thực tế đây là loại nguyên liệu tốt nhất thường dược dùng để chế tạo chai lọ nghệ thuật và thuỷ tinh quang học.
Để làm cho thuỷ tinh có thể bền hơn người ta thay thế một phần silicđiôxit bằng anhidricboric. Chất này sẽ làm tăng thêm độ rắn cho thuỷ tinh, làm cho nó bền hơn với những tác dụng hoá học và ít nhạy cảm với những thay đổi của nhiệt độ. Người ta thường liệt thuỷ tinh vào loại không tan trong nước. Tuy nhiên khi nước tác dụng một thời gian dài lên thuỷ tinh thì sẽ tách một phần silicat khoit nó. Khi kéo thuỷ tinh nóng chảy qua lỗ nhỏ ta có thể thu được sợi đường kính từ 2 - 10mm gọi là sợi thuỷ tinh, nó không dòn mà rất dai. Sợi thuỷ tinh có thể sử dụng trong may mặc và các lĩnh vực khác. Vải làm bằng sợi này không cháy có tính chất cách điện, cách nhiệt và rất bền về mặt hoá học.
Ngoài ra người ta còn chế tạo được các loại vật liệu xây dựng mới bằng cách kết hợp sợi thuỷ tinh với các nhựa tổng hợp khác - đó là chất dẻo thuỷ tinh, loại chất dẻo này nhẹ hơn thép 3-4 lần mhưng không hề thua kém về độ bền nên cho phép người ta dùng chúng để thay thế kim loại cũng như gỗ rất có hiệu quả và ngày nay chúng càng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo ôtô, máy bay và ngành đóng tàu. Trạng thái thuỷ tinh không bền về mặt nhiệt động thuỷ tinh có được là do làm lạnh thuỷ tinh nóng chảy thì độ nhớt của chúng tăng rất nhanh nên sự kết tinh không xảy ra. Nhưng nếu ta đưa phụ gia làm tăng sự kết tinh vào và nấu theo một chế độ xác định thì ta có thể thu được vật liệu thuỷ tinh tinh thể xitan. Đây là một loại chất liệu có độ bền rất cao, rắn, bền về phương diện hoá học và nhiệt, có tính chất cách điện loại chất liệu này dùng để chế tạo các chi tiết vô tuyến điện, thiết bị cho sản xuất hoá học, các loại vật liệu xây dựng, chất cách điện...
Ngày nay chúng ta có thể thấy ứng dụng của thuỷ tinh vào các ngành công nghiệp ngày càng đa dạng. Nó không chỉ tham gia vào những ngành công nghiệp nhẹ mà còn tham gia vào một số ngành công nghiệp nặng như công nghiệp chế tạo ôtô, máy bay. Đây chính là nguồn nguyên liệu của tương lai với rất nhiều tiềm năng. Nói tới ngành thuỷ tinh của thế giới thì không thể không nói đến ngành thuỷ tinh của Czech. Cộng hoà Czech nổi tiếng trên khắp thế giới trong việc xuất khẩu đèn chùm và các sản phẩm đèn thuỷ tinh. Nền công nghiệp thuỷ tinh pha lê của nước này đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới nền công nghiệp thuỷ tinh pha lê của thế giới và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các nền công nghiệp non trẻ trong đó có Việt Nam.
2. Một số nét cơ bản về thuỷ tinh Hà Nội
Công ty Thuỷ tinh Hà Nội được thành lập từ năm 1947, ban đầu có tên là Xí nghiệp Thuỷ tinh Hà Nội, chuyên sản xuất thuỷ tinh trung tính phục vụ các ngành khoa học, kỹ thuật, y tế và dân dụng.
Ban đầu thuỷ tinh của công ty đạt chất lượng:
. Độ bền nước đạt cấp 2 theo 5 cấp quốc tế
. Độ bền xung nhiệt (T = 145 4 15000C)
. Hệ số dãn nở nhiệt (a = 5,8.10-6)
Các sản phẩm của công ty đã sản xuất bao gồm:
. Sản phẩm phục vụ khoa học, kỹ thuật: các máy thuỷ tinh, cốc đốt tam giác, bình cầu, buret, pipet...
. Sản phẩm phục vụ y tế: chai truyền máu 300 4 500ml, chai ête, ống seram...
. Sản phẩm phục vụ dân dụng: cốc uống nước, ly rượu, bóng đèn toạ đăng, lọ hoa, bình sữa...
Trong các đợt hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc, một số sản phẩm của công ty đã được huy chương vàng, bạc, đồng và bằng khen. Từ năm 1998, công ty đã được Liên hiệp quốc tài trợ một đề án sản xuất thuỷ tinh khoa học với lò nấu, thiết bị và công nghệ hiện đại của thế giới. Sản phẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn quốc tế:
. Độ bền nước đạt cấp 1 theo 5 cấp quốc tế
. Hệ số dãn nở nhiệt (a = 3,2.10-6)
Có thể dễ dàng nhận thấy từ lúc thành lập cho đến đầu thế kỷ 90 dù đã có sự thay đổi có tính chất phát triển nhưng Công ty Thuỷ ting Hà Nội với cơ chế bao cấp cũ nên sản phẩm vẫn còn nghéo nàn. Hỗu hết các sản phẩm tiêu thụ có tính chất đặt hàng cho các cơ quan chuyên ngành khoa học, kỹ thuật, y tế. Các sản phẩm dân dụng còn hạn chế về kiểu dáng, chất lượng. Từ đầu những năm 90 trở lại đây, cùng với việc Việt Nam hội nhập vào thế giới, các doanh nghiệp phải đối mặt với một cơ chế mới, cơ chế thị trường mở cửa. Điều này cũng đặt ra cho Công ty Thuỷ tinh Hà Nội những thách thức mới. Các công ty tư nhân và liên doanh trong ngành thuỷ tinh mọc lên như nấm đã tạo ra một môi trường cạnh tranh với Công ty Thuỷ tinh Hà Nội. Do đó công ty phải cố gắng phát huy công nghệ cao trong sản xuất để đứng vững và phát triển. Bên cạnh đó, yêu cầu về thẩm mỹ của khách hàng ngày một cao. Nếu vẫn giữ nguyên các mẫu mã như trước đây thì công ty sẽ khó có chỗ đứng trên thị trường.
Trước những yêu cầu bức xúc đó, vào tháng 10 năm 1996, Công ty bắt đầu liên kết với pha lê Bohemia của Czech, đồng thới cải cách dây truyền công nghệ. Vài năm trở lại đây sản phẩm của công ty đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và đã có xuất khẩu sang các nước Đông Nam á , Nhật Bản, Châu Âu. Sản phẩm của công ty vẫn bao gồm các sản phẩm phục vụ khoa học, kỹ thuật, y tế và dân dụng, song đã có nhiều cải tiến về chất lượng cũng như thẩm mỹ. Ngoài thuỷ tinh trung tính, còn có thêm thuỷ tinh kiềm và thuỷ tinh màu. Tuy vậy, tiêu thụ chủ yếu ở nội địa vẫn là các sản phẩm phục vụ cho khoa học kỹ thuật và y tế. Còn các sản phẩm dân dụng chủ yếu là để xuất khẩu với mẫu mã vay mượn cúa nước ngoài. Song càng ngày công ty càng nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế đầy hưa hẹn tại thị trường nội địa. Công ty đã từng bước cải tiến về chất lượng, thẩm mỹ đồng thời do hợp tác với Bohemia của Czech nên đã có thên sản phẩm pha lê. Bước đầu công ty chỉ nhập phôi về mài ra sản phẩm. Cho đến nay nhờ tiếp thụ công nghệ nên mặt hàng pha lê đã dần chuyển sang tự sản xuất. Tuy vậy, các sản phẩm tự sản xuất này vẫn còn phải bán lẫn với các sản phẩm nhập khẩu và mới chỉ có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm duy nhất tại 365 Tây Sơn.
Với những khó khăn trước mắt, Công ty Thuỷ tinh Hà Nội với tên giao dịch quốc tế là Ha Noi Glass Company, đã từng bước chuyển sang phong cách làm ăn mới. Tham vọng có rất nhiều, cùng với đầu tư kỹ thuật nâng cao chất lượng công ty đã bắt đầu chú ý đến thẩm mỹ của sản phẩm và việc tự giới thiệu thông qua các hình thức quảng cáo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15016.DOC