Luận văn Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Cơ hội cho những nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế tri thức

 

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

QUỸ ĐẦU TƯ VỐN MẠO HIỂM 3

QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

I- NỀN KINH TẾ TRI THỨC - SỰ PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA THỜI ĐẠI VÀ YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3

1. Khái niệm nền kinh tế tri thức 3

2/ Nền kinh tế tri thức là sự phát triển tất yếu của thời đại , là yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. 5

II- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 10

1/ Quỹ đầu tư - quỹ đầu tư mạo hiểm 10

2/ Lịch sử ra đời của quỹ đầu tư mạo hiểm 12

3/ Tổ chức, quy trình hình thành và quy trình đầu tư quỹ vốn mạo hiểm 14

3.1> Tổ chức của các công ty vốn mạo hiểm 14

3.2> Qui trình hình thành một quỹ vốn đầu tư mạo hiểm. 19

3.3> Qui trình đầu tư vốn mạo hiểm. 20

3.3.1 Giai đoạn hình thành 20

3.3.2 Giai đoạn gọi vốn 22

3.3.3 Giai đoạn đầu tư 22

3.3.4 Giai đoạn tăng cao giá trị. 22

3.3.5 Giai đoạn thoát tư. 23

III- TÍNH TẤT YẾU CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC 25

1. Vai trò của quỹ vốn mạo hiểm 25

2. Quỹ đầu tư mạo hiểm - Hành trang bước vào nền kinh tế tri thức. 26

2.1> Quỹ vốn đầu tư mạo hiểm --- nguồn vốn tối ưu đối với các doanh nghiệp khởi sự. 26

2.2> Quỹ đầu tư mạo hiểm --- nguồn lực thúc đẩy khoa học công nghệ tiên tiến phát triển. 31

3. Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 34

CHƯƠNG II 39

ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN 39

QUỸ DẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM 39

I - HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TRÊN THẾ GIỚI 39

II- HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM TỪ 1991 CHO TỚI NAY. 44

1/ Quá trình hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam và những vấn đề còn tồn tại. 44

Bảng 1: Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. 45

1.1/ Đặc điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tại Việt Nam. 46

1.2/ Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam: 47

1.2.1. Danh mục đầu tư 47

1.2.2. Tham gia quản lý công ty thuộc danh mục 48

1.2.3. Chiến lược rút vốn 49

1.2.4. Nhận xét về chiến lược thu hồi vốn 49

1.2.5. Nhận xét chung về hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm 50

1.2.6. Mô hình quản lý 51

1.2.7. Hiệu quả tài chính 51

Gía trị tài sản đầu tư và mức giảm giá các quỹ (8-2000) 52

Nguồn: SG country fund , 2000 52

2/ Các nguyên nhân làm cho quỹ đầu tư mạo hiểm không phát huy được vai trò của nó ở Việt Nam trong giai đoạn qua. 53

III - MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM 55

IV - ĐIỀU KIỆN, KHẢ NĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRONG TƯƠNG LAI 59

1/ Xu thế toàn cầu hoá kinh tế tri thức và cơ hội - thách thức mở ra đôí với Việt Nam. 59

2/ Doanh nghiệp Việt Nam trước thềm thế kỷ mới --- cơ hội và thách thức 64

3/ Tình hình thương mại hoá hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay 68

4/ Thị trường chứng khoán Việt Nam --- điều kiện hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm 74

5/ Sự cần thiết phải phát triển loại hình quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. 79

CHƯƠNG III 83

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRONG TƯƠNG LAI 83

I- QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM - KHẢO CỨU KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ TRÊN THẾ GIỚI. 83

II- ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG MỞ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM. 87

1/ Một số giải pháp nhằm phát triển những lĩnh vực có liên quan tới môi trường hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm. 87

1.1/ Định hướng và các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 87

1.2/ Con đường và các giài pháp tiến tới nền tri thức Việt Nam 91

1.3/ Phương hướng và giải pháp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khoa học công nghệ mới. 93

1.4/ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại hoá hoạt động KH&CN ở Việt Nam hiện nay. 98

1.5/ Các giải pháp đối với Việt Nam để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 99

1.51. Cần phải xây dựng một môi trường đầu tư hấp đẫn hơn hiện nay. 99

1.5.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 100

1.5.3. Cần nghiên cứu để hình thành một hệ thống tổ chức hợp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài 100

1.5.4. Tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động FDI trên phạm vi cả nước. 101

2/ Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. 101

2.1/ Phương hướng phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm 104

2.2/ Các giải pháp nhằm thức đẩy hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm 107

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Cơ hội cho những nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế tri thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao, giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt nam có xu hướng giảm mạnh. Số liệu dưới đây cho thấy sự giảm giá của các khoản đầu tư của 4 quỹ hiện còn hoạt động tại Việt Nam. Dễ dàng nhận thấy tình trạng hoạt động của cac quỹ không mấy sáng sủa. Trừ Vietnam Enterprise Fund tương đối hiệu quả với mức giảm giá 13%, các quỹ còn lại giá trị đầu tư đều giảm trên 50%. Với việc giảm cả về số lượng và chất lượng đầu tư ở Việt Nam đã cho chúng ta thấy thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư không đạt hiệu quả như mong đợi trong suốt trời gian qua, và cũng có thể do môi trường đầu tư của Việt Nam còn khó khăn và cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhưng đều thể hiện một thực tế là môi trường đầu tư của Việt Nam không hấp dẫn các nhà đầu tư nữa. Gía trị tài sản đầu tư và mức giảm giá các quỹ (8-2000) Tên quỹ Tài sản (tr $) Giảm giá % Vietnam Enterprise Fund 25 13 Vietnam Fund Limited 26 52 Vietnam Frontier Fund 34 53 Beta Vietnam Fund 20 56 Nguồn: SG country fund , 2000 Trên đây chúng ta đã xem xét một cách tổng quát hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam trong thời gian qua. Xét trên nhiều khía cạnh, ta có thể thấy các quỹ đầu tư mạo hiểm không đạt được thành công trong việc đầu tư vào Việt Nam, nhiều quỹ đầu tư đã mất kiên nhẫn và từ bỏ Việt Nam để chuyển sang các môi trường đầu tư khác có hiệu quả hơn. Và những quỹ nào vẫn còn tiếp tục hoạt động tại Việt Nam thì lượng vốn gia tăng cho đầu tư thêm không những không tăng mà còn có xu hướng giảm đi, hơn nữa lợi nhuận thu được của các quỹ này ngày càng có chiều hướng giảm xuống. Vậy, đâu là nguyên nhân làm của tình trạng trên? Tại sao các quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động không có hiệu quả tại Việt Nam? Để làm rõ câu hỏi trên chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu vấn đề sau: 2/ Các nguyên nhân làm cho quỹ đầu tư mạo hiểm không phát huy được vai trò của nó ở Việt Nam trong giai đoạn qua. Có rất nhiều lý do dẫn tới tình trạng này. Trực tiếp là hiệu quả hoạt động của một số công ty thuộc danh mục, khả năng hoàn trả nợ vay của một số công ty được đầu tư dưới dạng nợ vay. Gián tiếp là cuộc ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á. Ngoài ra, sự chậm trễ ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có thể coi là một nguyên nhân khác. Thiếu thị trường chứng khoán, lựa chọn và cơ hội chọn thu hồi vốn đầu tư cũng như chuyển hướng danh mục để bảo vệ giá trị cho quỹ bị hạn chế rất nhiều. Thêm nữa có thể do môi trường pháp luật của Việt Nam chưa được hoàn thiện ... Nhưng tựu chung, có những lý do chủ yếu và cơ bản như sau: Thứ nhất, mặc dù trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 7 - 2000 và cho đến cuối năm 2000 có 5 công ty được niêm yết cùng với 5 cổ phiếu và 5 trái phiếu được mua bán và trao đổi tại trung tâm. Và cho đến thời điểm hiện nay cũng chỉ mới có 12 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Số lượng hàng hoá trên thị trường chứng khoán còn rất ít, không đa dạng, không có nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư. Hơn nữa, một số qui chế của thị trường chứng khoán còn chưa thích hợp với hoạt động của loại hình đầu tư mạo hiểm. Do thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới ra đời chưa được 2 năm, khái niệm thị trường chứng khoán còn chưa quen thuộc với công chúng, nên việc huy động vốn của công chúng là rất khó khăn. Điều đó cho chúng ta thấy việc thiếu vắng một thị trường chứng khoán phát triển thực sự gây khó khăn cho các quỹ đầu tư trong việc thu hồi vốn thông qua việc bán cổ phiếu của các công ty thuộc danh mục đầu tư một khi các công ty này được đưa vào niêm yết và bán cổ phiếu ra công chúng. Việc hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam đã được lập kế hoạch từ đầu những năm 90 và các quỹ đầu tư mạo hiểm dự tính khoảng đến năm 1994 thị trường được đưa vào hoạt động và phát triển nhanh chóng. Sự chậm trễ thiết lập thị trường đã làm nản lòng một số quỹ. Một số quỹ không đợi được đã phải rút vốn chuyển hướng đầu tư sang các nước khác có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Thứ hai, việc thiếu các khoản đầu tư tốt, mang lại hiệu quả cũng là lý do không thuyết phục các quỹ tiếp tục hoạt động. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận với các quỹ yêu cầu đầu tư nhưng do không đáp ứng đủ các điều kiện do các quỹ đặt ra nên việc đầu tư không thực hiện được. Thứ ba, khu vực tư nhân luôn bị chèn ép bao bọc bởi tệ quan liêu, sách nhiễu và các định chế không ràng, do đó đã hạn chế rất nhiều cơ hội đầu tư của các quỹ. Thứ tư, ở Việt Nam tất cả các quỹ đều huy động vốn từ các nhà đầu tư quốc tế căn cứ trên ngoại tệ mạnh là đola Mỹ trong khi tỷ giá vẫn chưa ổn định. Ngay cả những công ty đầu tư hoạt động tốt ở trong nước thì phần lớn thu nhập vẫn có thể bị triệt tiêu bởi sự mất giá của đồng nội tệ. Thứ năm, hành lang pháp luật củaViệt Nam đang được xúc tiến cải tổ nhưng thực tế nhiều năm qua cho thấy nó luôn không theo kịp nhịp đập của thị trường. Điều đó càng rõ nét đối với một thị trường có tính chất hoàn toàn mới mẻ như thị trường chứng khoán. Cách đây 6 năm, đại bộ phận người dân Việt Nam hầu như còn chưa biết đến hai từ " chứng khoán". Thuần tuý đầu tư tài chính, các quỹ đầu tư nêu trên phải làm một công viẹc đầy khó khăn: " Cung tạo Cầu " Đó thực sự là một sự chấp nhận thử thách và tham vọng đón trước thời cơ. Họ có tầm nhìn xa nhưng lại không nhận được sự hậu thuẫn đầy đủ từ phía Nhà nước. Thiếu điều kiện thiết yếu đó cộng thêm với một cái nhìn dè chừng khi họ ở vị thế của những đối tác nước ngoài đã khiến các quỹ đầu tư này không thể tiếp cận đến những cơ hội đầu tư thuận lợi. Hơn nữa, giới hạn của luật đầu tư nước ngoài (Luật đầu tư nước ngoài 4/99) và gần đây nhất là luật doanh nghiệp chỉ cho phép người nước ngoài đầu tư với mức tối đa là 30% vào các công ty trong nước. Khi vào Việt Nam, mục tiêu của các quỹ đầu tư mạo hiểm là kiếm khoản lợi nhuận chênh lệch bằng việc tăng cao giá trị của công ty được đầu tư, điều này không thể có vì thị trường chứng khoán Việt Nam mãi 7/2000 mới ra đời. Họ cũng nhận thức rõ được thực tế và chủ trương nắm giữ cổ phiếu của các công ty triển vọng, tham gia quản lý các công ty này nhằm làm cổ phiếu của chúng ngày càng có giá trị cao hơn. Tuy nhiên bị giới hạn ở hạn mức tối đa 30% cổ phần, tác động của họ đối với đối tác đầu tư không đủ mạnh. Thêm nữa, cũng vào thời điểm đó, hầu hết các điều luật về chứng khoán tài chính, ngân hàng có liên quan cũng đều không đồng bộ. Tất cả những cái đó khiến các quỹ đầu tư đều phải hoạt động trong một hành lang pháp lý hẹp. Thứ sáu, Chiến lược hoạt động trong thời gian đầu của các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng có nhiều điểm không tương thích với môi trường kinh tế Việt nam. Hầu hết các quỹ chỉ tập trung tìm kiếm các dự án có qui mô vốn lớn, trong khi thực tế vốn trung bình của một dự án tại Việt Nam chỉ khoảng 10 tr $, ngoài yêu cầu về qui mô, các quỹ còn có các đòi hỏi khá khắt khe về tỷ suất lợi nhuận của các dự án. Với chiến lược này, thời gian đầu các quỹ đã tự trói buộc thị trường đầu tư của chính mình. III - MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM Qua thực trạng hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam ta thấy rằng các quỹ này đều là các quỹ đầu tư nước ngoài, huy động nguồn vốn từ nước ngoài vào Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt nam chưa đạt được kết quả như mong đợi cũng có phần do hạn chế của chúng ta trong việc thu hút hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, chúng ta cũng cần phải huy động nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ bên ngoài vào Việt Nam vì đa số những quỹ này đều có dày dạn kinh nghiệm trong thẩm định và quản lý dự án đầu tư. Vậy, trong thời gian qua nguồn vốn FDI rót vào Việt Nam có những tác dụng tích cực gì? Bắt đầu từ năm 1987 cho đến thời điểm hiện nay, dòng vốn FDI ở Việt Nam đã đóng một vai trò tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, trực tiếp tạo ra giá trị sản xuất, chiếm 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và hơn 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chưa kể dầu khí). Song có một thực tế đáng buồn là, từ năm 1998 trở về đây dòng vốn FDI tại Việt Nam có xu hướng giảm xuống; Singapore , Đài Loan , Hồng Kông là những nước có tỉ lệ vốn đầu tư vào Việt nam cao nhất, bên cạnh đó các nhà đầu tư lớn nhất trên thế giới như Mỹ và Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Vậy, đâu là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Về môi trường đầu tư Các nhà đầu tư nước ngoài đều cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam chưa hấp dẫn. FDI vào Việt Nam năm 1994 tăng 50% so với năm 1993; năm 1995 tăng 33% so với năm 1994; năm 1996 tăng 25% so với năm 1995 và lượng vốn này đạt mức cao nhất vào năm 1997: 2950 triệu $, tăng 18% so với năm 1996. Dòng FDI vào Việt nam tuy có tăng lên nhưng tốc độ tăng giảm dần và đến năm 1998 đạt 1900 triêu $, giảm 36% so với năm 1997. Tình hình này có thể giải thích là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á và suy thoái kinh tế ở Nhật và một số nước khác. Năm 1999 vốn FDI thực hiện: 1758 triệu $ và đến tháng 9 năm 2000 chỉ đạt được 812triệu $. Rõ ràng là môi trường đầu tư ở Việt Nam không đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nên dẫn tới tình trạng dòng vốn FDI ngày càng có xu hướng giảm mạnh. Cạnh tranh gay gắt giữa các đối tác trong vấn đề thu hút dòng vốn FDI. Khác với các nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, NIES và một số nước thuộc Asean; Việt Nam là một nước đi sau về phát triển nền kinh tế thị trường và thời gian mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do vậy, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách trong vấn đề thu hút nguồn vốn FDI từ bên ngoài. Về mặt này sức ép cạnh tranh đối với Việt Nam sẽ lớn hơn, do các yếu tố của nền kinh tế thị trường chưa phát triển đầy đủ, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện ... Môi trường đầu tư ở Việt Nam có thể coi là "hấp dẫn " song so với Trung Quốc, Singapore ... Việt Nam đứng ở vị thế dưới hơn hẳn một đẳng cấp, mức độ cạnh tranh của Việt Nam còn rất thấp. Theo năm 1999, hầu hết các chỉ số về tính cạnh tranh của Việt Nam là thấp hơn mức trung bình ở Đông Nam Á (tính cạnh tranh tổng thể của Việt Nam là 48; mức trung bình là 28) Chỉ số nước có tính cạnh tranh tổng thể cao nhất là Singapore đứng thứ 1; Malaysia thứ 16; Thái Lan thứ 30; Trung Quốc thứ 32. Do có tính cạnh tranh cao nên dòng vốn FDI vào Singapore từ năm 1993 đến năm 1998 là 45254 triệu$, đối với Thái Lan là 18275 triệu $. Trong khi đó thì dòng vốn FDI vào Việt Nam chỉ đạt 11852 triệu $, bằng 26% so với Singapore; bằng 65% so với Thái Lan. Tính chất toàn cầu hoá FDI của Mỹ và Nhật rất cao nên yêu cầu của các nhà đầu tư nước này cũng cao hơn. Khác với các nhà đầu tư ở Châu Á như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Mỹ và Nhật là những nước có tiềm lực kinh tế mạnh, đầu tư khắp thế giới nhưng có trọng điểm. Theo số liệu công bố của Ban thư ký Asean về phân bổ đầu tư trực tiếp Nhật Bản ra nước ngoài từ 1990 đến 1998 là 49108,5 tỷ yên, trong số đó vào các nước Asean chỉ chiếm có 11% (5217,7 tỷ yên). Việt Nam chiếm 3% trong tổng đầu tư của Nhật vào Asean, trong khi đó đầu tư trực tiếp của Nhật vào Inđônêxia 32%, Thái Lan 23% , Singapore 20%; Mayxia 15%; Philippin 8%. Từ những số liệu trên cho thấy Asean cũng là đối tượng quan tâm đầu tư của Nhật, Nghĩa là Việt Nam cũng có cơ hội để thu hút đầu tư của Nhật nhưng so với các nước trong khu vực thì tỉ lệ đầu tư vào Việt Nam của Nhật là quá nhỏ bé. Đầu tư trực tiếp của Nhật vào Thái Lan gấp 8 lần, vào Mayxia gấp 5 lần so với lượng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Cũng theo báo cáo đầu tư vào Asean năm 99 về phân bổ trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài từ năm 1990 đến năm 1998 là 654485 triệu $. Đầu tư vào Asean là 33115triệu $ chiếm 55. Cụ thể là FDI vào Hồng Kông : 13942 triệu $ - 22% Nhật bản 10485 : triệu $ - 16% Trung Quốc :5877 triệu $ - 9% Hàn Quốc : 4282 triệu $ - 7% Đài Loan : 3252 triệu $ - 5% Ấn Độ : 1220 triệu $ - 2% Qua phân tích FDI của Mỹ và của Nhật ra nước ngoài, phản ánh tính chất toàn cầu hóa trong đầu tư của 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới rất cao. Mỹ và Nhật Bản đầu tư nhiều nhất vào những nơi nào có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ lao động có chuyên môn cao, luật pháp ổn định rõ ràng, mức độ rủi ro thấp, điều đó cho thấy những nước có kinh tế càng phát triển thì càng thu hút được nhiều nguồn vốn FDI. Đây cũng là một xu thế chung, các nước phát triển thì thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn là những nước đang phát triển. Nguồn vốn FDI của Mỹ và Nhật quyết định qui mô dòng FDI của toàn thế giới. Năm 1998, FDI của Mỹ chiếm tới 19% của FDI toàn thế giới, Nhật chiếm 6%, Vậy tổng FDI của cả hai nước này đã chiếm tới 25% tổng FDI toàn thế giới Từ năm 1988 đến năm 1993 , khi lệnh cấm vận còn hiệu lực , đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam chỉ đạt 3,3 triệu $ nhưng chỉ đến năm 1994 , tức là sau một năm bỏ lệnh cấm vận , FDI của Mỹ vào Việt Nam đã tăng lên 266 triệu $ tức là trên 80 lần so với 6 năm trước . Tính đến cuối tháng 6 năm 1995 đã có 39 dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam , được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn lên tới 580 triệu$ . Và năm 1995, Mỹ đã đứng vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đứng sau Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, và Thuỵ Sĩ . Điều đáng quan tâm là những công ty tầm cỡ thế giới của Mỹ đã tham gia với những dự án qui mô lớn và có tầm quan trọng đối với tương lai phát triển của nền kinh tế Việt Nam ; chẳng hạn như là Mobil Oil với dự án khí ( mỏ Thanh Long) đạt 55 triệu$ ; dự án khu du lịch non nước của tập đoàn BBI China Beach Ltd 243 triệu $... Có thể nói tốc độ đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam tăng nhanh so với Nhật kể từ khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, nhưng thị phần của Việt Nam trong FDI của Mỹ thì rất nhỏ bé. Các nước trong khu vực có lợi thế cạnh tranh hơn so với Việt Nam đó là lợi thế cạnh tranh cấp cao (lợi thế động: vốn lớn, công nghệ hiện đại, người lao động có chuyên môn cao...) còn lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là lợi thế cạnh tranh cấp thấp (lợi thế tĩnh: tài nguyên tự nhiên không có khả năng tái sinh, tiền lương thấp, tỉ lệ lao động có trình độ tay nghề cao còn hạn chế). Mặt khác do Nhật Bản và Mỹ có tiềm lực kinh tế mạnh có nhiều lợi thế cạnh tranh rất cao nên thị trường đầu tư của các nước này trên phạm vi toàn cầu, phù hợp với phạm vi hoạt động rộng lớn của các công ty xuyên quốc gia. Và như đã trình bày ở trên Mỹ là nước có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm lớn nhất trên thế giới, các quỹ đầu tư mạo hiểm không chỉ hoạt động trong thị trường Mỹ mà còn mở rộng sang các thị trường khác. Với xu hướng gia tăng tỉ lệ FDI của Mỹ vào Việt Nam như hiện nay thì như một điều tất yếu chúng ta cũng sẽ thu hút được các nhà đầu tư mạo hiểm của Mỹ vào Việt Nam. Hơn nữa, Mỹ là quốc gia có trình độ phát triển công nghệ đứng bậc nhất trên thế giới, nếu được các nhà đầu tư của Mỹ quan tâm thì chúng ta có thể nhanh chóng tiếp cận được với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, từ đó thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nước. Nói tóm lại, nguồn vốn FDI của các nước vào Việt nam là nguồn vốn có tính chiến lược, cần phải thu hút triệt để nhưng chúng ta cũng không thể để các nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền kiểm soát nền kinh tế, cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 97 là một bài học đắt giá. Riêng trong lĩnh vực đầu tư, thiết nghĩ trong qua trình chúng ta hoàn thiện cơ cấu tài chính trong nước thì việc thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là một yếu tố quan trọng để chúng ta phát huy nội lực. IV - ĐIỀU KIỆN, KHẢ NĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRONG TƯƠNG LAI 1/ Xu thế toàn cầu hoá kinh tế tri thức và cơ hội - thách thức mở ra đôí với Việt Nam. Như đã phân tích ở trên , kinh tế tri thức là sự phát triển tất yếu của thời đại. Một quốc gia muốn phát triển ở trình độ cao thì vấn đề tri thức là vấn đề cốt lõi, có phát huy được tri thức trong nền kinh tế thì hiệu quả hoạt động của nền kinh tế mới thu được những thành công to lớn. Thế giới đang nằm trong thời kỳ quá độ chuyển sang nền kinh tế tri thức trên cơ sở những ngành công nghệ trụ cột : công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin . Các nước OECD ( Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển ) nền kinh tế đang phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất , phân phối và sử dụng tri thức . Sản lượng và việc làm phát triển nhanh ở các nghành công nghệ cao như công nghệ tin học, công nghệ hàng không, công nghệ điện - điện tử , các dịch vụ tập trung tri thức như giáo dục đào tạo, thông tin liên lạc tăng nhanh. Khoảng 50% GDP của nền kinh tế OECD là dựa vào tri thức. Các nước đang phát triển , nhiều quốc gia đã và đang nỗ lực vạch những chiến lược tiếp cận đi đến với nền kinh tế tri thức. Tại các nước công nghiệp mới ( NICS ) như Hàn Quốc, Đài loan, Hồng Kông, đã chuyển mạnh theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức. Các nước Đông và Đông Nam Á khác như Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan, cũng đang chuẩn bị cơ sở, nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Và với xu thế chung toàn cầu như vậy , Việt Nam cũng phải có chiến lược tiến tới nền kinh tế tri thức để tránh tụt hậu , theo kịp các nước trong khu vực và xa hơn nữa là tiến lên đứng vào hàng ngũ các nước phát triển. Tuy hiện thời nước ta còn nghèo , nhưng nước ta có tiềm năng dồi dào về trí lực và phẩm chất , thiết nghĩ tiến tới nền kinh tế tri thức trong vài ba thập kỷ nữa là điều không quá khó đối với chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải hoạch định những chiến lược đúng đắn và nỗ lực phát huy nội lực một cách triệt để. Và với sức bật kỳ diệu của nền kinh tế tri thức , Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được những thành công rực rỡ trên trường quốc tế. Chúng ta đang đứng trước hai thời cơ lớn : Một là , cơ hội thị trường với khả năng tạo bước phát triển nhảy vọt trong các ngành công nghiệp gắn với công nghệ thông tin. Hai là, cơ hội sử dụng công nghệ thông tin để nâng cấp nhanh chóng thực lực cạnh tranh, hiệu năng quản lý và qui mô thâm nhập thị trường Cùng với những thời cơ mang lại bởi NKTTT, chúng ta đang đứng trước ba thách thức rất lớn sau đây: Cạnh tranh quốc tế đã trở nên hết sức gay gắt. Một đặc điểm lớn là trong cuộc chạy đua này cả Trung Quốc (gần 1,4 tỷ dân) và Ấn Độ (1tỷ dân), với chi phí lao động rất thấp và nguồn trí lực dồi dào, đã thực sự vào cuộc với quyết tâm cao là dành vị thế xứng đáng trong nửa đầu của thế kỷ . Do chúng ta vào cuộc đua muộn, lại ở đằng sau hai lực sĩ khổng lồ này, công cuộc đuổi kịp các quốc gia tiên tiến là một thách thức không dễ gì vướt qua được. Bên cạnh đó, hầu hết các nước trong khu vực đều có trương trình đầu tư và phát triển ồ ạt trong công nghệ thông tin với tầm nhìn của thế kỉ 21. Hàn Quốc với trương trình “Cyber Korea 21” đầu tư vào mạng lưới xa lộ thông tin cáp quang, cung cấp máy vi tính và Internet rộng khắp cho các trường phổ thông, xây dựng kho dữ liệu và tri thức điện tử. Hàn Quốc coi đây là một động lực then chốt đảm bảo cho việc trở thành 1 trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đài Loan với kế hoạch phát triển “NII” (National Information Intrasructure), nghĩa là hạ tầng thông tin quốc gia với các dự án đầu tư rất lớn, từ hạ tầng cơ sở đến cải cách môi trường pháp lý để kích thích tối đa sức phát triển và đóng góp của Công nghệ thông tin (CNTT) vào công cuộc cạnh tranh phát triển. Malayxia với chương trình công nghệ quốc gia NITA, khởi động từ năm 1996 với quyết tâm biến nước này thành một NKTTT vào năm 2020. Philippine đưa ra chương trình hành động “IT21” với mục tiêu trở thành một trung tâm tri thức của khu vực và đầu mối thu hút các tập đoàn đa quốc gia về CNTT ở Châu Á. Chương trình CNTT quốc gia của Thái Lan dựa trên 3 trụ cột : Hạ tầng thông tin; nguồn nhân lực với các chương trình School.Net và IT-for-education nhằm đầu tư và trang bị rộng khắp máy tính và nối kết với Internet cho các trường phổ thông; quản trị Chính phủ điện tử được triển khai sâu rộng và hệ thống pháp lý yểm trợ cho NKTTT được khẩn trương xây dựng. Về nghành công nghiệp phần mềm, lĩnh vực mà chúng ta đang có kì vọng lớn, cuộc cạnh tranh cũng đang diễn ra gay gắt. Trong số các quốc gia xuất khẩu phần mềm chủ lực (trừ Mỹ), Hunggari, Ấn Độ, Philippine, và Trung Quốc có cạnh tranh về giá thấp ; Ai-len, Israel, Singapore, và Ấn Độ có lợi thế về cạnh tranh về chất lượng và độ tinh xảo cao của sản phẩm. Việt Nam sẽ vào cuộc dựa trên lợi thế chủ yếu nào? Bài toán dành lợi thế dựa trên giá thành thấp không phải là dễ dàng. Đội ngũ chuyên viên phần mềm của ta hiện còn rất nhỏ, chưa đủ số lượng tới hạn (critical mass) cho một sức phát triển mạnh mẽ từ nội tại với những cơ hội thành công lớn; do đó những chuyên gia giỏi dễ bị thu hút bởi các cơ hội tốt hơn ở nước ngoài nếu không được trả lương cao. Bài toán giành lợi thế dựa trên sản phẩm chuyên dụng và chất lương cao lại càng khó khăn. Đội ngũ của ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển các sản phẩm phần mềm trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thị trường như: tài chính ngân hàng, bảo hiểm, y tế, khoa học quản lý, là những ngành chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Vị thế cạnh tranh của nước ta còn rất thấp Nhờ nỗ lực đầu tư chung trong cả nước, đặc biệt là đóng góp quan trọng của ngành Bưu chính – Viễn thông, vị thế so sánh của nước ta trong hạ tầng cơ sở thông tin được cải thiện một cách quan trọng: mặc dù vị thế còn khiêm nhường, chúng ta nay có thể so sánh với Ấn Độ, Inđônêxia và Philippine về chỉ số sử dụng điện thoại và sử dụng máy tính. Tuy nhiên, trong bức tranh tổng thể, vị thế cạnh tranh của nước ta còn rất yếu Mức độ thâm nhập của Internet vào cuộc sống của người dân ở nước ta còn quá thấp, chỉ xấp xỉ Mông Cổ hoặc Ang-gô-la (khoảng1 người sử dụng Internet trong 1000 dân), là mức thuộc loại thấp nhất thế giới. Trung Quốc có tỷ lệ thâm nhập của Internet vào xã hội cao gấp 10 lần nước ta, với trên 20 triệu người sử dụng Internet và gần 30.000 trang Web. Trong khi Việt Nam chỉ có khoảng 100.000 nguời sử dụng Internet và 600 trang Web. Hầu hết các nước, kể cả ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, đang cố gắng tạo nên môi trường sôi động cho phát triển và sử dụng Internet vào cuộc sống Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đặc biệt có ý nghĩa cực kỳ then chốt trong sử dụng sức bật của nền kinh tế tri thức . Tỷ lệ học sinh vào đại học so với cùng lứa tuổi của nước ta tăng từ 3% năm 1990 lên 6% năm 2000, nhưng còn thấp so với hầu hết các nước trong cuộc đua. Một vấn đề nghiêm trọng hơn là chất lượng đại học của nước ta nói chung còn rất thấp; bằng cấp nhiều khi không còn phản ánh trung thực trình độ học vấn và khả năng làm việc. điều đáng suy nghĩ là chúng ta không có trường đại học nào trong số 70 trường đại học tổng hợp và 39 trường kỹ thuật hàng đầu ở Châu Á năm 2000 (theo xếp hạng cùa tạp chí Asian Week). Về xếp hạng mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử (TMDT) trong 60 nước được xem xét năm 2001, Việt Nam xếp thứ 58, chỉ trên có Pakistan và Azerbaijan. Điều quan trọng là Việt Nam bị tụt hạng so với năm 2000, trong khi các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Philippine đều lên hạng. Giám đốc IBM Việt Nam Radne Bryant cho rằng: “Việt Nam đang mau chóng mất đi lợi thế cạnh tranh so với TháI Lan, Malayxia, Singapore, Inđônêxia, và Trung Quốc vì những nước này đang bắt nhập mạnh mẽ công nghệ thông tin để thâm nhập thị trường toàn cầu” (theo báo USA Today, 2-5-2001). Điều quản ngại là quy mô đầu tư tiếp tục vào nghành công nghệ thông tin của nước ta còn quá thấp so với áp lực gay gắt của cạnh tranh và đuổi vượt. So về mức chỉ tiêu cho công nghệ thông tin tính trên 1000 dân trong năm 2000. Thái Lan gấp ta hơn 8 lần, Philipin gấp ta hơn 4 lần, Trung Quốc gấp ta hơn 2 lần. Trong cuộc chạy đua và phát triển hiện nay, các bước đi của ta con chậm và kém quyết liệt. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế và đưa ra quyết sách chiến lược của nứơc ta còn chậm hơn nhiều so với Trung Quốc. Mức GDP hàng năm của Trung Quốc thường xuyên cao hơn ta từ 1,5 đến 2%. Trung Quốc chỉ mất từ 9 đến 10 năm để tăng mức GDP bình quân đầu người, trong khi chúng ta, theo nhịp độ tăng trưởng như hiện nay, phải mất 12 đến 15 năm. Trong cuộc chạy đua mới hết sức quyết lịêt này, nếu trong 2-3 thập kỷ tới nước ta chỉ có được nhịp độ phát triển bình quân như giai đoạn 1995-2000, thì đến năm 2030, Việt Nam vẫn thuộc vào nhóm những nước nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng mức của Thái Lan hiện nay. 2/ Doanh nghiệp Việt Nam trước thềm thế kỷ mới --- cơ hội và thách thức Theo đánh giá của các chuyên gia trong chương trình phát triển dự án Mê Kông ( MPDF ) thì khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay đang thiếu vốn trầm trọng, nguyên nhân chính là do những hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư , kể cả vốn cổ phần cũng như vốn vay dài hạn từ các ngân hàng Trong cơ chế tài chính như của chúng ta hiện nay thì việc vay vốn đối với các doanh nghiệp mới thật sự rất khó khăn , đặc biệt đối với các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao , có độ rủi ro lớn. Mặt khác hầu hết các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp tư nhân , qui mô vừa và nhỏ cần vốn để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh . Các doanh nghiệp lâm vào tình trạng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1025.doc
Tài liệu liên quan