Luận văn Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.6

1. Tính cấp thiết của đề tài:.6

2. Mục đích và ýnghĩa của việc nghiên cứu đề tài:.8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.8

4. Phương pháp nghiên cứu:.8

5. Bố cục đề tài:.9

CHƯƠNG 1.11

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ TÀI SẢN, THU

NHẬP CẦN PHẢI CÔNG KHAI, MINH BẠCH.11

1.1. Khái niệm về cán bộ, công chức.11

1.1.1. Cán bộ.11

1.1.1.1 Khái niệm.11

1.1.1.2. Đặc điểm.12

1.1.2. Công chức.14

1.1.2.1. Khái niệm.14

1.1.2.2. Đặc điểm.15

1.1.3. Cán bộ, công chức là đối tượng có nghĩa vụ kê khaitài sản, thu nhập.18

1.2. Khái lược các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch tài sản,

thu nhập của cán bộ, công chức.19

1.3. Đối tượng tài sản, thu nhập cần phải công khai, minh bạch.22

1.3.1. Tài sản, thu nhập phải kê khai.22

1.3.2. Công khai các loại tài sản, thu nhập đã kê khai.23

1.4. Mục đích của việc công khai minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ công chức.24

1.4.1. Phòng chống tham nhũng.24

1.4.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thanh liêm, trong sạch.27

1.5. Ý nghĩa của việc công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức.28

1.5.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế.28

1.5.2. Ý nghĩa về mặt chính trị.30

1.5.3. Ý nghĩa về mặt xã hội.31

CHƯƠNG 2.33

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬTVIỆT NAM VỀ CÔNG KHAI,

MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC.33

2.1. Chủ thể tham gia vào việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập.33

2.1.1 Chủ thể có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập.33

2.1.2 Chủ thể có có thẩm quyền yêu cầu và tiến hành xác minh tài sản, thu nhập.35

2.2. Kê khai và xác minh tài sản, thu nhập cần phải công khai minh bạch.38

2.2.1. Kê khai tài sản, thu nhập.38

2.2.2. Xác minh tài sản, thu nhập.39

2.3. Công tác thực hiện việc kê khai và xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ công chức.41

2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải kê khai tài sản thu nhập.41

2.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm của người xác minh tài sản, thu nhập của

cán bộ, công chức.42

2.3.3. Trình tự, thủ tục kê khai và xác minh tài sản thu nhập.43

2.3.4. Công khai bản kê khai tài sản thu nhập.43

2.4. Trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức làm sai quy định về công

khai minh bạch tài sản, thu nhập.46

2.4.1. Trách nhiệm pháp lý của cánbộ, công chức không trung thực trong kê

khai, tài sản, thu nhập.46

2.4.2. Trách nhiệm pháp lý của những người chỉ đạo việc kê khai và kiểm tra

giám sát việc minh bạch tài sản, thu nhập.48

2.5. Sự phối hợp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã và chính quyền

trong việc thực hiện công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức.49

2.5.1. Vai trò của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội với việc thực

hiện công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.49

2.5.2. Sự phối hợpcủa tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các cơ

quan, ban ngành liên quan về việc công khai minh bạch tài sản thu nhập.50

CHƯƠNG 3.55

THỰC TIỄN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN,

THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT.55

3.1. Hiệu quả các quy định của pháp luật trong vấn đề công khai, minh bạch

tài sản, thu nhập.55

3.2. Những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện công khai, minh bạch

tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.58

3.2.1. Những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện công khai, minh

bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.58

3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện

công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.62

3.3. Một số đề xuất để hoàn thiện các quy định của pháp luật về công khai,

minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức.65

KẾT LUẬN.71

pdf87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong các lĩnh vực được giao như tổ chức cán bộ, tài chính ngân hàng, công thương, xây dựng, giao thông, y tế, văn hóa- thể thao và du lịch, thông tin và truyền thông, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, đầu tư và ngoại giao, tư pháp, lao động- thương binh và xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, quốc phòng, công an, thanh tra và phòng chống tham nhũng21. Bên cạnh những người là cán bộ, công chức có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập thì một số đối tượng khác cũng có nghĩa vụ kê khai tài sản nếu công việc của họ có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc giải quyết công việc của cơ quan. Đặc điểm chung của hai nhóm đối tượng này là có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi tham nhũng. 2.1.2 Chủ thể có có thẩm quyền yêu cầu và tiến hành xác minh tài sản, thu nhập Để việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập thực sự mang lại hiệu quả thì công tác kiểm tra giám sát phải được chú trọng thực hiện một cách nghiêm túc từ phía 21 Xem Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được ban hành kèm theo Quyết định 85/2008/QĐ-TTg Về việc ban hành Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 36 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu những cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền. Khi có căn cứ để yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập do có biểu hiện của tham nhũng hoặc do phản ánh, tố cáo về những sai phạm trong công tác kê khai tài sản, thu nhập cũng như những vấn đề phát sinh liên quan đến minh bạch, tài sản thu nhập hoặc để phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật thì các cơ quan tổ chức có thẩm quyền sẽ ban hành văn bản yêu cầu tiến hành xác minh tài sản, thu nhập. Theo quy định tại Điều 17, Nghị định 37/2007/NĐ-CP thì thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với người dự kiến được bầu, phê chuẩn; Cơ quan thường vụ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người dự kiến được bầu tại đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với người dự kiến được bầu; Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người dự kiến được phê chuẩn vào các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với người dự kiến được phê chuẩn; Hội đồng bầu cử hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có thẩm quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với người ứng cử; Chủ tịch nước yêu cầu Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Chánh án, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; yêu cầu Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Tổng Kiểm toán Nhà nước ra quyết định xác minh tài Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 37 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu sản, thu nhập đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước. Sau khi nhận được quyết định xác minh tài sản, thu nhập thì các tổ chức, đơn vị sau sẽ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập22: + Trong trường hợp người dự kiến được xác minh tài sản, thu nhập do cấp uỷ Đảng quản lý thì cơ quan tiến hành xác minh là Ủy ban Kiểm tra Đảng cùng cấp; + Trong trường hợp người dự kiến được xác minh tài sản, thu nhập không do cấp uỷ Đảng quản lý thì cơ quan tiến hành xác minh là cơ quan Thanh tra Nhà nước cùng cấp; nếu không có cơ quan Thanh tra Nhà nước thì đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó tiến hành việc xác minh. + Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Nội vụ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc xác định cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành xác minh tài sản, thu nhập. Sau khi Nghị định 37/2007/NĐ-CP được ban hành thì Thanh tra Chính phủ cũng đã phối hợp với Bộ Nội vụ, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ban hành Thông tư liên tịch số 527/2007/TTLT/TTCP-BNV-UBKTTW ngày 22 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn việc xác định cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tài sản, thu nhập phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu, phê chuẩn các chức danh tại Quốc hội. Trong thông tư 527/2007/TTLT/TTCP-BNV-UBKTTW đã xác định rõ được các cá nhân, cơ quan, tổ chức trực tiếp tiến hành việc xác minh tài sản, thu nhập đối với các đối tượng tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu, phê chuẩn các chức danh tại Quốc hội. Thông tư liên tịch số 527/2007/TTLT/TTCP-BNV-UBKTTW hết hiệu lực ngày 11 tháng 12 năm 2007 và chưa có văn bản khác thay thế để điều chỉnh những vấn đề mà thông tư liên tịch số 527/2007/TTLT/TTCP-BNV-UBKTTW đã điều chỉnh. Như vậy ngoài Thông tư liên tịch số 527/2007/TTLT/TTCP-BNV-UBKTTW thì chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào khác hướng dẫn một cách chi tiết về việc thực hiện công tác xác minh tài sản thu nhập mà điều quan trọng nhất là chủ thể tham gia việc xác minh. Trong khi đó rất nhiều lĩnh vực mà công tác xác minh đòi hỏi cần phải có một cơ chế chặt chẽ và chi tiết để thực hiện thì chưa được quan tâm đúng 22 Điều 20 Nghị định 37/2011/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 38 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu mức. Cho nên điều cần thiết phải làm là cần phải ban hành rõ ràng và chi tiết hơn quy định pháp luật về chủ thể tham gia công tác xác minh tài sản, thu nhập để công tác xác minh được hiệu quả hơn. 2.2. Kê khai và xác minh tài sản, thu nhập cần phải công khai minh bạch 2.2.1. Kê khai tài sản, thu nhập Kê khai tài sản, thu nhập là việc người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập ghi rõ các loại tài sản, thu nhập phải kê khai theo mẫu ban hành kèm theo của Nghị đinh 68/2011/NĐ-CP23. Kê khai tài sản, thu nhập lần đầu là việc người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai lần đầu tiên theo định kỳ hằng năm mà chưa kê khai lần nào theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Kê khai tài sản, thu nhập bổ sung là việc người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai hằng năm từ lần thứ hai trở đi. Theo quy định của Nghị định 68/2011/NĐ-CP thì việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu chỉ áp dụng với những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Phòng, chống tham nhũng, Điều 6 của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg của Chính phủ về việc ban hành danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại khoản 11, Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP (gọi tắt là người có nghĩa vụ kê khai) mà chưa kê khai lần nào thì năm 2011 phải kê khai tài sản, thu nhập lần đầu và áp dụng theo mẫu số 01 của Nghị định 68/2011/NĐ-CP. Đối với những người có nghĩa vụ kê khai đã thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập vào các năm 2007, 2008, 2009 hoặc 2010 thì năm 2011 thuộc diện kê khai bổ sung và áp dụng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 68/2011/NĐ-CP. Theo nguyên tắc, việc kê khai bổ sung chỉ thực hiện khi có biến động tổng thu nhập trong kỳ kê khai từ 50 triệu đồng trở lên hoặc khi có biến động về tài sản, thu nhập phải kê khai theo quy định. Như vậy, chỉ những người có biến động thu nhập hoặc có biến động về tài sản theo quy định trên thì mới phải kê 23 Xem Khoản 1 Điều 1 Nghị định 68/2011/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập. Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 39 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu khai và nộp bản kê khai; những người không có biến động thu nhập hoặc không có biến động về tài sản theo quy định trên thì không phải kê khai và cũng không phải nộp bản kê khai. Tuy nhiên, tại Điều khoản chuyển tiếp tại Điều 2 của Nghị định 68/2011/NĐ-CP quy định: “Người đã kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP thì thực hiện việc kê khai lần đầu theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 68/2011/NĐ-CP”. Trong khi đó, tại khoản 2, Điều 1 Nghị định 68/2011/NĐ-CP quy định: “Việc kê khai lần đầu theo định kỳ hằng năm được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này”. Chính cụm từ “thực hiện việc kê khai lần đầu” ở đây đã tạo sự nhầm lẫn với khái niệm “kê khai lần đầu” nên cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, có ý kiến cho rằng những người thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập bổ sung năm 2011 dù không có biến động về tài sản, thu nhập vẫn phải thực hiện việc kê khai và phải nộp bản kê khai, không phân biệt có biến động thu nhập, tài sản hay không24. 2.2.2. Xác minh tài sản, thu nhập Xác minh tài sản, thu nhập là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tiến hành xem xét, đánh giá, kết luận về tình trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và Nghị định 68/2011/NĐ-CP.  Điều kiện tiến hành xác minh tài sản, thu nhập Việc xác minh tài sản thu nhập chỉ được tiến hành nếu có một trong những căn cứ sau: Khi có kết luận của cơ quan Kiểm tra Đảng, cơ quan Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra về trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập liên quan đến hành vi tham nhũng; Khi có tố cáo hoặc phản ánh về vấn đề tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập mà tố cáo, phản ánh đó có nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có căn cứ để xác minh về sự không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và 24 Trần Đức Hiệu, P. Trưởng phòng Pháp chế - Thanh tra TP. HCM, Trang Thanh tra Việt Nam: Minh bạch tài sản thu nhập theo Nghị định 68/2011/NĐ-CP và một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ [truy cập ngày 20/4/2012]. Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 40 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu người tố cáo, phản ánh nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cam kết hợp tác đầy đủ, cung cấp tài liệu mà mình có cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập; Khi thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập.  Nội dung của việc xác minh tài sản, thu nhập Là việc đối chiếu thông tin về tài sản, thu nhập tại bản khai với tài sản, thu nhập thực tế của người được xác minh bao gồm số lượng các loại tài sản, thu nhập, mô tả về tài sản thu nhập, biến động tài sản và giải trình biến động tài sản (nếu có). Thực tế cho thấy việc xác minh tài sản, thu nhập chỉ được tiến hành khi có yêu cầu của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nào đó nếu phát hiện thấy có dấu hiệu tham nhũng hoặc sự thiếu chính xác trong việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai. Như vậy không phải ai kê khai tài sản, thu nhập cũng bị xác minh. Nghĩa là nếu không có dấu hiệu khác thường nào trong việc kê khai, công khai tài sản thu nhập thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền sẽ không tiến hành xác minh đối với tài sản, thu nhập của người kê khai. Qua đó có thể thấy với cơ chế xác minh khi có dấu hiệu sai phạm hoặc khi có dấu hiệu của tham nhũng sẽ không đảm bảo được sự chính xác của việc kê khai tài sản, thu nhập vì khi công khai mà không phát hiện ra người kê khai gian, kê khai sai thì cũng không thể xử lý họ được do không có xác minh tài sản, thu nhập của họ. Việc xác minh tài sản, thu nhập cũng gặp những khó khăn nhất định như việc người kê khai cố tình giấu giếm, che giấu khối tài sản của họ bằng cách cho con cái đứng tên chủ sở hữu hoặc kê khai sai giá trị của những tài sản khó xác định chính xác giá là bao nhiêu. Ví dụ: Ông A sở hữu những bức tranh cổ rất có giá trị. Nhưng làm thế nào để xác định giá trị của bức tranh là bao nhiêu thì rất khó để xác định. Bên cạnh đó tổ chức, đơn vị thực hiện việc xác minh cũng không phải là một đội ngũ chuyên gia trong việc xác định giá trị tài sản vì không phải loại tài sản nào họ cũng am hiểu và xác định đúng, chính xác giá trị thật của tài sản đó. Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 41 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu Cho nên để công tác xác minh đạt hiệu quả cao nhất cần thiết phải xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp những chuyên gia chuyên làm công tác thẩm định giá trị tài sản và cần thiết phải có những quy định thật rõ ràng và chi tiết về công tác xác minh như chủ thể xác minh cần đáp ứng những điều kiện gì? Xác minh như thế nào để đảm bảo sự chính xác trong công tác xác minh trong thời buổi giá trị tài sản biến động theo tình hình kinh tế hiện nay. 2.3. Công tác thực hiện việc kê khai và xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ công chức 2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải kê khai tài sản thu nhập Để đảm bảo cho việc thực hiện công khai minh bạch tài sản, cán bộ công chức thật sự đạt được hiệu quả thì cần nhất là sự tự giác thực hiện nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc kê khai và xác minh tài sản thu nhập và công khai tài sản, thu nhập đó. Bên cạnh nghĩa vụ phải thực hiện việc kê khai thì pháp luật cũng cho phép cán bộ, công chức có được những quyền hạn nhất định để họ không cảm thấy bị xâm phạm đến các quyền nhân thân của họ. Cụ thể là khi kê khai tài sản, thu nhập thì cán bộ công chức có quyền được bảo đảm bí mật nội dung của bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật25. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định 37/2007/NĐ-CP và được khôi phục danh dự, uy tín, được bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập gây ra. Với những quyền trên thì cán bộ, công chức có thể yên tâm hơn trong việc thực hiện kê khai vì khi quyền của họ bị xâm phạm thì họ có đủ căn cứ pháp lý để được pháp luật bảo vệ. Bên cạnh quyền thì cán bộ, công chức có nghĩa vụ kê khai trung thực, đầy đủ, đúng thời hạn về số lượng tài sản, thu nhập phải kê khai và những thay đổi so với lần kê khai gần nhất trước đó. Giải trình trung thực, đầy đủ, kịp thời về các nội dung liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có 25 Xem Điều 26, Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 42 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu thẩm quyền. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập. Đối với những cán bộ, công chức nhận được yêu cầu cần phải xác minh tài sản, thu nhập do có những căn cứ để bắt buộc người đó phải xác minh tài sản, thu nhập thì họ còn có thêm được quyền đề nghị người ra kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập xem xét lại kết luận của mình nếu có căn cứ cho rằng kết luận đó là không chính xác, trung thực, khách quan, trong trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của người ra kết luận thì có quyền đề nghị lên người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của người ra kết luận xem xét lại kết luận đó. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về tố cáo. Bên cạnh đó cán bộ, công chức có nghĩa vụ là giải trình về các nội dung được xác minh trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của người xác minh; kết luận, quyết định của cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định xác minh. So với nghị định 37/2007/NĐ-CP thì nghị định 68/2011/NĐ-CP có sự bổ sung rất cần thiết về việc quy định người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, sự trung thực, đầy đủ đối với nội dung kê khai. Với quy định này là tiền đề để xác định trách nhiệm pháp lý khi xảy ra vi phạm về việc thực hiện kê khai. 2.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm của người xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức Khi nhận được quyết định xác minh tài sản, thu nhập thì người xác minh có trách nhiệm tiến hành xác minh tài sản, thu nhập một cách khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định xác minh26. Yêu cầu người được xác minh cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung xác minh. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung xác minh cung cấp thông tin, tài liệu đó. Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản; hành 26 Xem Điều 25, Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 43 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu vi cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xác minh. Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh và chỉ báo cáo với người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập về các thông tin, tài liệu đó. Không làm sai lệch hồ sơ, kết quả xác minh. Báo cáo kết quả xác minh với người ra quyết định xác minh và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo. Ngoài ra những cá nhân, cơ quan, tổ chức đơn vị liên quan nếu có yêu cầu của người ra quyết định xác minh, người xác minh, cơ quan địa chính – nhà đất, cơ quan thuế, ngân hàng các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung xác minh và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu được cung cấp. Cử người có trách nhiệm làm việc với người xác minh để phục vụ hoạt động xác minh. Tiến hành các hoạt động thuộc phạm vi thẩm quyền, chuyên môn của mình để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ các thông tin cần thiết trong quá trình xác minh hoặc ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập. 2.3.3. Trình tự, thủ tục kê khai và xác minh tài sản thu nhập Chậm nhất là ngày 30 tháng 11 hàng năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ đạo đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình gửi bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu, hướng dẫn và yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được bản kê khai tài sản, thu nhập, người có nghĩa vụ kê khai phải thực hiện việc kê khai và nộp bản kê khai tài sản, thu nhập cho đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ. Khi tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập, người tiếp nhận phải làm giấy giao nhận theo mẫu và ký nhận; Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ phải kiểm tra lại bản kê khai và lưu hồ sơ; trường hợp bản kê khai chưa đúng mẫu quy định thì yêu cầu kê khai lại, thời hạn kê khai lại là năm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31 tháng 12. 2.3.4. Công khai bản kê khai tài sản thu nhập Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 44 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu Bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức phải công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc; căn cứ vào đặc điểm, tình hình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức quyết định công khai bằng hình thức công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết bản kê khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thời điểm công khai được thực hiện từ ngày 31 tháng 12 đến ngày 31 tháng 3 của năm sau, nhưng phải đảm bảo thời gian công khai là tối thiểu 30 ngày. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải công khai tại hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú của người đó; thời điểm hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Hội đòng bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bản kể khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ hợp; thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì ngoài việc thực hiện công khai bản kê khai bản kê khai được quy định ở trên thì còn phải công khai bản kê khai do tổ chức đó quy định. Đối với những cán bộ, công chức có yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền thì sau khi đã tiến hành xác minh xong thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu công khai bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập của cơ quan, tổ chức đã yêu cầu xác minh theo quy định tại Điều 17 Nghị định 37/2007/NĐ-CP, người ra kết luận phải ra quyết định công khai bản kết luận đó. Đối với việc xác minh tài sản, thu nhập phục vụ cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật hoặc khi có hành vi tham nhũng thì người ra kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập phải ra quyết định công khai bản kết luận đó ngay sau khi bản kết luận được ban hành. Bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản được công khai tại các địa điểm sau đây: Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai tài sản làm việc khi người đó được bổ nhiệm, bầu, phê chuẩn; Tại hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; Tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người được đề nghị Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 45 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu để Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc Đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội bầu, phê chuẩn. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản của người bị khởi tố về hành vi tham nhũng phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc. Sau năm năm thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của 11 nhóm cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện minh bạch tài sản, thu nhập theo Nghị định 37/2007/NĐ- CP sửa đổi bởi Nghị định 68/2011/NĐ-CP. Năm 2012 là năm đầu tiên cơ quan chức năng tổ chức công khai những thông tin “nhạy cảm” này. Từ kê khai đến công khai là một bước tiến lớn, tuy vậy nhiều bất cập trong các quy định về công khai, minh bạch tài sản thu nhập cũng bắt đầu xuất hiện. Trong đó việc công khai tài sản thu nhập bằng hình thức như thế nào để đạt được những hiệu quả mà tiết kiệm cho ngân sách nhà nước cũng là vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Theo quy định hiện hành thì hình thức là công khai tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức và niêm yết thông tin bằng cách dán thông tin tại cơ quan, tổ chức đó. Điều đáng nói là mỗi người kê khai thì có tới vài trang thông tin kê khai tài sản, thu nhập lần một, kê khai bổ sung…Như vậy rất tốn kém và cũng khó thực hiện vì không thể có đủ bảng để dán hết thông tin này. Cho nên cần phải có một hình thức khác để vừa giảm chi phí trong việc công bố thông tin và mọi người có thể xem được thông tin là một yêu cầu bức thiết để việc thực hiện công khai tốt hơn và tiết kiệm được ngân sách nhà nước. Việc công khai, minh b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuy 2737883nh c7911a phamp225p lu7853t Vi7879t Nam v7873 camp244ng khai minh .pdf
Tài liệu liên quan