Luận văn Quy định về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI .4

1.1 Khái quát chung về Trọng tài .4

1.1.1 Khái niệm Trọng tài .4

1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài .4

1.1.3 Vai trò của Trọng tài .5

1.2 Sự hình thành và phát triển của Trọng tài.6

1.3 Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằngTrọng tài.8

1.4 Vấn đề giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam

hiện nay.9

1.4.1 Thẩm quyền của Trọng tài .9

1.4.2 Điều kiện để vụ tranh chấp được giải quyết theo thủ tục tố tụng Trọng tài .12

1.4.2.1 Phát sinh từ hoạt động thương mại .12

1.4.2.2 Có thỏa thuận Trọng tài.13

1.4.2.3 Chủ thể .14

1.5 Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài .14

1.5.1 Thành lập Hội đồng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài .14

1.5.2 Hội đồng Trọng tài do các bên thành lâp. .15

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI

THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.17

2.1 Khái niệm của việc thi hành quyết định của Trọng tài.17

2.2 Bản chất của việc thi hành quyết định của Trọng tài .17

2.3 Sự cần thiết của việc thi hành quyết định của Trọng tài.19

2.4 Trình tự, thủ tục thi hành quyết định của Trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện

hành.21

2.4.1 Điều kiện để thi hành quyết định của Trọng tài .22

2.4.2 Thủ tục yêu cầu thi hành quyết định của Trọng tài tại cơ quan thi hành án

dân sự .23

2.4.2.1 Ra quyết định thi hành án.24

2.4.2.2 Để tự nguyện thi hành án .26

2.4.2.3 Cưỡng chế thi hành án.27

2.4.2.4 Kết thúc việc thi hành án.29

2.5 Trình tự, thủ tục yêu cầu tòa hủy quyết định của Trọng tàithương mại tại

Việt Nam. .31

2.5.1 Căn cứ hủy quyết định của Trọng tài.31

2.5.2 Thủ tục yêu cầu tòa hủy quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam. .32

2.6 Trình tự, thủ tục về việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài

nước ngoài tại Việt Nam. .34

2.6.1 Trình tự, thủ tục xét đơn công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài

nước ngoài tại Việt Nam. .34

2.6.2 Các điều kiện không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài. .38

2.6.3 Trình tự thủ tục cho thi hành quyết định của Trọng tàinước ngoài tại

Việt Nam. .44

CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA

THỰC TIỄN CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI

THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM. 48

KẾT LUẬN.58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy định về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bên có yêu cầu Tòa án hủy quyết định Trọng tài thì quyết định Trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Tòa án không hủy quyết định của Trọng tài có hiệu lực 17 . Trình tự thủ tục và thời hạn thi hành quyết định của Trọng tài theo quy định của Pháp lệnh về thi hành án dân sự năm 2004. 2.4.1 Điều kiện để thi hành quyết định của Trọng tài Theo Điều 5 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định về quyền yêu cầu thi hành án như sau: - Nếu các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án, người phải thi hành án căn cư vào bản án, quyết định dân sự có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. - Người yêu cầu thi hành án phải có đơn yêu cầu hoặc trực tiếp đến Cơ quan thi hành án nêu rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến việc thi hành án kèm theo bản án, quyết định dân sự. Như vậy, việc thi hành án dân sự thì các bên có thể yêu cầu thi hành theo hai cách và được tiến hành như sau: 16 Lê Minh Thông: Vai trò của Nhà nước trong trật tự kinh tế thị trường ở Việt Nam, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/1998. 17 Theo Điều 57 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam. - Nếu người yêu cầu thi hành án không có đơn yêu cầu thi hành án mà trực tiếp đến Cơ quan thi hành án để trình bày yêu cầu của mình và có xuất trình bản án, quyết định mà theo đó họ được hưởng quyền lợi hoặc phải thi hành nghĩa vụ thì vẫn được Cơ quan thi hành án chấp hành là họ có yêu cầu thi hành án hợp lệ. Khi người yêu cầu thi hành án trực tiếp yêu cầu thi hành án thì Cơ quan thi hành án phải tiếp nhận yêu cầu đó. Để có căn cứ khẳng định người được thi hành án, người phải thi hành án đã yêu cầu thi hành án và để ghi nhận những vấn đề đương sự yêu cầu để ra quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án phải lập biên bản ghi rõ những nội dung cần thiết mà đương sự trình bày. - Nếu người yêu cầu thi hành án gửi đơn yêu cầu thi hành án, thì người yêu cầu thi hành án phải có đơn yêu cầu gửi đến Cơ quan thi hành án để được thi hành. Khi người yêu cầu thi hành án theo đơn yêu cầu hay trực tiếp đến Cơ quan thi hành án yêu cầu thi hành thì, các bên phải cung cấp bản án, quyết định của Tòa án cho Cơ quan thi hành án. Có thể nói đây là một yêu cầu bắt buộc bởi bản án, quyết định của Tòa án là căn cứ để Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành và tổ chức cho việc thi hành. So với Điều 5 của Pháp lệnh thi hành án 2004 thì Điều 8 của Dự thảo Luật thi hành án dân sự được quy định rộng hơn về quyền yêu cầu thi hành án; theo Điều 8 của Dự thảo Luật thi hành án, người được thi hành án, người phải thi hành án tự nguỵên hay không tự nguyện thi hành thì có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án, còn Điều 5 của Pháp lệnh thi hành án chỉ áp dụng cho các bên không tự nguyện thi hành mới yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên Theo Điều 5 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, quyền yêu cầu thi hành án hướng dẫn cụ thể “Người yêu cầu thi hành án phải có đơn yêu cầu hoặc trực tiếp đến Cơ quan thi hành án nêu rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến việc thi hành án kèm theo bản án, quyết định dân sự” cho các đương sự các hình thức yêu cầu Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định. Theo Điều 8 Dự thảo Luật thi hành án dân sự chỉ quy định: người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án. Như Vậy, Điều 8 Dự thảo Luật thi hành án không hướng dẫn cụ thể cách thức cụ thể cho các bên khi yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quýêt định thi hành án. Theo người viết, việc yêu cầu thi hành án là thủ tục đầu tiên để người được thi hành án tiến hành yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành. Pháp luật cần quy định rõ hơn về các hình thức yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự thực hiện nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình một cách nhanh chóng. Sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án của đương sự, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án của đương sự. 2.4.2 Thủ tục thi hành quyết định của Trọng tài tại Cơ quan thi hành án dân sự Thi hành án là một hoạt động do Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành theo những thủ tục, trình tự nhất định, nhằm đưa các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực thi hành của Tòa án ra để thi hành. Hoạt động thi hành án đóng vai trò quan trọng là làm cho các quyết định của Tòa án trở thành có hiệu lực. Thông qua thi hành án, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của công dân được bảo vệ, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định cụ thể những trường hợp Cơ quan thi hành án phải tự mình ra quyết định thi hành án và những trường hợp chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án của đương sự. Việc quy định những trường hợp Cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án là xuất phát từ nguyên tắc tự định đoạt của đương sự. Người được thi hành án có quyền tự mình quyết định việc yêu cầu thi hành án hay không, yêu cầu thi hành một phần hay toàn bộ, yêu cầu thi hành một lần hoặc nhiều lần… 2.4.2.1 Ra quyết định thi hành án Người được thi hành án căn cứ vào bản sao bản án, quyết định có quyền yêu cầu người phải thi hành án thi hành. Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Cơ quan thi hành án có thẩm quyền để yêu cầu thi hành án. Đơn yêu cầu thi hành án phải gửi kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án. Theo Điều 22 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định với các bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại về tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền hoặc tịch thu tài sản, án phí, lệ phí Tòa án, trả lại tiền tạm ứng án phí, truy thu thuế, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ, thu hồi đất theo quyết định của Tòa án, quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định; đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra quyết định thi hành án. Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu của người được thi hành án hoặc người phải thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêy cầu thi hành án. 18 Khi đã có quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án vào sổ thụ lý thi hành án, khi vào sổ thi hành án phải ghi rõ căn cứ, nội dung của quyết định thi hành án và Chấp hành viên được phân công thi hành án. Thời hạn thụ lý việc thi hành án được tính từ ngày vào sổ thụ lý thi hành án. Khi ra quyết định thi hành án hoặc trong quá trình thi hành án nếu thấy bản án, quyết định chưa rõ, có sai sót về số liệu do tính toán thì Cơ quan thi hành án gửi văn bản yêu cầu Trọng tài đã ra bản án, giải thích thêm những điểm chưa rõ, đính chính sai sót. Thẩm quyền ra quyết định thi hành án: theo Điều 21 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định như sau: ó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau: + Bản án, quuyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 18 Theo Điều 23, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 + Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền ra quyết định thi hành của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện nhưng do tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều huyện mà xét thấy cần thiết, lấy lên để thi hành; + Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp tỉnh; + Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành án nơi khác ủy thác; + Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; + Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam; ó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu ra quyết định thi hành án các bản án, quyết định sau: + Quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Tòa án quân sự, quân khu và tương đương; + Quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Tòa án quân sự khu vực trên địa bàn của Tòa án quân sự quân khu và tương đương; + Quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Tòa án quân sự trung ương chuyển giao cho Cơ quan thi hành án cấp quân khu; + Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp quân khu; + Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành án nơi khác ủy thác; óThủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau: + Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; + Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp huyện; + Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành án nơi khác ủy thác. 2.4.2.2 Để tự nguyện thi hành án Theo khoản 1 Điều 6 pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì: Nhà nước khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án. Theo khoản 2 Điều 6 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án, nhưng không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Tự nguyện thi hành án được áp dụng trong trường hợp thi hành án yêu cầu của người được thi hành án. Còn trong trường hợp Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án thì Chấp hành viên có thể áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế nếu thấy cần thiết. Sau khi nhận được quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người thi hành án Chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá 30 ngày tính từ ngày có quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành. Giấy báo việc tự nguyện thi hành được sao gửi cho người thi hành. Hết thời hạn tự nguyện, người phải thi hành án không thi hành thì chấp hành viên ra quyết định, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Bản sao quyết định gửi cho các đương sự. Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản, Chấp hành viên kê biên ngay tài sản. Chấp hành viên không được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, trừ trường hợp cần phải ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản. Theo khoản 3, Điều 6 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định thời gian tự nguyện thi hành; căn cứ vào quyết định thi hành án, Chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành, trừ trường hợp quy định tài khoản 2, Điều 7 19 của Pháp lệnh này. 19 Khoản 2, Điều 7 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trón tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp duịng kịp thời các biện pháp cưỡng chế. 2.4.2.3 Cưỡng chế thi hành án Theo khoản 2, Điều 9 của Dự thảo Luật thi hành án thì quy định; người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế theo quy định của luật này. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án là các biện pháp bảo đảm việc thi hành án, được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án được Chấp hành viên áp dụng theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp và áp dụng biện pháp nào là do chấp hành viên lựa chọn và quyết định là tùy theo từng trường hợp cụ thể. Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải điều tra, xác minh nắm vững hoàn cảnh kinh tế của người phải thi hành án và gia đình họ, phong tục tập quán của từng địa phương đồng thời kết hợp với chính quyền địa phương giáo dục thuyết phục đương sự thi hành án. Chỉ trong trường hợp họ không tự nguyện thi hành án hoặc cần phải ngăn chặn việc tẩu tán tài sản thì Chấp hành viên mới áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Đối với những trường hợp cưỡng chế cần phải có lực lượng bảo vệ thì Cơ quan thi hành án phải thông báo cho Cơ quan Công an cùng cấp, Cơ quan Công an địa phương nơi tổ chức cưỡng chế biết và yêu cầu lực lượng bảo vệ. Trường hợp cưỡng chế những việc phức tạp có khả năng ảnh hưởng xấu đến chính trị, trật tự xã hội địa phương thì Cơ quan thi hành án báo cáo lãnh đạo Cơ quan tư pháp để chủ động phối hợp các Cơ quan hữu quan hỗ trợ việc cưỡng chế. Không được tổ chức cưỡng chế thi hành án trong các ngày nghĩ theo quy định của Luật lao động trong khoản thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sang, 15 ngày trước và sau Tết nguyên đáng, các ngày truyền thồng đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người phải thi hành án và các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định hoặc vì lý do đặc biệt do Chính phủ quy đinh. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án có ý nghĩa quan trọng đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của người phải thi hành án đã được Tòa án xác định trong các bản án, quyết định được thi hành, bảo đảm hiệu lực của các bản án, quyết định. Theo Điều 7 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì cưỡng chế thi hành án được quy định như sau: Căn cứ vào quyết định thi hành án, Chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày được quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành án. Nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành án thì Cơ quan thi hành án phải ra quyết định cưỡng chế thi hàn án. Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau đây: + Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền thu hồi giấy có giá trị của người phải thi hành án; + Trừ vào khoản thu nhập của phải thi hành án; + Phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc; + Kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ; + Buộc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất giao vật, tài sản khác; + Cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định; Theo Pháp lệnh hiện hành thì việc cưỡng chế chỉ thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án chứ không có lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án theo Điều 75 của Dự thảo Luật thi hành án. Đây là điểm mới của Dự thảo Luật thi hành án, nhằm tạo điều kiện cho các Chấp hành viên dễ dàng hơn trong việc cưỡng chế. Vì khi đã có kế hoạch thì các Chấp hành viên sẽ chủ động hơn về thời gian cũng như phương án cưỡng chế và đương nhiên việc cưỡng chế sẽ được tiến hành một cách có trình tự như kế hoạch. Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải phối hợp với Cơ quan Công an và Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phê duyệt kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay. Nội dung của kế hoạch cưỡng chế bao gồm: - Thời gian cưỡng chế; - Lực lượng tham gia cưỡng chế; - Phương án tiến hành cưỡng chế; - Dự trù mức chi phí cưỡng chế. Dự trù mức chi phí cưỡng chế được thông báo cho đương sự trước khi tiến hành cưỡng chế. Căn cứ kế hoạch cưỡng chế, Cơ quan Công an bố trí đầy đủ lực lượng, vũ khí, phương tiện cần thiết giữ gìn trật tự, kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án, bảo vệ hiện trường, dẫn giải người phải thi hành án, tạm giữ ngừơi chống đối, Khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội và theo yêu cầu khác của Chấp hành viên. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, Cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và các cơ quan có liên quan đến việc thi hành an. Bên cạnh những điểm mới đó thì các biện pháp cưỡng chế của Dự thảo Luật thi hành án dân sự có thêm 2 điểm mới nhằm mở rộng hơn cho các Chấp hành viên các biện pháp cưỡng chế mà ở Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 không có; thu giữ tài sản của người phải thi hành án; quản lý, khai thác tài sản. 2.4.2.4 Kết thúc việc thi hành án Theo quy định tại Điều 30 pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì kết thúc việc thi hành án. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định kết thúc việc thi hành án khi người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền lợi, lợi ích liên quan đã thực hiện xong, nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định; Việc thi hành án đương nhiên kết thúc khi có quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có quyền đình chỉ thi hành án khi có một trong các căn cứ sau: - Người phải thi hành án chết mà theo bản án, quyết định thì nghĩa vụ thực hiện không được chuyển giao cho khác thừa kế. - Người được thi hành án chết mà quyền lợi và lợi ích theo bản án, quyết định không được thừa kế. - Người được thi hành án là cá nhân, tổ chức kinh tế tư nhân tự nguyện yêu cầu không thi hành án nữa. - Bản án, quyết định bị Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ. - Thời hiệu thi hành án đã hết. 20 Trong trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án là cá nhân, tổ chức kinh tế tư nhân tự nguyện yêu cầu không thi hành án nữa thì phải có đơn yêu cầu không yêu cầu thi hành án của người được thi hành án. Người được thi hành án cũng có thể trực tiếp đến Cơ quan thi hành án yêu cầu không thi hành án nữa. Trong trường hợp này Chấp hành viên lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện của người được thi hành án và họ phải ký tên vào biên bản. Sau khi quyết định đình chỉ thi hành án, người được thi hành án là cá nhân, tổ chức kinh tế tư nhân không có quyền yêu cầu thi hành án nữa. Quyết định đình chỉ thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp Tòa án đã chuyển giao bản sao bản án, quyết định, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến việc thi hành án. ó Ý nghĩa của việc thi hành quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam Việc điều tra, hòa giải, xét xử giải quyết tranh chấp thực ra mới chỉ là những giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự. Ở gia đoạn này Trọng tài mới chỉ quyết định giải quyết về nội dung tranh chấp, mới xác định các quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Các quyết định này muốn được trở thành hiện thực trong cuộc sống thì phải thông qua việc thi hành. Tổng hợp các hành vi pháp lý thi hành các quyết định của Trọng tài trong các quyết định đưa ra thi hành thành một giai đoạn độc lập của một quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự. Giai đoạn này gọi là giai đoạn thi hành quyết định của Trọng tài. Như vậy, thi hành quyết định của Trọng tài là giai đoạn độc lập, giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự, trong đó các quyết định của Trọng tài được đưa ra thi hành. Đặc điểm của giai đoạn này là Trọng tài không ra một quyết định nào giải quyết về nội dung tranh chấp mà chỉ thi hành quyết định. Các hành vi của những người tham gia vào quá trình thi hành quyết định Trọng tài chỉ nhằm thi hành các quyết định của Trọng tài trong bản án, quyết định được thi hành. Các hành vi đó được thực hiện theo các nguyên tắc đã được pháp luật quy định. Trước hết là nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Trọng tài. Theo nguyên tắc này thì bản án, quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật phải được nghiêm chỉnh thi hành. Bên cạnh đó cũng phải thực hiện các nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự, nguyên tắc bình 20 Theo Điều 29 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. đẳng trước pháp luật, nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các người có liên quan đến việc thi hành quyết định Trọng tài. Về việc tuân thủ theo đúng các nguyên tắc nêu trên nó sẽ giúp cho quá trình thi hành quyết định Trọng tài có ý nghĩa rất lớn, cũng cố kết quả của công tác xét xử, đảm bảo hiệu quả của bản án. Ngoài ra việc thi hành quyết định của Trọng tài còn kiểm tra công tác xét xử của Trọng tài, Tòa án đối với từng vụ tranh chấp cụ thể, trên cơ sở đó tổng kết rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng xét xử. 2.5 Trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa hủy quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam 2.5.1 Căn cứ hủy quyết định của Trọng tài Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Trọng tài, nếu các bên không đồng ý với quyết định của Trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Tòa án cấp tỉnh nơi có Hội đồng Trọng tài ra quyết định Trọng tài, để yêu cầu hủy quyết định Trọng tài. Trong trường hợp gửi đơn quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời gian yêu cầu hủy quyết định của Tòa án21 . Những lý do được coi là trở ngại khách quan hay sự kiện bất khả kháng: - Người được thi hành án không nhận đựơc bản sao bản án, quyế định của Tòa án mà không phải do lỗi của họ; - Người được thi hành án vắng mặt trong một thời gian dài do yêu cầu công tác, chữa bệnh, thiên tai hỏa hoạn… mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn; - Người được thi hành án chết chưa xác định được người thừa kế, cơ quan tổ chức xác nhập, chia tách mà chưa xá định được đơn vị thực hiện quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật; - Do lỗi của Cơ quan xét xử, cơ qua thi hành án hoặc cơ quan khác khiến người được thi hành án không yêu cầu thi hành án đúng thời hạn22 . Trong các trường hợp kê trên, người được thi hành án phải làm đơn hoặc trực tiếp đến Cơ quan thi hành án xin khôi phục thời hiệu thi hành án và kèm theo các tài liệu chứng minh về việc có lý do hợp lệ nên không thi hành án đúng thời hạn. Nếu các bên chứng minh được lý do yêu cầu hủy quyết định của Trọng tài là có căn cứ như sau: 21 Theo Điều 50 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam. 22 Theo Khoản 2, Điều 50 Nghị định 173/2002/NĐ-CP ngày 30/9/2004. - Không có thỏa thuận Trọng tài; - Thỏa thuận Trọng tài vô hiệu; - Thành phần Hội đồng Trọng tài, tố tụng Trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên theo quy định của Pháp lênh Trọng tài thương mại 2003; - Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài thì quyết định này bị hủy; - Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại; - Quyết định Trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam23 . 2.5.2 Thủ tục yêu cầu Tòa hủy quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết định của Trọng tài nếu có căn cứ như mục 2.5.1 các bên muốn yêu cầu Tòa án hủy quyết định của Trọng tài thì gửi đơn yêu cầu, đơn yêu cầu phải có nội dung như sau: - Ngày, tháng, năm viết đơn; - Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu huỷ quyết định của Trọng tài; - Lý do yêu cầu hủy quyết định của Trọng tài; Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải nộp cho Tòa án các giấy tờ sau đây: - Bản chính hoặc bản sao quyết định của Trọng tài đã được chứng thực hợp lệ; - Bản chính hoặc bản sao thỏa thuận Trọng tài đã được chứng thực hợp lệ; 23 Theo Điều 54 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam. Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dich phải được chứng thực hợp lệ 24 . Sau khi nhận đủ các giấy tờ trên, Tòa án có thẩm quyền thông báo cho bên yêu cầu nộp lệ phí. Tòa án thụ lý kể từ ngày bên có yêu cầu nộp lệ phí. Tòa án có thẩm quyền yêu cầu bên nộp phải giải thích những điều chưa rõ trong đơn yêu cầu hủy quyết định Trọng tài. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu hủy quyết định của Trọng tài, Tòa án phải thông báo cho trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, các bên tranh chấp và Viện Kiểm sát cùng cấp biết về việc thụ lý đơn yêu cầu trên. Trong trường hợp vụ tranh chấp do trung tâm Trọng tài tổ chức giải quyết thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, Trung tâm Trọng tài phải chuyển hồ sơ cho Tòa án. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Tòa án chỉ định một Hội đồng xem xét gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa và phải mở phiên họp để xem xét yêu cầu hủy quyết định Trọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67814.doc
  • pdf67814.pdf
Tài liệu liên quan