Luận văn Quy hoạch Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An tới năm 2010

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 4

1.1- ĐẦU TƯ, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 4

1.1.1- Khái niệm về đầu tư 4

1.1.2- Những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển 5

1.1.3- Nguồn vốn và nội dung của vốn đầu tư 6

1.1.3.1- Nguồn vốn đầu tư 6

1.3.1.2- Nội dung của vốn đầu tư 7

1.1.4- Vai trò của đầu tư phát triển 8

1.1.4.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu 8

1.1.4.2- Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế 9

1.1.4.3- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 9

1.1.4.4- Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. 10

1.1.4.5- Đầu tư có vị trí quan trọng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động do đó đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế .10

1.2- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 10

1.2.1- Quan niệm 10

1.2.2- Những yêu cầu đối với một quy hoạch tỉnh 11

1.2.3- Các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản cần giải quyết cho một quy hoạch tỉnh 11

1.2.4- Trình tự lập một quy hoạch tỉnh 12

1.3- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA MỘT QUY HOẠCH TỈNH 12

1.3.1 Nhiệm vụ thứ nhất- Phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố phát triển kinh tế – xã hội tỉnh trong thời gian quy hoạch 12

1.3.1.1- Kiểm kê, phân tích và đánh giá vị thế, các tiềm năng tự nhiên và

 tài nguyên có thể khai thác trong thời kỳ quy hoạch 12

1.3.1.2- Phân tích, đánh giá các đặc điểm về dân sô, dân cư, nguồn nhân

lực và các vấn đề xã hội 14

1.3.1.3- Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh 14

1.3.1.4- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ

2000 – 2005 và điểm xuất phát của tỉnh vào năm 2005 15

1.3.1.5- Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường và những vấn đề đặt ra trong quy hoạch thời kỳ tới 19

1.3.1.6- Phân tích, đánh giá các yêu tố bên ngoài tác động đến quy hoạch

phát triển kinh tế – xã hội tỉnh 19

1.3.1.7.- Đánh giá chung về lợi thế, hạn chế thời cơ và thách thức đối với

phát triển kinh tế- xã hội cuả tỉnh 20

1.3.2.- Nhiệm vụ thứ hai- Luận chứng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh từ năm 2005 đến năm 2020 20

1.3.2.1.- Luận chứng quan điểm, mục tiêu và các phương án phát triển. 20

1.3.2.2.- Luận chứng các giải pháp quy hoạch phát triển các ngành và

các lĩnh vực theo mục tiêu lựa chọn 27

1.3.2.3. Luận chứng phương hướng phát triển theo lãnh thổ 31

1.3.3.- Nhiệm vụ thứ ba- nghiên cứu cac giải pháp, cơ chế chính sách

thực hiện quy hoạch 31

1.3.3.1. Xây dựng và luận chứng các chương trình phát triển , dự án đầu tư 32

1.3.3.2.- Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch 32

1.3.3.3.- Kiến nghị quy chế phát triển, thực hiện qui hoạch 33

1.4- MỘT SỐ CÔNG CỤ ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO CÔNG TÁC QUY HOẠCH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG. 33

1.4.1- Phép phân tích SWOT. 33

1.4.2- Phép phân tích ma trận. 34

1.4.3-Phân tích cạnh tranh. 35

1.4.4-Quy hoạch. 35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA 36

2.1- ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỆ AN CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI QUY HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 36

2.1.1- Vị trí địa lý kinh tế 36

2.1.2- Tài nguyên thiên nhiên. 36

2.1.3- Kết cấu hạ tầng 37

2.1.4- Nguồn nhân lực 37

2.1.5- Về văn hoá nhân văn 37

2.1.6- Trình độ phát triển kinh tế – xã hội 37

2.2- TÌNH HÌNH QUY HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở NGHỆ AN THỜI GIAN QUA. 40

2.2.1- Mục tiêu của quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế ở Nghệ An giai đoạn 2001 - 2005 40

2.2.2- Tình hình quy hoạch đầu tư phát triển ở Nghệ An thời gian qua. 43

 

2.3- PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, ĐE DOẠ

CỦA TỈNH NGHỆ AN. 50

2.3.1.- Phân tích điểm mạnh của tỉnh Nghệ An. 50

2.3.1.1.- Nguồn lực tự nhiên. 50

2.3.1.2.- Nguồn nhân lực. 54

2.3.1.3.- Kết cấu hạ tầng. 55

2.3.1.4.- Tiềm năng về cảnh quan du lịch. 56

2.3.2.- Phân tích điểm yếu của tỉnh Nghệ An. 57

2.3.2.1.- Nguồn lực tự nhiên. 57

2.3.2.2.- Nguồn nhân lực. 58

2.3.1.3.- Kết cấu hạ tầng. 58

2.3.2.4.- Tiềm năng về cảnh quan du lịch. 58

2.3.3.- Phân tích cơ hội của tỉnh Nghệ An. 59

2.3.3.1.- Dự báo các yếu tố thị trường trong và ngoài nước. 59

2.3.3.2.- Dự báo các yếu tố thuận lợi có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2001 – 2010. 60

2.3.4- Những hạn chế thách thức đặt ra ra đối với công tác quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế. 61

2.3.5-Lập ma trận SWOT tỉnh Nghệ An. 62

2.4.- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC NGÀNH KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN. 64

2.4.1.- Các ngành đẩy mạnh đầu tư. 64

2.4.2.- Các ngành nằm trong quy hoạch phát triển. 65

2.4.3.- Các ngành không đầu tư nữa. 66

2.4.4.- Các ngành không phát triển nữa. 67

2.5.- ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA. 67

2.5.1.- Những mục tiêu, chỉ tiêu đạt và vượt. 68

2.5.2- Những hạn chế tồn tại chủ yếu do quy hoạch đầu tư phát triển

kinh tế chưa tốt 69

2.5.3.- Nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại trên là 71

2.5.4.- Bài học kinh nghiệm 71

2.5.5.- Đánh giá chung. 72

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010 73

 

 

3.1- NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010 73

3.1.1- Quan điểm phát triển 73

3.1.2- Phương hướng phát triển 74

3.1.3.-Mục tiêu tổng quát. 75

3.1.4.- Chỉ tiêu chủ yếu. 75

3.1.5.- Chỉ tiêu phát triển các ngành chủ yếu. 75

3.1.5.1.- Các ngành đẩy mạnh đầu tư. 75

3.1.5.2.- Các ngành nằm trong quy hoạch phát triển 79

3.1.5.3.- Các ngành không đầu tư nữa. 80

3.1.5.4.- Các ngành không phát triển nữa 80

3.2- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010 80

3.2.1.- Nâng cao chất lượng lập quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế tỉnh. 81

3.2.1.1.- Đẩy mạnh công tác khảo sát nghiên cứu thực trạng của tỉnh. 81

3.2.1.2.- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ

làm công tác quy hoạch. 81

3.2.1.3.- Gắn quy hoạch với các chương trình, dự án đầu tư phát triển. 82

3.2.1.4.- Gắn trách nhiệm giữa việc lập quy hoạch

với kết quả quy hoạch. 82

3.2.1.5.- Áp dụng phương pháp hiện đại vào xây dựng quy hoạch

 để có được quy hoạch tốt nhất. 82

3.2.2- Tạo môi trường thuận lợi nhất để thu hút đầu tư 82

3.2.2.1.- Tiếp tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển và xây dựng

các dự án đầu tư 82

3.2.2.2.- Chính sách huy động và thu hút vốn đầu tư đầu tư 83

3.2.3- Sử dụng có hiệu quả nguồn lực 86

3.2.4.- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ 88

3.2.5.- Phát triển kinh tế nhiều thành phần 90

3.2.6.- Phát triển thị trường 90

3.2.7.- Đẩy mạnh cải cách hành chính 91

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy hoạch Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An tới năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trên cơ sở nguồn nội lực đồng thời tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ từ bên ngoài. Mục tiêu tổng quát của Nghệ An giai đoạn 2001 - 2005 là: "Phát huy kết quả 5 năm (1996 - 2000), khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trước hết là công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngông nghiệp và nông thôn. Tập trung khai thác có hiệu quả các cơ sở kinh tế – xã hội được đầu tư trong các giai đoạn trước. Tiếp tục phát triển đồng bộ hoá kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Phát triển nguồn nhân lực, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục và dạy nghề. Chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ môi trường sinh thái phát triển bền vững. Từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2005 đưa mức bình quân GDP của tỉnh tăng hơn 1,5 lần, tạo tiền đề vững chắc đưa Nghệ An ra khỏi tỉnh nghèo vào thời kỳ 2006 – 2010". Theo đó mục tiêu đặt ra của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2001 - 2005 cụ thể là: - Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm: 9,5 – 10,5 %; Nông nghiệp tăng 5 – 5,5%, công nghiệp – xây dựng tăng 17 – 18% (trong đó công nghiệp 20 – 21%); Dịch vụ tăng 11 – 12%. Cơ cấu kinh tế năm 2005: nông nghiệp 32 – 34%; công nghiệp – xây dựng 25 – 26%; dịch vụ là 41 – 42%. - GDP bình quân đầu người năm 2005 tăng 1,5 lần so với năm 2000. Nâng tỷ lệ thu ngân sách lên 11 –12% GDP để đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên và có dành một phần cho đầu tư phát triển. Kim ngạch xuất khẩu tăng trên 25%/năm và đạt 120 triệu USD năm 2005. - Hạ tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống dưới 1,2% đến năm 2005. Các huyện đồng bằng, huyện vùng núi thấp và 50% số xã vùng núi cáo đạt chuẩn phổ cấp trung học cơ sở vào năm 2005. Tạo việc làm, giải quyết việc làm hàng năm hơn 25.000người. Cơ bản xoá hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10%; 80% số xã có bác sĩ; 80% số hộ được dùng nước sạch; 90 – 95% số dân được xem truyền hình; 90 – 95% số xã và hộ dân cư được dùng điện bằng nhiều loại hình năng lượng; 98% số xã có đường ô tô vào trung tâm. Biểu: Một số chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) Chỉ tiêu Đơn vị Mục tiêu NQ ĐH XV TH 2001 KH 2002 Mục tiêu KH 2001 - 2005 1. Quy mô dân số 1000 ng 3100 2915 2955 3080 – 3100 2. Nhịp độ tăng (GDP) % 9,5-10,5 8,9 11-12 9,5-10,5 a. Nông nghiệp % 5-5,5 5 5-5,5 5-5,5 b. Công nghiệp – Xây dung % 17-18 20 22-23 17–18 - Trong đó: công nghiệp % 20-21 27 26-28 20-21 c. Dịch vụ % 11-12 8 11-12 11-12 3. Nhịp độ tăng GTSX % 10-11 10 12-13 11-12 a. Nông nghiệp % 5-5,5 5 5,5-6 5-6 b. Công nghiệp – Xây dung % 17,5-18,5 20 23-26 18-19 - Trong đó: công nghiệp % 21-22 27 32-35 21-22 c. Dịch vụ % 11-12 8 12-13 11-12 4. Cơ cấu GDP % 100 100 100 100 a. Công nghiệp – Xây dựng % 25-26 20,5 22,1 25-26 b. Nông, lâm, ngư % 32-34 42,5 40,6 32-34 c. Dịch vụ % 41-42 37 37,3 41-42 5. GDP bình quân/người USD 410-430 300 330 410-430 6. Tỉ lệ thu ngân sách % 11-12 5,5 6-7 11-12 7. Tốc độ tăng kim ngạch XK % 20-25 20,7 20-25 >30 8. Các chỉ tiêu xã hội - Tỉ lệ phát triển dân số % <1,2 1,42 1,32-1,35 <1,2 - Tạo việc làm mới cho LĐ Người 120.000-130.000 30.000 35.000 120.000-130.000 - Phổ cập Trung học sơ sở huyện 19/19 19/19 - Tỉ lệ hộ nghèo % 0 17,6 15 <10 - Tỉ lệ dân dùng nước sạch % 70-80 45 52 70-80 - Tỉ lệ hộ xem truyền hình % 90-95 60 65 90-95 - Tỉ lệ xã được dùng điện % 90 86 88 90-95 - Số máy điện thoại/100 người Cái 5-6 2,5 2,8 >6 - Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % <30 44 40 <30 Nguồn: Phòng tổng hợp - Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An Biếu: Kế hoạch tăng trưởng hàng năm Chỉ tiêu TH 2001 KH 2002 Dự báo 2003 Dự báo 2004 Dự báo 2005 Nhịp độ BQ (%) Tổng GDP (giá CĐ 1994 – Tỉ đồng) 6880 7636 8400-8600 9200-9500 10200-10500 Tốc độ tăng GDP hàng năm (%) 8,9 11-12 11-12 9,5-10,5 9-10 9,5-10,5 Tốc độ tăng GTGT công nghiệp – XD (%) 20 21-22 21-22 13-14 12-13 17-18 Tốc độ tăng GTGT nông nghiệp (%) 5 5-5,5 6-6,5 5-5,5 5-5,5 5-5,5 Tốc độ tăng GTGT dịch vụ(%) 8 11-12 11-12 11-12 11-12 11-12 Nguồn: Phòng tổng hợp - Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An 2.2.2- Tình hình quy hoạch đầu tư phát triển ở Nghệ An thời gian qua. Qua hơn 10 năm đổi mới, Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, đạt được sự ổn định và tốc độ tăng trưởng khá, trong đó có góp phần quan trọng của quá trình đa dạng hóa, đa phương hoá và phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn phát triển chính thức. Tổng vốn đầu tư huy động thời kỳ 2001 - 2005 trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng tốt, vượt yêu cầu của kế hoạch đề ra. Trong 5 năm 2001 - 2005 tổng vốn đầu tư là 27.800 tỷ đồng/ mục tiêu 22.000 tỷ đồng,tăng 40% so với thời kỳ 1996 – 2000 (bằng 108,6% so với dự kiến ban đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005). Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư, bằng những chính sách huy động tổng lực, hầu hết các nguồn vốn đầu tư ở Nghệ An từ tất cả các thành phần kinh tế đều tăng hàng năm. Cơ cấu huy động vốn cho đầu tư phát triển ngày đa dạng và có những thay đổi về tỷ lệ qua các năm. Tỷ lệ huy động ngoài ngân sách ngày một tăng. Do nguồn vốn ngân sách có hạn nên những năm gần đây, tỉnh đã có chủ trương khuyến khích các tầng lớp dân cư, kể cả trong nước và ngoài nước bỏ vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng khá. Đầu tư trong nước: 23.806 tỉ đồng chiếm 88% (trong đó vốn ngân sách 1.733 tỷ đồng chiếm 10%; vốn huy động trong dân khoảng 4.935 tỉ chiếm 29%; vốn đầu tư tập trung qua Bộ, Ngành TW: 3.924 tỉ, chiếm 22,8%). Vốn nước ngoài: ước đạt 4.000 tỉ đồng, chiếm 11% ( Bao gồm: ODA 1.854 tỉ đồng, chiếm 5,4%; FDI : 2.046 tỉ đồng, chiếm 5,6%; NGO : 100 tỉ đồng). Hệ số đầu tư và đầu tư xã hội/GDP (giá thực tế) từ 40,7 % năm 2000 lên 46,4% năm 2004 và ước 2005 là 50%. Biểu về thực hiện vốn đầu tư đến năm 2005 Đơn vị: Triệu đồng 1996-2000 Tổng đầu tư 2001-2005 Trong đó các năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 18.053.237 27.812.661 3.727.090 4.337.520 5.077.782 6.551.544 8.118.725 * Phân theo nguồn vốn I. Vốn trong nước 11.973.237 23.812.597 3.320.470 3.943.276 4.621.782 5.571.919 6.355.150 1.vốn ngân sách qua tỉnh 1.664.600 3.934.965 366.337 485.639 692.734 1.105.919 1.284.336 - Trong đó: Chương trình mục tiêu quốc gia 319.000 567.000 95.000 107.000 114.000 120.380 130.620 2. Vốn tín dung nhà nước 897.400 877.900 120.000 175.900 192.000 190.000 200.000 3.Vốn tín dụng thương mại 1.339.000 4.301.900 607.800 824.100 900.000 970.000 1.000.000 4. Vốn của các DN 864.000 3.410.470 450.470 550.000 628.000 854.000 928.000 5. Vốn XD tự có của dân 4.475.000 5.315.700 1.100.000 1.089.700 1.054.000 1.002.000 1.070.000 6. Vốn qua Bộ, ngành 2.733.237 5.971.662 675.863 817.937 1.155.048 1.450.000 1.872.814 - Vốn tín dụng 905.237 2.528.845 230.000 324.349 482.317 675.000 817.179 - Vốn ngân sách 1.828.000 3.442.817 445.863 493.588 672.731 775.000 1.055.635 II. Nguồn vốn nước ngoài 6.080.000 4.000.064 406.620 394.244 456.000 979.625 1.763.575 1.ODA và vay nước ngoài 3.257.000 1.954.630 221.186 237.244 246.000 250.625 999.575 2.FDI 2.823.000 2.045.434 185.434 157.000 210.000 729.000 764.000 *Phân theo ngành kinh tế quốc dân 1, Nông lâm ng nghiệp 1.554.000 4.277.937 527.258 645.857 741.137 970.132 1.393.553 - Nông nghiệp 341.880 1.327.556 162.411 198.981 229.874 317.902 418.388 - Lâm nghiệp 1.149.960 2.189.953 324.589 385.897 415.290 471.620 592.557 - Nuôi trồng thuỷ sản 62.160 760.428 40258 60.979 95.973 180.610 382.608 2, Công nghiệp 5.040.000 1.265.982 1.265.983 1.495.554 1.592.918 2.040.678 2.312.000 3, Dịch vụ hạ tầng 8.636.000 14.827.592 1.933.850 2.196.109 2.743.727 3.540.734 4.413.172 - Điện 708.200 1.794.405 219.290 241.849 334.721 430.957 567.588 - Giao thông vận tải 3.611.820 5.074.871 730.284 786.286 1.014.356 1.149.235 1.394.710 - Thuỷ lợi 1.554.000 2.789.712 378.246 426.579 539.486 679.732 765.669 - Bu chính viễn thông 708.200 837.200 65.258 97.690 154.721 195.275 324.256 - Văn hoá xã hội 1.062.300 1.710.320 202.193 281.687 283.457 409.246 533.737 - Hạ tầng khác 991.480 2.621.084 338.579 362.018 416.986 676.289 827.212 Nguồn: Phòng tổng hợp - Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ A Xu hướng nâng cao dần tỷ trọng vốn đầu tư trong nước là một xu hướng tích cực, nhưng ở đây cũng phải tính đến sự suy giảm của dòng vốn FDI vào Nghệ An trong những năm gần đây. Tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện so với vốn huy động còn thấp, đặc biệt chỉ số này của FDI còn thấp hơn. Hầu hết các nguồn vốn trong nước đều tăng cả về quy mô và tỷ trọng trong đầu tư xã hội, mạnh nhất là nguồn vốn do nhà nước trực tiếp bố trí thực hiện. Tỷ lệ huy động ngân sách năm 2000 đạt 6,46% GDP, năm 2004 đạt 11,76%GDP/ mục tiêu 11-12% GDP và dự kiến 2005 là 11 %. Trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng ODA và vay nước ngoài tương đương vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Tuy nhiên cả 2 nguồn đều giảm cho thấy sự thiếu hiệu quả trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Về cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư xã hội chịu sự chi phối mạnh mẽ của cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế, đồng thời cũng tích cực góp phần vào chuyển dịch cơ cấu ngành và định hướng lại nền kinh tế của tỉnh. Cơ cấu đầu tư đã tạo ra được một số ngành sản xuất mới. Về hiệu quả vốn đầu tư, kết quả của việc huy động được nhiều vốn đầu tư và thay đổi cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã làm tăng năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng của một số ngành. (Tham khảo ở biểu thực hiện FDI, ODA, các dự án ngoại tỉnh). Vậy là, qua những ý kiến nhận định bước đầu, chúng ta bắt đầu có thể hình dung được tình hình thực hiện vốn đầu tư cho phát triển ở Nghệ An thời gian qua, nhất là giai đoạn 2001 - 2005, những vấn đề đã đạt được và những vướng mắc còn tồn tại. Tuy vậy để đánh giá cụ thể thực tế của công tác quy hoạch này, chúng ta cần phải đi vào phân tích cụ thể hiệu quả công tác quy hoạch trong từng ngành kinh tế cụ thể. Đầu tiên, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ của Nghệ An. Đó sẽ là cơ sở để chúng ta sử dụng phép phân tích ma trận để chỉ ra Nghệ An nên quy hoạch phát triển các ngành như thế nào. Chúng ta cũng sẽ đối chiếu kết quả đó dùng để so sánh với quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch của tỉnh Nghệ An để đưa ra đánh giá, nhận định cụ thể. Biểu thực hiện đầu tư FDI các năm 2001 - 2003, ước Thực hiện năm 2004 và dự kiến kế hoạch năm 2005 Đơn vị tính: 1.000 USD Vốn đầu tư Đăng ký Thực hiện các năm Cộng 4 năm 2001 - 04 Kế hoạch 2005 Cộng 5 năm 2001 - 05 2001 2002 2003 Ước 2004 Tổng cộng 118.810 4.000 4.200 5.000 35.500 48.700 50.000 98.680 Tương đương tỷ VNĐ 1.700 60 63 75 530 730 750 1.479 1. LD gỗ tấm MDF 4.500 1.000 2.000 1.000 4.000 - 4.000 2. HĐ đá trắng Đài Loan 2.000 - - 2.000 - 2.000 - 2.000 3. Bật lửa GAS 2.000 1.000 1.000 - - 2.000 - 2.000 4. CT bê tông Khánh Vinh 1.200 1.000 200 - - 1.200 - 1.200 5. CT Đá trắng Việt-Nhật 4.500 1.000 2.000 1.000 - 4.000 - 4.000 6. LD Hồng Thái - SIT 50.000 - - - 20.000 20.000 20.000 40.000 7. LD KT vàng Sông Hiếu 480 - - - 200 200 280 480 8. LD Gỗ dăm Đài Loan 5.000 - - - 2.000 2.000 1.000 3.000 9. Khách sạn Việt - Lào 1.000 - - - 300 300 700 1.000 10. Cửa hàng Huapeng 130 - - - - - - - 11. LD mía đường NA - T&L 23.000 13.000 13.000 10.000 23.000 12. Đá trắng OMYA 20.000 14.000 14.000 13. Đá trắng Đài Loan KCN 2.000 - - - - - 2.000 2.000 14. Cụm CN Việt-Lào 3.000 - - - - - 2.000 2.000 Nguồn: Phòng tổng hợp - Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An Tổng hợp thực hiện ODA các năm 2001 – 2003, ước tH năm 2004 và KH năm 2005 Đơn vị tính: 1.000 USD Đăng ký, cam kết Thực hiện các năm Cộng 5 năm 2001-2005 Cơ cấu Đ. tư (%) Cơ cấu C kết (%) 2001 2002 2003 Ước 2004 Kế hoạch 2005 Tổng số 172.650 20.950 20.050 23.100 26.950 28.800 120.850 100 98 Tương đương tỷ VND 2.770 340 330 370 430 460 1.930 A. Đã thực hiện 67.200 18.650 17.050 17.200 13.300 - 67.200 56 100 I. Cấp thoát nước 24.300 7.000 5.300 5.000 6.000 - 24.300 II. Thuỷ lợi 5.500 500 1.500 2.700 800 - 5.500 III. Giao thông 4.300 900 1.900 1.500 - - 4.300 IV. Điện 500 150 350 - - - 500 V. Y tế 4.100 600 2.000 1.500 - - 4.100 VI. Giáo dục 6.500 6.000 500 - - - 6.500 VII. Môi trường 22.000 3.500 5.500 6.500 6.500 - 22.000 B. Đang thực hiện 68.450 2.300 3.000 5.900 13.650 16.800 41.650 34 60 I. Cấp thoát nước 12.900 - - 2.300 700 2.200 5.200 II. Giao thông 3.000 - - - 1.000 2.000 3.000 III. Thuỷ lợi 350 - - - 350 - 350 IV. Y tế 4.500 1.000 400 200 500 700 2.800 V. Giáo dục - Đào tạo 1.250 300 300 300 350 - 1.250 VI. Điện 450 - - - 150 300 450 VII. Truyền hình 3.000 - - - 3.000 - 3.000 VIII. Môi trường 5.000 100 200 300 700 1.600 2.900 IX. Phát triển nông thôn 38.000 900 2.100 2.800 6.900 10.000 22.700 C. Thực hiện từ 2005 37.000 12.000 12.000 10 32 1. Sinh kế bền vững và PT htầng NT 10.000 3.000 3.000 2. Hạ tầng vùng nghèo Canada 7.000 2.000 2.000 3. Chương trình JBIC 10.000 3.000 3.000 4. Bệnh viện tỉnh 10.000 3.000 3.000 5. Hỗ trợ phi dự án 1.000 1.000 1.000 Thực hiện các dự án ngoại tỉnh các năm 2001 – 2003, ước tH năm 2004 và KH năm 2005 Đơn vị tính: tỷ VNĐ Đăng ký, cam kết Thực hiện các năm Cộng 5 năm 2001-05 Ghi chú 2001 2002 2003 Ước 2004 Kế hoạch 2005 Tổng số 3.231 113 120 128 190 567 1.118 A. đã hoàn thành 370 113 111 105 41 - 370 I. Vào các Khu Công nghiệp 123 70 50 3 - - 123 II. Vào các huyện, thành, thị 247 43 61 102 41 - 247 B. Đang xây dựng 932 - 9 23 149 242 423 I. Vào các Khu Công nghiệp 72 - 9 13 28 43 93 II. Vào các huyện , thành, thị 860 - - 10 121 199 330 c. Từ năm 2005 1.929 - - - - 325 325 I. Vào các Khu Công nghiệp 549 - - - - 109 109 II. Vào các huyện, thành, thị 1.380 - - - - 225 225 Nguồn: Phòng tổng hợp - Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An 2.3- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ của tỉnh Nghệ An. Quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế phải dựa vào một phương pháp luận khoa học, tính toán và cân đối nguồn lực hiện có như thế nào để từ đó đề ra quy hoạch thật chính xác, làm sao phát huy được tối đa lợi thế so sánh, khắc phục tốt các nhược điểm… Để làm được điều đó chúng ta lập ma trận SWOT, chúng ta sẽ trải qua tám bước như sau: Bước 1 : Liệt kê các thế mạnh của tỉnh. Bước 2 : Liệt kê các hạn chế của tỉnh. Bước 3 : Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài. Bước 4 : Liệt kê các mối đe doạ lớn bên ngoài. Bước 5 : Kết hợp các thế mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp. Bước 6 : Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO. Bước 7 : Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST. Bước 8 : Kết hợp điểm yếu bên trong với những nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WT. 2.3.1.- Phân tích điểm mạnh của tỉnh Nghệ An. 2.3.1.1.- Nguồn lực tự nhiên. a.- Tài nguyên đất và rừng. Theo số liệu tổng kiểm kê quỹ đất năm 2000: Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.648.729 ha, so với số liệu năm 1995 thì tăng 10.606,8 ha (năm 1995: 1.638.108 ha) Các loại đất biến động tăng giảm so với năm 1995 như sau: + Đất nông nghiệp tăng 13.638,4 ha, cơ cấu quỹ đất từ: 11,13% lên 11,8% + Đất lâm nghiệp có rừng tăng 99.230,3 ha, cơ cấu quỹ đất từ: 35,72% lên 41,57% + Đất chuyên dùng tăng 6.971,09 ha, cơ cấu quỹ đất từ: 3,20% lên 3,59% + Đất ở tăng không đáng kể (trong 5 năm tăng 88,5 ha) + Đất chưa sử dụng giảm 11 .407,5 ha, cơ cấu quỹ từ: 19,05% xuống 42,04% Biểu: Phân loại đất năm 2000 Loại đất Diện tích có đến 1995 Diện tích năm 2000 Tăng giảm so với năm 1995 (ha) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.638.103 100 1.648.729 100 +10.626,84 1. Đất nông nghiệp 182.306,0 11,13 195.944,4 11,80 +13.638,40 - Đất cây hàng năm 126.715,0 142.333,5 +15.618,50 Trong đó: + Đất lúa 99.756,0 98.987,0 -768,09 + Các loại khác 26.959,0 43.346,5 +16.387,50 - Đất cây lâu năm 14.965,0 12.400,88 -2.564,12 - Đất trồng các loại cây khác 40.626,0 41.210,02 +584,02 2. Đất lâm nghiệp 585.168 35,72 684.398,3 41,57 +99.230,3 - Rừng tự nhiên 554.519,00 623.086,0 +68.567,0 - Rừng trồng 30.649,00 61.312,3 +30.663,3 3. Đất chuyên dụng 52.250,00 3,20 59.221,08 3,59 +6.971,08 - Đất xây dựng 6.697,00 6.564,54 -132,46 - Đất giao thông 15.393,00 21.219,63 +5.826,63 - Đất thuỷ lợi và mặt nước 13.724,00 19.406,86 +5.682,86 - Đất chuyên dùng khác 16.436,00 12.030,05 -4.405,95 4. Đất ở 14.805,00 0,90 14.893,51 0,90 +88,51 - Đô thị 808,00 1.005,22 +197,22 - Nông thôn 13.997,00 13.888,29 -108,71 5. Đất chưa sử dụng 803.574,00 49,05 693.166,46 42,04 -110.407,54 - Đất đồi núi chưa sử dụng 703.838,00 608.617,64 -95.220,36 - Đất bằng chưa sử dụng 21.901,00 17.454,20 -4.446,80 - Mặt nước chưa sử dụng 3.930,00 4.633,52 +703.52 - Đất chưa sử dụng khác 73.905,0 62.461,0 -11.444,0 Nguồn: Báo cáo điều chỉnh và bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 2001 – 2010 Tổng diện tích đất Lâm nghiệp toàn tỉnh là 1.195.477 ha chiếm 72,5% diện tích đất tự nhiên (Tăng so với năm 1995 là 15.477 ha). Trong đó: + Diện tích đất có rừng: 684.398 chiếm 57,2%. + Diện tích đất chưa có rừng: 511.079 chiếm 42,8% Trong diện tích đất có rừng thì diện tích rừng tự nhiên là 623.086 ha chiếm 91% và diện tích rừng trồng 61.312 ha chiếm 9%. Biểu: Phân loại diện tích đất lâm nghiệp theo chức năng sử dụng Hạng mục Đơn vị Tổng diện tích Trong đó phân ra Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất trống sử dụng cho LN Tổng đất Lâm nghiệp Ha 1.195.477 623.086 61.312 511.079 1. Diện tích rừng đặc dụng - 223.647 183.757 4.046 35.844 2. Diện tích rừng phòng hộ - 580.854 292.702 27.669 260.483 3. Diện tích rừng sản xuất - 390.976 146.627 29.597 214.752 Nguồn: Báo cáo điều chỉnh và bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 2001 – 2010 + Độ che phủ của rừng năm 2000 đạt 41,5%, tăng 5,5% so với năm 1995. + Tổng trữ lượng rừng gỗ năm 2000 có trên 50 triệu m3, tăng trên 10 triệu m3 so với năm 1995. Biểu: Phân loại trữ lượng gỗ, nứa, mét theo chức năng sử dụng Hạng mục Tổng cộng Trong đó phân ra Gỗ (1000m3) Nứa mét (Tr.cây) Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Gỗ (1000m3) Nứa mét (Tr.cây) Gỗ (1000m3) Nứa mét (Tr.cây) Gỗ (1000m3) Nứa mét (Tr.cây) Tổng trữ lượng 50.006 1.049 25.211 498 17.110 118 7.685 433 -Rừng tự nhiên 48.493 1.029 24.584 496 17.028 118 6.881 415 -Rừng trồng 1.513 20 627 2 82 804 18 Nguồn: Báo cáo điều chỉnh và bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 2001 – 2010 Tóm lại: Nghệ An là một tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn, có quỹ đất nông nghiệp lớn trên 19,5 vạn ha, diện tích đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng trên 58 vạn ha. Có tiềm năng lớn về rừng. Có thể phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi như : lúa, lạc, vừng, mía, dứa, chuối, sắn ; cây dài ngày như chè, cà phê, cao su ; cây ăn quả : cam, chanh, nhãn, vải, xoài, trồng rừng nguyên liệu, chăn nuôi gia súc : bò, lợn ; khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản xuất khẩu... Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng về chủng loại thực vật và động vật quý hiếm. Có 68 họ, 510 loại cấy thân gỗ, trong đó có nhiều loại cây gỗ có tên trong danh mục sách đỏ Việt Nam. Các loại Lâm sản quý khác như: song, mây, dược liệu tự nhiên phong phú là nguồn nguyên liệu quý cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến trong tương lai. Quỹ đất chưa sử dụng có thể khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông nghiệp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả 20 – 30 ngàn ha, lâm nghiệp trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh rừng trên 500.000 ha (phần lớn tập trung ở các huyện miền núi vùng Tây Nam Nghệ An).. b.- Tài nguyên biển và thuỷ sản: Với hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, có 6 cửa lạch, nguồn hải sản phong phú: 267 loại cá, 8 loại tôm, 3 loại mực trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, tôm sú, mực, cá thu, cá chim, rắn biển… Nghệ An có đầy đủ tiềm năng để phát triển ngành thuỷ sản như: khai thác và nuôi thuỷ sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Có thể chứng minh các số liệu sau: + Tổng trữ lượng cá biển có trên 80.000 tấn, khả năng khai thác từ 35 – 37 ngàn tấn/năm. Biển Nghệ An có tới 267 loại cá, trong đó nhiều loại giá trị kinh tế cao và trữ lượng lớn như cá thu, cá nục, cá cơm…, tôm biển có nhiều loại như tôm hẹ, sú, hùm… (có 2 bãi tôm chính là bãi Lạch Quèn trữ lượng 250 – 300 tấn, bãi Lạch Vạn trữ lượng 350 – 400 tấn). Mức trữ lượng khoảng 2500 – 3000 tấn, khả năng khai thác 1200 – 1500 tấn ; ngoài ra còn có các loại : moi, rắn biển, sò… có giá trị kinh tế cao. + Ven biển có trên 3.000 ha diện tích mặt nước mặn lợ, có khả năng nuôi tôm cua, nhuyễn thể… và có trên 1.000 ha diện tích phát triển đồng muối. Ngoài ra, bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn : bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Diễn Thành, Cửa Hiền, Quỳnh Phương. Nổi bật là bãi tắm Cửa Lò nước sạch, sóng không lớn, độ sâu vừa và thoải, độ mặn thích hợp, là một trong những bãi tắm hấp dẫn của cả nước. Ưu thế của bãi tắm Cửa Lò là gần thành phố Vinh, gần sân bay, cảng biển, ga xe lửa. Nếu tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ, có thể phát triển nhanh ngành du lịch, dịch vụ góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung và thị xã Cửa Lò nói riêng. Vùng biển có đảo Ngư, đảo Lan Châu và đảo Mắt. Riêng đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, mớm nước quanh đảo có độ sâu 8 – 10 m, có điều kiện xây dựng thành cảng nước sâu trong tương lai, rất thuận lợi trong giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước trong khu vực. c.- Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước.  Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. Có đủ loại từ khoáng sản quý hiếm như : vàng, đá quý đến các loại như thiếc, bôxit, phốtphorít và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như đá vôi làm xi măng, đá xây dựng, cát sỏi… Rõ ràng Nghệ An đủ tiềm năng để phát triển công nghiệp, có đủ nguyên liệu để thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản… Một số số liệu minh họa : + Thiếc tập trung ở Quỳ Hợp với tổng trữ lượng khoản 100.000 tấn (lớn nhất cả nước) có hàm lượng cao. Hiện đang được khai thác ở quy mô công nghiệp (sản lượng mới khai thác 500 tấn/năm). + Đá vôi (nguyên liệu sản xuất xi măng) có trữ lượng trên 1 tỷ m3. Vùng Hoàng Mai huyện Quỳnh Lưu có 340 triệu m3. Hiện có nhà máy sản xuất xi măng Hoàng Mai công suất 1,4 triệu tấn/năm ; vùng Tràng Sơn, Giang Sơn, Bài Sơn (Huyện Đô Lương) trữ lượng trên 400 triệu m3 chưa khai thác ; vùng Lỡn Kim Nhan xã Long Sơn, Phúc Sơn, Hồi Sơn (huyện Anh Sơn) đã khảo sát có trên 250 triệu m3. Hiện có 2 nhà máy sản xuất xi măng lò đứng tổng công suất 16 vạn tấn/năm ; vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp chưa được điều tra khảo sát (ước tinh trên dưới 1 tỷ m3). Tổng trữ lượng đá trắng (Quỳ Hợp) có trên 100 triệu m3. Tổng trữ lượng đá xây dựng toàn tỉnh ước trên 1 tỷ m3 (phân bố nhiều ở các huyện : Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu). Đá bazan trữ lượng trên 360 triệu m3 ; thiếc Quỳ Hợp trên 70.000 tấn ; nước khoáng Bản Khạng trữ lượng lớn, chất lượng tốt; ngoài ra còn có một số lượng khoáng sản khác như than bùn, sản xuất phân vi sinh, quặng Măng gan ; muối sản xuất sô đa… là nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp : vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Ngoài ra, nguồn nước mặt ở Nghệ An dồi dào (trên 20 tỷ m3) do lượng mưa bình quân hàng năm lớn (từ 1.800 mm đến 2.000 mm) thuận lợi cho phát triển sân xuất, dân sinh kinh tế. Hệ thống sông ngòi phân bố dày đặc (mật độ lên tới 0,6 – 0,7 km/km2). Lớn nhất là sông Cả với lưu vực chiếm 80% diện tích tự nhiên. Có 117 thác lớn nhỏ, trong đó tại thác Bản Lả đã xây dựng nhà máy thuỷ điện công suất 300 MW, dự kiến phát điện vào năm 2008. 2.3.1.2.- Nguồn nhân lực. - Dân số tỉnh Nghệ An gần 3 triệu người. Tỉ lệ dân số dưới 14 tuổi chiếm 40%, từ 15 – 59 tuổi chiếm 54%, trên 60 tuổi chiếm 6% (là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28690.doc
Tài liệu liên quan