Định hướng quan trọng nhất trong phát triển thương mại Nhà nước hiện nay nói chung là có đủ năng lực và uy tín để giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động thương mại đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội vững chắc và đảm bảo lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng. Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay, vai trò chủ đạo của thành phần thương mại Nhà nước cũng đã và đang có nhiều thay đổi do tác động cuả các qui luật kinh tế thị trường, do sự phát triển sản xuất đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của dân cư, do năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước được tăng cường hơn. Các doanh nghiệp thương mại Nhà nước đã không còn hoàn toàn đúng với tư cách là đại diện, là công cụ cho Nhà nước thực hiện các chính sách phân phối sản phẩm xã hội. Thay vào đó, các doanh nghiệp thương mại Nhà nước phải là lực lượng quan trọng trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiêu thụ sản phẩm, nhất là theo hướng xuất khẩu. Hơn nữa, các hoạt động thương mại về phương diện này, trong điều kiện của Đồng Tháp, sẽ chịu sự chi phối lớn của các doanh nghiệp thương mại lớn tại thành phố Hồ Chí Minh (kể cả doanh nghiệp Nhà nước và thành phần kinh tế khác). Như vậy, định hướng phát triển thành phần thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, như sau:
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp.
- Phát triển các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi để thu hút nhiều nguồn đầu tư đa dạng cho phát triển mạng lưới phân phối hiện đại, trong đó cần chú trọng phát triển các chuỗi liên kết theo phương thức nhượng quyền kinh doanh và các chuỗi liên kết tự nguyện của các cửa hàng chuyên doanh để tăng cường năng lực cạnh tranh cho họ.
- Phát triển các hình thức bán lẻ mới như trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp và siêu thị chuyên doanh (như siêu thị thực phẩm, điện máy, dụng cụ gia đình…) cũng như siêu thị dạng kho hàng... và có chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư vào những hình thức này. Đồng thời cũng chú trọng phát triển mạng lưới các cửa hàng tiện lợi (thời gian kinh doanh dài hoặc cả ngày) gần kề ở các khu dân cư; cho phép và khuyến khích, giúp đỡ những cửa hàng, quầy hàng, tiệm tạp hoá thành lập những liên minh kinh doanh, thống nhất trong mua và bán với mục tiêu đảm bảo cung ứng hàng rẻ, chất lượng tốt và tiện lợi cho dân cư. Cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp quy mô lớn mua hoặc sáp nhập những cửa hàng hoặc siêu thị nhỏ để phát triển mạng lưới các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
- Điều chỉnh, sắp xếp và nâng cấp thương mại truyền thống, như hạn chế sự phát triển tràn lan của các quầy, tiệm tạp hoá ở khắp nơi hiện nay thông qua khống chế quy mô và số lượng của loại hình này ở từng khu vực, khuyến khích các cửa hàng bách hoá lớn mua hoặc sáp nhập những tiệm tạp hoá nhỏ để thành doanh nghiệp lớn có thương hiệu, khuyến khích các cửa hàng nhỏ chuyển đổi thành các siêu thị chuyên doanh, các quầy, tiệm tạp hoá nhỏ gia nhập các liên minh mua bán hàng hoá.
- Cải tạo các đường phố thương mại để trở thành hạt nhân ở các khu thương mại - dịch vụ trung tâm, đảm bảo các yêu cầu hiện đại và mang bản sắc văn hoá kinh doanh truyền thống, khắc phục được tình trạng phát triển trùng lặp ở các cửa hàng, cửa hiệu mặt phố.
- Phát triển mạng lưới kinh doanh hàng vật liệu xây dựng, ô tô, đồ dùng gia đình, đồ điện gia dụng theo hướng phát triển kinh doanh chuỗi, quy mô lớn và tổng hợp.
- Phát triển phương thức hiện đại bán hàng tiêu dùng theo hướng khuyến khích bán hàng qua các tổng đại lý hoặc nhượng quyền thương mại, bao gồm cả các chức năng chế biến, gia công, lắp đặt, dự trữ và áp dụng thương mại điện tử. Khuyến khích phát triển phương thức kinh doanh chuỗi trên cơ sở liên kết và liên doanh của những nhà kinh doanh nhỏ.
- Phát triển các chợ bán lẻ hàng công nghiệp tiêu dùng thành các siêu thị tổng hợp hoặc chuyên doanh.
- Phát triển mạng lưới các khu logistics tập trung để cung cấp đồng bộ các dịch vụ hậu cần phân phối.
* Ở nông thôn:
+ Chợ bán lẻ.
+ Các cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng tạp hoá.
+ Hợp tác xã thương mại - dịch vụ.
- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại phát triển mạng lưới và trở thành kênh phân phối chủ yếu hàng công nghiệp tiêu dùng ở thị trường nông thôn.
- Nâng cấp và mở rộng mạng lưới chợ bán lẻ ở địa bàn các xã, khuyến khích các thương nhân hoạt động trong chợ thành lập các liên minh mua bán hàng hoá, lấy chợ làm hạt nhân để tổ chức khu vực xung quanh chợ tạo cơ sở cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh và tổng hợp phát triển.
- Phát triển các cụm thương mại- dịch vụ tổng hợp.
3.1.2. Phát triển hệ thống thị trường hàng tư liệu sản xuất
+ Thị trường giao dịch kỳ hạn.
+ Các trung tâm bán buôn.
+ Các doanh nghiệp bán buôn lớn.
+ Cung ứng trực tiếp từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng.
- Phát triển đa dạng các hình thức bán buôn theo hướng khuyến khích đấu thầu mua sắm với sản phẩm chủ yếu, khối lượng lớn và cung ứng hàng hoá trực tiếp để giảm chi phí.
- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp bán buôn quy mô lớn của tư nhân.
- Phát triển các trung tâm giao dịch nguyên, phụ liệu cho từng ngành sản phẩm.
* Phát triển hệ thống thị trường nông sản.
+ Chợ truyền thống.
+ Chợ trung tâm bán buôn, chợ đầu mối đa ngành và chuyên ngành.
+ Hợp đồng thu mua nông sản.
+ Trung tâm xuất, nhập khẩu hàng nông sản.
- Khuyến khích phát triển các chợ bán buôn, bán lẻ truyền thống thành các siêu thị tổng hợp, siêu thị bán buôn nông sản quy mô lớn.
- Khuyến khích và hỗ trợ các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm ở khu vực đô thị mua hàng trực tiếp ở nông thôn và khuyến khích, hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà cung ứng bán nông sản vào các siêu thị, cửa hàng ở khu vực đô thị.
- Phát triển các chợ đầu mối nông sản hiện đại theo hướng mua bán chuyên nghiệp và đấu giá, từng bước áp dụng phương thức thanh toán qua hệ thống điện tử để gắn kết doanh nghiệp với các nhà sản xuất nông sản.
- Nâng cấp các chợ bán lẻ.
* Phát triển các dạng thị trường chung.
- Hội chợ.
- Triển lãm, triển lãm- bán hàng.
- Chợ tổng hợp quy mô lớn.
- Chợ thời vụ.
- Chợ tuần.
- Khu trưng bày hàng mẫu và đặt hàng.
- Sàn giao dịch hàng hoá.
3.2. Định hướng phát triển không gian thương mại tỉnh Đồng Tháp.
Trên cơ sở những lợi thế và hạn chế trong phát triển thương mại, quy hoạch phát triển các vùng sản xuất, quy hoạch mạng lưới giao thông, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 để xem xét bố trí không gian thương mại trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; nhất là các vùng trọng điểm. Khi tuyến quốc lộ N1, N2 hoàn thành sẽ nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đi qua Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên và khả năng phát triển giao lưu kinh tế giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các nước ASEAN qua các cửa khẩu với Vương quốc Campuchia, Đồng Tháp có vị trí quan trọng như là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên và vùng kinh tế cửa khẩu Bắc sông Tiền hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá ra ngoài tỉnh.
Do yêu cầu phát triển các mối liên kết kinh tế, thương mại giữa Đồng Tháp với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; do yêu cầu tổ chức không gian thương mại có hiệu quả, cho nên các tuyến giao thông thuỷ, bộ của Đồng Tháp hết sức quan trọng trong việc phát triển thương mại. Như vậy, tổ chức không gian thương mại của Đồng Tháp trong giai đoạn từ nay đến 2010, 2015 và đến năm 2020 theo hướng tập trung hoá (về đầu mối kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật) theo khu vực, vùng để tăng cường tính hướng ngoại cho các vùng kinh tế của tỉnh. Trong đó, vai trò tổ chức và phát triển các hoạt động thương mại trên địa bàn cũng như giữa Đồng Tháp với bên ngoài được phát huy ngay tại trung tâm Tỉnh (TP Cao Lãnh), trung tâm vùng (TX Sa Đéc, TX Hồng Ngự) và tại các thị trấn huyện lỵ. Riêng khu vực TP Cao Lãnh, vai trò của nó cũng được nâng lên tương ứng với sự phát triển về quy mô thị trường, trình độ phát triển của sản xuất và trình độ tiêu dùng của một khu vực đô thị được xác định là đô thị loại III.
Đây là mô hình phát triển không gian thương mại dựa vào khả năng phát huy nội lực của từng huyện, từng khu vực trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trong đó hàm chứa cả việc tổ chức thương mại nội tỉnh và thương mại hướng ngoại ở ngay các huyện trong tỉnh. Đồng thời, điều đặc biệt quan trọng trong mô hình tổ chức không gian thương mại này là tạo ra khả năng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, nhất là các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản ra khỏi địa bàn tỉnh, trước hết là đến thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, việc tổ chức các hoạt động thương mại nội tỉnh cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc từng bước tập trung hoá dựa trên thực tiễn phát triển của các vùng thương mại trong tỉnh nhằm tăng cường qui mô của các kênh, luồng hàng hoá và tính hiệu quả trong quá trình tổ chức, thực hiện lưu thông.
3.3. Định hướng phát triển các kênh lưu thông hàng hoá của tỉnh Đồng Tháp.
Quá trình hình thành và phát triển của sự giao lưu hàng hoá hay sự vận động của các kênh, luồng hàng hoá trong phạm vi rộng hay hẹp là quá trình khách quan trên cơ sở của quá trình phát triển sản xuất và tiêu dùng với những đặc thù riêng có của mỗi vùng, địa phương, khu vực; của sự phân công và hợp tác lao động trong vùng; của quá trình phát triển hệ thống giao thông và những điều kiện cơ sở hạ tầng khác. Trên cơ sở đó và căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, xác định phương hướng tổ chức các kênh lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh, như sau:
* Đối với các kênh lưu thông hàng nông sản:
- Hàng nông sản phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng của dân cư: hướng tổ chức kênh hàng này là đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở kinh tế để sản phẩm từ người sản xuất (hộ nông dân) qua hệ thống chợ, hoặc qua hộ kinh doanh, HTX thương mại - dịch vụ, doanh nghiệp thương mại thu mua trực tiếp tại hộ sản xuất đến tiêu dùng trong vùng, trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến sự hình thành các đầu mối, cơ sở chế biến hay các điểm phân phối, tiêu thụ tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kênh hàng nông sản giữa Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, không ngừng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh khác trên địa bàn cả nước (như liên kết với các tỉnh Tây Nguyên hay miền núi phía Bắc để cung cấp gạo và nhập lại cà phê, cao su, chè từ các tỉnh này).
- Hàng nông sản dùng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp: hướng tổ chức kênh hàng này là tạo chuỗi giá trị liên kết giữa các hộ nông dân, HTX nông nghiệp với nhau để đảm bảo qui mô sản xuất thích hợp. Đồng thời, lựa chọn các đại diện sản xuất (thương nhân, nhà đầu tư chính, cơ quan quản lý Nhà nước) trực tiếp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh.
* Đối với kênh lưu thông vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng:
- Hàng hoá đi thẳng từ các doanh nghiệp sản xuất qua mạng phân phối riêng hay hệ thống đại lý (thuộc mọi thành phần kinh tế) của doanh nghiệp này đến các thị trường tiêu thụ khác nhau.
- Hàng hoá khai thác từ thị trường ngoài tỉnh, kể cả nhập khẩu sẽ chủ yếu do các doanh nghiệp thương mại tại các địa bàn khác nhau, thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức khai thác và tiêu thụ (kể cả xuất khẩu) bằng các phương thức kinh doanh khác nhau tuỳ theo năng lực tổ chức mạng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
3.4. Định hướng phát triển kinh doanh xuất - nhập khẩu tỉnh Đồng Tháp.
Trong giai đoạn 1996-2005, về kim ngạch xuất - nhập khẩu cũng như về ngành hàng, mặt hàng và thị trường xuất - nhập khẩu của Đồng Tháp còn nhỏ về qui mô, hạn hẹp về danh mục hàng hoá. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này còn kém (chỉ dao động từ 12 - 13%/năm), chưa xứng với tiềm năng của tỉnh (cụ thể giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chỉ đạt 56% kế hoạch chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh đề ra). Trong điều kiện và trình độ phát triển kinh tế hiện nay, cũng như triển vọng phát triển trong thời kỳ quy hoạch và đặc biệt là năng lực hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu của Đồng Tháp thì việc phát triển kinh doanh xuất - nhập khẩu và nhất là kinh doanh xuất khẩu của Tỉnh trong thời kỳ đến năm 2020 cần phải có sự định hướng liên kết với bên ngoài là chính. Đó là:
Thứ nhất, định hướng chung, quan trọng về kinh doanh xuất - nhập khẩu của Đồng Tháp là mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết kinh tế giữa Đồng Tháp với các địa phương khác, với các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu lớn trong nước (cụ thể là các doanh nghiệp XNK lớn ở TP Hồ Chí Minh) để tổ chức sản xuất, chế biến và khai thác các nguồn hàng xuất khẩu được sản xuất ra hay để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ cho sản xuất trong tỉnh.
Thứ hai, định hướng phát triển ngành hàng, mặt hàng xuất - nhập khẩu của riêng Đồng Tháp. Đối với xuất khẩu: thế mạnh về mặt hàng xuất khẩu của Đồng Tháp trong giai đoạn từ nay đến 2010 và 2020 là một số sản phẩm của nông nghiệp như lúa, thủy sản, trái cây và hàng thủ công mỹ nghệ. Vì vậy, định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu của Đồng Tháp cần tập trung theo hướng nâng dần qui mô xuất khẩu của các sản phẩm này trong kỳ quy hoạch. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến lựa chọn cây trồng phù hợp với chất đất, có giá trị và có thị trường xuất khẩu để quy hoạch, mở rộng diện tích gieo trồng tạo ra các sản phẩm xuất khẩu sức tiêu thụ lớn. Đối với nhập khẩu: trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và 2020, nhu cầu nhập khẩu cần ưu tiên hàng đầu của Đồng Tháp là nhập khẩu các máy móc, thiết bị vừa và nhỏ, xăng dầu, các nguyên vật liệu cho ngành dược, may mặc. Đối với các ngành hàng này cần chú trọng đến trình độ công nghệ và phương thức thanh toán nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư và khắc phục tình trạng thiếu vốn, nhất là vốn đầu tư ngắn hạn và trung hạn.
Thứ ba, định hướng phát triển thị trường xuất - nhập khẩu trên cơ sở trình độ sản xuất và tiêu dùng trong Tỉnh, năng lực kinh doanh xuất - nhập khẩu của các công ty địa phương, khả năng tạo ra các sản phẩm xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu của địa phương cũng như đánh giá về triển vọng thị trường xuất khẩu các sản phẩm của Đồng Tháp, định hướng phát triển thị trường xuất - nhập khẩu của Đồng Tháp cần tập trung ưu tiên trước hết đối với thị trường Châu Á, thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hoá thông qua các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu lớn.
Thứ tư, định hướng phát triển năng lực kinh doanh xuất - nhập khẩu: Cần xây dựng cơ chế tài chính, tín dụng thông thoáng tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh xuất - nhập khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ năng lực tài chính và uy tín tham gia liên kết, tổ chức được nguồn hàng, xây dựng các đầu mối thu mua, thu gom hàng hoá xuất khẩu. Đồng thời, chú trọng xây dựng đội ngũ doanh nhân tinh thông nghiệp vụ kinh doanh xuất - nhập khẩu, am hiểu thị trường xuất nhập khẩu.
3.5. Định hướng phát triển các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại trên địa bàn Đồng Tháp.
3.5.1. Thương mại Nhà nước.
Định hướng quan trọng nhất trong phát triển thương mại Nhà nước hiện nay nói chung là có đủ năng lực và uy tín để giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động thương mại đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội vững chắc và đảm bảo lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng. Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay, vai trò chủ đạo của thành phần thương mại Nhà nước cũng đã và đang có nhiều thay đổi do tác động cuả các qui luật kinh tế thị trường, do sự phát triển sản xuất đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của dân cư, do năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước được tăng cường hơn... Các doanh nghiệp thương mại Nhà nước đã không còn hoàn toàn đúng với tư cách là đại diện, là công cụ cho Nhà nước thực hiện các chính sách phân phối sản phẩm xã hội. Thay vào đó, các doanh nghiệp thương mại Nhà nước phải là lực lượng quan trọng trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiêu thụ sản phẩm, nhất là theo hướng xuất khẩu. Hơn nữa, các hoạt động thương mại về phương diện này, trong điều kiện của Đồng Tháp, sẽ chịu sự chi phối lớn của các doanh nghiệp thương mại lớn tại thành phố Hồ Chí Minh (kể cả doanh nghiệp Nhà nước và thành phần kinh tế khác). Như vậy, định hướng phát triển thành phần thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, như sau:
- Các doanh nghiệp thương mại Nhà nước còn đủ năng lực kinh doanh và được giữ lại cần được định hướng phát triển chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức cung ứng những mặt hàng thiết yếu, khai thác và tiêu thụ nông sản, thuỷ sản với qui mô vừa và lớn.
- Về phương hướng phát triển mô hình tổ chức của thương mại Nhà nước: tổ chức doanh nghiệp thương mại Nhà nước theo mô hình mạng liên kết với doanh nghiệp Nhà nước là hạt nhân và có nhiều đầu mối, chân rết thuộc mọi thành phần kinh tế, ở các khu vực thị trường trọng điểm cả trong và ngoài Tỉnh. Trong mô hình đó, các mối liên kết được tạo ra không phải bằng các biện pháp hành chính mà bằng cơ chế góp vốn, tỷ lệ hoa hồng, cơ chế giá cả...
3.5.2. Thương mại thuộc các thành phần kinh tế khác.
Đối với các công ty cổ phần thương mại, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, HTX mua bán là các tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân cần được phát triển nhanh trong kỳ quy hoạch nhằm tăng tính tổ chức cho các hoạt động thương mại trên địa bàn. Số lượng các doanh nghiệp này trên địa bàn Đồng Tháp chưa nhiều, nhỏ và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, bán lẻ hàng tiêu dùng và nhà hàng. Do đó, định hướng phát triển đối với thành phần này là khuyến khích thành lập các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh tiêu thụ hàng nông sản ở qui mô vừa và nhỏ; đặc biệt ưu tiên phát triển hệ thống Hợp tác xã thương mại - dịch vụ; khuyến khích mở rộng, nâng cao qui mô kinh doanh, tạo nên không khí sôi động hơn cho các khu vực thị trường.
3.5.3. Đối với các hộ kinh doanh nhỏ.
Đây là lực lượng kinh doanh có vai trò rất lớn trong điều kiện hoạt động của thương mại nông thôn, vì vậy, cần có những định hướng phát triển đúng đắn để họ tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế nông nghiệp nông thôn. Có thể phát triển lực lượng thương mại này theo các hướng sau: Một là, lựa chọn những hộ có khả năng kinh doanh để giúp họ trở thành hạt nhân trong các hoạt động tiêu thụ sản phẩm ra ngoài địa bàn; Hai là, khuyến khích họ tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm địa phương.
3.6. Định hướng phát triển doanh nghiệp thương mại của các thành phần kinh tế.
3.6.1. Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán lẻ của các thành phần kinh tế.
Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán lẻ của các thành phần kinh tế theo những hình thái như:
+ Siêu thị, các chuỗi siêu thị vừa và nhỏ.
+ Trung tâm thương mại.
+ Các loại cửa hàng: cửa hàng bách hóa, cửa hàng bách hoá tự phục vụ, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng thời trang, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng miễn thuế, cửa hàng giảm giá, cửa hàng trưng bày và giới thiệu hàng hoặc cửa hàng đồ cũ, cửa hàng tạp hóa.
+ Chợ tổng hợp, chợ chuyên doanh.
+ Chi nhánh bán lẻ của nhà sản xuất.
+ Mạng lưới bán hàng lưu động (không gắn với một địa điểm cố định, một cửa hàng nhất định) như những người bán hàng tại nhà, những người đến tận hộ gia đình để giới thiệu và bán hàng, xe bán hàng lưu động tại khu dân cư, xe bán hàng ngoài đường, chợ sớm, chợ đêm, chợ tuần, chợ tết…
3.6.2. Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán buôn của các thành phần kinh tế.
Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán buôn của các thành phần kinh tế theo các hình thái như:
+ Công ty bán buôn tổng hợp.
+ Công ty bán buôn chuyên doanh.
+ Công ty - hợp tác xã thương mại - dịch vụ (thu gom hàng hoá, phân loại và đóng gói).
+ Công ty thương mại bán buôn bày hàng (có diện tích bán hàng hoặc diện tích đặt giá bày hàng ở các trung tâm thương mại, các khu thương mại - dịch vụ, khu hội chợ triển lãm thương mại,...).
+ Công ty cổ phần - hợp tác xã bán buôn của nhóm liên kết (nhóm liên kết của khách hàng mua buôn hoặc nhóm liên kết tự nguyện).
+ Trung tâm kho vận và trung chuyển (phục vụ chung cho các hoạt động thương mại bán buôn, như sử dụng diện tích nhà kho, kỹ thuật bảo quản, chuyên chở, thiết bị... để nâng cao năng suất giao nhận - vận chuyển hàng hoá).
+ Trung tâm đại diện thương mại (quần tụ tại một địa điểm nhiều doanh nghiệp đại diện thương mại như trong khu vực Trung tâm thương mại chẳng hạn, gắn liền với trưng bày hàng mẫu, sử dụng chung các diện tích văn phòng, diện tích kho, bãi để hàng, thiết bị thông tin hay bãi đỗ xe...).
+ Công ty chợ bán buôn nông sản: Đảm bảo được các chức năng của thị trường bán buôn nông sản (tập hợp và phân phối nông sản, giao lưu thông tin, hình thành giá cả, nhà nước điều tiết thị trường...) thông qua việc từng bước áp dụng các phương thức giao dịch hiện đại (đấu giá, thanh toán điện tử, mạng thông tin...); kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; cung cấp các dịch vụ phụ trợ phân phối hàng hoá và các dịch vụ chuyên nghiệp khác.
3.6.3. Phát triển các đại lý uỷ quyền.
Phát triển các đại lý uỷ quyền theo hướng: Trong thời kỳ quy hoạch đến 2020, chức năng và vai trò của các đại lý thay đổi từ chức năng bán buôn đơn thuần sang cung cấp dịch vụ là chính. Các nhà bán buôn, đại lý sẽ chuyển trọng tâm từ mua bán, giao dịch, lợi nhuận ngắn hạn chuyển sang xây dựng thương hiệu dịch vụ phân phối hàng hóa. Nguồn lợi nhuận chính của các nhà đại lý sẽ từ chênh lệnh giá mua bán hàng hóa chuyển sang giá trị dịch vụ gia tăng. Tăng mức độ chuyên nghiệp hoá trong hệ thống đại lý, như đại lý nghiệp vụ bán lẻ; đại lý nghiệp vụ của trung tâm thương mại và chuỗi siêu thị, cửa hàng; đại lý nghiệp vụ mua hàng tập thể; đại lý kênh phân phối hàng đặc chủng; đại lý nghiệp vụ thương mại bất động sản;... xây dựng đội ngũ quản lý để khai thác, phát triển một cách chuyên nghiệp hoá theo từng loại hình kênh phân phối.
3.6.4. Phát triển các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thương mại.
Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy kinh doanh theo phương thức nhượng quyền có những ưu thế riêng so với các hình thức kinh doanh khác và rất phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Nhượng quyền thương mại sẽ làm cho cả người nhượng quyền và người nhận quyền cùng có lợi; người nhận quyền thương mại được kinh doanh thương hiệu đã có tiếng và họ sẽ dồn hết tâm sức với cửa hàng được nhượng quyền vì có vốn đầu tư của mình; Còn người nhượng quyền sẽ tiết kiệm được vốn đầu tư, nhân công cũng như chi phí quản lý. Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ, cứ mỗi đô la hàng hoá bán ra ở Mỹ thì có 50 cent được bán thông qua nhượng quyền thương mại. Ở Việt Nam hình thức kinh doanh này còn mới nên chưa có số liệu thống kê cụ thể. Nhưng nếu đánh giá qua ba hệ thống nhượng quyền thương mại của Việt Nam đang hoạt động ở Hà Nội là Cà phê Trung Nguyên, Phở 24 và Bakery Kinh Đô, cho thấy nhượng quyền thương mại có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, các doanh nghiệp Đồng Tháp chưa thể kinh doanh theo hình thức nhượng quyền là do:
- Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Tháp là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Các doanh nghiệp chưa xây dựng được một quy trình quản lý chuyên nghiệp để có thể nhượng quyền.
- Chưa có những quy định cụ thể về hợp đồng nhượng quyền thương mại, các quy tắc ứng xử trong nhượng quyền thương mại hoặc các liên doanh nhượng quyền thương mại với nước ngoài, nên khi có tranh chấp xảy ra sẽ phức tạp.
- Các sản phẩm có tiềm năng trong việc nhượng quyền ra nước ngoài chưa được các doanh nghiệp đầu tư nhiều, như các mặt hàng nông sản, thuỷ sản chế biến và hàng thủ công mỹ nghệ. Cà phê Trung Nguyên và Phở 24 là một ví dụ điển hình của sản phẩm truyền thống Việt Nam nhượng quyền ra nước ngoài. Sản phẩm thủ công của AQ - Silk cũng nhượng thương hiệu được tại thị trường Mỹ với giá hàng trăm ngàn đô la Mỹ.
- Chưa có một Hiệp hội về nhượng quyền thương mại để làm nhiệm vụ xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội kinh doanh với các đối tác và tổ chức nhượng quyền nước ngoài.
Vì vậy, định hướng phát triển dịch vụ nhượng quyền thương mại của Đồng Tháp, trước hết cần đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp (về mặt xây dựng hệ thống và thương hiệu), cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau để xây dựng những thương hiệu mạnh.
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền kinh doanh thương hiệu hoặc kinh doanh cửa hàng bán lẻ, dịch vụ.
3.6.5. Phát triển các mô hình tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại:
Phát triển các mô hình tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại theo các hình thức sau:
+ Cửa hàng bán lẻ.
+ Công ty, chi nhánh - văn phòng đại diện.
+ Tổng đại lý khu vực và đại lý.
+ Bán hàng trực tiếp từ kho chứa.
+ Doanh nghiệp bán lẻ lớn.
+ Tập đoàn - Công ty mẹ và các công ty con.
3.6.6. Định hướng phát triển các thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp:
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp thương mại thuộc mọi thành phần kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của chúng.
3.7. Định hướng phân bố cơ cấu bán buôn và bán lẻ của ngành Thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
3.7.1. Định hướng chung.
Quy hoạch mạng lưới thương mại cần lấy việc xây dựng hệ thống thị trường hàng hoá thống nhất và mở cửa, có sức cạnh tranh và có trật tự làm mục tiêu, lấy việc đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao mức sống của người dân làm điểm xuất phát, lấy việc tối ưu hoá cấu trúc các hệ thống thị trường và điều chỉnh cơ cấu thị trường làm hướng chủ đạo. Đồng thời, tránh khỏi việc xây dựng trùng lặp, hoặc xây dựng ở trình độ thấp, vừa gây lãng phí nguồn lực của xã hội, vừa dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, nhờ vậy thúc đẩy phát triển hài hoà kinh tế và xã hội của Tỉnh.
a. Các nguyên tắc cơ bản của quy hoạch mạng lưới thương mại:
- Quy hoạch mạng lưới thương mại cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với quy hoạch xây dựng của Tỉnh, xây dựng mạng lưới thương mại cần được coi là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng của Tỉnh, quy hoạch mạng lưới thương mại là một bộ phận quan trọng cấu thành trong quy hoạch xây dựng tổng thể của Tỉnh. Việc xây dựng quy hoạch mạng lưới thương mại cần căn cứ theo sự phân bố dân cư, nhu cầu tiêu thụ, hệ thống giao thông, cảnh quan văn hoá, bảo vệ môi trường, đồng thời kết hợp với sự phát triển của các ngành sản xuất có liên quan và sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương cụ thể.
- Quy hoạch mạng lưới thương mại phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCTH.DT(04.09)+-+Da+phe+duyet.doc