MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ QUY HOẠCH, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4
1.1. Đất nông nghiệp, đặc điểm và vai trò của đất nông nghiệp 4
1.2. Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 18
Chương 2: THỰC TRẠNG QUY HOẠCH, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH KON TUM 27
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum 27
2.2. Thực trạng quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum từ năm 2000 đến nay 39
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM QUY HOẠCH, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2010 58
3.1. Mục tiêu và phương hướng quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp của tỉnh Kon Tum đến năm 2010 58
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum đến năm 2010. 71
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 97
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4472 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã hội, tỉnh đã có sự điều chỉnh, bổ sung đơn vị hành chính. Đến nay tỉnh có 1 thị xã và 8 đơn vị hành chính huyện.
+ Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với đo đạc, lập bản đồ địa chính:
Trước đây, khi chưa tách khỏi tỉnh Gia Lai - Kon tum, việc đầu tư kinh phí để đo đạc, lập bản đồ ở Kon tum chưa được quan tâm đúng mức. Sau khi lập lại tỉnh Kon Tum cho đến nay, được sự quan tâm của Tổng Cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) và UBND tỉnh. Sở Địa chính tỉnh (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) đã tiến hành thường xuyên công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Từ năm 1997 tỉnh đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất cho tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Năm 1998 - 1999 tỉnh tiếp tục triển khai lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trên địa bàn 9 huyện thị giai đoạn 1998 - 2010. Đến năm 2000 tỉnh đã tổ chức triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Kon Tum đến 2010 và đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1033/QĐ-TTg ngày 08/11/2002. Đến nay toàn bộ việc quy hoạch sử dụng đất của cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) đã hoàn thành, làm căn cứ cho công tác quản lý đất đai toàn tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong những năm tới cần phải thường xuyên theo dõi và kịp thời chỉnh lý, bổ sung điều chỉnh quy hoạch theo đúng quy định của Luật đất đai và phù hợp với thực tế của quá trình phát triển tại địa phương.
Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất là nhiệm vụ thường xuyên của ngành địa chính. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá kế hoạch sử dụng đất năm thực hiện và xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho năm tiếp theo, trình UBND tỉnh thông qua để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp:
Sau 5 năm thực hiện chỉ thị số 10/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị 12/CT-UB của UBND tỉnh về việc giao đất, cấp đất chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, tính đến tháng 6/2003 toàn tỉnh đã cấp được 46.795 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 46.795 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 47.731 ha, đạt 75,62% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của các hộ gia đình, cá nhân. Mặc dù, các huyện thị đã cơ bản hoàn thành việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng lâu dài, song vẫn còn một số diện tích đất nông nghiệp lớn chưa được giao cho chủ sử dụng đất. Nguyên nhân cơ bản là một phần tương đối lớn diện tích đất nông nghiệp này đang nằm trong vùng ngập và bán ngập lòng hồ Yaly, một phần diện tích do các hộ vượt hạn điền, diện tích do phát nương làm rẫy không đúng quy hoạch và một vài khu còn có sự tranh chấp. Đặc biệt có một số hộ gia đình không tham gia đăng ký sử dụng đất do chưa thấy rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
+ Về thanh tra pháp chế:
Trong những năm qua, tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.
Từ năm 1996 đến nay, thực hiện Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã thành lập 2 đoàn thanh tra (có đại diện của các cơ quan có chức năng tham gia) với mục đích thanh tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị 245/TTg; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật đất đai trên địa bàn các xã, phường. Kết quả kiểm tra cho thấy tình hình vi phạm Luật đất đai trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là nghiêm trọng. Các hình thức vi phạm cụ thể là:
- Tự ý lấy đất nông nghiệp chia cho các cá nhân làm nhà ở.
- Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
- Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Sử dụng đất nông nghiệp không theo quy hoạch.
- Lấn chiếm đất nông nghiệp.
- Sử dụng đất nông nghiệp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Toàn bộ những vi phạm trên đã được kiến nghị với UBND tỉnh xử lý theo từng vụ việc cụ thể; xử phạt hành chính hoặc truy tố theo Luật tố tụng hình sự, còn lại thu hồi hoặc hoàn tất các thủ tục theo đúng pháp luật. Từ đó đến nay việc thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên liên tục, đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý.
Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại tố cáo các vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp đạt kết quả cao trong những năm qua. Ngoài ra, thực hiện Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 08/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, tỉnh đã tổ chức điều tra, rà soát toàn bộ tình hình giao đất, cho thuê và sử dụng ruộng đất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cũng như tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của các nông lâm trường. Trên cơ sở đó tổng hợp số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất và đất ở, các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu đất để từ đó đề ra phương hướng giải quyết đối với từng địa bàn cụ thể.
2.2.2. Thực trạng quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum từ năm 2000 đến năm 2005
2.2.2.1. Những thành tựu đạt được
Trên cơ sở phân tích, đánh giá số liệu thống kê đất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2005, có thể thấy các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Kon Tum đều có sự biến động theo chiều hướng tăng.
Quá trình tăng giảm các loại đất nông nghiệp trong giai đoạn này nhìn nhận một cách tổng quát là phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, cần phân tích xu hướng biến động các loại đất nông nghiệp chi tiết để đánh giá chính xác thực trạng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở giai đoạn hiện nay.
Trong những năm từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp tăng 36.821,88 ha, từ 91.582,69 ha năm 2000 lên 128.404,57 ha năm 2005. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 7.364 ha. Diện tích đất nông nghiệp tăng chủ yếu tập trung ở huyện Sa Thầy, một số xã thuộc phía Bắc thị xã Kon Tum, huyện Đăk Hà, Đăk Tô.
Trong đất nông nghiệp diện tích trồng cây hàng năm là tăng lớn nhất trong cả giai đoạn tăng 26919,60 ha. Trong đó đất trồng lúa tăng 2428,12 ha, đất nương rẫy tăng 11.963,57 ha và đất trồng cây hàng năm khác tăng 12.527,91 ha (tăng mạnh ở diện tích đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm tăng 11620,41 ha) [phụ lục 4].
Phân tích xu thế tăng diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm ở giai đoạn này có thể thấy rằng, bên cạnh cố gắng của ngành nông nghiệp trong việc cải tạo, khai hoang vùng đất chưa sử dụng, thì vài loại đất khác lại có sự gia tăng đột biến theo chiều hướng bất lợi như đất nương rẫy. Diện tích đất nương rẫy tăng trong vòng 5 năm là 11.963,57 ha. Kết quả diện tích đất nương rẫy tăng trong giai đoạn này được lý giải có chủ trương điều chỉnh một số diện tích đất nông nghiệp sử dụng kém hiệu quả của các nông, lâm trường giao cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất theo tinh thần quyết định số 132/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bảng 2.2: So sánh biến động diện tích đất nông nghiệp
giai đoạn 2000 - 2005 [29]
Loại đất
Diện tích (ha) 2000
Diện tích 2005
Biến động: tăng (+), giảm (-)
Tổng diện tích đất nông nghiệp
91.582,69
128.404,57
+36.821,88
I. Đất trồng cây hàng năm
60.905,67
87.825,27
+26.919,60
1. Đất trồng lúa
15.198,56
17.626,68
+2.428,12
2. Đất nương rẫy
23.306
35.269,57
+11.963,57
3. Đất trồng cây hàng năm khác
22.401,11
34.929,02
+12.527,91
a. Đất chuyên mầu và cây công nghiệp hàng năm
19.112,61
30.733,02
+11.620,41
b. Đất chuyên rau
1.415
1.545
+130
c. Đất trồng cây hàng năm khác
1.873,5
2.651
+777,5
II. Đất trồng cây lâu năm
30.677,02
40.262,14
+9.585,12
1. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
30.201,02
35.312
+4.110,98
2. Đất trồng cây ăn quả
374
2.748
+2.374
3. Đất trồng cây lâu năm khác
96
2.183,14
+2.084,14
4. Đất ươm cây giống
6
19
+13
III. Đất trồng cỏ dùng chăn nuôi
0
317,16
+317,16
1. Đất cỏ trồng
0
129
+129
2. Đất cỏ tự nhiên cải tạo
0
188,16
+188,16
Loại đất có mức độ tăng lớn thứ hai của đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm, tăng 9585 ha trong cả giai đoạn. Tuy nhiên, mức độ tăng diện tích đất trồng cây lâu năm trong giai đoạn này thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước năm 1995 - 2000 (diện tích tăng bình quân của cả giai đoạn này là 4.343 ha/năm). Thực chất vấn đề này có thể hiểu do diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê đã phát triển mạnh gần như bão hoà ở giai đoạn 1995 - 2000, nên có xu hướng tăng chậm ở giai đoạn này. Mặc dù vậy, do giá mủ cao su trong những năm qua luôn ở mức cao và ổn định nên diện tích cây cao su trong thời gian quan luôn tăng lên.
Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi đứng thứ 3 về mức độ gia tăng trong đất nông nghiệp. Vào năm 2000, theo chỉ tiêu thống kê đất nông nghiệp của tỉnh không có đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi. Hiện nay, do nhu cầu phát triển chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê) nên tỉnh đã có chủ trương mở rộng diện tích đất trồng cỏ và cải tạo đồng cỏ tự nhiên. Diện tích tăng hơn 317 ha, tập trung ở các huyện Sa Thầy, Kon rẫy, Đăk Hà.
Các loại đất còn lại trong đất nông nghiệp như đất vườn tạp và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có diện tích tăng không đáng kể, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Trong 5 năm từ 2000 - 2005, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh Kon Tum tăng 56203 ha, bình quân mỗi năm tăng hơn 11240 ha. Song trên thực tế diện tích tăng thêm chỉ tập trung vào đất rừng trồng. Trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh trồng thêm khoảng hơn 13714,64 ha, chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu giấy.
Tuy nhiên, trong nhóm rừng trồng, đất trồng rừng phòng hộ tăng rất ít, từ năm 2000 đến năm 2005 cả tỉnh chỉ tăng được 2738 ha. Trong khi đó diện tích rừng phòng hộ tự nhiên trong giai đoạn 2000 - 2005 đã giảm 13.000 ha. Rừng phòng hộ tự nhiên của tỉnh Kon Tum tập trung chủ yếu ở các khu vực như rừng phòng hộ trọng yếu Thạch Nham, rừng phòng hộ trọng yếu thuỷ điện Yaly... Sự giảm sút của rừng phòng hộ tự nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của các công trình. Mặc dù, một phần diện tích đất lâm nghiệp không có rừng giảm đi là do thực hiện Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chuyển giao cho địa phương quản lý để giải quyết đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất sản xuất. Song xét về lâu dài, đây vẫn là những mất mát khó có thể bù đắp về mặt tự nhiên (kể cả việc trồng rừng mới) và là một trong những nguyên nhân gây ra các thảm hoạ sinh thái ngày càng tăng trong thời gian gần đây tại tỉnh Kon Tum, vùng Tây Nguyên và cả ở các vùng lân cận (Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ) (bảng 2.3).
Bảng 2.3: So sánh biến động diện tích đất lâm nghiệp có rừng
giai đoạn 2000 - 2005 [29]
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Diện tích 2000
Diện tích 2005
Biến động: tăng (+), giảm (-)
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng
606.669,2
662.872,24
56.203,04
I. Rừng tự nhiên
594.103
578.195
-15.908
1. Đất có rừng sản xuất
311.280
295.327
-15.953
2. Đất có rừng phòng hộ
206.771
193.771
-13.000
3. Đất có rừng đặc dụng
76.052
89.097
+13.045
II. Rừng trồng
12.547,02
84677,24
+72.130,22
1. Đất có rừng sản xuất
3.797,02
72.370,24
+68.573,22
2. Đất có rừng phòng hộ
8519
11257
+2738
3. Đất có rừng đặc dụng
231
1031
+800
III. Đất ươm giống cây
19
19
0
Trong vòng 5 năm, từ 2000 đến năm 2005, diện tích chưa sử dụng và sông suối, núi đá đã giảm 90.150,45 ha. Trung bình một năm đất chưa sử dụng giảm hơn 18030,09 ha, diện tích giảm tập trung vào đất đồi núi chưa sử dụng, loại đất có tỷ lệ diện tích lớn nhất trong nhóm đất chưa sử dụng.
Tuy nhiên, trong nhóm đất chưa sử dụng, diện tích đất bằng chưa sử dụng đã giảm được đáng kể (trên 4500 ha). Đây là diện tích có được do hậu quả của quá trình phá rừng (đặc biệt là rừng tự nhiên) dẫn đến đất bị hoang hoá trở lại. Ngoài ra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp không theo quy hoạch cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên (bảng 2.4).
Bảng 2.4: So sánh biến động diện tích đất chưa sử dụng
giai đoạn 2000 - 2005 [26]
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Diện tích 2000
Diện tích 2005
Biến động: tăng (+), giảm (-)
Tổng diện tích đất chưa sử dụng
238.553,94
148.403,49
-90.150,45
1. Đất bằng chưa sử dụng
4070,25
732,52
-3337,73
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
234429,05
147668,32
-86760,73
3. Núi đá không có rừng cây
54,64
2,65
-51,93
Như vậy, quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Kon Tum đến năm 2010 đã thực hiện được 5 năm (từ năm 2000 đến năm 2005). Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh năm 2005 chính là một phần thực hiện của cả thời kỳ quy hoạch và năm quyết định trong giai đoạn kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 5 năm đầu (2000 - 2005). Vì thế, khi đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2000 đến năm 2005 cần so sánh giữa kết quả đạt được của cả giai đoạn với kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của giai đoạn 2000 - 2005 của tỉnh, để từ đó rút ra những nhận định chính xác về các nội dung đã thực hiện của phương án quy hoạch, những phần chưa thực hiện được so với phương án đề ra, các nội dung hợp lý hay bất hợp lý trong những phần đã thực hiện; các vấn đề nảy sinh ngoài dự kiến tác động đến phương án quy hoạch theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, những vấn đề cần phải tiếp tục xử lý... Nội dung so sánh giữa kết quả thực hiện sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005 với kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2000 - 2005 được thể hiện như sau:
Đất trồng cây hàng năm: theo kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 2000 - 2005, diện tích đất trồng cây hàng năm sẽ giảm đi 6.827 ha, chỉ còn 48.496 ha vào năm 2005. Trong đó giảm chủ yếu vào đất nương rẫy, tiếp theo là đất trồng cây hàng năm khác. Còn đất ruộng lúa, lúa mầu sẽ tăng lên qua các năm để đảm bảo an ninh lương thực.
Tuy nhiên, diện tích thực hiện năm 2005 so với thực trạng năm 2000 và kế hoạch năm 2005 có những biến động không theo đúng kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã dự kiến. Thể hiện rõ nhất trong sự biến động ngược chiều này là sự gia tăng mạnh mẽ của đất nương rẫy trong giai đoạn 2000 - 2005 (tăng trên 11.963,57 ha). Mặc dù, nguyên nhân của việc gia tăng đất nương rẫy trong giai đoạn này được lý giải (giành đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 132/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), song đó chỉ là giải pháp tình thế. Vì vậy, trong những năm tới cần có kế hoạch điều chỉnh giảm dần sự gia tăng của đất nương rẫy.
Đất vườn tạp: tương tự đất nương rẫy, đất vườn tạp năm 2005 cũng tăng lên so với kế hoạch năm 2005, tuy mức độ tăng không lớn nhưng cũng phản ánh một phần sự cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế địa phương.
Đất trồng cây lâu năm: so với kế hoạch năm 2005, diện tích thực hiện năm 2005 là tương đối phù hợp, hầu hết các loại đất trong đất trồng cây lâu năm đều tăng lên theo chiều thuận với kế hoạch đề ra.
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: Kế hoạch đến năm 2005 toàn tỉnh sẽ có 8.755 ha, song đến năm 2005 mới phát triển được 317 ha (bằng 1/27 diện tích theo kế hoạch). Nguyên nhân do khi xây dựng phương án quy hoạch chưa khảo sát kỹ vùng có khả năng phát triển đồng cỏ. Vì vậy, cần thiết phải có sự điều chỉnh diện tích đồng cỏ trong tương lai để có khả năng thực thi [phụ lục 4].
Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: đã phát triển mạnh.
Vậy, xét tổng thể, diện tích đất nông nghiệp năm 2005 đã đạt và vượt mức kế hoạch đề ra năm 2005. Tuy nhiên, như đã phân tích đối với từng loại đất thì cần có những điều chỉnh cụ thể nhằm đạt được kế hoạch tổng thể của quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Kon Tum đến năm 2010, cũng như có sự nghiên cứu để điều chỉnh kế hoạch cho sát với khả năng thực thi và tình hình thực tế ở địa phương.
Những thành tựu đã đạt được trong công tác quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua, đã góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp không ngừng phát triển. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (theo thời giá hiện hành) năm 2005 đạt 1025,971 tỷ đồng chiếm 58,94% cơ cấu của nhóm ngành, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2005 là 9,15% [5, tr.39].
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành nông nghiệp [5]
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2000
498.821
383.227
88.935
26.659
2001
518.120
387.153
94.962
36.005
2002
595.931
472.573
89.128
34.230
2003
713.252
576.623
101.229
35.400
2004
891.561
709.719
142.322
39.520
2005
1.025.971
805.310
170.219
50.010
Về cơ cấu cây trồng, trong những năm qua, sản xuất trồng trọt ở tỉnh tập trung vào 2 nhóm cây chính là: cây lương thực (gồm lúa, ngô); cây hàng hoá (gồm cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp lâu năm như sắn, mía, cao su, cà phê...). Năm 2005 giá trị sản xuất của hai nhóm cây này chiếm 87,6% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt và chiếm 79,60% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng từ 25.350 ha năm 2000 lên 34.033 ha năm 2005, sản lượng lương thực tăng từ 64.940 tấn năm 2000 lên 98.123 tấn năm 2005, bình quân lương thực đầu người 260 kg, đảm bảo ở mức tiêu thụ bình thường, nhưng chưa đảm bảo được mức an toàn lương thực.[5, tr.47].
Bảng 2.6: Biến động diện tích, năng suất và sản lượng nhóm cây lương
thực từ năm 2000 - 2005 [5]
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1. Cây lúa
- Diện tích (ha)
20.905
21.324
20.798
20.994
22.380
24.354,68
- Năng suất (tạ/ha)
24,79
26,54
28,60
29,49
30,13
27.02
- Sản lượng (tấn)
51.830
56.601
59.483
61.901
67.439
65.810
2. Cây ngô
- Diện tích (ha)
4.445
5.949
7.218
8.087
8.717
9.679
- Năng suất (tạ/ha)
29,49
32,88
34,12
36,25
35,86
33,3
- Sản lượng (tấn)
13.110
19.562
24.627
29.312
31.264
32.313
Diện tích cây hàng hoá trong những năm qua có nhiều biến động. Một số cây có diện tích tăng nhanh nhưng ngược lại một số cây thì diện tích lại suy giảm đi do sự biến động của giá cả.
Trong những năm qua diện tích cây sắn tăng nhanh chiếm 98,6% tổng diện tích cây chất bột có củ, diện tích cây sắn tăng từ 15049 ha năm 2000 lên 27397 ha năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 2469,6 ha. Sản lượng sắn năm 2005 là 372.271 tấn.
Bảng 2.7: Biến động diện tích, sản lượng nhóm cây hàng hoágiai đoạn 2000 - 2005 [5]
Đơn vị tính: ha, tấn
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1. Cây sắn
- Diện tích (ha)
15.049
15.616
20.140
23.429
24.272
27.397
- Sản lượng (tấn)
143.279
155.802
240.172
299.678
317.178
272.271
2. Cây mía
- Diện tích (ha)
3.589
3.563
3.501
3.651
3.356
2771
- Sản lượng (tấn)
150.063
150.255
159.087
171.031
154.030
115.571
3. Cây cà phê
- Diện tích (ha)
14.404
14.196
12.984
12.362
11.513
11.550
- Sản lượng (tấn)
11.847
13.683
14.806
19.188
19.388
14.326
4. Cây cao su
- Diện tích (ha)
14.207
14.700
15.833
16.583
19.934
23.762
- Sản lượng (tấn)
1.398
1.235
1.555
2.552
4.564
7.441
Qua bảng 2.7 cho thấy diện tích cây mía trong những năm qua liên tục giảm từ 3589 ha năm 2000 đến năm 2005 chỉ còn 2771 ha, sự suy giảm diện tích của cây mía trong thời gian qua là do biến động về giá cả cộng với chính sách thu mua nguyên liệu mía ở tỉnh chưa hợp lý làm cho người dân không trồng mía nữa chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế hơn.
Trong thời gian qua diện tích cây cà phê ở tỉnh Kon Tum cũng liên tục giảm, do sự biến động của giá cả thị trường thế giới nên nhiều diện tích cây cà phê không được chăm sóc và bị phá bỏ đi năm 2000 diện tích cây cà phê là 14404 ha thì đến năm 2005 chỉ còn 11550 ha, đạt sản lượng 14.326 tấn.
Riêng đối với cây cao su trong những năm qua luôn có sự tăng trưởng đều đặn từ 14207 ha năm 2000 đến năm 2005 đã tăng lên 23.762 ha chiếm 67,4% diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày, đạt sản lượng 7.441 tấn [5, tr.80].
Đến năm 2005 diện tích cây ăn quả của tỉnh Kon Tum là 2.748 ha tăng 2.374 ha so với năm 2000. Diện tích cây chè, cây quế và cây tiêu, cây dừa... thời gian qua vẫn không có biến động lớn, tổng diện tích các loại cây này chỉ khoảng 912,14 ha chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày.
Như vậy, nhờ có sự quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả, trong giai đoạn 2000 - 2005 sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kon Tum đã có bước chuyển biến tích cực, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,15%. Sản xuất lương thực có tốc độ phát triển nhanh, có tác dụng trực tiếp ổn định cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Bước đầu hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây công nghiệp tập trung với quy mô ngày càng lớn như cao su, cà phê, mía, sắn... là cơ sở thuận lợi cho đầu tư thâm canh cao, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, việc quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp của tỉnh Kon Tum thời gian qua còn gặp những khó khăn hạn chế.
2.2.2.2. Những tồn tại và hạn chế trong quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum
* Những tồn tại và hạn chế :
Kon Tum là tỉnh giàu tiềm năng về đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua tỉnh vẫn chưa khai thác và phát huy tốt những lợi thế vốn có này, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp còn thấp.
Trình độ sản xuất nông nghiệp của người lao động còn thấp, năng suất cây trồng chưa cao, việc chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn chậm, đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch dẫn tới chất lượng nông lâm sản có chất lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì vậy, giá nông sản bán ra thấp làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động.
Là một tỉnh miền núi với 50,18% dân số là người dân tộc thiểu số nên ruộng đất canh tác còn bị phân tán, còn mang nặng tính chất độc canh, quảng canh và tính chất tự cấp, tự túc. Nhìn chung vấn đề đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ vào những khâu then chốt của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ giới hạn ở một số vùng có điều kiện.
Việc chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp của nhiều vùng trong tỉnh còn chậm. Diện tích đất nông nghiệp dành cho cây trồng hàng năm còn chiếm tỷ lệ lớn so với diện tích cây lâu năm. Chưa hình thành được những vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá lớn đối với một số cây mũi nhọn. Sản xuất kinh doanh trong ngành nông nghiệp theo cơ chế thị trường chưa chuyển biến mạnh, chưa tạo ra sự gắn kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn trong tình trạng yếu kém, chưa đồng bộ, nhiều xã vùng sâu vùng xa điều kiện đi lại còn khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản để hệ thống dịch vụ nông thôn không tiếp cận được tới vùng sâu, vùng xa, tạo nên sự chênh lệch cao về mặt bằng giá, gây khó khăn trực tiếp cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở những vùng này.
Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá vì tốc độ xây dựng những công trình giao thông, thuỷ lợi và các công trình phúc lợi xã hội không ngừng phát triển. Mặt khác, việc quản lý đất đai còn nhiều điểm bất cập, khiến cho việc quy hoạch, sử dụng đất chưa phát huy được hết tính tích cực để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh thời gian qua chưa chú trọng đến việc xây dựng và hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây thực phẩm gắn với việc xây dựng hệ thống chế biến. Công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất còn chậm. Đất nông nghiệp còn phân tán, manh mún, nhỏ lẻ, nhiều nơi còn diễn ra tình trạng cho thuê, mua bán, sang nhượng đất nông nghiệp mà chính quyền địa phương không kiểm soát được. Đặc biệt là vùng đất canh tác của người đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho một số lớn hộ đồng bào dân tộc thiểu số không còn đất sản xuất và đất ở dẫn đến tình trạng, để có đất nông nghiệp sản xuất họ phải đốt rừng làm rẫy và một số thế lực thù địch lợi dụng vào vấn đề này xuyên tạc và lôi kéo bà con đồng bào dân tộc thiểu số vào các hoạt động gây mất ổn định tình hình chính trị - xã hội.
Vấn đề tiêu thụ nông sản phẩm đang là nỗi lo thường xuyên của nông dân. Trong khi giá cả vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, từ chi phí sản xuất đến các vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu và giá cước vận tải... đều tăng lên khá cao. Thì giá cả nông sản phẩm luôn trong tình trạng bấp bênh gây ra ứ đọng, thậm chí là không tiêu thụ được. Làm cho người nông dân không đủ bù đắp giá trị sức lao động và các yếu tố khác cũng như tái đầu tư sản xuất và mở rộng sản xuất trong nông nghiệp.
Công nghiệp nghiệp chế biến sau thu hoạch chưa được chú trọng đúng mức, phần lớn các sản phẩm nông sản của tỉnh chủ yếu được xuất thô, cho nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Hầu hết các nhà máy chế biến cao su và cà phê của tỉnh hiện nay đều có công nghệ lạc hậu, năng suất thấp chưa tạo ra được những sản phẩm có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van 1.doc
- bia.doc