Luận văn Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Tập trung chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Tăng cường đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới, kỹ thuật công nghệ tiên tiến; đưa những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời tiếp tục khai thác đất chưa sử dụng ở những nơi còn tiềm năng để đưa vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ sạch vào sản xuất nông nghiệp. Hình thành vùng sản suất tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

doc152 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4163 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống. 3) KCN Hải Lăng (huyện Hải Lăng). Hình thành trên cơ sở quy hoạch, đầu tư mở rộng cụm công nghiệp làng nghề Diên Sanh hiện nay lên quy mô khoảng 150 ha. Tập trung phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, đồ uống, sửa chữa máy nông nghiệp và phương tiện giao thông, tiểu thủ công nghiệp, may mặc, dệt may, giầy da... 4) KCN Bắc Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh). Quy mô diện tích đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp khoảng 140-150 ha. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu như: chế biến nông - lâm sản, sửa chữa máy móc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm... 5) KCN Đường 9 (phía Tây Đông Hà). Quy mô diện tích đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp từ 80-100 ha. Định hướng phát triển chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản, lương thực, thực phẩm; may mặc, gia công mỹ nghệ; cơ khí lắp rắp và sửa chữa; sản xuất hàng tiêu dùng... 3.2. Các cụm công nghiệp. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư lấp đầy các cụm công nghiệp đã có, nghiên cứu quy hoạch và từng bước xây dựng các cụm công nghiệp mới nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư trên địa bàn. Đến năm 2015 mỗi huyện, thị xã quy hoạch xây dựng ít nhất một cụm công nghiệp với quy mô từ 10-30 ha; tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phấn đấu thu hút đầu tư lấp đầy các cụm công nghiệp như: Diên Sanh (Hải Lăng), Ái Tử (Triệu Phong), Tân Thành, Tây Bắc Lao Bảo (Hướng Hoá), Đông Lễ (Đông Hà), Bắc Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh), Tân Định (Cam Lộ). Sau năm 2015 tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp đã có; đồng thời nghiên cứu quy hoạch và từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng một số cụm công nghiệp như: Khe Sanh, Hướng Tân (Hướng Hoá), Nam Cửa Việt (Triệu Phong), Tây Nam thị xã Quảng Trị (TX.Quảng Trị), Cửa Tùng, Bến Quan (Vĩnh Linh), thị trấn Gio Linh (Gio Linh), Hải Thượng, Hải Trường, Mỹ Thuỷ (Hải Lăng), Krông - Klang (Đakrông), Tân Trang (Cam Lộ); một số cụm công nghiệp, dịch vụ, làng nghề khác trên đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 9, Quốc lộ 1A và trong các khu kinh tế, khu thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp. II. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ, DU LỊCH Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh bám sát định hướng phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội và phục vụ tốt hơn đời sống dân cư. Tốc độ tăng trưởng về giá trị gia tăng ngành thương mại dịch vụ thời kỳ 2011 - 2015 đạt bình quân 10 - 11%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt bình quân 12 - 13%/năm. Đa dạng hoá các thành phần kinh tế nhằm tập trung, thu hút vốn đầu tư phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ; hình thành các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có quy mô hoạt động lớn và khả năng cạnh tranh cao với nước ngoài trước sức ép mở cửa thị trường theo cam kết WTO. 1. Thương mại: Phát triển thương mại theo cơ chế thị trường, đa dạng hóa các loại hình hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, hiệu quả và cạnh tranh lành mạnh; tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho hàng hóa nông sản, đặc sản của địa phương, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại trên cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại. - Kinh doanh nội địa: Khai thác tốt thị trường nội địa, tổ chức hợp lý các hoạt động kinh doanh thương mại nội tỉnh trong sự gắn kết với thị trường trong vùng và cả nước; phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 21% và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng trên 22%. - Phát triển thành phố Đông Hà, khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo trở thành trung tâm thương mại, đầu mối trao đổi, giao dịch hàng hoá, dịch vụ lớn của cả vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ với các nước, các vùng lãnh thổ trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (Lào - Thái Lan - Mianmar), các nước trong tiểu vùng sông Mêkông mở rộng. - Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng; chuẩn bị đáp ứng các điều kiện, tiêu chí cần thiết để thành lập Khu kinh tế cửa khẩu La Lay vào năm 2015 theo Quy hoạch hệ thống khu kinh tế cửa khẩu của cả nước hoặc sớm hơn. - Tổ chức các trung tâm đầu mối đảm nhận chức năng phân phối hàng hoá bán buôn cho các vùng trong tỉnh như: thị xã Quảng Trị, thị trấn Hồ Xá, thị trấn Cửa Việt, thị trấn Cửa Tùng, thị trấn Bến Quan, các thị trấn huyện lỵ khác. Từng bước hình thành các trung tâm trao đổi, mua bán hàng hoá trên các trục đường giao thông quan trọng như: Đường Hồ Chí Minh, tuyến đường bộ ven biển... - Quan tâm phát triển thị trường miền núi, miền biển, nông thôn vùng sâu vùng xa, đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhu cầu các mặt hàng thiết yếu của dân cư; tổ chức tốt thu mua nguồn hàng nông sản, phát triển hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. - Chú trọng đầu tư phát triển hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn, chợ chuyên doanh hàng hoá theo quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt. Phát triển mạnh mạng lưới chợ trung tâm các huyện, thị xã, chợ đầu mối của vùng. Phát triển hợp lý mạng lưới chợ nông thôn, các điểm thu mua, trao đổi hàng hóa ở khu vực miền núi và vùng ven biển; xây dựng một số cửa hàng thương mại kiêm kho ở các trung tâm cụm xã, kết hợp cung ứng các mặt hàng thiết yếu và thu mua nông sản hàng hóa; khuyến khích đầu tư phát triển các trạm, điểm thu mua nông sản, tạo thành một mạng lưới thương mại dịch vụ phủ khắp địa bàn tỉnh. - Phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu theo hướng hiện đại, văn minh và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tổng hợp, phục vụ hành khách và sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện vận tải; trước hết là chú trọng phát triển trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Quy hoạch xây dựng các điểm dừng nghỉ kết hợp với trưng bày bán các sản phẩm địa phương trên hành lang kinh tế Đông Tây. - Phát triển mạnh mạng lưới kho tàng, bến bãi, các dịch vụ logistic nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất, gia công tái chế, đóng gói sản phẩm, linh kiện, công- ten- nơ trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và trên Quốc lộ 1A. - Quy hoạch, xây dựng mạng lưới trung tâm phân phối, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ văn minh, hiện đại trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và các trung tâm lớn như Đông Hà, Quảng Trị, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. Phát triển các hội chợ thương mại để quảng bá cho hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch trên địa bàn. - Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động thương mại theo kịp với sự phát triển của thị trường; quản lý thị trường và xử lý các cân đối cung - cầu những mặt hàng chiến lược quan trọng trong những thời điểm có tính cấp bách (thiên tai, lạm phát, chiến tranh). Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tạo điều kiện cho mọi chủ thể kinh tế phát triển kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật. Phổ cập các thông tin, hướng dẫn các ngành và các địa phương thực hiện các cam kết về thương mại và dịch vụ theo cơ chế gia nhập AFTA và WTO. - Kinh doanh xuất - nhập khẩu Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 80-100 triệu USD và khoảng 170-200 triệu USD vào năm 2020; kim ngạch nhập khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 90 triệu USD và năm 2020 đạt khoảng 180 triệu USD. - Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, công nghiệp thế mạnh của tỉnh; chú trọng các sản phẩm xuất khẩu tỉnh có ưu thế như: sản phẩm chế biến từ cát thạch anh, titan, điện thương phẩm, nước khoáng, thuỷ hải sản, cao su, cà phê, hồ tiêu, lạc, súc sản, chế biến gỗ, may mặc, giầy da. Quan tâm nâng cao chất lượng, mẫu mã, thương hiệu sản phẩm; tăng hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng trong hàng hoá xuất khẩu; tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của tỉnh trên thị trường quốc tế. - Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng và cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng cho hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc gia La Lay và khu KTTM đặc biệt Lao Bảo, cảng biển Cửa Việt, Mỹ Thuỷ nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tập trung xây dựng khu KTTM đặc biệt Lao Bảo thành đầu cầu kinh tế năng động của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây trên lãnh thổ Việt Nam. Tiếp tục triển khai mô hình kiểm tra “một cửa - một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đensavẵn để tạo thuận cho việc vận chuyển hàng hoá, người và phương tiện qua lại trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. - Tăng cường hoạt động ngoại thương, kinh tế đối ngoại, củng cố giữ vững thị trường xuất nhập khẩu hiện có và mở rộng sang các thị trường mới. Thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá để mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và hợp tác quốc tế. Giữ chữ tín trong kinh doanh, từng bước tạo được năng lực kinh doanh, khả năng cạnh tranh, ứng phó được với điều kiện cạnh tranh gay gắt và thực hiện đầy đủ cam kết về AFTA và gia nhập WTO. - Chú trọng phát triển các thị trường trọng điểm trong khu vực và có nhiều tiềm năng mở rộng như Thái Lan, Lào, các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Âu. Kết hợp phát triển thị trường thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu ở trong nước, nhất là thị trường các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ. - Tăng cường khai thác hiệu quả lợi thế hành lang kinh tế Đông - Tây, các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với khu KTTM đặc biệt Lao Bảo; Nghiên cứu thị trường phía Tây và đề ra chính sách phù hợp nhằm thu hút các thương nhân, nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển tại Quảng Trị. - Kết hợp đồng bộ và hiệu quả giữa kinh doanh xuất khẩu với kinh doanh nhập khẩu, hướng nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, sản xuất và tiêu dùng trong tỉnh; đồng thời phát triển mạnh thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu ở các thành phố, tỉnh bạn có sức mua lớn để tăng nguồn thu, tăng tích luỹ và hỗ trợ cho xuất khẩu. Đa dạng hoá về hình thức kinh doanh xuất - nhập khẩu như: trực tiếp, uỷ thác, vận chuyển quá cảnh, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu... 2. Các ngành dịch vụ - Dịch vụ vận tải, kho bãi, bóc dở hàng hoá: Phát huy lợi thế về vị trí địa lý để phát triển mạnh dịch vụ vận tải, kho bãi và bóc dở hàng hoá trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực và chất lượng vận tải. Phát triển mạnh các mạng lưới liên vận quốc tế (đến Lào, Thái Lan), tăng cường các tuyến vận tải nội tỉnh, liên tỉnh nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, vận tải vật tư, hàng hoá và sự đi lại của nhân dân. Nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển hàng hoá bằng công - ten - nơ tại Đông Hà hoặc vùng phụ cận nhằm thúc đẩy vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường sắt từ Băng Cốc tới Quảng Trị, đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, các cảng biển miền Trung và ngược lại. Phát triển giao thông công cộng ở đô thị và vùng lân cận; nghiên cứu phát triển các tuyến xe buýt nội thị và trên các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9 nối các đô thị, từ Đông Hà đến thị xã Quảng Trị, các thị trấn: Ái Tử, Hải Lăng, Gio Linh, Cửa Việt, Hồ Xá, Cam Lộ, Khe Sanh, Lao Bảo. Phát triển hợp lý các bến xe, điểm đỗ, điểm dừng, tăng cường liên kết mở rộng các luồng vận tải đến các thành phố, trung tâm kinh tế lớn trong vùng, trong nước và hướng tới các nước trong khu vực. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải, chất lượng phục vụ, trình độ tổ chức, quản lý vận tải; chú trọng các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông. - Dịch vụ bưu chính, viễn thông. Phát triển mạnh mẽ dịch vụ bưu chính viễn thông theo hướng đa dạng, hiện đại và tiện ích. Chú trọng phát triển các dịch vụ mới như trả lương hưu, thanh toán, nhờ thu, các dịch vụ dựa trên mạng bưu chính điện tử; đưa dần các dịch vụ bưu chính viễn thông về cơ sở. Tăng cường đầu tư xây dựng đảm bảo hạ tầng thông tin liên lạc thông suốt trên hành hang tế Đông Tây, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ viễn thông hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Phát triển dịch vụ viễn thông ứng dụng trong mọi lĩnh vực: Chính phủ điện tử, kinh tế, thương mại, đào tạo, y tế. Đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc, tiến tới thực hiện mạng đa dịch vụ, mạng thông tin cá nhân, băng rộng, điện thoại internet, internet tốc độ cao... Phát triển mạng truy nhập quang trong toàn tỉnh theo mô hình mạng NGN đa dịch vụ, truy nhập tốc độ cao, cung cấp dịch vụ băng rộng, truy cập đa giao thức.... - Dịch vụ tài chính, tín dụng ngân hàng. Nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng. Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, tiện ích, cung cấp các dịch vụ hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thu hút rộng rãi các nguồn vốn xã hội. Mở rộng các loại hình thanh toán qua ngân hàng, thanh toán bằng thẻ, tạo thuận lợi cho kinh doanh, giao dịch... Xây dựng các trung tâm lưu ký chứng khoán cung cấp các thông tin, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho người dân vay vốn để mở rộng phát triển sản xuất. Có giải pháp huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. - Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu thị trường, nhất là các dịch vụ hiện đại, có chất lượng cao như: khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học, dịch vụ tư vấn, bảo hiểm. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, văn hoá thể thao. Duy trì và mở rộng cung cấp các dịch vụ thông tin cứu hỏa, cấp cứu y tế, cứu nạn; thông tin khẩn cấp an ninh trật tự xã hội; thông tin phòng chống thiên tai; tư vấn sản xuất; thông tin giá cả, thị trường; từng bước phát triển các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp lý, công chứng, giám định, bán đấu giá tài sản… tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 3. Du lịch Đẩy nhanh phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế của tỉnh. Thực hiện liên kết vùng, tăng cường hợp tác với các tỉnh Miền Trung, các nước trên hành lang kinh tế Đông - Tây để khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch của mỗi địa phương; hợp tác với Lào, Thái Lan xây dựng các chương trình du lịch kết nối các di sản văn hoá của 3 nước dọc hành lang kinh tế Đông Tây. Phát triển du lịch trong mối quan hệ hài hòa, hiệu quả với các ngành khác, tạo điều kiện xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm hàng hóa của địa phương. Gắn phát triển du lịch với bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, các tài nguyên du lịch, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc; bảo vệ môi trường tự nhiên và đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Lựa chọn để tập trung phát triển một số loại hình, sản phẩm du lịch, địa điểm thăm quan hấp dẫn mang đặc trưng riêng của tỉnh, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm xây dựng thành thương hiệu mạnh trong cả nước và quốc tế như: du lịch hoài niệm Chiến trường xưa, du lịch hành lang kinh tế Đông - Tây, du lịch sinh thái biển, du lịch tâm linh; đồng thời liên kết với sản phẩm du lịch các tỉnh, các nước trên hành lang kinh tế Đông - Tây để tạo ra các tua, tuyến du lịch tiện ích, hấp dẫn đối với du khách. Kết hợp với các cơ sở lữ hành trong nước và quốc tế để mở các tua du lịch Xuyên Việt có điểm dừng tại Quảng Trị. Phấn đấu đến năm 2010 tỉnh thu hút khoảng 400 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 90 nghìn lượt khách quốc tế. Đến năm 2020, thu hút khoảng 900 nghìn lượt khách đến tham quan, trong đó khoảng 270 nghìn lượt khách quốc tế. Định hướng phát triển du lịch chủ yếu của tỉnh là: - Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng khu dịch vụ du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ trên cơ sở phát triển các khu dịch vụ, du lịch ở Cửa Việt, Cửa Tùng, dọc tuyến ven biển từ Cửa Việt đến Cửa Tùng và xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo du lịch. Phấn đấu đưa khu du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ trở thành khu du lịch sinh thái Quốc gia. Tiếp tục đầu tư các cơ sở phục vụ du khách như: khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tiện nghi, cao cấp tại Đông Hà, Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo, các khu dịch vụ - du lịch, khu resort, nghỉ dưỡng ven biển. Tăng cường đầu tư, tôn tạo và phát triển các điểm thăm quan hấp dẫn như: hàng rào điện tử Mc. Namara, địa đạo Vịnh Mốc, nhà thờ La Vang, khu du lịch sinh thái Rào Quán, trằm Trà Lộc, khu du lịch sinh thái Rú Lịnh... - Định hướng trên địa bàn tỉnh hình thành 04 cụm du lịch bao gồm: + Cụm du lịch phía Bắc: Trung tâm là tam giác du lịch biển Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ, đây là cụm du lịch trọng điểm với nhiều di tích như: Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, địa đạo Vịnh Mốc, hàng rào điện tử Mc. Namara, các khu dịch vụ, du lịch, khu resort, khu nghỉ dưỡng ven biển từ Cửa Việt đến Cửa Tùng, đảo Cồn Cỏ, điểm du lịch sinh thái Rú Lịnh. Định hướng phát triển chính là du lịch tham quan, nghiên cứu lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển kết hợp với thể thao biển, du lịch làng nghề, lễ hội truyền thống cách mạng. + Cụm du lịch Đông Hà: Trung tâm là Đông Hà, ngoài ra còn có các vùng phụ cận với các điểm tham quan du lịch như: Bảo tàng tỉnh, Quảng trường và Nhà văn hoá trung tâm, Trung tâm thương mại dịch vụ Đông Hà, Nghĩa trang Quốc gia đường 9, khu Chính phủ cách mạng lâm thời giải phóng Miền Nam, khu du lịch Khe Gió. Định hướng phát triển chính là du lịch lưu trú, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái và tham quan, du lịch công vụ và mua sắm. + Cụm du lịch phía Nam. Trung tâm cụm là Thành cổ Quảng Trị và nhà thờ La Vang, một số điểm du lịch khác như: trằm Trà Lộc, nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, Tổ đình Sắc Tứ, khu du lịch sinh thái hồ ái Tử, bãi tắm Triệu Lăng - Mỹ Thuỷ. Định hướng phát triển chính là du lịch tham quan, nghiên cứu lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái đồng quê, du lịch trên sông. + Cụm du lịch phía Tây: Có các điểm di tích: cứ điểm Khe Sanh, Làng Vây, sân bay Tà Cơn, cao điểm 544, Đông Tri, nhà tù Lao Bảo; Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh huyền thoại; các điểm tham quan văn hóa truyền thống dân tộc Vân Kiều; suối nước nóng Đakrông, thác ồ ồ, khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, khu du lịch sinh thái Rào Quán. Định hướng phát triển chính là tham quan nghỉ dưỡng, thể thao, điều dưỡng tắm suối nước nóng, tham quan sinh thái rừng, du lịch mua sắm, tham quan Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Đensavẳn. - Liên kết chặt chẽ với du lịch vùng miền Trung và các nước trên hành lang kinh tế Đông - Tây để hình thành các tuyến du lịch khu vực và quốc tế như: tuyến Đông Hà - Savannakhet - Khăm Muộn - Viêng Chăn; Đông Hà - Savannakhet - Salavan - Păc Xế - Attapư - Bờ Y (KonTum); Đông Hà - Savannakhet - Mukdahan - Đông Bắc Thái Lan - Viêng Chăn; Caravan các tỉnh Đông Bắc Thái Lan - các tỉnh Trung Lào - Quảng Trị và các tỉnh miền Trung Việt Nam - xuất cảnh qua cửa khẩu Cầu Treo hoặc đến KonTum (xuất qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y). Du lịch hành lang kinh tế Đông - Tây gắn với du lịch hành trình Con đường di sản Miền Trung - Con đường huyền thoại. Tuyến Đông Hà - Lạng Sơn - Trung Quốc. Tuyến hàng không Đông Hà - (thông qua các sân bay Phú bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Hà Nội) đi các nước ASEAN, châu Âu... III. NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN 1. Định hướng phát triển chung về nông, lâm, ngư nghiệp 1.1. Phương hướng phát triển. Kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, có vai trò to lớn trong đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và giữ ổn định chính trị xã hội. - Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, chuyển đổi và sử dụng hiệu quả lao động nông thôn, tăng giá trị và hiệu quả sử dụng trên 1 ha đất nông nghiệp, đồng thời giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. - Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp với mỗi vùng. Phát triển hài hòa giữa trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Hình thành các vùng sản xuất tập trung cao sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng sản lượng hàng hóa, xuất khẩu. - Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông sản. Đầu tư hình thành và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ sạch. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. - Tăng cường đầu tư các kết cấu hạ tầng nông thôn như giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, trạm giống cây trồng vật nuôi, thú y, bảo vệ thực vật… Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến. Mở rộng các loại hình dịch vụ, phát triển các ngành nghề, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn. 1.2. Mục tiêu phát triển: Phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, phù hợp với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Phấn đấu trong giai đoạn 2011 - 2020 tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng nông - lâm - ngư nghiệp đạt bình quân 3,5 - 4,0%/năm. 1.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn - Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành theo hướng tăng tỉ trọng các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề, dịch vụ nông thôn, tạo nên sự phát triển hài hòa, bổ trợ lẫn nhau giữa các ngành. - Chuyển đổi thời vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh lạc tập trung; mở rộng diện tích cây công nghiệp, rau màu, thực phẩm, trồng cỏ chăn nuôi. Bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, tăng vụ, tăng hệ số quay vòng đất. Tích cực sử dụng giống cây trồng, vật nuôi mới, giống lai, giống nhập ngoại nhằm tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp. - Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Xu hướng chung là ổn định đất trồng lúa trên diện tích đảm bảo nước tưới, tiêu chủ động và có điều kiện thâm canh cao sản. Mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất lúa hiệu quả thấp, đất nhiễm mặn, đất trũng, đất cát cho hiệu quả thấp sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn, trồng cỏ chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản...Triệt để khai thác mặt nước sông, hồ, các công trình thuỷ lợi, phát triển thuỷ lợi vùng cát ven biển để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy hải sản. - Chuyển đổi tập quán canh tác, mô hình sản xuất. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, xây dựng tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển hình thức hợp tác, liên kết giữa nông dân với nông dân thông qua các tổ chức hội, giữa nông dân với các cơ sở tiêu thụ, chế biến thông qua các hợp đồng kinh tế. Chú trọng phát triển hình thức liên kết “4 nhà”, tạo chu trình khép kín, liên hoàn, ổn định giữa các khâu nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm để có thể hội nhập kinh tế thế giới. - Chuyển đổi thành phần kinh tế. Vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách, luật pháp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Khuyến khích phát triển đa dạng kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình, hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp. Chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, đây là nguồn động lực to lớn thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Chuyển đổi cơ cấu lao động. Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Cần phải tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công nhằm nâng cao hiểu biết kiến thức khoa học, kỹ thuật để người nông dân có thể nắm bắt, áp dụng trực tiếp, hiệu quả vào quá trình sản xuất khi chuyển đổi ngành nghề sản xuất. 2. Định hướng phát triển nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Tập trung chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Tăng cường đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới, kỹ thuật công nghệ tiên tiến; đưa những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời tiếp tục khai thác đất chưa sử dụng ở những nơi còn tiềm năng để đưa vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ sạch vào sản xuất nông nghiệp. Hình thành vùng sản suất tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. 2.1. Trồng trọt Trồng trọt được xác định là ngành sản xuất then chốt trong nông nghiệp, mặc dù tỉ trọng giảm dần nhưng vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành. Các cây trồng nông nghiệp của tỉnh chủ yếu là lúa nước, ngô lai, sắn nguyên liệu; lạc, rau đậu thực phẩm; cây công nghiệp dài ngày có giá trị xuất khẩu như cà phê, cao su, hồ tiêu... Tìm kiếm và mạnh dạn đưa vào sản xuất các loại cây trồng mới, phù hợp với điều kiện khí hậu, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQHTT_cn_qd321.doc
Tài liệu liên quan