MỤC LỤC
Lời nói đầu 01
Phần I. Lý luận chung về bảo hiểm thiết bị điện tử 03
I. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử 03
1. Khái niệm về thiết bị điện tử 03
2. Lịch sử phát triển bảo hiểm thiết bị điện tử 04
II. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử 06
1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 06
1.1 Đối tượng bảo hiểm 06
1.2 Phạm vi bảo hiểm 07
1.3 Rủi ro bảo hiểm và những điểm loại trừ 09
2. Số tiền bảo hiểm 13
3. Phí bảo hiểm 14
3.1 Nguyên tắc chung xác định phí bảo hiểm 14
3.2 Phí bảo hiểm áp dụng cho phần thiệt hại vật chất đối với các TBĐT 15
3.3 Phí bảo hiểm áp dụng đối với phương tiện chứa dữ liệu bên ngoài 18
3.4 Phí bảo hiểm cho phần bảo hiểm chi phí gia tăng đối với
các hệ thống có sử dụng máy tính 20
3.5 Điều chỉnh số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 21
3.6 Mức khấu trừ 22
3.7 Phí bảo hiểm tối thiểu cho mỗi đơn bảo hiểm 22
4. Hợp đồng bảo hiểm TBĐT 22
4.1 Giấy yêu cầu bảo hiểm 22
4.2 Điều khoản của hợp đồng bảo hiểm 24
4.3 Các điều kiện chung 25
III. Đặc điểm của bảo hiểm TBĐT và sự cần thiết phải đánh giá, quản lý rủi ro khi triển khai bảo hiểm 29
Phần II. Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro khi triển khai bảo hiểm TBĐT 32
I. Nhận dạng rủi ro và tổn thất tiềm ẩn 32
1.Một số khái niệm cơ bản 32
1.1 Rủi ro và tổn thất 32
1.1.1 Rủi ro 32
1.1.2 Tổn thất 35
1.2 Nhận dạng rủi ro 36
1.2.1 Nguồn rủi ro 36
1.2.2 Nguy cơ rủi ro 38
2. Phương pháp nhận dạng rủi ro 39
2.1 Sử dụng bảng liệt kê tổn thất tiềm ẩn 40
2.2 Kiểm tra hiện trường 40
2.3 Làm việc với các bộ phận trong tổ chức có đối tượng bảo hiểm 40
2.4 Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ 40
II Đo lường rủi ro và lựa chọn công cụ quản lý 41
1. Đo lường tần số và mức độ nghiêm trọng của tổn thất 41
1.1 Đo lường tần số tổn thất 42
1.2 Đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất 43
3. Lựa chọn công cụ quản lý rủi ro 44
3.1 Mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro 44
3.2 Lựa chọn công cụ quản lý rủi ro 45
3.3 Giám sát hoạt động quản lý rủi ro 47 Phần III. Thực trạng đánh giá và quản lý rủi ro khi triển khai
bảo hiểm thiết bị điện tử ở PTI .51
I. Sự ra đời và phát triển của PTI 51
II. Thực trạng đánh giá và quản lý rủi ro 55
1. Công tác đánh giá rủi ro 55
2. Công tác quản lý rủi ro 62
3. Một số kết quả đạt được 64
III. Một số ý kiến đề xuất 66
Kết luận 68
Tài liệu tham khảo 69
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro khi triển khai Bảo hiểm Thiết Bị Điện Tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì tất cả mọi quyền lợi liên quan đến khiếu nại này sẽ không còn giá trị.
9) Nếu vào thời điểm phát sinh bất kỳ khiếu nại nào mà có bất cứ đơn bảo hiểm nào khác cũng bảo hiểm cho những tổn thất được khiếu nại đó thì số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm có thể phải chi trả cho tổn thất đó sẽ không vượt quá tỷ lệ của công ty bảo hiểm đối với khiếu nại về tổn thất đó.
10) Đơn bảo hiểm này có thể chấm dứt hiệu lực theo yêu cầu của người được bảo hiểm vào mọi thời điểm và trong các trường hợp như vậy công ty bảo hiểm sẽ giữ lại phần phí bảo hiểm được tính theo biểu phí ngắn hạn ứng với thơì gian Đơn bảo hiểm này có hiệu lực. Theo đề nghị của công ty bảo hiểm, Đơn bảo hiểm này cũng có thể chấm dứt hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày công ty bảo hiểm thông báo đề nghị này cho người được bảo hiểm và trong các trường hợp đó công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả lại phần phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian Đơn bảo hiểm này không còn hiệu lực nữa kể từ ngày chấm dứt hiệu lực sau khi trừ đi bất cứ khoản chi phí hợp lý nào về điều tra giám định mà công ty bảo hiểm có thể đã bỏ ra và cũng trừ đi bất cứ khoản chiết khấu nào về phí bảo hiểm áp dụng trong trường hợp bảo hiểm dài hạn mà người được bảo hiểm đã được hưởng.
11) Nếu bảo hiểm được thu xếp cho một bên thứ ba thừa hưởng thì dưới danh nghĩa của người được bảo hiểm bên thừa hưởng quyền lợi (BTH) có quyền thực hiện các quyền hạn của người được bảo hiểm. Ngoài ra BTH cũng có quyền nhận bất cứ khoản bồi thường nào theo Đơn bảo hiểm này của người được bảo hiểm và chuyển giao các quyền hạn của người được bảo hiểm cho công ty bảo hiểm mà không cần phải có sự chấp nhận của người được bảo hiểm ngay cả trong trường hợp BTH không sở hữu đơn bảo hiểm này. Ngay sau khi thanh toán bồi thường, công ty bảo hiểm có thể yêu cầu BTH xác nhận rằng họ đã đồng ý với các điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm này và người được bảo hiểm đã chấp nhận để họ nhận các khoản bồi thường theo Đơn bảo hiểm này.
12) Một tháng sau khi xác định được toàn bộ số tiền phải bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường. Tuy nhiên, một tháng sau khi công ty bảo hiểm đã nhận được thông báo thích hợp về vụ tổn thất và đã thừa nhận trách nhiệm, người dược bảo hiểm có thể yêu cầu công ty bảo hiểm tạm ứng số tiền bồi thường tối thiểu phù hợp với hoàn cảnh thực tế tại thời điểm đó. Chừng nào số tiền bồi thường chưa được xác định hoặc xét thấy chưa cần tạm ứng theo yêu cầu của người được bảo hiểm thì việc tạm ứng bồi thường sẽ không được thực hiện.
Công ty có quyền giữ lại số tiền bồi thường trong trường hợp:
* Có sự nghi ngờ về quyền được nhận bồi thường của người được bảo hiểm chừng nào công ty bảo hiểm chưa nhận được các bằng chứng cần thiết.
* Đang có sự điều tra của cảnh sát hoặc công việc điều tra nào khác theo quy định của luật hình sự đối với người được bảo hiểm mà các công việc điều tra này chưa kết thúc.
III. Đặc điểm của bảo hiểm TBĐT và sự cần thiết phải đánh giá, quản lý rủi ro khi triển khai bảo hiểm
* Đặc điểm của bảo hiểm TBĐT :
- Bảo hiểm TBĐT có phạm vi bảo hiểm rộng nhất so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Dựa trên đơn bảo hiểm mọi rủi ro với rất ít các điều kiện loại trừ, nó bảo đảm việc bồi thường sau khi tổn thất hoặc hư hỏng, thậm chí cả trong các trường hợp không đáng quan tâm hoặc không quan trọng đối với tài sản khác ví dụ như việc vận hành không có chuyên môn, dao động điện áp, ám khói, ẩm ướt và nổ đèn chân không. Tuy nhiên các hiểm họa ấy đã gây ra một rủi ro rất nghiêm trọng cho TBĐT có độ nhạy cảm cao về tần số và tính khốc liệt. Cũng như vậy một nguyên nhân tương đối nhỏ cũng có thể ảnh hưởng lớn về tài chính đối với tính liên tục của hoạt động kinh doanh bởi vì hoạt động này có thể hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng "sức khoẻ" của TBĐT.
- Điều khoản tiêu chuẩn trong bảo hiểm TBĐT có đưa ra điều khoản hoàn trả tiền trên cơ sở giá trị thay thế mới. Điều này đã đặt người được bảo hiểm vào vị trí sẵn có nguồn tiền đầy đủ để thay thế ngay lập tức và không có sự khấu trừ thông thường theo phương pháp bảo hiểm tỷ lệ.
- Bảo hiểm TBĐT mở rộng cả với thiệt hại mọi lĩnh vực phần mềm và sự ứng dụng của nó. Ngày nay, dữ liệu gốc và dữ liệu giao dịch được lưu trữ vào máy tính là nguồn thông tin chủ yếu của mỗi công ty, do đó cả phần mềm và dữ liệu là nhữmg tài sản rất có giá trị đối với mọi doanh nghiệp. Sự tồn tại và tính chính xác của chúng bị đe doạ bởi rất nhiều rủi ro và hiểm họa đa dạng. Các hoạt động có thể bị gián đoạn cho tới khi việc phục hồi đầy đủ thông tin được tiến hành.
- Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm TBĐT phức tạp, rủi ro được bảo hiểm và rủi ro bị loại trừ rất dễ nhầm lẫn, do vậy dễ dẫn tới trục lợi bảo hiểm.
- Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm của các TBĐT rất lớn, nên khi xảy ra tổn thất thường rất nghiêm trọng.
Qua những đặc điểm trên của TBĐT, có thể khẳng định rằng trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, công tác đánh giá và quản lý rủi ro có vai trò vô cùng quan trọng.TBĐT có một số đặc trưng riêng làm cho khả năng tổn thất rất lớn, đó là: Việc tập trung một số lượng giá trị tài sản rất lớn trong một khu vực nhỏ, sự nhạy cảm rất cao của các linh kiện TBĐT, chi phí để khôi phục lại các công trình và các dữ liệu trong các thiết bị xử lý dữ liệu điện tử rất cao, mức độ tự động hoá cao trong các nhà máy công nghiệp do sử dụng TBĐT đòi hỏi những chi phí đáng kể để thuê mướn những thiết bị thay thế tạm thời trong trường hợp xảy ra tổn thất. Công tác đánh giá và quản lý rủi ro giúp người bảo hiểm nhận thấy trước các rủi ro có thể dẫn tới tổn thất, để từ đó lựa chọn công cụ thích hợp, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra tổn thất, nhằm mục đích ổn định hoạt động kinh doanh, giảm chi bồi thường, tránh phá sản. Bên cạnh đó, vì giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm lớn nên trong bảo hiểm TBĐT khi áp dụng hình thức tái bảo hiểm sẽ liên quan đến nhiều nhà bảo hiểm bởi vậy công tác đánh giá và quản lý rủi ro cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng. Việc đánh giá và quản lý rủi ro còn giúp cho người bảo hiểm tránh được những khiếu kiện không cần thiết khi tiến hành bồi thường đồng thời phát hiện được những ý đồ trục lợi bảo hiểm.
Phần II
Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro
khi triển khai bảo hiểm thiết bị điện tử
I. Nhận dạng rủi ro và tổn thất tiềm ẩn
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Rủi ro và tổn thất
1.1.1 Rủi ro
Rủi ro được hiểu là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra biến cố bất thường với hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không như dự tính.
Sự nguy hại của rủi ro đòi hỏi một quy trình xử lý đồng bộ, từ việc xây dựng hệ thống tín hiệu khuyến cáo rủi ro; phát hiện rủi ro; nhận diện rủi ro, đến việc đánh giá rủi ro, lựa chọn những giải pháp thích hợp.
* Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, rủi ro được xếp vào hai nhóm:
-Rủi ro có nguyên nhân khách quan: Liệt vào nhóm này gồm có:
+ Những rủi ro có nguồn gốc tự nhiên: Bão, động đất, núi lửa phun, sét đánh. Những rủi ro này phần lớn vẫn bị coi là bất khả kháng.
+ Những rủi ro gắn với cuộc sống xã hội loài người, có hậu quả lan rộng: Chiến tranh, khủng hoảng...
-Rủi ro có nguyên nhân chủ quan: Bao gồm những trường hợp rủi ro xảy ra bởi hoạt động của con người có thể do:
Hành động của con người , có thể là cố ý hoặc không cố ý.
Hành động của người khác gây nên, cố ý hoặc không cố ý.
Như vậy, khác với rủi ro có nguyên nhân khách quan, trách nhiệm về rủi ro có nguyên nhân chủ quan được xác định cụ thể cho một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.
* Căn cứ vào sự ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của một tổ chức hay cá nhân, người ta phân loại thành rủi ro suy đoán và rủi ro thuần tuý.
- Một rủi ro được coi là rủi ro suy đoán khi tồn tại song song nguy cơ tổn thất cũng như cơ hội kiếm lời. Trong kinh doanh các nhà quản trị đều phải chấp nhận một mức độ rủi ro suy đoán nhất định. (Ví dụ như khi đầu tư vào một sản phẩm mới nào đó).
- Một rủi ro được coi là rủi ro thuần tuý khi chỉ có sự may rủi là thiệt hại có xảy ra hay không mà thôi. Ví dụ như khi mua một chiếc máy vi tính, người chủ có thể phải đối diện với một rủi ro là chiếc máy đó có thể bị hỏng. Lúc đó, anh ta sẽ phải chịu những chi phí sửa chữa hoặc thậm chí thay mới, do đó sẽ bị thiệt hại về mặt tài chính. Còn nếu nó không bị hỏng thì người đó cũng không thu được khoản lời nào.
Theo cách phân loại trên thì các rủi ro được bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT đều là các rủi ro thuần tuý.
Bảng 4: Các rủi ro chính được bảo hiểm theo các đơn bảo hiểm
Các rủi ro bảo hiểm
Loại
Hình
Bảo hiểm
Cháy (bao gồm cả các tổn thất phát sinh từ các công việc chữa cháy và cứu hộ)
Sét đánh, nổ, đâm va của máy bay
Cháy xém, cháy âm ỉ phủ bụi bồ hóng
Thiệt hại do điện (đoản mạch, quá điện áp)
Trộm cắp
Cướp bóc, phá hoại ngầm, hành động cố ý
Rò rỉ nước
Lũ lụt, ngập nước
Vận hành sai (bất cẩn, cẩu thả, thiếu kỹ năng)
Bảo hiểm TBĐT
Bảo hiểm cháy
Chỉ sét đánh trực tiếp, nổ hoá học
Bảo hiểm trộm
Bảo hiểm thiệt hại do nước
Bảo hiểm máy móc
Chỉ sét đánh gián tiếp, nổ lý học
* Căn cứ vào thời gian, quy mô, cách thức ảnh hưởng của rủi ro tới cộng đồng, người ta phân loại thành rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán.
- Rủi ro có thể phân tán: Tác động đến từng cá nhân, tổ chức trong cộng đồng theo từng thời gian, cách thức khác nhau. Những rủi ro này có thể được giảm bớt thông qua những thoả thuận đóng góp tiền bạc và chia sẻ rủi ro.Ví dụ như rủi ro mất trộm tài sản.
- Rủi ro không thể phân tán: Là những rủi ro có ảnh hưởng tới cả cộng đồng trong cùng một thời điểm, theo cùng một cách thức. Ví dụ: cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997 đã khiến cho nền kinh tế hầu hết các nước trong khu vực bị lao đao.
Như vậy, theo cách phân loại này thì các rủi ro được bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT đều là các rủi ro có thể phân tán.
1.1.2 Tổn thất
Là thuật ngữ chỉ trạng thái đã bị thiệt hại, ảnh hưởng của đối tượng sau tác động của rủi ro.
Tuỳ thuộc vào loại đối tượng và rủi ro, tổn thất có nhiều dạng:
Đối tượng là tài sản: Thiệt hại về vật chất,về phát sinh chi phí; giá trị, giá trị sử dụng bị mất, giảm sút...
Đối tượng là con người: Thiệt hại về chi phí phát sinh; sự giảm sút thu nhập.
Nhìn từ phương diện tài chính, cần phải lượng hoá tổn thất thành tiền. Có những tổn thất có thể tính toán được thành tiền như là thiệt hại về tài sản.Song có những dạng tổn thất việc lượng hoá thành tiền phụ thuộc vào mức độ thị trường hoá; mức độ phát triển của đời sống kinh tế - xã hội thông qua những quy định chủ quan của con người. Ví dụ thiệt hại về tính mạng của con người việc lượng hoá thành tiền ở các nước có thể rất khác nhau. Về mức độ tổn thất, có những rủi ro có thể xác định được giá trị thiệt hại tối đa có thể, song cũng không ít trường hợp không thể đo lường được giá trị đó.
1.2. Nhận dạng rủi ro.
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách có hệ thống các rủi ro của một tổ chức, nhằm phát hiện thông tin về nguồn rủi ro, các hiểm họa và nguy cơ rủi ro.
Trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách có hệ thống các rủi ro của đối tượng bảo hiểm, thu thập thông tin về nguồn rủi ro và tổn thất để từ đó đưa ra các quyết định hợp lý.
Như vậy, quá trình nhận dạng rủi ro bao gồm các bước sau :
-Xác định các nguồn rủi ro.
-Phát hiện các nguy cơ rủi ro.
1.2.1 Nguồn rủi ro: Có nhiều cách phân loại nguồn rủi ro, song ta có thể xem xét các nguồn cơ bản sau:
1) Môi trường vật chất: Đây là một trong những nguồn rủi ro cơ bản nhất. Những thay đổi về thời tiết, khí hậu, động đất, núi lửa,... đều có thể dẫn tới những tổn thất nghiêm trọng.
2) Môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, đạo đức, hành vi của con con người, cấu trúc xã hội,... là nguồn rủi ro thứ hai. Chẳng hạn, sự khác biệt về các chuẩn mực xã hội ở Nhật Bản đã khiến cho nhiều nhà kinh doanh Mỹ và Tây Âu phải thất bại khi nhảy vào môi trường nước này.
3) Môi trường chính trị: Trong một đất nước, môi trường chính trị là một nguồn rủi ro rất quan trọng. Một chính sách mới được ban hành có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng tới các tổ chức.Chẳng hạn như việc ban hành các quy định mới về xử lý chất thải độc hại,...
4) Môi trường pháp luật: Bên cạnh việc tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môi trường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền công dân... môi trường pháp luật cũng là một nguồn rủi ro cơ bản. Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống pháp luật, nhất là trong phạm vi quốc tế, bởi vì các chuẩn mực pháp luật có thể thay đổi rất nhiều từ nơi này sang nơi khác.
5) Môi trường hoạt động: Quá trình hoạt động của một tổ chức có thể làm phát sinh nhiều rủi ro và bất định. Các tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân viên có thể gây ra những rủi ro về pháp lý. Quá trình sản xuất có thể gây ra các tổn thất vật chất. Các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hại cho môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro do hệ thống giao thông vận chuyển không tin cậy. Về khía cạnh rủi ro suy đoán, khi tổ chức đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mới thì môi trường hoạt động cuối cùng sẽ quyết định tới sự thành công hay thất bại của tổ chức.
6) Môi trường kinh tế: Mặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, nhưng sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo ra một môi trường kinh tế chung cho tất cả các nước. Mặc dù các hoạt động của một chính phủ có thể có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường vốn thế giới, song hầu như một quốc gia không thể kiểm soát nổi thị trường này. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đình đốn là các yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát được.Trong một phạm vi hẹp, lãi suất và hoạt động tín dụng có thể áp đặt các rủi ro thuần tuý và suy đoán đáng kể lên các tổ chức.
7) Vấn đề nhận thức: Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhận diện và phân tích rủi ro, bởi vì khả năng của con người trong việc tìm hiểu, xem xét, đo lường, đánh giá rủi ro chưa phải là hoàn hảo. Luôn luôn có những vấn đề mới, không lường trước nảy sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức, do vậy đòi hỏi phải có khả năng quan sát tinh tế, nhạy bén kết hợp với những kinh nghiệm đã được rút ra từ thực tiễn trong việc nhận dạng và đánh giá rủi ro.
Các yếu tố mạo hiểm và các mối nguy hiểm phát sinh từ các nguồn rủi ro trên nhiều vô kể. Chúng có thể phát sinh từ một nguồn rủi ro, cũng có thể phát sinh từ các nguồn rủi ro khác nhau, ví dụ như lửa có thể phát sinh từ môi trường vật chất (sét đánh) hay môi trường xã hội (bạo động, đốt phá)...
Các nguồn rủi ro sẽ không có ý nghĩa đối với một tổ chức, trừ trường hợp tổ chức đó có thể gặp các nguy hiểm nảy sinh từ các mối hiểm hoạ có trong các nguồn này.
Trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, những người đánh giá rủi ro chỉ chú trọng tới các nguồn sau: môi trường vật chất, môi trường hoạt động và vấn đề nhận thức; trong đó môi trường vật chất là quan trọng nhất, bởi vì đối tượng bảo hiểm (các TBĐT) chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên trong môi trường vật chất. Môi trường hoạt động cũng rất quan trọng, bởi vì những TBĐT có giá trị rất lớn đòi hỏi phải được vận hành an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật.
Từ việc nghiên cứu các nguồn rủi ro, những người đánh giá và quản lý rủi ro phải phát hiện được các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.
1.2.2 Nguy cơ rủi ro: có hai khía cạnh của nguy cơ mà người làm công tác đánh giá rủi ro cần quan tâm đến, đó là nguy cơ vật chất và nguy cơ tinh thần.
1) Nguy cơ vật chất: là nguy cơ gắn liền với đặc điểm vật chất của đối tượng bảo hiểm.Ví dụ: Một nhà máy tham gia bảo hiểm TBĐT cho phòng máy tính, theo những thông tin khai báo trong giấy yêu cầu bảo hiểm, khai thác viên của công ty bảo hiểm được biết phòng máy tính này ở ngay sát mặt đường nơi có nhiều xe cộ đi lại, phòng máy lại không có hệ thống điều hoà không khí. Do đó, nguy cơ xảy ra rủi ro gây tổn thất chắc chắn sẽ cao hơn so với những phòng máy khác có lắp hệ thống điều hoà và ở xa đường đi lại.
Trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, khai thác viên phải có nhiệm vụ đánh giá thật chính xác những tiêu chuẩn an toàn đối với thiết bị tham gia bảo hiểm, để từ đó công ty bảo hiểm đưa ra được mức phí bảo hiểm hợp lý.
2) Nguy cơ tinh thần: Nguy cơ này có liên quan tới thái độ của người tham gia bảo hiểm chứ không phải đối tượng bảo hiểm.Khai thác viên cần chú ý xem xét khía cạnh này khi đánh giá rủi ro.
Một trong những ví dụ phổ biến nhất về nguy cơ tinh thần là sự thiếu cẩn trọng của người tham gia bảo hiểm. Có những người vì cho rằng rủi ro đã được bảo hiểm nên không cần thiết phải cẩn trọng đối với những hiểm hoạ được bảo hiểm nữa. Do vậy, họ không có những biện pháp cần thiết để đề phòng tổn thất xảy ra. Thông thường trong các đơn bảo hiểm TBĐT đều có một điều kiện quy định rằng người tham gia bảo hiểm phải tiếp tục chú ý ngăn ngừa tổn thất và hạn chế đến mức tối thiểu tác động của tổn thất. Nói cách khác là người tham gia bảo hiểm phải hành động như khi chưa tham gia bảo hiểm. Cho dù vậy, ta vẫn có vô số những bằng chứng về những nơi làm việc không được trang bị thiết bị an toàn máy móc... Một loại nguy cơ tinh thần nữa là trường hợp những người tham gia bảo hiểm khai báo không trung thực về thiết bị mình tham gia bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm.
2. Phương pháp nhận dạng rủi ro
Việc xác định được hết tất cả các rủi ro mà đối tượng bảo hiểm có thể gặp phải là một công việc rất khó khăn. Đôi khi công ty bảo hiểm không đánh giá rủi ro chính xác, phí bảo hiểm thu được không đủ chi bồi thường dẫn tới thua lỗ. Do vậy, để đánh giá được chính xác rủi ro thì một phương pháp nhận dạng rủi ro có hệ thống là rất cần thiết.Việc nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc sau:
- Sử dụng bảng liệt kê tổn thất tiềm ẩn
- Kiểm tra hiện trường
- Làm việc với các bộ phận trong tổ chức có đối tượng bảo hiểm
- Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ
2.1 Sử dụng bảng liệt kê tổn thất tiềm ẩn:
Trong các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm TBĐT nói riêng, bảng liệt kê tổn thất tiềm ẩn chính là giấy yêu cầu bảo hiểm. Nó được thiết kế để phục vụ cho việc nắm bắt những thông tin cơ bản về đối tượng bảo hiểm. Thông thường, giấy yêu cầu bảo hiểm bao gồm các câu hỏi mà người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm điền các thông tin trả lời. Căn cứ vào đó, những người đánh giá rủi ro sẽ biết được những nguy cơ tổn thất có thể xảy ra.
2.2 Kiểm tra hiện trường
Đây là một công việc không thể thiếu của những người bảo hiểm, bởi vì các chi tiết về rủi ro không chỉ giới hạn trong một giấy yêu cầu bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm dù lớn đến đâu cũng không thể chứa đựng hết các thông tin cần thiết. Bằng cách quan sát môi trường nơi có đối tượng bảo hiểm và các hoạt động của nó, những người đánh giá rủi ro có thể kiểm định các thông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm, đồng thời có thể phát hiện thêm các thông tin mới về các nguy cơ rủi ro.
2.3 Làm việc với các bộ phận trong tổ chức có đối tượng bảo hiểm.
Thông qua việc giao tiếp với các cán bộ quản lý và nhân viên ở đó ,người đánh giá rủi ro có thể bổ sung những thông tin về rủi ro mà mình còn bỏ sót, đồng thời kiểm tra lại những thông tin mà người tham gia bảo hiểm đã kê khai trong giấy yêu cầu bảo hiểm.
2.4 Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ.
Bước này có thể phát hiện được ít nguy cơ rủi ro hơn các bước trên, nhưng nó có thể phát hiện những nguy cơ rủi ro mà các bước trên không thể phát hiện. Bằng cách tham khảo các hồ sơ được lưu trữ về tổn thất, các số liệu thống kê cho phép người đánh giá rủi ro đánh giá được xu hướng của các tổn thất mà đối tượng bảo hiểm có thể sẽ gặp phải. Hơn nữa, các số liệu này cho phép người đánh giá rủi ro phân tích các vấn đề như: nguyên nhân, thời điểm, vị trí của tai nạn và tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến bản chất của tai nạn. Khi có một số đủ lớn các dữ kiện về tổn thất trong quá khứ, ta có thể dùng thông tin này dự báo các chi phí của tổn thất bằng các hàm xu thế hay phương pháp khai triển tổn thất.
Nhận dạng rủi ro là bước khởi đầu trong quá trình đánh giá rủi ro.Tuy nhiên, nhận dạng rủi ro chưa cung cấp hết thông tin để đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro và tổn thất. Để đánh giá được chính xác rủi ro cần phải tìm kiếm thêm các thông tin khác, trong đó quan trọng nhất là tần số của tổn thất và mức độ nghiêm trọng của tổn thất. Như vậy, sau khi nhận dạng rủi ro, phải tiến hành đo lường rủi ro, để từ đó có thể chọn lựa những công cụ quản lý thích hợp.
II. Đo lường rủi ro và lựa chọn công cụ quản lý
1. Đo lường tần số và mức độ nghiêm trọng của tổn thất
Trong việc đo lường rủi ro, cả hai số liệu: tần số và mức độ nghiêm trọng của tổn thất đều rất cần thiết. Chúng được chỉ ra trong hình dưới đây:
Mức độ nghiêm trọng
II
III
I
IV
0 Tần số
Ô số I diễn tả các rủi ro có tần số và mức độ nghiêm trọng thấp, những rủi ro này ít khi gây ra tổn thất và nếu tổn thất có xảy ra thì cũng tương đối thấp.
Ô số II diễn tả các rủi ro có tần số thấp và độ nghiêm trọng cao, tổn thất ít khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nghiêm trọng.
Ô số III diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng cao, tổn thất xảy ra thường xuyên và lần nào cũng nghiêm trọng.
Ô số IV diễn tả các rủi ro có tần số cao và mức độ nghiêm trọng thấp, tổn thất thường xuyên xảy ra nhưng mức độ nghiêm trọng thấp.
1.1 Đo lường tần số tổn thất
Môt phương pháp để ước lượng tần số tổn thất là quan sát xác suất một nguy hiểm gây ra tổn thất trong một năm. Dựa trên các số liệu tổn thất thống kê được, các nhà đánh giá và quản lý rủi ro có thể tính toán xác suất xảy ra tổn thất của một rủi ro và ước lượng được giá trị trung bình của tổn thất. Thông thường các rủi ro có tần số và mức độ nghiêm trọng thấp, hoặc tần số tổn thất cao nhưng mức độ nghiêm trọng thấp sẽ được ưa thích hơn là những rủi ro có tần số tổn thất thấp mà mức độ nghiêm trọng cao và những rủi ro có tần số và mức độ nghiêm trọng cao. Căn cứ vào xác suất tổn thất, các rủi ro sẽ được xếp vào các dạng sau:
-Hầu như không xảy ra
-Hiếm khi xảy ra
-Thỉnh thoảng có xảy ra
-Thường xuyên xảy ra
Tần số tổn thất cũng chính là một căn cứ để xác định phí bảo hiểm. Thông thường các rủi ro "hầu như không xảy ra" có mức phí thấp nhất còn những rủi ro "thường xảy ra" sẽ có mức phí cao nhất.
Bên cạnh đó, hầu hết các rủi ro đều rất phức tạp và một đối tượng có thể chịu ảnh hưởng của rất nhiều rủi ro khác nhau. Chẳng hạn như một phòng máy tính có thể bị tàn phá bởi động đất, bão, lụt lội, hoả hoạn hoặc trộm cắp,... Do vậy việc đo lường tần số tổn thất của các rủi ro là rất quan trọng bởi vì rủi ro xảy ra có thể vượt quá tổn thất ta dự kiến.
1.2 Đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất
Mặc dù cả hai số liệu về tần số và mức độ nghiêm trọng của tổn thất đều cần thiết trong việc đo lường rủi ro, song sự quan trọng của một nguy cơ rủi ro thường phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của tổn thất chứ không phải là tần số. Một rủi ro có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng dù ít khi xảy ra đáng quan tâm hơn nhiều so với một rủi ro thường xuyên xảy ra nhưng gây tổn thất không đáng kể.
Để xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất, những người đánh giá và quản lý rủi ro phải đánh giá được tất cả các tổn thất là hậu quả trực tiếp của một sự cố cũng như toàn bộ hậu quả về tài chính mà công ty bảo hiểm có thể phải gánh chịu nếu chấp nhận bảo hiểm. Nếu tập trung quá nhiều tổn thất lớn, phá sản là điều không thể tránh khỏi.
Một đại lượng phổ biến để đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất là tổn thất lớn nhất có thể xảy ra( Maximum possible loss). Đó là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra mà những người đánh giá và quản lý rủi ro có thể nhận thức được. Thiệt hại thực tế sẽ không thể vượt quá giá trị này. Đây chính là căn cứ để tính toán số tiền phải bồi thường lớn nhất trong trường hợp có tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm xảy ra. Thông thường, giá trị tổn thất lớn nhất có thể xảy ra chính bằng số tiền bảo hiểm, bởi vì như ta đã xét ở phần I "trong mọi trường hợp số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm tối đa của công ty bảo hiểm đối với tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại".Việc tính toán số tiền bảo hiểm phải rất kỹ lưỡng. Nó không được thấp hơn giá trị thay thế mới đầy đủ một TBĐT bao gồm cả thuế, cước phí, các chi phí về hải quan và lắp đặt, chi phí phục hồi lại thông tin lưu trữ trên các phương tiện lưu trữ dữ liệu và các chi phí gia tăng. Tất cả các chi phí trên đều được xác định dựa trên cơ sở tổn thất đầu tiên (first loss).
Như vậy, có thể khẳng định rằng việc xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất là một công việc rất quan trọng, nó hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra quyết định có chấp nhận bảo hiểm không, nếu có thì nó cũng là căn cứ để xác định phí bảo hiểm và lựa chọn công cụ quản lý rủi ro.
3. Lựa chọn công cụ quản lý rủi ro
3.1 Mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là việc giải quyết các vấn đề rủi ro mà công ty bảo hiểm phải đương đầu khi triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm. Quá trình quản lý rủi ro bắt đầu khi câu hỏi "các sự kiện nào có thể gây thiệt hại về tài chính cho công ty, và có thể thiệt hại là bao nhiêu?" được đặt ra cho các nhà đánh giá và quản lý rủi ro.Sau khi xác định và định lượng các tình huống dẫn đến tổn thất, câu hỏi tiếp theo sẽ là "Hành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13075.DOC