Luận văn Quy trình phát hành và thanh toán bằng thẻ trong hệ thống siêu thị tại ngân hàng Đông Á

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu 1

Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu 2

Lời cảm ơn 4

Nhận xét của giàng viên hướng dẫn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1.TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN

Khái niệm về thẻ thanh toán 6

1.1.1 Khái niệm và Phân loại thẻ thanh toán 6

1.1.1.1. Khái niệm thẻ thanh toán 6

1.1.1.2. Phân loại thẻ thanh toán 8

1.1.1.3 Mô tả kỹ thuật về thẻ thanh toán 10

1.2. Cấu tạo của một số loại thẻ thông dụng hiện nay 12

1.2.1. Cấu tạo của thẻ từ . 13

1.2.2. Cấu tạo của thẻ thông minh 13

1.3. Khái quát hoạt động phát hành và thanh toán thẻ 13

1.3.1. Khách hàng tham gia thanh toán 13

1.3.2. Thủ tục phát hành và thanh toán thẻ 15

1.3.3. Thiết bị máy POS thanh toán thẻ trong siêu thị 17

1.4 Lợi ích và rủi ro khi thanh toán qua thẻ 19

1.4.1. Lợi ích khi thanh toán qua thẻ 22

1.4.2. Rủi ro khi thanh toán qua thẻ 22

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ ĐÔNG Á TRONG CÁC SIÊU THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1Những nét sơ lược về NHTMCP Đông Á: 25

2.1.1 Cơ cấu tổ chức 25

2.1.2 Một số nét chính về tình hình hoạt động kinh doanh 25

2.1.3 Giới thiệu trung tâm thẻ của NHTMCP Đông Á 26

2.2. Tình hình thị trường thẻ thanh toán 28

2.2.1. Về phía các nhà cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán 28

2.2.2. Về các sản phẩm, dịch vụ cung ứng từ thẻ 28

2.2.3. Về cơ sở hạ tầng thanh toán thẻ 29

2.2.4. Về tình hình khách hàng sử dụng thẻ thanh toán 30

2.2.5. Về tình hình liên minh thẻ giữa các ngân hàng thương mại 32

2.2.6. Về tình hình thẻ thanh toán ở thành phồ Hồ Chí Minh năm 2008-2010 34

2.3 Thực trạng thanh toán thẻ ĐÔNG Á tại siêu thị thành phố Hồ Chí Minh 34

2.3.1. Thực trạng hệ thống siêu thị 34

2.3.2. Về phía khách hàng 42

2.3.2.1. Lợi ích thanh toán thẻ Đông Á tại siêu thị 48

2.3.2.2. Rủi ro khi thanh toán qua thẻ 48

2.3.3. Về phía ngân hàng 49

2.3.3.1. Về tình hình thẻ 49

2.3.3.2. Về việc lắp đặt các máy POS .50

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 54

 

 

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN THẺ ĐÔNG Á

TẠI SIÊU THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 55

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 55

3.1.1. Cơ sở pháp lý cho thanh toán thẻ 55

3.1.2. Định hướng phát triển thẻ thanh toán của Việt Nam 57

3.1.3. Mở cửa thị trường bán lẻ 58

3.1.4. Định hướng xây dựng phát triển hệ thống siêu thị tại TP.HCM 59

3.2. Các giải pháp phát triển thanh toán thẻ trong siêu thị 61

3.2.1. Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại 61

3.2.1.1. Chính sách quảng bá dịch vụ thanh toán thẻ 61

3.2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực theo kịp hiện đại hóa ngân hàng. 63

3.2.1.3. Áp dụng các chính sách ưu đãi đối với khách hàng 64

3.2.1.4. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ thẻ mới 65

3.2.1.5. Phát triển các dịch vụ kèm theo thẻ 66

3.2.1.6. Tăng cường hiệu quả của hệ thống máy POS 66

3.2.2. Giải pháp đối với hệ thống các siêu thị 67

3.2.3. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước 69

3.2.4. Quản lý rủi ro xẩy ra đối với khách hàng 70

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 71

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 72

4.1 Nhận xét về tình hình phát hành, thanh toán thẻ thanh toán tại NH Đông Á 72

4.2 Những đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động phát hành, thanh toán thẻ thanh toán tại ngân hàng Đông Á 74

4.3 Những kiến nghị với các cơ quan quản lý 75

4.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ 75

4.3.2 Thay đối thói quen của khách hàng 75

Tài liệu tham khảo 76

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy trình phát hành và thanh toán bằng thẻ trong hệ thống siêu thị tại ngân hàng Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài là chủ yếu. Như vậy, TP.HCM có những điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi cho hoạt động thanh toán thẻ, đây có thể được coi là địa bàn trọng điểm mà các tổ chức phát hành thẻ nhắm tới để khởi đầu cho chiến lược phát triển thị phần thẻ thanh toán. Mạng lưới máy POS ở TP.HCM đã phát triển rất nhanh chóng trong thời gian qua. Tuy nhiên số lượng máy POS có thể dùng được cho thẻ nội địa chỉ chiếm khoảng 30% tổng số máy mà số lượng thẻ nội địa lại chiếm tới hơn 90% tổng số thẻ hiện nay, điều này cho thấy thị trường thanh toán thẻ nội địa vẫn bị bỏ ngỏ. 2.3. THỰC TRẠNG THANH TOÁN THẺ ĐÔNG Á TẠI SIÊU THỊ Ở TPHCM 2.3.1.Thực trang hệ thống siêu thị Nhìn chung, hoạt động thanh toán tại các siêu thị hiện nay mới chỉ dùng tiền mặt là chủ yếu, trung bình mỗi siêu thị có khoảng 20 – 25 quầy thanh toán nhưng số lượng máy POS rất ít, chỉ khoảng 5 – 8 máy cho một siêu thị. Tỉ lệ lượt khách hàng thanh toán thẻ so với tổng lượt khách thanh toán chỉ vào khoảng 1 – 2%. Phần lớn các siêu thị trên địa bàn TPHCM đều có lắp đặt máy POS và chấp nhận thanh toán thẻ. Tuy nhiên, các loại thẻ mà các siêu thị chấp nhận thanh toán thì không giống nhau, khách hàng có thẻ thanh toán được tại siêu thị này chưa chắc có thể thanh toán được tại các siêu thị khác. Theo tìm hiểu của Trung Tâm Thẻ, các siêu thị có lắp đặt máy POS đều chấp nhận 2 loại thẻ quốc tế là MasterCard và Visa, tuy nhiên không phải siêu thị nào có lắp đặt máy POS cũng chấp nhận thanh toán của ngân hàng Đông Á. Bảng 2.5: Danh sách các siêu thị chấp nhận thẻ Đông Á và thẻ của các ngân hàng khác cụ thể như sau: STT Siêu thị Địa chỉ 1 BigC Hoàng Văn Thụ 202B, Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận 2 Citimart Hoàng Diệu 384, Hoàng Diệu, Q. 4 3 Citimart Lê Thánh Tôn 20, Lê Thánh Tôn, Q. 1 4 Citimart Nguyễn Thị Minh Khai 21-23, Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1 5 Co-op mart Nam Sài Gòn H6-KP Mỹ  Phước, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q. 7 6 Co-opmart An Đông 18, An Dương Vương, Q. 5 7 Co-opmart Bình Tân 158, Đường số 19, Q. Bình Tân 8 Co-opmart BMC 254, Lũy Bán Bích, Q. Tân Phú 9 Coop-mart Cống Quỳnh 198C, Cống Quỳnh, Q. 1 10 Co-opmart Đầm Sen 3, Hòa Bình, Q. 11 11 Co-opmart Đinh Tiên Hoàng 127, Đinh Tiên Hoàng, Q. Bình Thạnh 12 Co-opmart Hậu Giang 188, Hậu Giang, Q. 6 13 Co-opmart Lý Thường Kiệt 497, Hòa Hảo, Q. 10 14 Co-opmart Nguyễn Đình Chiểu 168, Nguyễn  Đình Chiểu, Q. 3 15 Co-opmart Nguyễn Kiệm 571, Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận 16 Co-opmart Nhiêu Lộc Tầng trệt – Cao ốc Screc ven kênh Nhiêu Lộc, Q. 3 17 Co-opmart Phú Lâm 6, Ba Hòm, Q. 2 18 Co-opmart Phú Mỹ Hưng Khu dân cư Phú Gia, Q. 7 19 Co-opmart Tân Bình 91B2, Phạm Văn Hai, Q. Tân Bình 20 Co-opmart Tân Phú 787, Luỹ  Bán Bích, Q. Tân Phú 21 Co-opmart Thắng Lợi 2, Trường Chinh, Q. Tân Bình 22 Co-opmart Trần Hưng Đạo 727, Trần Hưng Đạo, Q. 5 23 Co-opmart Xa Lộ Hà Nội 191, Quang Trung, Q. 9 24 Fivimart Phú Mỹ Hưng Căn SM Skygarden, Nguyễn văn Linh, Q. 7 25 Hasmart 357, Lê Văn Lương, Q. 7 26 MaxiMark 3C 3C, đường 3/2, Q. 10 27 MaxiMark Cộng Hòa 15-17, Cộng Hòa, Q. Tân Bình 28 Metro An Phú An Khánh, Q. 2 29 Metro Bình Phú Khu dân cư Bình Phú,  đường 22, Q. 6 30 Siêu thị Hà Nội - Cống Quỳnh 189, Cống Quỳnh, Q. 1 31 Siêu thị Sài Gòn 34, đường 3/2 32 Siêu thị Văn hóa Văn Lang 01, Quang Trung, P.10 33 Vinatex Q.Tân Bình 79B, Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình 34 Vinatex Q11 02, Dương Đình Nghệ, Q.11 35 Vinatex Q4 Khu TDTT, đường 48, Q.4 36 Vinatex Q7 571, Huỳnh Tấn Phát, Q.7 Nguồn: Tổng hợp từ website các Nghân Hàng Thương Mại Mặc dù thống kê trên chưa đầy đủ nhưng qua tìm hiểu nhận thấy các ngân hàng ĐÔNG Á đã phần nào tiếp cận và lắp đặt máy POS trong các siêu thị tổng hợp. Tuy có chấp nhận thanh toán thẻ nhưng các siêu thị vẫn chưa thực sự đầu tư cho loại hình dịch vụ này. Theo tìm hiểu thì tại các siêu thị Maximark hiện nay, mỗi quầy thanh toán có máy POS của Đông Á nhưng khách hàng dùng thẻ và không dùng thẻ vẫn đợi chung ở cùng một quầy thanh toán. Còn ở các siêu thị của Co-opmart, Citimart, siêu thị Hà Nội,… người dùng thẻ vẫn phải thanh toán ở các quầy chung với các khách hàng không dùng thẻ rồi mới đem hóa đơn đến quầy đặt máy POS để cà thẻ. Nhìn chung, các siêu thị chưa có quầy thanh toán riêng chỉ sử dụng cho những người thanh toán bằng thẻ nên người thanh toán thẻ chưa nhận được quyền lợi gì hơn so với những người thanh toán bằng tiền mặt thậm chí thời gian thanh toán còn có phần lâu hơn do phải đi lại giữa quầy thanh toán và nơi cà thẻ. Trung Tâm Thẻ tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên và khảo sát 13 siêu thị bán lẻ thuộc loại hình kinh doanh tổng hợp rải đều trên địa bàn thành phố, ở các quận 1, quận 3, quận 5, quận 9, quận 10, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp. Bảng 2.6: Danh sách các siêu thị khảo sát Siêu thị Địa chỉ Doanh nghiệp chủ quản Chấp nhận thanh toán bằng thẻ Đông Á BigC Hoàng Văn Thụ 202B, Hoàng Văn Thụ, Phường 09, Q. Phú Nhuận Cty TNHH TM & DV Siêu thị Big C An Lạc Không Cholimex 629B, Nguyễn Trãi, Phường 08, Quận 5 Công ty xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn Không Citimart Lê Thánh Tôn 20, Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đông Hưng Có Co-opmart Cống Quỳnh 189C, Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM Có Co-opmart Đinh Tiên Hoàng 127, Đinh Tiên Hoàng, Phường 03, Quận Bình Thạnh Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM Có Co-opmart Nguyễn Đình Chiểu 168, Nguyễn Đình Chiểu, Phường 06, Quận 3 Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM Có Co-opmart Nguyễn Kiệm 571, Nguyễn Kiệm, Phường 09, Quận Phú Nhuận Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM Có Co-opmart Xa lộ Hà Nội 191, Quang Trung, Phường Hiệp Phú, Quận 9 Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM Có Maximart 3C 3C, 3 Tháng 2, Phường 11, Quận 10 Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ An Phong Có Siêu thị Hà Nội Cống Quỳnh 189, Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 DNTN TM - SX - XNK Hùng Dũng Không Siêu thị Sài Gòn 34, 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 10 Tổng Công ty TM Sài Gòn Không Siêu Thị Starmart 9, Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp Công ty Đầu tư Miền Đông Không Siêu thị Văn Hóa Văn Lang 01, Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp Công ty CP Văn Hoá Văn Lang Có Nguồn: Khảo sát của Trung Tâm thẻ Trong tổng số 13 siêu thị được khảo sát thì có 5 siêu thị là BigC Hoàng Văn Thụ , Siêu thị Hà Nội Cống Quỳnh,Siêu thị Sài Gòn, Cholimex và Starmart không lắp đặt máy POS và không chấp nhận thanh toán bằng thẻ của Đông Á . Nguyên nhân : là do nhu cầu thanh toán bằng thẻ và số lượng khách hàng sử dụng thẻ Đông Á của khách hàng tại khu vực những siêu thị này không lớn. Bảng 2.7: Tình hình chấp nhận thanh toán thẻ Đông Á tại các siêu thị được khảo sát Siêu thị Số lượng Tỉ lệ (%) Chấp nhận thanh toán thẻ Đông Á 8 61,53 Không chấp nhận thanh toán thẻ Đông Á 5 38,47 Tổng cộng 13 100 Nguồn: Khảo sát Trung Tâm thẻ Có 61,53% trong số 13 siêu thị được khảo sát có chấp nhận thanh toán băng thẻ Đông Á , Nguyên nhân . Hầu hết các siêu thị lớn trên địa bàn thành phố đều có lắp đặt máy POS. Nhưng nhìn chung đây là một phương thức thanh toán khá mới lạ và tương đối hiện đại nên vẫn chưa được thực hiện tại toàn bộ các siêu thị và còn một tỉ lệ thấp siêu thị chưa tiếp cận dịch vụ thanh toán này. Là sản phẩm thuộc công nghệ mới nên vai trò marketing và truyền thông của ngân hàng về công dụng, tính an toàn, tiện ích và phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế của dịch vụ thanh toán thẻ đóng một vai trò rất quan trọng, giúp siêu thị có sự hiểu biết và triển khai sử dụng loại hình dịch vụ này. Tuy mảng thị trường siêu thị đầy tiềm năng và rất hấp dẫn , nhưng công tác marketing chưa thực sự hiệu quả, chưa tiếp cận và cung cấp dịch vụ được cho toàn bộ các đối tượng khách hàng cũng như siêu thị. Bảng 2.8: Tình hình chấp nhận thanh toán thẻ và số máy POS của Đông Á so với những ngân hàng và thẻ khác tại những siêu thị được khảo sát Siêu thị Loại thẻ chấp nhận thanh toán Số lượng máy POS Đông Á Ngân hàng khác, Quốc tế BigC Hoàng Văn Thụ Visa, MasterCard,Vietcombank, Techcombank 9 Citimart Lê Thánh Tôn Đông Á Visa, MasterCard 1 Co-opmart Cống Quỳnh Đông Á Visa, MasterCard,Vietcombank, Eximbank, Á Châu 8 Co-opmart Đinh Tiên Hoàng Đông Á Visa, MasterCard,Vietcombank, Eximbank, Á Châu 4 Co-opmart Nguyễn Đình Chiểu Đông Á Visa, MasterCard,Vietcombank, Eximbank, Á Châu 6 Co-opmart Nguyễn Kiệm Đông Á Visa, MasterCard,Vietcombank, Eximbank, Á Châu 8 Co-opmart Xa lộ Hà Nội Đông Á Visa, MasterCard,Vietcombank, Eximbank 4 Maximart 3C Đông Á Visa, MasterCard, Vietcombank, Eximbank, Sacombank 12 Siêu thị Hà Nội Cống Quỳnh Visa, MasterCard,Á Châu, Eximbank, Agribank 3 Siêu thị Sài Gòn Visa, MasterCard 5 Siêu thị Văn Hóa Văn Lang Đông Á Visa, MasterCard,Agribank 2 Nguồn: Khảo sát của Trung Tâm thẻ Ta thấy tất cả các siêu thị đều có chấp nhận thanh toán bằng thẻ quốc tế, trong khi các loại thẻ nội địa rất hạn chế, thậm chí có siêu thị không chấp nhận thẻ nội địa (siêu thị Sài Gòn). Nguyên nhân là tỉ lệ khách hàng thanh toán bằng thẻ quốc tế cao hơn thẻ nội địa gấp nhiều lần. Điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam trong khi hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh, tuy nhiên phạm vi sử dụng mới chỉ dừng lại ở việc rút tiền tại các máy ATM chứ chưa phát triển rộng khắp được việc thanh toán qua máy POS. Chủ yếu các siêu thị đều chấp nhận thẻ của Visa, MasterCard, còn các loại thẻ nội địa thì ở các siêu thị khác nhau lại chấp nhận được những ngân hàng khác nhau, rất thiếu đồng bộ. Nguyên nhân tiếp theo là hầu như ở tất cả các siêu thị đều không có bảng hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ của Đông Á và những chỉ dẫn cụ thể như: các loại thẻ siêu thị chấp nhận thanh toán, nơi cà thẻ, hay khi thanh toán thẻ thì khách hàng phải lưu ý điều gì và phải thực hiện các bước như thế nào (ngoại trừ siêu thị Big C và một vài siêu thị trong hệ thống Co-opmart có bảng hướng dẫn chấp nhận thanh toán loại thẻ nào, tuy nhiên những bảng hướng dẫn này được đặt ở vị trí rất khó quan sát). Hầu như khách hàng muốn thanh toán thẻ phải tự hỏi nhân viên siêu thị. Đồng thời, nhân viên của một số siêu thị chưa có được sự thành thạo về quy trình thanh toán qua thẻ, nhiều khi lo thanh toán bằng tiền mặt để khách thanh toán thẻ phải chờ đợi, gây mất thiện cảm của khách hàng sử dụng thẻ, thậm chí nhân viên trong siêu thị còn không biết chắc chắn loại thẻ nào có thể dùng được mà phải yêu cầu khách hàng cho mượn thẻ để kiểm tra xem có máy nào nhận được thẻ của khách hàng đang có hay không (Co.opmart Xa lộ Hà Nội). Ngoài ra điểm đặt máy POS của Đông Á trong siêu thị chưa được bố trí thuận tiện, tính tiền ở một nơi nhưng thanh toán lại ở một nơi khác khiến khách hàng phải đi lòng vòng rất mất thời gian và tạo tâm lý không thoải mái khi thanh toán bằng thẻ (Co.opmart Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh). Như vậy, có thể thấy rằng điều kiện thanh toán qua thẻ của Đông Á ở siêu thị còn hạn chế ở các điểm sau: - Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thẻ, các quầy tính tiền với số lượt người thanh toán rất đông nhưng số lượng máy POS được trang bị rất ít. Vì vậy có nơi khách thanh toán thẻ phải đi cà thẻ tại quầy khác, rất bất tiện. - Sự thiếu liên kết thanh toán giữa các ngân hàng đã hạn chế việc chi trả cho hàng hoá qua máy POS. Vì mỗi ngân hàng phát hành sử dụng một loại máy cà thẻ khác nhau nên khách hàng có sở hữu thẻ ngân hàng nhưng siêu thị không chấp nhận được cũng đành phải đi rút tiền mặt để chi trả. - Ngay tại đơn vị chấp nhận thẻ là siêu thị thì việc thanh toán bằng thẻ chưa thực sự được chú trọng phát triển. Một trong những trở ngại khiến cho phương thức thanh toán thẻ của Đông Á tại các siêu thị không phát triển như mong đợi đó là việc siêu thị bị thu phí từ ngân hàng thanh toán qua thẻ mà doanh số thanh toán qua thẻ thấp, việc thanh toán qua thẻ chưa phải là yếu tố thu hút khách hàng trong nước mà chỉ có ảnh hưởng đến khách du lịch hay những người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, đây không phải là khách hàng mục tiêu của các siêu thị kinh doanh tổng hợp này, nên kết quả từ việc nhận thanh toán qua thẻ chưa cao, chưa có hiệu quả trong cạch tranh với các siêu thị khác. Vì vậy, các siêu thị không mấy mặn mà với việc thanh toán bằng thẻ không chỉ riêng của thẻ Đông Á 2.3.2. Về phía khách hàng Để nắm được tình hình sử dụng thẻ đứng ở góc độ khách hàng, Trung Tâm Thẻ nghiên cứu đã tiến hành lấy ý kiến 300 khách hàng trong các siêu thị trên. Kết quả như sau: Bảng 2.9: Tình hình sở hữu thẻ thanh toán Đông Á trong mẫu khảo sát Số lượng Tỉ lệ (%) Khách hàng đang sở hữu thẻ thanh toán Đông Á 159 53 Khách hàng không sở hữu thẻ thanh toán Đông Á 141 47 Nguồn: Khảo sát của Trung tâm thẻ Kết quả trên cũng phần nào phản ánh được thực trạng về thanh toán không dùng tiền mặt trong bộ phận dân cư. Số lượng người có sở hữu thẻ thanh toán Đông Á chiếm tương đương phân nửa số người được hỏi (53%). Đó là chưa xét đến việc sử dụng chiếc thẻ mà họ đang sở hữu. Vì thực tế hiện nay trong tổng số thẻ đã phát hành thì không phải tất cả đều hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu của việc không sở hữu thẻ thanh toán là thói quen thanh toán bằng tiền mặt, sự thiếu am hiểu về các dịch vụ ngân hàng và thu nhập thấp, cụ thể như sau: Bảng 2.10: Các nguyên nhân người dân không sở hữu thẻ Đông Á Nguyên nhân không sở hữu thẻ Số khách hàng Tỉ lệ (%) Không biết về thẻ thanh toán 45 31,91 Thu nhập thấp, không có điều kiện mở tài khoản tại ngân hàng 39 27,66 Có biết nhưng không quan tâm 36 25,53 Ngân hàng nơi mở tài khoản chưa phát hành thẻ 12 8,51 Đang làm thẻ tại ngân hàng 9 6,38 Tổng cộng 141 100 Nguồn: Khảo sát của Trung Tâm thẻ Như vậy, nhóm khách hàng thiếu thông tin về dịch vụ ngân hàng Đông Á chiếm tỉ lệ rất cao (31,91%). Mặt khác, thu nhập thấp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạn chế công chúng mở tài khoản tại ngân hàng. Đối với bộ phận khách hàng có thu nhập thấp này (chiếm tỉ lệ 27,66%), tập quán sử dụng tiền mặt là phổ biến, họ cho biết không có nhu cầu sử dụng thẻ ngân hàng và đối với số tiền nhỏ mỗi lần thanh toán tại siêu thị thì dùng tiền mặt vẫn thuận lợi hơn. Một nguyên nhân tiếp theo là người dân có biết nhưng không quan tâm đến dịch vụ này, có thể nói dịch vụ thanh toán qua thẻ vẫn chưa nhận được nhiều sự hưởng ứng của người dân. Thực trạng này rất đáng lo ngại vì hầu hết người dân chưa thực sự quen với việc chi trả qua thẻ cho hàng hoá, dịch vụ hàng ngày. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn là một số nguyên nhân khác như ngân hàng nơi mở tài khoản chưa phát hành thẻ (8,51%) hay đang làm thẻ tại ngân hàng (6,38%). Trong 300 người được hỏi, có 159 người đang sở hữu thẻ thanh toán với số lượng cụ thể: Bảng 2.11: Số lượng thẻ khách hàng sở hữu (từ 159 người có thẻ) Số lượng thẻ hiện đang sở hữu gồm thẻ Đông Á và thẻ ngân hàng khác Số người Tỉ lệ (%) 4 18 11,3 3 36 27,90 2 48 30,19 1 57 35,85 Tổng cộng 159 100 Nguồn: Khảo sát của Trung tâm thẻ Những người sở hữu nhiều thẻ (3-4 thẻ) chủ yếu là lao động có trình độ cao, làm việc trong các lĩnh vực như tài chính – ngân hàng, bất động sản, du lịch…. Những người sở hữu từ 1-2 thẻ chủ yếu là sinh viên hoặc công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp. Thống kê này biểu hiện khá rõ tình hình phát hành thẻ của các ngân hàng, phần lớn chỉ mới tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho những khách đi làm được trả lương qua thẻ theo chương trình định hướng của chính phủ. Thẻ thanh toán do các khách hàng sở hữu mà nhóm nghiên cứu khảo sát bao gồm các thẻ nội địa và thẻ quốc tế do nhiều ngân hàng khác nhau phát hành: Bảng 2.12: Bảng thống kê số thẻ của các ngân hàng (từ mẫu 159 người có thẻ) Ngân hàng phát hành Số lượng thẻ Tỉ lệ (%) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 84 25,23 Ngân hàng Công thương Việt Nam 60 18,02 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 54 16,22 Ngân hàng Đông Á 39 11,71 Ngân hàng Á Châu 39 11,71 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 33 9,90 Các ngân hàng khác 24 7,21 Tổng cộng 333 100 Nguồn: Khảo sát của Trung tâm thẻ Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ thẻ của ngân hàng Đông Á (chiếm tỉ lệ 11,71%). Nguyên nhân la do ngân hàng Đông Á nhắm tới la chi trả lương qua thẻ là chính và chưa chú trọng đấu tư vào thị trường thanh toán thẻ tại siêu thị và qua bảng trên ta thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được sở hữu chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 25,23%), phần lớn những người sở hữu thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là những người ở tỉnh xa đang học tập hoặc làm việc tại TPHCM, thường hay có nhu cầu nhận hoặc gửi các khoản tiền từ quê lên thành phố và ngược lại. Nhưng có một nghịch lý là tuy số lượng thẻ của ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhưng số lượng siêu thị chấp nhận thẻ ngân hàng này lại rất ít (có 2 siêu thị là Siêu thị Hà Nội Cống Quỳnh và Siêu thị Văn Hóa Văn Lang trong 13 siêu thị được khảo sát). Chiếm tỉ lệ cao thứ hai là các loại thẻ do Ngân hàng Công thương Việt Nam phát hành (18,02%), đây thường là thẻ của công nhân tại các doanh nghiệp, do cơ quan làm cho họ để thực hiện trả lương qua tài khoản. Tiếp đến là các loại thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (chiếm tỉ lệ 16,22%), ngân hàng Đông Á (chiếm tỉ lệ 11,71%), ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (chiếm 9,9%), và các ngân hàng khác (chiếm 7,21%) do nhân viên tại các công ty tài chính, ngân hàng, bất động sản, du lịch, … sở hữu. Trong 159 người có sở hữu thẻ thanh toán thì: - Số người có biết thẻ thanh toán có thể được dùng để chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ nhưng chưa bao giờ sử dụng là 66 người, chiếm tỉ lệ 41,5%. Khi được hỏi tại sao không sử dụng tiện ích này của chiếc thẻ thì có một số ý kiến cho biết rằng thủ tục đăng kí phức tạp, phải trả phí khi thanh toán thẻ và siêu thị không nhận thanh toán bằng thẻ, đây là những ý kiến thể hiện sự hiểu biết không chính xác của người tiêu dùng về dịch vụ thẻ thanh toán. Một số ý kiến khác lại cho rằng họ cảm thấy không thích, không cần thiết và không thấy sự tiện lợi hơn khi thanh toán bằng thẻ so với thanh toán bằng tiền mặt, trong khi thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành một thói quen khó thay đổi. Đối với những người không được trả lương qua tài khoản thì việc ra ngân hàng nộp tiền vào tài khoản, sau đó dùng thẻ để chi trả thực sự khiến họ cảm thấy phiền phức, mất thời gian. Ngoài ra, số đông còn lại cho biết họ thiếu thông tin, chưa hiểu rõ tính năng, cách sử dụng và không nhìn thấy hướng dẫn nào tại siêu thị cũng như khi làm thẻ tại ngân hàng. Mặt khác, tâm lý và thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, người dân còn chưa quen với việc dùng thẻ để chi trả cho hàng hoá tại máy POS nên vẫn muốn dùng tiền mặt để chi tiêu, sợ rủi ro dẫn đến mất tiền do không hiểu rõ về công nghệ, sợ những bất lợi do trục trặc kĩ thuật, điều này đã ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển mạng lưới POS tại hệ thống siêu thị. Hộp thông tin 2.1: Bác Lê Thị Minh, 50 tuổi, công nhân nhà máy dầu Tường An cho biết: Bác có thẻ của DONGABANK nhưng chỉ dùng để nhận lương qua tài khoản, có biết về dịch vụ thanh toán qua thẻ nhưng không dùng vì “không hiểu rõ tiền sẽ bị trừ như thế nào”, đồng thời bác cũng không thích và bất đắc dĩ mới dùng thẻ vì thường phải đi lại nhiều lần và phải xếp hàng tại các máy ATM rất lâu. Hộp thông tin nói trên cho thấy sự cần thiết phải cải tiến phương pháp thông tin, quảng bá đến khách hàng dịch vụ thanh toán thẻ, đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng thanh toán thẻ mới thu hút được khách hàng sử dụng. - Số người biết thẻ thanh toán có thể được dùng để chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ và có sử dụng là 45 người, chiếm tỉ lệ 28,3%, trong đó thường xuyên sử dụng tại siêu thị là 39 người, số khách hàng này cho biết họ thích thanh toán bằng thẻ và thường xuyên sử dụng vì có nhiều thuận tiện như: không phải cầm theo tiền mặt, khắc phục được việc để quên tiền ở nhà hay tiền mặt cầm theo bị thiếu khi mua hàng, thời gian thanh toán nhanh, không phải nhận tiền lẻ, tiền xu và đặc biệt là tính an toàn, không sợ các rủi ro mất tiền như bị trộm cướp, làm rơi tiền. Tuy nhiên, có 6 khách hàng cho rằng thanh toán bằng tiền trong siêu thị quá rườm rà gây mất thời gian, đây là những khách hàng thường xuyên của hệ thống siêu thị Co-opmart, với cách thức thanh toán thẻ là khách hàng được nhận một hóa đơn treo tại quầy xuất hóa đơn, tiếp đến khách hàng sẽ phải cà thẻ qua máy POS tại quầy dịch vụ được đặt ở một nơi khác, sau đó mới được nhận hàng tại quầy đã xuất hóa đơn. Với cách thức như vậy khiến khách hàng cảm thấy thanh toán bằng tiền mặt nhanh gọn và đỡ phiền phức hơn. Sáu khách hàng này đều cho rằng thanh toán bằng thẻ tại các điểm chấp nhận thẻ khác như nhà hàng, khách sạn hay trung tâm thương mại mới phát huy được hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi của chiếc thẻ, còn tại các siêu thị thì quá phiền hà và mất thời gian. Hộp thông tin 2.2: Chị Dung, nhà ở quận 3, là khách hàng của Co-opmart Đinh Tiên Hoàng cho biết: chị có 2 thẻ quốc tế, 1 của Visa, 1 của MasterCard, có sử dụng vài lần tại máy POS của siêu thị nhưng sau đó quyết định không dùng nữa, “dùng tiền mặt cho nhanh”, vì phải tính tiền một nơi, thanh toán một nơi rất phiền phức, thẻ của chị chủ yếu thanh toán tại các nhà hàng hay trung tâm thương mại như Diamond Plaza. Hộp thông tin nói trên cho thấy nếu siêu thị không có biện pháp cải thiện cách thức thanh toán thẻ sẽ làm mất đi một lượng khách hàng sử dụng loại dịch vụ này. - Số người có sở hữu thẻ thanh toán nhưng không biết là thẻ thanh toán có thể được dùng để chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ và chưa từng sử dụng dịch vụ này là 48 người, chiếm tỉ lệ 30,18%, đây là một con số khá lớn, thể hiện sự thiếu thông tin và thiếu sự hướng dẫn từ ngân hàng và siêu thị, đồng thời thể hiện sự lãng phí nguồn lực rất lớn trong quá trình sử dụng thẻ, nếu những chiếc thẻ này được đưa vào thực hiện thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ thay vì chỉ dùng để rút tiền mặt thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, tốn kém trong quá trình lưu thông tiền mặt như: phí kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt và góp phần đưa thói quen không dùng tiền mặt vào cuộc sống của người dân. Phần lớn những khách hàng này được trả lương qua tài khoản và thẻ của họ chủ yếu được dùng để rút tiền mặt tại các máy ATM. Như vậy, với tổng số khách hàng khảo sát là 300 người thì số người thường xuyên sử dụng thẻ để chi trả cho hàng hoá tại siêu thị chỉ có 39 người, chiếm tỉ lệ 13% trong số những người được hỏi và chiếm tỉ lệ 24,53% trong số những người có sở hữu thẻ. Những con số này khá thấp, đòi hỏi từ phía ngân hàng cũng như siêu thị sự liên kết, hợp tác chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa để phát triển loại hình dịch vụ này, góp phần thúc đẩy và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 2.3.2.1 Lợi ích khi thanh toán thẻ Đông Á tại siêu thị Với chủ thẻ Tiện lợi:chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ,để rút tiền mặt hoạc sử dụng mốt số dịch vụ của ngân hàng tại các cơ sở chấp nhận thẻ( siêu thị) An toàn:các loại thẻ được làm bằng công nghệ cao, chủ thẻ được cung cấp mã số cá nhân lên được bảo mật tuyệt đối, các khoản tiền được chuyển trực tiếp vào thẻ lên tránh mất mát hoạc trộm cắp Với siêu thị Cung cấp được nhiều hàng hơn , tăng doanh thu và giảm chi phíbán hàng và tăng lợi nhuận đồng thời làm cho siêu thị trởlên văn minh và hiện đại hơn , tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch thu hút được nhiêu khách hàng tới siêu thị đồng thời tiền được chuyển thẳng vào tài khoản của ngân hàng do đó an toàn và giúp siêu thị dế dàng quản lý tài chính của mình hơn. Với ngân hàng Đa dạng hoá dịch vụ của ngân hàng thu hút nhiều khách hàng mới tham gia dịch vụ thẻ và các dịch vụ mớ của ngân hàng cungcấp và giữ được khách hàng cũ .Mặt khách việc thanh toán qua thẻ giúp ngân hàng thu hút được nguồn vốn lớn để bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn từ hoạt động thu phí và lãi do việc phát hành thẻ mang lại.Đồng thời làm tăng uy tìn của ngân hàng với những khách hàng . 2.3.2.2 Rủi ro khi thanh toán qua thẻ Thẻ bị mất cắp thất lac (lost-stoled-card) chủ thẻ bị mất cắp hoạc bị thất lac được người khàc sừ dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng, các tổ chừc tội phạm có thể in nổi mả hoá lại thẻ để thực hiện các giao dich từ thẻ giả mạo ,trường hợp này dấn đến rui ro cho khách hàn và cho ngân hàng phát hành thẻ Tạo băng từ giả(skimming) Đây là loại giả mao giao dich thẻ sử dụng kỹ thuật công nghệ cao ,trên cơ sở thu thập thông tin trên băng từ của chủ thẻ thanh toán tại các cơ sở chấp nhận thẻ,các tổ chức tội phạm làm thẻ giả sử dụng phần mểm riêng để má hoá và tạo băng từ trên thẻ gia sau đó sẽ thực hiện giao dịch giả mạo dấn đến rui do cho siêu thị , cho ngân hàng phát hành và chủ thẻ loại giả mạo này đang ngày một gia tăng ở các nước có hoạt động thanh toán qua thẻ phát triển. Rui ro về đạo đức rủi ro do nhân viên cơ sở chấp nhân thanh toá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN_VAN_TOT_NGHIEP.doc
  • docBIA.doc
Tài liệu liên quan