Luận văn Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tòa án nhân dân thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA BỊ

CÁO TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ.11

1.1. Khái niệm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình

sự . 11

1.1.1. Khái niệm quyền con người và bảo đảm quyền con người . 11

1.1.2. Khái niệm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình

sự . 16

1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định và thực hiện quy định về quyền của bị cáo

trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự . 26

1.2. Quy định của pháp luật về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ

thẩm vụ án hình sự . 28

1.2.1. Các quyền chung của các chủ thể trong tố tụng hình sự . 28

1.2.2. Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 31

1.3. Bảo đảm thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án

hình sự . 39

1.3.1. Bảo đảm thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ

thẩm . 40

1.3.2. Bảo đảm thực hiện quyền của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm . 40

1.3.3. Bảo đảm thực hiện quyền của bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa sơ

thẩm . 44

1.3.4. Vai trò của bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân . 44

Tiểu kết Chương 1.49

Chương 2. THỰC TRẠNG QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN XÉT

XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHÚ

THỌ, TỈNH PHÚ THỌ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP.51

pdf100 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tòa án nhân dân thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo điều kiện cho bị cáo được xét xử lần thứ hai với một HĐXX khác ở cấp xét xử phúc thẩm nhằm bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, khách quan hơn. - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Bị cáo có quyền khiếu nại quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng. Những quyết định này không thuộc đối tượng kháng cáo như quyết định áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn... Bị cáo cũng có quyền khiếu nại hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nếu các hành vi đó là trái pháp luật. Ngoài các quyền đã xác định cụ thể ở trên, bị cáo còn có những quyền khác theo quy định của pháp luật. Những quyền này được quy định tại các văn bản pháp luật khác như: Hiến pháp, Bộ luật hình sự... 39 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định theo hướng mở rộng quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự có ảnh hưởng rất lớn tới công tác điều tra, truy tố, xét xử; góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Không nên coi việc mở rộng quyền cho bị can, bị cáo là làm yếu cuộc đấu tranh chống tội phạm. Điều tra viên cần sử dụng mọi kỹ năng để thu thập những chứng cứ buộc tội và gỡ tội, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của bị can; Kiểm sát viên cần chủ động kiểm sát chặt chẽ ngay từ khi khởi tố điều tra cho đến khi truy tố, xét xử; Tòa án cần thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình bảo đảm tính công bằng, đúng đắn, chính xác trong quá trình xét xử. Mọi hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải được bảo đảm thực hiện khách quan, công bằng, đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, bảo đảm việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bị can, bị cáo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền của bị can, bị cáo được pháp luật tố tụng hình sự quy định. 1.3. Bảo đảm thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm quyền bị cáo. Ở vị trí trọng tâm của quá trình tố tụng, phiên tòa không chỉ là sự bảo đảm quyền lợi cho bị hại (đối tượng bị thiệt hại bởi tội phạm) mà còn bảo vệ quyền lợi cho chính bị cáo - người bị buộc tội. Thực chất, phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự là sự triển khai và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản đã được đề cập tại Chương II BLTTHS 2015. Xem xét trình tự, thủ tục phiên tòa, ta có thể dễ dàng nhận ra bóng dáng của những nguyên tắc cơ bản đó đồng thời cũng chính là những đảm bảo pháp lý cho bị cáo, người bị buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam trực tiếp thực hiện các quyền tố tụng của mình. Trong các hoạt động của Tòa án thì việc ra bản án có 40 ý nghĩa quan trọng, kết thúc chuỗi hoạt động tố tụng, trả lời mọi câu hỏi các vấn đề của vụ án. Bản án của Tòa án nhân danh Nhà nước nên khi có hiệu lực buộc tất cả mọi người, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tôn trọng, thực thi. Như vậy, trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng thì “Tòa án đóng vai trò trung tâm và hoạt động xét xử là trọng tâm” đúng như Bộ Chính trị đã xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW. Bảo đảm thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là việc làm của tòa án mà chủ yếu là của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và của Hội đồng xét xử tại phiên tòa xét xử trong quá trình xét xử và cả sau khi xét xử vụ án. 1.3.1. Bảo đảm thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Để bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa án phải thực hiện nhiệm vụ sau: Tống đạt các quyết định tố tụng cho bị cáo đúng thời hạn luật định; Thẩm phán phải lập kế hoạch xét hỏi sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong kế hoạch xét hỏi cần chú ý làm rõ những tình tiết có lợi cho bị cáo như tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; giải quyết các yêu cầu của bị cáo ở giai đoạn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Việc bảo đảm thực hiện quyền này có ý nghĩa quan trọng trong việc để bị cáo có thời gian chuẩn bị tham gia phiên tòa, thực hiện có hiệu quả các quyền của mình tại phiên tòa xét xử. 1.3.2. Bảo đảm thực hiện quyền của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm Các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm cho việc thực hiện quyền của bị cáo bao gồm: Chánh án, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa, HTND, Thư ký tòa án, Viện trưởng viện kiểm sát, KSV, Luật sư bào chữa cho bị cáo và các chủ thể có liên quan. Để bảo đảm quyền của bị cáo, giai đoạn này các chủ thể nói trên phải thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật tương ứng với mỗi giai đoạn tố tụng như: 41 - Bảo đảm quyền được tham gia phiên tòa của bị cáo Quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa tại Điều 290 BLTTHS 2015 chính là việc bị cáo được thực hiện quyền tham gia phiên tòa. Đó chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội, cũng chính là bảo đảm pháp lý để bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình. Các quy định về sự có mặt của những người tham gia phiên tòa và quy định về việc hoãn phiên tòa nhằm mục đích xét xử vụ án một cách công bằng, khách quan, đưa ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hội đồng xét xử phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền tham gia phiên tòa. Trường hợp bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa để triệu tập lại. Tòa án chỉ được xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp nhất định. - Bảo đảm quyền của bị cáo khi bắt đầu phiên tòa. Thủ tục bắt đầu phiên tòa là hoạt động nhằm kiểm tra các điều kiện cần thiết cho việc xét xử, tạo tiền đề cho việc tiến hành các phần tiếp theo của phiên tòa. Thông qua hoạt động này, HĐXX sẽ xác định các điều kiện cần thiết để quyết định có thể tiếp tục xét xử hay phải hoãn phiên tòa quy định tại Mục IV BLTTHS 2015. Thủ tục bắt đầu phiên tòa cũng có những quy định đảm bảo các quyền con người cho bị cáo. Đó là quy định việc chủ tọa phiên tòa phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị cáo tại phiên tòa, hỏi bị cáo về việc thực hiện các quyền tại phiên tòa như đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng. Hội đồng xét xử phải tiếp nhận các yêu cầu của bị cáo để xem xét khi bị cáo thực hiện các quyền của mình tại phiên tòa: quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịchquyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, quyền đưa thêm tài liệu, vật chứng ra xem xét (Điều 302, 305 BLTTHS 2015). - Bảo đảm quyền của bị cáo ở giai đoạn tranh tụng tại phiên tòa. 42 Hội đồng xét xử phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền đưa ra chứng cứ, quyền không buộc phải chống lại chính bản thân mình hoặc nhận mình có tội; bảo đảm quyền của bị cáo tại ở giai đoạn tranh luận được tự bào chữa hoặc được người khác bào chữa cho mình, đối đáp với những ý kiến của người tham gia tranh luận khác để bảo vệ quyền lợi của mình; Xét hỏi là bước quan trọng của quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Đây là cuộc điều tra chính thức công khai được thực hiện qua việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng, xem xét mọi vấn đề để xác định có tội hay không, nếu có là tội gì cũng như nguyên nhân, động cơ, mục đích, hậu quả của tội phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bị cáo Việc quy định Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng tại Điều 306 BLTTHS 2015 là một quy định để cho bị cáo tự xác minh lại xem bản cáo trạng mình đã được nhận có nội dung đúng như nội dung bản cáo trạng mà Tòa án nhận được trong hồ sơ vụ án và bản cáo trạng mà KSV công bố tại phiên tòa hay không. Đây thực chất là việc kiểm tra lại quyền được nhận các văn bản tố tụng của bị cáo có được đảm bảo hay không. Vì vậy, sau khi kiểm sát viên công bố cáo trạng, chủ tọa phiên tòa phải hỏi lại bị cáo về nội dung cáo trạng, các quyết định của viện kiểm sát trong cáo trạng đã trình bày xem có gì khác với nội dung cáo trạng mà bị cáo đã nhận hay không để phát hiện xử lý việc vi phạm của viện kiểm sát. Mặt khác, việc quy định nếu Kiểm sát viên có ý kiến bổ sung thì phải trình bày luôn là để tạo điều kiện cho bị cáo hiểu rõ quan điểm buộc tội của VKS để có thể chuẩn bị bào chữa cho mình. Các quy định về xem xét vật chứng (Điều 312 BLTTHS 2015), nghe và xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình (Điều 313 BLTTHS 2015) và xem xét tại chỗ (Điều 314 BLTTHS) tạo điều kiện để vụ án được đánh giá một cách khách quan và công khai. Tranh luận tại phiên tòa là một bước của tranh tụng tại phiên tòa mà trong bước này HĐXX nghe ý kiến đối đáp của đại diện VKS và những người 43 tham gia tố tụng thể hiện quan điểm trong việc giải quyết vụ án và bảo vệ quyền lợi cho mình một cách toàn diện nhất. Đây được xem là cơ hội cuối cùng để những người tham gia tố tụng phân tích, lập luận để HĐXX chấp nhận ý kiến của mình. Việc tranh luận này được tiến hành như sau: + Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn. Nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị HĐXX tuyên bố bị cáo không có tội. + Bị cáo trình bày lời bào chữa (nếu bị cáo có người bào chữa thì người bào chữa sẽ bào chữa cho bị cáo trước, sau đó bị cáo có quyền bổ sung ý kiến). + Người bị hại và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của kiểm sát viên. Nếu những người tham gia tố tụng có ý kiến khác nhau thì họ có quyền tham gia phản bác lại ý kiến mà mình không đồng ý. Trong phần tranh luận, chủ tọa phiên tòa chỉ được cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án chứ không được hạn chế thời gian tranh luận. Mặt khác, chủ tọa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. - Bảo đảm thực hiện quyền của bị cáo khi nghị án và tuyên án. Quy định về việc nghị án tại Điều 326 BLTTHS 2015 đảm bảo thực hiện nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và nguyên tắc “Tòa án xét xử tập thể”. Trong giai đoạn nghị án, nếu hai nguyên tắc này được bảo đảm thì sẽ cho ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Với nguyên tắc nghị án bí mật, các quyền của bị cáo được các thành viên HĐXX bảo đảm thực hiện thông qua việc thực hiện các nguyên tắc tố tụng như suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, bằng chính sự vô tư, khách quan của người nghị án. Các quyền của bị cáo trong từng bước của trình tự phiên tòa cần phải được đảm bảo. Mỗi một giai đoạn khi tiến hành xét xử sẽ tác động trực tiếp tới 44 quyền nhân thân của bị cáo. Do vậy, từng hoạt động điều hành diễn biến phiên tòa phải được Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa tôn trọng và thực hiện đầy đủ. 1.3.3. Bảo đảm thực hiện quyền của bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm Sau khi kết thúc phiên tòa, để thực hiện quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án, Tòa án phải giao bản án, quyết định cho bị cáo trong thời hạn luật định (10 ngày); giao bản án, quyết định cho bị cáo bị xử vắng mặt; niêm yết bản án theo quy định. Việc làm này giúp bị cáo nắm được nội dung những phán quyết của tòa án để cân nhắc xem có cần kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án theo thủ tục phúc thẩm không. 1.3.4. Vai trò của bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân - Bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc cải cách tư pháp vì quyền con người. Bảo đảm quyền của bị cáo hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác đối với quyền của của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại TAND, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, xã hội trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền của bị cáo nói riêng; Bảo đảm quyền của bị cáo (một cách toàn diện, đầy đủ) cũng là cách thức nhằm đạt tới mục đích của tố tụng hình sự nói chung, việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở TAND nói riêng: xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của TAND: bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ công lý. - Bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND nhằm hướng tới một nền tư pháp hiện đại, tôn trọng và bảo vệ các quyền con người. 45 Tính chất bất bình đẳng trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự luôn đặt ra nhu cầu cần phải bảo vệ những người bị “yếu thế”. Thật vậy, trong hoạt động xét xử vụ án hình sự, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa bị cáo và các chủ thể khác đại diện cho quyền lực nhà nước như Thẩm phán, KSV - những người nhân danh quyền lực nhà nước làm nhiệm vụ trực tiếp tiến hành truy tố, xét xử bị cáo theo quy định của pháp luật là quan hệ không ngang bằng. Vị trí bất lợi, yếu thế luôn thuộc về bị cáo. Tức là các quyền của họ thường dễ bị xâm phạm nếu không có các biện pháp bảo đảm từ phía Nhà nước. Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, ở các giai đoạn tố tụng hình sự trong đó có giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đều có thể dẫn đến những nguy cơ xâm hại các quyền của bị cáo nhưng trong Nhà nước pháp quyền, tiêu chí về bảo vệ các quyền luôn được đề cao. Hoạt động tố tụng hình sự bảo đảm quyền “được coi là trục xoay của toàn bộ các hoạt động tố tụng hình sự, là tâm điểm chú ý của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, của cải cách tư pháp”. Do vậy, bảo đảm quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự của TAND nói riêng được đặt ra như một nhiệm vụ cấp thiết. Xét về bản chất, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là phương pháp quyền uy - phục tùng, khi tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự bị cáo luôn thuộc về thế yếu, họ phải đối mặt với quyền lực nhà nước với đội ngũ công chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về pháp luật. Do vậy, trong hoạt động xét xử vụ án hình sự, bảo đảm quyền của bị cáo Tòa án phải tạo ra môi trường thuận lợi cho bị cáo, làm cho họ yên tâm về tâm lý và biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền của mình. Khi ra quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử Tòa án phải gửi quyết định đó cho bị cáo hoặc người người đại diện của họ để bị cáo thực hiện quyền bào chữa, chuẩn bị tham gia tranh tụng. Một người với tư cách bị cáo, họ mới chỉ bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội, họ vẫn có các quyền con người. Tuy nhiên, các quyền của bị cáo lại 46 bị đặt trong quan hệ đặc biệt, quan hệ TTHS mà chủ thể là bị cáo với các cơ quan, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong quan hệ TTHS, ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, bị cáo mang trong mình những quyền con người cụ thể. Tuy không đồng nhất với quyền con người nhưng quyền của bị cáo là biểu hiện cụ thể cho quyền con người (trong điều kiện người đó có tư cách bị cáo) hay nói cách khác, quyền con người là cái cốt lõi, căn bản, cái tiêu chuẩn xác định quyền của bị cáo. Chính vì vậy, việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử nhằm góp phần đáp đứng yêu cầu căn bản của hoạt động tố tụng hình sự nói chung và hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng ở tất cả các cấp toà án. - Bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND góp phần giải quyết đúng đắn quá trình chứng minh vụ án hình sự Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cơ quan tiến hành tố tụng, các bên tham gia tranh tụng phải thực hiện đúng đắn nghĩa vụ tố tụng của mình để vụ án hình sự được điều tra, xem xét giải quyết công khai tại phiên tòa, bảo đảm tính khách quan, toàn diện. Nếu bị cáo phạm tội, HĐXX quyết định áp dụng hình phạt đối với người phạm tội hoặc cho họ được miễn hình phạt. Kết quả việc giải quyết vụ án được thể hiện bằng bản án văn bản tố tụng quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, quyết định trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, người bị hại và người tham gia tố tụng khác nhau. Do vậy, hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND phải được tiến hành một cách nghiêm ngặt theo các nguyên tắc của Bộ luật TTHS. Tại phiên tòa, HĐXX phải thẩm tra, xét xử khách quan, toàn diện, đầy đủ các chứng cứ của vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, cũng như được đưa ra trong quá trình xét xử, kết hợp với những kết quả các bên tranh tụng công khai và 47 bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng từ đó Thẩm phán đưa ra phán quyết về vụ án. - Bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND góp phần bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, công khai trong hoạt động tố tụng. Bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND yêu cầu xác định tội phạm một cách khách quan, toàn diện, xử lý công minh không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Trong bản án hình sự, HĐXX quyết định khung hình phạt phải tương xứng với tính chất và hành vi của người phạm tội. Phán quyết của Tòa án bảo đảm tính răn đe, giáo dục, thuyết phục đối với người phạm tội và có tính chất phòng ngừa chung đối với các đối tượng khác. Như vậy, bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp huyện góp phần bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, công khai trong hoạt động tố tụng, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, góp phần duy trì và đảm bảo trật tự pháp luật, trật tự an toàn xã hội. Toà án xét xử công khai góp phần đảm bảo rằng hoạt động xét xử của TAND là thể hiện sự dân chủ và phản ánh giá trị của cộng đồng để tạo niềm tin cho người dân rằng trình tự cũng như kết quả của việc tố tụng là công bằng. - Bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND góp phần thực hiện đúng đắn nội dung các quy định và thực hiện các nguyên tắc trong TTHS. Trong hoạt động xét xử vụ án hình sự nói chung, vụ án sơ thẩm hình của TAND nói riêng yêu cầu đặt ra là phải tuân thủ các nguyên tắc trong TTHS. Đó là nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; nguyên tắc suy đoán vô tội; nguyên tắc Thẩm phán và HTND xét xử độc lập 48 và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng; nguyên tắc tranh tụng; nguyên tắc bảo đảm sự kiểm tra, giám sát trong hệ thống từng cơ quan tố tụng và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Những nguyên tắc trong TTHS là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, làm nền tảng cho hoạt động xét xử. Trên cơ sơ thực hiện tốt các nguyên tắc trong tố tụngTòa án với tư cách là cơ quan tài phán mới có đủ điều kiện để xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. - Bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND nhằm khẳng định địa vị pháp lý của bị cáo, minh bạch hóa các quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong giai đoạn xét xử. Trong nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm quyền con người trong đó có quyền của bị cáo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Mục tiêu của các chủ trương, chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp gần đây đều hướng đến kiện toàn, xây dựng và nâng cao chất lượng giai đoạn xét xử của Tòa án. Bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp huyện nhằm khẳng định địa vị pháp lý của bị cáo, minh bạch hóa các quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong hoạt động xét xử vì tại phiên tòa bị cáo có các điều kiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến vụ án, không bị hạn chế về thời gian trình bày ý kiến của mình về vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự. Bị cáo có quyền bình đẳng với các chủ thể khác.Đặc biệt, người bào chữa cho bị cáo có quyền bình đẳng với KSV, người thay mặt Nhà nước buộc tội bị cáo trong việc đưa ra chứng cứ và đưa ra yêu cầu tranh luận tại phiên tòa. HĐXX mới có điều kiện cân nhắc, xem xét để ra đúng đắn, khách quan và đúng pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Bản án và quyết định của TAND trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự bảo đảm nguyên tắc khách quan khi đánh giá sự việc, không thiên lệch. Trường hợp một bản án, quyết 49 định TAND sai thẩm quyền thường dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho bị cáo, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân. - Bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND nhằm hạn chế sự vi phạm trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo. Trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, bị cáo được coi là người có vị trí trung tâm và cũng có đủ các quyền của con người với tư cách là cá nhân, công dân. Tuy nhiên, để thực hiện chức năng đấu tranh, phòng chống tội phạm có hiệu quả và căn cứ trên các dấu hiệu cấu thành tội phạm, pháp luật quy định cần thiết phải áp dụng những biện pháp cưỡng chế tố tụng đối với bị cáo. Điều này đồng nghĩa với việc bị cáo có thể bị hạn chế một số quyền. Không chỉ là việc bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, mà trước đó, trong giai đoạn khởi tố, điều tra, với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, các quyền của bị cáo có thể đã có “nguy cơ” bị xâm phạm nhiều nhất. Do vậy, cần phải có những biện pháp bảo vệ vừa phòng ngừa những vi phạm pháp luật từ các cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng vừa bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền của họ. Tiểu kết Chƣơng 1 Trong thế giới phát triển đa chiều như hiện nay thì vấn đề quyền con người luôn là trung tâm chi phối các hoạt động của mọi quốc gia. Nó mang tính phổ biến chung của nhân loại. Các quốc gia đã hiện thực hóa và phản ánh vào các quy phạm pháp của quốc gia mình để tạo cơ chế bảo đảm để quyền con người được thực thi trên thực tế. Ở Việt Nam, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đã được ghi nhận trong toàn bộ hệ thống pháp luật, đặc biệt đối với các quy định pháp trong TTHS mà mấu chốt thực hiện các quyền này đối với bị cáo ở giai đoạn 50 xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự hiện nay. Để có cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền của bị cáo và việc thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trong chương này của luận văn, tác giả đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quyền của bị cáo trên cơ sở làm rõ các khái niệm khác có liên quan như: quyền, quyền con người, quyền công dân. Từ việc nghiên cứu những khái niệm này trên phương diện ngôn ngữ học tác giả đi đến định nghĩa về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; nêu và phân tích ý nghĩa của việc quy định và thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định theo hướng mở rộng quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử, có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xét xử. Để bảo đảm quyền của bị cáo, hai giai đoạn là trước khi mở phiên tòa và tại phiên tòa, những người tiến hành tố tụng cần thực hiện các nội dung theo từng giai đoạn xét xử: giai đoạn trước khi mở phiên tòa (để bảo đảm quyền của bị cáo, các chủ thể có trách nhiệm phải thực hiện các hoạt động sau: gửi các quyết định tố tụng cho bị cáo; lập kế hoạch xét hỏi sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử; tiến hành các công việc chuẩn bị mở phiên tòa; giải quyết các yêu cầu của bị cáo ở giai đoạn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc để bị cáo thực hiện các quyền của mình. Bởi lẽ, khi nhận được các quyết định tố tụng này bị cáo bắt đầu bước sang một giai đoạn khác trong vòng quay tố tụng). Ở giai đoạn tại phiên tòa (Các chủ thể có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bao gồm Chánh án, Thẩm phán, Chủ tọa phiên, HTND, Thư ký tòa án, Viện kiểm sát, KSV, Luật sư bào chữa cho bị cáo và các chủ thể có liên quan. Để bảo đảm quyền của bị cáo, giai đoạn này các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật tương ứng với mỗi giai đoạn tố tụng). 51 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 2.1. Thực trạng quyền của bị cáo trong giai đoạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quyen_cua_bi_cao_trong_giai_doan_xet_xu_so_tham_vu.pdf
Tài liệu liên quan