LỜI MỞ ĐẦU. 3
1. Lý do lựa chọn đề tài. 3
2. Tình hình nghiên cứu. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10
5. Phương pháp nghiên cứu. 10
6. Đóng góp của luận văn. 11
7. Kết cấu luận văn. 12
Chương 1. SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG SẮC LỆNH NưỚC VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1945 - 1946 . 13
1.1. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 13
1.1.1. Bối cảnh lịch sử và sự ra đời nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. 13
1.1.2. Khái quát về tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
giai đoạn 1945 - 1946. 17
1.1.3. Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân – tư tưởng chủ đạo của nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 18
1.2. Hệ thống Sắc lệnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 29
1.2.1. Một số vấn đề về “Sắc lệnh”. 29
1.2.2. Hệ thống sắc lệnh trong một số lĩnh vực chủ yếu. 33
Chương 2. QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN QUA CÁC SẮC LỆNH
NưỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1945 - 1946:
NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA. 59
2.1. Nội dung quyền làm chủ của nhân dân được qua hệ thống sắc lệnh
giai đoạn 1945-1946. 59
2.1.1. Nhân dân là chủ thể trong hệ thống chính trị. 59
2.1.2. Nhân dân có quyền tự do bầu cử để lập ra chính quyền của mình . 64
63 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quyền làm chủ của nhân dân trong hệ thống sắc lệnh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn 1945 - 1946, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước, trong đó có chế độ bầu cử, bãi
miễn các thành viên nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp luật nhà nước và
thừa nhận ở nhà nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân” (còn dân là những ai
thì do bản chất giai cấp thống trị xã hội quy định) gắn liền với một hệ thống
chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội. Với một chế độ dân chủ và nhà
nước tương ứng, đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các
lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy tính giai cấp thống trị cũng gắn liền với và
chi phối tính dân tộc, tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
của mỗi quốc gia dân tộc. Ở Việt Nam, trước khi có sự ra đời của Nhà nước
DCCH, chưa có một thể chế dân chủ nào tồn tại trong lịch sử mà có chăng chỉ
tồn tại những giá trị dân chủ mang tính thỏa thuận của cộng đồng như “lệ
làng, “hương ước”Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam
không có bề dày truyền thống về thực thi dân chủ nói chung, dân chủ trực tiếp
nói riêng. Do nền lập hiến - nền tảng cho các cơ chế dân chủ hiện đại của Việt
Nam rất non trẻ (mới chỉ bắt đầu từ 1946). Đồng thời, chiến tranh khốc liệt và
kéo dài cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức, thực thi hiệu quả
7
Thuật ngữ “Dân chủ” – Democratos trong tiếng Hy Lạp được ghép từ hai từ khác nhau: “Démos” để chỉ
nhân dân, “Kratos” để chỉ quyền lực. Dân chủ là một phạm trù chính trị - xã hội rộng lớn, nhưng nội dung cơ
bản là quyền lực thuộc về nhân dân.
26
các hình thức dân chủ, cả dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Với sự ra đời
của CNXH, NDLĐ giành lại chính quyền và tư liệu sản xuất thì quyền lực
thực sự mới trở lại với nhân dân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà nước
XHCN đã thiết lập nền dân chủ XHCN để thực hiện quyền lực của nhân dân.
Bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN là sự lãnh đạo chính trị của giai
cấp công nhân thông qua chính đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không
phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân mà
chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó
có giai cấp công nhân. Lênin nhấn mạnh: Dân chủ XHCN là chế độ mà nhân
dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Do vậy, dân chủ
XHCN vừa mang bản chất giai cấp công nhân vừa mang tính nhân dân rộng
rãi và tính dân tộc sâu sắc. Cùng với quá trình hoàn thiện nền dân chủ XHCN,
đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của NDLĐ ngày càng được nâng cao,
con người được tự do, bình đẳng và được tạo điều kiện để phát triển mọi mặt.
Ở đó, việc thực hiện dân chủ và nhân quyền gắn liền với từng bước xóa bỏ
ranh giới giai cấp, đáp ứng hài hòa giữa tính giai cấp với tính nhân loại; vì
trong quá trình xây dựng CNXH “cùng với việc thủ tiêu những sự khác biệt
giai cấp đó thì mọi sự bất bình đẳng về xã hội có và bắt nguồn từ sự khác biệt
giai cấp đó, tự chúng không còn nữa” [11, tr.24]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân có
liên quan đến phạm trù dân chủ. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân,
nhân dân tự tổ chức và thực hiện, trước hết và chủ yếu là thông qua nhà nước
của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Trong chế độ XHCN thì bao nhiêu
quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi
ích đều vì dânchế độ dân chủ XHCN, nhà nước XHCN do đó, về thực
chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Theo Người, phạm trù dân
chủ xoay quanh hai mệnh đề ngắn gọn mà sâu sắc “Dân là chủ” và “Dân làm
chủ”:“Dân là chủ” đề cập và khẳng định vị thế của dân, còn“dân làm chủ”
27
nhấn mạnh tới trách nhiệm, năng lực của dân. Đây là hai mệnh đề không thể
tách rời và luôn song hành với nhau, cho chúng ta một cách nhìn khoa học và
toàn diện về quyền làm chủ của nhân dân. Người khẳng định địa vị làm chủ
của nhân dân, coi đó là nội dung cơ bản của nền dân chủ mới. Trong tư tưởng
dân chủ Hồ Chí Minh, nhân dân được đề cập với vai trò là chủ thể sáng tạo
của nền dân chủ; là động lực đồng thời là mục tiêu của nền dân chủ trong khi
thực hiện những nhiệm vụ cách mạng nói chung và khi xây dựng, thực hành
nền dân chủ nói riêng. Phạm trù Nhân dân có quyền làm chủ, là người chủ
của xã hội là nội dung trung tâm trong tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh và
là tiêu chí quan trọng xác định bản chất của chế độ dân chủ nhân dân . Nêu
quan điểm lãnh đạo là để phụng sự dân, là công bộc, là người đầy tớ trung
thành của nhân dân nên ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong
thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện, làng, Người đã chỉ rõ “các cơ
quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của nhân
dân nghĩa là gánh vác việc chung cho nhân dân chứ không phải là đè đầu dân
như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp - Nhật”. Để người dân thực
hiện quyền làm chủ của mình một cách thực sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu
cầu: “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của
dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương” [65;
tr.698 – 699]. Các giá trị dân chủ, các quyền tự do dân chủ, các hình thức dân
chủ (gián tiếp và trực tiếp) đã từng bước được thể hiện trong các nguyên tắc
và trong các quy định pháp luật. Hiến pháp 1946 và các sắc lệnh của Nhà
nước Việt Nam DCCH ngày càng thể hiện tính chất nhân văn trong các vấn
đề quyền làm chủ của nhân dân.Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân
dân Việt Nam đã tiến hành Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lập
ra nước Việt Nam DCCH - Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, từng
bước xây dựng và phát triển nền dân chủ mới ở nước ta - dân chủ cho nhân
dân, đối với nhân dân và vì nhân dân, dân chủ trên mọi phương diện của đời
28
sống xã hội. Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam DCCH cũng đánh dấu bước
ngoặt đổi đời của cả dân tộc cũng là cuộc đổi đời của từng con người Việt
Nam: người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành công dân của nước
Việt Nam DCCH. Đây là cuộc . Thể chế thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, nhân dân có quyền lực tối cao trong việc đưa ra các quyết định chính
trị, các chính sách công chỉ được đưa ra sau khi xác định được ý nguyện của nhân dân.
Thứ hai, chính quyền đặt căn bản trên sự thỏa thuận của kẻ bị trị và hiến pháp giới
hạn quyền hành của chính phủ.
Thứ ba, thừa nhận nguyên tắc đa số thống trị, nhưng quyền của thiểu số được tôn
trọng; tất cả các quyết định chính trị phải được đưa ra theo nguyện vọng của đa số.
Thứ tư, quyền căn bản của con người được đảm bảo theo đúng thủ
tục luật định.
Thứ năm, tiến hành tuyển cử tự do và công bằng.
Thứ sáu, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, có cùng một cơ hội
tham gia vào quá trình hoạch định chính sách thông qua giá trị công bằng của
lá phiếu và quyền tự do lựa chọn trong các khả năng.
Thứ bảy, áp dụng chủ thuyết đa nguyên về mặt xã hội, kinh tế và chính
trị; đề cao giá trị của đức tính tự trọng, thực tiễn, hợp tác và dung hòa.
Cho đến nay, dân chủ cùng với thời gian đã tồn tại dưới nhiều loại
hình đa dạng, tuy nhiên, về cơ bản nó xuất hiện chủ yếu dưới hai dạng thức
cơ bản là:
- Dân chủ trực tiếp (direct democracy) là một chế độ chính trị trong đó
nhân dân trực tiếp tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về những quyết định
chung của tập thể, của chính quyền mà không cần thông qua một trung gian
nào. Loại hình dân chủ này đã từng xuất hiện trong các thành bang (polis) Hy
Lạp cổ đại, theo đó, “các công dân đều có thể tham gia vào giải quyết những
vấn đề quan trọng của thành phố và đưa ra những giải pháp vào cuộc sống”.
29
Đây là hình mẫu lý tưởng và hoàn hảo nhất của dân chủ, tuy nhiên để duy trì được
chế độ này, cần phải đảm bảo những điều kiện rất khắt khe như: dân số phải nhỏ, xã
hội thống nhất về văn hóa, tài sản và phúc lợi được phân chia công bằng
- Dân chủ đại diện (representative democracy) là loại hình dân chủ phổ
biến ngày nay, là “hình thức cai trị, trong đó công dân lựa chọn các nhà chức
trách để quyết định các chính sách, ban hành luật pháp và đưa các chính sách
đó vào đời sống”, hay “thể chế chính trị mà ở đó công dân bầu những người
đại diện thay mặt mình điều hành chính phủ”. Khác với dân chủ trực tiếp,
trong chế độ dân chủ đại diện, người dân sẽ giao cho một số thành viên trong
xã hội những quyền hạn và trách nhiệm nhất định để họ thay mặt nhân dân điều
hành chính quyền, quản lý xã hội. Việc lựa chọn những cá nhân tham gia vào hệ
thống chính quyền trong chế độ dân chủ đại diện được tiến hành dưới hình
thức phổ biến nhất là bầu cử. “Bầu cử như là một trong những biện pháp cơ
bản hạn chế quyền lực nhà nước, cũng như một cách thức nhân dân đánh giá
và mong muốn về trách nhiệm của nhà nước, có quyền hất bỏ những quyền
lực nhà nước không đáp ứng được sự mong mỏi của người dân”.
1.2. Hệ thống Sắc lệnh nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
1.2.1. Một số vấn đề về “Sắc lệnh”
Sắc lệnh là một thuật ngữ pháp lý để phản ánh một trong những hình
thức và nguồn cơ bản trong hệ thống pháp luật ở các quốc gia thuộc hệ thống
(dòng họ) pháp luật Châu Âu lục địa (Continetal Law), hệ thống Luật dân sự
(Civil Law), hay gọi đơn giản hơn là hệ thống pháp luật Pháp - Đức. Đây là
hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới, được xây dựng trên nền tảng di sản của
Luật La Mã (ius civile), phát triển ở các nước Pháp, Đức và một số nước lục
địa Châu Âu. Trong đó pháp luật của Pháp, Đức là quan trọng nhất và có ảnh
hưởng lớn tới pháp luật của các nước khác trong hệ thống pháp luật này. Hệ
thống pháp luật của các nước này nhìn chung đều chịu ảnh hưởng của Luật La
Mã, luật vật chất được coi trọng hơn luật thủ tục, luật tư là lĩnh vực pháp luật
30
được chú trọng hơn cả. Họ pháp luật này coi trọng văn bản quy phạm pháp
luật và đã thoát ly khỏi tôn giáo, luân lý, đề cao tự do cá nhân. Ngày nay,
phạm vi ảnh hưởng của hệ thống Civil Law tương đối rộng bao gồm các nước
Châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Italia), Quebec (Canada), Louisiana (Mỹ),
Nhật Bản và một số nước Châu Mỹ Latinh (Brazin, Vênêduêla).
Sắc lệnh được hiểu là mệnh lệnh, văn bản do người đứng đầu nhà nước
(Chủ tịch nước hay Tổng thống) ban hành, quy định những điều quan trọng,
có giá trị như một văn bản pháp luật do chính phủ ban bố, tất cả mọi người
phải tuân theo. Ở Pháp, sắc lệnh (Décret-tiếng Pháp) do Tổng thống ban hành
(từ năm 1958 Thủ tướng Pháp cũng có thể ban hành) có hiệu lực thấp hơn
luật, tuy nhiên có những sắc lệnh được ban hành thuộc lĩnh vực luật theo sự
ủy quyền của Nghị viện thì có hiệu lực như luật gọi là Sắc lệnh - luật
(Décret-Loi).
Là hình thức pháp luật thành văn, mang tính mệnh lệnh và do chủ thể
đặc biệt là nguyên thủ quốc gia - người đứng đầu cơ quan hành pháp; nên sắc
lệnh được áp dụng phổ biến trong những hoàn cảnh đặc biệt (chiến tranh,
thảm họa thiên tai, tình trạng khẩn cấp) nhằm đáp ứng yêu cầu kịp thời điều
chỉnh các quan hệ pháp luật. Trong những tình thế nóng bỏng, chính quyền
giữ vận mệnh đất nước không thể chờ đợi tiến trình lập pháp phải trải qua
những khâu trong quy trình thủ tục phức tạp và thời gian. Việc ban hành Sắc
lệnh được xem là quyền lập pháp trong tình huống khẩn cấp của chính phủ mà
chỉ có người đứng đầu Chính phủ (hoặc người được ủy quyền của người đứng
đầu) mới có thẩm quyền ký ban hành. Có thể nhận thấy ưu điểm cơ bản của
sắc lệnh ở chỗ: vừa đảm bảo tính hiệu lực pháp lý cao (do người đứng đầu
Nhà nước ban hành) vừa có thể được xây dựng và ban hành nhanh chóng, đáp
ứng kịp thời những yêu cầu cụ thể và cấp bách của điều chỉnh pháp luật. Vì
vậy, ngay trong đêm Cách mạng tháng Mười vừa giành thắng lợi 7-11 (ngày
25-10 theo lịch của nước Nga), Đại hội Xô-viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc
31
ở điện Xmônưi đã tuyên bố thành lập chính quyền Xô-viết do Lênin đứng đầu
và thông qua các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền mới. Đó là:
Sắc lệnh về ruộng đất: là một văn kiện có tính chất cương lĩnh cũng đã
được thông qua ngay trong đêm Cách mạng tháng Mười đại thắng, vào lúc 2
giờ sáng ngày 9-11 (ngày 27-10); là một trong những nội dung quan trọng
nhất của chương trình Đại hội các Xô-viết đại biểu công nhân, binh sỹ và
nông dân Toàn Nga lần thứ nhất. Lênin nêu rõ vấn đề ruộng đất là một trong
những nội dung cơ bản của cuộc cách mạng XHCN. Sau thời điểm lịch sử
Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, thì quyền sống làm người, quyền
được sử dụng tất cả tài sản, ruộng đất mà cách mạng đã giành lại từ tay giai
cấp địa chủ, tư sản và tay sai đều phải giao, trả lại cho chính quyền cách mạng
quản lý và nó phải thuộc về quyền sở hữu toàn dân. Vì thế, sự quan tâm hàng
đầu, trước tiên của Chính phủ Cách mạng công nông là giải quyết ngay vấn
đề ruộng đất - một trong những giải pháp tối ưu, cấp bách nhất để mở ra con
đường sống, góp phần làm dịu mâu thuẫn và thỏa mãn được khát vọng sống
trong hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc; cùng với quyền lợi hợp pháp về sử
dụng đất đai của quảng đại quần chúng nhân dân lúc bấy giờ.
-Sắc lệnh về hòa bình với ý nghĩa là văn bản đầu tiên về chính sách đối
ngoại của Nhà nước Xô-viết do Lênin soạn thảo và công bố, đã được Đại hội
các Xô-viết đại biểu công nhân, binh sỹ và nông dân toàn Nga lần thứ nhất
nhất trí thông qua tại phiên họp ngày 8-11-1917.Nội dung cơ bản của sắc lệnh
này là đề nghị Chính phủ các nước tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
mở ngay các cuộc thương lượng, đàm phán để chấm dứt ngay chiến tranh và
ký kết một hòa ước công bằng, dân chủ; ủng hộ quyền bình đẳng của tất cả
các dân tộc, lên án mọi hành vi bạo lực, sự xâm chiếm, vi phạm quyền tự
quyết của các dân tộc; thể hiện nguyên tắc dân chủ vì con người trong chính
sách đối ngoại của nhà nước Xô-viết. Lịch sử đã chứng minh: việc ban hành
các sắc lệnh về ruộng đất và hòa bình - sự kiện mở đầu, dấu son chói lọi trong
32
hành trang thế kỷ XX là hoàn toàn sáng suốt, đã góp phần quan trọng vào việc
bảo vệ, phát huy thành quả cách mạng và trở thành những bài học quý của
Cách mạng Tháng Mười có tầm vóc, ảnh hưởng và sức mạnh lan tỏa trong
khu vực và trên thế giới, sống mãi với thời gian.
Ở Việt Nam, sắc lệnh được xem là loại văn bản pháp luật phổ biến
trong giai đoạn chiến tranh8, đặc biệt là giai đoạn từ 2-9-1945 đến 31-12-1946
- đây là một khoảng thời gian không dài, song rất khó khăn, phức tạp và đầy
biến động. Trong bối cảnh mới giành được chính quyền, còn muôn vàn khó
khăn, thách thức của đất nước trong tình thế “nước sôi lửa bỏng” và “ngàn
cân treo sợi tóc”, Chính phủ mới được thành lập còn non trẻ phải đương đầu
với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm và những âm mưu chống phá quyết
liệt của “thù trong, giặc ngoài”. Nhà nước non trẻ vừa ra đời phải đương đầu
với muôn vàn khó khăn phức tạp, phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến
vừa kiến quốc; vừa xây dựng vừa củng cố vừa giải quyết những nhiệm vụ
phức tạp và khó khăn trong lúc vận mệnh dân tộc đang hết sức nguy nan9. Lúc
này, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng kháng
chiến để bảo toàn lãnh thổ và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ là
8
Trong suốt thời gian xâm lược và thống trị ở Việt Nam (thời kỳ Pháp thuộc, 1884 - 1945), hình thức Sắc
lệnh do Tổng thống Pháp (hoặc Toàn quyền Pháp ở Đông Dương) ký ban hành được áp dụng phổ biến;
chiếm khối lượng khá lớn trong các văn bản về thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ của các tổ chức,
cơ quan trong bộ máy chính quyền thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Thực dân Pháp liên tiếp ban hành loại
văn bản pháp luật này nhằm áp đặt bộ máy cai trị thực dân để thực hiện tham vọng nhanh chóng biến Việt
Nam thành thuộc địa. Đặc biệt, phải kể đến các Sắc lệnh ngày 17-10-1887 về việc thành lập Liên bang Đông
Dương và thiết lập chế độ Toàn quyền ở Đông Dương - tổ chức tối cao trong hệ thống chính quyền thuộc địa,
trong đó có Việt Nam.
9
Chế độ thực dân phong kiến để lại nhiều hậu quả nặng nề: nhân dân 95% mù chữ lại vừa trải qua nạn đói
khủng khiếp năm 1945. Nền tài chính kiệt quệ, quốc khố trống rỗng. Nạn đói khủng khiếp và dịch bệnh diễn
ra ở nhiều nơi. Nhiều tỉnh đồng bằng bị nạn lụt gây ra những thiệt hại lớn. Các thế lực phản động bên ngoài
và trong nước lại cấu kết với nhau thực hiện mưu đồ xóa bỏ thành quả cách mạng, bóp chết chính quyền dân
chủ nhân dân còn đang trong trứng nước, hòng khôi phục lại chế độ thực dân phong kiến. Khi thành lập
chính phủ, ngân quỹ trung ương nhà nước chỉ có 1,25 triệu đồng bạc Đông Dương, trong đó có 580.000 tiền
rách chờ tiêu hủy; trong khi các khoản nợ lên đến 564 triệu đồng. Nguy cơ ngoại xâm tiếp tục đe dọa, trên
đất nước Việt Nam tổng số quân đội nước ngoài lên đến 300.000 tên. Bọn phản động trong nước lợi dụng lúc
quân Đồng Minh sắp vào Đông Dương nổi dậy. Dân tộc ta đứng trước một thử thách vô cùng nghiêm trọng
trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoàiLúc này, dân tộc ta đứng trước một thử thách vô cùng nghiêm trọng
trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, tình thế chẳng khác nào “ngàn cân treo sợi tóc”. Tình hình đó nếu
không có những biện pháp kiên quyết và thích hợp thì khó có thể giữ được chính quyền.
33
nhiệm vụ hết sức cấp bách, sống còn của dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh
lịch sử đặc biệt và hệ trọng trong lịch sử cách mạng, Chính phủ cách mạng đã
triển khai hệ thống các văn bản sắc lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội
theo phương châm “kháng chiến kiến quốc”.
Trong thời kỳ này có một đặc điểm cần chú ý là “để giải quyết khó
khăn do thiếu luật, Chính phủ cách mạng và Hồ Chí Minh đã điều hành đất
nước bằng chế độ sắc lệnh – những văn bản pháp luật rất phù hợp với điều
kiện chiến tranh” [77,tr.18]. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp kết thúc thắng lợi, hoàn bình được lập lại trên miền Bắc và cách mạng
Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ
hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng XHCN ở miền
Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện
mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Sự thay đổi của tình hình chính trị - xã hội làm cho
Hiến pháp 1946 không có điều kiện áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặt khác,
nhiều quy định của Hiến pháp 1946 không còn phù hợp với điều kiện cách
mạng nước ta ở miền Bắc lúc bấy giờ. Hiến pháp năm 1959 được ban hành
thay thế Hiến pháp 1946 và hình thức sắc lệnh được bãi bỏ.
1.2.2. Hệ thống sắc lệnh trong một số lĩnh vực chủ yếu
Hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn 2-9-1945 tới 31-12-1946 có những tác
động hết sức lớn lao tới tới hệ thống sắc lệnh nước Việt Nam DCCH về quyền
làm chủ của nhân dân. Mô hình BMNN thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân được thể hiện sâu sắc trong các văn kiện pháp lý quan trọng của đất nước
mà điển hình ở giai đoạn này là Hiến pháp 1946 và 321 sắc lệnh về tất cả các
vấn đề chính trị, xã hội, đời sống nhân dân của một nhà nước thực hiện quyền
làm chủ của nhân dân, chăm lo cho đời sống và quyền lợi của nhân dân; trong
đó có 150 sắc lệnh liên quan đến lĩnh vực chính trị và 171 sắc lệnh về các lĩnh
34
vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, các sắc lệnh sửa đổi, bổ sung
để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử do Chủ tịch nước hoặc Phó Chủ tịch nước
ban hành đã hình thành một thể chế BMNN vừa hiện đại, vừa dân tộc về một
chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân, thể hiện sâu sắc quyền làm
chủ của nhân dân (chi tiết xem phụ lục 1).
1.2.2.1. Hệ thống sắc lệnh về việc xây dựng, củng cố chính quyền, tòa
án, quân đội
Trong hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ đang hết sức khó khăn, các thế lực
phản động diễn biến phức tạp vì vậy việc củng cố và xây dựng hệ thống tòa
án, quân đội quốc gia là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm giải quyết
được vấn đề an ninh trật tự cho quốc gia sau khi vừa giành được chính quyền
cũng như chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến kiến quốc trước mắt, bảo
vệ thành quả Cách mạng tháng Tám 1945. Vì vậy, việc Chính phủ ban hành
một lượng lớn sắc lệnh về vấn đề củng cố và xây dựng tòa án, quân đội quốc
gia trong giai đoạn này là một vấn đề dễ hiểu. Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng ký
nhiều sắc lệnh liên quan tới việc ân xá tù binh, thể hiện sâu sắc tinh thần nhân
văn, nhân đạo của nhà nước DCCH (chi tiết xem tại phụ lục 2).
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền trung ương của
Nhà nước Việt Nam DCCH mới có Chính phủ lâm thời được thành lập từ
Quốc dân đại hội Tân Trào (16-8-1945). Sau khi được thành lập, chính quyền
cách mạng phải đối mặt với nhiều khó khăn, Việt Nam trở thành nước tự do
độc lập nhưng chưa được quốc gia nào công nhận. Chính phủ Việt Nam
DCCH hiểu sâu sắc rằng, chỉ sau khi có một Quốc hội được bầu bằng cuộc
Tổng tuyển cử và Quốc hội thông qua Hiến pháp thì quyền lực nhà nước của
nhân dân Việt Nam mới được xác lập về mặt pháp lý. Chỉ một ngày sau khi
tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3-9-
1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị sớm tổ chức tổng tuyển cử và xây
dựng hiến pháp nhằm trước hết ban bố quyền dân chủ của nhân dân và hợp
35
thức hóa chính quyền do nhân dân lập nên sau Cách mạng tháng Tám. Chính
phủ lâm thời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức Tổng
tuyển cử để sớm có một nhà nước hợp hiến do nhân dân bầu ra và ban hành
một loạt sắc lệnh về bầu cử (khoảng 10 sắc lệnh) để tạo cơ sở pháp lý đảm
bảo cho cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc được tự do và dân
chủ10. Mở đầu là Sắc lệnh 14 ngày 8-9-1945 về việc mở cuộc tổng tuyển cử
để bầu Quốc dân đại hội (tức bầu Quốc hội). Bản Sắc lệnh gồm 7 Điều, đã
khẳng định yêu cầu bức thiết của Tổng tuyển cử, cơ sở pháp lý, điều kiện
khách quan - chủ quan để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử và chính thức ấn định
trong thời hạn hai tháng (kể từ ngày ký sắc lệnh) sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử
để bầu đại biểu Quốc hội với đại biểu là 300 người. Tiếp theo, Sắc lệnh 39
ngày 26-9-1945 về việc lập một Ủy ban để thảo thể lệ cuộc tổng tuyển cử,
quy định thành lập Ủy ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử và một Ủy ban khởi
thảo Hiến pháp11. Sau một tháng rưỡi, Ủy ban này đã soạn thảo xong bản Dự
thảo để Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh 51 ngày 17-10-1945 về việc ấn
định thể lệ cuộc tổng tuyển cử gồm 12 khoản, 70 điều (kèm theo Sắc lệnh là
bảng ấn định số đại biểu các tỉnh và thành phố được bầu). Đây là sắc lệnh
quan trọng, cụ thể và đầy đủ nhất với những quy định thật sự tự do, dân chủ.
Sắc lệnh này quy định việc tiến hành cuộc Tổng tuyển cử trong toàn quốc
theo các nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín,
đồng thời ấn định sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước để bầu đại biểu
Quốc hội vào ngày 23-12-1945. Mọi cá nhân và tổ chức được tự do vận động
tuyển cử, nhưng không được trái với nền DCCH. Những cuộc tuyên truyền
vận động có tính cách phương hại đến nền độc lập và cuộc trị an đều bị
10
Hồ Chủ tịch cho rằng: “Phải bầu cử Quốc hội càng sớm càng tốt. Bên trong thì nhân dân tin tưởng thêm
vào chế độ mình. Trước thế giới, Quốc hội do dân bầu ra sẽ có một giá trị pháp lí không ai có thể phủ nhận
được” [64, tr.133]
11
Theo Điều 1 Sắc lệnh 39, Ủy ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử gồm 9 thành viên gồm các ông/bà: Trần
Huy Liệu, Vũ Đình Hòe, Cù Huy Cận, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Hữu Đăng, Lê Văn Giang, Nguyễn Văn
Chức, Nguyễn Hữu Tiêu và Cô Tám Kinh; đại diện cho các ngành, giới như: Văn hóa, Thanh niên, Công
nhân, Nông dân và Phụ nữ cứu quốc.
36
cấm Tuy nhiên, nhận thấy cần phải bổ sung một số vấn đề và để xúc tiến
công tác chuẩn bị cụ thể cho việc Tổng tuyển cử, ngày 02-12-1945 Chính phủ
tiếp tục ban hành Sắc lệnh 71 về việc bổ khuyết Điều thứ 11 chương 5 đạo
Sắc lệnh ngày 17-10-1945 và Sắc lệnh 72 về việc bổ khuyết bảng số đại biểu
từng tỉnh và thành phố đính theo Sắc lệnh ngày 17-10-1945 nhằm bổ sung thể
lệ Tổng tuyển cử để sửa đổi về thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho người ứng cử,
bổ sung số đại biểu được bầu cho một số tỉnh để nâng tổng số đại biểu Quốc
hội lên 330 người. Do giao thông đi lại khó khăn, để tạo điều kiện thuận lợi
tối đa cho công dân có quyền bầu cử thực hiện quyền tự do ứng cử, Sắc lệnh
71 còn sửa đổi quy định Điều 11 Sắc lệnh 51 để người ứng cử chỉ cần “gửi
đơn ứng cử cho Ủy ban nhân dân (UBND) nơi mình trú ngụ”và “yêu cầu
UBND ấy điện cho UBND tỉnh (thành phố) nơi mình xin ứng cử”thì đã được
đưa tên vào danh sách ứng cử của tỉnh hoặc thành phố đó. Còn đơn và giấy
chứng nhận đủ điều kiện ứng cử sẽ do UBND nơi trú ngụ chuyển sau cho
UBND tỉnh, thành phố”12. Tuy nhiên, khi thấy có những nhân sĩ muốn ra ứng
cử nhưng không đủ thời gian để nộp đơn và vận động tranh cử để tạo điều
kiện cho những người có quyền ứng cử và có nguyện vọng ứng cử có đủ thời
gian ứng cử và vận động tuyển cử; Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh 76 ngày
18-12-1945 về việc hoãn cuộc tổng tuyển cử, quyết định hoãn cuộc tổng
tuyển cử tới ngày 06-01-1946 và gia hạn nộp đơn ứng cử cho đến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004735_1_5684_2002821.pdf