Luận văn Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.

Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:.1

1.1 Nhận thức chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:.1

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.1

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .19

1.1.3 Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.20

1.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.21

1.2.1 Pháp luật của Quốc gia.21

1.2.2 Điều ước Quốc tế.23

1.2.3 Tập quán thương mại.24

1.2.4 Tiền lệ pháp (án lệ) thương mại.25

Chương 2: Quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:.27

2.1 Quyền của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.27

2.1.1 Quyền của người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế.27

2.1.1.1 Quyềnliên quan tới việc yêu cầu người bán giao hàng .27

2.1.1.1.1 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm.27

2.1.1.1.2 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian.29

2.1.1.1.3 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng số lượng và chất lượng của

hàng hóa .30

2.1.1.2 Quyền yêu cầu người bán giao các chứng từ liên quan tới hàng hóa .32

2.1.1.3 Quyền liên quan tới sở hữu đối với hàng hóa.34

2.1.2 Quyền của người mua khi người bán có hành vi vi phạm hợp đồng.36

2.1.2.1 Yêu cầu người bán thực hiện thực sự .36

2.1.2.2 Quyền tuyên bố hủy hợp đồng.39

2.1.2.3 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.41

2.2 Quyền của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.46

2.2.1 Quyền của người bán trong quá trình thực hiện hơp đồng.47

2.2.1.1 Quyền yêu cầu người mua nhận hàng .47

2.2.1.2 Quyền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng .48

2.2.2 Quyền của người bán khi người mua có hành vi vi phạm hợp đồng.53

2.2.2.1 Yêu cầu người mua thực hiện thực sự.53

2.2.2.2 Quyền tuyên bố hủy hợp đồng.54

2.2.2.3 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.55

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của các bên

trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.58

KẾT LUẬN.62

TÀI LIỆU THAM KHẢO.65

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc ngoài được phép thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam (Khoản 4,Điều 759, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005) * Thứ hai, tập quán thương mại được các điều ước thương mại quốc tế liên quan quy định áp dụng. Trong trường hợp một điều ước quốc tế về thương mại có quy phạm quy định sẽ áp dụng một hoặc một số tập quán thương mại quốc tế thì các tập quán thương mại sẽ đương nhiên được áp dụng cho các quan hệ của các bên chủ thể mang quốc tịch hoặc có trụ sở ở các nước thành viên của điều ước quốc tế đó. Điều Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 25 này có nghĩa là kể cả trong trường hợp khi giao kết hợp đồng các bên chủ thể này đã không thỏa thuận dẫn chiếu đến một tập quán thương mại quốc tế, thì tập quán quốc tế vẫn được áp dụng nếu nó được quy định trong điều ước quốc tế về thương mại có liên quan. * Thứ ba, tập quán thương mại quốc tế được luật quốc gia quy định áp dụng. Trong trường hợp luật trong nước điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các bên quy định áp dụng tập quán thương mại quốc tế thì tập quán thương mại quốc tế sẽ được áp dụng. * Thứ tư, cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch thương mại của họ. Đây là trường hợp áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong việc xét xử các tranh chấp phát sinh từ giao dịch thương mại quốc tế. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể về việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế, đồng thời các điều ước quốc tế và luật trong nước có liên quan cũng không có quy định cụ thể về vấn đề này thì cơ quan xét xử có thể áp dụng tập quán thương mại quốc tế để giải quyết tranh chấp Việc cơ quan xét xử áp dụng tập quán thương mại quốc tế để giải quyết tranh chấp khi có đủ cơ sở pháp lý cho rằng trong khi giao kết hợp đồng, các bên chủ thể đã ngầm hiểu là họ phải hành động theo tập quán thương mại quốc tế mà bất cứ nhà kinh doanh thương mại quốc tế nào cũng hành động như vậy trong hoàn cảnh tương tự. Ví dụ: Điều 9 Công ước Viên (1980) của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định: Các bên mặc nhiên bị ràng buộc bởi tập quán quốc tế (mặc dù các bên không công khai thỏa thuận áp dụng) nếu tập quán đó họ đã biết hoặc cần phải biết khi ký kết hợp đồng. 1.2.4 Tiền lệ pháp ( án lệ ) về thương mại: Ngoài ba nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vừa nêu trên, trong một số trường hợp, tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại cũng được xem là một nguồn điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tiền lệ pháp là các quy tắc pháp luật được hình thành từ thực tiễn xét xử của tòa án. Tại các nước theo hệ thống luật Anh –Mỹ các tòa án thường sử dụng một hoặc một số phán quyết của tòa án đã được công bố để làm khuôn mẫu áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp tương tự.20 Hiện nay việc công nhận và sử dụng các phán quyết của tòa án cũng như thừa nhận vai trò tích cực của các án lệ đang có xu hướng gia tăng tại các nước có hệ thống 20 Xem TS Trần Thị Hòa Bình – TS Trần Văn Nam, Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Luật Kinh tế, NXB Lao động xã hội – Hà Nội Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 26 pháp luật khác nhau. Điển hình là ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đã bắt đầu tham khảo án lệ khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, về lĩnh vực thương mại quốc tế nói chung . Đó là các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà các bên thường áp dụng khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Để tránh sự xung đột xảy ra khi giải quyết tranh chấp hợp đồng các bên khi ký kết phải thỏa thuận một cách rõ ràng cụ thể là luật nào sẽ được áp dụng. Từ đó, sẽ có sự thống nhất giữa các chủ thể trong viêc áp dụng luật trongtrường hợp có tranh chấp về hợp đồng xảy ra. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 27 CHƯƠNG 2: QUYỀN CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ. Như đã trình bày ở chương 1, trong bất cứ hợp đồng nào, nội dung của hợp đồng cũng chứa các điều khoản để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng. Trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng vậy, quyền của các bên được thể hiện trong hợp đồng trên cơ sở các điều khoản mà các bên thoả thuận.Trong trường hợp không có thoả thuận thì quyền của các bên sẽ được thể hiện căn cứ vào luật áp dụng. Cần lưu ý rằng luật áp dụng làm căn cứ để các bên thực hiện các quyền không được trái với các điều ước quốc tế mà các bên đã ký kết, không đựơc trái pháp luật Quốc gia của mỗi nước, không được trái với đạo đức xã hội thì các quyền này mới có hiệu lực đối với mỗi bên trong việc tham gia thực hiện hợp đồng. Bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là bên tiến hành thực hiện các giao dịch mua bán nhằm mục đích có được hàng hoá mà mình mong muốn. Và để bảo vệ quyền lợi của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế pháp luật quy định người mua có các quyền lợi như sau: 2.1 Quyền của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 2.1.1 Quyền của người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng: 2.1.1.1 Quyền liên quan đến việc yêu cầu người bán giao hàng: Việc yêu cầu người bán giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hoá nội địa nói chung, trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng là một trong những quyền cơ bản của người mua. Và quyền này, theo thông lệ quốc tế, đồng thời cũng được coi là quyền chính của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ở quyền này, pháp luật quy định người mua sẽ có các quyền sau đây đối với người bán: quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm, đúng thời gian, quyền yêu cầu người bán giao đúng số lượng và chất lượng của hàng hóa. 2.1.1.1.1 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm: Để đảm bảo cho hàng hóa tới được nơi mà người mua hay đại diện của người mua mong muốn thì người mua có quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm. Theo Điều 31 Công ước Viên 1980 quy định : “Người bán phải giao hàng tại địa điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải đầu tiên để chuyển cho người mua”. Theo quy định của điều này, thì người mua có quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm theo sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng. Địa điểm Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 28 ở đây có thể là kho, bãi, xưởng của người mua hay tại một địa điểm nào đó mà người mua thấy thuận tiện, hoặc cũng có thể tại một địa điểm theo sự thỏa thuận của người bán và người mua. Và nếu trong hợp đồng mua bán, người mua yêu cầu người bán phải giao hàng thông qua vận chuyển thì người bán phải giao hàng cho người vận chuyển đó để chuyển giao hàng cho người mua. Việc người mua yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm có ý nghĩa thương mại đặc biệt quan trọng. Nó vừa bảo vệ quyền của người mua vừa hạn chế được các tổn thất có thể phát sinh khi hàng không được giao đúng địa điểm quy định. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán các loại nông sản, người mua yêu cầu người bán giao hàng cho mình tại kho của người mua nhưng có thể vì một lý do nào đó như: người bán không biết chính xác địa điểm kho đó ở đâu, hay do người bán có sự nhầm lẫn về địa điểm… nên người bán giao hàng tại địa điểm khác không phải là nơi mà người mua yêu cầu. Điều này sẽ làm phát sinh tổn thất của hai bên. Người mua sẽ bị chậm trễ trong việc nhận hàng còn người bán phải chịu một khoản chi phí khác trong việc vận chuyển để giao hàng tới nơi mà người mua quy định. Rõ ràng nếu từ lúc đầu cả hai bên thỏa thuận cụ thể địa điểm giao hàng thì các tổn thất đó sẽ không xảy ra. Người mua sẽ nhận được hàng đúng địa điểm mà mình thấy cần thiết, có lợi cho mình còn người bán vừa không phải chịu thêm khoản chi phí khác trong việc vận chuyển hàng hóa vừa không tốn thời gian công sức trong việc giao hàng. Cho nên, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì cả hai bên (bên bán và bên mua) phải thỏa thuận cụ thể về địa điểm giao hàng. Có như vậy thì quyền lợi của cả hai bên mới được đảm bảo. Nó giúp cho người mua thuận tiện trong việc mua hàng còn người bán sẽ tiết kiệm được chi phí, công sức và thời gian. Đồng thời, việc giao hàng đúng địa điểm như thỏa thuận còn có ý nghĩa tạo được sự hài lòng đối với người mua và giúp người bán tạo được uy tín trong quan hệ mua bán đối với khách hàng. Tóm lại, quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm là một trong những quyền lợi cơ bản của người mua. Quyền này không những được quy định trong Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà còn được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Thương mại 2005. Cả hai loại văn bản này đều quy định là người mua có quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm, hay nói cách khác, người bán phải có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm của người bán được quy định rất rõ trong Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo Điều 38 của Công ước này, nếu người bán không bắt buộc phải giao hàng tại một nơi nhất định nào đó thì người bán phải có nghĩa vụ giao hàng trực tiếp cho người mua hay đại diện của Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 29 người mua. Nếu hợp đồng quy định cả việc vận chuyển hàng hóa thì người bán phải giao cho người vận chuyển đầu tiên để chuyển giao cho người mua. Tuy nhiên, có những trường hợp cả hai bên (bên bán và bên mua) không thỏa thuận cụ thể về địa điểm giao hàng thì người bán có nghĩa vụ đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi sản xuất hàng hóa hoặc trụ sở thương mại của người bán vào thời điểm ký kết hợp đồng (theo Mục 3 Điều 31 Công ước Viên 1980, Điều 35.2 (d) Luật Thương mại 2005).21 Theo quy định này thì nghĩa vụ của người bán ở mức độ thấp vì người bán chỉ có nghĩa vụ giao hàng tại nơi mà mình có trụ sở thương mại, mà không cần phải có những nghĩa vụ khác như: giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định, nghĩa vụ phải bảo hiểm cho hàng hóa… Tóm lại, nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm của người bán tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng của hai bên mà xác định. Và nghĩa vụ này của người bán có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng. Nó là căn cứ để xác định trách nhiệm của người bán, người bán phải có trách nhiệm giao hàng cho người mua đúng địa điểm được thỏa thuận trong hợp đồng, nếu người bán không đảm bảo thực hiện được nghĩa vụ này thì người bán xem như đã vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm trước người mua, hay nói cách khác, quyền lợi của người mua sẽ được pháp luật bảo vệ khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 2.1.1.1.2 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian: Bên cạnh quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm, người mua còn có quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian. Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian là quyền mà người mua yêu cầu người bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho mình đúng theo thời gian đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Quyền này của người mua đã thể hiện hai mặt quan trọng. Một mặt, nó giúp người mua bảo vệ quyền lợi của mình trước sự giao hàng chậm trễ của người bán hay nói cách khác nó giúp người mua hạn chế được các tổn thất có thể xảy ra khi người bán không thực hiện nghĩa vụ của mình. Mặt khác, nó ràng buộc người bán phải thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng của mình, nếu người bán không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ giao hàng của mình, thì người bán phải chịu trách nhiệm trước người mua. Và để cho quyền này của người mua có thể phát huy một cách tối đa, thì song song bên cạnh đó pháp luật còn quy định nghĩa vụ của người bán trong vấn đề này. Theo Điều 37 Luật Thương mại 2005 thì bên bán phải giao hàng đúng thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu trong trường hợp các bên không có sự thỏa thuận thời điểm giao hàng mà chỉ thỏa thuận thời hạn giao hàng thì bên bán có quyền giao hàng 21 Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 30 vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó. Và trong trường hợp không có sự thỏa thuận thời hạn giao hàng thì bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua trong một thời gian hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. Quy định này của Luật Thương mại hoàn toàn phù hợp với Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tại Khoản c Điều 33 của Công ước quy định: “trong trường hợp khác, trong một thời hạn hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết”. Điều đó cũng đã chứng tỏ những người soạn thảo Luật thương mại 2005 đã có sự tham khảo pháp luật quốc tế về thương mại. Việc xác định thời hạn hợp lý phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện ký kết hợp đồng cũng như tính chất của hàng hóa.22 Tóm lại, quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời hạn là một trong những quyền quan trọng không thể thiếu. Theo đó, thì hàng hóa phải được giao đúng thời hạn đã được quy định trong hợp đồng. Việc giao hàng đúng thời hạn như đã phân tích vừa có ý nghĩa pháp lý vừa có ý nghĩa thương mại hết sức quan trọng bởi vì trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thời điểm giao hàng liên quan mật thiết đến vận chuyển hàng. Ví dụ: theo hợp đồng mua bán hàng hóa và điều kiện giao hàng FOB Tân Cảng, đến thời hạn người mua cho tàu đến nhận hàng nhưng người bán chưa tập kết hoặc tập kết chưa đủ hàng, hoặc không đảm bảo tiến độ bốc hàng lên tàu được quy định (ví dụ hợp đồng quy định thời hạn bốc hàng lên tàu là 15 ngày nhưng thời hạn bốc hàng thực tế là 20 ngày) thì người bán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lưu tàu.23 Cho nên, để quyền này được thực hiện một cách đúng đắn, hạn chế được các hậu quả có thể xảy ra như: người mua không bị chậm trễ trong việc nhận hàng, không bị vi phạm khi không có hàng để giao cho bên thứ ba (nếu có)… Thì trong hợp đồng các bên nên thỏa thuận rõ thời gian mà người bán có nghĩa vụ giao hàng. Có như vậy, thì mới hạn chế được các thiệt hại có thể xảy ra cho cả hai bên. Và điều đó cũng chính là căn cứ giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra sau này, người bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng dẫn đến người mua bị thiệt hại. 2.1.1.1.3 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng số lượng và chất lượng của hàng hóa: Việc người mua yêu cầu người bán giao hàng đúng số lượng và chất lượng của hàng hóa là một quyền không thể thiếu của người mua. Theo đó, người mua có quyền yêu cầu người bán phải giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất như mô tả trong hợp đồng. Hàng hóa phải đúng số lượng, đủ chất lượng, bao bì phải thích hợp thì mới được xem là hàng hóa phù hợp với hợp đồng. Việc người bán giao hàng 22 Xem TS. Nông Quốc Bình , giáo trình luật thương mại quốc tế- Trường Đại học luật Hà Nội – NXB Tư Pháp Hà Nội, năm 2006 23 Xem TS. Nông Quốc Bình , giáo trình luật thương mại quốc tế- Trường Đại học luật Hà Nội – NXB Tư Pháp Hà Nội, năm 2006 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 31 đúng số lượng và chất lượng có ý nghĩa rất lớn đối với cả hai bên. Đối với bên mua, nó giúp cho bên mua có số hàng vừa đúng số lượng vừa đạt chất lượng phù hợp với nhu cầu bên mua. Còn đối với bên bán, nó giúp cho bên bán tạo được sự tin cậy hài lòng trước bên mua khi bên bán thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hơp đồng. Quyền này của người mua có ý nghĩa là thế nhưng để quyền này được thực hiện một cách đúng đắn thì không phải là vấn đề đơn giản. Vì hàng hóa dùng để trao đổi trên thị trường thương mại nói chung, thương mại quốc tế nói riêng rất là đa dạng. Nếu trong quá trình giao kết hợp đồng, cả hai bên không thỏa thuận về tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa cũng như cách thức đóng gói thì điều này có thể dẫn đến việc một bên lợi dụng việc này cung cấp những loại hàng hóa không đúng chất lượng và không đạt yêu cầu, bao bì không thích hợp dẫn đến bên kia bị thiệt hại. Cho nên để tránh trường hợp này cũng như để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên, đặc biệt là bên mua thì khi giao kết hợp đồng, bên mua nên thỏa thuận về số lượng, chất lượng của hàng hóa, về cách thức đóng gói, bao bì… Có như vậy, thì quyền lợi của người mua mới được đảm bảo thực hiện và người bán phải có nghĩa vụ giao hàng đúng như những gì mà người mua yêu cầu trong hợp đồng, nếu người bán không thực hiện hay giao hàng mà hàng hóa không phù hợp với điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng thì người bán bị xem là vi phạm.Và theo Điều 39 Luật Thương mại 2005 quy định hàng hóa được là không phù hợp với hợp đồng nếu: - Không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà hàng hóa cùng chủng loại thường đáp ứng cho mục đích đó. Hay nói cách khác, chất lượng của hàng hóa được giao kém chất lượng trung bình của hàng hóa cùng chủng loại được lưu thông trên thị trường tại thời điểm giao hàng. - Hàng hóa không thích hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được trong thời gian ký kết hợp đồng. Ví dụ: Doanh nghiệp A ký hợp đồng mua 1000 chiếc dép để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu qua nước khác với doanh nghiệp B.Đến hạn doanh nghiệp B giao cho doanh nghiệp A toàn 1000 chiếc dép trái. Trong trường hợp này doanh nghiệp A có quyền từ chối nhận hàng. Vì dù không có thỏa thuận trong hợp đồng là doanh nghiệp B phải giao 1000 chiếc dép (trong đó phải có 500 chiếc trái và 500 chiếc phải vì đặc tính của dép là phải có chiếc trái, chiếc phải thì mới sử dụng được) nên việc doanh nghiệp B giao 1000 chiếc toàn là trái không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào (vì không ai mang dép có 1 bên cả) nên trong trường hợp này, doanh nghiệp A có quyền không nhận hàng và yêu cầu doanh nghiệp B giao lại 1000 chiếc khác trong đó phải có 500 chiếc trái và 500 chiếc phải Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 32 - Hàng hóa không có tính chất của mẫu mã mà kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua khi ký kết hợp đồng. Ví dụ: người bán giới thiệu cho người mua một loại máy tính có những tính năng mà người mua thích và người mua đã ký kết với người bán một hợp đồng mua một lô hàng máy này. Nhưng khi nhận hàng, người mua phát hiện rằng chất lượng của máy tính ở lô hàng này kém hơn chất lượng máy mẫu được người bán giới thiệu. Trong ví dụ này, hàng hóa được xem là không phù hợp với hợp đồng nên người bán sẽ chịu trách nhiệm về việc lô hàng không đúng như điều kiện ban đầu - Hàng hóa không được đóng gói bằng loại bao bì theo cách thông thường của hàng cùng loại, hoặc nếu không có cách thông thường thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ. Ví dụ: nếu hàng hóa là máy tính thì phải được để vào hộp xốp sau đó đặt vào hộp carton. Quy định này của Luật thương mại hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, tại Khoản 2 Công ước cũng quy định hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hóa đó thuộc bốn trường hợp nên trên. Tóm lại, cả hai văn bản đều quy định người bán phải chịu trách nhiệm khi giao hàng không phù hợp với hợp đồng trước người mua. Và trong trường hợp này, người bán phải bồi thường tổn thất thiệt hại cho người mua về việc giao hàng không phù hợp này của mình. Bên cạnh đó, để hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra cũng như đảm bảo quyền này cuả người mua được thực hiện một cách đúng đắn thì các bên, trong quá trình giao kết hợp đồng, cần phải đặc biệt lưu ý về việc thỏa thuận kiểu dáng, mẫu mã và tính chất của hàng hóa được dùng giao kết hợp đồng, những vấn đề này phải được cả hai bên thống nhất đi đến thỏa thuận chung trong quá trình thực hiện hợp đồng. Có như vậy sẽ tránh được trường hợp người bán vi phạm hợp đồng khi giao hàng không phù hợp với hợp đồng và người mua sẽ có được số hàng mà mình mong muốn hay nói cách khác quyền của hai bên sẽ được bảo vệ. 2.1.1.2 Quyền liên quan đến việc yêu cầu người bán giao các chứng từ: Song song với quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm, đúng thời gian, giao hàng đúng số lượng và chất lượng thì người mua còn có quyền yêu cầu người bán giao các giấy tờ chứng từ có liên quan tới hàng hóa. Vậy quyền này của người mua được pháp luật quy định ra sao? Trước hết ta cần hiểu chứng từ là gì? Nó chính là vận đơn, hóa đơn thương mại (commercial invoice); chứng từ đóng gói (parkinglist); xuất xứ hàng hóa (certificate of original).24 24 Xem TS. Nông Quốc Bình , giáo trình luật thương mại quốc tế- Trường Đại học luật Hà Nội – NXB Tư Pháp Hà Nội, năm 2006 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 33 Tất cả các loại chứng từ vừa nêu trên đều là các loại chứng từ liên quan đến hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các loại chứng từ này phải được bên bán giao cho bên mua đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng (theo Điều 34 Công ước viên 1980). Quy định này của Công ước giống với quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật Thương mại 2005: “trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho người mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng theo phương thức đã thỏa thuận”. Cả hai văn bản trên đều quy định rõ là người bán phải có trách nhiệm giao những giấy tờ liên quan tới hàng hóa đúng địa điểm, thời gian mà cả hai bên đã thỏa thuận khi giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua đối với hàng hóa của mình. Tuy nhiên một điểm cần lưu ý rằng ở Điều 42 Luật Thương mại 2005 trong Khoản 2 còn quy định thêm về thời hạn, địa điểm mà người bán giao chứng từ liên quan đến chứng từ cho người mua. Theo như điều khoản này quy định nếu không có sự thỏa thuận về thời gian và địa điểm giao chứng từ cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý. Thời hạn và địa điểm hợp lý ở đây được hiểu là người bán phải giao chứng từ cho người mua trong thời hạn và tại địa điểm mà người mua thấy cần thiết và không gây trở ngại nào khác cho người mua. Rõ ràng ở đây, quyền lợi người mua được pháp luật bảo vệ. Và đây cũng là sự khác biệt của Luật thương mại 2005 so với Công ước viên 1980 (vì trong Công ước không có quy định điều này) và với Luật dân sự 2005 (trong 2005 không có quy định nào về nghĩa vụ giao chứng từ giấy tờ liên quan đến hàng hóa). Và trong trường hợp nếu bên bán vì một lý do nào đó mà họ giao các chứng từ trước thời hạn thì trong trường hợp này, người bán phải bảo đảm rằng việc làm này không gây cho người mua một trở ngại hay một phí tổn nào. Nếu việc người bán giao trước thời hạn này đã gây trở ngại cho người mua hay làm phát sinh các chi phí bất hợp lý cho người mua thì người bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những gì mà người mua gánh chịu. Quy định này của cả Công ước viên và Luật thương mại đều bảo vệ quyền lợi của người mua một cách tối đa. Tóm lại, nghĩa vụ này của người bán dù có sự quy định khác nhau trong nhiều văn bản, nhưng nhìn chung chúng vẫn có sự thống nhất về mặt pháp lý là người bán có nghĩa vụ giao giấy tờ chứng từ liên quan đến hàng hóa và người mua có quyền yêu cầu người bán thực hiện nghĩa vụ giao chứng từ của mình. Việc người mua yêu cầu người bán giao giấy tờ chứng từ liên quan đến hàng hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp người mua chứng nhận chất lượng của hàng hóa mà mình có và trong Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 34 một số trường hợp nó còn giúp cho việc xác định thuế khi người mua làm thủ tục nhập khẩu (trong trường hợp chứng từ là xuất xứ hàng hóa). Mặt khác, nếu hàng hóa là hàng bắt buộc phải kiểm tra giám định, thì trong trường hợp này, chứng từ có ý nghĩa là biên bản giám định hàng hóa tại thời điểm giao hàng.25 Chứng từ có ý nghĩa là thế, cho nên, quyền yêu cầu người bán giao chứng từ liên quan đến hàng hóa của người mua là một quyền quan trọng không thể thiếu. Và để quyền này của người mua được đảm bảo thực hiện thì pháp luật có những quy định về nghĩa vụ của người bán trong việc thực hiện nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa là: buộc người bán phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thỏa thuận mà người bán cố tình không giao giấy tờ liên quan tới hàng hóa cho người mua làm cho người mua phải chịu khoản chi phí phát sinh trong việc không giao các giấy tờ đó của người bán thì người bán phải bồi thường thiệt hại, hay người bán sẽ bị người mua tuyên bố hủy hợp đồng vì người bán đã không thực hiện được yêu cầu mà cả hai bên đã thỏa thuận… 2.1.1.3 Quyền liên quan đến quyền sở hữu hàng hóa: Người bán không những phải có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu mà còn phải có nghĩa vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQUY7872N Vamp192 NGH296A V7908 C7910A Camp193C Bamp202N TRONG H7906P 272amp7890.PDF