MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 1
1.1. Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 4
1.1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 4
1.1.2. Tác động của rào cản kỹ thuật tới nước xuất khẩu 7
1.1.2.1. Tác động tích cực 7
1.1.2.2. Tác động tiêu cực 8
1.2. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam 9
1.2.1. Rào cản kỹ thuật của Mỹ trong thương mại quốc tế 9
1.2.1.1. Quy định về sức khỏe và an toàn 9
1.2.1.2. Xuất xứ và thương hiệu hàng hóa 12
1.2.1.3. Hệ thống quản lý tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội – SA 8000 16
1.2.1.4. Các quy định bảo vệ môi trường 17
1.2.2. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam 17
1.2.2.1. Quy định về sản phẩm tiêu dùng an toàn CPSC 20
1.2.2.2. Quy tắc xuất xứ 24
1.2.2.3. Chứng nhận vệ sinh dịch tễ 29
1.2.2.4. Quy tắc dán nhãn 29
1.2.2.5. Chứng chỉ rừng - FSC 31
1.3. Ảnh hưởng rào cản kỹ thuật của Mỹ tới đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam 35
1.3.1. Ảnh hưởng tích cực 35
1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực 36
1.4. Sự cần thiết phải nghiên cứu rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam 37
1.4.1. Việt Nam có tiềm năng lớn về xuất khẩu đồ gỗ 37
1.4.1.1. Việt Nam giàu tài nguyên rừng 37
1.4.1.1. Đồ gỗ Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá cả 38
1.4.2. Đồ gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 39
1.4.3. Mỹ là nước nhập khấu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam 40
1.4.4. Xuất khẩu gỗ đối mặt nhiều rào cản mới của thị trường Mỹ 43
1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu và bài học cho Việt Nam 44
1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước của một số nước trong việc đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu. 44
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 44
1.5.1.2. Kinh nghiệm của Italia 45
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 46
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 48
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ 48
2.1.1. Phân tích tình hình hoạt động XK đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ 48
2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ 48
2.1.1.2. Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Vào Mỹ 52
2.1.1.4. Cơ cấu các mặt hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 56
2.1.2. Đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ 59
2.1.2.1. Những thành tựu đạt được 59
2.1.2.2. Hạn chế 60
2.2. Thực trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 62
2.2.1. Phân tích tình trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 62
2.2.1.1. Các biện pháp chung cho các tiêu chuẩn 62
2.2.1.2. Quy định về sức khỏe an toàn 65
2.2.1.3. Tình hình đáp ứng các quy định về nguồn gốc xuất xứ 66
2.2.1.4. Chứng nhận FSC 68
2.2.2. Đánh giá chung về tình hình đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Mỹ 72
2.2.2.1. Thành công 72
2.2.2.2. Hạn chế 73
2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 75
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 79
3.1. Xu hướng phát triển thị trường đồ gỗ Mỹ 79
3.1.1. Thị hiếu tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ 79
3.1.2. Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ 80
3.1.3. Xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật 80
3.1.4. Xu hướng gia tăng cạnh tranh 81
3.2. Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới 81
3.2.1. Mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong thời gian tới 81
3.2.2. Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới 82
3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam 83
3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước 84
3.2.1.1. Ban hành các biện pháp nhằm cải thiện nguồn cung ứng gỗ nguyên liệu hợp pháp. 84
3.2.1.2. Cung cấp thông tin 89
3.2.1.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn 90
3.2.1.3. Kiểm soát chuỗi cung cấp 91
3.2.1.4. Thích ứng tiêu chuẩn của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế 91
3.2.1.5. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ nhóm đối tượng có liên quan 93
3.2.1.6. Thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ và linh hoạt giữa các bên hữu quan, tăng cường hợp tác xúc tiến xuất khẩu 93
3.2.2. Giải pháp từ phía hiệp hội 94
3.3.2.1. Thực hiện tốt chức năng đại diện cộng đồng. 94
3.3.2.2. Chức năng cung cấp dịch vụ 96
3.2.3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 97
3.2.3.1. Các doanh nghiệp phải tích cực và chủ động tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ 97
3.2.3.2. Các Doanh nghiệp cần đầu tư và chuẩn bị tốt về nhân sự và tài chính để thực hiện các đạo luật 99
3.2.3.3. Đầu tư vào đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm 100
3.2.3.4. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước 101
3.2.3.5. Xây dựng thương hiệu 102
3.2.3.6. Nên có luật sư tư vấn 103
3.2.3.7. Cần thiết lập được các kênh phân phối phù hợp sản phẩm 103
3.2.3.8. Nhận thức được tầm quan trọng của những ngành phụ trợ và cải thiện hiệu suất của những ngành này 104
KẾT LUẬN
123 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4662 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn gốc xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm: các doanh nghiệp cần đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại cải tiến kỹ thuật sản xuất. Thực hiện chuyên môn hóa sản phẩm trong các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. Đặc biệt chú trọng khâu thiết kế mẫu mã tạo sự đa dạng của sản phẩm.
Đặc biệt chú trọng công tác xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu trên thị trường thế giới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
2.1.1. Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
Sau gần 10 năm thực thi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, từ chỗ chưa có tên trong danh sách nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu đồ gỗ nội thất và các sản phẩm từ gỗ lớn thứ 6 trong năm 2005 và xếp thứ 3 trong năm 2008 sau Trung Quốc và Canada với kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này là 1,049 tỷ USD
Vào giai đoạn từ 2001 tới năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ vẫn còn rất khiêm tốn. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2001 chỉ đạt 16,1 triệu USD điều này cho thấy thị trường Mỹ có tiềm năng nhập khẩu sản phẩm gỗ rất lớn nhưng trong những năm này chúng ta vẫn chưa khai thác được thị trường này.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
Đơn vị: Triệu USD; %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Kim ngạch
16.11
44.7
115.5
318.9
567
744.1
902.5
1063
1100
Tỷ trọng trong tổng KNXK đồ gỗ VN
4.81
10.28
20.37
27.95
36.28
38.55
37.6
35.43
34.38
(Nguồn: Bộ Công thươngViệt Nam)
Nhưng cho tới năm 2004 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ đã được cải thiện lên mức 38,9 triệu USD. Lúc này thị trường Mỹ đã được chú ý đến.
Trong 2006 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục tăng trưởng so với năm 2005 đưa tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ là 744,1 triệu USD làm cho đồ gỗ là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ tư vào thị trường Mỹ
Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam)
Cho tới cuối năm 2006 và đầu những năm 2007 thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ luôn đạt được mức cao, Mỹ trở thành thị trường chiến lược (năm 2006 tỷ trọng xuất khẩu gỗ vào Mỹ là 38,6%). Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ tháng 11/07 đạt kim ngạch trên 83 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ chiếm tới 38,12% tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ 11 tháng năm 2007 đạt 855,148 triệu USD, tăng 27,76% so với cùng kỳ năm 2006 và chiếm 40% tỷ trọng.
Năm 2008, mặc dù khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động nhập khẩu Nông Lâm Thủy sản nói chung của Hoa Kỳ, nhưng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn thu được những thắng lợi nhất định. Theo số liệu thống kê, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,063 tỷ USD, tăng 18,87% so với năm 2007.
Trái ngược với dự báo bị ảnh hưởng nặng do cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, trong năm 2009, vẫn có tăng trưởng xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên chỉ đạt 1,1 tỷ USD tốc độ tăng không đáng kể so với năm 2008
Trong 5 tháng đầu năm 2010, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ yếu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, đồ gỗ đứng thứ hai sau mặt hàng dệt may trong giỏ các hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ là gỗ và sản phẩm gỗ. Từ đầu năm đến tháng 8/2010, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng. Nếu như tháng 1, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đạt 113,915 triệu USD, thì sang đến tháng 2, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 171,648 triệu USD (tăng 50,68% ) so với tháng trước đó. Nhưng sang đến tháng 3, thì kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ lại tăng (tăng 62,69%) so với tháng 2. Tháng 4, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lại tăng so với tháng 3 đạt 385,536 triệu USD.
Đơn vị: 1000 USD
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Tháng 5/2010, Hoa Kỳ đã nhập 495,362 triệu USD kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, tăng 38,49% so với tháng 4, nâng tổng kim ngạch 5 tháng đầu năm lên 3708,718 triệu USD, chiếm 39,82% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tháng 8/2010, Việt Nam đã xuất khẩu 134,9 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ, tăng 0,92% so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch 8 tháng đầu năm lên 889,5 triệu USD, chiếm 9,82% trong tổng kim ngạch, tăng 33,96% so với cùng kỳ năm 2009.
2.1.1.2. Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Vào Mỹ
Trong những năm đầu Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ liên tục tăng cao ở mức 3 con số. Năm 2002 tốc độ tăng là 177,64% so với năm 2001, năm 2003 là 142,14%, năm 2004 là 176,1%. Có thể giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian này là do thị trường đồ gỗ Việt Nam mới tìm kiếm được thị trường có nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ lớn là Mỹ (thị trường chiến lược cho ngành gỗ xuất khẩu phát triển). Thêm vào đó trong những năm này nề kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Mỹ phát triển ổn định tạo điều kiện thuân lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa 2 nước.
Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm bởi sự suy giảm trong xây dựng địa ốc, lãi suất thị trường dài hạn cao hơn kèm theo thất nghiệp tăng. Nền kinh tế tăng trưởng thấp, hoạt động kinh doanh bất động sản đóng băng sẽ làm chững lại nhu cầu nhập khẩu gỗ trong xây dựng và nội thất trang trí. Kim ngạch 1,063 tỉ USD và mức tăng trưởng 17,784% của năm 2008 cũng đã phản ánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm dần so với năm 2006 và năm 2007. Năm 2009, có thể suy giảm kinh tế sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới giảm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ.
2.1.1.3. Thị phần của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên cạnh tranh rất ác liệt và nước có lao động rẻ như Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị phần lớn nhất (37%) trong nhập khẩu của Mỹ, Canada đứng thứ 2 (18%) và Mehico đứng thứ 3 (17%). Nhờ có hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ từ cuối năm 2001, Việt Nam đã thâm nhập thị trường Mỹ và năm 2003 đã đứng vào danh sách 15 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ.
Bảng 2.2. Xuất khẩu đồ gỗ (HTS94) của các nước/khu vực sang Mỹ năm 2002
(Thị phần nhập khẩu đồ nội thất và đồ gỗ của Mỹ)
Đơn vị tính: %
Nước/khu vực
Tỷ trọng (%)
Trung quốc
35.7
Canada
18.4
Mehico
16.9
Italia
3.6
Đài Loan
3.1
Indonexia
1.9
Malaysia
1.5
Thái lan
1
Philippin
0.9
Brazil
1.1
Anh
0.7
Việt Nam
0.6
Đan Mạch
-
(Nguồn: USITC)
Theo USITC, mặt hàng đồ gỗ Việt Nam từ 2002 mới có cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ, đứng thứ 12 và chiếm tỉ trọng 0,7% nhập khẩu hàng năm của Mỹ. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ qua các năm gần đây có xu hướng tăng cao.
Bảng 2.3: Thị phần các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ
Đơn vị: triệu USD
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Trung quốc
5.200
6.600
8.700
8.893
10.788
Canada
2.200
2.200
2.300
3.972
4.017
Italia
1.300
1.300
1.200
1.182
1.042
Mexico
759
837
976
1.900
1.992
Malaysia
468
50
60
626
735
Dai loan
48
49
539
448
496
Indonexia
520
500
532
537
602
Thai lan
356
373
464
471
440
Braxin
269
319
443
450
467
Viet Nam
44.7
115.5
318.9
479.24
744
Philippin
180
183
203
220
240
(Nguồn: www.customs.ustreas.gov)
Trong năm 2006 thị phần đỗ gỗ nhập khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ đã được cải thiện rất nhiều tăng từ 0,7% năm 2002 lên 2% năm 2006
Năm 2006, tỷ trọng mặt hàng đồ gỗ Việt Nam chiếm 2% tron tổng số kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ. Tuy còn là con số nhỏ so với 49% của Trung Quốc, 15% của Canada nhưng chúng ta đã cố gắng rất nhiều để đạt được kết quả này. Năm 2010 Việt Nam giữ vị trí thứ tư trong các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong 4 tháng đầu năm 2010 đạt 509,8 triệu USD.
Nhìn lại thị phần từ năm 2001 chỉ là 0,2%, tăng lên 0,7% năm 2002 và năm 2006 là 2%, năm 2010 là quốc gia giữ vị trí thứ tư trong các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Mỹ chứng tỏ sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường này. Trong thời gian không xa chúng ta sẽ là đối thủ mạnh đối với các nước xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này. Qua đó chứng tỏ ngành đồ gỗ Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển tại thị trường này.
2.1.1.4. Cơ cấu các mặt hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt… xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xuât khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:
Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế, vườn, ghế băng, che nắng, ghế xích đu... làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa.
Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn....làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải... Trong những năm gần đây nhóm hàng này đã có sự tăng trưởng về xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ... áp dụng cho các công nghệ chạm, khắc, khảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 30 triệu USD.
Nhóm sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như các loại gỗ keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm, gỗ bạch đàn…
Bảng 2.4: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ
Năm
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
2009
TB
Nội thất phòng ngủ
KN (triệu USD)
80.4
143.3
285.7
422.4
502.8
501.6
Tỷ trọng (%)
25.2
29.9
38.4
46.8
47,3
45.6
38.87
Cửa
KN (triệu USD)
3.2
5.3
10.4
15.3
15.9
19.8
Tỷ trọng (%)
1
1.1
1.4
1.7
1.5
1.8
1.42
Đồ trang trí
KN (triệu USD)
4.5
7.2
14.1
10
10.63
8.8
Tỷ trọng (%)
1.4
1.5
1.9
1.6
1
0.8
1.37
Thủ công mỹ nghệ
KN (triệu USD)
5.7
7.9
7.4
21.7
21.3
17.4
Tỷ trọng (%)
1.8
1.5
1.0
2.4
2
1.6
1.72
Gỗ ván
KN (triệu USD)
25.5
23.9
5.2
13.5
21.3
25.3
Tỷ trọng (%)
8.0
5.0
0.7
1.5
2
2.3
3.25
Nội thất nhà bếp
KN (triệu USD)
8.6
12
21.6
18
21.4
27.5
Tỷ trọng (%)
2.7
2.5
2.9
2
2.1
2.5
2.45
Phòng ăn, phòng khách
KN (triệu USD)
64.7
104.5
169.6
235.6
237.1
257.4
Tỷ trọng (%)
20.3
21.8
22.8
26.1
22.3
23.4
22.78
Ghế
KN (triệu USD)
38.3
64.2
105.6
102.9
153
151.8
Tỷ trọng (%)
12
13.4
14.2
11.4
14.4
13.8
13.2
Nội thất văn phòng
KN (triệu USD)
51.
71.4
30.5
53
59.5
69.3
Tỷ trọng (%)
16
14.9
4.1
5.9
5.6
6.3
8.8
Loại khác
KN (triệu USD)
37
46.9
93.7
5.4
8.5
9.9
Tỷ trọng (%)
11.6
9.8
12.6
0.6
0.8
0.9
6.14
(Nguồn: www.customs.ustreas.gov)
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu trung bình đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ giai đoạn 2005 - 2009
( Tính theo kim ngạch)
(Nguồn: www.customs.ustreas.gov)
Trong nhóm các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu trên thì xuất khẩu vào Mỹ mặt hàng đồ gỗ nội thất chiếm tỷ trọng lớn nhất Hơn 70% tỷ trọng kim ngạch XK sản phẩm gỗ vào Mỹ (nội thất phòng ngủ chiếm 53%, nội thất phòng khách chiếm 25%, ghế chiếm 11%, nội thất văn phòng chiếm 5% trong tổng kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu vào Mỹ tháng 11/2007). Ngoài ra ngoài ra còn có đồ gỗ dùng trong xây dựng, trang trí và gỗ xẻ, gỗ tấm, đồ gỗ mỹ nghệ, ván sàn,…cũng được xuất khẩu sang Mỹ với một số lượng đáng kể.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng này là không giống nhau. Đồ gỗ nội thất trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ. Nguyên nhân là do chỉ tiêu về đồ gỗ nội thất tăng đáng kể ở hầu khắp các bang của Hoa Kỳ. Bang Clifornia là thị trường đồ gỗ nội thất quan trọng nhất của Mỹ. Còn laị xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ khác đang có xu thế giảm trong năm 2008 gỗ cây giảm 88,63%, hòm gỗ, hộp kệ gỗ giảm 33,62%, các sản phẩm gỗ khác giảm 43,37% so với 2007.
2.1.2. Đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
Để đánh giá những thành công và hạn chế của hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua ngoài việc phân tích thực trang hết chúng ta cũng cần xem xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ như thế nào
2.1.2.1. Những thành tựu đạt được
Hiện nay mặt hàng đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ nội thất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã và đang cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia khác. Xét riêng trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam trở thành nước đứng đầu về kim ngạch xuât khẩu đồ gỗ nội thất. Còn trên thế giới thì Việt Nam đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Canada. Điều này chứng tỏ sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đang chứng tỏ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Hoa Kỳ.
Một là sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu: Như đã phân tích ở trên nhận thấy từ năm 2001 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ ngày càng tăng cao, mặt hàng đồ gỗ nội thất có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định. Doanh thu từ việc xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng mạnh mẽ và góp phần lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Hai là sự đa dạng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ có nhiều sự sáng tạo, trong đó có cả sự sáng tạo về chất và lượng. Hiện nay về mẫu mã sản phẩm đỗ gỗ xuất khẩu Việt Nam không chỉ dừng lại các mẫu mã các nhà nhập khẩu Mỹ gửi tới mà còn chủ động xuất khẩu những sản phẩm mang thương hiệu riêng của các doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp đến là những sản phẩm đồ gỗ có sự chuyển biến rõ rệt về chất liệu so với những năm trước. Ngoài các sản phẩm thuần là gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì hiện nay đã có sự kết hợp với các vật liệu khác: inoc, sắt, nhựa…tạo độ đa dạng về mẫu mã, bền hơn đáp. Các yếu tố trên khi kết hợp lại với nhau rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ. Người Mỹ thường rất ưa chuộng những sản phẩm có tính cách và có sự thiết kế riêng biệt.
Ba là vấn đề tiếp thị sản phẩm, năng lực cung ứng sản phẩm phục vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt: Khác biệt với tình trạng hoạt động riêng lẻ manh mún như trước, hiện nay các doanh nghiệp đã có sự liên kết, hợp tác với nhau để giữ vững thị phần tại thị trường này. Các doanh nghiệp ngành gỗ cùng nhau tham gia các chương trình hội trợ để chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau phát triển.
2.1.2.2. Hạn chế
Hiện nay, đồ gỗ Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên, số lượng vẫn còn hạn chế.
Một là tỷ trọng đồ gỗ Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ còn rất nhỏ: Năm 2006 được đánh giá là một năm phát triển rất cao của ngành gỗ thì đỗ gỗ Việt Nam chỉ chiếm 2% trong tổng thị phần nhập khẩu gỗ của Hoa Kỳ. Đối với Việt Nam có thể đấy là con số khả quan, thể hiện dấu hiệu đáng mừng song đối với thị trường Mỹ thì con số này quá bé. Chúng ta vẫn chưa thực sự cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc, thị phần của Trung Quốc là 49% trong tổng thị phần gấp 24,5 lần thị phần của chúng ta.
Hai là chủng loại hàng hóa, tuy đã được cải thiện nhiều trong thời gian vừa qua nhưng thực tế còn nghèo nàn, các mẫu sáng tạo chưa nhiều. Trong khi đó các sản phẩm từ Trung Quốc lại hết sức đa dạng về mẫu mă, mầu sắc, kiểu dáng…đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người tiêu dung Hoa Kỳ. Thậm trí mẫu mã chưa thích hợp, kiểu dáng chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng. Ví dụ như thế ngồi của người Mỹ khác với của Việt Nam nên phải thiết kế cho phù hợp. Nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam rất ít chú trọng tới vấn đề này.
Ba là chưa cạnh tranh được về giá cả: Mặc dù có lợi thế về lao đông, giá cả được đánh giá là thấp hơn so với những mặt hàng xuất khẩu từ các nước khác. Nhưng do sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, chính sách thương mại và các yếu tố khác làm đẩy giá thành cao, không cạnh tranh được với Trung Quốc. Các công ty của Mỹ nhập khẩu hàng phần lớn của Trung Quốc vì giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và quy mô sản xuất lớn hơn. Các công ty Mỹ chưa đầu tư vào Việt Nam vì môi trường đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu của họ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ còn có khoảng cách so với quan hệ Mỹ - Trung. Do vậy, phần lớn họ đến Trung Quốc đầu tư và xuất khẩu về Mỹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự lép vế của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
2.2. Thực trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ
2.2.1. Phân tích tình trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ
Đồ gỗ xuất khẩu là một trong các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của nước ta trong vài năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu đố gỗ của Việt Nam sang Mỹ đứng thứ hai sau hàng dệt may. Tuy nhiên như phân tích ở trên thì mặt hàng này muốn vào thị trường Mỹ thì phải chịu sự kiểm soát rất nhiều của các quy định liên quan tới vấn đề kỹ thuật. Bởi vậy trong thời gian qua chúng ta đã chú ý rất nhiều tới việc xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ đáp ứng các tiêu chuẩn của Mỹ. Hàng loạt các thay đổi về luật pháp, thể chế, chính sách phát triển lâm nghiệp của Việt Nam ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế. Dưới đây là tình hình đáp ứng một số tiêu chuẩn chủ yếu của Mỹ đối với mặt hàng này
2.2.1.1. Các biện pháp chung cho các tiêu chuẩn
a. Về phía nhà nước
Thứ nhất: Hỗ trợ các doanh nghiệp về tài chính và cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu
Nhằm giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước, Vifores kiến nghị Nhà nước đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chính sách hiện hành trên cơ sở điều chỉnh bổ sung phù hợp từng giai đoạn, nhất là Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP để tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, đề nghị Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các thương vụ, cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài khi có thông tin về các vấn đề liên quan đến thương mại lâm sản, cần sớm thông tin cho Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn kịp thời xử lý. Trong bối cảnh hiện nay, nhằm xử lý khó khăn trong thanh toán và giảm rủi ro cho doanh nghiệp, Vifores sẽ chủ động xây dựng dự án thành lập kho ngoại quan tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về chính sách tài chính, Vifores cũng đề nghị Nhà nước giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý IV/2008 và số thuế thu nhập phải nộp năm 2009 đối với thu nhập từ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam, vì hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với đó, giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 tháng đối những doanh nghiệp nói trên; tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với sản phẩm gỗ thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng mong muốn Nhà nước sớm có các biện pháp cụ thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận vốn.
Thứ hai: Chú trọng công tác quy hoạch phát triển làng nghề
Nhà nước đã tiến hành xây dựng và triển các cụm công nghiệp làng nghề trên cơ sở quy hoạch nhà nước đẫ đầu tư xây dựng cải thiện hệ thống đường giao thông, điện, thông tin…Xây dựng nâng cấp các cơ sở đào tạo công nhân cho các cơ sở làng nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất. Nhà nước còn tiến hành nhiều biện pháp giúp các làng nghề quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Điều này được thể hiện rất rõ trong vài năm trỏ lại đây những làng nghề sản xuất đồ gỗ tập trung với quy mô lớn ở Bắc Ninh, Hà Tây, Bình Dương, Đồng Nai…
Thứ ba: Năm 2000 thành lập Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam
Việc thành lập hiệp hội là cầu nối cho các doanh nghiệp chế biến gỗ với chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm hiểu và liên kết với nhau có hiệu quả hơn. Hiệp hội với những biện pháp của mình cũng góp phần không nhỏ giúp các doanh nghiệp tiếp cận thông tin mở rộng thị trường tiêu thụ trong thời gian qua.
b. Về phía các doanh nghiệp
Một số các doanh nghiệp Việt Nam tích cực chủ động trong việc tìm hiểu thông tin các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Hoa Kỳ, có những biện pháp vượt rào cản hiệu quả. Biện pháp chung mà các doanh nghiệp này sử dụng:
Tăng cường nâng cao chất lượng hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ thông qua việc chú trọng tới việc sử dụng nguyên liệu đầu vào, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, đào tạo đội ngũ công nhân, nâng cao tay nghề sản xuất. Các doanh nghiệp chế biến gỗ trong thời gian vừa qua đã không ngừng nhập công nghệ chế biến gỗ hiện đại từ các nước phát triển như Mỹ, các nước Châu Âu hay các nước Châu Á như Đài Loan, Trung Quốc…nguyên liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ cũng chiếm tỷ lệ cao vì nguyên liệu gỗ từ đó sẽ đảm bảo các đơn hàng từ họ. Công nhân đã được gửi đi nước ngoài đào tạo để về vận hành sử dụng các công nghệ hiện đại nhập khẩu.
Tích cực tham gia hội trợ triển lãm về đồ gỗ tại Hoa Kỳ nhằm giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn về thông tin thị trường. Thông qua đó giúp các doanh nghiệp chủ động trước trong các khâu sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng mọi yêu cầu về rào cản kỹ thuật của thị trường này, phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó hội trợ còn là một kênh quảng bá hình ảnh của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam rất có hiệu quả. Tuy nhiên những doanh nghiệp tích cực tham gia như vậy không nhiều thậm chí các doanh nghiệp có tham gia nhưng với số lần rất ít chủ yếu là các doanh nghiệp lớn mới có đủ điều kiện về kinh phí mới có thể tham gia, cho nên hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn hết sức thụ động trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn này.
2.2.1.2. Quy định về sức khỏe an toàn
Quy định về sức khoẻ an toàn được nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm đáp ứng ngay từ những năm đầu ngành gỗ có khả năng phát triển.
Để quản lý cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi trong việc đáp ứng quy định này chính phủ đã ban hành một số quy định cụ thể như sau
Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 72/2005/QĐ-BNN ngày 14 tháng 11 năm 2005, quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định này nêu ra một số loại động thực vật cũng như sản phẩm gỗ thuộc phạm vi kiểm soát của danh mục này như thực vật, các loại sản phẩm từ thực vật, phương tiện vận chuyển,… Điều lệ Kiểm dịch thực vật và Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật thì thực hiện việc kiểm dịch trong trường hợp khách hàng có yêu cầu kiểm dịch hoặc phải thực hiện theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định phải kiểm dịch.
Quy định về kiểm tra và kiểm soát lâm sản
BNN&PTNT ban hành Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10 tháng 10 năm 2005, quy định về trình tự kiểm tra, kiểm soát và thủ tục vận chuyển, cất giữ, chế biến lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản quy định này áp dụng đối với tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, cất giữ, chế biến lâm sản.
Các quy định này được các doanh nghiệp thực hiện rất tốt. Trong vài năm trở lại đây hầu như có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam nào vi phạm quy định này.
Tuy nhiên điều đáng lo ngại là trong thời gian vừa qua Mỹ đã đưa ra quy định sử dụng sản phẩm an toàn (các sản phẩm không độc hại đối với sức khoẻ con người) của Hoa Kỳ rất khắt khe, như quy định 200 hoá chất không được sử dụng trong các loại vải, trong khi đồ gỗ sử dụng khá nhiều vải (để bọc nệm ghế, dùng trong nôi trẻ em) và nhiều DN Việt Nam còn rất mơ hồ về loại vải nào được phép sử dụng, loại nào không được phép, dù Vifores và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã công bố
2.2.1.3. Tình hình đáp ứng các quy định về nguồn gốc xuất xứ
Nếu so sánh, ngành gỗ Việt Nam "sinh sau đẻ muộn" hơn rất nhiều so với ngành gỗ chế biến của các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia nhưng xét về mặt tuân thủ các quy tắc của ngành thì Việt Nam lại đi đầu.
Ngày 3-3-2008 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra mắt nhóm công tác về Lacey có nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp về thu mua lâm sản có nguồn gốc bền vững, không gây tác động xấu đến môi trường, tư vấn thủ tục xin cấp chứng chỉ FSC, hệ thống giám sát…
Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng quy hoạch kế hoạch rừng trồng, quản lý nguồn gốc nguyên liệu gỗ nhập khẩu nhằm tạo cho các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu hợp pháp đưa vào sản xuất. Tăng cường đầu tư công tác quy hoạch và phát triển làng nghề theo hướng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề. Đây là vấn đề có tính quan trọng hàng đầu trong việc phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam thực hiện rất có hiệu quả trong việc là cầu nối giữa cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ với chính phủ. Thông qua các hoạt động của hội thông tin v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111427.doc