MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I. Lý luận chung về xuất khẩu và rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may 3
1.1 Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng dệt may 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về xuất khẩu hàng dệt may 3
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may 3
1.1.3 Lợi ích và các nhân tố ảnh hưởng trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 3
1.2 Rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may 3
1.2.1 Khái niệm và phân loại rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may 3
1.2.2 Tác dụng của các rào cản 3
1.3 Kinh nghiệm vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may của một số nước vào thị trường Hoa Kỳ 3
1.3.1 Trung Quốc 3
1.3.2 Một số nước ASEAN 3
1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm với Việt Nam 3
Chương II. Tác động của các rào cản Hoa Kỳ đặt ra đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 3
2.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 3
2.1.1 Thị trường Hoa Kỳ 3
2.1.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 3
2.2 Các rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 3
2.2.1 Rào cản thứ nhất: Hàng rào thuế quan 3
2.2.2 Rào cản thứ hai: Các biện pháp hạn chế định lượng 3
2.2.3. Rào cản thứ ba: Các tiêu chuẩn và quy định liên quan tới người tiêu dùng và người lao động 3
2.2.4 Rào cản thứ tư: Các quy định về xuất xứ, nhãn mãc, nhãn hiệu hàng hoá 3
2.2.5 Rào cản thứ năm: Các biện pháp thương mại tạm thời 3
2.2.6 Rào cản thứ sáu: Các rào cản khác 3
2.3 Đánh giá chung về rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam 3
2.3.1 Rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam gồm rất nhiều loại 3
2.3.2 Rào cản của Hoa Kỳ rất phức tạp 3
2.3.3 Rào cản của Hoa Kỳ ở mức cao 3
Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 3
3.1 Dự báo xu hướng phát triển của các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam 3
3.1.1 Rào cản thuế quan có khả năng giảm nhưng không nhiều 3
3.1.2 Các quy định tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn lao động ngày càng tăng 3
3.1.3 Các quy định bảo vệ người tiêu dùng ngày càng nhiều và được lồng ghép trong nhiều rào cản hơn 3
3.1.4 Các quy định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rất được quan tâm 3
3.1.5 Rào cản từ các biện pháp thương mại tạm thời ngày càng khắt khe hơn 3
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ 3
3.2.1 Kiến nghị về phía Nhà nước 3
3.2.2 Giải pháp về phía Hiệp hội dệt may Việt Nam 3
3.2.3 Giải pháp với doanh nghiệp 3
3.2.4 Các giải pháp khác 3
Kết luận 3
Tài liệu tham khảo 3
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tế và Hoa Kỳ thì cũng bị cấm nhập khẩu.
b) Hạn ngạch nhập khẩu
Hiện nay các biện pháp dùng hạn ngạch Hoa kỳ chỉ áp dụng cho một số ngành hàng trong đó đáng chú ý nhất là hàng dệt may. Sau ngày 1/1/2005 khi hiệp định ATC hết hiệu lực Hoa Kỳ đã xoá hạn ngạch cho hầu hết các nước trong WTO, các nước chưa ra nhập vào WTO như Việt Nam vẫn phải chịu hạn ngạch đối với hàng dệt may. Chính vì vậy đây là một rào cản có tác động trực tiếp và ảnh hưởng nặng nề đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Phần lớn hạn ngạch của Hoa Kỳ do cục Hải quan của nước này quản lý. Hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ chia ra làm hai loại chính là: hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch tuyệt đối. Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này nhưng số lượng nhiều trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn thậm chí cao hơn nhiều lần so với các mức thuế trong hạn ngạch. Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch giới hạn về số lượng. Tức là số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Hoa Kỳ trong thời hạn hạn ngạch. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ thường chịu loại hạn ngạch tuyệt đối. Nếu số lượng xuất một mặt hàng dệt may nào đó sang Hoa Kỳ mà đã dùng hết hạn ngạch thì có thể vay hạn ngạch của năm sau, nhưng số lượng được vay chỉ được nằm trong một lượng nhất định và không phải mặt hàng nào cũng được vay hạn ngạch.
Hàng năm Hoa Kỳ sẽ giao hạn ngạch cho từng nước sau đó tuỳ từng quốc gia mà có cách phân chia hạn ngạch khác nhau. Đối với Việt Nam việc phân chia và giao hạn ngạch được thực hiện bởi Bộ Thương mại. Đầu năm Bộ Thương mại sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Có 2 hình thức cấp hạn ngạch: hình thức cấp visa tự động và hình thức ký quỹ/ bảo lãnh:
+ Các thương nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sẽ được cấp visa tự động cho tất cả các chủng loại hàng dệt may (Cat).
+Các thương nhân có nhu cầu đảm bảo hạn ngạch để giao hàng theo kế hoạch và tự nguyện được đăng ký hạn ngạch theo hình thức ký quỹ/ bảo lãnh. Thương nhân đã được cấp hạn ngạch theo hình thức ký quỹ/ bảo lãnh vẫn được tham gia cấp Visa tự động.
Các chủng loại mặt hàng xuất sang thị trương Hoa Kỳ được chia ra làm 2 loại: các Cat “nóng” và các Cat “nguội”. Đối với mỗi loại Bộ Thương mại có nguyên tác phân chia hạn ngạch khác nhau:
Nhóm1: các Cat “nóng”, là các Cat. thực hiện trong năm trước đạt từ 90% trở lên. Năm 2005, nhóm này gồm các Cat.334/335 (áo khoác nam nữ chất liệu bông), Cat.338/339 (áo sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu bông), Cat.340/640 (áo sơ mi nam dệt thoi chất liệu bông và nhân tạo), Cat.341/641 (áo sơ mi nữ dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo), Cat.347/348 (quần nam nữ chất liệu bông), Cat.359/659S (quần áo bơi), Cat.620 (vải bằng sợi filamang và tổng hợp khác), Cat.638/639 (áo sơ mi nam nữ dệt kim chất liệu sợi nhân tạo), Cat.647/648 (quần áo nam nữ chất liệu sợi nhân tạo). Năm 2006, Bộ Thương mại dành 60% tổng nguồn hạn ngạch của mỗi Cat. để cấp theo hình thức ký quỹ/ bảo lãnh, còn lại 40% để cấp theo hình thức cấp visa tự động. Sau ngày 31/3/2006 nếu nguồn ký quỹ bảo lãnh vẫn còn thì sẽ được bổ xung cho nguồn cấp visa tự động. Đối với nhóm này, chỉ có thương nhân có thành tích trong năm trước của các Cat. “nóng” mới được đăng ký ký quỹ và/ hoặc bảo lãnh. Thương nhân cũng chỉ được đăng ký số lượng hạn ngạch tối đa không vượt quá 60% thành tích thực hiện hạn ngạch của thương nhân trong năm trước theo từng Cat. Trước ngày 30/6/2006, tỷ lệ thực hiên hạn ngạch một Cat. đạt khoảng 50% của nguồn cấp visa tự động, Bộ Thương mại sẽ ngừng cấp visa tự động đối với mặt hàng đó và tiến hành phân giao hạn ngạch còn lại cho các thương nhân có thành tích xuất khẩu, chưa ký quỹ /bảo lãnh, có hợp đồng với khách hàng lớn.
Nhóm 2: các Cat. “nguội”, là các Cat. thực hiện trong năm trước đạt dưới 90%. Năm 2005, nhóm này gồm có các Cat.200 (chỉ may và sợi), Cat.301(sợi bông đã trải), Cat.332( tất chất liệu bông), Cat.333 (áo khoác nam), Cat.342/642 (váy ngắn chất liệu bông và sợi nhân tạo), Cat.345 (áo sweater chất liệu bông), Cat.351/651 (quần áo ngủ chất liệu bông và sợi nhân tạo), Cat.352/652 (đồ lót chất liệu bông và sợi nhân tạo), Cat.359/659C (quần yếm), Cat.434, (áo khoác nam chất liệu len), Cat 435 (áo khoác nữ chất liệu len), Cat. 440 (sơ mi nam nữ chất liệu len), Cat.447,448 (quần nam, nữ chất liệu len), Cat.632 (tất chất liệu sợi nhân tạo), Cat.645/646 (áo sweater chất liệu sợi nhân tạo). Năm 2006, Bộ không khuyến khích thương nhân áp dụng phương pháp ký quỹ/ bảo lãnh mà yêu cầu các thương nhân cân nhắc kỹ khả năng xuất khẩu theo visa tự động. Các thương nhân đều được đăng ký ký quỹ/ bảo lãnh không phụ thuộc vào thành tích năm 2005, và cấp hạn ngạch theo nguyên tắc đăng ký trước cấp trước. Trước ngày 30/6/2006, tỷ lệ thực hiện hạn ngạch một loại đạt 50% thì cũng được tiến hành như với nhóm 1. Trường hợp đạt tỷ lệ 50% vào thời điểm muộn hơn thì tuỳ vào nguồn còn lại và thời gian còn lại của năm để quyết định việc tiếp tục cấp visa tự động đối với nhóm đó hay phân giao hạn ngạch giống như nhóm 1.
Bảng 2.4: Tổng nguồn hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu
sang Hoa Kỳ năm 2006
stt
Mặt hàng
Cat.
Đơn vị
Hạn ngạch cơ sở năm 2006
HN năm 2006 sau khi điều chỉnh
Số lượng đã vay của năm 2005
chỉ may và sợi
200
Kg
367.513
367.513
sợi bông đã trải
301
Kg
833.029
833.029
tất chất liệu bông
332
Tá đôi
1.225.043
1.225.043
áo khoác nam
333
Tá
44.101
44.101
áo khoác nam nữ chất liệu bông
334/335
Tá
790.357
790.357
áo sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu bông
338/339
Tá
16.402.811
15.176.433
1.226.378
áo sơ mi nam dệt thoi chất liệu bông và nhân tạo
340/640
Tá
2.433.201
2.296.760
136.378
áo sơ mi nữ dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo
341/641
Tá
932.969
932.969
váy ngắn chất liệu bông và sợi nhân tạo
342/642
Tá
661.770
661.770
áo sweater chất liệu bông
345
Tá
348.969
348.969
quần nam nữ chất liệu bông
347/348
Tá
8.325.564
8.325.564
quần áo ngủ chất liệu bông và sợi nhân tạo
351/651
Tá
584.933
584.933
đồ lót chất liệu bông và sợi nhân tạo
352/652
Tá
2.228.480
2.228.480
quần yếm
359/659
C
Tá
397.928
397.928
quần áo bơi
359/659
S
Tá
643.148
643.148
áo khoác nam chất liệu len
434
Tá
17.191
17.191
áo khoác nữ chất liệu len
435
Tá
42.146
42.146
sơ mi nam nữ chất liệu len
440
Tá
2.653
2.653
quần nam chất liệu len
447
Tá
55.183
55.183
quần nữ chất liệu len
448
Tá
33.959
33.959
vải bằng sợi filamang và tổng hợp khác
620
Tá
7.796.174
7.796.174
tất chất liệu sợi nhân tạo
632
Tá đôi
612.522
612.522
áo sơ mi nam nữ dệt kim chất liệu sợi nhân tạo
638/639
Tá
1.462.269
1.380.273
81.996
áo sweater chất liệu sợi nhân tạo
645/646
Tá
236.437
236.437
quần áo nam nữ chất liệu sợi nhân tạo
647/648
Tá
2.377.827
2.244.491
133.336
Nguồn: Bộ Thương mại
Hàng năm hạn ngạch hàng dệt may của Việt Nam được điều chỉnh nhưng tăng không quá 6%/ năm, bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác giảm xuống để tổng hạn ngạch không đổi. Các hạn ngạch cụ thể cũng có thể điều chỉnh hàng năm bằng cách mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm sau) hoặc chuyển tiếp (sử dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước). Không hạn ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11%/ năm.
Việc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệt may của Hoa Kỳ đã cản trở khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này. Khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là rất lớn nhưng do bị áp hạn ngạch nên nhiều doanh nghiệp chỉ đủ hạn ngạch sản xuất đến 50% công suất. Nếu không bị áp hạn ngạch thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ có thể ở mức 25%/ năm.
c) Quy định về visa
Hàng dệt may nói chung và hàng dệt may Việt Nam nói riêng cần phải có visa mới được vào Hoa Kỳ. Một visa hàng dệt may là dấu xác nhận trên một hoá đơn hoặc một “giấy phép kiểm soát nhập khẩu” do Chính phủ nước ngoài cấp. Visa này được dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt may và sản phẩm dệt may từ nước ngoài vào Hoa Kỳ hoặc để dùng ngăn cấm hàng nhập lậu vào Hoa Kỳ. Một visa hàng dệt may có thể bao gồm hàng có hạn ngạch hoặc không có hạn ngạch. Hàng dệt may có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần một visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ. Nhưng visa không đảm bảo cho việc nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ. Nếu thời gian hạn ngạch chấm dứt mà visa cho hàng dệt may được cấp sau đó bởi Chính phủ nước ngoài và hàng đã nhập vào Hoa Kỳ, lô hàng nhập này sẽ không được giải phóng cho nhà nhập khẩu cho đến khi hạn ngạch mới được cấp phép.
Trường hợp visa khai sai về chủng loại, số lượng, thiếu dữ liệu hoặc lô hàng nhập khẩu không có visa, lô hàng đó sẽ không được giải phóng cho tới khi nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ thông báo cho nước xuất khẩu những thông tin trên visa và nhận được một visa mới hay một visa thay thế.
Hoa Kỳ đã ký hiệp định về visa mang tính toàn diện với Việt Nam. Trong đó, quy định tất cả các hàng dệt may nhập khẩu vì mục đích thương mại đều phải có visa nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Bên cạnh hình thức visa thông thường, cục Hải quan Hoa Kỳ cũng xây dựng hệ thống thông tin visa điện tử “ELVIS”. Trong đó, quy định về việc chuyển các thông tin visa bằng điện tử liên quan tới hàng dệt may từ một quốc gia nào đó cho Hải quan Hoa Kỳ nhằm tránh visa gian lận và lẩn tránh quota. Hiện tại Việt Nam chưa áp dụng hình thức này.
2.2.3. Rào cản thứ ba: Các tiêu chuẩn và quy định liên quan tới người tiêu dùng và người lao động
a) Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội
Hiệp định thương mại Việt – Hoa Kỳ đã có hiệu lực đã mở ra cho hàng dệt may Việt Nam một thị trường lớn. Tuy nhiên, trong quan hệ mua bán giao dịch, rất nhiều đối tác Hoa Kỳ yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu phải có trách nhiệm xã hội bằng cách cùng họ thực hiện các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. Các tiêu chuẩn này một mặt giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam cũng như tạo môi trường làm việc tốt trong doanh nghiệp từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may hơn nữa. Mặt khác, các tiêu chuẩn này cũng là rào cản đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ vì như đã nói ở phần hạn chế nhập khẩu: Hoa Kỳ có quyền từ chối không nhận hàng của doanh nghiệp dệt may Việt Nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn đó.
Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000.
SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về trách nhiệm xã hội được tổ chức quốc tế về trách nhiệm xã hội SAI (Social Accountability International) biên soạn. Nền tảng của các tiêu chuẩn là các công ước của tổ chức lao động quốc tế ILO, các văn kiện về nhân quyền bao gồm Tuyên bố toàn cầu về nhân quyền và Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em. Mục tiêu của tiêu chuẩn là nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên phạm vi toàn cầu.
Tiêu chuẩn SA 8000 gồm có 9 yêu cầu sau:
Lao động trẻ em
Lao động cưỡng bức
An toàn sức khoẻ
Tự do hội họp và quyền thoả ước các lao động tập thể
Phân biệt đối xử
Kỷ luật
Thời gian làm việc
Đền bù (tiền lương và các phúc lợi khác)
Hệ thống quản lý
Với các nội dung trong từng yêu cầu, các doanh nghiệp Việt Nam thực sự phải thay đổi rất nhiều trong nhận thức và quản lý. Đây là rào cản mà nhiều doanh nghiệp dệt may còn đang vướng mắc.
Tiêu chuẩn trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu WRAP.
Đây là chương trình chứng nhận trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu (Worldwide Responsible Apparel Production) – một chương trình tuân thủ toàn diện nguyên tắc WRAP một cách tự nguyện, được một tổ chức đánh giá độc lập giám sát và do ban chứng nhận WRAP cấp giấy chứng nhận.
Khác với tiêu chuẩn SA 8000, các nguyên tắc nêu trong tiêu chuẩn WRAP được các hội viên của Hiệp hội may Hoa Kỳ - AAMA sau này hợp nhất với Hiệp hội Giầy và thời trang Hoa Kỳ đổi thành Hiệp hội Giầy May Hoa Kỳ - AAFA cam kết thực hiện. Các hội viên này là những tập đoàn kinh doanh lớn nên đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giầy, dệt may và thời trang khắp nơi trên thế giới và Việt Nam nói riêng xuất hàng vào Hoa Kỳ phải thực hiện quy định này.
Tiêu chuẩn WRAP gồm 12 nguyên tắc với các nội dung chính như sau:
Tuân thủ luật và những nội quy lao động: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật pháp và nội quy ở tất cả các nơi mà họ có giao thương. Doanh nghiệp phải cập nhật các thông tin về luật quốc tế, luật địa phương và các nội quy liên quan tới từng nguyên tắc của WRAP.
Cấm lao động cưỡng bức: Doanh nghiệp không được sử dụng lao động cưỡng bức, ràng buộc hoặc các hình thức khác. Người lao động làm việc tự nguyện, được ra về sau ca làm việc và được trả lương trực tiếp.
Cấm lao động trẻ em: Doanh nghiệp không được sử dụng lao động dưới 15 tuổi và tuân thủ đúng pháp luật với lao động trẻ (15 – 18).
Cấm quấy nhiễu và lạm dụng: Doanh nghiệp phải tạo một môi trường làm việc không có sự quấy nhiễu, lạm dụng hay hình phạt về thể xác dưới bất cứ hình thức nào.
Thu nhập và phúc lợi: Doanh nghiệp phải trả lương theo luật pháp quy định, phụ cấp và các phúc lợi khác.
Giờ làm việc: Số giờ làm việc mỗi ngày và số ngày làm việc trong tuần không được vượt quá số giờ quy định của luật lao động, 48 giờ mỗi tuần. Doanh nghiệp phải cung cấp ít nhất một ngày nghỉ trong tuần cho người lao động. Trong trường hợp cần làm thêm giờ, người lao động tự nguyện làm và được trả lương theo đúng quy định của luật lao động và số giờ tối đa được làm thêm mỗi tuần 12 giờ.
Cấm phân biệt đối xử: Doanh nghiệp tuyển dụng lao động, trả lương, bổ nhiệm hay cho họ nghỉ việc dựa trên khả năng làm việc chứ không dựa trên tính cách cá nhân hay tín ngưỡng riêng.
An toàn và sức khoẻ: Doanh nghiệp phải cung cấp một môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khoẻ. Nếu có ký túc xá thì cũng phải đảm bảo sạch sẽ và an toàn.
Tự do hội đoàn: Doanh nghiệp phải thừa nhận và tôn trọng quyền hợp pháp của người lao động về tự do hội đoàn bao gồm tự do tham gia và không tham gia bất cứ hội đoàn nào.
Ngoài ra doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về môi trường, tuân thủ luật Hải quan, ngăn ngừa ma tuý.
So sánh WRAP với SA 8000 ta thấy đa số các yêu cầu trong 12 nguyên tắc trên giống các yêu cầu trong SA 8000. Tuy nhiên phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp sản xuất giầy và dệt may xuất hàng đi Hoa Kỳ nên để thuận lợi khi hàng vào Hoa Kỳ, một số điểm có khác và một số điểm được yêu cầu thêm.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng dệt may đi Hoa Kỳ, việc lựa chọn có áp dụng các tiêu chuẩn trên hay không hoặc áp dụng tiêu chuẩn nào trong 2 tiêu chuẩn hoàn toàn dựa trên tinh thần của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và nhu cầu cải thiện điều kiện làm việc của doanh nghiệp mình. Nhưng hầu hết các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đều yêu cầu các doanh nghiệp dệt may phải thực hiện 2 tiêu chuẩn này.
b) Luật bảo vệ người tiêu dùng
Quyền lợi người tiêu dùng, nghĩa vụ của người sản xuất, của người bán hàng được quy định trong luật Magnuson – Moss Warranty Act và Luật Thương mại đồng bộ (Uniform Commercial Code – UCC) mục 382-A:2-316 và 382-A: 2-329 Uỷ ban Thương mại liên bang (FTC). Mặc dù quy định về bảo vệ người tiêu dùng có khác nhau tuỳ luật từng bang nhưng nhìn chung bao gồm những điểm sau:
Nghĩa vụ người sản xuất và người bán:
Người sản xuất và người bán hàng có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về sản phẩm cho khách hàng gồm phẩm chất, đặc tính, giá cả… Đối với những sản phẩm dệt may khi xuất vào Hoa Kỳ, phải chú ý các quy định về nhãn mác như: Luật xác định sản phẩm dệt, Luật xác định sản phẩm len (luật này sẽ được nói rõ trong phần rào cản thứ tư – quy định về xuất xứ, nhãn hiệu hàng hoá) Luật về vải dễ cháy…
Luật về vải dễ cháy: Uỷ ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) là cơ quan giám sát việc thực thi luật về vải dễ cháy. Luật này nghiêm cấm việc nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển hay bán các loại quần áo, đồ trang trí nội thất, vải hay các chất liệu liên quan không phù hợp với các tiêu chuẩn phòng cháy do CPSC đề ra. Việc không tuân thủ đạo luật về vải dễ cháy có thể dẫn đến việc tịch thu hay sung công sản phẩm. Ngoài ra, CPSC cũng áp dụng các hình phạt dân sự hoặc hình phạt ở mức nhẹ nếu cố ý vi phạm các quy định trong luật về vải dễ cháy.
Quyền lợi của khách hàng:
Khách hàng có quyền không chấp nhận sản phẩm, và có quyền huỷ bỏ sau khi đã nhận hàng. Việc khách hàng chấp nhận hàng hoá xảy ra khi khách hàng đồng ý trả tiền và mang hàng ra khỏi nơi bán. Tuy nhiên, trường hợp khách hàng nhận hàng và sau đó phát hiện ra rằng hàng không đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng mua khách hàng có quyền huỷ bỏ nhận hàng và yêu cầu bồi hoàn toàn bộ chi phí.
Theo quy định, khách hàng có quyền huỷ bỏ việc nhận hàng trong những trường hợp sau:
Khách hàng đồng ý mua hàng trước khi phát hiện ra lỗi đối với hàng . Lỗi này không rõ rệt và khó phát hiện, và người bán cam đoan rằng hàng bán không có lỗi. Hoặc,
Khách hàng chấp nhận mua hàng mặc dù biết rằng hàng có lỗi và cho rằng lỗi đó hoàn toàn có thể sửa được nhưng trên thực tế không sửa được.
2.2.4 Rào cản thứ tư: Các quy định về xuất xứ, nhãn mãc, nhãn hiệu hàng hoá
a) Quy định về xuất xứ hàng dệt may
Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có các mức thuế khác nhau áp dụng với các nhóm nước khác nhau và đặc biệt với hàng dệt may nhập khẩu còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo nước, nên việc xác định xuất xứ hàng hoá rất quan trọng.
Trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất hiện nay, việc xác định xuất xứ hàng dệt may rất khó khăn và phức tạp. Bởi vì hàng dệt may thường nhập khẩu nguyên phụ liệu ở các nước khác nhau, hình thức xuất khẩu phổ biến là nhận gia công.
Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ hàng hóa là dựa vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hoá. Theo nguyên tắc này, nước xuất xứ của hàng hoá là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hoá đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới. Đối với hàng dệt may việc xác định xuất xứ tuân theo những quy định sau:
Những nguyên tắc chung:
Nước xuất xứ là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hóa (trừ những ngoại lệ về nguyên liệu tối thiểu đã được quy định trong 19 CFR mục 102.13).
Đối với sợi (bao gồm cả sợi đơn và sợi đa). Nước xuất xứ của sợi, chỉ, sợi bện, thừng, chão, cáp, dây tết là nước sản xuất ra những loại hàng này.
Đối với vải: nước xuất xứ là nước dệt ra vải.
Các sản phẩm dệt may khác: Nước xuất xứ là nước lắp ráp ra thành phẩm.
Những nguyên tắc đặc biệt:
Nếu không xác định được xuất xứ của một sản phẩm dệt hay quần áo bằng một trong những nguyên tắc trên, và do sản phẩm được sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ là:
Nước mà quá trình lắp ráp quan trọng nhất diễn ra. Việc xác định hoạt động sản xuất quan trọng nhất sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Nếu không thể xác minh được quy trình nào là quan trọng nhất, thì nước xuất xứ là nước cuối cùng mà tại đó hoạt động lắp ráp hay sản xuất diễn ra.
Thứ tự áp dụng các nguyên tắc:
Các nguyên tắc trên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên áp dụng theo quy định của Hải quan Hoa Kỳ phần 102.21 (9c) như sau:
Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở một nước ;
Sự thay đổi đặc tính của sản phẩm (chuyển từ mã thuế này sang mã thuế khác);
Nước mà sản phẩm có những phần chính được tạo thành hình;
Sản phẩm hoàn toàn được lắp ráp tại một nước;
Nước mà tại đó quy trình lắp ráp quan trọng nhất diễn ra;
Nước cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp diễn ra.
Đối với quần áo, nơi lắp ráp - may vải đã cắt thành quần áo chứ không phải nơi cắt vải là nước xuất xứ quần áo.
Luật thuế quan năm 1930 của Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các hàng dệt may nhập khẩu phải được đánh dấu nước xuất xứ bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ đọc, ở chỗ dễ thấy và không thể tẩy xoá được để có thể tồn tại cho đến khi hàng hoá đó tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Luật không cho phép ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng dệt may có xuất xứ nước ngoài những từ như “United States” hoặc “U.S.A”, hoặc tên bất kỳ một thành phố hoặc địa điểm nào ở Hoa Kỳ để tạo cảm giác hàng dệt may đó được sản xuất tại Hoa Kỳ, trừ phi trên nhãn hoặc bao bì hàng có ghi kèm một cách rõ ràng ở chỗ dễ thấy nước xuất xứ của hàng hoá.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất hàng sang thị trường Hoa Kỳ cần chú ý khâu xác định xuất xứ và ghi xuất xứ hàng hoá. Vì hàng dệt may nhập khẩu vi phạm quy định đánh dấu xuất xứ sẽ bị hải quan giữ lại, và có thể yêu cầu người nhập khẩu nộp thuế vi phạm bằng 10% trị giá hàng vi phạm trừ phi hàng hóa đó được tái xuất, tiêu huỷ hoặc đánh dấu nước xuất xứ dưới sự giám sát của hải quan.
Trước khi triển khai quá trình sản xuất hoặc thậm chí ngay khi thương thảo hợp đồng các doanh nghiệp dệt may nên kiểm tra và thống nhất với nhà nhập khẩu về cách đánh dấu xuất xứ hàng hoá. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải đối chiếu với các quy định của hải quan xem có phù hợp không. Đây tuy là một quy định nhỏ nhưng nó là rào cản đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may. Vì nhiều doanh nghiêp còn lúng túng trong khâu xác định xuất xứ của hàng dệt may khi hàng đó được nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và quá trình sản xuất cũng liên quan tới các nước ngoài. Bên cạnh đó hồ sơ trình báo hải quan để xác định xuất xứ hàng hoá cũng rất phức tạp bao gồm nhiều tài liệu liên quan tới hàng hoá từ khâu nguyên liệu, quá trình sản xuất tới khi thành sản phẩm, các hồ sơ này tất nhiên phải được trình bày bằng tiếng Anh. Các doanh nghiệp cần quan tâm đào tạo cán bộ xuất khẩu để họ thông hiểu được các quy định này, có như vậy mới tránh được những chi phí cũng như những rắc rối không cần thiết sau này và hàng dệt may Việt Nam mới vào được thị trường Hoa Kỳ.
b) Các quy định liên quan tới cơ chế ghi và gắn nhãn hàng dệt may
Cơ chế ghi nhãn
Trong nhãn hiệu hàng dệt may Hoa Kỳ quy định rất chặt chẽ các phần phải có bắt buộc gắn trên hàng hoá. Bao gồm các phần như hướng dẫn sử dụng, thành phần sợi trong sản phẩm, tên công ty, nước xuất xứ, mã số nhà sản xuất,..
Nhãn phải ghi rõ thành phần sợi
Theo luật và các quy định về hàng dệt và hàng len thì sản phẩm có sợi như sợi, vải vóc, quần áo và các mặt hàng gia đình khác phải được ghi nhãn chỉ rõ thành phần sợi. Tên và tỷ trọng của mỗi loại thành phần sợi được ghi lần lượt theo trật tự giảm dần. Ví dụ: 65% cotton, 35% polyester. Nếu sản phẩm làm từ một loại sợi thì ghi “all” (toàn phần) hay ghi 100%. Không cần phải khai báo thành phần của fec-me-tuya, cúc, các loại hạt, các miếng đáp bằng hình vẽ, hoặc bất kỳ một bộ phận nào không được làm từ sợi, chỉ hay vải. Nói chung chỉ cần nêu tên các loại sợi chiếm từ 5% trọng lượng sợi trở lên. Sợi chiếm dưới 5% cần được ghi nhãn là “ sợi khác” hoặc “các loại sợi khác” (nếu sợi đó chiếm dưới 5% nhưng có tầm quan trọng đáng kể về chức năng ở mức tỷ trọng ấy thì có thể ghi cụ thể).
Đối với các vật trang trí làm bằng sợi hoặc vải cũng phải khai báo thành phần sợi nếu tỷ trọng lớn hơn 5%. Vải lót, lớp chần, lớp đệm được phối hợp với nhau để giữ ấm cũng phải khai báo thành phần sợi. Ngoài ra nếu sản phẩm có những phần riêng lẻ với các thành phần sợi khác nhau thì thành phần sợi của mỗi bộ phận phải được xác định tách biệt trên nhãn hàng hoá.
Luật cũng quy định: Hình thức ghi thành phần sợi phải rõ ràng như nhau và cùng một cỡ. Cho phép sai số 3% đối với thành phần sợi thông báo trên nhãn hàng hoá. Ví dụ nếu trên nhãn ghi một sản phẩm chứa 40% cotton, thì lượng cotton thực tế chỉ có thể dao động từ 37% đến 43%. Điều này không có nghĩa là có thể cố tình trình bày sai khối lượng sợi. Nếu biết chắc rằng sản phẩm có chứa 37% cotton thì trên nhãn phải ghi rõ “37% cotton”. Sai số này đơn thuần chỉ để cho phép một chút không nhất quán trong quá trình sản xuất. Sai lệch cao hơn 3% được coi là ghi nhãn sai, trừ khi doanh nghiệp có thể chứng minh rằng đó là kết quả không tránh khỏi của các biến cố trong sản xuất dù đã chú ý.
Việc xác định chính xác thành phần sợi để ghi vào nhãn hàng dệt may đối với các doanh nghiệp Việt Nam không đơn giản. Bên cạnh đó chất lượng của hàng hoá (thành phần sợi) trong cả lô hàng thường không nhất quán, mặc dù đã cho phép sai số 3% nhưng nhiều lô hàng vẫn không thể đảm bảo được và bị trả lại. Ghi nhãn chính xác là một việc làm không thể bỏ qua đối với hàng dệt may muốn vào thị trường Hoa Kỳ, đây đang là hàng rào mà các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua.
Nhãn phải ghi hướng dẫn sử dụng
Đối với các sản phẩm tiêu dùng nói chung và hàng dệt may nói riêng việc ghi hướng dẫn sử dụng và bảo quản là một phần không thể thiếu. Nó có vai trò quan trọng, trước tiên là đối với người tiêu dùng, giúp họ có thể sử dụng sản phẩm một cách tốt nhất. Thứ hai, là giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình tiêu dùng, nâng cao uy tín của thương hiệu sản phẩm cũng như của doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may.
Luật pháp của Hoa Kỳ quy định tất cả các sản phẩm dệt may sử dụng để che, bảo vệ cơ thể hoặc các hàng hóa đơn chiếc sử dụng cho sản xuất những sản phẩm quần áo may ở nhà. Các trường hợp được miễn trừ khỏi ghi quy định hướng dẫn đối với hàng dệt may là: găng tay, mũ , mùi xoa, cavat, dây đeo quần, các sản phẩm may
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rào cản và Giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.doc