Luận văn Rèn kỹ năng lập ý ở loại bài nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông

MỤC LỤC

Trang phụbìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữviết tắt

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: THỰC TRẠNG DẠY – HỌC LẬP Ý ỞTRƯỜNG THPT

HIỆN NAY

1.1. Nghiên cứu khảnăng lập ý của học sinh .15

1.1.1. Mục đích – đối tượng – mẫu khảo sát và phạm vi khảo sát .15

1.1.2. Phép đo .15

1.1.3. Cách đánh giá kết quả.16

1.1.4. Thực nghiệm đo thực trạng lập ý của HS THPT .17

1.2. Kết luận vềnăng lực lập ý của học sinh và thực trạng dạy học lập ý ở

trường THPT hiện nay .29

1.2.1. Vềnăng lực lập ý của HS .29

1.2.2. Vềthực trạng lập ý của HS .29

1.2.3. Vềthực trạng giảng dạy của GV .30

1.2.4. Vềtầm quan trọng của việc lập dàn ý .32

Chương 2: MỘT SỐVẤN ĐỀLÝ THUYẾT XUNG QUANH KỸNĂNG

LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊLUẬN XÃ HỘI

2.1. Khái quát vềvăn nghịluận và kiểu bài nghịluận xã hội .33

2.1.1. Khái niệm, vịtrí .33

2.1.2. Các yếu tốtạo nên nội dung và cấu trúc bài văn nghịluận xã hội .34

2.2. Lập dàn ý cho bài nghịluận xã hội .39

2.2.1. Lập ý là gì? .39

2.2.2. Các bước của việc lập ý .40

2.2.3. Qui trình lập ý bài văn nghịluận xã hội .41

2.3. Yêu cầu vềmô hình ý và qui trình chung khi làm bài văn nghịluận xã

hội đối với học sinh THPT .53

2.3.1. Yêu cầu vềmô hình ý .53

2.3.2. Qui trình chung khi làm bài văn NLXH .58

Chương 3: BIỆN PHÁP RÈN KỸNĂNG LẬP Ý TRONG VĂN NLXH

VÀ NHỮNG THỬNGHIỆM BƯỚC ĐẦU

3.1. Biện pháp rèn kỹnăng lập ý qua việc tích hợp với giờ đọc văn .59

3.2. Biện pháp rèn kỹnăng lập ý ởphân môn làm văn .61

3.2.1. Rèn ý thức và kỹnăng lập ý trong giờlý thuyết làm văn .61

3.2.2. Rèn ý thức và kỹnăng lập ý trong giờthực hành làm văn .66

3.2.3. Rèn ý thức và kỹnăng lập ý trong giờtrảbài làm văn .66

3.2.4. Rèn ý thức và kỹnăng lập ý thông qua các bài tập ởnhà .68

3.3. Thửnghiệm giảng dạy .95

3.3.1. Mô tảthửnghiệm .95

3.3.2. Nội dung thửnghiệm .96

3.3.3. Địa điểm thửnghiệm .97

3.3.4. Cách thức tiến hành .97

3.3.5. Cách thức đánh giá .98

3.3.6. Kết quảthửnghiệm .99

3.3.7. Đánh giá chung vềkết quảthửnghiệm .104

KẾT LUẬN.107

THƯMỤC THAM KHẢO.111

PHỤLỤC.118

pdf156 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5667 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn kỹ năng lập ý ở loại bài nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm của mình: Đã đạt được những điểm nào? Còn tồn tại những điểm nào? Mắc phải những lỗi nào về lập ý cùng với phương hướng khắc phục. Tiến trình, nội dung và phương pháp của một giờ trả bài đã được trình bày, hướng dẫn ở sách giáo viên và các tài liệu khác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây chỉ là xem xét việc rèn kỹ năng lập ý cho bài văn nghị luận xã hội ở giờ trả bài như thế nào mà thôi. Và để góp phần giúp HS rèn luyện tốt kỹ năng lập ý cho loại bài NLXH theo tinh thần trên, tác giả luận văn cho rằng GV trong giờ trả bài làm văn nên tiến hành giờ dạy-học theo qui trình sau: Bước 1: Yêu cầu HS nêu lại đề bài đã làm Ở bước này, sau khi học sinh đã nhắc lại đề bài, giáo viên chép đề bài đã làm lên bảng để thuận tiện cho cả thầy và trò trong quá trình làm việc. Bước 2: Hướng dẫn HS phân tích đề - tìm ý – lập dàn ý Ở bước này, giáo viên kết hợp ôn lại các kiến thức lý thuyết về phân tích đề - tìm ý – lập dàn ý đã học ở tiết lý thuyết “Lập ý cho bài văn nghị luận” và hướng dẫn học sinh thực hành lập ý theo lý thuyết đã học một cách thật triệt để. Trong quá trình hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện giáo viên nên ghi bảng những ý, những kiến thức, những vấn đề trọng tâm để học sinh dễ theo dõi và khắc sâu được kiến thức. Bước 3: Gv tổng kết và chép dàn ý chuẩn lên bảng Sau khi đã hướng dẫn học sinh thực hiện được công việc phân tích đề - tìm ý – lập dàn ý, giáo viên bổ sung, tổng kết và lập thành một hệ thống kiến thức chuẩn trên bảng cho học sinh dễ theo dõi, đối chiếu. Bước 4: Hướng dẫn học sinh đối chiếu kết quả bài làm của mình với dàn ý trên bảng Khi đã có được dàn ý chuẩn và chép chúng lên bảng, giáo viên phải tiến hành việc hướng dẫn, gợi ý cho học sinh đối chiếu kết quả bài làm của mình với dàn ý trên bảng để các em có thể nhận ra những ưu khuyết điểm về bài làm của mình. Bước 5: Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh (có lỗi lập ý) Đây là bước khá quan trọng trong việc giúp học sinh sửa chữa những lỗi mình đã mắc phải trong quá trình làm bài để có thể làm những bài sau tốt hơn. 3.2.4. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý thông qua các bài tập ở nhà Với lượng thời gian hết sức hạn hẹp dành cho môn làm văn, đặc biệt là phần thực hành làm văn mà phân phối chương trình đã định ra thì vấn đề rèn ý thức và kỹ năng lập ý thông qua các bài tập ở nhà cho học sinh là hết sức cần thiết. Qua việc làm các bài tập ở nhà, giáo viên có điều kiện giúp học sinh luyện tập và khắc sâu thêm những kiến thức các em được tiếp thu ở lớp; đồng thời giúp học sinh rèn giũa và cọ xát được với nhiều kiểu và dạng đề bài để kỹ năng làm bài của các em thuần thục hơn và giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình làm bài. Hơn thế, hình thành và rèn luyện cho học sinh có được một kỹ năng thành thạo đòi hỏi phải có thời gian thực hành thật nhiều và phải trải qua một quá trình lâu dài với tinh thần làm việc thật sự và kiên trì, đặc biệt đối với môn Ngữ văn. Nhà văn Nguyễn Công Hoan lúc sinh thời đã từng tâm sự: “Nghề viết văn không phải do đọc lắm kinh nghiệm và lý luận mà thành thạo được. Muốn thành thạo, trước hết phải làm và làm nhiều. Anh muốn biết bơi thì anh phải nhảy xuống nước mà tập, chỉ đứng trên bờ mà nói thì thiên vạn cổ cũng chẳng biết bơi”. Các nghiên cứu của tâm lý – giáo dục học cũng chỉ ra rằng: “Quy trình công nghệ trong giáo dục rốt cục là thể hiện bằng một hệ thống thao tác. Hệ thống thao tác bằng tay là cơ sở vững chắc cho những thao tác trí óc. Muốn huấn luyện thao tác chỉ có một cách làm duy nhất là thông qua hành động” (Hồ Ngọc Đại – Bài học là gì? NXBGDHN 1985) Chính vì thế để thực hiện thành công việc rèn luyện kỹ năng lập ý cho học sinh, nhất thiết phải kết hợp tiến hành nhiều hình thức và biện pháp khác nhau trong một thời gian dài. Và hình thức rèn kỹ năng lập ý bằng hệ thống bài tập ở nhà là một trong những hình thức cơ bản theo tinh thần đó. Trong khuôn khổ và phạm vi của luận văn, tác giả luận văn chỉ nêu lên một số nguyên tắc, một số đề bài tiêu biểu và hướng dẫn thực hành một vài đề để người đọc có cơ sở tham khảo và dựa vào đó tự xây dựng cho mình một hệ thống bài tập ở nhà cụ thể phục vụ có hiệu quả cho việc rèn luyện kỹ năng lập ý cho học sinh. 3.2.4.1 Một vài nguyên tắc cơ bản khi xây dựng hệ thống bài tập ở nhà * Nguyên tắc toàn diện Nguyên tắc này yêu cầu, khi soạn thảo bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải giúp học sinh có được một hệ thống bài tập toàn diện, đầy đủ để sau một năm học, một khóa học, các em được tiếp xúc hầu hết với các kiểu bài, dạng đề mà tác giả luận văn đã trình bày ở trên. * Nguyên tắc thống nhất Nguyên tắc này yêu cầu, khi soạn thảo bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải có sự thống nhất về nội dung, về mức độ, về khái niệm, về thuật ngữ, về mô hình dàn ý, về cách trình bày... Thống nhất giữa bài tập và lý thuyết về kỹ năng lập ý, thống nhất giữa bài tập và bài tập, thống nhất giữa lý thuyết làm văn nói chung và lý thuyết kỹ năng lập ý nói riêng, thống nhất giữa kỹ năng lập ý với các kỹ năng làm văn khác. Cũng như thế cần có cái nhìn thống nhất về vấn đề rèn kỹ năng lập ý giữa THCS và THPT, giữa các lớp trong cùng một cấp học. * Nguyên tắc đa dạng Nguyên tắc này yêu cầu, bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải đa dạng, gây được hứng thú và kích thích suy nghĩ của học sinh, tránh sự đơn điệu nhàm chán (Chẳng hạn sự đa dạng biểu hiện ở chỗ: mọi kiểu bài, dạng bài có thể ra đề bằng nhiều cách khác nhau) * Nguyên tắc vừa sức Nguyên tắc này yêu cầu, hệ thống bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải vừa sức. Căn cứ vào lứa tuổi, đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi trường mỗi địa phương... mà đề ra hệ thống bài tập tương ứng tạo được sự hứng thú cho học sinh khi rèn luyện. Vừa sức theo quan niệm của tác giả luận văn là việc giao cho học sinh một nhiệm vụ, đặt họ vào một tình huống có vấn đề mà yêu cầu giải quyết không quá khó và cũng không quá dễ. * Nguyên tắc từ dễ đến khó Nguyên tắc này yêu cầu, hệ thống bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải được xây dựng và giúp học sinh thực hành theo trình tự từ đễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bài trước sẽ là cơ sở để làm bài sau... Dễ đến khó trong mỗi kiểu và mỗi dạng bài tập; dễ đến khó trong mỗi cấp học và năm học; dễ đến khó cho từng loại học sinh, từng địa phương, từng trường, từng lớp... 3.2.4.2. Hệ thống đề bài tập ở nhà cho học sinh * Một số đề bài thường gặp Ở đây, tác giả luận văn chỉ làm công tác liệt kê những đề bài chung nhất, khái quát nhất mà giáo viên và học sinh có thể gặp trong quá trình dạy – học. Căn cứ vào những đề bài này, giáo viên có thể linh họat thiết kế thành những dạng bài tập chuyên biệt để phục vụ có hiệu quả cho việc rèn kỹ năng lập ý cho học sinh. 1) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. (Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009) 2) Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. (Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90). ( Đề thi đại học năm 2009 - khối D) 3) Suy nghĩ của anh (chị) về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống. (Đề thi học sinh giỏi quốc gia khối 10 năm 2009) 4) Bàn về tranh giành và nhường nhịn 5) Bình luận về đức tính khiêm nhường. 6) Tục ngữ có câu “Có chí thì nên”. Em có suy nghĩ gì về vai trò, ý chí, nghị lực trong cuộc sống? [58, Phan Trọng Luận]. 7) Trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề “tự học” 8) Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là việc vức rác ra ngoài đường hoặc nơi công cộng… Lấy nhan đề “Giữ gìn môi trường sống sạch-đẹp”, em hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. 9) Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm “Học đi đôi với hành” [95, Trần Thị Thìn]. 10) Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về cho và nhận. 11) Từ thái độ vội vàng của Xuân Diệu trong bài thơ cùng tên, hãy viết bài văn bàn về về mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ đối với mỗi con người. 12) Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn. 13) Cuộc sống sẽ ra sao nếu nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn? [86, Trần Đình Sử]. 14) Mỗi truyện ngụ ngôn có thể rút ra nhiều bài học. [86, Trần Đình Sử] * Một vài đề bài tập gợi ý Bài 1: Bài tập rèn kỹ năng tìm hiểu - phân tích đề: Kiểu 1: Tìm hiểu và phân tích một số đề văn sau 1/ Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm “Học đi đôi với hành” [95, Trần Thị Thìn]. 2/ Suy nghĩ của anh chị về lời phát biểu của một nhạc sỹ: Năm 20 tuổi, tôi nói: “Tôi và Mô-da”. Năm 30 tuổi, tôi nói “Mô-da và tôi”. Năm 40 tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô- da” [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng]. 3/ Đức Phật dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Anh chị nghĩ gì về lời dạy trên? [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng]. Kiểu 2: Hãy xem xét cách phân tích đề của bạn mình, anh (chị) có nhận xét gì về bài làm đó, có cần phải sửa chữa bổ sung gì không? Nếu có hãy sửa lại cho đúng và đầy đủ. 1/ Có ý kiến cho rằng: “Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo ra số phận”. Quan niệm của anh chị về ý kiến đó. Một HS phân tích đề như sau: (1) Xác định kiểu/dạng đề bài: kiểu đề bài NLXH về một vấn đề tư tưởng-đạo lý, thuộc dạng đề bài mở (2) Xác định vấn đề cần NL (luận đề): Tầm quan trọng của tính cách đối với số phận con người (3) Xác định thao tác NL chính: Phát biểu ý kiến (4) Xác định phạm vi tư liệu NL: thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội 2/ Có ý kiến cho rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích.”. Quan niệm của anh chị về ý kiến đó. (1) Xác định kiểu/dạng đề bài: kiểu đề bài NLXH về một vấn đề tư tưởng-đạo lý, thuộc dạng đề bài đóng (2) Xác định vấn đề cần NL (luận đề): Tình bạn (3) Xác định thao tác NL chính: Bình luận (4) Xác định phạm vi tư liệu NL: Trong văn học, thơ ca, tục ngữ, truyện ngắn 3/ Có ý kiến cho rằng: Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống. Anh chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng và lý tưởng riêng của mình. (1) Xác định kiểu/dạng đề bài: kiểu đề bài NLXH về một vấn đề tư tưởng-đạo lý, thuộc dạng đề bài mở (2) Xác định vấn đề cần NL (luận đề): Lý tưởng của con người (3) Xác định thao tác NL chính: Phát biểu cảm nghĩ (4) Xác định phạm vi tư liệu NL: thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Kiểu 3: Tìm hiểu những đề bài dưới đây, dựa vào những gợi ý về cách xác định luận đề đã được hướng dẫn ở bài học (Xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt (là những từ ngữ, chi tiết lặp đi lặp lại, gợi hình tượng, những thuật ngữ, những cụm từ ngữ đóng vai trò là câu chủ đề...) trong đề bài - Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vừa tìm được - Đặt ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề bài và khái quát thành luận đề.), hãy nêu rõ luận đề bằng một nhóm từ. 1/ Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” [47, Lê Huy- Ngô Thanh Tùng]. 2/ “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” 3/ Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi Bài 2: Bài tập rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý: Kiểu 1: Anh chị hãy dựa vào các gợi ý hướng dẫn cách xác định các luận điểm chính cho luận đề đã được nêu ở phần bài học (Giải thích (từ ngữ, hình ảnh, thuật ngữ, chi tiết, khái niệm, câu trích dẫn, câu chủ đề...) - Nêu và phân tích các khía cạnh biểu hiện - Nhận định vấn đề đúng - sai hay vừa có khía cạnh đúng vừa có khía cạnh sai và giải thích tại sao lại như vậy? (có thể bằng cách nêu tác dụng – tác hại – đưa dẫn chứng – dùng lý lẽ) - Nêu và phân tích nguyên nhân (đối với những vấn đề xấu) - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra) để tìm ý cho những đề dưới đây. 1/ Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học 2/ Một số người hiền lành nhút nhát thường lấy câu tục ngữ “Một sự nhịn chín sự lành” làm phương châm xử thế. Theo anh chị thì chúng ta nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này thế nào cho đúng? [59, Phan Trọng Luận]. 3/ Anh chị nghĩ thế nào về câu nói của nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực, mà là nơi không có tình thương” [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng]. Kiểu 2: Anh chị hãy dựa vào các gợi ý hướng dẫn cách xác định các luận điểm chính cho luận đề đã được nêu ở phần bài học (Giải thích (từ ngữ, hình ảnh, thuật ngữ, chi tiết, khái niệm, câu trích dẫn, câu chủ đề...) - Nêu và phân tích các khía cạnh biểu hiện - Nhận định vấn đề đúng - sai hay vừa có khía cạnh đúng vừa có khía cạnh sai và giải thích tại sao lại như vậy? (có thể bằng cách nêu tác dụng – tác hại – đưa dẫn chứng – dùng lý lẽ) - Nêu và phân tích nguyên nhân (đối với những vấn đề xấu) - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra) để: xem xét dàn ý đại cương của phần thân bài và nêu nhận xét về chúng (phần dàn ý đó có gì sai sót không? Sai sót như thế nào?), từ đó hãy sửa chữa, bổ sung cho hoàn thiện. 1/ Trong một lần nói chuyện với HS, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó như thế nào? [58, Phan Trọng Luận]. Một bạn xây dựng phần thân bài của dàn ý đại cương như sau: Luận điểm 1: Giải thích khái niệm tài và đức Luận điểm 2: Tại sao Bác Hồ lại nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng Luận điểm 3: Tại sao Bác Hồ lại nói: Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó 2/ Đacuyn đã nói về kinh nghiệm thành công của mình: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đã thu nhận được bằng cách tự học”. Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên và con đường tự học của mình. [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng]. Một HS xây dựng phần thân bài của dàn ý đại cương như sau: Luận điểm 1: Tự học mang đến thành công và giúp ta làm được những điều có ý nghĩa. Luận điểm 2: Con người phải biết tự học; phải là con người có ước mơ, hoài bão, có đóng góp cho cuộc sống. Luận điểm 3: Có hoài bão, ước mơ người ta mới kiên trì học tập, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại để học tập. Luận điểm 4: Muốn có kiến thức thật sự thì HS phải tự học từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 3/ Hãy trình bày quan điểm của anh (chị) về ý kiến : “Tuổi trẻ phải biết sống đẹp”. [11, Lương Duy Cán]. Luận điểm 1: Thế nào là sống đẹp? Luận điểm 2: Sống có lý tưởng cao đẹp, đúng đắn với một tâm hồn nhân hậu, lành mạnh và một trí tuệ sáng suốt, luôn rộng mở Luận điểm 3: Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với những con người chỉ biết sống đồng nghĩa với tồn tại? Luận điểm 4: Tuổi trẻ là thời kì đẹp nhất và cho con người những điều kiện tốt nhất để thực hiện những gì mà con người mong muốn Luận điểm 5: Vì sao tuổi trẻ phải biết sống đẹp? Luận điểm 6: Những gì mà con người thành công hay thất bại thời tuổi trẻ sẽ để lại dấu ấn cho cả cuộc đời. Luận điểm 7: Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp? Kiểu 3: Áp dụng hệ thống kiến thức lý thuyết về lập ý đã học, hãy lập dàn ý cho các đề bài sau: 1/ Tình thương là hạnh phúc của con người. 2/ Anh chị suy nghĩ gì về câu nói của Tuân Tử (313 – 235 TCN): “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn của ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. 3/ Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. 4/ Có ý kiến cho rằng: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn. Anh chị nghĩ như thế nào về ý kiến đó? 5/ Có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” Anh chị nghĩ như thế nào về ý kiến đó? 6/ Báo Tuổi Trẻ ngày 12/7/2004 đưa tin: “Theo ban chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004, sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu, phao thi ngày càng tinh vi, chúng được giấu trong thước kẻ, điện thọai di động, trong đế giày”. Hãy bình luận về thực trạng đó. 7/ Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó. 8/ Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay. 9/ Anh/chị suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện karaoke và internet trong giới trẻ hiện nay? 10/ Hãy thể hiện quan điểm của bản thân với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. 3.2.4.3. Thực hành lập ý cho một số đề bài tiêu biểu Đề 1: Một nhà triết học nói: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải tự làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi tạo ra”. Hãy bình luận câu nói trên. [89, Trần Đình Sử) Tìm hiểu đề (1) Đọc kỹ đề bài (2) Xác định kiểu và dạng đề bài Đề bài này dẫn lời phát biểu của một nhà triết học. Từ lời phát biểu ấy, học sinh phải xác định luận đề và những luận điểm để làm bài. Tức là phần yêu cầu về nội dung không được nêu ra trực tiếp và rõ ràng ngay trong đề bài mà học sinh phải căn cứ vào những từ ngữ, chi tiết then chốt trong lời phát biểu để tìm. Vì thế có thể xác định: - Kiểu đề: Nghị luận về tư tưởng – đạo đức – lối sống - Dạng đề: Mở (chìm) (3) Xác định vấn đề cần NL (luận đề) Vì đây là dạng đề mở nên chúng ta có thể xác định luận đề bằng cách thực hiện tuần tự những việc sau: - Xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt: “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra” - Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vừa tìm được: con người của mỗi chúng ta là do bản mỗi chúng ta tự tạo nên. - Đặt ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề bài và khái quát thành luận đề: Phẩm chất, nhân cách của con người do chính con người tạo nên. (4) Xác định thao tác NL chính: Bình luận (5) Xác định phạm vi, tư liệu NL: Thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống – xã hội. Tìm ý - Giải thích tư tưởng cơ bản của câu nói: Đặc điểm của con vật? Đặc điểm của con người và nhiệm vụ trở thành người đặt ra cho mỗi người? - Nhận định vấn đề “Phẩm chất, nhân cách của con người do chính con người tạo nên” là đúng. (Bằng cách nêu lý lẽ, chẳng hạn:Vai trò của điều kiện gia đình, xã hội rất quan trọng nhưng không quyết định mà vai trò của bản thân cá nhân mỗi người là quyết định. Và lấy các dẫn chứng thực tế) - Nêu và phân tích các khía cạnh biểu hiện của vấn đề: Phẩm chất, nhân cách của con người do chính con người tạo nên. - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra: Trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc phải nhận thức và hành động theo phương châm “Phẩm chất, nhân cách, số phận… của con người do chính con người tạo nên”. Lập dàn ý (1) Mở bài: Trực tiếp - Giới thiệu khái quát vấn đề cần bình luận - Dẫn câu nói của nhà triết học (2) Thân bài: - Giải thích tư tưởng cơ bản của câu nói: Đặc điểm của con vật? Đặc điểm của con người và nhiệm vụ trở thành người đặt ra cho mỗi người? - Nhận định vấn đề “Phẩm chất, nhân cách của con người do chính con người tạo nên” là đúng. (Bằng cách nêu lý lẽ, chẳng hạn:Vai trò của điều kiện gia đình, xã hội rất quan trọng nhưng không quyết định mà vai trò của bản thân cá nhân mỗi người là quyết định. Và lấy các dẫn chứng thực tế) - Nêu và phân tích các khía cạnh biểu hiện của vấn đề “Phẩm chất, nhân cách của con người do chính con người tạo nên”. - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra: Trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc phải nhận thức và hành động theo phương châm “Phẩm chất, nhân cách, số phận… của con người do chính con người tạo nên”. (3) Kết bài: Đóng Khẳng định vai trò quyết định của bản thân mỗi người với số phận của mình. Đề 2: Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng? Tìm hiểu đề (1) Đọc kỹ đề bài (2) Xác định kiểu và dạng đề bài Đề bài này nêu ra một câu hỏi đề cập đến một hiện tượng mà toàn xã hội quan tâm và tìm cách giải quyết. Từ câu hỏi ấy, học sinh phải xác định luận đề và những luận điểm để làm bài. Tức là phần yêu cầu về nội dung không được nêu ra trực tiếp và rõ ràng ngay trong đề bài mà học sinh phải căn cứ vào những từ ngữ, chi tiết then chốt trong lời phát biểu để tìm. Vì thế có thể xác định: - Kiểu đề: Nghị luận về một sự việc – hiện tượng trong đời sống xã hội - Dạng đề: Mở (chìm) (3) Xác định vấn đề cần NL (luận đề) Vì đây là dạng đề mở nên chúng ta có thể xác định luận đề bằng cách thực hiện tuần tự những việc sau: - Xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt: “trái đất”, “rừng”, “thiếu đi màu xanh” - Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vừa tìm được: Đây là những từ ngữ rất quen thuộc và đã sáng rõ nghĩa nên chúng ta không cần giải thích ý nghĩa mà có thể khái quát luôn thành luận đề. - Đặt các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề bài và khái quát thành luận đề: Vai trò của rừng trong cuộc sống. (4) Xác định thao tác NL chính: Bình luận (5) Xác định phạm vi, tư liệu NL: Thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống – xã hội. Tìm ý - Giải thích: Rừng là gì? (Là một hệ sinh thái, trong phạm vi đề bài là các cây cối lâu năm trên một diện tích rộng. Ví dụ: Rừng Amazôn, rừng lá kim, rừng U Minh, rừng Việt Bắc…). - Nêu và phân tích tác dụng của rừng: Về môi trường, kinh tế, sức khỏe…?) (Ví dụ: Cân bằng sinh thái, cung cấp ôxi, là lá phổi xanh của trái đất, chống xói mòn, lũ lụt, cung cấp nhiều tài nguyên quý báu (Gỗ, thảo dược, than đá…), tạo quang cảnh thiên nhiên trong lành, thanh bình…) - Nêu thực trạng màu xanh của rừng đã và đang bị hủy họai, tàn phá ra sao? (Ví dụ: Ở nước ta diện tích rừng giảm mạnh trong nhiều năm qua từ 75% diện tích xuống còn hơn 20% do bị con người chặt phá bừa bãi, cháy rừng…) - Hậu quả và nguyên nhân của thực trạng trên. Hậu quả: Mất cân bằng sinh thái (Sạt lở, xói mòn đất, thủng từng ôzôn…); Tổn hại kinh tế…Nguyên nhân: Do lòng tham, sự vụ lợi của con người; hiểu biết nông cạn, bất cẩn…) - Giải pháp cho thực trạng trên: Trước mắt (Xử lý những vi phạm về bảo vệ rừng; Tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng, đồi trọc). Lâu dài: (Tuyên truyền, xây dựng ý thức trồng và bảo vệ rừng, hoàn thiện luật trồng và bảo vệ rừng…). - Bản thân luôn ra sức đóng góp để giữ gìn màu xanh của rừng. Lập dàn ý (1) Mở bài: Trực tiếp - Giới thiệu khái quát về vai trò của rừng - Dẫn câu hỏi nêu ở đề bài (2) Thân bài: - Giải thích: Rừng là gì? (Là một hệ sinh thái, trong phạm vi đề bài là các cây cối lâu năm trên một diện tích rộng. Ví dụ: Rừng Amazôn, rừng lá kim, rừng U Minh, rừng Việt Bắc…). - Nêu và phân tích tác dụng của rừng: Về môi trường, kinh tế, sức khỏe…?) (Ví dụ: Cân bằng sinh thái, cung cấp ôxi, là lá phổi xanh của trái đất, chống xói mòn, lũ lụt, cung cấp nhiều tài nguyên quý báu (Gỗ, thảo dược, than đá…), tạo quang cảnh thiên nhiên trong lành, thanh bình…) - Nêu thực trạng màu xanh của rừng đã và đang bị hủy họai, tàn phá ra sao? (Ví dụ: Ở nước ta diện tích rừng giảm mạnh trong nhiều năm qua từ 75% diện tích xuống còn hơn 20% do bị con người chặt phá bừa bãi, cháy rừng…) - Hậu quả và nguyên nhân của thực trạng trên. Hậu quả: Mất cân bằng sinh thái (Sạt lở, xói mòn đất, thủng từng ôzôn…); Tổn hại kinh tế…Nguyên nhân: Do lòng tham, sự vụ lợi của con người; hiểu biết nông cạn, bất cẩn…) - Giải pháp cho thực trạng trên: Trước mắt (Xử lý những vi phạm về bảo vệ rừng; Tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng, đồi trọc). Lâu dài: (Tuyên truyền, xây dựng ý thức trồng và bảo vệ rừng, hoàn thiện luật trồng và bảo vệ rừng…). - Bản thân luôn ra sức đóng góp để giữ gìn màu xanh của rừng. (3) Kết bài: Đóng Khẳng định vai trò quyết định của rừng đối với cuộc sống của con người và vạn vật. Đề 3: Từ các bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Đây mùa thu tới, Thơ duyên (Xuân Diệu), Tràng Giang (Huy Cận), Chiều Xuân (Anh Thơ),… Hãy viết bài văn trình bày quan niệm của anh (chị) về lòng yêu nước. Tìm hiểu đề (1) Đọc kỹ đề bài (2) Xác định kiểu và dạng đề bài Đề bài này yêu cầu từ các bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Đây mùa thu tới, Thơ duyên (Xuân Diệu), Tràng Giang (Huy Cận), Chiều Xuân (Anh Thơ), trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH024.pdf