Luận văn Rèn luyện cho học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng khai thác kênh hình và tự xây dựng một số dạng kênh hình đơn giản góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học 11 (ban cơ bản)

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa . 01

Lời cảm ơn . 02

Mục lục . 03

Danh mục những chữ viết tắt . 05

Danh mục các bảng . 06

Danh mục các hình. . 07

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài . 08

2. Mục tiêu nghiên cứu . 11

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 11

4. Phạm vi nghiên cứu . 11

5. Giả thuyết khoa học. 11

6. Nhiệm vụ nghiên cứu . 12

7. Phương pháp nghiên cứu . 12

8. Cấu trúc của luận văn . 13

9. Những đóng góp của luận văn . 13

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KÊNH HÌNH

TRONG DẠY HỌC NÓI CHUNG VÀ DẠY HỌC SINH HỌC NÓI RIÊNG

1.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng kênh hình trên thế giới . 15

1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng kênh hình ở Việt Nam . 19

Kết luận chương 1 . 21

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG

KÊNH HÌNH VÀ RÈN LUYỆN CHO HSDTTS MỘT SỐ KĨ NĂNG KHAI

THÁC HÌNH TRONG SGK SH11

2.1. Các cơ sở khoa học và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy

học nói chung và dạy học sinh học nói riêng. . 23

2.2. Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc SGK SH11 (ban cơ bản) . 37

2.3. Phân tích hệ KH trong SGK SH11. 40

2.4. Rèn luyện cho HSDTTS các kĩ năng sử dụng KH trong học tập SGK

SH 11 để học tập giáo trình . 42

2.5. Thực trạng về sử dụng PTDH tạo kênh hình trong dạy học SH11 . 52

Kết luận chương 2. . 54

Chương 3. RÈN LUYỆN CHO HSDTTS KĨ NĂNG TỰ XÂY DỰNG MỘT

SỐ DẠNG KÊNH HÌNH ĐƠN GIẢN TRONG DẠY HỌC SH11

3.1. Một số nguyên tắc thiết kế kênh hình trong dạy học SH 11 . 56

3.2. Kĩ năng xây dựng một số dạng KH đơn giản tự tạo trong dạy học SH11. . 58

Kết luận chương 3. . 75

Chương 4. THỰC NGHIỆM Sư PHẠM

4.1. Mục đích thực nghiệm. . 77

4.2. Nội dung thực nghiệm. . 77

4.3. Phương pháp thực nghiệm . 77

4.4. Kết quả thực nghiệm . 79

Kết luận chương 4 . 92

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 95

PHỤ LỤC

pdf129 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn luyện cho học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng khai thác kênh hình và tự xây dựng một số dạng kênh hình đơn giản góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học 11 (ban cơ bản), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. GV yêu cầu các nhóm quan sát hệ thống tranh ảnh tự các em sưu tầm hoặc hướng dẫn HS quan sát, thảo luận nhóm và báo cáo. GV củng cố: Bướm, ruồi, ong, ếch...Phát triển qua biến thái hoàn toàn. Cào cào, gián, châu chấu...... Phát triển qua biến thái không hoàn toàn. Đa số động vật có xương sống, nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái. Bước 3: GV đánh giá kĩ năng rèn luyện của HS. Bài 1: Hãy ghi chú các chi tiết được nêu trong 2 sơ đồ sinh trưởng và phát triển qua biến thái ở bướm, ở châu chấu trong hình A, B sau (H2.5; H2.6) H 2.5. Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm 1 2 3 4 5 Hình. A Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 H 2.6. Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu Bài 2: Hãy sắp xếp các động vật tương ứng với từng kiểu sinh trưởng và phát triển. TT Kiểu sinh trưởng, phát triển Tên động vật Trả lời 1 2 3 Không qua biến thái Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn toàn a, Cá thu b, Xén tóc c, Ve sầu d, Bồ câu e, Hà mã g, Bọ dừa h, Châu chấu 1......................... 2.......................... 3.......................... Bài 3: Hãy tìm các từ phù hợp điền vào ô trống thay cho các số1,2,3 hoàn chỉnh các câu sau: Sinh trưởng và phát triển của người là một ví dụ điển hình về sinh trưởng và phát triển...(1)....Quá trìng này có thể chia làm ...(2)...giai đoạn phôi thai và giai đoạn....(3)..... Giai đoạn ..(4)... diễn ra trong tử cung của mẹ. 1 2 3 4 5 6 Hình. B Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 GV thu phiếu học tập và củng cố: Bài 1: H. A. 1: Bướm trưởng thành. 2: Trứng đã phát triển thành phôi. 3: Sâu bướm. 4: Nhộng. 5: Bướm đã chui ra từ nhộng. H. B. 1: Châu chấu trưởng thành. 2: Trứng đã phát triển thành phôi. 3, 4, 5, 6: ấu trùng. Bài 2: Hãy sắp xếp các động vật tương ứng với từng kiểu sinh trưởng và phát triển. 1. a, d, e. 2. b, g. 3. c, h. Bài 3: 1. Không qua biến thái. 2. Hai giai đoạn. 3. Sau khi sinh. 4. Phôi thai. GV dặn dò HS hoàn thành bài thu hoạch, làm bài tập về nhà. 2.5. Thực trạng về sử dụng PTDH tạo kênh hình trong dạy học SH 11 2.5.1. Tình hình sử dụng phƣơng pháp dạy học sinh học 11 Bảng 2.5. Tình hình sử dụng PPDH trong dạy học Sinh học 11 Nội dung Số GV Phương pháp Giảng giải Giảng giải +Trực quan minh họa Trực quan Hỏi đáp PPDH đã sử dụng 23 17,40% 69,56% 8,70% 4,34% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Qua phân tích số liệu của bảng 2.5 do điều tra ở các GV sinh học của 4 trường: Trường Văn hoá I – BCA, trường thiếu sinh quân Thái Nguyên, trường THPT Vùng Cao Việt Bắc, trường THPT bán công Việt Bắc và trao đổi với một số GV cốt cán, chuyên viên Sinh học của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Nguyên chúng tôi được biết rằng, hiện nay một số GV trường PTTH như Võ Nhai, Định Hoá, Phú Bình... của tỉnh vẫn còn tình trạng dạy SH bằng phương pháp giảng giải, theo kiểu thầy đọc - trò chép, nội dung bài giảng được truyền đạt gần như y nguyên nội dung bài trong SGK, hoặc một số GV đã tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, tuy nhiên phương pháp sử dụng còn lúng túng, hoặc đôi khi còn lạm dụng có thể gây nhiễu nội dung kiến thức trọng tâm của bài. Do vậy, HS thường phải học thuộc lòng ghi nhớ máy móc, chưa khắc sâu, nhớ lâu kiến thức. Nguyên nhân của tình trạng này, được các cán bộ quản lý giáo dục và các GV lý giải rằng: do các trường PTTH còn thiếu nhiều đồ dùng dạy học; hoặc do một số GV chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học... 2.5.2. Tình hình sử dụng KH trong các khâu dạy học Sinh học 11 Theo số liệu chúng tôi điều tra trong quá trình làm thực nghiệm tình hình GV sử dụng KH và sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Sinh học11 như sau: Bảng 2.6. Tình hình sử dụng KH trong dạy học sinh học 11 TT Phương tiện Sử dụng thường xuyên Sử dụng không thường xuyên Không sử dụng Số GV Tỷ lệ % Số GV Tỷ lệ % Số GV Tỷ lệ % 1 Tranh ảnh 20 86,95% 3 13,04% 0 0% 2 Phim 2 8,69% 19 82,60% 2 8,69% 3 Sơ đồ 5 21,73% 15 65,21% 3 13,04% 4 Bảng số liệu 5 21,73% 10 43,47% 8 34,78% 5 Các phương tiện khác 0 0% 8 34,78% 15 65,21% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Như vậy việc sử dụng KH, sơ đồ trong dạy học Sinh học hiện nay đã được GV chú trọng, song sử dụng KH trong dạy học Sinh học có hiệu quả cao thì chưa phải người GV nào cũng thực hiện được. Đặc biệt việc xác lập các kĩ năng của HS đó là kĩ năng đọc, hiểu KH và hướng dẫn học sinh người dân tộc thiểu số cách rèn luyện các kĩ năng đó như thế nào để nâng cao chất lượng học tập môn sinh học. Kết luận chƣơng 2 1. Dạy học bằng phương tiện KH dựa vào các cơ sở khoa học là: cơ sở triết học, cơ sở tâm lý học. Thực tế đã chứng minh, trong quá trình nhận thức của con người đều có xuất phát điểm từ thực tiễn, từ những hình tượng trực quan. Trực quan đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành khái niệm. Vận dụng lý thuyết tâm lý học vào việc sử dụng KH như một phương tiện tiếp cận đối tượng nhận thức bằng hoạt động tổng hợp các giác quan của người học, từ đó thu nhận thông tin và xử lý thông tin bằng các thao tác trí tuệ để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức khoa học. 2. Về cơ sở lý luận dạy học đó là KH sử dụng trong các khâu của qúa trình dạy học, nhưng quan trọng nhất là khâu giới thiệu tri thức mới, tuy nhiên KH có tác dụng không nhỏ để ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá nếu GV sử dụng các loại KH như dạng bài tập, còn HS sử dụng KH để tự kiểm tra và tự đánh giá sự nắm vững kiến thức và trình độ thành thạo về kĩ năng tái tạo mô hình. 3. Phân tích chương trình SGK SH 11 làm căn cứ quan trọng để xác lập các kĩ năng sử dụng KH SGK SH11. KH dùng trong rèn luyện kĩ năng học tập và kĩ năng tư duy như quan sát, làm thí nghiệm, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa...; Dùng KH để ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức học tập của học sinh; Dùng KH để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó hình thành cho HSDTTS biết, hiểu và vận dụng để học tập giáo trình, nâng cao hiệu quả học tập bộ môn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Chƣơng 3 QUY TRÌNH RÈN LUYỆN CHO HSDTTS KĨ NĂNG TỰ XÂY DỰNG MỘT SỐ DẠNG KÊNH HÌNH ĐƠN GIẢN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 Mục tiêu của đề tài là nhằm xây dựng cơ sở khoa học và cách tiến hành các biện pháp dạy học rèn luyện cho HSNDTTS một số kĩ năng cơ bản về sử dụng tốt kênh hình SGK và xây dựng một số dạng KH tự tạo đơn giản để nâng cao chất lượng dạy học SH 11, trong phạm vi nghiên cứu luận văn này chúng tôi đề cập đến một số bảng khái quát hóa kiến thức và một số dạng sơ đồ đơn giản, sơ đồ grap hóa. KH tự tạo sử dụng trong dạy học cũng tuân theo các cơ sở khoa học như đã trình bày tại mục 2.1, chương 2 nên phần này chúng tôi không nhắc lại. Từ những ý nghĩa to lớn mà KH đem lại trong quá trình nhận thức của người học và thông qua các tài liệu về sử dụng kênh hình trong dạy học, chúng tôi nhận thấy việc xác lập KH đơn giản tự tạo có một số ứng dụng cơ bản sau: Dùng kênh hình tự tạo để làm nguồn kiến thức trong dạy học kiến thức mới gây được hứng thú học tập của học sinh, nhất là HSNDTTS. KH tự tạo dùng trong rèn luyện kĩ năng học tập và kĩ năng tư duy như quan sát, làm thí nghiệm, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa... Dùng KH tự tạo để ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức học tập của HS. Dùng KH tự tạo để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Trong thực tế, KH cung cấp cho HS các thông tin một cách trực quan, cụ thể sinh động nhờ vậy HS dễ dàng tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức lâu và bền hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 3.1. Một số nguyên tắc thiết kế kênh hình trong dạy học SH 11 3.1.1. Cơ sở để xây dựng các nguyên tắc thiết kế KH Mục tiêu dạy học là những tiêu chí về mặt nhận thức và kĩ năng phải đạt được khi thực hiện một hoạt động dạy học. Logic của mối quan hệ giữa mục tiêu-nội dung-phương pháp - phương tiện dạy học là: trên cơ sở mục tiêu chương trình môn học và nội dung sách giáo khoa đã được biên soạn, người GV phải phân tích nội dung, căn cứ vào đối tượng cụ thể để xác định những mục tiêu mà HS phải đạt được sau khi học một đơn vị kiến thức. Khi đã có mục tiêu, GV thiết kế các hoạt động dạy học. Các hoạt động dạy học được tổ chức bằng các PPDH và PTDH. Tính thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp - phương tiện dạy học trong việc thiết kế KH dạy học, phải trả lời các câu hỏi sau : * Thiết kế kênh hình để làm gì ? HS sử dụng KH để đạt những mục tiêu nào (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của bài học ? * Kênh hình được thiết kế như thế nào ? Hình cung cấp thông tin, hướng dẫn phát triển tư duy, hình thành nhân cách? Các đơn vị cấu trúc nội dung của hình có liên hệ với nhau như thế nào ? * Việc thiết kế kênh hình liên quan với việc sử dụng hình như thế nào ? Hình được sử dụng làm nguồn thông tin hay chỉ để minh họa các kiến thức trừu tượng? Hình được sử dụng trong dạy kiến thức mới, kiểm tra hay ôn tập củng cố? 3.1.2. Các nguyên tắc thiết kế kênh hình vận dụng vào giáo trình SH11 hiện hành. 3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học Kênh hình trong dạy học Sinh học 11 phản ánh nội dung hình thái, cấu tạo, đặc điểm sinh lý, chứa đựng những kiến thức cơ bản, chính xác, phản ánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 những thành tựu hiện đại của khoa học. Những kiến thức này được thể hiện trực quan kết hợp lôgíc phát triển của sinh học với lôgíc sư phạm trong tổ chức quá trình nhận thức của HS. 3.1.2.2. KH phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý và trình độ học sinh Khi thiết kế KH cần chú ý đặc điểm tâm sinh lý của HS tức là khi sử dụng KH tạo được hai yếu tố tâm lý đó là phát huy tính tích cực học tập và hứng thú nhận thức của HS. 3.1.2.3. Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính tự lực lĩnh hội tri thức của trò dưới sự chỉ đạo của GV. Thống nhất giữa dạy và học trong dạy học bằng kênh hình tức là trong khi sử dụng hình ảnh... hay bảng so sánh, sơ đồ... phải thể hiện rõ vai trò tổ chức của GV để phát huy tính tích cực, tự lực của trò trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đối với GV, sử dụng KH để truyền thụ kiến thức cho HS, bằng việc tổ chức cho HS tự tìm tòi, phát hiện kiến thức, rèn luyện cho HS những kĩ năng tự lực. 3.1.2.4. Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận Trong mỗi một dạng KH đều chứa đựng một nội dung nào đó, nó được dùng để cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng nhất định. Trong một hình, hay một sơ đồ... các thành phần hình cần thể hiện tính chặt chẽ, hệ thống. Mỗi thành phần, bộ phận trong một vật thể trực quan có quan hệ thống nhất hữu cơ với nhau không thể tách rời được. Mỗi dạng KH là một bộ phận trong hệ thống KH. Mỗi hệ thống là một chỉnh thể. Như vậy nguyên tắc thống nhất toàn thể và bộ phận định hướng bố cục một vật thể làm phương tiện trực quan sao cho vừa tương thích với logic nội dung khoa học vừa phù hợp với hoạt động quan sát, tìm tòi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 3.2. Kĩ năng tự xây dựng một số dạng KH đơn giản trong dạy học SH11 Đối với những nội dung có nhiều mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức, hoặc giữa các đối tượng nghiên cứu, việc xác định logic có thể thực hiện bằng cách lập sơ đồ hay lập bảng khái quát. Vì vậy, mô hình hoá các đối tượng cụ thể và cụ thể hoá các đối tương trừu tượng trở thành mô hình cụ thể trong nhận thức giúp HS dễ dàng tiếp nhận, khắc sâu kiến thức hơn [11]. Chúng tôi xin đưa ra một số dạng KH đơn giản tự tạo: + Sơ đồ đơn giản hoá; + Bảng chữ hệ thống hoá, so sánh; + Bảng chữ xen hình để khái quát hoá, so sánh kiến thức; Mặt khác, chúng tôi đã vận dụng sơ đồ cơ bản trong dạy học SH11 cụ thể: 3.2.1. Xây dựng sơ đồ cơ bản trong dạy học Grap là một trong những loại mô hình có thể mô hình hoá các đối tượng cụ thể và cụ thể hoá các đối tương trừu tượng trở thành mô hình cụ thể trong nhận thức. Sử dụng grap trong dạy học đối với quá trình nhận thức, ở giai đoạn đầu grap có tác dụng chuyển cái cụ thể thành cái trừu tượng và nó trở thành cái trừu tượng xuát phát. Còn trong giai đoạn tái sinh cụ thể, grap có tác dụng chuyển cái trừu tượng thành cái cụ thể. Như vậy, dùng grap thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong tư duy sẽ làm cho hoạt động tư duy hiệu quả hơn [11], [12]. 3.2.1.1. Các loại grap dạy học Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, trong mỗi hoạt động bao giờ cũng có hai mặt đó là mặt “tĩnh” và mặt “động”. Trong dạy học, mặt tĩnh là nội dung kiến thức, còn mặt động là các hoạt động của GV và HS trong quá trình hình thành tri thức. Có thể mô tả mặt tĩnh của hoạt động dạy học bằng “grap nội dung” và mô tả mặt động “grap hoạt động” [33]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Như vậy grap dạy học bao gồm: grap nội dung và grap hoạt động. Giữa grap nội dung và grap hoạt động có mối quan hệ qua lại. Phương pháp grap trong dạy học SH được Tiến sĩ Nguyễn Phúc Chỉnh nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc trong đề tài của mình, đặc biệt đem lại hiệu quả cao trong dạy học SH nói chung và trong dạy học giải phẫu sinh lí người ở bậcTHCS nói riêng [11]. Chúng tôi đã ứng dụng thành tựu nghiên cứu của TS Nguyễn Phúc Chỉnh vào chương trình dạy học SH 11 mới nhằm giúp HSDTTS nâng cao hiệu quả học tập môn Sinh học. 3.2.1.1.1. Grap nội dung Grap nội dung là grap phản ánh một cách khái quát, trực quan cấu trúc logic phát triển bên trong của một tài liệu. Hay nói cách khác, grap nội dung là tập hợp những yếu tố thành phần của một nội dung trí dục và mối liên hệ bên trong giữa chúng với nhau, đồng thời diễn tả logic của nội dung dạy học bằng một ngôn ngữ trực quan, khái quát và súc tích. Mỗi loại kiến thức có thể mô hình hoá bằng một loại grap đặc trưng để phản ánh những thuộc tính bản chất của loại kiến thức đó. Trong dạy học, có thể sử dụng grap nội dung các thành phần kiến thức hoặc grap nội dung bài học. 3.2.1.1.2. Grap hoạt động Grap hoạt động là mặt phương pháp, nó được xây dựng trên cơ sở của grap nội dung kết hợp với các thao tác sư phạm của GV và hoạt động học của HS trên lớp, bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp, biện pháp và phương tiện dạy học. Thực chất của grap hoạt động dạy học là mô hình khái quát trực quan của giáo án. Grap hoạt động là một dạng algorit hoá hoạt động dạy- học theo phương pháp đường găng (con đường tối ưu). Dựa trên kết quả phân tích cấu trúc nội dung bài học và logic tâm lý nhận thức của HS, GV xác định logic các hoạt động dạy học một cách khoa học. Trong khâu chuẩn bị bài học, GV phân tích hệ thống các hoạt dộng sư phạm thành các yếu tố cấu trúc của bài học, đó là các “hoạt động” và tổng hợp các hoạt động đó trong một hệ thông hoàn chỉnh, thống nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Trước khi vào thực nghiệm chúng tôi hướng dẫn cho GV tiến hành thực nghiệm và HS những lớp thực nghiệm nắm được quy trình rèn luyện các kĩ năng xây dựng một số dạng sơ đồ đơn giản đó là: Kĩ năng lập grap nội dung, grap hoạt động, xây dựng bản đồ khái niệm, lập bảng so sánh, sau đó mới vận dụng ở một số bài cụ thể. 3.2.1.2. Quy trình lập grap nội dung Trước tiên GV cần nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có khả năng lập grap nội dung. Mỗi loại kiến thức sẽ có loại grap nội dung tương ứng. Sau đó có thể thiết kế grap nội dung theo các bước sau: Bước 1: Xác định các đỉnh của grap Đó là việc phải tìm ra những đơn vị kiến thức cơ bản của một bài học. Mỗi đơn vị kiến thức cơ bản này khi đứng trong grap sẽ trở thành một đỉnh của grap. Đỉnh của grap chính là bản danh mục các đơn vị kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Bước 2: Thiết lập các cung Thiết lập cung tức là thiết lập các mối quan hệ giữa các đỉnh của grap, đó là mối quan hệ của các đơn vị kiến thức. Các cung này được biểu hiện bằng các mũi tên thể hiện tính hướng đích của nội dung. Các mối quan hệ đó phải đảm bảo tính lôgic khoa học, những quy luật khách quan, tính hệ thống của nội dung kiến thức. Nếu xét thấy các mối quan hệ của các đỉnh hợp lý thì chuyển sang bước 3 để sắp xếp các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng. Nếu các mối quan hệ không hợp lý thì quay trở lại bước 1 để xem xét lại việc xác định các đỉnh của grap cho hợp lý hơn. Bước 3: Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng Khi đã xác định được các đỉnh (đơn vị kiến thức) và mối quan hệ giữa chúng, có thể xếp các đỉnh lên mặt phẳng theo một logic khoa học và phải đảm bảo được tính khoa học và tính sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 * Ví dụ: Lập grap nội dung bài 37 “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”. Sau khi kiểm tra bài cũ, GV nhắc lại quy trình lập grap nội dung. Đặt vấn đề vào bài mới... GV gọi 1 số HS đọc nội dung khái niệm sinh trưởng, phát triển ở động vật, cho ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở động vật. Các kiểu phát triển ở động vật? GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thông tin, thảo luận nhóm, lập grap nội về các kiểu phát triển ở động vật. GV gợi ý theo các bước tiến hành lập grap. Bước 1: Xác định các đỉnh của grap? Phân tích cấu trúc nội dung của bài để xác định các đỉnh của grap. Trọng tâm của bài là phân biệt phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. Bước 2: Thiết lập các cung? Thiết lập các cung thực chất là xác định các mối quan hệ tầng bậc của các kiểu phát triển ở động vật. Mỗi kiểu có đặc điểm riêng, có các đại diện riêng. Bước 3: Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng? Sau khi đã xác định được các đỉnh và các cung, ta đặt lên một mặt phẳng để tạo một grap nội dung hoàn chỉnh. Đại diện nhóm trình bày, GV củng cố, HS hoàn thiện grap. Qua sơ đồ grap này GV tổ chức cho các em quan sát 1 số hình, thảo luận nhóm. Yêu cầu HS tìm hiểu các đặc điểm riêng của các kiểu? Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn căn cứ vào đâu? Lấy ví dụ về các đại diện của từng kiểu? Từ đó liên hệ thực tế về các biện pháp phòng và diệt trừ sâu hại cây trồng ? HS thảo luận, trình bày. GV củng cố. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 H 3.1. Sơ đồ grap về các kiểu phát triển ở động vật 3.2.1.3. Quy trình lập grap hoạt động Grap hoạt động được lập để dạy một tổ hợp kiến thức hoặc một bài học theo một quy trình sau: H 3.2. Sơ đồ quy trình lập grap hoạt động Bước 1. Xác định mục tiêu của bài học Bước 2: Xác định các hoạt động Bước 3: Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động Bước 4: Dùng “bài toán con đường ngắn nhất” để lập grap hoạt động dạy học theo hướng tối ưu hoá bài học Phát triển ở động vật Qua biến thái Không qua biến thái Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn toàn Giai đoạn phôi thai Giai đoạn sau sinh Giai đoạn hậu phôi Giai đoạn phôi Giai đoạn hậu phôi Giai đoạn phôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Bước 1: Xác định mục tiêu bài học Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt ra đối với HS khi thực hiện bài học. Có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu bài học, trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố: nội dung bài học, khả năng nhận thức của HS, năg lực của GV. Bước 2: Xác định các hoạt động Xác định các hoạt động trong một bài học có thể dựa vào grap nội dung bài học hoặc dựa vào việc phân tích cấu trúc nội dung. Mỗi hoạt động tương ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt. Bước 3: Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động Trong mỗi hoạt động, chúng ta cần xác định các thao tác chính để đạt được mục tiêu. Bước 4: Lập grap hoạt động Dùng “bài toán con đường ngắn nhất” để lập grap hoạt động dạy học theo hướng tố ưu hoá bài học. Sau khi xác định được các hoạt động và các thao tác của một bài học, GV lập grap hoạt động dạy học mô tả diễn biến chính của bài học. *Ví dụ: Lập grap hoạt động của Mục II.1. Bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật”. Bước 1: Xác định mục tiêu của bài. Mục I.1 Học xong phần này HS cần phải: - Các mô phân sinh. - Chỉ rõ những mô phân sinh nào của thực vật một lá mầm, hai lá mầm là chung và những mô phân sinh nào là riêng. Bước 2: Xác định các hoạt động. Bài có 2 hoạt động chính: - Các mô phân sinh. - Những mô phân sinh chung ở cả thực vật một lá mầm, hai lá mầm và những mô phân sinh chỉ có ở thực vật một lá mầm hoặc hai lá mầm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Bước 3: Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động (HĐ) HĐ1. TT1. HS quan sát tranh, đọc tài liệu. TT2. GV đặt câu hỏi: Mô phân sinh? Các loại mô phân sinh? TT3. HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày. GV lập grap: Các loại mô phân sinh. HĐ2. TT1. HS quan sát tranh, đọc tài liệu, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Những mô phân sinh chung ở cả thực vật một lá mầm, hai lá mầm và những mô phân sinh chỉ có ở thực vật một lá mầm hoặc hai lá mầm. TT2. Hoàn thiện grap. Bước 4. Lập grap hoạt động ( Trong sơ đồ có cụm từ viết tắt là: MPS - mô phân sinh) H.3.3. Grap các loai mô phân sinh Mô phân sinh MPS bên MPS đỉnh MPS lóng Nằm ở thân, được tạo từ MPS đỉnh Nằm ở chồi đỉnh, chồi nách Nằm tại các mắt Làm cho thân cây dài ra Làm lóng dài ra Làm cho thân cây to ra Cây 2 lá mầm Cây 1 lá mầm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 3.2.2. Kĩ năng xây dựng sơ đồ đơn giản hoá Sơ đồ là hình vẽ qui ước, sơ lược, nhằm mô tả đặc trưng nào đó của sự vật hay một quá trình nào đó. Sơ đồ đơn giản hoá là sơ đồ không có nhiều thành phần hoặc nhiều mặt, không phức tạp hay làm đơn giản hoá vấn đề [40]. 3.2.2.1. Sử dụng sơ đồ đơn giản trong dạy học Sử dụng sơ đồ đơn giản trong dạy học: Sơ đồ đơn giản cần được xem xét vận dụng trong giới thiệu kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện các kiến thức đã lĩnh hội, kiểm tra đánh giá trình độ nắm vững tri thức và trình độ kĩ năng, kĩ xảo của HS trong học tập một mục nào đó của bài, hoặc một bài hoặc chương. Nhưng đặc biệt hữu ích trong củng cố, hệ thống kiến thức của bài, ôn tập chương, ôn tập học kì. Như vậy, sơ đồ đơn giản không những là công cụ thuận lợi cho việc thu nhận, trình bày kiến thức của cá nhân mà còn là công cụ quan trọng của việc lưu giữ, khắc sâu kiến thức. Sử dụng sơ đồ đơn giản trong dạy học như là một phương tiện tư duy, nâng cao năng lực tự học cho HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 3.2.2.2. Quy trình xây dựng sơ đồ đơn giản hóa Trong học tập, việc xây dựng sơ đồ đơn giản là rất quan trọng đối với những người học để hiểu và nhập tâm nhanh kiến thức một lĩnh vực nào đó. Cấu trúc của sơ đồ đơn giản phụ thuộc vào ngữ cảnh mà chúng được sử dụng, nó phụ thuộc vào cấu trúc của một mục, bài, chương hay một vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu. Quy trình để xây dựng sơ đồ đơn giản gồm các bước sau: Bước 1: Xác định các thành phần kiến thức (khái niệm), ý định của dạng sơ đồ Xác định các thành phần kiến thức của lĩnh vực đang quan tâm, hay trong mục, phần của bài, hay chương...? Trong đó, phân loại kiến thức chính và phụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Sơ đồ dạng nào? (dạng phân nhánh hay dạng mạng lưới) Bước 2: Xác định đỉnh, mã hoá mối liên hệ giữa các đỉnh: (mối liên hệ thực hiện bằng kiểu nào? mũi tên, hay gạch, hay đường nét đứt...). Sau khi đã xác định được các thành phần kiến thức chính, phụ của lĩnh vực đó, những kiến thức đó có thể liệt kê, sắp xếp (khái niệm) sơ đồ. Những kiến thức phải thiết lập từ cái chung nhất. Đa số các kiến thức bao quát sẽ được xếp ở bên trên của danh sách còn những khái niệm riêng biệt được xếp ở bên dươí của danh sách. Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ GV tổ chức cho HS hoàn thiện sơ đồ, củng cố. Bước 4: Vận dụng GV giao nhiệm vụ cho HS vận dụng tự thiết lập 1 số sơ đồ đơn giản trong bài hoặc giao nhiệm vụ về nhà. * Ví dụ: Khi dạy bài 35. Hoocmon thực vật ở phần củng cố cuối tiết giảng. Bước 1: Xác định các thành phần kiến thức (khái niệm), ý định của dạng sơ đồ GV. Các nhóm hoocmôn chính ở thực vật? Các mối tương quan giữa chúng HS. Hoocmon kích thích và hoocmon ức chế GV hướng dẫn cho HS nắm vững khái niệm then chốt của bài. Sơ đồ dạng? (dạng phân nhánh) Bước 2: Xác định đỉnh, mã hoá mối liên hệ giữa các đỉnh: gạch hoặc chấm (mối liên hệ thực hiện bằng kiến thức nào). GV yêu cầu HS xác định khái niệm chính. Tìm mối liên hệ giữa các khái niệm hoocmon kích thích, hoocmon ức chế, sắp xếp những khái niệm cần phải thiết lập từ cái chung nhất đó là các nhóm hoocmôn chủ yếu ở thực vật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4LV09_SP_LLampPPDHLyThaiHao.pdf
Tài liệu liên quan