Luận văn Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông thông qua hệ thống bài tập hóa học

Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: có thểsửdụng bài tập hoá học để

rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS trong mọi khâu của quá trình dạy học

cũng nhưtrong mọi loại bài học hoá học. Vấn đềcốt lõi ở đây là phải lựa chọn, xây

dựng được những bài tập nhưthếnào để đáp ứng được yêu cầu rèn luyện năng lực

đó. Dưới đây là một sốminh hoạviệc sửdụng hệthống bài tập trong dạy - học phần

nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tốhóa học và định luật tuần hoàn, liên kết

hóa học (lớp 10 nâng cao) nhằm rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS.

pdf151 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông thông qua hệ thống bài tập hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ro. Tìm nguyên tố R. (ĐS Si) 27. Cho A là nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Nguyên tử A có 2e lớp ngoài cùng và hợp chất của A với hidro chứa 4,76% hidro về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của A. (ĐS 40, Ca) 28. Nguyên tử B có 7e lớp ngoài cùng. Gọi Y là hợp chất của B với hidro. Biết 16,8g CaH2 tác dụng vừa đủ với 200g dd Y 14,6%, thu được khí C và dd D. Xác định nguyên tử khối của B. (ĐS Cl = 35,5) 29. M là kim loại tạo ra 2 muối MClx và MCly và 2 oxit MO0,5x và M2Oy. Tỉ lệ về khối lượng của clo trong 2 muối là 1:1,173 và của oxi trong 2 oxit là 1:1,325. Tìm nguyên tử khối của M. (ĐS 55,743) 30. Có hợp chất MX3. Tổng số hạt p,n,e trong phân tử là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt các loại trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16. Tìm nguyên tố M, X. (ĐS Al, Cl) 2.2.3. Chương Liên kết hóa học 2.2.3.1. Mục tiêu của chương a/ Kiến thức HS biết: - Khái niệm về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, tinh thể kim loại và tính chất chung của các loại chất có cấu tạo mạng tinh thể như trên; - Khái niệm điện hoá trị , cộng hoá trị , số oxi hóa. HS hiểu: - Khái niệm về liên kết hoá học; - Nội dung quy tắc bát tử; - Nguyên nhân tạo thành liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. b/ Kĩ năng - Biết viết thành thạo công thức cấu tạo của các phân tử đơn chất và hợp chất cơ bản phổ biến; - Xác định được cộng hoá trị và điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất tương ứng; - Phân biệt được các đặc điểm cấu tạo và tính chất của bốn loại mạng tinh thể; - HS được rèn luyện trí thông minh, năng lực độc lập sáng tạo. c/ Giáo dục tư tưởng đạo đức - Ý thức được sự liên hệ chặt chẽ giữa hiện tượng và bản chất; - Có ý thức vận dụng các qui luật tự nhiên vào đời sống và sản xuất phục vụ con người. 2.2.3.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập a. Bài tập trắc nghiệm khách quan 1. Nguyên tố X tạo được ion X2- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng A. 16. B. 14. C. 17. D. 18. 2. Cho các nguyên tố X (Z = 3 ), M (Z = 11), R (Z = 19). Từ nguyên tử các nguyên tố trên, tạo được các ion A. M+, R2+, X2+. B. M2+, R+, X2+. C. M+, R+, X2+. D. M+, R+, X+. 3. Cho các nguyên tố X (1s22s1), M (1s22s22p63s1), R (1s22s22p63s23p64s1). Khả năng tạo ion đơn nguyên tử tăng dần theo thứ tự nào sau đây? A. M < R < X. B. M < X < R. C. X < M < R. D. X < R < M. 4. Liên kết ion là liên kết được tạo thành A. bởi cặp electron chung giữa hai nguyên tử phi kim. B. bởi cặp electron chung giữa hai nguyên tử kim loại. C. bởi cặp electron chung giữa một nguyên tử kim loại điển hình và một nguyên tử phi kim điển hình. D. bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. 5. Liên kết ion A. có tính định hướng, có tính bão hoà. B. không có tính định hướng, không bão hoà. C. không có tính định hướng, có tính bão hoà. D. có tính định hướng, không bão hoà. 6. Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử A. bằng một hay nhiều cặp electron chung. B. bởi cặp electron chung giữa hai nguyên tử kim loại. C. bởi cặp electron chung giữa một nguyên tử kim loại điển hình và một nguyên tử phi kim điển hình. D. do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. 7. Liên kết cộng hoá trị A. có tính định hướng, có tính bão hoà. B. không có tính định hướng, không bão hoà. C. không có tính định hướng, có tính bão hoà. D. có tính định hướng, không bão hoà. 8. Liên kết cộng hoá trị có cặp electron dùng chung do một trong hai nguyên tử đóng góp được gọi là A. liên kết cộng hoá trị phân cực. B. liên kết cộng hoá trị không phân cực. C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận. 9. Cho hai nguyên tố canxi Ca (1s22s22p63s23p64s2) và clo Cl (Z = 17). Liên kết hoá học giữa Ca và Cl thuộc loại A. liên kết cộng hoá trị phân cực. B. liên kết ion. C. liên kết cộng hoá trị không phân cực. D. liên kết kim loại. 10. 1. Liên kết hoá học trong phân tử HCl được hình thành A. do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử H và obitan s của nguyên tử Cl. B. do sự xen phủ giữa obitan p của nguyên tử H và obitan s của nguyên tử Cl. C. do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử Cl và obitan p của nguyên tử H. D. do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử H và obitan p của nguyên tử Cl. 2. Liên kết hoá học trong phân tử hiđro H2 được hình thành A. nhờ cặp electron của nguyên tử này mang dùng chung với nguyên tử kia. B. nhờ sự góp chung các electron độc thân của hai nguyên tử. C. nhờ sự xen phủ giữa hai obitan p của hai nguyên tử hiđro. D. nhờ sự xen phủ bên giữa obitan s của nguyên tử H này với obitan s của nguyên tử H kia. 11. Cho các nguyên tố Y, R có độ âm điện lần lượt bằng 3,16 và 0,93. Liên kết hoá học giữa Y và R thuộc loại A. liên kết ion. B. liên kết cho nhận. C. liên kết cộng hoá trị không cực. D. liên kết cộng hoá trị có cực. 12. Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử mà các hạt nhân nguyên tử nằm trên cùng 1 đường thẳng: BeH2, BH3, H2O, NH3? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 13. Phân tử nước có dạng góc với góc liên kết HOH bằng 105o chứng tỏ nguyên tử oxi A. ở trạng thái lai hoá sp3. B. ở trạng thái cơ bản. C. ở trạng thái lai hoá sp3. D. và nguyên tử hiđro đều ở trạng thái lai hóa sp3. 14. Cho các nguyên tố X (Z = 15), Y (Z = 17). Liên kết hoá học giữa X và Y thuộc loại A. liên kết cộng hoá trị không phân cực. B. liên kết kim loại. C. liên kết ion. D. liên kết cộng hoá trị phân cực. 15. Cho các nguyên tố X có độ âm điện bằng 2,58, nguyên tố M có độ âm điện bằng 1,66. Liên kết hoá học giữa X và M thuộc loại A. liên kết ion. B. liên kết cộng hoá trị không cực. C. liên kết cộng hoá trị có cực. D. liên kết cho nhận. 16. 1. Liên kết xich ma (σ) là liên kết hoá học trong đó trục của obitan liên kết A. trùng với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết. B. song song với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết. C. vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết. D. tạo với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết một góc 45 độ. 2. Liên kết pi (π) là liên kết hoá học trong đó trục của obitan liên kết A. song song với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết. B. trùng với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết. C. vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết. D. tạo với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết một góc 45 độ. 17. Liên kết bội là liên kết giữa hai nguyên tử được thực hiện bởi A. hai hay nhiều liên kết xich ma. B. một liên kết xich ma và ba liên kết pi. C. một liên kết xich ma và một hay hai liên kết pi. D. một liên kết pi và một hay hai liên kết xich ma. 18. Trong phân tử HNO3, nguyên tử N tạo ra A. 4 liên kết xích ma. B. 2 liên kết xích ma, 2 liên kết pi. C. 3 liên kết xích ma, 1 liên kết pi. D. 1 liên kết xích ma, 1 liên kết cho nhận, 1 liên kết đôi. 19. 1. Cho biết nguyên tố flo có Z = 9. Trong phân tử flo A. có ba liên kết xich ma σ. B. có một liên kết xich ma σ và hai liên kết pi π. C. có hai liên kết xich ma σ. D. có một liên kết xich ma σ. 2. Cho biết nguyên tố nitơ có Z = 7. Trong phân tử nitơ N2 A. có ba liên kết xich ma σ. B. có một liên kết xich ma σ và hai liên kết pi π. C. có hai liên kết xich ma σ và một liên kết pi π. D. có một liên kết xich ma σ và một liên kết pi π. 20. Trong phân tử H3PO4 (theo thực nghiệm), có A. 6 liên kết xích ma, 1 liên kết đôi. B. 8 liên kết xích ma, 0 liên kết pi. C. 6 liên kết xích ma, 1 liên kết cho nhận. D. 7 liên kết xích ma, 1 liên kết pi. 21. Liên kết hoá học trong phân tử H2O thuộc loại A. liên kết cộng hoá trị không phân cực. B. liên kết cộng hoá trị phân cực từ phía nguyên tử oxi sang phía nguyên tử hiđro. C. liên kết cộng hoá trị phân cực từ phía nguyên tử hiđro sang phía nguyên tử oxi. D. liên kết ion. 22. Trong phân tử HCl, cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử A. ở chính giữa khoảng cách giữa hai nguyên tử. B. lệch về phía nguyên tử hiđro. C. lệch về phía nguyên tử clo. D. lệch hẳn về phía nguyên tử clo tạo thành ion H+ và ion Cl-. 23. Hạt nhân các nguyên tử trong phân tử etilen CH2=CH2 cùng nằm trên một mặt phẳng, chứng tỏ trong phân tử etilen, hai nguyên tử cacbon A. ở trạng thái lai hoá sp2. B. ở trạng thái lai hoá sp3. C. ở trạng thái lai hoá sp. D. ở trạng thái cơ bản. 24. Tìm 1 câu sai trong các câu sau: A. Mạng tinh thể nước đá và mạng tinh thể iôt thuộc loại tinh thể phân tử. B.Trong tinh thể phân tử, lực liên kết giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị. C.Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. D. Kiểu tinh thể lập phương tâm khối có cấu trúc rỗng hơn kiểu lập phương tâm diện và lục phương. 25. Dãy chất nào sau đây mà trong phân tử chỉ có các liên kết ion? A. N2, NaCl, CaO, CO2. B. NaCl, KF, Na2O. C. HCN, CO, SOCl2, CH4. D. NO, NaH, HCN, SO2. 26. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành A. bởi các cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử. B. giữa các nguyên tử và ion trong mạng tinh thể có sự tham gia của các electron tự do. C. nhờ lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu. D. bằng cách góp chung các electron hoá trị. 27. Dãy chất nào sau đây mà trong phân tử chỉ có các liên kết cộng hoá trị phân cực? A. N2 , HCl, CO, CO2. B. HCl, NaCl, ClO2, SO3. C. HCN, CO2, SOCl2, CH4. D. NO, NaH, HCN, SO2. 28. Trong các hợp chất Na2S và Na2O, các nguyên tố oxi và lưu huỳnh đều có điện hoá trị bằng A. -2. B. 2-. C. 2. D. 3. 29. Trong các hợp chất H2S và H2O, các nguyên tố oxi và lưu huỳnh đều có cộng hoá trị bằng A. -2. B. 2-. C. 2. D. 3. 30. Số oxi hóa Mn, Cr, Cl, P, N, S, C, Br trong các chất KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4, 4NH , 24SO , 23CO , Br - lần lượt là: A. +7, +6, +5, +3, -3, +4, +4, -1 B. +7, +6, +5, +5, -3,+6, +4, -1 C. +6, +12, +4, +5, +3, +6, +4, -1 D. Kết quả khác b. Bài tập tự luận 1. Xét về mặt năng lượng thì phân tử H2 có năng lượng cao hơn hay thấp hơn hệ 2 nguyên tử H riêng rẽ? Trong 2 hệ thì hệ nào bền hơn? 2. Tại sao các nguyên tử natri lại tập hợp lại thành tinh thể natri? 3. Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử: KCl, CaO, K3N, NaH, Na2S theo 3 cách (theo cấu hình e dạng chữ, cấu hình e dạng ô lượng tử, kí hiệu Liuýt). 4. Dựa trên lí thuyết cặp e liên kết, hãy mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử: PH3, SO2, CO, biết trong phân tử các nguyên tử đều thỏa mãn qui tắc bát tử. 5. Dựa trên lí thuyết xen phủ các obitan nguyên tử, hãy mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử: HBr, I2, O2, N2. 6. Dựa trên lí thuyết lai hóa obitan nguyên tử, hãy mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử: H2O, C2H2, C2H4. 7. Viết CT e, CTCT của các chất sau: HNO3, NaCl, CaCl2, H2O, NH4+, CH4, C2H4, SO42-, H2O2. Trong phân tử các chất trên, liên kết nào là liên kết ion, cộng hóa trị không cực, có cực? 8. Viết CTCT các chất sau: a. H2CO3, H3PO4, H2SO3, H2SO4, HClO3, HClO, HClO4. b.CO2, N2O5, P2O5, SO2, SO3, Cl2O, Cl2O7. c. Na2CO3, K3PO4, NaHSO3, KClO3, HClO, Al2 (SO4)3, Ca(ClO4)2. 9. Hãy cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử các nguyên tố và loại liên kết (xích ma, pi) trong các hợp chất sau: Cl-CH2-CH=O; CH2=CH-C≡N; CH2=C=O. 10. X, Y, Z là các nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân là 9, 19, 8. Hãy dự đoán kiểu liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và Y, Y và Z, X và Z. 11. Vì sao nước đá lại nhẹ hơn nước lỏng? 12. Bo và nhôm là 2 nguyên tố kề nhau ở nhóm IIIA, tại sao có phân tử Al2Cl6 nhưng không có phân tử B2Cl6? 13. Tại sao có phân tử BF3; BCl3; BBr3 nhưng không có phân tử BH3? 14. Viết công thức cấu tạo Liuýt của phân tử AlCl3 (monome) và Al2Cl6 (đime). 15. Trong phân tử NO và N2, nguyên tử N có thỏa mãn qui tắc bát tử không? Giải thích. 16. Giải thích tại sao iot dễ thăng hoa, còn muối ăn lại rất khó nóng chảy, khó bay hơi. 17. Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, xác định kiểu liên kết trong phân tử các chất: N2; AgCl; HBr; NH3; H2O2. 18. Sắp xếp các phân tử theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết trong phân tử các chất sau (Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố): NH3; H2S; H2O; H2Te; CsCl; CaS; BaF. 19. Hãy phân biệt khái niệm số oxi hóa và hóa trị của nguyên tố trong các chất hóa học. 20. Hãy giải thích điện hóa trị bằng 2- của oxi và lưu huỳnh trong các hợp chất với natri và viết công thức cấu tạo phân tử. 21. Hãy cho biết số oxi hóa và cộng hóa trị của các nguyên tố Si, P, S, Cl trong các oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hidro. 22. Hãy giải thích điện hóa trị của các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA trong hợp chất với clo. 23. Dựa vào cấu hình e nguyên tử của photpho, hãy dự đoán các số oxi hóa của photpho. 24. a. Xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các chất sau: H2CO3, H3PO4, H2SO3, H2SO4, HClO3, HClO, HClO4, H2O2, HNO3, H2O, NH4+, CH4, C2H4. b. Xác định điện hóa trị của các nguyên tố trong các chất sau: NaCl, K2O, CaBr2, BaO. 25. Hãy giải thích vì sao độ âm điện của nitơ và clo không khác nhau đáng kể nhưng ở điều kiện thường khả năng phản ứng của N2 kém hơn so với Cl2. 26. Trong một ô mạng cơ sở của mạng tinh thể lập phương tâm khối, lập phương tâm diện, số đơn vị thể tích nguyên tử kim loại là bao nhiêu? Giải thích. 27. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Fe ở 20oC, biết rằng ở nhiệt độ này khối lượng riêng của Fe là 7,87 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Cho biết nguyên tử khối của Fe là 55,85. (ĐS 1,28. 10-8cm) 28. Trong mạng tinh thể lập phương tâm diện, các nguyên tử tiếp xúc với nhau ở mặt bên. Đường chéo của mặt có độ dài bằng 4 lần bán kính nguyên tử. Hãy xác định % chiếm chỗ của nguyên tử kim loại trong mạng tinh thể này. (ĐS 74%) 29. Hãy xác định % chiếm chỗ của nguyên tử kim loại trong mạng tinh thể lập phương tâm khối. (ĐS 68%) 30. Cho 3 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z. Để trung hòa dung dịch Y cần 0,2 mol axit HCl. Hãy xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố A. (ĐS A = 7; Li) 2.3. SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG DẠY – HỌC PHẦN NGUYÊN TỬ, BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN, LIÊN KẾT HÓA HỌC (LỚP 10 NÂNG CAO) NHẰM RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: có thể sử dụng bài tập hoá học để rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS trong mọi khâu của quá trình dạy học cũng như trong mọi loại bài học hoá học. Vấn đề cốt lõi ở đây là phải lựa chọn, xây dựng được những bài tập như thế nào để đáp ứng được yêu cầu rèn luyện năng lực đó. Dưới đây là một số minh hoạ việc sử dụng hệ thống bài tập trong dạy - học phần nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, liên kết hóa học (lớp 10 nâng cao) nhằm rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS. 2.3.1. Dạy bài truyền thụ kiến thức mới Ví dụ khi dạy bài “SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC”, GV có thể kiểm tra bài cũ thông qua câu hỏi: - Viết cấu hình e dạng ô lượng tử của nguyên tử các nguyên tố Mg (Z = 12), Al (Z = 13), N (Z = 7), O (Z = 8). So sánh độ bền của cấu hình e của Mg với Al; của N với O. Trong phần nghiên cứu tài liệu mới, có thể sử dụng các câu hỏi để tạo tình huống có vấn đề, như: - Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng hay giảm dần? Giải thích? Theo số liệu hình 1.2 trang 45 sgk, nguyên tử Al và nguyên tử Ga có bán kính bằng nhau. Hãy giải thích tại sao có trường hợp bất thường này? Gợi ý: từ Al đến Ga, điện tích hạt nhân tăng thêm bao nhiêu đơn vị và các e được điền thêm vào lớp nào? - Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, năng lượng ion hóa nói chung của nguyên tử các nguyên tố tăng hay giảm dần? Giải thích? Gợi ý: I1 phụ thuộc vào lực liên kết giữa hạt nhân và e lớp ngoài cùng, mà lực liên kết này phụ thuộc chủ yếu vào: - Điện tích hạt nhân nguyên tử - Khoảng cách giữa e và hạt nhân Theo số liệu bảng 2.2 trang 46 sgk, có trường hợp nào không tuân theo qui luật chung nói trên? Giải thích trường hợp bất thường đó? Gợi ý: Căn cứ vào cấu hình e nguyên tử để giải thích. - Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, năng lượng ion hóa nói chung của nguyên tử các nguyên tố tăng hay giảm dần? Giải thích? Theo số liệu bảng 2.2 trang 46 sgk, có trường hợp nào không tuân theo qui luật chung nói trên? Giải thích trường hợp bất thường của Al và Ga? Phần củng cố, GV có thể sử dụng câu hỏi: Cho các nguyên tố A (Z = 11), B (Z = 19), X (Z = 16), Y (Z = 8). Nếu sắp xếp theo chiều năng lượng ion hóa tăng dần thì sắp xếp đúng là: A. A, X, B, Y B. X, Y, A, B C. Y, X, A, B D. B, A, X, Y 2.3.2. Dạy bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng Ví dụ khi dạy bài : “LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1” (Tiết 2), GV có thể sử dụng một số bài tập như sau: Bài 1 Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X bằng 46, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt. a. Hãy tìm số hạt từng loại, số hiệu nguyên tử, điện tích hạt nhân, số khối của X? Nguyên tử X có thể được kí hiệu đầy đủ như thế nào? b. Hãy viết cấu hình e đầy đủ ở trạng thái cơ bản của X? c. Hãy viết cấu hình e dưới dạng ô lượng tử của lớp e ngoài cùng (ở trạng thái cơ bản)? Nguyên tử X có bao nhiêu e lớp ngoài cùng, trong đó có bao nhiêu e độc thân? d. Ở trạng thái kích thích, sự phân bố e trong X như thế nào? e. Nguyên tử Y có số hạt mang điện âm nhiều hơn số hạt không mang điện của X là 8 hạt. Hãy viết sơ đồ mức năng lượng và cấu hình e đầy đủ của Y (ở trạng thái cơ bản)? g. Nếu nguyên tử Y bị mất 2e; 3e thì cấu hình e tương ứng sẽ như thế nào? h. X, Y là nguyên tử kim loại hay phi kim? Vì sao? Bài 2 Cho một dung dịch chứa 7,45 g muối KX tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 14,35 g kết tủa. a. Tìm nguyên tử khối ( giải theo nhiều cách khác nhau) và gọi tên X? b. X có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 1:3. Hạt nhân đồng vị thứ nhất X1 nhiều hơn hạt nhân đồng vị thứ hai X2 là 2 nơtron. Hãy tìm số khối của mỗi đồng vị (giải bằng nhiều cách khác nhau)? c. Viết công thức có thể có của khí HX, biết H có 3 đồng vị 1H, 2H, 3H? Công thức nào có phân tử khối lớn nhất?... Bài 3 Nguyên tử Zn có bán kinh nguyên tử r = 1,35.10-10 m, khối lượng là 65u, bán kinh hạt nhân ro= 1,2. 10-13 A1/3 cm, trong đó A là khối lượng nguyên tử tính theo u. a. So sánh thể tích của nguyên tử với thể tích của hạt nhân nguyên tử Zn? ( Vhình cầu = 4πr3/3) b. Hãy tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử Zn (khối lượng e không đáng kể)? c. Trong hợp chất ZnR2, kẽm chiếm 28,89% khối lượng. Tổng số proton trong ZnR2 là 100. Tìm số proton, số notron và số khối của R? Xác định công thức phân tử ZnR2? 2.3.3. Kiểm tra, đánh giá Ví dụ sau khi HS đã nghiên cứu về liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, sự lai hóa các obitan nguyên tử, có thể kiểm tra – đánh giá việc thực hiện mục tiêu bài học theo đề kiểm tra như sau: BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT- MÔN HÓA HỌC 10 NÂNG CAO 1. Cho biết nguyên tố nitơ có Z = 7. Trong phân tử nitơ N2 A. có ba liên kết xich ma. B. có hai liên kết xich ma và một liên kết pi. C. có một liên kết xich ma và một liên kết pi. D. có một liên kết xich ma và hai liên kết pi. 2. Lai hoá sp3 là sự trộn lẫn 1 obitan hoá trị của phân lớp s A. với ba obitan hoá trị của phân lớp p tạo thành 4 obitan lai hóa sp3. B. với một obitan hoá trị của phân lớp p tạo thành 2 obitan lai hóa sp3. C. với hai obitan hoá trị của phân lớp p tạo thành 3 obitan lai hóa sp3. D. với ba obitan hoá trị của phân lớp p tạo thành 4 obitan lai hóa s3p. 3. Cho các nguyên tố X (Z = 15), Y (Z = 17). Liên kết hoá học giữa X và Y thuộc loại A. liên kết cộng hoá trị không phân cực. B. liên kết kim loại. C. liên kết ion. D. liên kết cộng hoá trị phân cực. 4. Liên kết cộng hoá trị A. không có tính định hướng, không bão hoà. B. có tính định hướng, không bão hoà. C. không có tính định hướng, có tính bão hoà. D. có tính định hướng, có tính bão hoà. 5. Liên kết hoá học trong phân tử hiđro H2 được hình thành A. nhờ cặp electron của nguyên tử này mang dùng chung với nguyên tử kia. B. nhờ sự góp chung các electron độc thân của hai nguyên tử. C. nhờ sự xen phủ giữa hai obitan p của hai nguyên tử hiđro. D. nhờ sự xen phủ bên giữa obitan s của nguyên tử H này với obitan s của nguyên tử H kia. 6. Cho các nguyên tố X (Z = 3 ), M (Z = 11), R (Z = 19). Từ nguyên tử các nguyên tố trên tạo được các ion A. M+ , R2+ , X2+. B. M2+, R+ , X2+. C. M+ , R+ , X2+. D. M+ , R+ , X+. 7. Cho nguyên tố X có độ âm điện bằng 2,58, nguyên tố M có độ âm điện bằng 1,66. Liên kết hoá học giữa X và M thuộc loại A. liên kết cộng hoá trị không cực. B. liên kết cộng hoá trị có cực. C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận. 8. Liên kết hoá học trong phân tử HCl được hình thành A. do sự xen phủ giữa obitan p của nguyên tử H và obitan s của nguyên tử Cl. B. do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử H và obitan p của nguyên tử Cl. C. do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử H và obitan s của nguyên tử Cl. D. do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử Cl và obitan p của nguyên tử H. 9. Cho các nguyên tố Y, R có độ âm điện lần lượt bằng 3,16 và 0,93. Liên kết hoá học giữa Y và R thuộc loại A. liên kết ion. B. liên kết cộng hoá trị không cực. C. liên kết cộng hoá trị có cực. D. liên kết cho nhận. 10. Cho các nguyên tố X (1s22s1), M (1s22s22p63s1), R (1s22s22p63s23p64s1). Khả năng tạo ion đơn nguyên tử tăng dần theo thứ tự nào sau đây? A. M < R < X. B. M < X < R. C. X < M < R. D. X < R < M. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày những nội dung như sau: 1. Một số biện pháp rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS thông qua hệ thống bài tập hóa học: - Thiết kế bài học có logic nội dung hợp lí; - Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp; - Sử dụng các bài tập có nhiều cách giải, khuyến khích HS tìm cách giải mới, nhận ra nét độc đáo để có cách giải tối ưu; - Thay đổi mức độ yêu cầu của bài tập; - Yêu cầu HS tự ra đề bài tập; - Yêu cầu HS nhận xét lời giải của người khác, lập luận bác bỏ quan điểm trái ngược và bảo vệ quan điểm của mình; - Cho HS làm các bài tập dưới dạng báo cáo khoa học; - Kiểm tra, đánh giá và động viên kịp thời các biểu hiện năng lực độc lập sáng tạo của HS. 2. Hệ thống bài tập hóa học phần nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, liên kết hóa học (lớp 10 nâng cao) nhằm rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS: Bao gồm 180 bài tập, trong đó 90 bài tập trắc nghiệm khách quan và 90 bài tập tự luận. 3. Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy - học phần nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, liên kết hóa học (lớp 10 nâng cao) nhằm rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS: - Dạy bài truyền thụ kiến thức mới; - Dạy bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng; - Dùng kiểm tra, đánh giá. Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết một số vần đề sau: - Kiểm tra giá trị và sự phù hợp của các biện pháp; của hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS; - Xác định xem khi sử dụng kết hợp phương pháp dạy học tích cực với hệ thống bài tập hóa học đã soạn thảo có nâng cao được chất lượng dạy học không; có rèn luyện được năng lực độc lập sáng tạo cho HS không. 3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM - Soạn các bài giảng thực nghiệm; sử dụng các bài tập đã tuyển chọn và xây dựng để thiết kế hoạt động dạy học trong các kiểu bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới, luyện tập hệ thống hóa kiến thức, kiểm tra – đánh giá; - Thảo luận với GV về phương pháp tiến hành bài thực nghiệm (cách tố chức và tiến hành bài giảng); - Kiểm tra, đánh giá, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm; - Thông qua các giờ thực nghiệm, đánh giá vai trò của các biện pháp vận dụng bài tập hóa học vào việc rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS. 3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Chúng tôi lựa chọn 8 lớp (4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng) ở 3 trường THPT ở tỉnh Đồng Nai để tiến hành thực nghiệm. Với mỗi GV dạy thực nghiệm, chúng tôi lựa chọn 2 lớp có trình độ tương đương nhau, một lớp dạy theo giáo án thực nghiệm và một lớp dạy theo giáo án truyền thống. Cụ thể: STT Trường THPT Lớp TN Lớp ĐC GV dạy thực nghiệm 1 Tam Phước- huyện Long Thành 10A1 10A3 Đặng Ngọc Trầm 2 Trấn Biên- Tp Biên Hòa 10A6 10A8 Nguyễn Thị Thắm 10A7 10A10 Nguyễn Thị Thu Hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH038.pdf