MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: TRƯỚC TÁC CỦA PHAN HUY CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CUỐI THẾ KỶ XVIII NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
1.1 Phan Huy Chú và ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến sự nghiệp trước tác của ông.
1.1.1 Vài nét về tác giả
1.1.2 Gia đình và dòng họ
1.2 Ảnh hưởng của xu hướng biến đổi quan niệm “văn sử triết bất phân” trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX tới quá trình biên soạn khảo cứu của Phan Huy Chú.
1.2.1 Trào lưu văn học
1.2.2 Trào lưu khảo chứng lịch sử
1.3 Lịch triều hiến chương loại chí bộ bách khoa toàn thư của dân tộc.
1.3.1 Tìm hiểu qua về thể loại chí
+ Nguồn gốc và đặc tính
+ Sự kế thừa và phát huy thể loại này của một số nhà soạn sử Việt Nam
1.3.2 Cấu tạo nội dung của lịch triều hiến chương loại chí
+ Cấu tạo và nội dung ( qua đó thể hiện sự đồ sộ của tác phẩm)
+ Đánh giá chung về tác phẩm LTHCLC (lịch triều hiến chương loại chí.)
CHƯƠNG II: BỘ PHẬN SƯU TẦM BIÊN KHẢO VĂN HỌC TRONG LỊC TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ
2.1 Nội dung và kết cấu văn tịch chí
2.1.1 Nội dung
2.1.2 Kết cấu văn tịch chí
2.2 Văn tịch chí thể hiện tư duy phân loại của nhà biên khảo sưu tầm sử học.
2.2.1 Cách phân loại trong văn tịch chí thể hiện tư duy khoa học logíc
2.2.2 Phân loại có hệ thống và trình tự
2.3 Giá trị tư liệu văn học
2.3.1 Văn học là bộ phận quan trọng trong trước tác.
2.3.2 Đính chính, sửa chữa những lỗi sai, thêm vào những tác phẩm còn thiếu.
2.3.3 Nhận xét đánh giá, phê bình một cách khách quan, chính xác.
CHƯƠNG III: SÁNG TÁC THƠ VĂN CỦA PHAN HUY CHÚ
3.1 Quan niệm văn chương của Phan Huy Chú được thể hiện qua sự phân biệt giữa trước thuật và sáng tác.
3.1.1 Một số quan niệm về thơ văn của những người đi trước và cùng thời với Phan Huy Chú.
3.1.2 Quan niệm thơ văn của Phan Huy Chú
3.2 Vài nét về tác phẩm thơ văn.
3.2.1 Vài ý kiến khác nhau xoay quanh các tác phẩm của Phan Huy Chú.
3.2.2 Những tác phẩm chính.
3.3 Giá trị văn học trong sự nghiệp sáng tác của Phan Huy Chú
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sáng tác thơ văn của Phan Huy Chú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– Trần – Lê – Lê – Lê – Lý. Thì với Phan Huy Chú cách sắp xếp có khác đi và phù hợp hơn so với thứ tự thời gian các triều đại đó là Lý – Lý – Trần – Trần – Trần - Trần – Trần - Trần – Trần – Lê – Lê. Đây là cách sắp xếp có thể nói là rất khoa học và thuận lợi cho việc tra cứu tài liệu.
Như ở trong phần thi văn ông cũng xắp xếp các tác phẩm theo thứ tự các đời và đặc biệt là sự biên chép của ông có sự phân biệt rất rõ ràng về tư liệu và thứ tự thời gian của các tác phẩm. Sau khi đã chép xong các tập thơ đời Trần, Phan Huy Chú nói rõ: “Trở lên là thơ đời Trần. Phàm có tên tập đều ghi cả. Trong đó tập nào còn thì chép ra một vài bài để biết đại khái, tập nào tên còn mà văn mất thì cũng tra qua sách cũ và chua tên người làm, [tập 4 lịch triều hiến chương loại chí trang 47] để cho cái khổ tâm của tác giả không đến nổi cũng theo sách mà mất. Ngay trong những nhận xét dù rất nhỏ chỉ vài dòng như vậy thôi cũng cho chúng ta thấy được tư duy làm việc cũng như trách nhiệm của người làm sách trước những giá trị tinh thần của tác giả và hơn trên hết là sự tôn trọng giá trị tinh thần của dân tộc. Không phải bất kỳ nhà sử học, nhà biên khảo sưu tầm nào cũng có tinh thần làm việc một cách nghiêm túc và khoa học như vậy. Phải khẳng định rằng Phan Huy Chú thực sự là một nhà biên khảo sưu tầm làm dạng danh cho dân tộc với những thành công bằng tất cả nghị lực, trí tuệ của mình ông để lại cho muôn đời sau luôn nhớ tên ông bằng tác phẩm nổi tiếng này, và hơn nữa nó đã đưa tên tuổi của ông sống mãi cùng thời gian.
Là nhà biên soạn khảo cứu sử học, đồng thời cũng là một nhà khoa học nên trong cách làm việc của Phan Huy Chú mang tính khoa học cao. Ông không chỉ sắp tư liệu văn học có hệ thống và trình tự nhất định mà trong quá trình biên khảo sưu tầm ông coi trọng tính logíc, khách quan. Để hạn chế những sai lầm không chỉ do hoàn cảnh mà cả những sai lầm do tính chủ quan của những người đi trước, nên mọi tư liệu Phan Huy Chú sử dụng đều có xuất xứ đề tiện tra cứu. Với Phan Huy Chú, công việc biên soạn thật là một công việc hết sức khó khăn, không chỉ về việc tìm tòi sắp xếp tư liệu mà ông còn phải có một óc tổng hợp mang tính khái quát cao mới có thể đưa tất cả các dữ liệu vào vị trí từng môn loại của nó, sao cho vừa thống nhất, lại vừa rõ ràng để khi người đọc có thể dể dàng nhận biết không bị nhầm lẫn. Hơn nữa cũng giúp cho thế hệ sau có cách nhìn đầy đủ , toàn vẹn về thông tin của tác phẩm và đặc biệt là đối với những thế hệ nghiên cứu của chúng ta có thể tự tin vào những nguồn tư liệu này để nghiên cứu và trích dẫn. Trên thực tế thì hầu hết những nhà nghiên cứu sử học, văn học cổ hay một số lĩnh vực khác đã sử dụng vào nguồn tư liệu chủ yếu này, đây có thể coi là một bản thư mục tương đối đầy đủ về những thông tin tác giả cũng như tác phẩm văn sử học trong giai đoạn từ Lý Trần cho đến thời Lê. Nó cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thời kỳ này mang tính tổng hợp cao. Hơn nữa có thể coi đây là bản thư mục quan trọng và có giá trị trong đời sống xã hội cũng như trong giới nghiên cứu.
II.3 Văn học là bộ phận quan trọng trong trước tác
Trong lời tựa của lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú có dẫn lời của Khổng Tử: “Văn tức là lẽ phải của sự vật xưa nay, cốt yếu của điển lễ nhà nước. Kẻ học giả ngoài việc đọc kinh sử, còn phải xét hỏi sâu rộng, tìm kiếm gần xa, khảo cứu để định lấy lẽ phải, thế mới đáng là người học rộng, có phải chỉ nhặt từng câu, từng đoạn, nặn ra thành lời văn hoa, mà gọi thành văn đâu”. { lthclc tập 1 trang 17} Như vậy đối với Phan Huy Chú cũng có nghĩa là để biên soạn nên “lẽ phải của sự vật xưa nay”, “cốt yếu của điển lễ nhà nước” thì phải lao động một cách thực thụ, ngoài những kiến thức tích lũy được trong nhiều năm còn phải đọc sách “kinh sử” trong ngoài nước, phải có tư duy khoa học phán đoán đúng sai…, chứ không đơn thuần chỉ đọc được sao rồi thêm những lời hoa mỹ mà chép vậy. chúng ta cũng phải hiểu rằng trên thực tế để làm nên một Lịch triều hiến chương loại chí có tính chất bách khoa và một văn tịch chí được coi như là cuốn sơ lược lịch sử văn học Việt Nam thì người họ Phan nay đã dày công đến thế nào. Có thể nói với Phan Huy Chú văn học thực sự là quan trọng đối với trong việc biên khảo sưu tầm của ông. Ngay từ những dòng đầu tiên của văn tịch chí Ông đã khẳng định: “Cái diệu trong chế tác tỏ ra ở điển lễ hiến chương, cái hay trong tâm thuật ngụ vào văn chương sách vở, cho nên xem đến tư văn thì biết được đạo đời. Thư tịch văn minh của loài người là ở đó.” { Lịch triều hiến chương loại chí} Hơn nữa ông cũng khẳng định: “Nước Việt ta tiếng khen lễ nghĩa đã hơn nghìn năm, vốn có thư tịch đã từ lâu lắm. Kể từ Đinh Lê dựng nước ….Đến Lý Trần nội trị văn vật mở mang…nho sĩ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng; sách vở ngày càng nhiều…” Song trên thực tế thì nguồn thư tịch ấy đã bị tản mát do binh lửa chiến tranh, do điều kiện lưu giữ không tốt, do sự sao chép có nhiều sai lẫn…nên việc khảo cứu càng khó khăn hơn nhiều. Ông cũng đã thừa nhận một thực tế “ Từ Lý Trần trở về trước điển cũ đã mất, đại lược chỉ thấy chép trong sử. Còn triều Lê hồi sáng nghiệp buổi Trung Hưng điển chương hãy còn nhưng lại tản mát ở các sách vở còn lại hầu không có hệ thống gì, nếu không để ý tìm tòi, phân biệt ra khu lại, chưa dể gì mà kê cứu được…” Nhưng với Phan Huy Chú không vì khó khăn đó mà dừng lại, hay nản chí, bằng sự quyết tâm kiên trì, miệt mài lao động Phan Huy Chú đã sắp xếp biên soạn một số lượng thư mục tương đối lớn. Theo một số nhà nghiên cứu nhận định và đánh giá thì họ đều cho rằng thiên Nghệ văn chí trong Đại việt thông sử của Lê Quý Đôn là bản thư mục đầu tiên của nước ta “ Các công trình nghiên cứu lịch sử thư tịch Việt Nam nói chung và lịch sử thư mục nói riêng hầu như các chuyên gia về thư mục học đều tạm dừng lại ở thiên nghệ văn chí “, mà nghệ văn chí là một trong những bản thư mục được Phan Huy Chú đọc kỹ và vận dụng vào trong quá trình trước tác của mình. Nhưng một điều đặc biệt đó là khi làm tác phẩm này Phan Huy Chú không chỉ dừng lại ở việc biên chép thông thường mà trong cách làm việc của ông có những cái sâu sắc và kỹ lưỡng hơn nhiều so với những người đi trước. Bởi ông không chỉ làm công việc của một nhà sử học mà ở lĩnh vực này ông còn là một nhà nghiên cứu, nhà bình luận văn học nữa. Cho nên có thể nói đối với ông văn học thực sự là quan trọng, nó là tinh hoa văn hóa của dân tộc, là những thứ tinh túy nhất, mà ông không thể coi nhẹ. Cho nên trong khi biên khảo về văn học Phan Huy Chú đã rất dày công nghiên cứu tìm tòi phân tích, để làm sao biên chép được hết những tác phẩm, tác giả, để làm sao trở được những nội dung cơ bản cũng như phong thái, tính cách của từng người và hơn nữa là làm sao phải cho chính xác, hạn chế những sai lẫn để người sau theo đó mà khảo cứu. Phan Huy Chú tự coi đây là một trong những trách nhiệm lớn lao mà một người như nho sĩ như ông phải gánh vác. Và trên thực tế với những gì ông làm được dưới đây đã cho thấy văn học thực sự là một bộ phận được ông coi trong và dành nhiều thời gian, trí tuệ để sưu tầm biên khảo và đính chính.
3.1 Đính chính, sửa chữa những lỗi sai, Thêm vào những tác phẩm còn thiếu.
Hơn bao giờ hết ngoài là một người biên chép lịch sử Phan Huy Chú còn là một nhà biên tập nữa, với tư duy và phương thức làm việc nghiêm túc khoa học ông không chỉ dừng lại ở việc chép sự thật lịch sử mà chỉ dựa vào một tư liệu cụ thể nào đó, ngược lại ông phải tìm tòi khảo xét ở rất nhiều tư liệu hay dị bản khác nhau, đánh giá phân tích bổ xung thêm hay bỏ bớt đi để làm sao đưa ra được một đáp án đúng nhất, chuẩn nhất hay nói đúng hơn là phù hợp nhất để bảo lưu được nguồn thư tịch, những tinh hoa của dân tộc cho thế hệ sau. Đó vừa là trách nhiệm cũng là niềm tự hào lớn đối với ông. Qua những gì ông làm được càng chứng tỏ khả năng vận dụng cũng như tư duy khoa học của mình trong lĩnh vực này.
Trong việc nghiên cứu xem Phan Huy Chú đã đính chính sữa chữa và bổ xung như thế nào, để làm được việc này không phải là việc đơn giản mà chúng ta phải dựa vào rất nhiều những tác phẩm khác nhau của những người đi trước mới có thể nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan và chính xác được. Tuy nhiên với những hạn chế trong phạm vi cụ thể, trong phần viết này cũng như ở trên, chúng ta có thể so sách với Nghệ văn chí trong tác phẩm Đại việt thông sử của Lê Quý Đôn. Bởi vì hai thiên này có những nét tương đồng điều này rất thuận lợi cho chúng ta phân tích và so sánh. Đầu tiên chúng ta có thể xét ở một vài góc độ dưới đây để làm rõ hơn cách đính chính cũng như tư duy biên soạn của Phan Huy Chú. Nếu như ở trong nghệ văn chí không có một tác phẩm mang tính lịch sử nào đứng độc lập theo đúng môn loại của nó, mà những sách vở mang tính lịch sử này lại được Lê Quý Đôn đưa một phần vào loại truyện ký, một phần vào loại hiến chương, ví như Đại việt sử ký, Việt sử cương mục, Sử ký tục biên. Sử ký toàn thư, Việt giám thông khảo luận…thì ở Phan Huy Chú lại không xếp như vậy, với việc phân ra loại kinh sử riêng biệt ông đã tách những tác phẩm mà Lê Quý Đôn cho chung vào các loại khác thành một loại riêng, nói cho chính xác là đưa nó trở về đúng với bản chất thể loại của nó. Từ đó chúng ta có thể khẳng định rằng với việc sắp xếp các tác phẩm sử học vào loại kinh sử Phan Huy Chú thực sự đã có một bước tiến mới hơn hẳn Lê Quý Đôn về mặt tư duy phân loại. Dù hai ông chỉ cách nhau khoảng 50 năm nhưng giữa hai ông đã có những khác biệt về mặt tư duy. Trên thực tế quan niệm truyền thống về văn sử triết bất phân vẫn còn đang tiếp tục bất phân, nhưng ở một góc độ nào đó sự xê dịch trong khối hỗn hợp này đã ảnh hưởng tới quá trình tư duy phân loại của Phan Huy Chú bởi một lẽ đơn giản trong nghệ văn chí Lê Quý Đôn vẫn xếp chung những tác phẩm sử của mình vào loại truyện ký thì chỉ khoảng nửa thế kỷ sau trật tự sắp xếp này đã thay đổi. điều đó chứng tỏ điều gì? điều đó vừa thể hiện được bước tiến mới trong tư duy phân loại của Phan Huy Chú nhưng đồng thời cũng là một trong những công việc quan trọng mà ông đã làm được đó là ông đã đính chính sửa lại những sai lầm trong tư duy phân loại của người đi trước, nhằm đưa đến cho người đọc cũng như thế hệ sau những giá trị văn học của thời đại . Và đó cũng thể hiện những bước phát triển mới trong tư duy phân loại của giai đoạn này.
Trong loại thi văn theo cách phân loại của Phan Huy Chú chúng ta thấy được ông đã phân thành hai loại nhỏ đó là thi và văn. Trong đó thì hầu hết các tác phẩm thuộc địa hạt của thơ, tập thơ đều được ông xếp vào loại này, đây là một trong những phần được xem là tương đối chính xác theo tiêu chuẩn của thể loại mà Phan Huy Chú đã làm được, điều này có thể thấy trong quá trình phân ra làm thơ và văn thì quan niệm về thơ không chỉ ở thời kỳ Phan Huy Chú mà trước đó đã được định hình rõ nét. Bởi trên thực tế quan niệm về thơ đã có từ rất lâu, sau mỗi một giai đoạn nó dần được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên quan niệm về văn trong cách phân loại của Phan Huy Chú trong này vẫn còn một số vấn đề cần phải bàn tới, như chúng ta đã biết quan niệm về văn trong truyền thống thì thường đề cao tính chức năng mà ít chú ý đến tác phẩm văn xuôi tự sự, đây cũng là một trong những quan niệm được tồn tại tương đối dài, và nó ảnh hưởng phần nào đó đến cách sắp xếp và phân loại thư tịch của Phan Huy Chú và cả một số nhà biên soạn các tuyển tập trước đó. Hơn nữa chúng ta cũng thấy một thực tế là trong văn học thì địa hạt thơ đã chiếm một số lượng tương đối lớn so với các tác phẩm thuộc văn. Chúng ta cũng phải khẳng định rằng đối với văn học cổ thì hầu như những tác phẩm thuộc phương thức trữ tình chiếm vị trí ưu thế hơn so với những tác phẩm thuộc phương thức tự sự. Với những tác phẩm thuộc văn xuôi tự sự thì chủ yếu là văn học chữ Hán nhiều hơn, mặc dù là văn xuôi tự sự nhưng nó nghiêng về ghi chép như dạng sử nhiều hơn là hư cấu. Điều đó cũng không có gì lạ khi một số
Do vậy mà khi làm tác phẩm này Phan Huy Chú mặc dù có phân ra loại thi văn nhưng một số tác phẩm thuộc loại văn theo quan niệm của chúng ta hiện nay, hay nói đúng hơn là những tác phẩm văn xuôi tự sự, phi chức năng hoặc tính chức năng không đậm nét thì không được ông xếp vào loại này mà lại được phân chia và xếp vào loại truyện ký như một số tác phẩm như thiền uyển tập, lĩnh nam trích quái, truyền kỳ mạn lục… Đứng về mặt thể loại cụ thể thì theo cách sắp xếp của ông cũng không có gì sai nhưng đi vào xét chung những tác phẩm thuộc địa hạt văn học theo sự phân loại này thì phạm vi phân loại của ông lại bị thu hẹp lại. Bởi theo quan niệm của chúng ta thì truyện ký cũng là một trong những thể loại của văn học. sự phân biệt này giúp cho chúng ta nhìn nhận một cách rõ hơn quan niệm phân loại của Phan Huy Chú cũng như của Lê Qúy Đôn vì hai ông cùng có điểm chung này, dù sao thì đây cũng là hạn chế trong quan niệm chung của thời đại bởi theo quan niệm về văn mà một số người đi trước đã làm các tuyển tập như Hoàng việt văn hải của Lê Quý Đôn hay là Hoàng việt văn tuyển của Bùi Huy Bích thì số lượng sách được coi là văn thuộc văn xuôi tự sự chiếm số lượng rất hạn chế mà chủ yếu là những tác phẩm có tính chức năng phi cốt truyện như phú, hịch, cáo, chiếu, chế, biểu…điều này cho thấy những tác phẩm tự sự đã có nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự được coi trọng như một thể loại văn trong quan niệm của họ. Chính sự phân tách ra loại truyện ký và các tên sách biên chép trong loại thi văn đã cho chúng ta thấy rõ hơn về sự ảnh hưởng ít nhiều của văn học truyền thống trong cách phân loại và sắp xếp thư tịch của Phan Huy Chú. Theo quan niệm chính thống về văn học thì nó đề cao những thể loại chức năng và hạ thấp những thể loại tự sự có tính nghệ thuật và phi chức năng. Do vậy mà trong phần thi văn bao gồm những tác phẩm thơ , những tuyển tập nhiều hơn là những tác phẩm tự sự. Mà những tác phẩm ấy đã được phân sang một loại khác theo quan niệm phân loại của ông. Điều này khẳng định thêm tư duy phân loại của tác giả nhưng qua đó cũng cho chúng ta thấy được tư duy về sự phân loại trong giai đoạn này, cũng như quá trình biến đổi của nó.
Trong tác phẩm của mình, Phan Huy Chú cũng như bậc tiền bối Lê Quý Đôn đã tách truyện ký ra thành một loại riêng mà không gộp vào loại thi văn. Theo ông thì Nó được bao gồm các bản thực lục như các tác phẩm khóa hư lục, Di hậu lục của Trần thánh Tông, Trung hưng thực lục của Trần Nhân Tông, Bình Tây thực lục, Bình Nam thực lục, hay như đăng khoa lục , phủ biên tạp lục … các bản kiến văn tạp chí như kiến văn tiểu lục, vân đài loại ngữ, hay các sách ghi chép khác, các sách chép về môn phương thuật đều được xếp vào loại này. Đọc qua khái quát về phạm vi Phan Huy Chú phân loại cho thấy loại truyện ký lại được bao hàm rộng hơn với nghĩa truyện ký của chúng ta ngày nay. Tuy nhiên nội dung bao hàm mà Phan Huy Chú đưa ra và sắp xếp thì hầu hết tên các phẩm chủ yếu là ở phương diện ghi chép lại tất cả các mặt như bảo hòa điện dư bút do Ngệ Tông sai văn thần là Nguyễn Mậu Tiên và Phan Nghĩa thay phiên nhau hầu để hỏi những việc cũ hằng ngày chép ra để dạy Phế đế, hay như Lam Sơn thực lục Lê Thái tổ ngự chế Ghi chép việc từ khởi binh đến khi bình Ngô. Hay như Việt điện u linh tập ghi chép những chuyện linh dị về các đền thần nước ta. Việt Nam thế chí có hai cuốn, cuốn nhất chép về thế phả 18 đời họ Hồng Bàng, quyển nhị chép thế phả của họ Triệu… Như vậy theo như cách sắp xếp trong loại này thì hầu hết là những tác phẩm chuyên ghi chép lại những sự tích về về việc dùng binh, về phong thổ, sản vật nhân tài, luật lệ … có khi là những câu chuyện có thật, có khi lại là những câu chuyện kì lạ hay quái dị, hoang đường …Như vậy chúng ta có thể thấy rõ một điều là trong quá trình phân loại của mình Phan Huy Chú đã định ra một tiêu chuẩn cơ bản cho loại truyện kí đó chính là những tác phẩm mang tính ghi chép cao, nó thể hiện nét đặc trưng của thể loại ký và điều đặc biệt là ở thể loại này Phan Huy Chú cũng đã xếp một số tác phẩm theo thể loại truyện như Lĩnh nam trích quái, Truyền kỳ mạn lục , Tục truyền kỳ... đây là những câu chuyện có yếu tố thần kì và nội dung kết cấu của nó đảm bảo được những yếu tố của truyện. Do vậy mà Phan Huy Chú đã xắp xếp nó tương đối chính xác. Mặc dù có thể nói rằng những tác phẩm thuộc thể truyện này vẫn chưa được đưa vào nhiều nhưng dù sao nó cũng thể hiện rõ tư duy phân loại của Phan Huy Chú. Về cơ bản ông đã tách và lựa chọn được những tác phẩm và phân loại tương đối hợp lý so với loại truyện ký của Lê Quý Đôn. Bởi ông đã tách hẳn những tác phẩm sử riêng mà không gộp chung vào như bậc tiền bối đã làm. Điều này càng khẳng định thêm nét mới trong tư duy phân loại của mình. Và hơn nữa là ông đã góp phần làm sáng rõ hơn quan niệm, ranh giới giữa các thể loại với nhau, đây cũng là một sự thay đổi được đánh giá cao.
Hơn nữa Phan Huy Chú đã rất cẩn thận khi biên chép và đính chính, ông đã thêm vào những thông tin về tác phẩm mà Lê Quý Đôn có làm trong Đại Việt thông sử nhưng do thiếu sót hoặc là sai lệch, ví dụ như trong loại hiến chương khi nói về số lượng quyển sách thì có một số tác phẩm Lê Quý Đôn đã không đưa ra những thông tin về số lượng hay là số lượng không chính xác thì Phan Huy Chú đã sửa lại và đưa ra một cách cụ thể hơn, dưới đây là một vài ví dụ:
Lê Quý Đôn chép:
Kiến trung thường lễ (5 quyển )
Sĩ hoạn châm quy ( ? )
Trị Bình bảo phạm (? )
Thảo nhàn hiệu tân tập ( vài quyển)
Vong hài tập (2 quyển)
Cưu đài tập (2 quyển)
Phan Huy Chú chép:
Kiến chung thường lễ (10 quyển )
Sĩ hoạn châm quy ( 2 quyển )
Trị bình bảo phạm (1quyển )
Thảo nhàn hiệu tân thi (1quyển)
Vong hài tập (1 quyển)
Cưu đài tập ( 1quyển)
Trong một vài ví dụ trên chúng ta có thể thấy một cách rõ về việc đính chính của Phan Huy Chú, không chỉ về số lượng mà ngay như tên sách cũng có sự cải đổi nho nhỏ như với chữ “tập” và chữ “thi” Trong tác phẩm thảo nhàn tân tập( Lê Quý Đôn) và thảo nhàn tân thi ( Phan Huy Chú). Hơn nữa Phan Huy Chú cũng luôn chú ý đến từng chi tiết nhỏ để sao cho có những tư liệu chính xác và đầy đủ. Trong tác phẩm Quần hiền phú tập Lê Quý Đôn chép tác giả là Hoàng Tụy Phu còn Phan Huy Chú có sữa lại là Hoàng Sần Phu. Với sự tinh tế và cẩn thận trong quá trình biên soạn Phan Huy Chú thực sự đã trở thành một trong những nhà khảo đính tương đối chính xác và tỉ mĩ trong tưừng chi tiết nhỏ điều này càng khẳng định được con người cũng như quan niệm làm việc của ông đó là sự chính xác, khoa họ nhằm đưa lại những thông tin đầy đủ và chính xác, đây cũng là một trong những phẩm chất của Phan Huy Chú mà những người làm khoa học phải chú ý đặc biệt là những ngưòi làm khoa học càng phải thận trọng và học tập.
So với nghệ văn chí của Lê Quý Đôn trong văn tịch chí Phan Huy Chú không chỉ dừng lại trong việc sửa sai mà ông còn bổ xung thêm những tác phẩm của giai đoạn sau, và những tác phẩm còn thiếu, ông cũng sắp xếp nó vào từng loại riêng. Sự sắp xếp này đều có dụng ý trong tư duy phân loại của mình, ông đã làm theo thứ tự thời gian những tác phẩm nào có trước ông đều biên lên đầu và lần lượt những tác phẩm thuộc giai đoạn sau ông cũng đưa xuống dưói. Về cơ bản Phan Huy Chú đã biên vào một số tác phẩm không có trong nghệ văn chí của Lê Quý Đôn, hầu hết những tác phẩm biên thêm vào là những tác phẩm từ thời của Lê Quý Đôn trở lại sau tức là đến giai đoạn Phan Huy Chú làm lịch triều hiến chương loại chí, điều này này là một lẽ dĩ nhiên nhưng qua đây cũng khẳng định thêm được tư duy làm việc nghiêm túc và vốn kiến thức rộng lớn mà ông không ngừng học hỏi, dẫu có dựa trên nền tảng của người đi truớc nhưng bản thân ông luôn phát huy tìm tòi cho mình một lối đi đẻ khẳng định tài năng phẩm chất của mình. Rong laọi truyện ký có một số tác phẩm được ông biên thêm vào như Phủ biên tạp lục, Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục, Âm chất văn chú , Quần thư khảo biện , thư kinh diễn nghĩa của Lê Quý Đôn; hay Tục truyền kỳ của nữ học sĩ Nguyễn Thị Điểm ( Đoàn Thị Điểm) soạn. Truyền văn tân lục của Nguyễn Diễn Trai soạn, Khoa bảng tiêu kỳ của Ngô Thì Ức soạn…ngoài ra còn một số tác phẩm khác nữa, hầu hết những tác phẩm này khi biên chép bổ sung thêm ông luôn ghi rõ tên, bao nhiêu quyển, tác giả soạn, cuốn nào không rõ tác giả, còn hay mất ông cũng ghi ra rất cụ thể. Có một số tác phẩm Phan Huy Chú đã biên thêm khi mà có thể trong quá trình biên soạn Lê Quí Đôn đã bỏ sót không đưa vào nhưng đồng thời ông cũng không ngừng biên tập sưu tầm và đưa vào những tác phẩm của giai đoạn sau. Ở trong loại hiến chương ông có thêm vào một số tác phẩm như Mạc triều chính sự không rõ người soạn, chủ yếu nói về chính sự sáu thuộc của nhà Mạc, Thuật cổ quy huấn lục quốc lão Đặng Đình Tướng soạn, Thẩm trị nhất lãm thư Phạm Khiêm Ích soạn, Hoàng Lê Ngọc Phả do Trịnh Viêm, Trịnh Hải soạn. Trong một số tác phẩm thêm vào ông còn ghi tương đối rõ về thời gian biên soạn như ở đời nào hay năm nào ví dụ như Bách ty chức chưởng Năm Cảnh hưng thứ 13 (1752), Quốc triều điều luật năm Cảnh hưng thứ 38 ( 1777), Quốc triều thiện chính tập 7, Thiện chính tục tập, 8 quyển và ông có chỉ rõ : Tập trước chia ra chính lệnh của sáu thuộc từ sau năm Cảnh hưng đến năm Long Đức thứ 3 (1734), tập sau từ đời Vĩnh Hựu đến năm Cảnh – hưng thứ 20 ( 1759)… nhìn chung nhưng tác phẩm ông có biên thêm ở loại này cũng tương đối phù hợp với môn loại của nó. Ở loại kinh sử ngoài tác phẩm tứ thư thuyết ước của Chu Văn An ông chuyển từ loại thi văn theo cách sắp xếp của Lê Quý Đôn sang và một số tác phẩm sử từ loại truyện ký chuyển sang thì ông còn thêm vào một số bộ sử lớn mà chưa được ghi trong nghệ văn chí như Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ, Lê Triều thông sử, Quốc triều tục biên của Lê Quý Đôn, hay một số cuốn thuộc loại kinh thư như Chu dịch quốc âm giải nghĩa của Đặng Thái Phương soạn, Dịch kinh phu thuyết và thư kinh thư diễn nghĩa của Lê Quý Đôn soạn, hay Tứ thư ngũ kinh toản yếu của Nguyễn Huy Oánh soạn. còn trong thi văn thì hầu như những tác phẩm của các công khanh có tiếng những văn nhân tài sĩ , và những bộ do các nhà soạn chép đều được ông biên chép rất kỹ. Trong loại thi văn chúng ta có thể khẳng định được đây là một trong những tài liệu quan trọng về lịch sử văn học mà Phan Huy Chú đã sưu tầm và biên chép được với một số lượng tương đối lớn, hơn một trăm đầu sách. So với phần thi văn trong nghệ văn chí tính cả những tác phẩm Phan Huy Chú thêm vào nó gần gấp đôi. Cũng như các loại khác ông đã sắp xếp và biên thêm vào những tập thơ mà Lê Quý Đôn bỏ sót như Đại hải ấn thi tập của Trần Nhân Tông gồm có “thơ và kệ do ông soạn sau khi ra ở chùa, đại để là lời nói nhà Phật”. Hay một số tác phẩm như Vịnh sử thi tập, do Đỗ Nhân soạn hay Mặc trai thi tập của Đàm Thuận Huy soạn. Một điều nữa đó là Phan Huy Chú biên chép tương đối đầy đủ những tác phẩm cùng thời và những tác phẩm được làm ở giai đoạn sau Lê Quý Đôn : Sứ hoa học bộ thi tập, Trịnh Xuân Thụ soạn , Nguyễn Thám hoa thi tập Nguyễn Huy Oánh soạn, Liên châu thi tập, Quế đường thi tập, Quế đường văn tập do Lê Quý Đôn soạn, Tuyết trai thi tập, Nam trình liên vịnh do Ngô Thì Ức soạn, Càn Nguyên thi tập gồm thơ của Trịnh Doanh và Trịnh Sâm… Cũng trong loại thi văn ông đã biên chép một số tác phẩm là những tập thơ của các tác giả như Ngô Thì Sĩ ( Anh ngôn thi tập, Ngọ phong văn tập ) Hay Nghệ An thi tập của Bùi Huy Bích và ông cũng có tuyển lục biên chép các bài ngự chế của các đời chia làm sáu quyển gọi là Lịch triều thi sao, Dao đình sứ tập của Hồ Sĩ Đống, Đại nam lịch khoa hội phú tuyển do Lý Trần Quán biên tập. Mỹ đình thi tập do hương cống ở Phúc Khê là Nguyễn Mỗ soạn, Ngô Thì Sĩ có bài tựa, hay Chinh phụ ngâm do hương cống Đặng Trần Côn soạn…những tác phẩm này hầu như là của các tác giả làm sau thời của Lê Quý Đôn, nên Phan Huy Chú đã tìm tòi và biên tập vào loại thi văn , nhằm làm phong phú và đầy đủ hơn vốn tri thức văn hóa của dân tộc. Từ đó chúng ta có thể khẳng định rằng Phan Huy Chú đã tìm tòi nghiên cứu một cách kiên trì và phương pháp làm việc cũng rất khoa học, đó không chỉ là tư duy sử học mà còn là tư duy văn học nữa. Đây là một sự kết hợp tài tình của nhà khoa học này.
Cùng với việc bổ xung những tác phẩm mà người biên chép trước bỏ sót hoặc không biên vào, và những tác phẩm ở giai đoạn về sau, thì số lượng đầu sách tương đối nhiều. Tính riêng chúng ta có thể làm thêm một phép so sánh nho nhỏ về số lượng đầu sách trong hai thiên “nghệ văn chí” và “văn tịch chí” dưới đây:
Trong Nghệ văn chí của Lê Quý Đôn gồm có:
Loại hiến chương ( 16 )
Loại thơ văn ( 67)
Loại truyện ký (19)
Loại phương kỹ (14)
Tổng thể là có 116 đầu sách.
Trong văn tịch chí của Phan Huy Chú bao gồm:
Loại hiến chương (26 bộ)
Loại kinh sử ( 27 bộ)
Loại thi văn (106 bộ )
Loại truyện ký ( 54 bộ)
Ngoài ra còn có phụ chép thêm phần phương kỹ gồm 12 bộ nữa, tổng thể là có 225 đầu sách. Vậy là với con số 116 của Lê Quý Đôn so 225 của Phan Huy Chú thì số lượng đầu sách đã gần gấp đôi. Như thế là số tư liệu cả biên thêm những tác phẩm về sau tức là giai đoạn sau Lê Quý Đôn và đến thời Phan Huy Chú với những tác phẩm mà Lê Quý Đôn bỏ sót thì tổng số tư liệu đã tăng lên, điều này càng chứng tỏ nguồn tư liệu mà Phan Huy Chú sưu tầm biên khảo là một nguồn tư liệu tương đối lớn và có giá trị cao. Hơn nữa nó cũng thể hiện sự miệt mài tìm tòi nghiên cứu và vốn kiến thức phong phú rộng lớn mà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vhoc10.doc