Luận văn Sáp nhập, hợp nhất, mua bán (M&A) -Giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kì phục hồi kinh tế

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, MUA LẠI (M&A) NGÂN HÀNG 4

1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động M&A ngân hàng. 4

1.1.1 Các khái niệm: 4

1.1.2 Những lợi ích và hạn chế của thương vụ M&A ngân hàng. 5

1.2. Phân loại các hình thức thực hiện M&A 10

1.2.1 Hình thức liên kết theo giác độ kinh tế: 10

1.2.2 Dựa vào thái độ của công ty mục tiêu : 11

1.2.3 Dựa vào chủ thể thực hiện 12

1.3. Các cách thức thực hiện M&A ngân hàng. 12

1.3.1 Thương lượng với Hội đồng quản trị và ban điều hành. 12

1.3.2 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 13

1.3.3 Chào mua công khai. 13

1.3.4 Mua lại tài sản. 14

1.3.5 Lôi kéo cổ đông bất mãn. 14

1.4. Nội dung của quá trình M&A ngân hàng: 15

1.4.1 Lập kế hoạch chiến lược và xác định động cơ của thương vụ : 15

1.4.2 Tìm kiếm và xác định ngân hàng mục tiêu: 16

1.4.3 Đàm phán sơ bộ. 17

1.4.4 Xây dựng kế hoach sáp nhập mua lại chi tiết: 18

1.4.5 Khảo sát đánh giá toàn diện ngân hàng mục tiêu 18

1.4.6 Định giá: 19

1.4.7 Đàm phán, kí kết thoả thuận cuối cùng và thực hiện mua bán, sáp nhập. 20

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động M&A ngân hàng. 20

1.5.1 Nhân tố chủ quan 20

1.5.2 Nhân tố khách quan 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, MUA BÁN (M&A) NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 24

2.1. Sơ lược về hoạt động M&A thế giới. 24

2.2. Tình hình mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam trong những năm vừa qua. 27

2.3. Bức tranh thực trạnh năng lực cạnh tranh của khối ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 32

2.3.1 Tổng quan: 32

2.3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP Việt Nam 33

2.4. Tình hình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam trong những năm vừa qua. 41

2.4.1 Tình hình hoạt động M&A trước năm 2008. 41

2.4.2 Tình hình hoạt động M&A ngân hàng sau 2008 43

2.5. Động cơ thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam 46

2.5.1 Các NHTMCP ở Việt Nam phát triển mạnh về số lượng tuy nhiên chưa đủ “Mạnh”. 46

2.5.2 Điều kiện thành lập ngân hàng mới khắt khe hơn và yêu cầu về vốn. 47

2.5.3 Khủng hoảng tài chính thế giới 48

2.5.4 Khó đững vững trước xu thế hội nhập nến không nâng cao năng lực cạnh tranh. 49

2.5.5 Tầm nhìn xu hướng M&A của các tập đoàn tài chính-ngân hàng quốc tế 49

2.5.6 Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý. 50

2.5.7 Sự hình thành các tổ chức tư vấn M&A : 55

2.5.8 Thị trường chứng khoán Việt Nam và sự lên ngôi của cổ phiếu ngành ngân hàng. 55

2.6. Đánh giá nhận xét về thị trường M&A ngân hàng Việt Nam 58

2.6.1. Ưu điểm: 58

2.6.2. Nhược điểm và nguyên nhân : 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM 60

3.1. Các giải pháp hoàn thiện khi thực hiện thương vụ M&A ngân hàng tại Việt Nam 60

3.1.1 Thăm dò tìm kiếm đánh giá và khảo sát thận trọng mục tiêu tiềm năng 60

3.1.2 Xây dựng tiêu chí lưa chọn ngân hàng mục tiêu phù hợp với thực tế. 61

3.1.3 Xác định giá thâu tóm một cách cẩn trọng và hợp lý. 64

3.1.4 Xây dựng kế hoạch hoà hợp văn hoá và thương hiệu doanh nghiệp 72

3.1.5 Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự linh hoạt 75

3.2. Các giải pháp hạn chế hoạt động thiếu hiệu quả của ngân hàng mới 77

3.2.1 Tuyên truyền đầy đủ thông tin cần thiết về việc sáp nhập 77

3.2.2 Đánh giá đúng tác động của sự cộng lực 78

3.2.3 Đánh giá đầy đủ và chính xác đối thủ, các khoản nợ xấu, nợ tiềm năng. 78

3.2.4 Lập kế hoạch hợp nhất phần mềm hệ thống giao dịch. 79

3.3. Giải pháp kiến nghị về vai trò của chính phủ và ngân hàng nhà nước trong việc điều tiết và quản lý hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng 79

3.3.1 Thứ nhất là 79

3.3.2 Thứ hai là 83

3.3.3 Thứ ba là 84

3.3.4 Thứ tư là 84

3.3.5 Thứ năm là Tăng tính công khai và minh bạch 85

3.3.6 Thứ sáu là việc thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện tổ chức hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. 85

3.3.7 Thứ bảy là việc phát triển hệ thống các tổ chức tư vấn trung gian 86

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sáp nhập, hợp nhất, mua bán (M&A) -Giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kì phục hồi kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của người dân. Do vậy trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. phát triển rộng rãi mạng lưới là vấn đề cấp bách đối với các khối ngân hàng nói chung và khối NHTMCP nói riêng. Hoạt động M&A ngân hàng sẽ giải quyết tốt bài toán này cho nên trong tương lai gần các ngân hàng sẽ phải xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc khi đứng trước cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc nhiệt. Bảng Số lượng các chi nhánh của một số ngân hàng tiêu biểu năm 2009 STT Ngân hàng Số lượng chi nhánh Ghi chú 1 An bình bank ABB 10 2 Bắc Á bank 14 3 GP bank 5 4 Maritime bank 26 5 Techcombank 46 6 Nam A bank 16 7 VP bank 25 8 Vietin bank 64 9 HBB 19 10 MB 36 11 VIB 30 12 SHB 12 13 Sacombank 66 14 Exim bank 38 15 ACB 57 16 Ocean bank 8 17 EAB 29 Năng lực công nghệ Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghệ thông tin đã pháp triển như vũ bão, tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân dân và nhận thức trong quản lý kinh doanh. Yêu cầu đầu tư đổi mới công nghệ thoả mãn nhu cầu gia tăng của khách hàng cả về số lượng lẫn chất lượng trở thành vấn đề sống còn trong nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP. Đặc biệt trong thời gian vừa qua công nghệ chứng tỏ tầm quan trọng đặt biệt của nó đối với ngân hàng hiện đại như nhờ áp dụng các sản phẩm công nghệ thông tin hiên đại ví dụ hệ thống nghiệp vụ ngân hàng cốt lõi(corebanking)mà các NH đã có thể thống nhất hệ thống tài khoản của khách hàng trên toàn quốc đáp ứng yêu cầu tại bất kì chi nhánh NH nào. Đồng thời việc ứng dụng những công nghệ mới như T24 của Temenos có khả năng thực hiện 1000gd/giây, 110000 người cùng truy cập và quản lý 50 triệu tại khoản …. Không những cho phép NH phát triển nhanh chóng các dịch vụ tiện ích như phone banking, Home banking, Internet Banking… mà còn giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng phục vụ, giúp việc điều hành hệ thống nahnh nhạy, chính xác, kịp thời hơn. Tuy nhiên do chi phí đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật cao trong khi cơ sơ hạ tầng của VN chưa đáp ứng kịp nên tình trạng ứng dụng công nghệ trong hoạt đọng ngân hàng còn nhiều bất cập. Tình trạng trục trặc toàn hệ thống do dường truyền, thiết bị kết nối giữa các chi nhánh thường xuyên sảy ra do đo đã ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của khối các NHTM Sản phẩm dịch vụ của khối các NHTMCP Nhân thức về lợi thế so sánh của phát triển dịch vụ trong cạnh tranh hoạt động nên nhiều ngân hàng TM đang cố gắng hoàn thiện chất lượng chất lượng sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế nhưng có sự điều chỉnh phù hợp với thị trường việt Nam. Thu nhập từ dịch vụ tín dụng chiếm tỷ trọng 82.5% và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng chiếm 14.8% so với tổng thu nhâp ngân hàng. trong đó các dịch vụ truyền thống như trao đổi tiền tệ, chiết khấu thương phiếu, bảo quan vật có giá, cho thuêmkét sắt, quản lý tài sản, thực hiện di chúc, uỷ thác đầu tư, nghiệp vụ ngoại hối, thể tín dụng….. Ngoài ra các ngân hàng còn cung cấp tới khách hàng các dịch vụ cá nhân riêng lẻ và độc đáo cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như phone banking, Internet banking….. Mạng lưới ATM còn cho phép sử dụng các thẻ tín dụng quốc tế do các tổ chức quốc tế phát hành như Visa Card, Master Card, American Express… tại Việt Nam. Tuy nhiên các dịch vụ này còn rất hạn chế do trình độ thông tin, cơ sở hạ tầng kĩ thuật chưa phát triển tương xứng cũng như trình độ nhân lực chưa đáp ứng được mức độ phức tạp của các sản phẩm, dịch vụ mới và khai thác các sản phẩm này một cách có hiệu quả. Với cơ cấu sản phẩm dịch cụ hiện tại, khối ngân hàng TMCP Việt Nam còn rất đơn giản, hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới và thay đổi sơ cấu doanh thu, đồng thời chất lượng sản phẩm còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khác hàng. Trong khi đó, ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh, ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong khi chất lượng sản phẩm còn kém xa các ngân hàng nước ngoài-đối thủ tiềm năng giành giật thị trường với khối NHTMCP. Tình hình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Tình hình hoạt động M&A trước năm 2008. Năm 1993,ngân hàng Phương Nam với số vốn điều lệ 10 tỷ đồng với mạng lưới gồm một hội sở và một chi nhánh, huy động được 31.6 tỷ đồng tạo lợi nhuận 259 triệu đồng. Sau khủng hoảng tài chính Châu á 1997,Ngân hàng TMCP Đồng Tháp với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng mặc dù làm ăn rất hiệu quả nhưng vẫn phải sáp nhập vào ngân hàng Phương Nam do yêu cầu về vốn điều lệ. Đến lúc này Ngân hàng Phương Nam tăng vốn điều lệ thành 100 tỷ đồng. Đến năm 1999 NHTMCP Đại Nam sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam, với việc sáp nhập này NHNN cho phép NHTMCP Phương Nam được thực hiện được dự trữ bắt buộc bằng trái phiếu, tín phiếu kho bạc trong thời gian không quá 3 năm. Nguồn lãi thu được từ nguồn này ngân hàng dùng để bồi đắp dần số tiền bị tổn thất của Ngân hàng Đại Nam trước khi sáp nhập. Cũng từ hậu khủng hoảng tài chính 1997 Ngân hàng Mekong sáp nhập vào ngân hàng Việt Hoa. Đồng thời NH Việt Hoa tăng vốn từ 70.5 tỷ lên thành 200 tỷ đồng. Cũng trong năm 1999 NHTMCP Đông Á đã mua lại NHTMCP Tứ Giác Long Xuyên tăng vốn điều lệ và mở rộng địa bàn hoạt động về Đồn bằng Sông Cửu Long. Năm 2001,ngân hàng TMCP Châu Phú được NHNN cho phép sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam. Năm 2002,NH Phương Nam mua lại quĩ tín dụng nhân dân Định Công –Thanh Trì –Hà Nội. Năm 2003 NHTMCP nông thôn Cái Sắn-Cần Thơ sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam nâng vốn điều lệ từ 142 tỷ lên 1290 tỷ đồng vao cuối năm 2006. Trong năm 2003.NHTMCP Tân Hiệp sáp nhập vào NHTMCP Đông Á nâng vốn điều lệ lên 253 tỷ đồng. cũng trong năm này Ngân hàngTMCP Quế Đô được các cổ đông mới tiếp quản tái cấu trúc sau một thời gian dài được NHNN quản lý dưới chế độ đặc biệt. Sau này mới đổi tên thành NHTMCP Sài Gòn (SCB) như bây giờ Ngày 24/3/2005 ngân hàng AZN (ngân hàng cung cấp tín dụng lớn thứ 3 tại Úc) mua lại 10% vốn của NH Sài Gòn thương tín SacomBank từ tập đoàn tài chinh quốc tế IFC (thuộc sở hữu của ngân hàng thế giới WB) với giá trị 428,571 tỷ VND (27 tiệu USD). SacomBank hiện có IFC, Dragon Capital, AZN là 3 nhà đầu tư nước ngoài mỗi tổ chức nắm giữ 10% cổ phiếu. 6/6/2005 Công ty Standart Chartered PLC đã mua lại 8.56% cổ phần của NHTMCP Á Châu (ACB) 28/12/2005 HSBC Holding PLC đã mua lại 10% cổ phiếu của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam TechcomBank với giá 275 tỷ VND (17.325 triệu USD) 11/12/2006 Công ty Citigroup thành lập 1988 chuyên cung cấp dịch vụ tài chính như bảo hiểm, đầu tư tài chính… đã mua lại 10%cổ phần của NHTMCP Đông Á DongaBank (giá sàn khoảng 600 tỷ VND song giá trị thực tế của phi vụ còn cao hơn nhiều) Bước sang năm 2007 là một năm bùng nổ về hoạt động M&A cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. 15/06/2007 một nhóm các nhà đầu tư gồm có :Công ty công nghiệp Sài Gòn, Công ty tài chính dầu khí Việt Nam (trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam). NHTMCP Á Châu ACB, Trung tâm thương mại Nguyễn Kim, công ty thương mại Sài Gòn, Công ty thực phẩm Kinh Đô đã mua lại 17.8% cổ phần của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam EximBank với giá 4000 tỷ đồng(248 triệu USD). Ngày 18/9/2007 tại thành phố HCM trước sự chứng kiến của đại diện ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chi nhánh TP. HCM, NHTMCP Gia Định và ngân hàng VietcomBank đã kí thoả thuận đầu tư và hợp tác chiến lược. Theo đó, VCB cùng công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VietcomBank(VCBF-công ty con cua VCB) trở thành đối tác chiến lược của GiaDinhBank với việc nắm giữ 30% vốn điều lệ (khoảng 150 tỷ đồng)trong đó VCB góp 11% vòn VCBF góp 19%. VCB sẽ trở thành cổ đông chiến lược duy nhất của GiaDinhBank. Cũng trong khoảng thời gian này KienlongBank hiện có 2 cổ đông chiến lược là NHTMCP Á Châu ACB và Saigon Tourist, mỗi tổ chức nắm giữ 10%. Ngân hàng TMCP Đại Á cũng đã mời được các nhà đầu tư lớn như NHTMCP Á Châu ACB, Công ty 2D2,Công ty cao su Đồng Nai, Công ty ô tô Trường Hải trở thành cổ đông tiềm năng và chiến lược của Đại Á-bên cạnh 2 cổ đông chiến lược là NH đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV và Công ty Tín Nghĩa. 19/9/2007 một nhóm nhà đầu tư bao gồm NH Ngoại Thương Việt Nam VietinBank), Công ty quản lý Quỹ VietcomBank, Công ty VietCapital đã mua lại 30% cổ phần của ngân hàng Gia Định giá 150 tỷ Đồng(giá 9.3 triệu USD) 22/10/2007 VietcomBank và NHTMCP quân đội MB ký thoả thuận hợp tác chiến lược theo đó VCB sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của mình tại MB lên mức 10% vốn điều lệ Tình hình hoạt động M&A ngân hàng sau 2008 Sang năm 2008 hoạt động M&A giảm xuống do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới song thị trường vẫn chứng kiến những thương cụ lớn như: Đầu năm 2008 mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm trầm trọng nhưng Malayan Banking Berhad (MayBank) vẫn thực hiện việc mua lại 15% vốn điều lệ của ABBank với giá gấp 4.5 lần mệnh giá. MayBank muốn sở hữu thêm 5% cổ phần sau khi được pháp luật Việt Nam cho phép, để nâng tỷ lệ cổ phần sở hữu lên 20%, Lúc này MayBank sẽ cử người tham gia công tác quản trị, điều hành và kiểm soát ABBank. Hay Cathay Bank –Ngân hàng nước ngoài tại Hoa kỳ đã mua lại 10% vốn điều lệ của Sourthern Bank để trở thành nhà đầu tư chiến lược của ngân hàng cổ phần này. 05/02/2008 công ty Standart Chartered PLC thông qua ngân hàng của mình là Standart Chertered Bank (Hồng Kông) đã tăng vốn góp của mình bằng cách mua thêm lần lượt 6.16% cổ phần và thêm 7.1% trái phiếu chuyển đổi để nâng lên mức 15% và 15.86%từ tập đoàn IFC. Thông qua việc mua gom cổ phiếu trên TTCK Standard Charered đang thể hiện tham vọng đầu tư lâu dài tại Việt Nam nhất là khi ngân hàng này được chấp nhận nguyên tắc thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam 16/05/2008 Ngân hàng OCBC( Oversea Chinese Banking Corporation-tập đoàn tài chính lớn thứ 3 Singapo) đồng ý tăng cổ phần của nó từ 10% lên 15% bằng việc mua thêm 5% cổ phiếu của NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank Cũng trong tháng 5/2008 Deutsche bank mua lại 10% vốn cổ phần của HaBuBank nhằm phát triển dịch vụ bán lẻ Việt Nam 16/7/2008 Thống đốc NHNN Việt Nam chấp nhận cho SeaBank được bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là ngân hàng Societe Generale SA với tỉ lệ tối đa 15% vốn điều lệ. Ngoài ra còn phải kể đến thương vụ EximBank hoàn tất việc bán cổ phần cho các chiên lược nước ngoài gồm nhà đầu tư Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) mua 15% cổ phần, quỹ đầu tư VOF Investment Limited quản lý bởi VInacapital mua 5%, Mirae Asset Exim Investment thuộc tập đoàn Mirae Asset (Hàn Quốc) mua 4.5%, quỹ Mirae Asset Map Opportunity Equity Balaned Fund (OVEBF) mua 0.5%. Cuối năm 2008 chính phủ đã đồng ý cho Tổng CT Viễn thông quân đội Vietel năm giữ 15% vốn điều lệ của ngân hàng quân đội MB nâng vốn điều lệ của MB lên 3400 tỷ đồng. Sự hợp tác giữa một công ty viễn thông hàng đầu như Vietel và MB sẽ là bước tiến trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiên đại, công nghệ và có độ bảo mật cao như Mobile Banking, Internet Banking… 14/1/2009 Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam Petrovietnam đã mua lại 20% cổ phần của NHTMCP Đông Dương Oceanbank với giá trị khoảng 400 tỷ đồng vừa để trở thành cổ đông chiến lược của OceanBank vừa để tận dụng cơ sở hạ tầng của ngân hàng Hồng Việt. 26/8/2009 Sau khi được đồng ý của NHNN, NHTMCP Phương Đông OCB đồng ý bán ra 5% cổ phần cho BNP Paribas (BNPP) của Pháp. Qua đó tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 10% lên 15% vốn điều lệ của OCB. Vào tháng 11,NHTM cổ phần này đã kí biên bản ghi nhớ việc tăng vốn của BNPP trong OCB lên 20% vào thời điểm thích hợp trong năm 2010. 7/10/2009 Tập đoàn ngân hàng HSBC thông qua công ty trực thuộc của mình là HSBC Insurance mua them 8% cổ phần để nâng tỉ lệ nắm giữ tại Tập Đoàn Bảo Việt từ 10% lên 18% với giá trị khoảng 1,88 nghìn tỷ đồng (105.3 triêu USD). Trong thoả thuận HSBC có thể nâng mức giứ tối đa lên 25%. Ngoài ra còn phải kể đến các thương vụ nhỏ khác như Maritime Bank và các thành viên là cổ đông lớn của NH đã mua lại 45% cổ phần của MXBank trong đó Maritime Bank nắm giữ 4.99%. Trước đó đầu quí 3 năm 2009 thương vụ lớn nhất giữa DaiABank và tập đoàn Tín Nghĩa trỏ thành cổ đông lớn nhất năm giữ 49% vốn của DaiABank thay vì tỷ lệ 11% trước đây. Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng là vào tháng 7/2009 BIDV cho biết đã hoàn tât việc thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với số vốn điều lệ 100 triệu USD. IDCC đã kí hợp đồng chuyển nhựơng, chính thức mua lại Ngân hàng Đầu Tư Thịnh Vượng PID (ngân hàng tư nhân ở Campuchia). Cơ cấu lại tổ chức và đổi tên thành NH Đầu tư và Phát triển Campuchia BIDC dự kiến vào năm2012 BIDC có tổng tài sản 303 triệu USD, nguồn vốn huy động 216 triệu và cho vay 210 triệu USD. Thực trạng hoạt động M&A tại các Ngân hàngTMCP Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy rõ hai xu hướng chính. Thứ nhất là Các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế coi thị trường Việt Nam là thị trường mục tiêu tiêm năng cho nên đẩy mạnh các thương vụ mua lại cổ phần nhằm tiến từ cổ đông chiến lược lên nắm quyền kiểm soát ngân hàng mục tiêu. Thứ hai các ngân hàng TMCP Việt Nam không chỉ đóng vai trò là mục tiêu của các ngân hàng nước ngoài mà đã bắt đầu việc thâu tóm chính các NH khác khi có điều kiện thuận lợi. Do vậy, Thâu tóm, sáp nhập và mua lại ngân hàng đang dần trở thành tất yếu khách quan và phù hợp với xu hướng phát triển quốc tế. Trong năm 2010 được đánh giá là năm hoạt động M&A tiếp tục phát triển nóng tai Việt Nam đi theo ba xu hướng chính sau Khối ngoại thận trọng Khối nội tấn công Manh nha sáp nhập qua sàn chứng khoán Động cơ thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam Các NHTMCP ở Việt Nam phát triển mạnh về số lượng tuy nhiên chưa đủ “Mạnh”. Từ bức tranh các NHTMCP ta thấy trong những năm vừa qua các NHTMCP Việt Nam phát triển rất nhanh, có nhiều thuận lợi như hệ thống mạng lưới và khách hàng truyền thống, yếu tố “sân nhà” cùng với môi trường pháp lý có nhiều ưu đãi từ phía chính phủ song khối ngân hàng TMCP cũng gặp nhiều khó khăn: Cơ cấu sản phẩm dịch vụ nghèo nàn. Theo thống kê của Ecomomist Intelligence Unit thì trung bình một ngân hàng đa doanh hoạt động toàn cầu phải cung cấp trên 2 triệu sản phẩm. Trong khi đó ở Việt Nam thống kê của NHNN cho thấy các NHTM cung câp khoảng 100 sảm phẩm cho khách hang chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống đơn giản như nhận tiền gửi và cho vay, … các sản phẩm có tính chất phức tạp như: quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư hay dịch vụ từ thẻ tín dụng. .. chưa được các NH chú ý đến. Năng lực quản trị rủi ro yếu : Hiện nay các NHTM chưa đánh giá và xác định đầy đủ rủi ro trên cơ sơ khoa học chặt chẽ. Các mô hình và công cụ hiện đại để đo lường và quản lý rủi ro chưa được áp dụng rộng rãi (như quản trị tài sản nợ -có, quản trị ngân hàng theo nguyên tắc CAMEL.. ). Một số ngân hàng mới chỉ bắt đầu áp dụng các chuẩn mực quốc tế ở mức độ thấp. Rủi ro tín dụng cao Tỷ lệ cho vay/tổng tái sản ở mức bình quân trên 50% phản ành các NHTMCP Việt nam đang phục thuộc rất lớn đến hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán tăng nhanh, giá trị tài sản đảm bảo bằng bất động sản chiếm gần 50% giá trị tài sản của cả hệ thống ngân hàng. Trong khi nguy cơ từ thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong những năm qua rủi ro rất cao do đó tỷ lệ nợ xấu của các NH tuy được cải thiên song vẫn ở mức rất cao so với mặt bằng chung của khu vực. Thiếu sức mạnh liên kết trong khi chịu sự cạnh tranh quyêt liệt của khối NH nước ngoài và NH liên doanh : Trong hệ thống ngân hàng hiện nay có khoảng 30 ngân hàng triển khai phát hành với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau trong đó khoảng 54%là thương hiệu nội địa. Các ngân hàng đua nhau tìm kiếm địa điểm đặt máy ATM trong khi đó không sử dụng các hệ thông liên kết như Banknetvn hay Smartlink. Thực trạng đó cho thấy các ngân hàng nội đia đang đầu tư rất lãng phí nguồn lực mà không chịu chú tâm vào liên kết với nhau nhằm giảm thiểu các chi phí đầu tư dẫn đến dư thừa, lãng phí. Điều kiện thành lập ngân hàng mới khắt khe hơn và yêu cầu về vốn. Mặc dù Việt Nam đã cam kết khi cam kết gia nhập WTO không thể không cho phép thành lập NH mới song việc rà soát lại và điều chỉnh chỉ tiêu cấp phép sẽ chặt chẽ hơn trước đảm bảo các ngân hàng thành lập mới thực sự mạnh về tiềm lực tài chính, có khả năng cạnh tranh cao trong môi trường hội nhập quốc tế. Theo nghị định 141/2006 NĐ-CP ngày 22/11/2006 của chính phủ ban hành về danh mục vốn pháp định với các tổ chức tín dụng Vốn điều lệ theo qui định 141/2006 của NHNN STT Loại Hình Tổ Chức Tín Dụng Mức vốn pháp định áp dụng đến năm 2008 2010 1 NH thương mại nhà nước 3000 3000 2 NH thương mại cổ phần 1000 3000 3 NH liên doanh 1000 3000 4 NH 100% vốn nước ngoài 1000 3000 Như vậy căn cứ theo qui định trên thì một số NHTMCP vừa và nhỏ sẽ phải tăng vốn từ 2008-2010 để đảm bảo số vốn pháp định theo yêu cầu. Để thực hiện lộ trình này không ít các ngân hàng TMCP nhỏ gặp không ít khó khăn trong khi nguồn huy động từ thị trường cổ phiếu suy giảm mạnh do sự xuống dốc của cổ phiếu ngành ngân hàng, còn về phía đối tác nước ngoài cũng hạn chế hơn trước vì sau khủng hoảng các nhà đầu tư cũng dè dặt hơn trước khi nhà đầu tư vào thị trường tài chính mới nổi như Việt Nam. Do đó giải pháp sáp nhập, hợp nhất mua lại được coi là biên pháp hữu hiệu và khả thi nhất mà các NHTM cần tính đến. Khủng hoảng tài chính thế giới Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ mà bắt nguồn từ sự sụp đổ của các bong bong bất động sản và các khoản cho vay dưới chuẩn của các NH ở Mỹ không chỉ gây chấn động đến hệ thống tài chính của Hoa kì mà cơn địa chấn này lan rộng và đe doạ sự ổn định đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hệ thống tài chính nhiều nước bị tê liệt, hàng loạt các doanh nghiệp công ty lớn bị phá sản, kéo theo đó là bao hệ luỵ năm 2009 như tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp, tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp cao… dẫn đến suy thoái trên phạm vi toàn cầu. Trong một thế giới toàn cầu hoá sâu và rộng như ngày nay nền kinh tế Việt Nam chụi nhiều tác động tiêu cực là không tránh khỏi. Về phương diện vĩ mô, khủng hoảng tài chính làm cho Việt Nam giảm tốc độ tăng trưởng, thâm hụt thương mại, đầu tư FDI cùng lượng kiều hối giảm mạnh, áp lực tăng giá đồng nội tệ…Về phương diện vi mô, các doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn, giá đầu vào cao trong khi xuất khẩu giảm mạnh. Hàng loạt các doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản. Tác động của nó đến ngành tài chính ngân hàng có vẻ khó nhân ra hơn. Mặc dù mức độ trình độ liên kết các ngân hàng TM Việt Nam với hệ thống tài chính quốc tế còn hạn chế song những tác động là đáng kể. Thị trường chứng khoán sụt giảm trầm trọng bất chấp can thiệp của chính phủ, thị trường tiền tệ bất ổn tính thanh khoản thấp, lãi suất huy động tăng đến mức chóng mặt tạo nên cuộc đua lãi suất tiền gửi giữa các NHTM(2/2008). Các doanh nghiệp khát vốn song khó có thể vay vốn từ NH nội. trong khi đó các NH nước ngoài đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp dẫn đến sự thay đổi phân khúc thị trường điều chỉnh dần sang khối NH nước ngoài. Đồng thời các NHN ngoài thực hiện chính sách “sói gửi chân”nhằm tăng lượng cổ phần nắm giữ để trở thành cổ đông chiên lược trong các ngân hàng TMCP đang diễn ra phổ biến Có thể dễ dàng nhận thấy áp lực thực sự khi các NHTM Việt Nam nói chung và THTMCP nói riêng có đủ mạnh để cạnh tranh với khối NH nước ngoài trên chính mảnh đất vốn từ lâu gọi là “Sân nhà”khi thực trạnh còn manh mún thiếu liên kết với nhau. Khó đững vững trước xu thế hội nhập nến không nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngày 1/4/2007 là thời điểm ngân hàng con 100% vố nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam theo Hiệp định chung về thương mại GAST đã kí kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo thống kê của NHNN tính đến nay các NH nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam dưới hình thức 34 chi nhánh NHNNg, 4 NH liên doanh và trên 40 văn phòng đại diện đến từ 100 quốc gia. Hầu hết các NHNN có mặt tại ViệtNam đều thuộc top 1000 NH lớn nhất thế giới. Vốn có tiềm lực tài chính lớn, kĩ thuật nghiệp vụ hiên đại, các NHNN có mức tăng trưởng nhanh sinh lời và càng ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam. Những cuộc kết hôn giữa NH nội và NH ngoại chính là sự chuẩn bị khôn ngoan của NHNN đẻ đặt chân vào thị phần rất màu mỡ mà NH nội chiếm giữ như vụ HSBC mua lại 10% cổ phần của TechcomBank, ANZ mua lại cổ phần của SacomBank…. Mặc dù có lợi thế sân nhà quen biết khách hàng tuy nhiên điểm yếu của NHTM nội là qui mô tài chính nhỏ (TB 20-250 triệu USD)nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế còn lớn, hệ số an toàn vốn tối thiểu thấp 8%, dịch vụ đơn điệu, chất lượng không cao. Mặt khác khi mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ gây khó khăn cho NH nội trước sự cạnh tranh quyết liệt của các NHNNg. Do đó vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua thách thức trước mắt trở thành vấn đề sống còn với các NHTMCP Việt Nam. Tầm nhìn xu hướng M&A của các tập đoàn tài chính-ngân hàng quốc tế Thâu tóm và sáp nhập ngân hàng diễn ra khá sớm trên thế giới. Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng minh sau mỗi cú sốc kinh tế, hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ hơn. Nên sau khủng hoảng 2008 cùng với quá trình phục hồi của nền kinh tế làn sóng này càng trỏ nên mạnh mẽ hơn. đặc biệt với ngành NH-TC vốn đã bị tác động nặng nề nhất trong khủng hoảng. các NHNN tăng cường mở rộng thị trường thay vì thông qua việc thành lập chi nhánh, phõng giao dịch tốn nhiều chi phí và thời gian mới đạt được yêu cầu đặt ra. Các tổ chức tài chính lớn trên thế giới nghiên cứu tìm kiếm lựa chọn NH mục tiêu nhằm tiến hành hoạt động M&A. Kết quả thành công từ các thương vụ M&A như UFJ và Mistibishi Tokyo hay ABN Amro NV Hà Lan và Barlays PLC Anh… đã chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của hoạt động nayg. Không đứng ngoài xu hướng này, mặc dù mới chỉ đi những bước đi đầu tiên nhưng trong tương lại M&A ngân hàng tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh và sớm có những thương vụ mang tầm quốc tế. Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý. Môi trường kinh doanh. Trong những năm vừa qua với nỗ lực của chính phủ trong viêc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Môi trường kinh doanh theo thông báo của WB gần nhất VN xếp thứ 93/183 nền kinh tế trên TG. Lợi thế đó có được do giá nhân công rẻ, môi trường xã hội ổn định, chi phí thấp, trình độ năng lực khá, cải cách thủ tục. Những tác động tích cực đó đã lám củng cố niềm tin của nhà đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động M&A phát triển. Môi trường pháp lý. Sau nhiều lần xem xét và đưa ra thảo luận. Hoạt động M&A đã được hình thành một khung pháp lý định hướng diễn ra lành mạnh và ổn định hơn. Các qui định chung về M&A Tại Việt Nam, qui định của Nhà nước liên quan đến hoạt động M&A được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ Luật Dân sự; Luật Cạnh tranh 2004; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Chứng khoán 2006; Luật Đầu tư 2005.Do chịu sự điều tiết của nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên hoạt động M&A vẫn tồn tại những cách hiểu khác nhau: - Luật Cạnh tranh 2004,hoạt động M&A được xem là hành vi tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh; - Luật Doanh nghiệp 2005,hoạt động M&A được xem là hành vi “tổ chức lại doanh nghiệp”; - Luật Đầu tư 2006 lại xuất phát từ việc phân loại đầu tư trực tiếp (nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư) và đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, việc M&A có lúc được xem là hoạt động đầu tư trực tiếp (Điều 21) nhưng có khi lại được xem là hoạt động đầu tư gián tiếp (Điều 26). Việc đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư gián tiếp phải tuân thủ các qui định pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các qui định khác của pháp luật có liên quan (Điều 76). Để kiểm soát quá trình M&A nhằm đảm bảo hoạt động này không dẫn đến tình trạng hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn đủ lớn có khả năng khống chế thị trường dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp khác cũng như Nhà nước, Luật Cạnh tranh 2004 chỉ kiểm soát hoạt động M&A dựa trên cơ sở xem xét qui mô kiểm soát thị trường của doanh nghiệp sau khi thực hiện hoạt động M&A. Cụ thể như sau: - Đối với các trường hợp trong đó, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia dưới 30% hoặc trường hợp doanh nghiệp hình thành sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp được tiến hành tập trung kinh tế mà không cần phải thực hiện thủ tục thông báo bắt buộc cho Cục Quản lý cạnh tranh (có vốn đăng ký dưới 10 tỉ đồng và dưới 300 lao động - Nghị định số 90/2001/NĐ-CP). - Đối với các trường hợp trong đó, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia từ 30% đến 50% thì các doanh nghiệp được tiến hành tập trung kinh tê, tuy nhiên, đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thực hiện thủ tục thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế theo hồ sơ thông báo tập t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSáp nhập, hợp nhất, mua bán (M&A) -Giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kì phục hồi kinh t.doc
Tài liệu liên quan