Luận văn Sinh hoạt văn hóa của cư dân phương tây thời trung cổ (thế kỉ V - XV)

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài.5

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .5

3. Mục đích nghiên cứu .8

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .8

5. Phương pháp nghiên cứu .9

6. Nguồn tư liệu .9

7. Đóng góp của luận văn .10

8. Bố cục của luận văn .10

CHƯƠNG 1: TỪ XÃ HỘI CÔNG DÂN ĐẾN “ĐÊM TRƯỜNG TRUNG CỔ” 11

1.1. Công dân Hy-La cổ đại – một đời sống tự do và sáng tạo .11

1.2. Khi người Man tộc là chủ nhân của lịch sử.18

1.2.1. Bối cảnh lịch sử.18

1.2.2. Những nét sinh hoạt văn hóa thường ngày của cư dân phương Tây trung đại thế kỉ

V-X.23

CHƯƠNG 2: SỰ TRỞ LẠI CỦA ĐỜI SỐNG THÀNH THỊ (THẾ KỈ XI - XIII)

. 50

2.1. Bối cảnh lịch sử của phương Tây trung đại thế kỉ XI-XIII .50

2.2. Đời sống văn hóa của cư dân phương Tây trong các thế kỉ XI - XIII. .51

2.2.1. Đời sống thành thị .51

2.2.2. Giáo hội và dân chúng.69

2.2.3. Thời đại hiệp sĩ và phong cách hiệp sĩ .76

2.2.4. Ánh sáng từ các trường Đại học đầu tiên.79

CHƯƠNG 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA

CƯ DÂN PHƯƠNG TÂY CUỐI THỜI TRUNG CỔ (THẾ KỈ XIV-XV). 84

3.1. Tình hình phương Tây trung đại trong những thế kỉ XIV - XV.84

3.2. Những chuyển biến trong đời sống .86

3.2.1. Sự phát triển của phố xá và các phường hội, thương hội.86

3.2.2. Đời sống hàng ngày.90

3.2.3. Cơ đốc giáo không còn là duy nhất.102

pdf144 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sinh hoạt văn hóa của cư dân phương tây thời trung cổ (thế kỉ V - XV), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầm bình rượu và cốc, mời khách qua đường nếm miễn phí, rồi kéo khách về quán mình. Tiếng rao quảng cáo vang lên khắp nơi. Ở quảng trường Grève, Paris, người lao động tập họp để kiếm việc làm, chờ người đến thuê làm phu khuân vác, thợ phụ, chào hàng. Bến cảng ở ngay gần quảng trường. Thầy thuốc mặc bộ đồ màu tím, tay đeo găng đỏ, đi khám 55 bệnh. Một vài luật gia đến tòa, thường bắt đầu xử án vào giờ kinh Nhất. Các thầy giáo nghiêm chỉnh trong chiếc áo khoác lông, bắp đầu lên lớp. Trong những nhà khá giả, bà chủ lo điều khiển kẻ ăn người ở quét dọn nhà cửa, rũ sạch khăn và thảm, đánh xi bàn ghế, đánh bóng đồ đồng, sắt. Những nhà tắm công cộng được mở cho người nghèo. Năm 1292, Paris có tới hơn 26 nhà tắm công cộng, mở cửa hàng ngày, trừ ngày chủ nhật và ngày lễ. Khi nước đã nóng, nhà hàng cho người đi rao khắp thành phố, báo tin nhà tắm đã mở cửa. Có cả lệnh cấm không được rao trước khi trời sáng, sợ rằng khách sẽ bị kẻ vô lại chấn lột trong đêm tối. Khi hoàng hôn đến, những hồi chuông trong thành thị vang rền báo hiệu việc đóng cửa thành thị cũng như kết thúc các hoạt động ngoài phố. Mọi người đã xong công việc và trở về nhà. Sinh hoạt buổi tối không kéo dài, trừ ngày 24 tháng Chạp và đêm lễ Cầu hồn. Việc thắp sáng buổi đầu vừa kém vừa tốn. Nhà giàu có những cây nến bằng sáp ong, người khác chỉ dùng nến làm bằng mỡ. Nhiều nơi thắp đuốc bằng nhựa cây. Nông thôn cũng như thành thị đôi khi chỉ đốt lửa soi sáng bập bùng. Ở nông thôn, đàn bà ngồi quay sợi, đàn ông vót đũa, chải đay, đan rổ, gọt gỗ làm thìa, vừa làm vừa trò chuyện. Ở các lâu đài, mọi người quây quần trong phòng lớn. Một tiểu thuyết thế kỷ XIII mô tả vị bá tước mặc quần áo ngủ, ngồi trước lò sưởi, ngả đầu vào lòng một nữ tỳ để cô này tiện gãi lưng cho mình, việc này diễn ra trước mặt bà bá tước và con cái mà không ai nói gì [13; Tr. 61]. Ở thành thị, sau ít thời gian chuyện trò cả nhà sẽ đi ngủ. Lúc này, các bà nội trợ sẽ gạt vài hòn than hồng ủ dưới tro và dập tắt lò sưởi bằng cách tưới nước hay xếp riêng các cây củi ra một góc. Nguy cơ hỏa hoạn luôn tiềm tàng ở các thành phố thời Trung cổ vì nhà cửa san sát, lại phần lớn dựng bằng gỗ, trát đất. Ở các nhà to, bà chủ phải kiểm tra gia nhân trong việc tắt lửa. Để đảm bảo an ninh trên phố, người ta khóa xích sắt ở lối vào các khu phố. Về nguyên tắc, việc đi lại ban đêm bị cấm từ giờ tắt lửa cho đến lúc bình minh. Không có đèn, các con đường trong thành thị trung đại trở nên nguy hiểm. Những người tuần đêm sẽ đi tuần tra những con đường với các ngọn đèn lồng để ngăn chặn tội phạm. Các thành thị cũng cấm cư dân mang vũ khí, điều này được ban bố nhiều lần, chứng tỏ bọn tộm cướp chẳng hề quan tâm, người lương thiện phải tự lo giữ mình là chính.Việc chiếu sáng đô thị thưa thớt và kém. Tuy nhiên trong các ngày phiên chợ, một thành phố như Provins (thuộc vùng trung Bắc Pháp ngày nay) được thắp sáng ở các góc phố. Trường hợp có diễn kịch, hỏa hoạn hay “sự cố” cũng vậy, người ta yêu cầu các nhà giàu thắp đèn lồng trước nhà. Một số người sùng đạo bỏ tiền để thuê thắp đuốc trước các tượng đài. 56 Nhìn chung, các phố thời Trung cổ thường rất bẩn dù ngày hay đêm, vì không có tổ chức quản lý vệ sinh thính hợp. Mùi hôi khó chịu ở Paris khiến vua Philippe Auguste (1165- 1223) bị suy yếu sức khỏe. Về nguyên tắc, nhà nào chịu trách nhiệm giữ sạch trước cửa nhà nấy, trước hết không bày bẩn, không đổ rác, vật liệu, đất đá, sau đó luôn luôn quét sạch. Nhưng thực tế, khi mà nhà cửa xây san sát chiếm hết chỗ của sân vườn, thì cư dân đành phải vứt rác ra trước cửa, rồi thả súc vật chạy rông, chó và nhất là lợn, không kể đến gà, vịt tự đi kiếm thức ăn khắp nơi. Đó là điều ta còn thấy ở gần đây nhiều làng ngày nay. Những người mổ gia súc, bán thịt, cá, đều vứt lòng ruột ra đường. Ở Pari việc thả lợn chạy rông chỉ bị cấm vào giữa thế kỷ XII sau khi một con lợn làm cho hoàng tử (con trai cả của vua Louis VI) bị ngã ngựa chết [13; Tr. 32-33]. Thỉnh thoảng, các nhà họp nhau kiếm một xe bò, cùng chở hết rác đi đổ và cũng có những tổ chức tư nhân đứng ra làm việc này, nếu được thuê. Phố xá còn bẩn hơn vì không lát gạch trong khi từ thời cổ đại người La Mã đã có nhiều con đường bằng gạch. Ngoài ra, vào ban đêm, nhiều cư dân hay vứt đồ xú uế qua cửa sổ, gây ô nhiễm hơn. Những xô, chậu đựng nước rửa tay hay nước thải được đổ thẳng ra ngoài đường qua cửa sổ, và mỗi lần như vậy người đổ sẽ kêu lên “Gardey loo” (xuất phát từ tiếng Pháp – garleu l’cau) với nghĩa là “cẩn thận, nước” [61; Tr. 49]. Cư dân sống trong thành thị khi đó sẽ cẩn thận để tránh bị nước vấy lên người. Các nhà viết sử Pháp ghi lại việc vua Saint Louis (1214-1270) bị hắt nước bẩn lên áo khi đi trên đường phố Paris ban đêm. Người hắt nước đã quên không nhòm ngó ra ngoài vì tưởng giờ đó không ai qua đường. Tuy vậy, vua khá bình tĩnh, không những không giận dữ mà sau khi điều tra còn cấp một học bổng cho người đã gây sự cố, đó là một sinh viên thức dậy thật sớm để học [13; Tr. 33]. Việc tiêu nước thải ở một số thành phố, như Paris, được thực hiện bằng một hệ thống cống thoát ra sông. Nhiều thành phố khác chỉ có những suối nhỏ, thỉnh thoảng được cho nước sạch chảy vào như ở Limoges (trung tâm vùng Tây Pháp). Ở Salisbury (nằm ở phía Nam nước Anh), người ta đào các dòng nhánh của sông. Nước sạch được đưa đến nhờ một mạng kênh máng, cải tiến kiểu của người La Mã hoặc tốt hơn và thường dùng hơn là nhờ đường dẫn làm bằng gỗ, sắt hoặc chì, mắc theo nguyên tắc cơ học Siphon để dẫn nước về chỗ có thể tích lớn hơn. Nước này được phân phối tới nhiều đài nước. Ở các lãnh địa nông thôn, cuộc sống của nông nô cũng không có nhiều thay đổi ngay cả khi nông thôn đông dân và giàu có hơn, cuộc sống vẫn tĩnh tại và kinh tế hầu như tự cung tự cấp. Các lãnh chúa vẫn ở trên đất đai của mình, ở đó các tá điền sẽ đem hiện vật đến 57 nộp tận nơi: thóc, bơ và trứng, gà vịt và thú săn, rau quả, rượu (thường là rượu nho xanh hăng), dầu của cây thuốc phiện, của quả bồ đào và quả sồi, mật ong và sáp, của đốt, cỏ khô và ngựa. Cách tính tiền lĩnh canh bằng giao kèo trả hiện vật chưa bao giờ hoàn toàn bị bãi bỏ. Ở nước Anh cho đến giữa thế kỷ XII, người ta còn thấy trong phòng lớn nhà của lãnh chúa một lò sưởi đặt chính giữa, khói bốc lên thoát ra ngoài qua một lỗ hổng trên mái nhà. Người ta đồn đại rằng ai hít khói ấy thì khỏe ra hay khói ấy ám lên rui, kèo sẽ giúp chúng vững chắc thêm. Ở nơi khác, người ta lại xây những lò sưởi lớn trong bếp và trong phòng, thường áp sát tường, có một ghế đá dưới vòm lò. Bếp có bồn rửa thoát nước ra ngoài. Nước sinh hoạt phải lấy từ giếng trong nhà hay ở vòi nước bên ngoài. Nhà tiêu là loại tiện nghi mà các nhà kiến trúc bố trí rất hào phóng. Một số tu viện và lâu đài mong muốn tương ưng với bao nhiêu giường là có bấy nhiêu hố tiêu. Hố tiêu đa phần là những chỗ ngồi hẹp và xây nhỏ ra và thông xuống sông hoặc xuống một hố phân lớn có rắc tro để khử mùi và diệt khuẩn. 2.2.1.2. Ăn uống và quần áo Nếp ăn uống trong thời kì này cũng không có nhiều thay đổi. Từ sau các cuộc chiến Thật tự chinh, người ta đã dùng nhiều hơn hạt tiêu, gừng, quế và nhiều gia vị khác của phương Đông. Những thứ trái cây rau quả nhiệt đới như mơ, dưa có mặt nhưng cũng chỉ đến tay các gia đình thương gia, quý tộc . Quần áo của nông dân cũng không có nhiều thay đổi. Duy chỉ có ở thành thị, người thị dân đã có những trang phục mới phù hợp cho công việc bận rộn của họ. Người phụ nữ ở thành thị rất năng động, họ làm nhiều nghề. Họ có thể là những người bán hàng, quay sợi, nướng bánh, bà chủ các quán bia hay những người làm trong quán rượu Cả phụ nữ chưa chồng hay có chồng đều phải làm việc để kiếm sống và thường làm hai hay nhiều công việc bởi vì họ được trả ít hơn người đàn ông. Họ xuất hiện với dáng vẻ giống nhau. Về đầu tóc, phụ nữ để tóc dài. Các bà, các cô tết tóc thành những bím, thường còn độn thêm tóc giả lấy của người đã chết, điều làm cho các nhà thuyết giáo bất bình. Những bím tóc ấy thoạt đầu để thả sau lưng, cũng có lúc được quấn lên thành sừng hai bên tai hoặc làm búi tóc sau cổ Các cô gái, nhất là khi diện áo lễ hội, để tóc bồng bềnh một cách tự do, đó được xem là một dấu hiệu của sự trinh trắng (Đức Mẹ trong các tranh cổ thường được thể hiện như thế). Nếu như ở thời kì trước chỉ những phụ nữ có chồng mới phủ vải lanh lên đầu thì nay ở thành thị bất kì phụ nữ nào cũng trang 58 bị cho mình những chiếc mũ trùm đầu bằng vải lanh màu trắng. Chúng sẽ giúp giữ tóc sạch và gọn gàng khi làm việc và khi cần người ta cũng phủ thêm một tấm voan mỏng bên trên tóc. Các phụ nữ giàu có còn phủ lên tóc họ những cái mạng bằng vàng bên ngoài những bím tóc hay những lọn tóc của họ. Những người không cần làm dáng hoặc người già, bà góa sùng đạo, thì trùm khăn quanh mặt, đôi khi che cả cằm, cổ và xuống tận ngực. Loại khăn trùm đầu này tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, mềm hoặc cứng tùy theo gia cảnh. Lúc bấy giờ cũng có những dây cột tóc đủ màu sắc và kiểu dáng. Trang phục nữ giới thường mặc bên trong là một chiếc áo lót tay dài bằng vải lanh, bên ngoài là một chiếc váy dài bằng len vừa vặn với phần trên cơ thể, phần dưới xòe khá rộng xuống dưới chân. Phần đông đều mang thắt lưng và trên đó họ dắt một chuỗi hạt cầu nguyện, dao ăn và túi nhỏ bằng da. Những phụ nữ cũng mang vớ dài bằng len qua cả gối, để giữ vớ không bị tụt người ta cũng làm các nịt vớ bằng da cột bên ngoài tất khi mang vào chân. Họ đi những đôi giày bằng da có khóa và đế mỏng. Các đế gỗ có quai luôn được chuẩn bị sẵn để khi mưa hay đường sình lầy. Khi đi họ sẽ đặt giày da lên đế gỗ này và cột lại. Những phụ nữ thời kì này cũng thường chuẩn bị các tay áo dài có màu và thêu họa tiết để đeo vào tay, phủ lên lớp vải màu trắng trong bộ quần áo thường ngày của họ. Việc sở hữu cho bản thân những bộ váy cầu kì, lộng lẫy là điều gần như không tưởng đối với những phụ nữ nghèo và bình dân, chính vì vậy, họ đeo thêm những tay áo trong các ngày chủ nhật và những dịp lễ đặc biệt, để làm tăng thêm tính thời trang cho bộ quần áo quá đỗi bình thường của họ. Dáng vẻ và trang phục của đàn ông cũng có nhiều thay đổi. Vào thế kỷ XIII, các quý ông cũng cạo mặt nhẵn nhụi như ngày nay, tóc cắt ngắn đến gáy và hơi uốn lên bằng cuộn uốn. Người hay làm dáng còn uốn tóc bằng sắt nóng. Để giữ tóc hoặc che dấu cái đầu thưa tóc, người ta đội mũ vải gọi là “bonnet” gồm ba mảnh. Nó giống như mũ trùm đầu của trẻ sơ sinh ngày nay. Cả hai giới đều có những chiếc mũ. Mùa hè là mũ rơm có hình chóp hoặc bẹt, vành rộng để che nắng. Mùa đông là mũ phớt, kiểu dáng hình chuông, trên đỉnh có nhô lên một cái khuy, giống cái chỏm của mũ bê-rê xứ Basques. Ngày lễ hội, cái chỏm ấy được thay bằng một vòng hoa hoặc một vòng kim hoàng, ngày nay các cô dâu vẫn còn dùng loại trang sức này. Một số người còn đội mũ cắm lông công. Còn có mũ “Chaperon” bằng vải len, thường được lót thêm vải khác, có khi là lụa màu sáng, thì rất đượng chuộng suốt hai trăm năm cho tới cuối thế kỷ XV và có rất nhiều biến dạng. 59 Từ cuối thế kỷ XIII, tầng lớp trưởng giả cũng thi nhau ăn mặc xa hoa tốn kém, đến mức phải có những điều luật hạn chế. Người ta cũng muốn “các phụ nữ phóng túng” và tất nhiên cả các phụ nữ lương thiện, ăn mặc vừa phải. Và những luật đó đôi khi có tác dụng. Màu sắc quần áo lúc bấy giờ cũng đa dạng hơn. Nhiều loại thuốc nhuộm có xuất xứ từ tự nhiên. Màu cam và đỏ sáng của sợi len đến từ rễ cây thiên thảo. Vỏ cây sồi giúp tạo ra màu nâu. Phẩm nhuộm màu xanh lá cây lấy từ lá cây tùng lam. Màu xanh biển được lấy từ cây tùng lam hay cây chàm. Màu vàng được tạo từ cây mộc tê hay cây cỏ xanh. 2.2.1.3. Hôn nhân và sinh nở Trong thời kì này như đã phân tích ở trên, cuộc sống có phần nhẹ nhàng hơn, con người mau chóng xây dựng gia đình riêng của mình. Tỷ lệ sinh tăng, sinh con được khuyến kích nhằm tăng số lượng lao động và nhằm bù đắp số lượng người đã mất trong các cuộc Thập tự chinh xa xôi và kéo dài. Chính vì vậy sự ra đời của một đứa trẻ được đón chào một cách hoan hỷ. Ngay các gia đình đông con cũng không ra ngoại lệ. Nhà vua nêu ngương trước, Saint Louis có 10 anh chị em, mặc dù mẹ vua ở góa từ lúc còn trẻ. Bản thân nhà vua có 11 con với vợ là hoàng hậu Margueriter de Provence. Con trai là Philippe III chỉ có 6 con; Isabeau de Bavière sinh 12 con, dù nghe nói tất cả không phải là con chính thống. Lý lẽ và thực tế đi đôi, Thánh Thomas d’Aquin nói: “Gia đình nào không nhung nhúc trẻ con không phải là gia đình hoàn hảo” [13; Tr. 79]. Nhiều bức tranh tôn giáo, chạm nổi hoặc kính màu thể hiện ngày sinh của Đức Mẹ, hoặc của thánh Jean Baptiste, thường mô tả sự ra đời một đứa bé trong gia đình êm ấm. Sản phụ, đầu tóc gọn gàng, nằm trên một giường rộng, có trải vải trắng tinh và chăn màu rực rỡ. Ở cận cảnh, là các bà đỡ làm xong nhiệm vụ với người mẹ, đang chăm sóc đứa trẻ, tắm cho nó trong bồn kim loại hoặc chậu gỗ. Rồi đứa bé sẽ được quấn tã cẩn thận, tay đặt thẳng, xuôi theo người và tã được quấn chặt bằng các dải băng nhỏ buộc chéo, đội mũ vải lên đầu. Ở nhiều vùng, người ta xoa bóp đầu để nó có hình thù tròn trịa. Ngày nay, nhiều người vẫn làm vậy. Tất nhiên đứa bé sẽ luôn làm ướt tã lót, khóc thét lên vì khó chịu, người ta phải luôn dỗ, nựng cho nó nín. Trong thời kì này, đứa trẻ thường được đặt vào một cái nôi cơ động. Cái nôi có mẫu đơn giản nhất chỉ là một khúc thân cây đẽo rỗng. Có loại nôi đan lát bằng vỏ cây. Sang hơn là nôi hoặc bằng gỗ, hay bằng kim khí quý, giống hình chiếc giường nhỏ bên dưới là những hình bàn trượt cong. 60 Khi cuộc sống triều đình và xã hội ngày càng giàu có, nhiều bà mẹ quyền quý đã tìm cách né tránh trách nhiệm nuôi nấng và giáo dục trẻ cho người khác. Một tiểu thuyết ở thế kỷ XIII, kể về việc nữ bá tước De Bretagne đã trao đứa con thừ tựa, ngay khi nó vừa lọt lòng cho một tu viện nuôi dạy, tu viện này do chính bà cô của đứa trẻ phụ trách. Bà kiếm một người vú – dòng dõi sang trọng – và sau đó đảm nhiệm việc dạy dỗ đứa trẻ tới khi trưởng thành [13; Tr. 81]. Cũng thời kỳ này, đời sống thành thị phát triển hình thành các khu nhà ổ chuột và bắt đầu sự chuyên môn hóa các công việc. Nhiều bà mẹ trẻ buộc phải giao con mình cho vú nuôi, để bản thân mình giữ được việc làm, để con được chăm sóc tốt hơn. Với các trẻ bị bỏ rơi cũng vậy. Ở Paris và những thành phố lớn còn có cả những văn phòng tìm việc làm vú nuôi cho những cô gái nghèo; những văn phòng này do các nữ tu chủ trương, các cô gái được cưu mang nơi ăn chốn ở cho đến khi có người thuê mướn. Về sau, lại có những người dắt mối chuyên làm việc này. Và cũng giống như ngày nay, các vú nuôi luôn có những đòi hỏi muôn thở không bao giờ thay đổi: nghỉ ngơi, ăn uống thoải mái. Rất khó buộc họ thức dậy sớm buổi sáng. Ngay khi đứa trẻ vừa lọt lòng, người ta đã lo rửa tội cho nó, lễ này thường tiến hành trong vòng 3 ngày sau khi sinh. Chờ lâu hơn người mẹ có cái vui được dự lễ, nhưng sợ đứa bé sẽ không được lên trời nếu nó chết trước khi được ban phước. Vì vậy, các gia đình cần làm gấp lễ này. Người ta tổ chức họp các ông bố và bà mẹ đỡ đầu và một đứa trẻ thường có tới hai hoặc ba người đỡ đầu vì lúc đó người ta chưa tổ chức đăng ký khai sinh, nên cần có nhân chứng để ghi nhớ, càng nhiều người càng tốt. Người cha đỡ đầu là những người được quý trọng, được công nhận là đạo đức. Vua Philippe Auguste sinh vào nửa cuối thế kỉ XII, có cha đỡ đầu là các thầy tu ở Saint-Germain-des-Prés, Saint-Victor và Sainte-Geneviève, có mẹ đỡ đầu là bà cô, tức em gái của vua cha, và hai bà góa ở Paris. Đôi khi người ta lại muốn nêu cao tư tưởng cao cả của đạo, mời một kẻ nghèo hèn đến rửa tội, cho nên có nhiều trường hợp những nhân vật rất quyền quý lại có một người trong số các cha đỡ đầu của mình là hành khất. 2.2.1.4. Bệnh tật và tang lễ Tuy được xem là trung tâm kinh tế chính của thời Trung cổ nhưng khi mới hình thành, thành thị lại là một nơi rất dơ bẩn. Chuột bọ và các loài vật kí sinh trùng khác rất phổ biến trong các thành phố và thị trấn, các loại gia súc cũng thường xuyên chạy ra đường để 61 ăn rác rưởi và chính con người lại ăn các loại gia súc đó. Những dòng sông quanh vùng thì bị ô nhiễm nặng nề bởi các loại rác thải quẳng ra từ những ngôi làng ở cả thượng nguồn lẫn hạ nguồn. Mặc dù vậy người ta vẫn phải sử dụng nước ở các dòng sông này vì không còn sự lựa chọn nào khác. Và cũng vì lúc này người ta có rất ít kiến thức về sức khỏe và vệ sinh nên bệnh tật rất phổ biến. Trước tình hình đó các thị dân đã phải lập nhiều nhà thương. Paris trong thế kỷ XIII có khá nhiều nhà thương, trong đó có Hôtel-Dieu (có từ thế kỷ IX và xây dựng lại ở thế kỷ XI) là quan trọng nhất. Gần đó còn các nhà thương Trinité, Saint- Gervai, Notre-Dame- Billettes, Saint-Eustache, Écuellier, Saint-Mareel, Saint-Martin-des-Champs, Saint-Jacques- du-Haut-Pas, Saint-Mathurin, Sainte-Catherine, ngoài ra còn có những bệnh viện chuyên trị như bệnh viện của Saint Louis sáng lập để cứu giúp người mù. Trên địa bàn của tỉnh Aube (nằm ở Tây Bắc Pháp ngày nay), thời ấy đã có không kém 62 nhà thương... [13; Tr. 124]. Những bệnh viện ấy thường mang những cái tên có ý nghĩa là Nhà của Chúa (Maison-Dieu) hay Nhà trọ của Chúa (Hôtel-Dieu), vì Chúa Kitô đã nói: “Những gì nhà ngươi làm để cứu giúp kẻ hèn mọn nhất, tức là đã làm cho ta ” và như vậy, người bệnh chính là hình ảnh của Jésus đau khổ. Người ta còn kể truyền miệng: một người bệnh nọ bỗng thăng hoa, y tá ngây ngất nhìn rõ thấy là khuôn mặt của Chúa Cứu thế... Vì vậy, quy tắc của bệnh viện Nhà Chúa Paris cũng như nhiều bệnh viện khác nêu rõ: “tiếp đón bệnh nhân như tiếp đón chính Đức Chúa ...đối xử với bệnh nhân như đối với chủ nhà” [13; Tr. 124]. Không chỉ là bệnh viện, nó còn là nhà trọ cho những lữ khách nghèo hèn, là dưỡng đường cho người già, nhà hộ sinh cho phụ nữ, và có những lúc là ký túc xá cho sinh viên nghèo. Chỉ người nào mang theo chim săn và chó săn là không được chấp nhận. Người làm ở Nhà Chúa gồm có tu sĩ nam và nữ, linh mục và những người phục vụ khác. Cần người của cả hai giới vì bệnh viện cần cả đàn ông và đàn bà nhưng những nơi công cộng, kể cả nhà ăn, thì phân biệt rõ nam nữ. Tinh thần của những người phục vụ ở bệnh viện là hy sinh và kỷ luật. Số người phục vụ được hạn chế để cho kinh phí khỏi phải nuôi bộ máy đông, mà dành cho nhiều người bệnh hơn. Vì vậy muốn được vào làm tu sĩ phục vụ Nhà Chúa không phải dễ. Người ta phải xin vào từ lúc còn trẻ, con trai từ 7, 8 tuổi, trước tiên là làm lễ sinh, con gái từ 12 đến 20 tuổi, làm “gái trắng”. Trong thời gian tập sự này họ vẫn có thể lựa chọn về với đời thường. Quy ước xác định như sau: “Nếu một người muốn từ bỏ thế tục để 62 phục vụ người nghèo, trước hết phải có sự đồng ý của các vị giám quản. Rồi sau khi được phổ biến kỷ luật của dòng tu, nếu đồng ý chấp nhận thì phải tuyên thệ. Bấy giờ người đó mới được giám quản giới thiệu với hội đồng tu sĩ, hội đồng đồng ý thì người đó mới được nhận vào phục vụ người nghèo” [13; Tr. 125]. Ở mỗi khoa của nhà thương thường có một phòng cho người đau nặng, một cho người đau nhẹ, một cho người đang bình phục. Ngoài ra, có nhà hộ sinh cho phụ nữ. Người bệnh lúc mới vào được làm vệ sinh, quần áo được đưa đi giặt và hấp, sau đó được khâu vá, sửa sang lại, để đến khi ra viện, người nhà thấy họ rất tươm tất. Người bệnh nằm hai hoặc ba người một giường, người bệnh nặng và sản phụ được nằm giường riêng, điều ta khó tưởng được vào thời Trung cổ. Trong khi thời ấy, người ta quen hai người ăn chung một tô, thì ở đây, mỗi người có tô, thìa, cốc riêng. Vệ sinh được coi trọng: mỗi sáng các sơ đi rửa mặt cho bệnh nhân, còn lao công thì lau rửa phòng. Người bệnh đã đỡ thì được tắm. Khăn trải giường, quần áo được thay luôn; bệnh nhân đông nên mỗi thứ ấy được đổi mới nhanh chóng: mỗi năm từ 500 đến 700 khăn trải giường phải bỏ đi làm giẻ lau [13; Tr. 126]. Mỗi ngày có hai kíp phục vụ: từ 6 giờ sáng đến 7 giờ tối là kíp ngày và còn lại là kíp đêm. Kíp đêm còn có những người canh gác, mỗi người được cấp một suất rượu. Để đảm bảo an toàn hơn, linh mục còn cắt nhau đi tuần trong khu vực. Ngày lễ, các phòng bệnh được trang trí bằng hoa, chăn nệm đẹp. Một khi đã đỡ, người bệnh được một thời gian hồi phục sức khỏe tối thiểu là bảy ngày. Rồi họ xuất viện, có chứng chỉ của người phụ trách. Phần lớn những điều mô tả trên đây vẫn được áp dụng trong các bệnh viện hiện đại. Tuy không thể có kỹ thuật chữa bệnh hiện đại như ngày nay nhưng về quy cách phục vụ trong các nhà thương xưa: thấm đượm tinh thần nhân đạo, bác ái và tận tụy đã có thể làm gương cho các bệnh viện ngày nay. Chăm sóc người ốm tại nhà, có các thầy thuốc, thầy xoa bóp, ngoài ra còn có những người chuyên đi chích máu và đủ các loại lang băm. Đó là nguồn sinh sống thường lệ của những công tử lụi bại gia sản, những người mai mối già, những kẻ chuyên giả mạo, những nhà giả kim thuật (luyện kim), những người Do Thái chuyển đạo và người Hồi giáo. Những người này nói không rõ tiếng địa phương nhưng ra sức khoe khoang nguồn gốc nước ngoài của mình để tăng thêm uy tín. Chúng ta biết ngay hiện nay cũng chưa hết chuyện có bệnh thì tìm đến thầy bói, thầy số, mụ vườn, lang vườn đủ loại. Ở nông thôn, có những người tu hành, người chăn cừu, những bà đứng tuổi, do quan sát và kinh nghiệm, biết một số thuốc 63 lá, thuốc cao hoặc có năng khiếu tự nhiên, cũng tham gia chữa bệnh pha lẫn thêm chút mê tín, sùng đạo. Khi lâm bệnh nặng, con người mong muốn linh hồn có thể về với chúa. Để làm được điều đó họ phải chuộc tội đã gây ra. Điển hình như câu chuyện Jehan Boinebroke, chủ một xưởng da lớn xứ Douais vào cuối thế kỉ XIII, yêu cầu cho thợ thuyền và những người từng làm ăn với mình đến khiếu nại về tất cả những thiệt hại do ông gây ra, tính thành tiền và được đền bù ngay [13; Tr. 134]. Khi không thể bù được, người con chiên nhớ ra rằng “làm việc thiện sẽ xoá đi mọi tội lỗi”, liền cúng tiền cho nhà thờ, tu viện, cho những người nghèo ở Nhà Chúa. Cuối cùng, người đó xin được làm một buổi lễ cầu để mong cho linh hồn được cứu rỗi. Người ta còn hối lỗi bằng cách mời tất cả thân thích, bạn bè và người hầu xúm quanh giường bệnh, nói lời xin lỗi về tất cả những gì đã phạm phải với mỗi người.Các lãnh chúa, thị dân thậm chí là cả vua, hoàng hậu đã làm như thế. Và để mau chóng được chuộc tội và trịnh trọng tỏ sự cắt đứt với một thế giới mà mình không còn sống bao lâu, người hấp hối thường xin quy vào một dòng tu nào đó. Khi đã gia nhập, họ sẽ được dòng tu cầu nguyện, được mặc lễ phụ của dòng để chôn cất. Mấy hôm trước khi mất, hoàng hậu Blanche de Castille (1188-1252) vợ của vua Louis VIII đã xin quy dòng thánh Citeaux ở Maubuisson và khi mất bà được chôn tại tu viện Maubuisson [77]. Giờ lâm chung tới gần, các lễ nghi cuối cùng được tiến hành, rất trọng thể. Một cây nến thắp sáng, tượng trưng cho đức tin, được đặt vào tay người hấp hối trong khi mọi người đọc kinh Credo. Nghi thức này giống lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh. Như vậy là cuộc đời con chiên bắt đầu và kết thúc trong cùng một niềm tin. Rồi, cảm thấy đã đến lúc, người bệnh, bắt chước cách làm ở tu viện, nhằm tỏ ý khiêm nhường và tạ tội, được đặt xuống một cây thánh giá vẽ bằng tro ngay dưới đất hay trên một lớp rơm, và trong tiếng cầu nguyện lâm râm, trút hồn lìa khỏi xác. Ngay sau đó, các bà xơ, đồng hội đạo hoặc hàng xóm (nhưng tốt nhất là người thân thích), đến lau rửa, mặc quần áo cho người chết. Nếu là một nhân vật quan trọng không thể tổ chức đưa tang ngay, cần có một số biện pháp để giữ xác lâu, như rỏ thủy ngân vào mũi, bịt kính các lỗ hở bằng bông tẩm chất thơm để chống thối rữa, bôi sáp thơm lên mặt. Những biện pháp ấy chưa đủ hiệu quả. Đặc biệt, khi người chết cần chuyển đi xa và nếu được phép của nhà thờ, thầy thuốc phải mổ xác để lấy hết ngũ tạng ra, cho nhựa trầm hương, lô hội và 64 nhiều chất thơm khác giống như người cổ đại Ai Cập đã làm từ rất lâu. Sau đó, xác được khâu bụng lại rồi đặt vào trong một quan tài bằng chì hay gỗ. Cuối cùng, thi hài để trong quan tài được đặt trên một chiếc giường uy nghi. Với các ông lớn, thi hài được trưng bày khá lâu, một tuần hay hơn nữa, mà như trên đã nói, các phương pháp ướp xác còn rất thô sơ, ít hiệu quả nên người ta thường làm một người giả thế vào xác thật. Người giả mang một chiếc mặt nạ, khuôn theo đúng mặt người chết. Những mặt nạ khi chết của Jeanen de France, con gái vua Louis XI, còn được giữ tới ngày nay. Để làm lễ tang, thi hài được để không trên cáng do người nhà hoặc bạn bè khiêng, như ở nhiều vùng nông thôn vẫn làm. Khi một người con trai của Saint Louis chết, vua nước Anh đã trân trọng đến tận nơi cùng khiêng xác. Nơi nào có các hội từ thiện, thì họ thay nhau làm lễ tang giúp. Nơi nào không có, đã xảy ra những cảnh đau lòng. Kỷ yếu của thánh Yves kể lại nhiều chuyện, ví như một bà mẹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_30_2283274727_163_1871499.pdf
Tài liệu liên quan