LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .iv
DANH MỤC BẢNG .v
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2
3. Mục tiêu nghiên cứu .7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .7
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .8
6. Đóng góp của đề tài.9
7. Cấu trúc của đề tài .9
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ VÔ TRANH .10
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.10
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội.13
1.2.1. Đặc điểm kinh tế.13
1.2.2. Đặc điểm xã hội.17
Tiểu kết chương 1 .26
Chương 2. HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ VÔ TRANH
(1986- 2015).27
2.1 Sinh kế nông nghiệp .27
2.1.1 Trồng trọt.27
2.1.2. Chăn nuôi.43
2.2. Sinh kế khác.46
2.2.1. Tiểu thủ công nghiệp .46
98 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sinh kế của cư dân xã Vô Tranh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2015), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước sang năm 2001, sản xuất nông nghiệp vẫn được xác định là mũi
nhọn. Vì vậy, trong nông nghiệp, xã Vô Tranh chú trọng lĩnh vực thâm canh,
đưa giống mới vào sản xuất. Diện tích gieo cấy trong các năm đạt 100%.
Năng suất và sản lượng ngày càng tăng. Các giống lúa cho năng suất và chất
lượng cao được cấy đại trà. Các vùng lúa được chú trọng đầu tư, đặc biệt là
mô hình cánh đồng năng suất cao được thí điểm, đem thu nhập cho bà con.
Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào canh tác điển hình việc sử dụng cơ giới
trong nông nghiệp. Thời gian này, cả xã có 19 máy cày, hơn 60% diện tích
gieo trồng được làm bằng máy, giải phóng sức lao động, kịp thời vụ cho bà
con. Bình quân lương thực tính theo đầu người mỗi năm đạt 385kg, tổng sản
lượng lương thực hàng năm tăng 2%, mỗi người đạt 49,4 tấn/ năm. Tổng đạt
3000 tấn trong đó có 200 tấn màu, bình quân tăng 100 tấn/năm. Diện tích cây
lương thực tăng 2 đến 3 vụ/năm.
33
Năm 2005, diện tích trồng cây chè được đẩy mạnh. Toàn xã có 556,66 ha
chè cho thu hoạch, sản lượng bình quân 86,2 tạ/ha, 4607 tấn/năm. Đến năm 2009
đạt 592,7 ha (tăng 36,04 ha). Năm 2010 là 620 ha (bình quân mỗi năm tăng 12,6
ha). Việc cải tạo, thâm canh cây chè được chú trọng, năng suất bình quân đạt 86,2
tạ/ha, sản lượng bình quân 4.607 tấn/năm. Ngoài chè, các xóm Liên Hồng 8, Bình
Long... còn mở rộng diện tích trồng cây ăn quả đạt 200ha chủ yếu là các loại cây
như vải thiều, nhãn.Sản lượng hoa quả tươi đạt 570 đến 650 tấn/năm.
Công tác trồng rừng và bảo vệ rừng được chú trọng, năm 2005, xã trồng
mới được 225 ha rừng thay thế vào diện tích rừng đã khai thác. Công tác quản
lý, chăm sóc khai thác và bảo vệ rừng độ che phủđạt 26,6%, đem lại thu nhập
cho bà con trong xã.
Xác định sản xuất nông - lâm nghiệp là mũi nhọn chính của kinh tế địa
phương nên xã Vô Tranh luôn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất
nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ nỗ lực trên mà tổng sản
lượng lương thực hàng năm tăng 2%, bình quân mỗi năm tăng 52 tấn. Diện tích
lúa từ 1 vụ tăng lên 2 đến 3 vụ/năm. Các giống lúa mới với ưu thế vượt trội như
ngắn ngày, năng suất chất lượng cao. Đến năm 2010, việc làm đất được cơ giới
hóa đến 70% được làm bằng máy.
Nhờ sự nỗ lực của nhân dân, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010
đạt 81,54 tỷ đồng, tỷ trọng trong nông nghiệp chiếm 73%. Thu nhập bình quân
đầu người năm 2010 xã đạt 13,42 triệu đồng/người/năm. 85 đến 90% số hộ trong
xã có xe máy, 98% số hộ có phương tiện nghe nhìn như đài, tivi. Đời sống nhân
dân một ngày ổn định và không ngừng được nâng cao về mọi mặt.
34
Bước sang năm 2012, về cơ bản trong nông nghiệp, các cây trồng chủ
đạo của cư dân vẫn là lúa, ngô, rau, các loại và chè (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất một số cây trồng chính năm 2012
STT Cây trồng Diện tích (m2) Sản lượng (tấn)
11 Lúa xuân 228 1.315,5
22 Lúa mùa 284 1.491
33 Ngô 100 420
44 Rau các loại 60 500
55 Lạc 10 16
66 Đỗ tương 6 19
77 Khoai lang 10 65
88 Chè búp tươi 550 5.548
(Nguồn: Văn phòng UBND xã cung cấp)
Cây lương thực chính là cây lúa với 2 vụ chiêm - mùa đạt 2.846 tấn/năm.
Cây chè là cây trồng mũi nhọn đem lại thu nhập cao 550 ha (chè kinh doanh)
đạt 5.548. Các loại cây trồng khác như ngô 420 tấn, rau các loại đạt 500 tấn,
khoai lang, đỗ tương, lạc,.. cũng cho năng suất cao. Năm 2012, xã đẩy mạnh
việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trong đó trú trọng
đến yếu tố giống, kỹ thuật canh tác và phòng chống dịch bệnh. Đã tổ chức 33
lớp tập huấn về kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh trên lúa, chè và phòng chống rét,
dịch bệnh trên đàn vật nuôi với trên 825 lượt người tham gia
Từ năm 2014, trong trồng trọt khá đa dạng, với nhiều loại hình (xem
bảng 2.2 )
35
Bảng 2.2: Các loại hình sản xuất nông nghiệp chính
của xã Vô Tranh năm 2014, 2015
Cây trồng chính Loại hình Kiểu sản xuất
Cây trồng hàng năm 2 lúa (chuyên lúa) Lúa xuân - lúa mùa
Lúa màu
Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông
Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang
Lúa xuân - lúa mùa - lạc
Lúa xuân - lúa mùa - rau màu
Lúa xuân - ngô
Lúa màu - đỗ tương
Chuyên màu
Ngô
Lạc
Rau màu
Cây lâu năm
Cây ăn quả Vải, nhãn Vải, nhãn
Cây lâu năm chè Chè
(Nguồn: Văn phòng UBND xã cung cấp)
Nhìn bảng các loại hình sản xuất nông nghiệp chính năm 2014, 2015 cho
thấy, loại hình sản xuất nông nghiệp chính của cư dân nơi đây rất đa dạng,
phong phú. Tùy địa hình, chất đất cư dân có thể lựa chọn loại hình sản xuất
chuyên lúa với hai vụ lúa xuân và lúa mùa hoặc lựa chọn loại hình sản xuất lúa
kết hợp trồng màu (ngô, khoai, lạc, đậu tương,) hoặc có những hộ lựa chọn
hình thức chỉ sản xuất chuyên màu mà không trồng lúa. Trong trồng cây lâu
năm, cư dân nơi đây chủ yếu lựa chọn trồng cây chè, cây vải. Sự đa dạng trong
loại hình sản xuất nông nghiệp giúp cư dân địa phương đa dạng sản phẩm nông
nghiệp, cải thiện đời sống và thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất và sản lượng
cây trồng, tăng thu nhập.
36
Loại hình sản xuất 2 vụ lúa với tổng diện tích gieo cấy đạt 612 ha, trong
đó vụ xuân 228 ha, vụ mùa 275 ha, được trồng trên địa hình bằng phẳng, có
khả năng tưới tiêu chủ động, thành phần cơ giới của đất từ cát pha đến thịt
trung bình, tầng đất dày, mỏng khác nhau. Đây là loại hình sản xuất truyền
thống và tồn tại từ lâu. Kiểu sản xuất là: Lúa xuân - Lúa mùa - Lúa xuân. Các
giống lúa ngắn ngày chất lượng cao được trồng phổ biến như: Bắc thơm, hương
thơm số 1, sin 6, nếp N97, các giống này đang được bà con sử dụng gieo cấy
đại trà trọng vụ xuân nhưng do ảnh hưởng thời tiết đầu vụ thường gặp rét, cuối
vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải chọn các giống có khả năng chịu rét. Lúa
xuân có năng suất cao khoảng 53,95 tạ/ha/vụ, lúa lai đạt 58 tạ/ha/vụ. Lúa mùa:
các giống gieo cấy thường là các giống lúa thuần như GS9, bio 363, khang
dân, năng suất trung bình đạt 48,8 tạ/ha/vụ, lúa lai đạt 62 tạ/ha/vụ. Biện pháp
gieo trồng thường là cấy bằng tay, xạ một số diện tích ném khay cũng cho năng
suất và chất lượng cao.
Loại hình sản xuất 2 vụ lúa với 1 vụ màu có các kiểu sản xuất như: lúa
xuân - lúa mùa - rau màu vụ đông (ngô, khoai lang, lạc,). Loại hình sản xuất
này được trồng chủ yếu ở nơi có địa hình bằng phẳng, khả năng tưới tiêu tốt,
thành phần cơ giới thịt nhẹ, pha cát. Tập trung chủ yếu ở các xóm như xóm
Thống Nhất 1 (xóm ngoài soi), xóm Toàn Thắng, vì hai xóm này ở gần sông
Cầu đất phù sa bồi đắp. Vụ xuân: trồng các giống lúa ngắn ngày có chất lượng
cao cây sinh trưởng phát triển tốt kháng sâu bệnh hại. Vụ mùa: sử dụng các
giống lúa có thời gian sinh trưởng và phát triển dài ngày như: bc15, Nếp 97,
bao thai Để đạt năng suất cao, hạn chế sâu bệnh hại cuối vụ, tạo quỹ đất
trồng cây vụ đông ưa ấm. Vụ đông: thường trồng các loại rau có thời gian sinh
trưởng từ 60 đến 100 ngày, chủ yếu thường trồng các lọai ngô, khoai, đậu
tương, lạc, và rau màu vụ đông.
37
Loại hình sản xuất 1vụ lúa với 1 vụ màu có hai kiểu sản xuất đó là: Lúa
xuân - ngô hè thu và lúa mùa - lạc xuân. Các kiểu sử dụng đất trên được phát
triển ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng loại đất pha cát hay đất thịt
trung bình, nguồn nước tưới tiêu chủ động. Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho
đất chủ yếu là phân hóa học phân chuồng và phân hữu cơ chiến tỷ lệ thấp.
Loại hình sản xuất chuyên màu, loại hình sản xuất này được áp dụng chủ
yếu ở xóm Thống Nhất 1, Toàn Thắng, Liên Hồng 4, 5 Người dân thường
trồng các loại cây như ngô - đậu tương, lạc - ngô, khoai lang - rau màu, Diện
tích đất chủ yếu được sử dụng là các loại đất chủ yếu như đất bãi bồi ven sông,
đất pha cát, đất phù sa được bồi tụ.
Cây ăn quả được bà con trồng xen kẽ trong các vườn chè, bãi cây.
Mức đầu tư vật chất và lao động cho loại hình này thấp, hiệu quả kinh tế
mang lại chưa tương xứng với tiềm năng. Cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn là
nhãn, vải, bưởi
Do chất đất phù hợp với trồng cây chè, giá trị lại cao, nên những năm
gần đây diện tích trồng chè ngày càng được mở rộng (xem bảng 2.3 )
Bảng 2.3: Sự chuyển biến về diện tích và giá trị sản lượng
cây trồng chính từ 2012- 2015
Cây diện tích (ha) So sánh
tổng giá trị sản
xuất ( tấn)
So sánh
2012 2015 2012 2015
Cây lúa 512 493 -19 3216,4 2.899 -317,4
Cây chè 550 565 15 5.548 6.400 852
(Nguồn: Văn phòng UBND xã Vô Tranh cung cấp)
Qua bảng so sánh trên cho thấy, cây trồng chính là cây lúa và cây chè.
Diện tích cây lúa năm 2012 là 512 ha đến năm 2015 giảm còn 493 ha giảm 19
ha kéo theo sản lượng giảm 317,4 tấn. Ngược lại, cây chè tăng từ 550 ha lên
565 ha (tăng 15 ha), sản lượng tăng 852 tấn. Sở dĩ như vậy là do thời tiết, khí
38
hậu mưa bão gây ngập úng đồng ruộng của bà con. Ngoài ra do mục dích
chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân, lấp ruộng cải tạo để trồng cây khác
như trồng chè. Diện tích cây chè tăng nhanh do 5 năm qua mỗi năm Vô Tranh
cải tạo và trồng mới 20 ha chè, đến nay tổng diện tích chè của xã là 612 ha
trong đó 565 ha chè kinh doanh có trên 100 ha chè cành giống mới: chè cành
777, ldt1, Phúc Vân Tiên, Thuý Ngọc, cho năng suất và chất lượng cao.
Sau khi làm đất, bà con thường gieo một vụ cây phân xanh (muồng lá
nhọn, cây cốt khí, các loại đậu,... lượng gieo 10-12kg hạt/ha; gieo vào tháng 2
và tháng 3). Trước khi trồng chè được 1 tháng cắt toàn bộ hàng cây phân xanh
giữa 2 hàng chè vùi dưới rãnh, phân chuồng và phân lân lấp đất chờ trồng chè.
Đất trồng chè phải đạt yêu cầu: Sâu, sạch, ải, đất nhỏ và tơi xốp. Khi
trồng, họ cuốc hốc rộng 20cm sâu 20 đến 25cm, khoảng cách các hốc từ 40
đến 45cm, dùng dao rạch nhẹ túi bầu (giữ nguyên bầu đất), đặt cây vào hốc
theo cùng hướng để tiện chăm sóc, lấp đất và lèn chặt quanh bầu chè sau đó
lấp một lớp đất tơi xốp lên mặt luống chè. Tiến hành tủ gốc giữ ẩm cho đất
bằng phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân cây đậu, lạc, các loại cây phân
xanh hoặc cỏ khô).
Đối với chè, phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những cung
cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây mà còn cải thiện lý tính đất như: làm cho
đất tơi xốp, tăng kết cấu đất, tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, tăng sự
hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất và tăng thành phần dinh dưỡng khoáng
cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.
Thực tế việc sử dụng phân bón hữu cơ cho cây chè thường khó khăn do
đồi chè xa nhà, vận chuyển, đi lại khó khăn ở thời kỳ kinh doanh và cũng một
phần vì nguồn phân hạn chế. Vì vậy, khi trồng chè bà con phải bón đủ lượng
phân hữu cơ và nên trồng xen cây phân xanh hoặc các cây họ đậu thời kỳ kiến
39
thiết cơ bản để tăng lượng hữu cơ cho đất. Chè được cung cấp đủ nước nhất là
trong mùa khô. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 và tháng 2 và vụ thu tháng 8 và tháng
9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2 đến 3 lần.
Đồi chè được bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái sớm, hái kỹ để
loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.
Việc chế biến chè được bà con thực hiện theo phương pháp bán thủ công
gồm: Dụng cụ đựng chè búp tươi (bao, sọt, dậu...), tôn quay, cối vò, nia nong,
sàng, rổ, thúng,... dụng cụ bảo quản (túi nilon, bao dứa...), kho chứa sản phẩm,
nhà chế biến,
Kỹ thuật chế biến chè xanh
Quy trình chế biến chè xanh bằng phương pháp sao diệt men có thể mô
tả theo sơ đồ sau:
Nguyên liệu chế biến chè xanh cần được thu hái vào những ngày trời
không mưa. Tiêu chuẩn hái 1 tôm và 2 lá non, không có búp mù xòe.
Chè tươi trước khi chế biến cần được làm ráo nước vì vậy cần phải rải đều
trên sàn nhà, độ dầy 10 đến 15 cm, dùng quạt để làm cho ráo nước. Sau khi
hái chưa chế biến, có thể bảo quản chè búp tươi nhưng không quá 6 tiếng.
Trong quá trình thu hái, vận chuyển và bảo quản không được để chè búp tươi
bị dập, bị ôi, héo úa.
Chè rải trên nong từ 2 đến 4cm. Thời gian héo chè đối với nguyên liệu
giống chè vùng Trung du tốt nhất là 3 đến 4 giờ, đối với giống chè LDP1 là
4 đến 6 giờ.
Hái chè Diệt men (ốp) Vò chè Sao
Đóng gói
Phân loại Bảo quản
40
Giai đoạn ốp chè - dệt men chè: Là giai đoạn cho chè vào tôn quay
trong một khoảng thời gian nhất định sao cho lá chè phải mềm dẻo, phần
cuống non bẻ gập lại không gãy; bề mặt lá chè hơi dính, dùng tay nắm chặt
lại rồi buông ra chè không bị rời; màu xanh của chè trở thành màu xanh sẫm,
mùi hăng mất đi, có mùi thơm nhẹ đặc trưng của chè. Đốt nóng tôn quay đến
nhiệt độ 250 đến 300 0C (tôn từ màu đen chuyển sang màu hồng). Cho chè
tươi vào quay đều liên tục (khoảng 8 đến 10 phút) đến khi chè chín đều thì
đổ ra rải mỏng cho nguội.
Khi sao chè, bà con cho lượng nguyên liêụ cho vào chảo phụ thuôc̣ vào
dung tích chảo. Nếu ít quá so với dung tích chảo thì nhiệt đô ̣khối nguyên liêụ
khó đảm bảo (800 C) do bị đảo nhiều, nguyên liêụ chè tiếp xúc nhiều với chảo
nên dê ̃bị cháy. Ngược lại, nếu lượng nguyên liêụ quá nhiều so với dung tích
chảo thì chè dễ bị diêṭ men không đều. Về nguyên tắc phải diệt men triệt để,
dùng nhiệt độ cao 250 đến 300 0C để truyền vào khối chè làm đình chỉ toàn bộ
hoạt tính sinh học của hệ thống men trong búp chè. Đốt nóng tôn quay đến
nhiệt độ 250 đến 300 0C (tôn từ màu đen chuyển sang màu hồng). Cho chè tươi
vào quay đều liên tục (khoảng 8 đến 10 phút) đến khi chè chín đều thì đổ ra rải
mỏng cho nguội. Lượng chè búp tươi cho vào quay mỗi lần khoảng 1 đến 1,5
kg. Một mẻ chè diệt men tốt thường có mùi thơm, búp chè mềm, dẻo, bẻ không
gẫy, không cháy.
Sau khi diệt men và để cho chè nguội tiến hành vò chè, vò làm 2 công
đoạn. Cho chè đã diệt men vào túi vải rồi vò bằng tay trong thời gian 2 đến 5
phút. Sau đó cho chè vào cối vò để vò. Mỗi cối vò cho khoảng từ 4 đến 5 kg
chè đã diệt men, tùy theo thể tích cối vò. Thời gian vò 13 đến 15 phút tùy theo
vòng quay của cối vò. Sau khi vò cho chè ra nia rũ tơi và sấy khô.
41
Mục đích của việc vò chè là để làm dâp̣ tế bào của lá làm dịch chè thoát
ra bề mặt để sau khi sấy sẽ làm cho cánh chè bóng hơn và sau khi pha nước,
dịch chè chuyển vào nước pha dê ̃dàng hơn
Có 2 cách vò chè:
Vò trực tiếp bằng tay hoặc cho chè vào bao, đặt trên bàn có nhiều gờ
nghiêng để vò, thời gian vò 20 đến 30 phút.
Vò bàng máy vò.
Chè sau khi vò được đưa vào sao lăn để sao đến khô. Mục đích của sao
lăn là vừa làm giảm lượng nước trong búp chè vừa làm cho búp chè xoăn chặt,
có ngoại hình đẹp, màu nước xanh và hương thơm dễ chịu. Thời gian sao lăn từ
15 đến 20 phút, nhiệt độ 150 đến 200 0C (kinh nghiệm của bà con là khi chạm
tay vào đầu mép tôn thấy nóng bỏng phải rụt tay lại). Sau đó giảm nhiệt độ
xuống còn 120 0C (sờ vào mép tôn được 1 đến 2 giây) trong khoảng thời gian
20 phút. Sau đó tiếp tục giảm nhiệt độ xuống còn 80 đến 90 0C (sờ được tay
vào mép lăn được vài giây). Sau đó tiếp tục sao cho đến khi chè khô giòn. Chè
thành phẩm phải đạt độ ẩm trong búp chè còn 3 đến 5% (khi chè nguội cho một
vài búp vào lòng bàn tay trái dùng ngón tay cái phải xát nhẹ búp chè tan vụn là
đạt). Khi sao khô ở nhiệt đôi 80 đến 900C cần bảo đảm quay đều cho chè không
bị cháy và khô đều từ trong lõi búp chè, tránh tình trạng ngoài khô trong lõi búp
vẫn ẩm như vậy khi bảo quản chè dễ giảm phẩm chất.
Chè xanh sau khi chế biến sẽ bao gồm cả chè búp, chè bồm và cậng chè.
Vì vậy chè thành phẩm cần phải được phân thành từng loại trước khi đưa vào
lưu thông hoặc bảo quản.
Sau khi sấy xong chè được phân loại để thành những sản phẩm có
phẩm chất tốt xấu khác nhau, chủ yếu là về kích thước, hình dáng; ngoài ra
phân loại còn nhằm mục đích để loại trừ các tạp chất lẫn vào trong quá trình
chế biến.
42
Sau khi phân loại cần đựng chè trong túi nilon và để nơi khô ráo (kê cao
cách mặt đất ít nhất 40 cm).
Cây chè ở Vô Tranh được đánh giá là cây chủ lực để phát triển kinh tế
nên các cấp chính quyền rất quan tâm. Các tổ chức, đoàn thể trong xã đứng ra
tín chấp với các ngân hàng (Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn,
Ngân hàng Chính sách - Xã hội) cho người dân vay vốn để đầu tư sản xuất.
Đồng thời, xã còn phối hợp với Trạm vật tư Nông nghiệp huyện cho nhân dân
mua phân bón theo phương thức trả chậm. Riêng năm 2015 đã có trên 1.300
lượt hộ được vay vốn với tổng dư nợ là 11 tỷ đồng và gần 200 lượt hộ mua 100
tấn phân bón trả chậm trị giá gần 100 triệu đồng, cho 200 lượt hộ vay.
Cùng với đó, xã còn phối hợp với Phòng Nông nghiệp & phát triển nông
thôn huyện mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè
cho bà con nông dân. Từ năm 2015, xã đã tổ chức 26 lớp tập huấn cho hơn
1.200 lượt người. Nhờ có sự đầu tư về vốn, cây giống, khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nên cây chè đã từng bước giúp người dân xã Vô Tranh cải thiện đời
sống. Nhiều hộ gia đình ở các xóm Liên Hồng, xóm Trung Thành, do tiên
phong trong trồng cây chè giống mới như: LDT1, chè cành 777, Phúc Vân Tiên
cho nhiều búp hơn, thời gian thu hái được rút ngắn, năng suất, chất lượng chè
mới hơn hẳn so với chè trung du, thoát được nghèo. Tính đến hết tháng
10/2015 Diện tích chè trồng mới, trồng lại được 45 ha /30 ha, đạt 150%, trong
đó: trồng mới 02 ha, trồng lại 43 ha, hiện nay cây chè sinh trưởng và phát triển
tốt. Diện tích chè kinh doanh là 560 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 6.400/6000
tấn đạt 106% kế hoạch năm. So với cùng kỳ năm trước đạt 107%. Bên cạnh
những hiệu quả kinh tế do cây chè mang lại, xã Vô Tranh vẫn còn gặp nhiều
khó khăn do giá vật tư phục vụ cho sản xuất chè biến động từng ngày,, trong
khi giá thành sản phẩm chè lại thấp, đầu ra cho sản phẩm không ổn định nên
việc phát triển cây chè cũng gặp những khó khăn
43
Năm 2015 tổng sản lượng lương thực của xã Vô Tranh đạt 3350 tấn. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 11%/năm trong đó nông lâm nghiệp là 30
đến 40%. Thu nhập kinh tế gấp 1,5 lần so với 2010. Thu nhập bình quân đạt 15
triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%. 100% các xóm có nhà văn hóa đạt
chuẩn, 90% số hộ đăng ký xây dựng đời sống văn hóa, 75% số hộ, 60% số xóm,
95 % số cơ quan trở lên đạt gia đình, làng bản, cơ quan văn hóa.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2015 đạt 2.849/2.801tấn đạt
100% kế hoạch huyện giao và bằng 105.5% so với cùng kỳ, trong đó:
Vụ xuân: diện tích lúa 228ha, năng suất đạt 53,95 tạ/ha, sản lượng
1.230/1.163 tấn đạt 106% so với cùng kỳ đạt 98%, lúa lai 50 ha, năng suất đạt
62/ha, sản lượng đạt 310 tấn đạt 67%; ngô vụ xuân: 20 ha, năng suất 42 tạ/ ha,
sản lượng 84 tấn, ngô vụ đông 2014 chuyển 26 ha, năng suất 42 tạ, sản lượng
109 tấn. Tổng sản lượng lương thực vụ xuân 1.423/1.355 tấn đạt 105 kế hoạch,
so với cùng kỳ đạt 106 %.
Lúa mùa có 275 ha, năng suất 48,8 tạ, sản lượng 1.342,5/1.368 tấn đạt
98% . Lúa lai có 40ha, năng suất đạt 62 ta/ ha, sản lượng 248 tấn đạt 80% kế
hoạch, ngô 20 ha năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 84 tấn đạt 100% kế hoạch. Tổng
sản lượng lương thực vụ mùa 1.426/1.437 tấn đạt 99% huyện giao, đạt 96,6%
so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích các loại cây hoa mầu khác giảm nhưng sản lượng cây hoa màu
cũng đạt được: lạc 09 ha, năng suất 16 tạ/ha đạt 14,4 tấn đạt 103% kế hoạch
huyện giao; đậu tương 03 ha, năng suất 15 tạ/ ha, sản lượng 4,5 tấn đạt 100%;
khoai lang 06 ha năng suất 70 tạ/ ha đạt 42 tấn đạt 32% kế hoạch; rau các loại
13 ha, năng suất 166 tạ/ha đạt 215,8 tấn đạt 39% kế hoạch huyện giao.
2.1.2. Chăn nuôi
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng là ngành kinh tế quan trọng đem lại
nguồn thu nhập trong đời sống của người dân trong xã Vô Tranh. Các loại vật
nuôi phổ biến của cư dân ở đây là:
44
Trâu, bò: Trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 1996, do nhu
cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, nên số lượng trâu, bò nuôi trong
khoảng thời gian này khá lớn, toàn xã Vô Tranh có 800 con trâu tập thể, đàn
trâu hộ gia đình là 400 con... Đến năm 1997, đàn trâu của cả xã có 1.312 con
đảm bảo sức kéo cho nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, số hộ nuôi trâu bò rất ít bởi phần lớn trong sản
xuất nông nghiệp sử dụng máy cày. Vì vậy, số lượng trâu, bò có chiều hướng giảm.
Năm 2013 toàn xã có 180 con trâu, đến năm 2015 chỉ còn 157 con.
Nuôi lợn: Các giống được nuôi phổ biến trước đây như: lợn đen, lợn
móng cái... lợn chăn nuôi theo kiểu tận dụng thức ăn dư thừa trong sinh hoạt,
chứ chưa chú trọng về đầu tư và năng suất chăn nuôi. Do vậy, năng suất không
cao. Năm 1997, đàn lợn của xã Vô Tranh đạt 3500 con với tiêu chuẩn xuất
chuồng 60 kg/đầu lợn. Năm 2013 tăng lên 20.000 con, xuất chuồng đạt 1.700
tấn thịt lợn hơi.
Nhờ sự hỗ trợ của ngân hàng huyện Phú Lương nhiều hộ đã được vay
vốn và mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình: Vườn - ao - chuồng
( V-A-C) đem lại hiệu quả kinh tế, vì thế, đời sống nhiều hộ gia đình được cải
thiện hơn. Quy mô chăn nuôi ngày càng mở rộng, số lợn, gà tăng nhanh. Các
biện pháp chăn nuôi theo hướng công nghiệp ngày càng được nhân rộng, việc
phòng chống dịch bệnh cũng được chú trọng, kịp thời ngăn chăn các ổ dịch
bệnh, đem lại hiệu quả cao cho nhành chăn nuôi.
Kinh tế trang trại của xã Vô Tranh từ năm 2001 đến năm 2005 khá phát
triển, các cấp chính quyền đã tích cực tuyên truyền động viên nhân dân tham gia
thực hiện đề án phát triển các mô hình kinh tế trang trại theo sự chỉ đạo và hỗ trợ
nguồn vốn của Nhà nước. Tính đến 2005, toàn xã có hàng chục trại chăn nuôi gia
đình với quy mô nhỏ từ 15 đến 50 con lợn và hàng trăm con gà. Công tác phòng
45
chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ. Hằng năm xã đều tổ chức tốt
công tác tiêm phòng cho gia súc và gia cầm, kịp thời phát hiện và ngăn chặn khi
có dịch bệnh. Nhờ đó mà hầu như xã không có dịch bệnh.
Giai đoạn 2006 đến 2010, mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ của xã
được duy trì và phát triển. Cả xã năm 2010 có 2 trang trại và 17 gia trại.
Năm 2015, hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi lợn, nhiều là trang trại
lớn lên đến hàng trăm, hàng nghìn con. Nhiều hộ gia đình nuôi từ 10 đến 30
con lợn thịt, khoảng 5 đến 10 con lợn nái,.. tiêu biểu như gia đình ông Lê Văn
Nhàn (xóm Toàn Thắng) nuôi 50 lợn thịt, 8 lợn nái và đang gây thêm khoảng
20 con nái cao sản. Từ khi nuôi lợn, đã tăng thêm thu nhập cho gia đình 200
đến 300 triệu đồng/năm.
Bảng 2.4: Số lượng gia súc, gia cầm năm 2012 , 2015
Loại gia súc,
gia cầm
Đơn vị
tính
Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm
2012 2015
Lợn Con 20.000 70.000
Trâu Con 180 157
Bò Con 8 26
Gia cầm Con 70.000 40 vạn
(Nguồn: Văn phòng UBND xã cung cấp)
Bảng số liệu trên cho thấy, số lượng chăn nuôi gia súc gia cầm trong xã
tăng nhanh. Đặc biệt là lợn và gà, lợn 20.000 con (năm 2012) tăng lên 70.000
con (năm 2015) tăng 50.000 con chiếm 71%. Đàn gia cầm (gà) tăng mạnh lên
40 vạn con (năm 2015). Do nhu cầu sức kéo giảm nên số trâu giảm 23 con
chiếm 15% tổng số, bò tăng 18 con chiếm 69%. Nguyên nhân do công tác
phòng chống dịch bệnh được chỉ đạo sát sao. Tập trung chỉ đạo phòng chống
46
dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm; triển khai công tác tiêm phòng trên địa bàn,
đảm bảo an toàn (trong đó: Tụ huyết trùng trâu, bò là 100 liều; LMLM lợn 500
liều; tụ dấu lợn 900 liều; dịch tả lợn 1000 liều; tiêm phòng bệnh dại chó là
2.071 liều đạt 94,1% kế hoạch giao).
Chăn nuôi gia cầm, thủy sản: Chủ yếu các hộ chăn nuôi gà, vịt, ngan với
số lượng ít, trung bình khoảng từ 5 đến 10 con/hộ, phần lớn là gà và nuôi theo
hướng kiêm dụng để cải thiện nhu cầu thực phẩm hằng ngày, phương thức chăn
nuôi thả rông, tận dụng vườn, đồi, ruộng lúa sau thu hoạch và thức ăn dư thừa
trong sinh hoạt hằng ngày, chưa chú trọng vệ sinh, phòng bệnh, năng suất hiệu
quả chăn nuôi.
Ngoài chăn nuôi gia cầm, để tận dụng triệt để nguồn ao, đầm, nước, hàng
năm, bà con còn thả cá, tôm nuôi đem lại nguồn thực phẩm đáng kể cho các hộ
gia đình. Góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Sản lượng cá đạt khoảng
27 tấn năm 2000. Năm 2005, đạt 30 tấn, tăng 5% so với những năm trước. Đến
năm 2015, đạt 37 tấn nâng mức thu nhập của người dân lên trên 1 triệu
đồng/người/năm
2.2. Sinh kế khác
2.2.1. Tiểu thủ công nghiệp
Song song với trồng trọt và chăn nuôi, một số hộ gia đình còn mở các
xưởng sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ sản xuất và hàng hóa phục vụ
nhu cầu thiết yếu của người dân. Trong toàn xã có 2 hợp tác xã hoạt động có
hiệu quả. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là nơi cung ứng hầu hết các mặt hàng
phân bón thuốc trừ sâu, thuốc thú y,...với doanh thu bình quân 1 tỷ đồng/năm.
Các làng nghề chuyên sản xuất chè và chế biến hoa quả tươi tuy mới thành lập
nhưng đã có doanh thu ổn định. Đây là hướng đi mới của chính quyền tạo điều
kiện cho bà con phát triển, góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho bà
47
con trong xã, tạo nên thương hiệu cho các làng nghề địa phương. Năm 2013
được cục sở hữu trí tuệ cấp bằng công nhận nhãn hiệu tập thể làng nghề chè Vô
Tranh (Toàn Thắng, Thống Nhất 1, Trung Thành 2, Thống Nhất 4,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_sinh_ke_cua_cu_dan_xa_vo_tranh_huyen_phu_luong_tinh.pdf