Luận văn Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 - 2005)

NỘI DUNG . 10

Chương 1: TÌNH HÌNH SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI

NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1988 . 10

1.1. Vài nét về tỉnh Thái Nguyên . 10

1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất ở Thái Nguyên trước năm 1988 . 18

1.3. Phương thức khai thác ruộng đất . 46

Chương 2: SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI NGUYÊN SAU

KHOÁN 10 (1988 – 2005) . 57

2.1. Những chuyển biến về sở hữu ruộng đất . 57

2.2. Phương thức khai thác ruộng đất . 85

2.3. Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu

ruộng đất cho nông dân . 99

KẾT LUẬN .109

Tài liệu tham khảo .114

Phụ lục

pdf125 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 - 2005), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lƣợng (tấn) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 1982 5 681 21.25 8 798 1983 5 682 20.06 8 574 1984 5 697 24.08 11 013 1986 5 346 24.27 12 979 1987 5 349 25.00 13 447 Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, Tỉnh uỷ Thái Nguyên rất quan tâm đến công tác thuỷ lợi. Trong vòng 6 năm (1955- 1960), toàn tỉnh đã xây dựng được 1 công trình thủ nông (gồm 8 đập, 2 hồ chứa nước và 1 trạm bơm), tiến hành sửa chữa, tu bổ, làm mới hàng trăm km kênh mương nội đồng. Đồng thời, tỉnh cũng tiến hành đắp trên 2600000 m3 đất, đá, đổ gần 1000 m3 bê tông, tu sửa và nâng cấp được một hệ thống đê, kè, đưa tổng diện tích gieo cấy lúa được nước lên 31.855 ha, tăng 2,5 lần so với năm 1955.[56, 340] Từ năm 1961- 1965, công tác làm thuỷ nông của tỉnh tiếp tục được coi trọng. Trong phạm vi toàn tỉnh đã dấy lên phong trào “thi đua làm thuỷ lợi” và được đông đảo nhân dân tham gia. Toàn tỉnh đã có hàng trăm đội thuỷ nông được thành lập. Thông qua phong trào “Thi đua làm thuỷ lợi”, hàng chục công trình thuỷ nông được xây dựng và đưa vào hoạt động. Đáng chú ý nhất là các hồ Tân Hoà, Tân Kim (huyện Phú Bình), các đập Bến Động (Phổ Yên), Hoàng Nông, Rừng Chùa (Đại Từ), Nà Kháo (Võ Nhai), Ngàn Me (Đồng Hỷ). Ngoài ra còn có hàng ngàn km mương, máng được làm mới, tu sửa, đảm bảo dẫn nước vào đồng ruộng. Vì thế có hàng ngàn ha ruộng đất đã được chủ động tưới và tiêu nước, hàng ngàn ha ruộng đất trước kia chỉ cấy được một vụ hoặc bỏ hoang, nay có thể cấy được hai vụ. Cho đến năm 1973, công trình thuỷ lợi Hồ Núi Cốc chính thức được xây dựng. Công trình thuỷ lợi này có diện tích mặt hồ rộng 2500 ha, dung tích chứa nước là 175 000 000 m3. Đây là một công trình thuỷ lợi có tầm cỡ của miền Bắc và cũng là công trình lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Công trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 thuỷ lợi này được hoàn thành sẽ cung cấp nước phục vụ cho sản xuất của Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên, Khu công nghiệp Gò Đầm và nước tưới cho 12 000 ha lúa hai vụ thuộc các huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, giúp cho phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi, tạo điều kiện để thúc đẩy nền nông nghiệp Thái Nguyên phát triển theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, hồ Núi Cốc còn cung cấp nước sinh hoạt phục vụ đời sống nhân dân, tạo nên một vùng sinh thái có phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, có khả năng phát triển du lịch. [57, 151-152] Nhờ có những công trình thủy nông như trên được xây dựng và đi vào hoạt động có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển, làm cho việc khai thác và sử dụng ruộng đất có hiệu qủa hơn. Nếu như trước kia các công trình thuỷ nông lớn chưa được xây dựng thì những vùng trũng thường xuyên bị ngập úng, những vùng cao thường xuyên thiếu nước, do đó, việc canh tác rất khó khăn, nguồn tài nguyên đất đai bị bỏ phí. Từ khi có các công trình thuỷ nông lớn đi vào hoạt động, công tác tưới tiêu được chủ động, cho nên nhiều diện tích gieo cấy một vụ có thể chuyển thành hai vụ, tạo điều kiện cho việc thâm canh trên đồng ruộng. Để khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai sẵn có và tăng năng suất cây trồng, một loạt các biện pháp kỹ thuật đã được nông dân Thái Nguyên áp dụng rộng rãi. Việc làm phân bón, làm ruộng thí nghiệm, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong lai tạo giống, thả bèo dâu… được thực hiện. Ngoài phân chuồng, lượng phân hoá học được đưa vào sản xuất, các giống lúa mới có năng suất cao được nghiên cứu, thử nghiệm và được đưa vào trồng trên diện rộng. Để nắm được sơ bộ về khâu áp dụng tiến bộ kỹ thuật trên đồng đất Thái Nguyên, chúng tôi xin lấy ví dụ ở các huyện Đại Từ, Phú Bình. Năm 1967, các huyện Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên diện tích ruộng được thả bèo hoa dâu tăng 1 855 ha so với năm 1966, diện tích lúa cấy thẳng hàng tăng 1 957 ha, ngâm mạ kỹ thuật theo lò 540C và chọn lọc giống tăng 12% đến 32,1%, diện tích lúa mới có năng suất cao tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 từ 11,9 lần, lượng phân hữu cơ bón cho lúa chiêm tăng 400 kg/ ha, bón cho lúa mùa tăng 610 kg/ ha. [57, 51] Như vậy, việc khai thác ruộng đất trong thời kỳ tập thể hoá ruộng đất cũng như sản xuất nông nghiệp có những bước tiến hơn so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của Thái Nguyên vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Tình trạng quảng canh, độc canh còn phổ biến mà lúa là cây trồng chủ yếu. Một số loại cây công nghiệp và hoa màu khác có giá trị, phù hợp với thổ nhưỡng ở Thái Nguyên như: chè, cà phê, đậu tương… lại chưa được đầu tư đúng mức. Cho nên, sự phát triển nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế mà Thái Nguyên đã có. * Tiểu kết chương 1: Thái Nguyên là một tỉnh có một vị trí rất quan trọng cả về kinh tế lẫn quân sự. Đây là tỉnh đệm, nối các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, vùng giàu tài nguyên, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông- lâm- công nghiệp và dịch vụ nhất là tiềm năng về nông nghiệp. Tỉnh Thái Nguyên là địa bàn cư tụ lâu đời của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng đông nhất vẫn là người Kinh. Đây cũng là tỉnh thu hút nhiều người dân di cư từ các tỉnh khác đến để sinh cơ lập nghiệp. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tại Thái Nguyên tồn tại chế độ chiếm hữu và phương thức khai thác, bóc lột phong kiến đối với ruộng đất. Giai cấp địa chủ là bộ phận bao chiếm nhiều ruộng đất, bóc lột bằng thuê mướn nhân công và địa tô. Ngược lại, giai cấp nông dân, nhất là bộ phận bần, cố nông lại không có ruộng hoặc ít có ruộng, do đó nguồn sống chính của họ phải đi lĩnh canh ruộng đất và làm thuê, làm mướn. Trên thực tế, các làng bản của Thái Nguyên vẫn tồn tại một bộ phận ruộng đất công và bán công. Ngoài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 ra còn một số ruộng đất của các nhà thờ. Đây là công cụ để các cha cố bóc lột địa tô đối với giáo dân. Khi đặt ách cai trị lên đất Thái Nguyên, thực dân Pháp đã thấy được Thái Nguyên là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng. Chúng đã thiết lập ở đây hệ thống đồn điền đa canh và chuyên canh - một hình thức khai thác bóc lột ruộng đất nhanh chóng và vốn đầu tư không lớn nhưng lại đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1957, ở Thái Nguyên có sự biến đổi trong các hình thức sở hữu ruộng đất. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, của phú nông từng bước được xoá bỏ thông qua các chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta mà cao nhất vẫn là cuộc Cải cách ruộng đất. Thông qua đó, chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân theo hình thức hộ gia đình được xác lập. Tuy nhiên, do nhận thức còn cứng nhắc, giáo điều về chủ nghĩa xã hội mà từ 1958 trở đi, toàn bộ miền Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã tiến hành tập thể hoá toàn bộ ruộng đất và sản xuất nông nghiệp. Do đó, sở hữu ruộng đất tập thể đã dần thay thế cho hình thức cá thể theo hộ gia đình. Tuy nhiên, khi ruộng đất được tập thể hoá lại xuất hiện nhiều mặt hạn chế. Ruộng đất rơi vào tình trạng lãng phí trong quản lý và sử dụng. Đặc biệt chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất làm cho nông dân Thái Nguyên không thiết tha với ruộng đồng, do đó không tạo ra động lực vật chất để thúc đẩy họ tích cực sản xuất. Từ thực tế này đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải gấp rút có những giải pháp đồng bộ và hữu hiệu để khắc phục tình trạng trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Chƣơng 2 SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI NGUYÊN SAU KHOÁN 10 (1988- 2005) 2.1 NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT 2.1.1. Một số chủ trƣơng của Đảng và các chính sách, pháp luật về ruộng đất Bước vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến. Các nước tư bản chủ nghĩa sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng đã đi vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, biết điều chỉnh và sắp xếp cơ cấu sản xuất hợp lý. Từ đó làm cho nền kinh tế của các nước tư bản từng bước được phục hồi và sau đó tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao. Trong khi các nước tư bản đã thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển đi lên thì các nước xã hội chủ nghĩa mà trước hết là Liên Xô lại chủ quan cho rằng, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được thiết lập vững chắc sẽ không bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới. Cho nên, Liên Xô chậm thích nghi, chậm sửa đổi cho phù hợp với tình hình. Trong điều kiện mới, những mô hình và cơ chế cũ vốn đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế yếu kém lại càng trở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 nên không thích hợp, thậm chí trở thành vật cản đối với sự phát triển của xã hội. Hơn thế nữa, các hiện tượng vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, thiếu công bằng, dân chủ tiếp tục diễn ra. Điều này đã gây nên sự mất ổn định và dẫn đến khủng hoảng. Tại Việt Nam, sau ngày miền Nam được giải phóng (1975), nước ta từ chỗ đồng thời phải thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền Nam, Bắc đến chỗ chỉ thực hiện một chiến lược cách mạng duy nhất trên phạm vi cả nước - chiến lược Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trải qua 10 năm thực hiện cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa (1976 – 1985), đất nước ta có nhiều chuyển biến rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống. Những khó khăn đó ngày càng lớn làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng gay gắt. Để khắc phục khó khăn, đưa đất nước vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng, tất yếu chúng ta phải tiến hành đổi mới. Đáp ứng yêu cầu trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần tứ VI được triệu tập từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986 tại Hà Nội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Trong đó, quan điểm của Đảng ta là: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những nhận thức đúng đắn về chủ xã hội, bằng những hình thức, bước đi đúng đắn và biện pháp thích hợp. Xuất phát từ những nhiệm vụ bao trùm và mục tiêu tổng quát, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định những mục tiêu cụ thể về kinh tế cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là: “1. Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ. Hướng mọi cố gắng vào việc đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu của xã hội, dần dần ổn định và tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, ổn định đời sống nhân dân phải đi đôi với đảm bảo yêu cầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để đủ sức tiếp nhận và đưa vào tái sản xuất mở rộng vốn vay và viện trợ của nước ngoài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 2. Bước đầu tạo ra cơ sở kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất. 3. Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể một cách toàn diện, cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối, làm cho thành phần kinh tế này giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện tính ưu việt về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, thu nhập của người lao động và tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá.”[40, 389-390] Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được triệu tập là mốc mở đầu đánh dấu sự đổi mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cùng với vấn đề đổi mới toàn diện đất nước, vấn đề đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp được Đảng ta quan tâm và đề ra được những chủ trương đúng đắn. Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, những chủ trương của Đảng ta mặc dù chỉ tập trung vào việc cải tiến cơ chế quản lý trong nội bộ các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, nhưng kết quả của quá trình thực hiện chủ trương đó lại dẫn tới những thay đổi lớn, thậm chí là thay đổi mang tính chất cách mạng về quan hệ ruộng đất trong nông nghiệp, nông thôn nước ta. Đó là mối quan hệ giữa con người với nhau về quan hệ ruộng đất. Tuy nhiên, ở nước ta nó lại được biểu hiện tập trung và trước hết ở quyền sử dụng ruộng đất- một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu về ruộng đất. Những văn bản tác động trực tiếp đến quan hệ ruộng đất trong nông nghiệp của Đảng và Chính phủ ta làm thay đổi căn bản quan hệ ruộng đất ở nước ta từ thập niên 80 của thế kỷ thứ XX đến nay phải kể đến một số văn bản chủ yếu sau: Trước hết chúng ta phải kể đến Chỉ thị 100 – CT/TW ra ngày 31/1/1981 về Cải tiến công tác Khoán, mở rộng Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã. Đây chính là “Bước đột phá mở đường cho quá trình đổi mới quản lý trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Chỉ thị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 đã hợp thức hoá hiện tượng Khoán chui của số hợp tác xã, xoá bỏ tình trạng cấp trên ngăn cấm, cấp dưới làm chui về Khoán gọn từng khâu công việc cho người lao động chủ động thực hiện.”[100, 40] Ngày 5/4/1988, Bộ chính trị đã ra nghị quyết 10 (khoá VI) về tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và chuyển kinh tế nước ta từ trạng thái tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hoá cũng như sự tồn tại khách quan lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần trong đó có kinh tế tư nhân, cá thể trong nông thôn. Theo tinh thần đó, Đảng ta chủ trương giao đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân. Chủ trương này của Đảng thực sự đã hợp với lòng dân, tạo ra động lực to lớn trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ra đời là mốc đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện chủ trương ấy đã bộc lộ dần những bất hợp lý về quản lý ruộng đất trong nông thôn trước đây. Điều này đã dẫn đến những phức tạp về vấn đề ruộng đất. Trước tình hình đó, ngày 31/8/1988, Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 47 – CT/TW về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất. Phương hướng giải quyết vấn đề ruộng đất được nêu ra trong Chỉ thị là: - Đảm bảo phát triển sản xuất hàng hoá, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nông dân. - Giải quyết vấn đề ruộng đất gắn với việc làm trong sạch đội ngũ cán bộ, Đảng viên. Từ những phương hướng giải quyết vấn đề ruộng đất như trên, Bộ chính trị chủ trương giải quyết vấn đề ruộng đất như sau: - Không dũ rối, không dỡ ra toàn bộ vấn đề ruộng đất. Chỉ xem xét và giải quyết từng vấn đề, từng trường hợp cụ thể một cách thấu đáo. - Phát huy tinh thần dân chủ công khai để giải quyết vấn đề ruộng đất trong nông thôn. Đảm bảo ổn định sản xuất, ổn định chính trị và xã hội trong nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 - Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm luật đất đai năm 1988. [100, 44-45] Các biện pháp trên của Chỉ thị 47 – CT/TW đã góp phần giải quyết được một cách cơ bản những rối ren về ruộng đất trong nông thôn ở một số tỉnh trung du miền núi và các tỉnh phía Nam. Trên thực tế, các hộ nông dân về cơ bản đã có ruộng đất. Đất đai được giao cho những người thực sự có nhu cầu cũng như có khả năng sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Cùng với những nội dung đổi mới trong Nghị quyết 10 của Bộ chính trị thì Nghị quyết của Hội nghị Trung ương (khoá VI, tháng 3/1989) “đã tiến một bước dài trong việc xác định lại vị trí của kinh tế hộ gia đình, vai trò, quyền lợi của người lao động. Hộ gia đình được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân dần dần đóng vai trò chủ thể trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Điều đó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, với trình độ của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp hiện nay”[83, 21] Bên cạnh những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ta như trên đã thể hiện rõ chủ trương, đường hướng của Đảng ta về vấn đề ruộng đất. Để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước ta cũng có nhiều chính sách để giải quyết về vấn đề ruộng đất. Ngày 8/1/1988, Nhà nước đã ban hành Luật Đất đai. Luật này một lần nữa khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước. Nhà nước giao ruộng đất lâu dài và ổn định cho các nông, lâm trường, hợp tác xã, cá nhân. Trong luật Đất đai năm 1988 có một số nội dung thể hiện sự thay đổi cơ bản quan hệ ruộng đất về mặt pháp lý như: - Nhà nước không chỉ giao đất cho các tổ chức, mà còn giao đất cho cả các cá nhân sử dụng lâu dài và ổn định. - Cho phép người được giao quyền sử dụng được bán thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất. - Nâng mức đất giao cho các hộ làm kinh tế gia đình từ 5 đến 10%. - Quy định những nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Nhìn chung, Luật đất đai được ban hành ngày 8/1/1988, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Bởi vì, một số nội dung của luật này còn chưa theo kịp được so với những thay đổi tất yếu về quan hệ ruộng đất. Đến tháng 7/1993, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật đất đai mới. Theo đó, Chính phủ cùng các cơ quan có thẩm quyền đã có một số văn bản dưới luật để triển khai luật đất đai. Trong đó, quan trọng nhất là Nghị định 64- CP của Chính phủ về giao đất cho hộ gia đình nông dân. Với Luật đất đai, Nhà nước ta đã chính thức giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân (cây ngắn ngày: 20 năm; cây dài ngày: 2 chu kỳ sản xuất- 50 năm). Người nông dân không chỉ được quyền sử dụng mà còn được quyền thừa kế, thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê đất đai. [83, 21] Trên cơ sở nắm vững những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề ruộng đất, nông nghiệp như trên, tỉnh Thái Nguyên đã vận dụng một cách sáng tạo cho phù hợp với đặc thù của tỉnh. Điều này được thể hiện rõ nét qua một số Chỉ thị, Nghị quyết của tỉnh. Ngay sau khi nhận được dự thảo Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, vào đầu năm 1988, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã tiến hành tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 100 và ra Nghị quyết 05- NQ/BT Về hoàn thiện cơ chế Khoán sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp. Trong đó, Nghị quyết 05 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã nêu rõ về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất là: - Đối với đất đai : + Phải cho người dân hiểu rõ sự khác nhau giữa chế độ sở hữu đất đai và chế độ sở hữu kinh doanh đất đai, hiểu và làm đúng luật đất đai vừa ban hành, ổn định cả về diện tích và mức khoán cho người lao động ít nhất là 5 năm đối với đất nông nghiệp. Đất đồi, rừng theo chu kỳ từng loại cây trồng. Người lao động khi được giao đất đồi và đất rừng để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày, cây rừng được quyền tự tiêu thụ, được thừa kế những sản phẩm trồng trên đất đó và được Nhà nước bảo hộ như những tài sản riêng khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 + Việc điều chỉnh đất đai đối với những hộ sản xuất kém, nợ nần dây dưa để giao cho những người sản xuất giỏi, kinh doanh tốt là rất cần thiết nhưng phải đưa ra Đại hội xã viên quyết định. Ở những vùng mà đất canh tác bình quân đầu người cao có thể giao thêm cho những hộ có khả năng vốn, lao động và kinh doanh giỏi nhiều hơn, không giao kiểu bình quân. Về nguyên tắc, đất đai phải được kinh doanh có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích. [68, 2] Trên cơ sở vận dụng Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5/4/1988) và Nghị quyết 05- NQ/BT của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, ngày 25/8/1988, Ban thường vụ tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 08- NQ/BT Về một số biện pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết Bộ chính trị “Đổi mới quản lý kinh tê nông nghiệp”. Trong Nghị quyết 08- NQ/BT của Ban thường vụ tỉnh uỷ có những nội dung liên quan đến vấn đề ruộng đất, nông nghiệp của tỉnh như sau: “ 1. Đối với các hợp tác xã nông nghiệp: - Ở những nơi ruộng ít, rừng và đất rừng nhiều, bình quân lương thực dưới 200 kg/ người hướng các hợp tác xã đi vào kinh doanh rừng và đất rừng là chính, sản phẩm hàng hoá từ rừng và đất rừng là chủ yếu, sản xuất lương thực tại chỗ để tự trang trải. - Trong quá trình phân công lao động, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước thực hiện “ai giỏi việc gì làm nghề đó”. Những nơi ruộng ít và đất nhiều có thể áp dụng hình thức đấu thầu sản xuất, trước hết ở những nơi ruộng đất, ao hồ đang bị hoang hoá và nơi sản xuất khó khăn. - Tổ chức học tập kỹ luật đất đai trong nhân dân, làm rõ quyền sở hữu và sử dụng đất đai, để cán bộ và nhân dân hiểu và làm đúng theo pháp luật. - Giải quyết khẩn trương tình trạng tranh chấp đất đai hiện nay trên cơ sở Luật đất đai của Nhà nước bằng cả 3 biện pháp hành chính, kinh tế và giáo dục. Những người cố tình vi phạm Luật đất đai phải được xử lý kịp thời theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước quy định. - Ổn định quy mô hợp tác xã như hiện nay. Ở những nơi thật sự bất hợp lý làm cho sản xuất kinh doanh không có hiệu quả thì có thể xem xét lại quy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 mô nhưng phải do Ban thường vụ huyện uỷ xét duyệt và Đại hội xã viên quyết định. Những nơi núi rừng xa xôi, điều kiện sản xuất tập thể khó khăn, hợp tác xã chỉ là hình thức, các huyện phải trực tiếp chỉ đạo củng cố, sau khi tổ chức lại sản xuất vẫn không có hiệu quả thì lựa chọn hình thức quản lý thích hợp với đặc điểm của từng vùng. - Từ nay đến kết thúc thu hoạch vụ mùa, các huyện phải chỉ đạo các cơ sở kết thúc thực hiện Nghị quyết 05 của Ban thường vụ tỉnh uỷ trên cả ba mặt: chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và phân phối trong hợp tác xã, chế độ quản lý và phân phối trong hợp tác xã nông, lâm nghiệp để có biện pháp uốn nắn kịp thời những lệch lạc trước khi triển khai vụ Đông - Xuân tới. 2. Đối với kinh tế gia đình - Khuyến khích kinh tế gia đình theo đúng chính sách của Trung ương quy định, hướng các gia đình phát triển vườn cây ăn quả, cây công nghiệp, vườn rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm làm tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm sản, dịch vụ… Sản phẩm làm ra, gia đình được quyền sử dụng và bán ở những nơi có lợi nhất, các tổ chức kinh tế Nhà nước và tập thể tăng cường làm dịch vụ cho kinh tế gia đình. 3. Đối với kinh tế cá thể và tư nhân - Những vùng đất đai rộng, mặt nước chưa khai thác tuỳ tình hình cụ thể cho thuê hoặc giao quyền sử dụng một số đất ruộng, đất rừng, mặt nước để hộ cá thể, tư nhân kinh doanh theo đúng pháp luật, chính sách Nhà nước. Trừ phần nộp thuế bằng hiện vật (nếu có) và bán sản phẩm cho Nhà nước theo hợp đồng kinh tế đã ký, các hộ cá thể, tư nhân được lựa chọn khách hàng và địa điểm tiêu thụ có lợi nhất để bán các sản phẩm làm ra. - Kinh tế cá thể và tư nhân phải thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước, chịu sự kiểm kê và kiểm soát của các tổ chức quản lý Nhà nước theo chức năng.”[70, 2-3] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 Trong Nghị quyết số 11- NQ/BT của Hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 14 Về phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1990 cũng đề ra nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề nông nghiệp và sở hữu ruộng đất. Trong đó, Nghị quyết chỉ rõ: “ - Về kinh tế: + Phải tiếp tục đi sâu vào công cuộc đổi mới, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang chế độ hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, từng bước khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, sắp xếp lại sản xuất đầu tư có trọng tâm tạo ra các mũi nhọn kinh tế hàng hoá của địa phương. + Trong kinh tế tập thể nông nghiệp ổn định cơ chế khoán theo tinh thần Nghị quyết 10 và 22 của Bộ chính trị. Xây dựng và xác định quy mô hợp tác xã phù hợp với điều kiện, trình độ của từng địa phương, từng vùng. Chủ trương chỉ đạo phát triển kinh tế hộ ở các vùng miền núi, gắn phát triển kinh tế gia đình, kinh tế hộ với kinh tế kinh tế đồi rừng. Tiến hành phân công lao động hợp lý cho kinh tế đồi rừng…” [63, 1] Như vậy, những chủ truơng chính sách về ruộng đất, nông nghiệp như trên của Đảng, Nhà nước cũng như của Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã tác động rất lớn đến tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên. Những chủ trương, chính sách trên đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là người nông dân. Mặt khác, những chủ trương, chính sách đó đã “ tạo ra cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề gay gắt về ruộng đất. Tinh thần của các văn bản đó đã từng bước cụ thể hoá, thể chế hoá quyền và nghĩa vụ của những người được giao đất. Từ quan niệm chung về quyền sở hữu của Nhà nước đối với ruộng đất, dưới cấp tối cao đó là các doanh nghiệp Nhà nước và các hợp tác xã, đến chỗ thừa nhận cá nhân cũng có thể được giao đất; thừa nhận một phần thành quả lao động trên đất là hàng hoá có thể sang nhượng. Có thể nói, những thay đổi về mặt pháp lý, chính sách, chủ trương của Nhà nước, của Đảng ta, trong quan hệ ruộng đất đang thích ứng dần với xu thế phát triển tất yếu của cơ chế thị trường, đó là những căn cứ để uốn nắn những xu thế lệch lạc, những xu thế quá khích dẫn Số hóa bởi Trung tâm H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1.pdf
Tài liệu liên quan