Luận văn So sánh chế độ thuộc địa của Anh và Pháp ở châu Á qua trường hợp Ấn Độ và Việt Nam (giữa thế kỷ XIX-giữa thế kỷ XX)

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU.4

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA THỰC DÂN

QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀO ẤN ĐỘ, VIỆT NAM CỦA

ANH, PHÁP.11

1.1. Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa thực dân .11

1.1.1. Quá trình ra đời và vị trí lịch sử của chủ nghĩa thực dân.11

1.1.2. Một số khái niệm và cách nhìn nhận về chủ nghĩa thực dân .13

1.1.3. C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I Lênin nhìn nhận về chủ nghĩa thực dân. .16

1.1.4. Hình thức biểu hiện của chủ nghĩa thực dân.19

1.2. Quá trình xâm lược Ấn Độ và Việt Nam của Anh và Pháp .23

1.2.1. Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ.23

1.2.1.1. Tình hình của Ấn Độ trước khi thực dân Anh xâm lược .23

1.2.1.2. Quá trình xâm lược của thực dân Anh .26

1.2.1.3. Sự cai trị của Anh ở Ấn Độ trước năm 1858 .31

1.2.2. Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.37

1.2.2.1. Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược.37

1.2.2.2. Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp .41

1.2.2.3. Tiến trình xâm lược của Pháp vào Việt Nam (1858-1897).45

Chương 2. NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CHẾ

ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA ANH VÀ PHÁP TẠI ẤN ĐỘ VÀ VIỆT

NAM (GIỮA THẾ KỶ XIX-GIỮA THẾ KỶ XX) .49

2.1. Về chính trị .51

2.2. Về kinh tế.602.3. Về văn hóa-giáo dục .69

2.4. Về xã hội.80

Chương 3. TÁC ĐỘNG TỪ CÁC CHÍNH SÁCH THUỘC ĐỊA CỦA ANH

VÀ PHÁP ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM .85

3.1. Những tác động tiêu cực từ các chính sách thuộc địa của Anh, Pháp đối với

Ấn Độ và Việt Nam .85

3.1.1. Về kinh tế .85

3.1.2. Về chính trị-xã hội .87

3.2. Những tác động tích cực từ những chính sách thuộc địa của Anh, Pháp đối

với Ấn Độ và Việt Nam.91

3.2.1. Về kinh tế .91

3.3.2. Về chính trị-xã hội .93

3.3.3. Về văn hóa-giáo dục .99

KẾT LUẬN .108

TÀI LIỆU THAM KHẢO.110

PHỤ LỤC

pdf122 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh chế độ thuộc địa của Anh và Pháp ở châu Á qua trường hợp Ấn Độ và Việt Nam (giữa thế kỷ XIX-giữa thế kỷ XX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều khá đa dạng về cây trồng lương thực cũng như công nghiệp. Một mặt, nó giúp cho Việt Nam và Ấn Độ có thể tự cung tự cấp để đảm bảo cuộc sống của người dân, mặt khác chính sự đa dạng về cây trồng này cũng khiến hai nước đều bị thực dân nhòm ngó từ rất sớm. Chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong các thế kỷ XVI, XVII các nước thực dân đã bị quyến rũ bởi những nguyên liệu dồi dào và quý hiếm từ Ấn Độ và Việt Nam. Xét về mặt văn hóa-xã hội, cả hai nước đều có một lực lượng lao động dồi dào và có bề dày văn hóa lâu đời, đặc biệt là Ấn Độ-một trong những quốc gia cổ đại phương Đông đạt được rất nhiều thành tựu. Ấn Độ đã ảnh hưởng rất lớn đến các nước trong khu vực châu Á và Việt Nam cũng nằm trong số đó mà Phật giáo là một dẫn chứng cụ thể. Như vậy, sự tương đồng giữa hai thuộc địa này là một điều rất cần thiết để chúng ta tiến hành đối chiếu và phân tích chế độ thuộc địa cũng như đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Anh và Pháp thông qua những lĩnh vực cụ thể. 2.1. Về chính trị Sau cuộc nổi dậy của binh lính Xipay năm 1857, Nghị viện Anh bồi thường 3 triệu bảng cho mỗi thành viên của Công ti Đông Ấn Độ để giải thể. Sự kiện này đánh dấu giai đoạn hai của quá trình cai trị, đặt thuộc địa được ví như viên ngọc gắn trên vương miện của nữ hoàng Anh này dưới quyền cai trị trực tiếp của chính phủ. Thực dân Pháp tại Việt Nam không có một giai đoạn cai trị gián tiếp trước đó như Anh, sau khi nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858 Pháp đã vừa tiến hành công cuộc bình định, vừa bắt đầu xây dựng xây dựng bộ máy cai trị tại những vùng chiếm được. Và những hành động tại một trong những thuộc địa, căn cứ quan trọng này đều được sự chỉ đạo trực tiếp từ chính phủ Pháp thông qua các nhân vật đại diện. Do đó, có thể thấy rằng cả Ấn Độ và Việt Nam đều nằm dưới sự cai trị trực tiếp của hai đế quốc thực dân. Tuy 52 nhiên, do nhiều nguyên nhân mà trong cách xây dựng chế độ thuộc địa trên lĩnh vực hành chính lại có nhiều điểm khác nhau. Sự khác nhau đầu tiên đó là cơ cấu tổ chức bộ máy hành chánh của Anh ở Ấn Độ ít rườm rà nhưng lại khôn ngoan hơn Pháp. Tại Ấn, “Anh hoàng giao phó quyền thế cho phó vương Ấn Độ (viceroy of India) thay thế cho vị toàn quyền Ấn Độ cũ và trực thuộc Bộ Ấn Độ3F4. Phó vương được phụ tá bởi một hội đồng hành pháp (Executive Council) gồm 6 ủy viên lập nên một Bộ nhỏ với một chuyên viên tài chính, một nhân viên công chính, một chuyên viên tư pháp và những chuyên viên khác” [1, tr.38]. Trong khi đó, ngày 17-10-1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương (bao gồm Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Campuchia sau đó thêm Lào). Đứng đầu Liên bang có Toàn quyền. Cơ quan quyền lực tối cao là Hội đồng tối cao Đông Dương, Chủ tịch Hội đồng là Toàn quyền và các Uỷ viên là giám đốc các công sở, các viên quan cai trị đứng đầu 5 xứ, chủ sự các Phòng Thương mại và Canh nôngVăn phòng phủ Toàn quyền gồm rất nhiều phòng như: Chính trị, Hành chính, Quân sự, Nhân sự và Văn thư. Ngoài ra còn có các cơ quan như: Hội đồng Phòng thủ Đông Dương, Uỷ ban tư vấn về mỏ Sự khéo léo của tổ chức hành chính của Anh ở Ấn Độ thể hiện ở chỗ: Trong khi người Pháp cố gắng sáp nhập những lãnh thổ mới thì người Anh lại xây dựng Ấn Độ trở thành một đế quốc mà trong đó phần thuộc địa của Anh ở Ấn cũng giống như các xứ Ấn Độ thuộc các hoàng gia Ấn (Maharajah) đều do Phó vương cai quản. Về ý tưởng này, ngay từ năm 1689, khi Ấn Độ nằm dưới sự cai trị của công ty ở Ấn Độ thì các giám đốc công ty ở Luân Đôn đã nêu lên nhiệm vụ của công ty:“Sự tăng thu nhập là nội dung lo toan của chúng ta, cũng ngang như chúng ta lo toan đến sự buôn bán của chúng ta; điều đó có nghĩa là chúng ta phải duy trì sức mạnh của mình khi hai mươi sự cố có thể làm gián đoạn sự buôn bán của chúng ta; điều đó cũng có nghĩa là chúng ta phải trở thành một quốc gia ở Ấn Độ; nếu không như thế thì chúng ta chỉ là một số đông những kẻ xâm nhập, được tập hợp bởi hiến chương của đức vua Anh 4Kể từ năm 1858, Anh đã có những sự sửa đổi nhằm tái tổ chức nền hành chính Ấn Độ. Công ti Đông Ấn bị phế bỏ và quyền hành được giao phó cho một Bộ trưởng Ấn Độ thuộc nội các của Anh hoàng và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Vị Bộ trưởng này được phụ tá bởi một hội đồng gồm 15 hội viên được chọn theo những kinh nghiệm họ đã có về Ấn Độ. Nhưng vai trò của hội đồng này chỉ là một vai trò cố vấn về phương diện ngân sách và các dự án cải cách. Bộ trưởng Ấn Độ và hội đồng của ông điều khiển Bộ Ấn Độ (India Office) ở London. 53 quốc, chỉ có thể buôn bán ở nơi nào mà không có ai nắm quyền lực trong tay nghĩ rằng lợi ích của họ là ngăn cản chúng ta”[dẫn theo 4, tr.165]. Thế nhưng, nếu chỉ là một tiểu quốc thì quyền lực của Anh ở Ấn Độ có đáng là bao. Do đó, ngay từ năm 1875-1876, Hoàng tử xứ Wales, tức vua Edward VII sau này đã đến thăm Ấn Độ. Đặc biệt, vào ngày 27-4-1876, nữ hoàng Anh Victoria được tuyên làm Nữ hoàng Ấn Độ, với danh hiệu Victoria Regina Imperatrix, khiến cho tất cả các ông hoàng Ấn Độ trở thành hầu thần của bà và đương nhiên các lãnh thổ của các ông hoàng Ấn Độ nhờ thế sẽ phụ thuộc hoàng gia Anh một cách chặt chẽ hơn. Ngày “1-1-1877, một đại lễ được cử hành tại Delhi, và danh hiệu ấy đã được thừa nhận” [1, tr.44]. Như vậy, chính phủ Anh cho thấy rõ sự chiếm cứ Ấn Độ bởi người Anh có một tính cách đặc biệt: “Anh hoàng thay thế các đại hoàng đế Moghul để cai trị Ấn Độ nhưng vẫn tiếp tục truyền thống của các hoàng đế Moghul” [1, tr.43]. Điều này đã tạo nên một nút thắt giữa sự liên hệ giữa Anh quốc và Ấn Độ, nó tạo cho người Ấn cảm giác về một sự liên tục giữa xứ Ấn Độ trước người Anh và xứ Ấn Độ của người Anh. Một trong những chính sách cơ bản về mặt chính trị của thực dân nói chung đó chính là chính sách “chia để trị”. Anh và Pháp cũng sử dụng thủ đoạn này tại Ấn Độ và Việt Nam. Trong cách tiến hành thủ đoạn này, bộ máy hành chính của Pháp thể hiện rất rõ sự rườm rà, cồng kềnh và sử dụng một số lượng lớn sĩ quan người Pháp. Năm 1897 toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer trong chương trình hoạt động gửi cho Bộ trưởng Bộ thuộc địa đã nêu rằng: “Tổ chức một chính phủ chung cho toàn Đông Dương và tổ chức bộ máy cai trị hành chính riêng cho từng “xứ” thuộc Liên bang” [11, tr.97]. Việt Nam được chia thành ba xứ Nam kỳ, Bắc kỳ và Trung kỳ [xem hình 2.2] trong đó Bắc Kì, Trung Kì là hai xứ bảo hộ còn Nam Kì là đất thuộc địa hoàn toàn của Pháp. Tại Nam Kì, từ năm 1859 đến 1879 được cai trị bằng chế độ võ quan (thời kỳ các đô đốc) và áp dụng chế độ cai trị bằng luật lệ quân sự. Năm 1875, Pháp xóa bỏ tên gọi 6 tỉnh Nam kỳ để chia toàn bộ vùng này thành 4 khu vực hành chính với 20 hạt trực thuộc. Đứng đầu mỗi hạt là quan Tham biện người Pháp, còn các cấp chính quyền dưới tỉnh thì được giữ nguyên thiết chế và vẫn nằm trong sự kiểm soát của những phần tử cường hào cũ để tạo nên cái chiêu bài “Tôn trọng phong tục, luật lệ, tập quán của 54 người An Nam”. Đến năm 1880, Tổng thống Pháp thành lập Hội Đồng Thuộc địa Nam Kì (gồm 16 thành viên trong đó có 4 người Việt) là cơ quan tư vấn về thuế má, thu chi, không được đề cập đến vấn đề chính trị. Chế độ võ quan cai trị được bãi bỏ và các chính khách dân sự (thường xuất thân trong ngành tài chính) được cử sang làm Thống đốc Nam kỳ, giúp việc cho Thống Đốc là Hội đồng Tư vấn; Hội đồng hình sự và các phòng ban khác. Ở cấp tỉnh, nam Kì được chia thành 20 tỉnh, đứng đầu là công sứ người Pháp, ngoài ra còn có phó công sứ ở các tỉnh lớn, Sở Tham biện và hội đồng hàng tỉnh. Đứng đầu thành phố có Chánh, Phó Đốc lí với Toàn Đốc lí và Hội đồng thành phố. Thực dân Pháp vẫn giữ hệ thống chính quyền phong kiến ở dưới làng xã, có xã trưởng, hương trưởng và Hội đồng kì hào. Trung Kì và Bắc Kì là xứ bảo hộ. Sau khi chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất và ký hiệp ước 1874, Pháp đặt chức Đại biện (đặc phái viên) ở Huế để giám sát việc thi hành Hiệp ước. Chức Đại biện này trực thuộc sự chỉ đạo của Thống đốc Nam kì và tồn tại đến tháng 4-1883. Tháng 5-1883, Pháp lại đặt ra một chức vụ khác là Tổng ủy viên của Cộng hòa Pháp tại Bắc kỳ do Harmand đảm nhiệm. Thực chất viên Tổng ủy viên này là người quyết định mọi hoạt động đối ngoại của triều đình Huế. Dưới quyền Tổng ủy viên này là hệ thống quan đầu tỉnh Bắc kì (Công sứ). Tại Huế, Pháp lập một chức Trú sứ - thay mặt cho chính phủ bảo hộ Pháp ở Trung kì. Sau Hiệp ước Patenôtre (1884), hệ thống chính quyền ở Bắc và Trung kì được chia thành 3 cấp: Cấp cao nhất là Trung ương: đứng đầu là viên Tổng sứ, phụ trách chung cả Bắc kỳ và Trung kỳ nhưng chức vụ này vào tháng 5-1889 bị bãi bỏ để tập trung quyền hành vào tay Toàn quyền Đông Dương. Ở Trung Kì, Pháp vẫn duy trì triều đình nhà Nguyễn nhưng vua An Nam không có thực quyền mà do Khâm sứ Trung Kì nắm quyền, ở mỗi bộ đều có một viên chức Pháp đại diện cho Khâm sứ gọi là Hội lí. Ở cấp Kì: ở Bắc kì có Phủ Thống sứ đứng đầu là Thống sứ người Pháp với Hội đồng Bảo hộ giúp việc. Để tách Bắc kỳ ra khỏi sự quản lý triều đình Huế, từ năm 1886 Pháp đặt ra chức quan Kinh lược sứ Bắc kỳ. Viên Kinh lược sứ này có quyền thay mặt triều đình Huế để giải quyết mọi việc ở Bắc kỳ. Trong thực tế lịch sử, các viên quan đại thần giữ chức vụ này đều là những phần tử phản động thân Pháp: Hoàng Cao Khải, Nguyễn Hữu ĐộỞ cấp tỉnh, Trung Kì có 14 tỉnh, Bắc Kì có 26 tỉnh. Đứng đầu tỉnh là viên Công sứ người 55 Pháp, có cơ quan Tòa công sứ giúp việc. Cũng có các bộ phận khác như ở Nam Kì nhưng ở hai nơi này vẫn tồn tại hệ thống tổ chức quan lại cũ của Nam triều, đứng đầu tỉnh là Tổng Đốc (tỉnh lớn) hoặc Tuần phủ (tỉnh nhỏ), Án sát coi việc tư pháp, Bố chính coi việc thuế khóa, Lãnh binh (tỉnh lớn) hoặc Đề Đốc (tỉnh nhỏ) coi việc binh. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu có các Tri phủ, Tri huyện, Tri châu với một số nha thuộc giúp việc như đề lại, lục sự, thừa phái. Về phía Anh, những sự cải cách sau năm 1858 đưa đến cho cả ba châu quận Bengale, Madras và Bombay những hội đồng lập pháp: vào giữa thế kỉ XIX, quyền lập pháp ở trong tay quan toàn quyền ở Calcutta, quyết định cho tất cả Ấn Độ thuộc Anh. “Đạo luật India Council Act năm 1861 thiết lập một hội đồng lập pháp cho xứ Bengale gồm có 12 hội viên mà 3 phải là tư nhân (để cho phép người Ấn có mặt trong hội đồng); đạo luật ấy cũng trả lại quyền lập pháp cho các cơ quan tổng đốc xứ Madras và xứ Bombay. Ngoài ra, đạo luật cũng dự trù sự tổ chức những hội đồng lập pháp trong các tỉnh khác nhau của Ấn Độ: tỉnh Tây Bắc năm 1866, tỉnh Punjab năm 1898. Nhiều cải cách quan trọng khác được thực hiện trong tổ chức quân sự và tư pháp. Các đội quân của Đông Ấn công ti cũ bây giờ được đặt dưới quyền của Anh hoàng nhưng từ nay trở đi chỉ có dân bản xứ mới được làm lính trong các đội quân ấy, dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Anh. Hệ thống tư pháp được thống nhất: kể từ năm 1861 mỗi châu quận có một tối cao pháp viện, có nhiệm vụ xác định luật pháp” [1, tr.38-39]. “Bên cạnh xứ Ấn Độ thuộc địa của Anh quốc vẫn còn tồn tại xứ Ấn Độ thuộc các hoàng gia Ấn [xem hình 2.1]. Để tránh tái lập các lỗi lầm của Lord Dalhousie vài tiểu quốc bị sáp nhập trước kia được trả lại cho các ông hoàng của chúng, như tiểu quốc Baghat và Udaipur. Kinh nghiệm của cuộc nỗi loạn năm 1857 đã khiến chính phủ Luân Đôn ý thức được tính cách nguy hiểm của lòng bất mãn của các ông hoàng Ấn. Sau năm 1858, không có một lãnh thổ của một maharajah nào bị sáp nhập vào Ấn Độ thuộc Anh. Số các tiểu quốc này vào khoảng 600, và chiếm độ chừng 1/3 diện tích của bán đảo, với một dân số sấp sỉ khoảng 60 triệu người. Phần lớn các tiểu quốc ấy nằm giữa bán đảo, chỉ trừ xứ Kashmir là nằm dọc theo biên giới phía Bắc. Mỗi tiểu quốc ấy trên nguyên tắc đều độc lập: công dân của mỗi tiểu quốc phụ thuộc ông maharajah của nó chứ không phải là công dân của Anh quốc; mỗi ông hoàng có quyền đặt ra pháp 56 luật, có quyền đúc tiền riêng, có quyền thu thuế thần dân của mình. Mỗi tiểu quốc được ràng buộc với Anh bởi một hiệp ước riêng, mà trong đó xác định trách nhiệm của nó đối với Anh. Trong số các tiểu quốc ấy, quan trọng nhất là: Tiểu quốc Hyderabad: rộng nhất, với hầu hết dân chúng theo Ấn Độ giáo nhưng được cai trị bởi một ông hoàng theo Hồi giáo, mang danh hiệu là nizam. Vị nizam này rất giàu có, đất của ông ta rộng hơn 100.000 dặm vuông khiến ông trở thành địa chủ lớn nhất bán đảo Ấn Độ. Tiểu quốc Mysore: mới được thiết lập tương đối gần đây. Trong chiến tranh giữa Anh và Pháp ở Ấn Độ, tiểu quốc này đã liên minh với Pháp, cho nên vào năm 1763 diện tích của nó đã bị Anh quốc giảm bớt đi một phần. Vào thế kỷ XIX, tiểu quốc Mysore được coi là một trong những tiểu quốc cấp tiến nhất. Tiểu quốc Kashmir: là tiểu quốc rộng thứ nhì, làm thành một trái độn giữa Ấn Độ và Tây tạng. Dân chúng gồm 4/5 theo đạo Hồi và 1/5 theo Ấn Độ giáo. Tuy có một quá khứ lâu dài nhưng nó chỉ liên quan đến lịch sử Ấn Độ thuộc Anh vào giữa thế kỷ XIX. Xứ Kashmir đã bị sáp nhập bởi dân Sikh nhưng vào năm 1846, quân Anh thắng quân Sikh và chiếm lấy Kashmir. Sau đó chính phủ Anh bán tiểu quốc này cho một ông hoàng Ấn Độ là Gulâb Singh và mỗi năm Kashmir phải cống hiến cho chính phủ Anh một số quân và vài sản phẩm địa phương. Đây là một tiểu quốc rất kém phát triển nhưng nó có vị trí quan trọng để kiểm soát phía nam của dãy Himalaya. Tiểu quốc Baroda: nằm ở phía bắc Bombay, là một trong những tiểu quốc phát triển nhất. Ông hoàng của tiểu quốc này đã mở rộng và cưỡng bách giáo dục tiểu học từ năm 1983 và chế định các cuộc hôn nhân của những người quá trẻ. Tiểu quốc Travancore: ở phía nam miền Dekkan. Tiểu quốc này đã bắt đầu tổ chức giáo dục ngay từ năm 1801” [1, 41-42]. Các tiểu quốc này phần lớn có diện tích rất nhỏ, nhiều khi chỉ là một thành phố với ngoại ô của nó, thậm chí rộng vài mẫu. sự cai trị các tiểu quốc này cũng không tốt đẹp vì các ông hoàng nghĩ đến của cải nhiều hơn là dân chúng. Tuy nhiên, Anh vẫn để các tiểu quốc này tiếp tục tồn tại vì mối bất đồng giữa họ rất lớn, khó dẫn đến một sự thống nhất để đe dọa cho bộ máy cai trị của Anh ở Ấn Độ. 57 Như vậy, Anh và Pháp đã lợi dụng những điểm yếu của Việt Nam và Ấn Độ để thực hiện chính sách “chia để trị”. Ở Việt Nam, do trước đó đã có sự chia cắt đất nước ra Đàng Trong-Đàng Ngoài nên Pháp tiến hành chia Việt Nam ra thành các xứ với bộ máy cai trị phù hợp với đặc điểm của từng khu vực. Ở Ấn Độ, ngoài xứ thuộc địa của mình, Anh tiếp tục duy trì sự tồn tại của nhiều tiểu quốc khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau để cai trị có hiệu quả và ngăn ngừa sự thống nhất dân tộc Ấn. Chính sách là giống nhau nhưng rõ ràng cách cai trị thuộc địa của thực dân Pháp mang tính trực tiếp, cứng nhắc hơn so với thực dân Anh. Điều này có thể chứng minh bằng thực tế là thuộc địa của Pháp luôn có một hệ thống nhân viên chỉ huy người Pháp đông đảo, tạo thành một mạng lưới rộng khắp cả nước. “Vào những năm đầu thế kỷ XX, dân số của Ấn Độ là 325 triệu người, còn của Đông Dương là 15 triệu người, điều đó có nghĩa là dân số Ấn Độ gấp hơn 21 lần dân số Đông Dương. Thế nhưng thật đáng kinh ngạc, số viên chức người Âu phục vụ trong bộ máy thực dân ở Đông Dương lại gần bằng ở Ấn Độ: 4.300 so với 4.898. Người ta đã tính rằng ở Ấn Độ thuộc Anh, cứ 66.150 người dân thì có một viên chức người Âu còn ở Đông Dương thuộc Pháp thì chỉ cần 3.490 người dân đã có một viên chức người Âu rồi” [dẫn theo 3, tr.311]. Phản bác lại điều này là lập luận cho rằng càng nhiều người Tây bao nhiêu thì công cuộc “khai hóa” càng được đẩy mạnh, tiến hành quy củ và đạt hiệu quả bấy nhiêu. Thế nhưng trên thực tế, bằng “một phép so sánh giữa ngành Bưu chính của Ấn Độ và Đông Dương cho thấy, ở Ấn Độ có 26.000 “nhà dây thép” với 268 viên chức người Âu còn Đông Dương chỉ có 330 “nhà dây thép” nhưng lại có những 340 viên chức người Âu hoạt động” [dẫn theo 3, tr.312]. Như vậy, người Pháp có mặt đông hơn ở Đông Dương không mang lại hiệu quả so với người Anh ở Ấn Độ mà nó chỉ thể hiện sự cồng kềnh của bộ máy thuộc địa. Phần lớn ngân sách thuộc địa được chi ra hàng năm chẳng ngoài mục đích gì khác là để trả lương cho đội ngũ viên chức người Âu đông đảo ấy. Ngoài ra cũng vì thế các hoạt động sản xuất dịch vụ phục vụ đời sống thực dân và viên chức phương Tây được phát triển hơn nhiều so với các hoạt động phục vụ phát triển kinh tế. Lập luận khác cũng có thể cho rằng, với số lượng viên chức đông đảo như vậy thể hiện sự chặt chẽ trong bộ máy cai trị nhưng nếu như xem xét kỹ có thể nhận thấy rằng: Bộ máy cai trị của Anh tuy ít viên chức nhưng họ lại nắm tất cả những chức vụ cao nhất tại thuộc địa 58 Ấn và rất ít người bản xứ có mặt trong các bộ phận quan trọng, người bản xứ chỉ được sử dụng nhiều vào các chức vụ từ cấp tỉnh trở xuống mà thôi. Thậm chí sự tham gia của dân Ấn trong các hội đồng là kém cỏi : phải đợi đến năm 1872 họ mới được nhận vào các hội đồng thành phố, và phải đợi đạo luật India Act năm 1892 họ mới có chân trong các hội đồng châu huyện và tỉnh. Mặc dù đạo luật năm 1858 có nói rõ là “nếu có thể, các công dân của Anh-hoàng, mặc cho thuộc một chủng tộc hay một tôn giáo nào cũng vậy, sẽ được chấp nhận một tư cách tự do và công bằng trong những chức vụ mà kiến thức, khả năng và công tâm của họ cho phép họ giữ” [1, tr.39]. Nhưng sự thật thì chính quyền Anh ngần ngại giao phó các chức vụ hành chánh cho người Ấn, những người được giao công việc phải là những người thật sự giỏi. “Muốn tham dự các chức vụ hành chánh cao cấp của Ấn-độ (Indian Civil Service), phải qua một kì thi tuyển ở Luân Đôn, rất khó đối với người Ấn” [1, tr.39]. Điều này khác với ở Việt Nam, trong các hội đồng như: Hội đồng Thuộc địa, Hội đồng Tư vấn đều có người Việt tham gia nhưng đa số họ đều là những thành phần bị Pháp mua chuộc, làm tay sai, thân Pháp vì quyền lợi cá nhân chứ không có thực tài và quyền hành. Mặt khác, tại các thuộc địa Anh thì người Âu chỉ chiếm hầu hết các chức vụ trong ngạch viên chức cao cấp nhất ở trung ương, còn đại đa số các chức vụ hành chính cấp tỉnh thì nằm ngoài ngạch này và do người bản xứ đảm nhiệm. Năm 1923, người Miến Điện và người Ấn Độ được tuyển dụng nhiều hơn vào các vị trí cao nhất trong các ngành hành chính và cảnh sát. Trong khi đó ở Đông Dương thuộc Pháp, đầu thế kỷ XX, ở cấp tỉnh luôn có một viên công sứ Pháp đứng đầu cai trị, những tỉnh lớn còn thêm phó công sứ, người giúp việc cho công sứ và hàng loạt các công sở khác của người Pháp. Các trung tâm hành chính của tỉnh và một số các địa phương, khu vực có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị, quân sự cũng đều có đại diện trực tiếp của công sứ cai trị. Bên cạnh tổ chức chính quyền, ở mỗi xứ đều có các Nha, là chi nhánh của các công sở trung ương có nhân viên hoạt động tới tỉnh, huyện, xã Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, toàn quyền Đông Dương đã ban hành các sắc lệnh, nghị định nhằm tăng cường và giải quyết các vấn đề viên chức người Việt trong bộ máy hành chính. Song những sắc lệnh, nghị định đó cũng chỉ tồn tại trên giấy tờ, còn trên thực tế vẫn có rất ít viên chức người Việt có mặt trong bộ máy nhà nước và thuộc địa và hầu như chỉ giữ các chức vụ nhỏ bé. Sự cai trị trực tiếp 59 của thực dân với đặc trưng là con số người Âu là viên chức khổng lồ đã khiến cho thuộc địa Pháp bị khai thác, bóc lột hết sức nặng nề để đáp ứng nhu cầu của chính quốc. “Có thể nói, mô hình thuộc địa Pháp là rất đặc trưng cho chủ nghĩa thực dân kiểu cũ” [3, tr.313], Anh cũng có cách thức cai trị tương tự như vậy, tuy nhiên có giảm hơn về tính chất cai trị trực tiếp hơn Pháp. Bằng kinh nghiệm và lợi thế về kinh tế cho phép của mình, đế quốc Anh đã rất linh hoạt trong việc thay đổi hình thức cai trị trước nguy cơ chống đối của nhân dân thuộc địa Ấn hoặc sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Ví dụ như thực dân Anh đã tìm ra cách ràng buộc khéo léo các lãnh thổ của các ông hoàng Ấn mà không làm mất đi quyền lợi cho chính quốc. Họ có toàn quyền về nội trị, được quyền tham gia hoặc không tham gia các hiệp định ký kết giữa đế quốc với các quốc gia khácTuy nhiên, tất cả các lãnh thổ tự trị đều phải thừa nhận sự đứng đầu về mặt “tinh thần” của Nữ hoàng Anh và không được quyền quyết định về ngoại thương và ngoại giao. Đây thực chất là sự thành lập một thứ quyền lực tự trị có kiểm soát được đảm bảo bằng quyền tối cao của thực dân Anh. Do đó sau này người Anh ở chính quốc đã đi tiên phong trong thực hiện kiểu đối phó “rút ra để ở lại” với phong trào giải phóng thuộc địa. Và nhờ đó“ thực dân Anh né tránh được phong trào đấu tranh ở thuộc địa, đồng thời tạo cho mình những đồng minh trung thành tuyệt đối mà sau này sẽ cùng Anh lập nên một Khối liên hiệp Anh rất chắc chắn. Về điểm này, đế quốc Pháp hoàn toàn thua kém Anh. Trong quá trình cai trị thuộc địa, thực dân Pháp luôn kiểm soát chặt chẽ và đặt những cơ cấu xã hội cũ ở Việt Nam dưới quyền cai trị của mình, đồng thời tìm mọi cách cắt xén quyền hành và hạ thấp bớt vai trò của triều đình Huế. Việc làm của thực dân Pháp đã làm cho nhân dân Việt Nam cảm thấy xứ sở của mình bị áp bức, bóc lột nhiều hơn các thuộc địa khác do đó họ đứng lên đấu tranh. Và thế là chẳng những Pháp không né tránh được các phong trào đấu tranh ở thuộc địa mà bản thân Liên Hiệp Pháp, tuy đã thành lập, song cũng không tồn tại trên thực tế. Ngay cả chính sách “rút ra để ở lại” mà thực dân Pháp thực hiện sau này nhằm cứu vãn hệ thống thuộc địa cũng không thể thành công. Nguyên nhân cơ bản là vì bản chất cai trị quá bảo thủ của thực dân Pháp. Cho đến năm 1944, trong diễn văn của tướng Đờgôn 60 đọc tại hội nghị Bradavin về vấn đề thuộc địa còn khẳng định: “Mục đích của công trình khai hóa do nước Pháp thực hiện ở thuộc địa gạt bỏ mọi ý định tự trị, mọi khả năng phát triển ngoài đế quốc Pháp; việc thiết lập trong tương lai, dù xa xôi đi nữa, một chế độ tự trị trong các thuộc địa, cũng bị gạt bỏ” [dẫn theo 3, tr.314-315]. Sự khác nhau về chính trị đã cho thấy tính linh hoạt hơn của thực dân Anh trong cách ứng xử với thuộc địa. Điều đó xem ra rất phù hợp với đặc điểm nhạy bén và thói quen tính toán thành thục của quốc gia thương mại này. Việc để tồn tại nhiều mô hình thuộc địa là cách để người Anh chia cắt có hiệu quả sự đoàn kết đấu tranh giữa các thuộc địa. Có thể coi đây là sự lý giải vì sao trên thực tế không tồn tại được một Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Anh chống lại nước Anh mà lại xuất hiện một hội nghị đế quốc Anh hoạt động tương đối hiệu quả. 2.2. Về kinh tế Trước khi người Pháp và Anh xâm chiếm Ấn Độ và Việt Nam thì đây đều là những nền kinh tế với nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, cơ sở hạ tầng khá lạc hậu và chậm cải tiến, mới chỉ bắt đầu có những yếu tố của tư bản chủ nghĩa trong khu vực kinh tế nhưng đang bị bóp nghẹt bởi triều đình phong kiến. Do vậy, ở một khía cạnh nào đó thì sự xuất hiện của Anh và Pháp đã tạo điều kiện cho những mầm mống tư bản chủ nghĩa của thuộc địa phát triển nhưng sự phát triển ấy lại không nhằm mục đích làm giàu cho thuộc địa mà lại cho chính quốc. Thuộc địa cung cấp từ nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ và lợi nhuận thuộc về chính quốc. Kết quả là bản chất của nền kinh tế ở thuộc địa Anh hay ở thuộc địa Pháp thì cũng đều què quặt, lệ thuộc, được ví như “cái đuôi” của nền kinh tế chính quốc. Trước khi người Anh đặt chân lên vùng đất Ấn, nền kinh tế Ấn Độ là một nền kinh tế nông thôn. “Sinh hoạt kinh tế ở Ấn Độ căn cứ trên một thế quân bình giữa nông nghiệp và sản xuất thủ công dưới ba khu vực: Ở tỉnh, có những nghề tiểu công sản xuất những mặt hàng xa xỉ để cung cấp cho triều đình của các ông hoàng địa phương. Ở thôn quê, có những nghề cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất như: chế tạo và sửa chữa các nông cụ. Trong gia đình, có những hoạt động thủ công mà chủ yếu là dệt vải cho nhu cầu của gia đình” [1, tr.56]. Ấn Độ đã sản xuất được hàng hóa với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường châu Á và châu Âu, đặc biệt là về lụa, 61 vải, len. Một số nơi đã phát triển thành trung tâm buôn bán. Các thương gia người Anh đã mua các sản phẩm Ấn Độ với số lượng lớn. Nhưng khi người Anh vào Ấn Độ họ đã thông qua luật cấm nhập cảnh bông và lụa dệt may từ Ấn Độ mặc dù họ có nhu cầu. Thay vào đó, Ấn Độ buộc phải sản xuất bông, chàm và các nguyên liệu thô khác mà Anh yêu cầu. Thị trường Ấn Độ tràn ngập với hàng dệt may với giá rất rẻ làm bằng máy sản xuất tại Anh. Dệt may làm bằng tay của Ấn Độ trong gia đình và nơi sản xuất không thể cạnh tranh được và chỉ vài năm sau đó, từ một nước xuất khẩu các sản phẩm dệt may, Ấn Độ đã trở thành một nhà cung cấp nguyên liệu và thị trường cho hàng hóa sản xuất của Anh. Hàng xa xỉ cũng không phát triển được vì tầng lớp này ưa chuộng hàng Tây. Mặt khác, trong khi hàng hóa của Anh được miễn thuế khi vào thị trường Ấn Độ, hàng hóa Ấn Độ, chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, khi vào nước Anh phải c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_19_5288197003_8805_1872731.pdf
Tài liệu liên quan