Luận văn So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: Một số vấn đề chung về chuẩn mực kế toán : 4

I. Khái niệm và sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán: 4

1. Khái niệm về chuẩn mực kế toán : 4

2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán 4

3. Phân loại chuẩn mực kế toán : 6

II. Chuẩn mực kế toán quốc tế: 7

1. Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán thế giới : 7

1.1. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế : 7

1.2. Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế: 8

1.2.1. Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) : 8

1.2.1.1. Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh : 8

1.2.1.2. Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và duy trì vai trò là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế : 9

1.2.1.3. Những nỗ lực tìm kiếm sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với những chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC 10

1.2.1.4. Mốc son năm 2000: 11

1.2.2. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB): 12

1.3. Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 15

2. Quy trình soạn thảo nên các chuẩn mực kế toán quốc tế : 15

3. Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế : 19

3.1. Lợi ích đối với các nhà đầu tư : 19

3.2. Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia : 19

3.3. Lợi ích đối với các nước đang phát triển: 20

3.4. Lợi ích đối với các cơ quan thuế: 20

3.5. Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực: 21

3.6. Lợi ích đối với các công ty kế toán và kiểm toán 21

II. Chuẩn mực kế toán Việt Nam: 21

1. Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam: 21

1.1. Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam : 21

1.2. Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam: 22

1.2.1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các chuẩn mực kế toán quốc tế : 22

1.2.2. Tuy dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tính đến nay số lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương : 23

1.2.3. Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam không dựa trên một Khung Khái niệm (conceptual framework) : 24

2. Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam: 25

3. Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam: 27

3.1. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam : 27

3.2. Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước : 28

3.3. Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam : 29

Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ 29

I. Một số vấn đề chung về TSCĐ : 29

1. Định nghĩa, đặc điềm : 29

1.1. Định nghĩa về tài sản nói chung: 29

1.2. Khái niệm về tài sản cố định : 32

2. Phân loại TSCĐ: 32

2.1. Theo hình thái biểu hiện : 33

2.1.1. Tài sản cố định hữu hình : 33

2.1.1.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định hữu hình : 33

2.1.1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình: 35

2.1.2 Tài sản cố định vô hình : 36

2.1.2.1. Đặc điểm chung của tài sản cố định vô hình : 36

2.1.2.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình: 37

2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu : 38

2.3. Phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng : 39

II. Những điểm giống nhau và khác nhau trong quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ: 41

1. Về TSCĐ hữu hình : 41

1.1. Ghi nhận TSCĐ hữu hình : 41

1.1.1. Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình: 41

1.1.1.1.Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình : 41

1.1.1.2. Các điểm giống nhau giữa hai chuẩn mực : 43

1.1.1.3. Điểm khác biệt giữa hai chuẩn mực : 45

1.1.2. Áp dụng tiêu chuẩn ghi nhận cho từng trường hợp cụ thể : 46

1.2. Xác định giá trị ban đầu: 48

1.2.1 Nguyên tắc ghi nhận: 48

1.2.2. Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình : 51

1.2.2.1. TSCĐ hữu hình mua sắm: 51

1.2.2.2. TSCĐ hữu hình là do doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế : 52

1.2.2.3. TSCĐ hữu hình được mua theo phương thức trả góp: 54

1.2.2.4. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi : 55

1.2.2.5. TSCĐ hữu hình bao gồm đất và các công trình kiến trúc gắn liền 57

với đất: 57

1.3. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu: 58

1.3.1. Phương pháp giá gốc : 59

1.3.2. Phương pháp đánh giá lại : 60

1.4. Khấu hao TSCĐ hữu hình: 63

1.4.1. Khái niệm khấu hao TSCĐ và cách hạch toán khấu hao TSCĐ : 63

1.4.2.Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình : 64

1.4.3. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình : 67

1.4.5. Giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình : 73

1.4.6. Thời điểm bắt đầu và ngừng trích khấu hao: 75

1.5. Sự giảm giá trị TSCĐ hữu hình: 76

1.6. Trình bày báo cáo tài chính : 77

1.6.2. Những thông tin mà VAS 3 yêu cầu trình bày còn 16 chỉ khuyến khích trình bày: 77

1.6.3.Những thông tin mà IAS 16 yêu cầu trình bày nhưng VAS 3 không yêu cầu trình bày: 78

1.6.3.1. Những thay đổi trong ước tính kế toán: 78

1.6.3.1. Trình bày các thông tin liên quan tới đánh giá lại tài sản: 78

2. Về TSCĐ vô hình : 79

2.1. Ghi nhận TSCĐ vô hình: 79

2.1.1. Định nghĩa và các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình: 79

2.1.1.1. Định nghĩa về TSCĐ vô hình : 79

2.1.1.2. Các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình : 80

2.1.1.2.1. Tính có thể xác định được : 81

2.1.1.2.2. Khả năng kiểm soát: 83

2.1.1.2.3. Lợi ích kinh tế trong tương lai : 85

2.1.2. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: 86

2.2. Xác định giá trị ban đầu: 88

2.2.1. Trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt : 88

2.2.2. TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm: 90

2.2.3. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn : 91

2.2.4. Trường hợp mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp : 92

2.2.5. Trường hợp TSCĐ vô hình được Nhà Nước cấp hay biếu tặng : 93

2.2.6. Trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi : 94

2.2.7. lợi thế thương mại được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp: 94

2.2.8. TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp : 94

2.3. Ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình: 96

2.4. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu: 98

2.5. Khấu hao TSCĐ vô hình : 100

2.5.1. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình : 100

2.5.2. Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình : 102

2.5.3. Giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình 103

2.6. Ghi giảm TSCĐ vô hình : 104

2.7. Trình bày báo cáo tài chính : 104

2.7.1. Những thông tin mà cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu trình bày: 104

2.7.2. Những thông tin mà VAS 4 yêu cầu trình bày mà IAS 38 không yêu cầu trình bày: 105

2.7.3. Những thông tin mà IAS 38 yêu cầu trình bày mà VAS 4 không yêu cầu trình bày : 106

3. TSCĐ thuê tài chính: 107

3.1. Phân loại thuê tài sản hay tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ thuê tài chính : 107

3.2. Ghi nhận tài sản thuê tài chính và nguyên giá của tài sản: 110

3.2.1. Nguyên tắc ghi nhận: 110

3.2.2. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu: 111

3.2.3. Giá trị hợp lý của tài sản : 112

3.2.4. Chi phí sau ghi nhận ban đầu : 113

3.2.5. Khấu hao TSCĐ thuê tài chính : 113

Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế. 114

I. Đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế là một xu thế tất yếu tại Việt Nam : 114

II. Nguyên nhân khiến cho Việt Nam chưa thể áp dụng ngay và toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế : 115

1. Nhân tố về kinh tế : 115

1.1. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường : 115

1.2. Mức độ phát triển của nền kinh tế 116

1.3. Mức độ phát triển của thị trường vốn : 117

1.4. Nhu cầu về thông tin kế toán chất lượng cao vẫn ở mức thấp : 117

2. Nhân tố về công nghệ thông tin : 118

3. Nhân tố về hệ thống luật : 119

III. Giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế (ở đây chỉ giới hạn trong các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định): 121

1. Phương hướng đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 121

2. Các giải pháp cụ thể để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 123

2.1. Hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực : 123

2.2. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán : 124

2.2.1. Bổ sung chuẩn mực kế toán đã có trong bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà chưa có trong bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam : 124

2.2.2. Bổ sung các quy định đã có trong chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa có trong chuẩn mực kế toán Việt Nam : 125

2.2.2.1. Phương pháp đánh giá lại : 125

2.2.2.2. Giá trị hợp lý của TSCĐ : 126

2.2.2.3. Tần suất của việc đánh giá lại : 126

2.2.2.4. Nếu một tài sản trong một lớp được đánh giá lại thì toàn bộ lớp tài sản cũng sẽ được đánh giá lại. 127

2.2.3. Cập nhật cập nhật sự thay đổi mới nhất của chuẩn mực kế toán quốc tế vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng : 127

3. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuẩn mực và hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán : 128

3.1. Hoàn thiện các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định : 128

Các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực VAS 3 và VAS 4 cần được bổ sung các quy định xử lý chênh lệch khi đánh giá lại tài sản : 128

3.1.1. Nguyên tắc hạch toán : 128

3.1.2. Về tài khoản sử dụng : 130

3.1.3. Về phương pháp hạch toán : 130

3.2. Hoàn thiện quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định: 132

4. Điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 133

4.1. Sự phát triển của nền kinh tế: 133

4.1. Sự chuẩn bị của các doanh nghiệp: 135

KẾT LUẬN 136

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

 

 

doc149 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng ứng với sự thay đổi của nguyên giá tài sản để giá trị còn lại của tài sản sau khi đánh giá lại bằng với giá đánh giá lại. Phương pháp này thường được sử dụng khi một tài sản được đánh giá lại bằng cách áp dụng một chỉ số để quyết định giá trị thay mới đã chiết khấu của tài sản (depreciated replacement cost). vần lấy nguyên giá cũ trừ đi khoản khấu hao lũy kế này để ra giá trị ghi sổ của tài sản trước thời điểm đánh giá lại rồi ghi tăng hoặc giảm giá trị còn lại này của tài sản để đưa giá trị còn lại này về giá đánh giá lại. Phươogn pháp này thường được sử dụng cho các bất động sản. Ưu điểm của phương pháp đánh giá lại là phản ánh một cách chính xác giá trị còn lại của tài sản. So sánh giá trị còn lại xác định theo phương pháp này với giá trị còn lại theo phương pháp giá gốc sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở đánh giá và xem xét các chính sách quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình của mình đã phù hợp chưa. Nhược điểm của phương pháp này là việc xác định giá trị của tài sản tương đương với tài sản hiện có của doanh nghiệp là không hề đơn giản, hơn nữa còn tạo ra sự biến động liên tục số liệu về TSCĐ hữu hính có thể gây khó khăn cho công tác quản lý và kế toán. Thêm vào đó, việc đánh giá lại chỉ có thể thực hiện khi doanh nghiệp có thể thu thập được các thông tin thị trường đáng tin cậy về giá trị của tài sản. Việc thu thập thông tin này chỉ dễ dàng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và có các công ty định giá chuyên nghiệp. Vì thế phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với phương pháp giá gốc và đặc biệt có tác dụng trong các trường hợp góp vốn, nhận vốn góp bằng TSCĐ hữu hình, sát nhập, giải thể hay thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. 1.4. Khấu hao TSCĐ hữu hình: 1.4.1. Khái niệm khấu hao TSCĐ và cách hạch toán khấu hao TSCĐ : “Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của một tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.” “Depreciation is the systematic allocation of the depreciable amount of an asset over its estimated useful lìe”(BPP, 2008, advanced paper CAT 6, Drafting financial statements, trang 19) Quan điểm tương tự cũng được thể hiện trong IAS 16 và VAS 3 nhưng được diễn đạt theo một cách khác : “Giá trị phải khấu hao “Giá trị phải khấu hao của tài sản bằng nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó” (Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 5). của một tài sản phải được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.” “The depreciable amount of an asset shall be allocated on a systematic basis over its useful life” (IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 50) và VAS 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 29. Việc khấu hao TSCĐ là để phù hợp với giả thuyết kế toán chi phí phù hợp với doanh thu (accrual assumption). Do TSCĐ có thời gian sử dụng lớn hơn một kỳ kế toán và đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nhiều hơn một kỳ kế toán nên sẽ là không hợp lý nếu ghi nhận toàn bộ chi phí phát sinh cho TSCĐ vào chi phí chỉ của một kỳ kế toán. Thay vì thế, doanh nghiệp phải tìm một phương pháp để có thể phân bổ một cách hợp lý chi phí của tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Cả hai chuẩn mực VAS 3 và IAS 16 đều thống nhất là : “Số khấu hao của từng thời kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ trừ khi chúng được tính vào giá trị của tài sản khác như : khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn triển khai là một bộ phận cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của TSCĐ vô hình ) hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.” Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 29 và IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 49. Chế độ sửa chữa hay bảo dưỡng TSCĐ hữu hình có thể kéo dài thời gian sử dụng hữu ích thực tế hoặc làm tăng giá trị thanh lý ước tính của tài sản nhưng doanh nghiệp không được thay đổi mức khấu hao của tài sản. Cả hai chuẩn mực cũng đều cho phép doanh nghiệp phân bổ chi phí của tài sản cho các bộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ phận cấu thành cũng như được khấu hao một cách riêng biệt. Tuy nhiên, VAS 3 cho áp dụng trường hợp này khi từng bộ phận cấu thành tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp theo những tiêu chuẩn khác nhau Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 12 . Còn IAS 16 lại yêu cầu doanh nghiệp phải khấu hao riêng các bộ phận của một TSCĐ hữu hình khi mà giá trị của bộ phận đó là khá lớn so với tổng giá trị của tài sản đó. Và doanh nghiệp có thể lựa chọn khấu hao riêng các bộ phận của một tài sản mà giá trị của bộ phận đó là nhỏ so với tổng giá trị của tài sản. Nếu như doanh nghiệp đã chọn khấu hao riêng biệt một số bộ phận của một tài sản (các bộ phận có giá trị lớn) thì cũng phải khấu hao riêng phần còn lại (các bộ phận có giá trị nhỏ). IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 44 đến đoạn 46. 1.4.2.Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình : Về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình, cả hai chuẩn mực đều thống nhất ở định nghĩa về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình như sau : “là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng : thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình hoặc, số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tuơng tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.” Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 5. ’ “Useful life is : (a) the period over which an asset is expected to be available for use by an entity or (b) the number of production or similar iunits expected to be obtained from the asset by an entity” (IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 6) Như vậy cả hai chuẩn mực cho phép tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản không chỉ bằng thời gian tính bằng năm mà còn bằng tổng số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp ước tính có thể thu được từ việc sử dụng sản phẩm. Ví dụ như một cái máy có công suất thiết kế là có thể sản xuất được 10 triệu sản phẩm thì ta có thể nói thời gian sử dụng hữu ích của nó là 10 triệu sản phẩm và tính khấu hao theo 10 triệu sản phẩm này. Chúng ta sẽ gặp cách tính thời gian sử dụng hữu ích này trong phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm ở phần phương pháp khấu hao. Cả hai chuẩn mực cùng cho rằng khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau : Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính; Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản như : Số ca làm việc. việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động; Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây chuyền công nghệ hay do dự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hay dịch vụ do tài sản sản xuất ra; Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính. Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 30/ IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 56. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức độ dử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sủ dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với tài sản cùng loại. Cả hai chuẩn mực đểu yêu cầu các doanh nghiệp phải xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích của tài sản định kỳ, thường là cuối năm tài chính, Tuy nhiên, do sự khác biệt đã đề cập ở phần xác định giá trị ban đầu là trong danh mục TSCĐ hữu hình của Việt Nam không có đất đai vì đất đai là sở hữu của Nhà Nước nên VAS 3 không đề cập đến vấn đề khấu hao đất. Nhưng IAS 16 lại đề cập khá chi tiết vấn đề khấu hao đất đai như sau : “ Đất đai và nhà cửa là hai tài sản tách biệt và được hạch toán riêng biệt kể cả khi chúng được doanh nghiệp mua cùng một lúc. Trừ một vài ngoại lệ (như các mỏ đá hay bãi rác thải), đất đai có thời gian sử dụng vô hạn và do đó, không được khấu hao. Nhà cửa có thời gian sử dụng hữu hạn nên được khấu hao. Việc tăng giá trị của đất đai không làm ảnh hưởng tới việc xác định giá trị phải khấu hao của nhà cửa đi kèm. Nếu như nguyên giá của đất đai bao gồm cả chi phí tháo dỡ, di dời các công trình trên đất và khôi phục mặt bằng thì phần chi phí đó sẽ được khấu hao trong khoảng thời gian mà lợi ích có thể thu hồi từ các chi phí đã bỏ ra đó. Trong một số trường hợp, đất đai có thể có thời gian sử dụng hữu hạn. Trong trường hợp đó, đất đai sẽ được khấu hao theo phương pháp phản ánh cách thức các lợi ích kinh tế được thu hồi từ việc sử dụng tài sản đó.” “Land and buildings are sparable asets and are accounted for separately, even when they are acquired together . With some exceptions, such as quaries and sites used for landfill, land has ann limited useful lìe and therefore is not depreciated. Buidings have alimited useful lìe and therefore are depreciable assets. An increase in the value of the land on which a buiding stands does not affect the determination of the depreciable amount ò the building. If the cost of land includes the costs of site dismantle, removal án restoration, that portion of the land is depreciated over the bềnits obtained by incurring those costs. In some cases, the land itself may have a limited useful life, in which case it is depreciated in a manner that reflects the bềnits to be derived from ít.”(IASB, IAS16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 58 và 59) Như vậy, theo IAS16, TSCĐ hữu hình là đất đai sẽ không được khấu hao do nó có thời gian sử dụng là vô hạn. Còn nhà cửa và các công trình kiến trúc gắn liền với đất thì có thời gian sử dụng là hữu hạn nên phải khấu hao. Nếu như khi mua đất, doanh nghiệp phải trả chi phí chi việc tháo dỡ, di dời các công trình trên đất và khôi phục mặt bằng và có ghi nhận chi phí đó vào nguyên giá của đất thì doanh nghiệp có thể khấu hao phần chi phí đó (song giá trị của đất thì vẫn không được khấu hao). Thời gian khấu hao sẽ phụ thuộc vào thời gian doanh nghiệp ước tính là thu được lợi ích kinh tế từ các chi phí tháo dỡ, di dời và khôi phục mặt bằng đó. Ví dụ như doanh nghiệp sau khi tháo dỡ và di chuyển các công trình trên đất đó có cho xây dựng một nhà xưởng. Nếu không di dời được các công trình kiến trúc cũ thì không xây dựng được nhà xưởng nên doanh nghiệp có thể khấu hao chi phí di dời, tháo dỡ trong thời gian xây dựng nhà xưởng. 1.4.3. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình : Về phương pháp tính khấu hao, VAS 3 và IAS 16 cũng thống nhất ở hầu hết các điểm. Trước hết là ở định nghĩa, cả VAS 3 và IAS 16 đều cho rằng phương pháp khấu hao được sử dụng để phản ánh cách thức mà doanh nghiệp thu được giá trị kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản. VAS 3 viết rằng : “ Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp.” Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 29. Còn trong IAS 16 cũng có đoạn như sau :“ phương pháp khấu hao được sử dụng phải phản ánh được cách thức mà tài sản đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai mà doanh nghiệp dự kiến thu được.” “The depreciation method used shall reflect the pattern in which the asset’s future economic benefits are expected to consume by the entity” .”(IASB, IAS16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 60) Cả VAS 3 và IAS 16 đều cho rằng phương pháp khấu hao áp dụng cho một tài sản cần phải được xem xét lại ít nhất một năm một lần. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và các năm tiếp theo. Có một số phương pháp tính khấu hao có thể được sử dụng để phân bổ chi phí có thể khấu hao của một tài sản một cách hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích. Có ba phương pháp tính khấu hao được đề cập ở cả hai chuẩn mực là : khấu hao theo phương pháp đường thẳng, khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần và khấu hao theo số lượng sản phẩm. Vì cả ba phương pháp này đều được đề cập đến một cách rất chung ở cả VAS 3 và IAS 16, tác giả của bài khóa luận này xin phép được đi sâu phân tích ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp. Phương pháp khấu hao đường thẳng : Phương pháp này dựa trên giả định rằng TSCĐ hữu hình giảm dần đều giá trị theo thời gian và giá trị này được đưa dần vào chi phsi theo từng thời kỳ với một giá trị như nhau. Phương pháp này còn có tên gọi là khấu hao tuyến tính, khấu hao đều theo thời gian hoặc khấu hao cố định. Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm và tỷ lệ khấu hao được xác định theo công thức Bộ Tài Chính, Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, phụ lục 2. : Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ trung bình = hàng năm của TSCĐ thời gian sử dụng hữu ích Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính. Nhược điểm của phương pháp này là do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn chậm làm cho TSCĐ hữu hình chịu bất lợi của hao mòn vô hình ( hao mòn gây ra bởi tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho máy móc nhanh chóng trở nên lạc hậu). Thêm vào đó, phương pháp này chỉ phù hợp trong điều kiện lợi ích kinh tế thu được từ việc sử dụng tài sản, mức độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản là như nhau giữa các kỳ kế toán mà chúng ta đều biết rằng điều kiện này khó xảy ra trong thục tế. Điều này dẫn đến việc phản ánh cách thức doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản theo phương pháp khấu hao này là không chính xác. Khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần Bộ Tài Chính, Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, phụ lục 2. : Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau: Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng X Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng (%) = 1 Thời gian sử dụng của TSCĐ X 100 Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở Việt Nam theo thông tư 203/2009 của Bộ Tài Chính như sau: - Hệ số 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng nhỏ hơn hoặc bằng 4 năm - Hệ số 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ lớn hơn 4 năm đến 6 năm - Hệ số 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm Bộ Tài Chính, Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, phụ lục 2. Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu, thời gian sử dụng là 5 năm Vậy SL = 1/5 = 20% DR = 20% x 2 = 40% Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần được xác định theo bảng sau: Năm Cách tính khấu hao Mức khấu hao năm Mức khấu hao lũy kế Giá trị còn lại của TSCĐ 1 200.000 x 40% 80.000 80.000 120.000 2 120.000 x 40% 48.000 128.000 72.000 3 72.000 x 40% 28.800 156.800 43.200 4 43.200 x 40% 17.280 174.080 25.920 Theo phương pháp số dư giảm dần, do kỹ thuật tính toán nên đến khi hết thời gian sử dụng, TSCĐ vẫn chưa được khấu hao hết. Để khắc phục được vấn đề này, người ta thường kết hợp phương pháp khấu hao tuyến tính ở những năm cuối cùng. Theo ví dụ trên, vào năm thứ 4 và thứ 5 người ta sẽ chuyển sang phương pháp khấu hao tuyến tính với mức khấu hao mỗi năm là:                    43,2 triệu  : 2  = 21,6 triệu Ưu điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ việc tài sản giảm dần theo thời gian nên chi phí khấu hao cũng cần giảm dần theo thời gian. Ưu điểm thứ hai là phương pháp này là giúp thu hồi vốn nhanh, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Nhược điểm của phương pháp này là tính toán phức tạp hơn phương pháp khấu hao đường thẳng. Nhược điểm nữa là có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Do vậy đối với những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. Thực tế tại Việt Nam, theo thông tư 203/2009 đã trích dẫn ở trên, thì chỉ có những doanh nghiệp làm ăn có lãi mới được sử dụng phương pháp này. Ngoài ra, cũng theo thông tư thì TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được phép trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện: TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng) Là các loại máy móc thiết bị, dụng cụ đo lường thí nghiệm Thêm vào đó, doanh nghiệp chỉ được phép trích khấu hao theo phương này nếu như khấu hao theo phương pháp này không quá hai lần so với khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Những qui định chặt chẽ như vậy được đưa ra để nhằm hạn chế việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để “hoãn thuế” trong những năm đầu sử dụng phương pháp này. phương pháp khấu hao theo sản lượng: Theo phương pháp này, mức độ hữu ích của TSCĐ hữu hình được xác định trên cở sở số lượng sản phẩm ước tính mà tài sản đó tạo ra trong quá trình sản xuất, do vậy số khấu hao phải trích thay đổi tùy theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra từng kỳ. Công thức tính khấu hao theo phương pháp này như sau Bộ Tài Chính, Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, phụ lục 2 : Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ Sản lượng theo công suất thiết kế Uu điểm của phương pháp này là sự phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Khi máy móc hoạt động nhiều thì phải khấu hao nhiều nên chi phí khấu hao tăng. Mặt khác, máy móc hoạt động nhiều để tạo ra nhiều sản phẩm hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong trường hợp xấu hơn, nền kinh tế suy thoái, sản xuất giảm sút thì máy móc sẽ ít được sử dụng. Khi đó ngoài lợi ích không làm đội giá thành sản phẩm do chi phí khấu hao quá lớn như phương pháp khấu hao giảm dần hay quá cứng nhắc như phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp này cho phép kéo dài thời gian sử dụng của tài sản trong trường hợp sản xuất gặp khó khăn. Nhược điểm của phương pháp này là không thể áp dụng sâu rộng cho tất cả các loại TSCĐ hữu hình mà chỉ có thể áp dụng cho những loại tài sản như máy móc, phương tiện vận tải tức là những tài sản có thể ước tính công suất hoạt động. Việc kéo dài thời gian sử dụng của tài sản đôi khi là con dao hai lưỡi kiến cho doanh nghiệp chậm thu hồi vốn đầu tư và không hạn chế đươc hao mòn vô hình. Ngoài ra, muốn áp dụng phương pháp khấu hao này ở Việt Nam thì phải đáp ứng một số điều kiện. Theo thông tư 203/2009 thì một TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này phải đáp ứng đông thời các điều kiện sau : Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm Xác định được tổng khối lượng, số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế. Như vậy, cả ba phương pháp khấu hao đều có ưu nhược điểm của riêng nó. Cho nên, doanh nghiệp phải cân nhắc thật kỹ cũng như đọc kỹ các quy định kèm theo trước khi lựa chọn một phương pháp khấu hao tối ưu cho TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp mình. Cả VAS 3 và IAS 16 đều nhấn mạnh việc phải áp dụng phương pháp khấu hao cho TSCĐ hữu hình một cách thống nhất qua các thời kỳ trừ phi có sự thay đổi trong cách thức mà doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. 1.4.5. Giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình : Về giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình, có một số quy định khá cụ thể ở IAS 16 mà hoàn toàn không thấy có trong VAS 3. Trước hết, thuật ngữ “ giá trị thanh lý” trong VAS 3 được định nghĩa như sau : “là giá trị ước tính có thể thu được khi hết thời hạn sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ đi chi phí thanh lý ước tính.’’ Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 5. Như vậy, định nghĩa này dường như có vẻ rất rõ ràng song dường như lại quên mất vấn đề giá trị thời gian của tiền. Tất cả chúng ta đều biết một đồng đôla ta có được vào ngày hôm nay có giá trị khác với đồng một đôla mà ta có được một năm sau. Do đó, giá trị ước tính của tài sản mà doanh nghiệp có thể thu được tại thời điểm hiện tại, giả định là tài sản đã ở trong tình trạng báo hiệu rằng tài sản đã ở vào cuối thời gian sử dụng của nó hoàn toàn khác với giá trị ước tính của tài sản, đã tính đến ảnh hưởng của lạm phát, mà doanh nghiệp dự kiến thu được trong tuơng lai ở vào thời điểm tài sản đã thực sự hết thời gian sử dụng hữu ích của nó. Theo IAS 16, “giá trị thanh lý của một tài sản là giá trị ước tính mà một doanh nghiệp có thể thu hồi được tại thời điểm hiện tại từ việc thanh lý tài sản, trừ đi chi phí thanh lý ước tính, giả định là tài sản đã ở trong tình trạng báo hiệu rằng tài sản đã ở vào cuối thời gian sử dụng của nó.” “The residual value of an asset is the estimated amount that an entity would currently obtain from disposal of the asset, after deducting the estimated costs of disposal, if the asset were already of the age and in the condition expected at the end of its useful life.”(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 6) Như vậy IAS 16 đã chọn giá trị có thể thu hồi tại thời điểm hiện tại để làm căn cứ ước tính giá trị thanh lý. Giá trị này có thể nói là đáng tin cậy hơn giá trị có thể thu hồi ở vào thời điểm tương lai đã bao gồm ảnh hưởng của lạm phát. Chính nguyên nhân này đã giải thích vì sao VAS 3 không yêu cầu doanh nghiệp phải xem xét lại giá trị thanh lý nhưng IAS 16 lại yêu cầu doanh nghiệp phải xem xét, đánh giá lại giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình để đề phòng trường hợp tỷ lệ lạm phát quá cao khiến cho giá trị thanh lý tại thời điểm tương lai khác biệt quá lớn so với ước tính trước đó. Nếu có sư khác biệt lớn như vậy, doanh nghiệp được yêu cầu phải thay đổi giá trị thanh lý của tài sản và hạch toán sự thay đổi này theo IAS8 (Accounting policies, changes in accounting estimates and Errors). Ngoài ra, IAS 16 cũng yêu cầu rằng giá trị thanh lý của tài sản không được vượt quá giá trị còn lại của tài sản. Nếu như giá trị thanh lý mà tăng đến một giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị còn lại của tài sản thì chi phí khấu hao sẽ bằng 0 cho đến khi giá trị khấu hao sau đó giảm đến một ngưỡng dưới giá trị còn lại của tài sản. Điều này không được đề cập đến trong VAS3. 1.4.6. Thời điểm bắt đầu và ngừng trích khấu hao: Về thời điểm bắt đầu trích và ngừng trích khấu hao, VAS3 cũng không hề đề cập đến. Tuy nhiên, IAS 16 lại nhấn mạnh hai thời điểm này trong đoạn 55 như sau : “Một tài sản được bắt đầu trích khấu hao khi nó đã sẵn sàng cho việc sử dụng, tức là ở trong vị trí và trạng thái cần thiết để có thể hoạt động theo cách đã được định trước. Doanh nghiệp ngừng trích khấu hao cho tài sản vào ngày mà tài sản được xếp vào loại tài sản giữ để bán (hoặc nằm trong nhóm tài sản chuẩn bị thanh lý được phân loại là tài sản giữ để bán ) theo IFRS5 hoặc là ngày mà doanh nghiệp không còn ghi nhận tài sản đó trên sổ sách nữa (có thể là do tài sản được bán hoặc không còn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp nữa), tùy thuộc vào ngày nào xảy ra sớm hơn.” Mục đích mà IAS 16 đề cập đến thời điểm trích và ngừng trích khấu hao là để yêu cầu doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao cho tài sản kể cả khi tài sản chưa dùng, không cần dùng hoặc chờ thanh lý, trừ trường hợp tài sản đã được khấu hao hết. VAS 3 cũng có quy định về tài sản đã khấu hao hết là “ doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.” Trước đây, theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của bộ trưởng Bộ Tài Chính thì những tài sản chưa dùng, không cần dùng và chờ thanh lý thì không được trích khấu hao. Nhưng sau đó, thông tư 33/2005/TT-BTC của bộ trưởng Bộ Tài Chính ngày 29/4/2005 thì doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao cho các tài sản trên. Và khi thông tư 203/2009/TT-BTC ra đời thay thế thông tư 206/2003/QĐ-BTC cũng không đưa các tài sản trên vào loại tài sản không được trích khấu hao. Như vậy, tuy không được quy định cụ thể trong VAS 3 nhưng quy định hiện nay của Việt Nam về khấu hao các tài sản trên không có gì trái ngược với quy định trong IAS 16. Tuy nhiên, có một trường hợp mà IAS 16 cho phép ghi nhận chi phí khấu hao bằng 0 dù cho tài sản chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn để ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn tốt nghiệp ĐH Ngoại Thương - So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS16,38) và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định (VAS03,04).DOC
Tài liệu liên quan