Ý thức của mỗi người về bản thân mình được gọi là tự ý thức. Đó là ý thức về cái Tôicủa
mình, về cái bản ngã của mình.
Tự ý thức, trước hết, là sự phát triển cao của ý thức. Trong quá trình hoạt động, giao tiếp trong
xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân mình (ý thức bản ngã – tự ý thức) trên cơ sở đối chiếu
mình với người khác, với chuẩn mực xã hội. Do vậy, tự ý thức được xem là mức độ phát triển cao của ý thức.
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5063 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh một số khái niệm trong tâm lý học và duy thức học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đầu) và thể nhận cảm giác đau
do nhiệt phản ứng lại nhiệt độ trên 45oC.
-Thụ quan bản thể: vị trí và sự vận động
1 I.8, 205.
Thụ quan bản thể nhận biết vị trí các chi của cơ thể. Một loại thụ quan bản thể nhận biết vị trí
cố định của các chi trong không gian đối với các phần khác của cơ thể. Các loại thụ quan bản thể khác
truyền thông tin về sự vận động của các chi để chuyển thành cảm giác về sự vận động. Não cần thông
tin này để xác định vị trí của chân và tay để tính toán chúng còn cần thực hiện bao nhiêu động tác nữa
để hoàn tất một vận động.1
2.1.6.2/ Cảm giác da
Cảm giác da là quá trình tâm lý phản ánh một thuộc tính riêng lẻ của sự vật khi sự vật đó đang
tác động bằng các kích thích cơ học và nhiệt độ lên da.
2.1.6.3/ Tri giác da
Tri giác da là quá trình tâm lý được chuyển hóa từ các cảm giác da, phản ánh trọn vẹn những
thuộc tính bề ngoài của sự vật khi sự vật đó tác động lên da bằng các kích thích cơ học và nhiệt độ.
2.1.6.4/ Mạc giác
Mạc giác là một loại nhận thức cảm tính phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật khi sự vật đó
tác động lên da bằng các kích thích cơ học và nhiệt độ.
2.1.7/ Ý thức
2.1.7.1/ Định nghĩa
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn
ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà con người tiếp thu được. (Là tri thức
về tri thức, phản ánh của phản ánh)2.
2.1.7.2/ Phân loại
Căn cứ vào trạng thái hoạt động độc lập mà Tâm lý học phân loại ý thức như sau:
a) Chú ý: là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng, để định hướng
hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả. Thiền
định cũng là một dạng chú ý mà bước đầu là chú ý và kiểm soát hơi thở có tác dụng thư giãn tinh thần
và thể xác.
b) Mơ mộng: là trạng thái đặc biệt của ý thức khi trong não con người tự động diễn ra những
sự mơ tưởng lan man lúc thức.
1 I.4, 605-610.
2 I.12, 56.
c) Giấc ngủ: là một trạng thái thay đổi của ý thức gồm năm giai đoạn khác nhau, trong đó mỗi
giai đoạn ứng với một mức độ nhất định của sự kích thích sinh lý. Giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ (ngủ
say) là giai đoạn tiếp giáp với vô thức.
d) Giấc mơ: là một quá trình tâm lý diễn ra trong giấc ngủ kèm theo các hình ảnh thị giác.
Trong giấc mơ, có những thay đổi ý thức đặc trưng: giảm khả năng phản ánh hiện thực và nhận biết
bản thân như là chủ thể nhận thức.
e) Thôi miên: là một trạng thái tạm thời của ý thức, đặc trưng bởi sự co lại tới mức tối đa miền
ý thức và áp lực mạnh mẽ của nội dung ám thị. Trạng thái này gắn liền với những thay đổi về chức
năng kiểm tra của cá nhân và tự ý thức.
f) Ảo giác: là những cảm giác khi không có kích thích khách quan nào của môi trường bên
ngoài tới các giác quan. Đó là tình trạng méo mó, rối nhiễu trong ý thức khi con người thấy hoặc nghe
những điều không có trong thực tế.
2.1.7.3/ Các thuộc tính cơ bản của ý thức
a) Ý thức thể hiện nhận thức cao nhất của con người về thế giới xung quanh:
-Nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ.
-Dự kiến trước kế hoạch hành vi, kết quả của nó làm hành vi mang tính có chủ định.
b) Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới xung quanh:
Ý thức không chỉ là nhận thức sâu sắc của con người đối với thế giới mà còn thể hiện thái độ
của con người đối với nó.
c) Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người
Trên cơ sở nhận thức bản chất khái quát và tỏ rõ thái độ với thế giới, ý thức điều khiển, điều
chỉnh hành vi của con người đạt tới mục đích đề ra. Vì thế, ý thức có khả năng sáng tạo.
d) Khả năng tự ý thức: con người không chỉ ý thức về thế giới chung quanh mà còn ở mức độ
cao hơn, con người có khả năng tự ý thức. Đó là khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối
với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình.
2.1.7.4/ Cấu trúc của ý thức
a) Mặt nhận thức của ý thức
-Nhận thức cảm tính mang lại những thông tin đầu tiên cho ý thức là tầng bậc thấp của ý thức.
-Nhận thức lý tính là bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, đem lại cho con người
những hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan.
b) Mặt thái độ của ý thức
Đó là thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới.
c) Mặt năng động của ý thức
Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình qua hành động
nhằm thích nghi với thế giới, cải tạo thế giới và cải tạo cả bản thân mình.
2.1.7.5/ Sự hình thành và phát triển của ý thức
a) Sự hình thành ý thức của con người (về phương diện loài)
* Vai trò của lao động
-Con người hình dung ra trước mô hình và phương thức làm ra sản phẩm trên cơ sở huy động
toàn bộ vốn hiểu biết, năng lực trí tuệ. Đó là ý thức về sản phẩm.
-Trong khi lao động, con người chế tạo, sử dụng công cụ, tiến hành các thao tác và hành động
lao động.
-Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm với mô hình.
* Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức
-Ngôn ngữ giúp con người xây dựng và hình dung các mô hình tâm lý của sản phẩm. Hoạt
động ngôn ngữ giúp con người sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành động
lao động và giúp phân tích, đánh giá sản phẩm.
-Giao tiếp giúp trao đổi thông tin, phối hợp cùng làm ra sản phẩm.
b) Sự hình thành ý thức và tự ý thức của cá nhân
- Ý thức cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá
nhân
- Ý thức cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của cá nhân với người khác, với
xã hội
- Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội.
- Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành
vi của mình.
2.1.7.6/ Các cấp độ của ý thức
a) Cấp độ chưa ý thức hoặc không ý thức được
- Vô thức: Bản năng vô thức (bản năng dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục…) tiềm tàng ở tầng sâu,
dưới ý thức, mang tính bẩm sinh, di truyền.
- Ý thức bị dồn nén thành vô thức.
- Tiềm thức hoặc tiền ý thức: là cấp độ sẵn sàng, dễ dàng chuyển thành ý thức.
b) Cấp độ ý thức
Ở cấp độ ý thức, con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước được hành vi của
mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức. Ý thức thể hiện trong ý chí, trong chú ý.
c) Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể
-Trong mối quan hệ giao tiếp và hoạt động: ý thức nhóm, ý thức xã hội, ý thức tập thể…
Tóm lại, các cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác động lẫn nhau, chuyển hóa và bổ sung cho
nhau làm tăng tính đa dạng và sức mạnh của ý thức. Ý thức thống nhất với hoạt động; hình thành, phát
triển và thể hiện trong hoạt động. Ý thức chỉ đạo, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, làm cho hoạt động
có ý thức, tự giác.
2.1.8/ Tự ý thức
2.1.8.1/ Tự ý thức
a) Định nghĩa:
Ý thức của mỗi người về bản thân mình được gọi là tự ý thức. Đó là ý thức về cái Tôi của
mình, về cái bản ngã của mình.
Tự ý thức, trước hết, là sự phát triển cao của ý thức. Trong quá trình hoạt động, giao tiếp trong
xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân mình (ý thức bản ngã – tự ý thức) trên cơ sở đối chiếu
mình với người khác, với chuẩn mực xã hội. Do vậy, tự ý thức được xem là mức độ phát triển cao của
ý thức.
b) Phân loại:
Trong tự ý thức có:
-Tự ý thức về ngoại hình của mình.
-Tự ý thức về sức khỏe của mình.
-Tự ý thức về vai trò, vị trí xã hội, thân phận của mình.
-Tự ý thức về nhân cách (đạo đức, tài năng) của mình.
-Tự ý thức về quá khứ và tương lai của mình.
c) Chức năng:
-Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.
-Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình
2.1.8.2/ Cái tôi
2.1.8.2.1/ Cái tôi trong Tâm lý học phát triển
Cái tôi trong Tâm lý học phát triển được nghiên cứu như quá trình phát triển ý thức và tự ý
thức thông qua nhu cầu và các hoạt động chủ đạo của từng giai đoạn.
-Vườn trẻ (3 tuổi): muốn độc lập, muốn được khen ngợi, hoạt động cùng nhau.
-Mẫu giáo (3-6 tuổi): khát vọng tiếp xúc với thế giới người lớn, hoạt động vui chơi, theo sự chỉ
dẫn của người lớn.
-Thiếu nhi (6-12 tuổi): hoạt động học tập
-Thiếu niên (12-16 tuổi): phát triển tự ý thức, tự đánh giá
-Thanh niên (16-18 tuổi): nhu cầu tự khẳng định; tự đánh giá một cách tỉ mỉ, nghiêm khắc; đời
sống tình cảm phát triển; chín muồi sinh lý nhưng tâm lý, xã hội, kinh nghiệm chưa trưởng thành.
-Sinh viên (18-25 tuổi): tự đánh giá phát triển mạnh: phê phán, phản tỉnh, định hướng giá trị;
tình cảm phát triển vào giai đoạn đẹp nhất.
-Trưởng thành: (25-40 tuổi): xây dựng gia đình, tay nghề khá cao, nếu nghề nghiệp không ổn
định thì tuổi này thường bi quan, bất mãn, tự ti.
-Trung niên (40-60 tuổi): cống hiến tài năng và sức lực cho xã hội.
-Cao niên (60 tuổi trở lên): hồi tưởng về quãng đời đã qua, gắn bó với đời sống tâm linh.
2.1.8.2.2/ Cái tôi trong Tâm lý học nhân cách
a) Định nghĩa: Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân, thể hiện những
phẩm chất bên trong của cá nhân, mối quan hệ của cá nhân với cá nhân khác, với tập thể, với xã hội,
với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
b) Đặc điểm
-Tính thống nhất của nhân cách: nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng
lực, giữa đức và tài của con người.
-Tính ổn định của nhân cách: nhân cách là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định,
tiềm tàng trong mỗi cá nhân.
-Tính tích cực của nhân cách: nhân cách là chủ thể của hoạt động và gián tiếp , là sản phẩm của
xã hội.
-Tính giao lưu của nhân cách: nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại, thể hiện trong
hoạt động, và trong mối quan hệ giao lưu với những nhân cách khác.
c) Cấu trúc
Có nhiều quan niệm về cấu trúc nhân cách nhưng phổ thông nhất là quan niệm của A.G.
Kovalev, đó là quan niệm cho rằng nhân cách gồm bốn thành phần: xu hướng, năng lực, khí chất, tính
cách.
-Xu hướng nhân cách là một thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách, bao hàm trong nó một
hệ thống những động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn các thái
độ của nó. Xu hướng nhân cách biểu hiện ở một số mặt sau: nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, ước mơ,
lý tưởng, thế giới quan, niềm tin v.v…
-Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một
hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.
-Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của nó
đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi giao tiếp ứng xử (cử chỉ, cách nói năng và hành động
tương ứng). Trong đó, hệ thống thái độ gồm: thái độ đối với tập thể và xã hội, thái độ đối với lao động,
thái độ đối với mọi người, thái độ đối với bản thân.
-Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ
của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
2.1.8.2.3/ Cái tôi trong Tâm lý học xã hội
a) Khái niệm về cái tôi
- Trường phái bất khả tri không đưa ra được một định nghĩa rõ ràng về cái tôi. Quan điểm của
trường phái này là: tuy rất khó định nghĩa và không thể phân tích thỏa đáng về cái tôi, nhưng ai cũng
nhận ra nhờ kinh nghiệm bản thân, giống như việc không thể định nghĩa được màu đỏ nhưng ai cũng
nhận ra được màu đỏ.
- Quan điểm thứ hai là “cái tôi là chức năng của cơ thể”.
Quan điểm này xem yếu tố bẩm sinh di truyền là quyết định, không thừa nhận vai trò của cá
nhân, xã hội trong quan niệm về cái tôi, và càng thiếu chính xác hơn nữa khi quan điểm này coi cái tôi
là tiền định.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa hành vi, thì cái tôi chính là sự tự đo lường bản thân.
Đó là quá trình tự trau dồi bản thân và những hành vi tự trừng phạt được coi là vấn đề nổi bật
trong quan niệm về cái tôi. Quá trình tự học giúp cá nhân tìm được chuẩn mực trong cách cư xử và tự
quyết định thái độ đối với hành vi của mình. Chủ nghĩa hành vi đề cao cái tôi cá nhân, vai trò của cá
nhân trong cái tôi.Giống như quan điểm trên, quan điểm này cũng không xem xét đến những yếu tố xã
hội tác động đến cái tôi.
- Cuối cùng, quan điểm của William James và Chales Horton Cooley là có sức thuyết phục hơn
cả. Các ông xem cái tôi là một thể phức hợp của các yếu tố: cá nhân đó là người như thế nào, cá nhân
đó muốn gì và người khác muốn gì ở cá nhân ấy. Theo đó, cái tôi được chia làm hai thành phần chính:
cái tôi khách thể và cái tôi chủ thể.
Mỗi cá nhân luôn là một thể thống nhất giữa bản thân (cái chủ thể) và sự đánh giá của người
khác (cái khách quan). W. James nhấn mạnh: “Khi nghĩ đến bất cứ điều gì, tôi đều ít hay nhiều nhận
thức được bản thân và người ta nhận thấy tôi như thế nào”. Vì vậy, cái tôi tổng thể phải bao gồm hai
mặt: cái tôi chủ thể và cái tôi khách thể. Cái tôi chủ thể là cái tôi mà bản thân cá nhân nhận thức được
chính mình và cái tôi khách thể là cái tôi dựa trên quan điểm người khác đánh giá về bản thân mà cá
nhân nhận thức lại về mình. Ở đây, James coi trọng cái tôi khách thể hơn vì nó là sự phản hồi ngược lại
của cộng đồng đối với một cá nhân. Ông đưa ra khái niệm “người quan trọng” để chỉ những người có
ảnh hưởng nhiều nhất tới hành vi của cá nhân.
Ngoài ra, Cooley còn phát biểu vấn đề này ở một khía cạnh khác: cái tôi phát triển dựa trên sự
phản hồi của cộng đồng được gọi là “cái tôi lăng kính”, nghĩa là cái tôi hình thành và phát triển bởi sự
phản ứng của chủ thể khi tiếp nhận những đánh giá từ người khác. “Cái tôi lăng kính” cũng giống như
khi ta soi gương, ta sẽ nhận thấy hình dạng của mình như thế nào, còn khi ta soi vào “chiếc gương xã
hội” có nghĩa là ta thấy mọi người xử sự với ta ra sao, có thái độ như thế nào đối với ta, theo chiều
hướng tích cực hay tiêu cực.
Sự phát triển của “cái tôi lăng kính” bao gồm ba phần:
+Về hình thức: cách nhìn nhận của mọi người về hình dáng của mình.
+Về tính cách: tốt hay xấu, cởi mở hay khó tiếp xúc…
+Hệ quả của sự đánh giá trên: cá nhân tự cảm nhận về mình, chủ thể sẽ tự hào, hài lòng
về bản thân khi nghĩ mọi người sẽ đánh giá tốt về mình và ngược lại sẽ cảm thấy mất tự tin khi nghĩ
người khác đánh giá không tốt về mình.
Giữa cái tôi chủ thể và cái tôi khách thể có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cái tôi chủ thể
thường là những nhu cầu và bản năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Nhiều khi chủ thể không đánh giá
đúng về bản thân và thường theo xu hướng ngẫu hứng, tự phát, không có tổ chức. Cái tôi khách thể
giúp cho cá nhân tìm ra cách xử sự đúng đắn. Cái tôi khách thể là đạo lý xã hội của cái tôi, là cái tổng
quan, chỉ đạo sự tự phát của cái tôi chủ thể theo những hành vi mang tính đạo lý xã hội. Tất cả mọi
hành động đều bắt đầu từ cái tôi chủ thể và chấm dứt bởi cái tôi khách thể. Cái tôi chủ thể kết hợp với
cái tôi khách thể làm cho cái tôi mang tính ổn định.
Trên cơ sở đó, các nhà tâm lý học xã hội định nghĩa cái tôi xã hội như sau: “Cái tôi xã hội là
một hệ thống những ý nghĩa hình thành từ đời sống giao tiếp mà chủ thể đã tích lũy trong mình”.
b) Đặc điểm, tính chất của cái tôi
- Tính đồng nhất thể hiện qua cách ứng xử. Một người không thể có những ứng xử trái ngược
nhau trong cùng một thời điểm trừ khi trong họ có những biến đổi nghiêm trọng. Tính chất này khác
nhau ở mỗi cá nhân. Điều đó giúp cho người ta phân biệt hành vi, ứng xử của các cá nhân khác nhau.
- Quá trình tự ý thức của các cá nhân diễn ra khác nhau. Sự khác nhau đó phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: tính cách, khả năng hoạt động, sự thích nghi xã hội, sự tiếp thu ý kiến của người khác…
Bên cạnh những cá nhân ý thức rõ, đánh giá đúng về bản thân, có những cá nhân trái ngược lại, không
ý thức rõ, không đánh giá đúng về bản thân.
- Cái tôi tuy không thay đổi khi cá nhân thay đổi vai trò xã hội, nhưng lại phát triển theo lứa
tuổi. Càng trưởng thành, cái tôi càng linh hoạt và chín chắn.
- Ở mỗi cá nhân, sự tự đánh giá về bản thân rất khác nhau. Cá nhân nhận thức về mình cũng có
những khác biệt hơn so với xã hội đánh giá về họ. Thông thường, sự đánh giá, nhận xét của cộng đồng
đối với mỗi cá nhân thường chính xác hơn, dù cho cũng có những trường hợp ngoại lệ.
- Cái tôi xã hội chính là vai trò xã hội của cá nhân và sự thể hiện vai trò đó như thế nào. Mỗi
vai mà cá nhân đóng góp đều có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho cá nhân phát triển được cái tôi của
mình.
c) Sự hình thành và phát triển cái tôi
* Sự hình thành cái tôi
Bàn về cái tôi được hình thành từ khi nào, có ba quan điểm khác nhau:
- Cái tôi được hình thành từ việc học nói của trẻ.
Ngôn ngữ giúp trẻ phương tiện để giao tiếp, hấp thụ nền văn hóa nhân loại, từ đó, giúp trẻ có
khả năng hình thành cách quan sát nhìn nhận thế giới xung quanh, đồng thời, giúp trẻ có khả năng khái
quát, tổng hợp và giao tiếp với người khác. Ngôn ngữ còn đặt đứa trẻ vào mối quan hệ với cha mẹ, bạn
bè, đồ vật và thế giới xung quanh theo cách mới lạ và có ý nghĩa. Khi học nói chính là lúc trẻ học các
luật lệ và chuẩn mực xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội và phát triển tư duy.
- Cái tôi được hình thành từ khi con người mới là một hài nhi
Những cảm xúc vui buồn, lo lắng, sợ hãi của mẹ có ảnh hưởng nhất định đến đứa con. Sự giao
tiếp sơ đẳng giữa mẹ và con được gọi là sự đồng cảm. Đó chính là biểu hiện đầu tiên của cái tôi khách
thể
- Cái tôi được hình thành khi đứa trẻ bắt đầu phân biệt được nó với những người xung quanh.
Những cụm từ được trẻ dùng như: cái này của con, cái kia của mẹ, cái này của tôi, cái kia của bạn,…
chính là lúc cái tôi của trẻ được hình thành.
* Sự phát triển của cái tôi
- Giai đoạn bắt chước: đây là giai đoạn trẻ sao chụp lại những hành vi của những người xung
quanh một cách máy móc mà chúng không hiểu ý nghĩa của các hành vi đó.
- Giai đoạn đóng vai: trẻ đóng những vai như cô giáo, mẹ, bác sĩ, công an… Đó là những vai
được trẻ quan sát kỹ và hoàn thiện dần sau nhiều lần.
- Giai đoạn trò chơi: đó là sự đóng vai trò thích ứng của cá nhân đối với những hành vi cụ thể.
+Bắt chước, đóng vai, trò chơi sẽ giúp cho trẻ ý thức được bản thân và hòa nhập được với môi
trường. Ý thức cái tôi gắn liền với năng lực nhập vai.
+Cái tôi được phát triển khi trẻ ý thức được mình là ai trong các mối quan hệ với những người
xung quanh, thông qua cách xưng hô.
Sự phát triển của cái tôi là một vấn đề mang tính xã hội. Nó phụ thuộc vào sự giao tiếp xã hội
và làm sao đạt được sự phù hợp với các vai trò xã hội. Xét cho cùng, nó cũng là một vấn đề mang tính
cá nhân. Nhu cầu cá nhân phải được đáp ứng khi tham gia xã hội…
Như vậy, có thể nói, sự hình thành và phát triển cái tôi là một vòng tròn khép kín, nó được bắt
đầu từ khi con người mới ra đời và kết thúc khi trở về già.
d) Các yếu tố ảnh hưởng đến cái tôi: sinh học, môi trường, hoạt động của cá nhân.
- Sinh học: là yếu tố cơ sở, tiền đề cho sự hình thành và phát triển cái tôi. Khiếm khuyết về thể
chất thì sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cái tôi.
Cái tôi được hình thành và phát triển theo lứa tuổi. Tuổi càng cao thì con người càng khó thích
nghi với những biến động xã hội, khả năng nhập vai bị hạn chế bởi sự thiếu năng động của bản thân.
Cá nhân ít muốn tìm kiếm những nhóm xã hội mới và muốn lựa chọn cho mình một môi trường sinh
hoạt ổn định.
- Môi trường: Mỗi cá nhân đồng thời là thành viên của nhiều nhóm xã hội khác nhau. Điều đó
cũng có nghĩa là cá nhân đồng thời chịu sự chi phối của nhiều chuẩn mực. Nếu như giá trị và chuẩn
mực của các nhóm không đối lập nhau sẽ tạo điều kiện cho cá nhân phát triển, ngược lại, nếu các
nhóm có chuẩn mực trái ngược hoặc xung đột thì sẽ làm cho cá nhân rơi vào trạng thái tự mâu thuẫn,
xung đột nội tâm. Nếu xung đột không được giải quyết, cái tôi bị ám ảnh và có thể làm cho cá nhân
không có lối thoát. Nó tác động đến cấu trúc nhân cách và có khả năng làm thay đổi quan niệm về cái
tôi vốn đã hình thành từ trước.
- Hoạt động của cá nhân
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người mang tính xã hội,
mang tính cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định. Thông qua hai quá trình đối
tượng hóa và chủ thể hóa, cá nhân lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để
hình thành cái tôi. Qua đó, con người dần dần hoàn chỉnh bản thân, hình thành những đặc điểm thích
ứng với yêu cầu của hoạt động và của xã hội.
e) Cái tôi và tổ chức xã hội
Giữa cái tôi và cấu trúc xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau. Con người không phải là
những cá thể biệt lập mà luôn tồn tại trong các mối quan hệ ràng buộc tác động lẫn nhau. Khi phân tích
cấu trúc xã hội, các nhà xã hội học coi con người như một đơn vị xã hội, là thành phần tạo nên xã hội.
Khi phân tích con người, người ta xem xét đến khía cạnh xã hội và đặt nó trong hệ thống xã hội. Từ đó,
có một khái niệm được gọi là con người xã hội. Con người xã hội là con người được nhìn nhận dưới
góc độ những hình ảnh phức tạp và đóng vai trò là sự liên kết giữa hai mặt: hành vi cá nhân và hệ
thống xã hội. Nói cách khác, cái tôi được coi là khía cạnh chủ quan, còn hệ thống xã hội là khách quan.
Theo cách đó, ta có thể hiểu ý nghĩa của sự tham gia xã hội của các cá nhân và sự phụ thuộc của các tổ
chức xã hội vào các cá nhân.
Có thể nói, trong mỗi cá nhân bao gồm hai phần: phần cái tôi chủ thể và phần con người xã
hội. Cá nhân thể hiện vai trò của mình trong các cấu trúc xã hội bằng những cách học được trong quá
trình xã hội hóa bản thân. Quá trình xã hội hóa bản thân cũng chính là quá trình tương tác xã hội của
mỗi cá nhân và nó đóng vai trò rất quan trọng trong sự trau dồi và phát triển cái tôi. Mỗi cá nhân sẽ
nhìn nhận mình qua các phản ứng của người khác và điều quan trọng hơn là các cá nhân sẽ tiên đoán
được mọi người sẽ phản ứng như thế nào đối với hành vi của anh ta.
Ngoài ra, chuẩn mực của nhóm hay giá trị xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến cái tôi.
Một cá nhân đồng thời là thành viên của nhiều nhóm xã hội khác nhau. Các chuẩn mực của nhóm
tương đối gần nhau thì sự phát phát triển cái tôi sẽ theo chiều hướng tích cực, ngược lại, nếu chuẩn
mực của nhóm trái ngược nhau dễ dẫn đến bi kịch trong cuộc đời.
f) Cái tôi và sự kiểm soát xã hội
Kiểm soát xã hội là sự bố trí các chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài để ép buộc việc
thực hiện chúng. Kiểm soát xã hội sẽ hướng hành vi của cá nhân và nhóm vào các khuôn mẫu đã được
xã hội thừa nhận. Mỗi cá nhân tiếp nhận hệ thống kiểm soát xã hội thông qua quá trình xã hội hóa cá
nhân. Bằng sự tích tụ kinh nghiệm, cá nhân sẽ tiếp nhận được những giá trị và chuẩn mực xã hội.
Ở trong mỗi cá nhân có rất nhiều cái tôi khác nhau bởi vì mỗi cá nhân tham gia ở nhiều nhóm
xã hội khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi cá nhân đều có “cái tôi cốt lõi”. Chính nó sẽ trung hòa phản ứng
của tất cả mọi người để tạo nên cái tôi cho chính bản thân mình và chấp hành những luật lệ của
nhóm.“Cái tôi cốt lõi” điều khiển hành động của mỗi cá nhân trở nên có mục đích, có ý nghĩa. Nó sẽ là
hàng rào chắn, đảm bảo cho tính ổn định và đồng nhất của hành vi.1
2.1.8.2.4/ Cái tôi trong Tâm phân học
Theo Freud, nhân cách gồm ba thành phần: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi. Như vậy, cái tôi trong
Tâm phân học là cái tôi trong mối liên hệ với cái ấy và cái siêu tôi.
a) Cái ấy
Cái ấy là bản năng tình dục và bạo hành. Chức năng của cái ấy là kích động và đòi hỏi phải
thỏa mãn cho được và ngay lập tức khi bản năng tình dục và bạo hành trỗi dậy. Cái ấy nằm trọn vẹn
trong tầng vô thức của tâm lý, nói cách khác, cái ấy hoàn toàn vô thức.
b) Cái siêu tôi
Cái siêu tôi là cái được hình thành và phát triển trong cái tôi và sau cái tôi. Nó là cái tôi đã
được gia đình và xã hội giáo dục để có sự hiểu biết và tin theo các chuẩn mực đạo lý, giáo lý, phong
tục, tập quán của xã hội; nghĩa là nó được giáo dục để có lương tâm mà Freud gọi là cái siêu tôi.
Chức năng của cái siêu tôi là giám sát và phán xét mọi ý nghĩ và hành vi của con người theo
các chuẩn mực, và nhất là phê phán, ngăn cấm, trừng phạt về mặt tâm lý đối với cái tôi, làm cho cái tôi
lâm vào mặc cảm tội lỗi và do đó cảm thấy lo âu, sợ hãi, nhục nhã, xấu hổ.
Cái siêu tôi có hai phần là phần được ý thức và phần vô thức, trong đó theo Freud phần vô thức
lớn hơn phần ý thức.
1 I.3, 326 - 354.
c) Cái tôi
Từ trong vô thức, cái tôi được hình thành và phát triển. Và từ trong cái tôi, cái siêu tôi được
hình thành và phát triển.
Khi đã có cái siêu tôi và có sự mâu thuẫn chống đối nhau giữa cái siêu tôi và cái ấy, thì cái tôi
có chức năng hòa giải, đề xuất và thương lượng về một giải pháp dung hòa sao cho cả cái ấy và cái
siêu tôi đều chấp nhận để thỏa mãn được nhu cầu bản năng và đáp ứng được các chuẩn mực xã hội.
Nếu hòa giải thành công thì cái tôi sẽ bình yên. Nếu hòa giải không thành công thì cái tôi sẽ bất an với
biểu hiện một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH022.pdf