Luận văn So sánh thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật công ty 1990, luật doanh nghiệp tư nhân 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đềtài . 1

2. Phạm vi nghiên cứu . 1

3. Mục tiêu nghiên cứu . 1

4. Phương pháp nghiên cứu .2

5. Kết cấu đềtài. 2

CHƯƠNG 1:THỦTỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT

CÔNG TY 1990 VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP TƯNHÂN 1990. 3

1.1 Luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tưnhân 1990. 3

1.2 Thủtục thành lập theo luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tưnhân 1990 . 3

1.2.1 Điều kiện thành lập . 4

1.2.2 Điều kiện cấp giấy phép thành lập . 4

1.2.3 Thủtục thành lập công ty . 5

CHƯƠNG 2: THỦTỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT

DOANH NGHIỆP 1999. 9

2.1 Luật doanh nghiêp 1999 . 9

2.2 Thủtục thành lập. 10

2.2.1 Điều kiện thành lập . 11

2.2.2 Thủtục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp . 12

2.2.2.1 Hồsơ đăng ký kinh doanh . 13

2.2.2.2 Trình tựvà thủtục đăng ký kinh doanh . 14

2.2.2.3 Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh . 16

2.2.2.4 Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. 18

CHƯƠNG 3: THỦTỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT

DOANH NGHIỆP 2005. 24

3.1 Luật doanh nghiệp 2005 . 24

3.2 Thủtục thành lập. 26

3.2.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp . 26

3.2.1.1 Điều kiện vềchủthể . 26

3.2.1.2 Điều kiện vềngành, nghềkinh doanh . 28

3.2.2 Thủtục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp . .29

3.2.3 Các thủtục sau đăng kỳkinh doanh . 36

CHƯƠNG 4: SO SÁNH THỦTỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO

LUẬT CÔNG TY 1990, LUẬT DOANH NGHIỆP TƯNHÂN 1990, LUẬT

DOANH NGHIỆP 1999 VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 . 41

4.1 So sánh thành lập và đăng ký kinh doanh . 41

4.1.1.So sánh Điều kiện thành lập . 41

4.1.2 So sánh vềthủtục đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp tư

nhân 1990, luật công ty 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 . 45

4.2 So sánh vềcác thủtục đăng ký sau kinh doanh. 53

KẾT LUẬN. 59

pdf66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4693 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật công ty 1990, luật doanh nghiệp tư nhân 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nếu có cơ sở cho rằng việc cho phép này có lợi cho họ thì toà án phải cho phép. Trường hợp này gọi là chủ thể thoát quyền, vì khi được phép kinh doanh, người chưa thành niên này có tư cách như người đã thành niên, có năng lực hành vi đầy đủ và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. - Cá nhân không thuộc trường hợp cấm hoặc hạn chế kinh doanh. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân dựa trên cơ sở những nội dung cơ bản của luật dân sự, đồng thời cân có thể mở rộng hay hạn chế tuỳ thuộc vào quy định của pháp luật kinh doanh thương mại. Hiến pháp 1992 quy định tại điều 57 về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp cũng như quyền góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi trừ trường hợp bị cấm. - Có đăng ký kinh doanh Nếu như năng lực hành vi dân sự là điều kiện cần để cá nhân có thể trở thành chủ thể kinh doanh thì giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là điều kiện đủ để cá nhân có đủ tư cách pháp lý của nhà kinh doanh. Chỉ sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người kinh doanh mới được phép kinh doanh. Khi thực hiện hoạt động kinh doanh cá nhân sẽ tham gia vào quan hệ kinh doanh và trở thành chủ thể kinh doanh. Chủ thể là tổ chức Một tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp phải bảo đảm các điều kiện sau: - Phải được thành lập hợp pháp Những cơ quan, tổ chức được xem là thành lập hợp pháp khi tổ chức này được thành lập theo đúng trình tự thủ tục luật định. - Phải có tài sản riêng Để thực hiện các hành vi kinh doanh, các tổ chức này phải có tài sản riêng để thực hiện các hoạt động kinh doanh độc lập. Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được để các tổ chức thực hiện được quyền và nghĩa vụ tài sản đối với bên cùng quan hệ. Đây là dấu hiệu cơ bản của pháp nhân. Một tổ chức được coi là có tài sản riêng khi tổ chức đó có khối tài sản nhất định, phân biệt với tài sản của cá nhân, tổ chức khác, đồng thời có quyền định đoạt khối tài sản đó. - Phải có thẩm quyền kinh doanh Thẩm quyền trong kinh doanh là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh mà pháp luật ghi nhận. Thẩm quyền này tương ứng với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực họat động của chủ thể. Đó chính là những giới hạn pháp lý mà trong đó các chủ thể kinh doanh được hoạt động hoặc không được phép hoạt động. Tuy nhiên để phân định rạch ròi giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan công quyền với các doanh nghiệp, luật doanh nghiệp 2005 quy định một số tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm: GVHD: Dư Ngọc Bích 28 + Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. + Cán bộ công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; + Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam; + Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để làm quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác. + Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; + Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. - Tổ chức cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của luật. Trừ trường hợp: + Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; + Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Như vậy luật doanh nghiệp 2005 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được quyền thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp. Tiếp tục thể hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Nhà nước Việt Nam thừa nhận quyền tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiêp của mọi tổ chức, cá nhân thông qua việc áp dụng cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp, tạo sự thông thoáng trong việc đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, tăng cường tính tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải theo khuôn khổ của luật định, pháp luật quy định một số trường hợp không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp hay góp vốn vào doanh nghiệp điều này phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện ở nước ta, đồng thời thể hiện sự minh bạch cũng như bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư. Song việc quy định này cũng là nhằm khống chế một số đối tượng khi họ không đủ điều kiện tham gia. 3.2.1.2 Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh Để thành lập doanh nghiệp các tổ chức, cá nhân không những phải đáp ứng được điều kiện về chủ thể mà còn phải thoả mãn về điều kiện ngành, nghề. Luật doanh ngghiệp 2005 cho phép doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động trong một hoặc một số ngành, nghề kinh doanh cụ thể nào đó. Điều này thể hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, cũng như quyền tự quyết của doanh nghiệp trong việc lựa chọn ngành, nghề kinh doanh, nhưng phải phù hợp quy định của pháp luật. Điều 7 luật doanh nghiệp 2005 quy định: - Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. - Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có GVHD: Dư Ngọc Bích 29 đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. Vấn đề điều kiện kinh doanh cũng nên chú ý là nó được chia ra làm hai loại. Loại thứ nhất là điều kiện kinh doanh trước đăng ký kinh doanh, loại thứ hai là điều kiện kinh doanh sau đăng ký kinh doanh. Điều kiện kinh doanh sau đăng ký kinh doanh là các điều kiện kinh doanh chỉ có thể hình thành đồng thời với quá trình xây dựng và phát triển các tài sản, cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, điều kiện phòng cháy, chữa cháy hay điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm,… chỉ được hình thành cùng với quá trình xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến, khách sạn, văn phòng cho thuê, siêu thị, hay các cơ sở kinh doanh khác… Do đó, hồ sơ về các điều kiện sau đăng ký kinh doanh không có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.12 3.2.2 Thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tình hình đất nước ngày càng phát triển, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra nhiều thời cơ cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đất nước hiện nay bên cạnh những khó khăn, thách thức thì chúng ta cũng có nhiều cơ hội thuận lợi để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, giao lưu hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Để thực hiện được điều này đảng và nhà nước ta cần phải sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật sao cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi, và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trước kia luật doanh nghiệp năm 1999 được xem là bước tiến lớn trong thủ tục hành chính của nhà nước trong thời điểm lúc bấy giờ, các thủ tục thành lập doanh nghiệp được đơn giản hoá, chủ thể thành lập doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục duy nhất là đăng ký kinh doanh cho cơ quan có thẩm quyền là phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở giao dịch chính. Luật doanh nghiệp 2005 được đánh giá là cải thiện môi trường kinh doanh, xoá bỏ các khác biệt bất hợp lý giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, mở rộng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là quyền chủ động thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư và cơ quan đăng ký kinh doanh ở thế phục vụ, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Luật doanh nghiệp 2005 được ban hành đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt luật doanh nghiệp 2005 đã tiếp tục đơn giản hoá thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh, giảm bớt những khâu thủ tục không cần thiết, theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp, điều này làm cho thủ tục hành chính của ta ngày càng trở nên gọn nhẹ, đơn giản nhưng không lỏng lẻo tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Theo luật doanh nghiệp 2005 thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được đơn giản hoá và chỉ còn quy định việc đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một doanh nghiệp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp 12 xem: Dương kim thế Nguyên, giáo trình luật thương mại 2,tháng 9/2006, trang 3. GVHD: Dư Ngọc Bích 30 mới có được tư cách chủ thể để có thể tham gia hoạt dộng trên thị trường. Đăng ký kinh doanh có hai ý nghĩa quan trọng sau đây13 - Đăng ký kinh doanh là sự thừa nhận chính thức về mặt pháp lý về sự tồn tại của doanh nghiệp và có tư cách chủ thể để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Nó là đảm bảo pháp lý quan trọng để các đối tác của doanh nghiệp biết là người cũng giao dịch với mình có đủ tư cách pháp lý để tham gia giao dịch hay không. - Việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa trong việc thông tin về doanh nghiệp. Khi đăng ký kinh doanh, các thông tin cần thiết về doanh nghiệp được ghi trong sổ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Những đối tác muốn có quan hệ với doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin ban đầu về doanh nghiệp bằng cách xem sổ đăng ký kinh doanh. Vì vậy đăng kí kinh doanh là một bước hết sức quan trọng để thành lập nên một doanh nghiệp. Tuy nói rằng đăng ký kinh doanh là quyền của người thành lập doanh nghiệp, nhưng việc đăng ký này là một thủ tục hành chính nên phải được tiến hành theo trình tự nhất định. Trinh tự thực hiện đăng ký kinh doanh được quy định cụ thể như sau: Bước 1:chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh Muốn thành lập doanh nghiệp người thành lập phải nộp đủ Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của luật tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. Bước 3: Xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Cơ quan đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, đây là cơ quan được cơ quan nhà nước trao quyền để thực hiện chức năng đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, là cơ quan trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp ở cấp cơ sở. Trong phạm vi phần này chúng ta tìm hiểu cơ cấu của cơ quan đăng ký kinh doanh trong phạm vi thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Pháp luật Việt Nam quy định cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở hai cấp : Cấp tỉnh: phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoach và đầu tư. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh và nhu cầu thành lập doanh nghiệp lớn nên riên đối với thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có thể thành lập thêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và được đánh số theo thứ tự. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại luật này. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư. (Điều 15 luật doanh nghiệp 2005) Đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam thì Hồ sơ, trình 13 xem: Dương kim thế Nguyên, giáo trình luật thương mại 2,tháng 9/2006, trang 4 GVHD: Dư Ngọc Bích 31 tự, thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư được thực hiện theo quy định của luật này và pháp luật về đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. * Quy định của luật doanh nghiệp 2005 và Nghị định 88/2006/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định. Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh doanh gồm: + Tên doanh nghiệp Tên của doanh nghiệp là đặc điểm đầu tiên nhận biết và để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, việc sử dụng tên giống nhau và gần giống nhau giữa các doanh nghiệp không cùng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực có thể làm cho khách hàng nhầm lẫn về sản phảm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, cung ứng. Điều này đã gây thiệt hại, làm mất lòng tin khách hàng, đồng thời còn gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ đó bằng cách mất khách hàng và thị phần do nhầm lẫn về thương hiệu hàng hoá, dịch vụ gắn với tên tuổi của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy cùng với những tên tuổi lớn trên thế giới như tập đoàn phần mềm Microsoft… nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã khẳng định được tên tuổi mình trên thương trường thế giới bằng những sản phẩm được thế giới công nhận như công ty cà phê Trung Nguyên. Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề này để tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp gây dựng thương hiệu cho mình, đồng thời bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, của người tiêu dùng, Luật doanh nghiệp năm 1999 đã có những quy định mang tính nguyên tắc về việc đặt tên cho doanh nghiệp (khoản 1 Điều 24). Điều 31 luật doanh nghiệp năm 2005 quy định tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu phải phát âm được và nhất thiết phải có hai thành tố sau: • Loại hình doanh nghiệp14. • Tên riêng của doanh nghiệp15. Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư hoặc yếu tố phụ trợ khác để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó. Khi không còn kinh doanh nghành, nghề hoặc hình thức đầu tư đã dùng để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đổi tên. Ví dụ: DNTN Dệt May Long Phụng Nếu tên riêng của doanh nghiệp sử dụng các thành tố có tính chất mô tả xuất xứ, chất lượng hàng hoá, dịch vụ thì phải được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh văn phòng đại diện của doanh nghiệp, tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và các ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn tên riêng cho mình để đăng ký và cơ quan đăng ký cũng có quyền từ chối đăng ký cho doanh nghiệp nếu như tên dự kiến của doanh nghiệp không đúng quy định của pháp luật. Ngoài những quy định về đặt tên vừa nêu, thì doanh nghiệp có thể đặt tên viết 14 Xem: Điểm a khoản 1, điều 10-Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 về đăng ký kinh doanh. 15 Xem: Điểm b khoản 1, điều 10-Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 về đăng ký kinh doanh GVHD: Dư Ngọc Bích 32 bằng tiếng nước ngoài16 Những điều cấm trong đặt tên • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy định nay không bao gồm doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Những trường hợp được xác định là tên trùng và tên gây nhầm lẫn được quy định cụ thể tại điều 34 luạt doanh nghiệp 2005. • Sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ những trường hợp cơ quan, tổ chức đó chấp thuận. • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên cho doanh nghiệp. + Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có); Trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi chủ sở hữu thiết lập bộ máy làm việc của doanh nghiệp nhằm triển khai hoạt động. Tất cả các doanh nghiệp được thành lập đều nhằm mục đích lợi nhuận, để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động kinh doanh và thiết lập mối quan hệ với khách hàng, với đối tác… trụ sở chính của doanh nghiệp chính là nơi để liên lạc tiến hành các giao dịch của doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Năm 2000 doanh nghiệp mới đăng ký liên tục tăng nhanh với số lượng lớn.Tính đến tháng 9/2003 đã có 72.601 doanh nghiệp mới đăng ký, giai đoạn 1991- 1999 chỉ có 45.000 doanh nghiệp đăng ký đưa số doanh nghiệp đăng ký của lĩnh vực tư nhân ở Việt Nam lên khoảng 12.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về số lượng doanh nghiệp một loạt các vấn đề mới nảy sinh trong việc quản lý các doanh nghiệp, vấn đề nhiều người quan tâm nhất là trong tổng số các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh thì thực chất có bao nhiêu doanh nghiệp đang hoạt động, tình trạng doanh nghiệp “ma” nhưng không có địa chỉ trụ sở chính, tiến hành mua bán hoá đơn,… vẫn còn là vấn đề bức xúc trong xã hội. Để khắc phục tình trạng này luật doanh nghiệp 2005 quy định trụ sở chính của doanh nghiệp cụ thể tại điều 35. + Ngành nghề kinh doanh: Là một trong những nội dung quan trọng của hồ sơ đăng ký kinh doanh mà người thành lập doanh nghiệp phải ghi rõ ràng nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần thể hiện ngành, nghề mình kinh doanh vì nó là một trong những cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét tính hợp lý của hồ sơ cũng như quyết định có cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. + Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, Mọi loại hình doanh nghiệp khi được thành lập đều có một khoản vốn nhất định để thuê mướn văn phòng, trả công cho người lao động, mua trang thiết bị để tiến hành hoạt động kinh doanh… Vốn của doanh nghiệp nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào 16 Xem: Điều 33 luật doanh nghiệp naăm 2005. GVHD: Dư Ngọc Bích 33 khả năng của chủ thể thành lập doanh nghiệp và quy mô của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì vốn của doanh nghiệp không còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của chủ thể thành lập doanh nghiệp mà nó phụ thuộc vào quy định của pháp luật. + Phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần, và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần; + Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu công ty hoặc người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của thành viên hoặc ngưòi đại diện theo uỷ quyền của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. - Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ danh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP (đối với doanh nghiệp tư nhân) - Dự thảo điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần). Dự thảo điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, của cổ đông sáng lập công ty cổ phần về việc thành lập, quản lý, hoạt động cũng như phương thức phân chia trách nhiệm, quyền lợi… giữa các chủ thể thành lập doanh nghiệp. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần17. Điều lệ công ty được xây dựng dựa trên sự thoả thuận của các chủ thể thành lập doanh nghiệp. Điều lệ công ty gồm những nội dung sau:  Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện  Ngành, nghề kinh doanh  Vốn điều lệ, cách thức tăng hoặc giảm vốn điều lệ  Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.  Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần mệnh giá cổ phần và tổng số và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.  Quyền, nghĩa vụ của thành viên đối với công ty TNHH, công ty hợp danh, của cổ đông đối với công ty cổ phần.  Cơ cấu tổ chức quản lý  Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần 17 Xem: Khoản 2 Điều 15, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của chính phủ về đăng ký kinh doanh. GVHD: Dư Ngọc Bích 34  Thể thức thông qua quyết định của công ty, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.  Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.  Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần.  Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong trong kinh doanh.  Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty.  Thể thức sửa đổi, bổ sung công ty.  Họ, tên, chữ ký các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của người đại diện theo pháp luật của cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật. - Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do bộ kế hoạch và đầu tư quy định. Và phải có những nội dung sau đây: Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, địa chỉ thường trú và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; Phần vốn góp, giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, gía trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thành viên, cổ đông sáng lập hoặc của đại diện theo uỷ quyền của họ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có: + Danh sách thành viên bản sao giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân. + Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại di

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfSO Samp193NH TH7910 T7908C THamp192NH L7852P DOANH NGHI7878P THEO LU7852T Camp212.PDF
Tài liệu liên quan