Luận văn So sánh tu từ trong tục ngữ Việt và tục ngữ Anh

Như: 63.5 %

Đây là từ thể hiện quan hệ so sánh có tần số xuất hiện cao nhất trong

TN Việt. Như đƣợc sử dụng trong các SSTT có tính chất miêu tả, nhằm chỉ ra

một số nét nghĩa giống nhau giữa hai sự vật, hiện tƣợng đƣợc đƣa ra so sánh.

Chẳng hạn:

Con có cha như nhà có nóc.

Câu này nói đến địa vị quan trọng của ngƣời cha: che chở, bảo vệ các

thành viên trong gia đình. Ngƣời cha đƣợc ví nhƣ cái nóc nhà. Con còn cha sẽ

đƣợc cha che chở, bảo vệ, nâng niu, trƣớc mọi biến cố của cuộc sống, cũng

nhƣ nhà có nóc sẽ không phải lo ngại nắng mƣa, gió bão. Chính vì thế, ở đây,

ta có thể dùng các liên từ: giống như, cũng như, coi như để thay thế.

pdf215 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh tu từ trong tục ngữ Việt và tục ngữ Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện trong SSTT vì bờ biển Việt Nam rất dài, các động vật nƣớc mặn cũng rất phong phú nhƣng ngƣời Việt chỉ quan tâm đến đặc điểm, cách sống của chúng: Khôn như rái, dại như vích. Họ dành nhiều sự quan tâm hơn đến các động vật sống ở nƣớc ngọt và gia cầm, chim chóc. Trong tâm thức ngƣời Việt, chim muông đã trở thành một phần quan trọng với con ngƣời. Có một số loài mang nghĩa biểu trƣng nhƣ cò, rồng, phượng,…Trong đó, con cò là loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng gần gũi với ngƣời nông dân hơn cả. Chính cái vẻ vất vả nhƣng thanh cao của cò đã khiến ngƣời Việt thích dùng hình ảnh của nó biểu thị đời sống, đức tính của mình. Còn con trâu thì đặc biệt đƣợc ngƣời nông dân yêu thƣơng hơn các con vật khác. Nó có nhiều nét tính cách giống ngƣời nông dân: cần cù, yêu lao động, chịu thƣơng chịu khó, hiền lành. Nó là bạn đồng cam cộng khổ với họ ngoài ruộng: “làm ruộng có trâu” thì cũng vui vẻ, hạnh phúc, đỡ vất vả nhƣ “làm dâu có chồng”. Theo Trần Ngọc Thêm, “điều kiện tự nhiên miền Tây-Bắc của thế giới thuận lợi cho việc chăn nuôi, vì vậy chăn nuôi du mục ở đây rất phát triển” [67, tr.54]. Do nghề chính của cƣ dân Anh là chăn nuôi và săn bắn nên SSTT trong TN của họ thƣờng đề cập đến: horses (ngựa), an ass (lừa), a beast (con thú lớn), a dog (chó), a lamb (cừu), a fish (cá), a wolf (sói), pigeons (bồ câu), chickens (gà), frogs (ếch), a goose twixt two foxes (con ngỗng giữa hai con cáo), a lion (sư tử), butterflies (bươm bướm), monkeys (con khỉ), wasps (ong bắp cày). 98 Trong đó, con cừu (lamb) đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của ngƣời Anh, cừu vừa là tài sản vừa là nguồn cung cấp sữa, thịt và len cho các cƣ dân du mục. Con cừu lại hiền lành nên các tín đồ của đạo Cơ Đốc đƣợc ví là con chiên, Chúa chính là ngƣời chăn chiên. Từ cổ xƣa, ngƣời phƣơng Tây nói chung và ngƣời Anh nói riêng đã nuôi cừu, ít làm nghề nông, phần đông lo việc mục súc và hàng hải. Do đó, họ rất yêu quý đàn cừu của mình. Thêm vào đó, các con thú săn bắt cũng xuất hiện nhiều: lion (sư tử), wolf (sói), fox (cáo), beast (con thú lớn),.. Phƣơng tiện cho việc săn bắt, chuyên chở hàng hóa của họ là chó (dog), ngựa (horse). Theo Phạm Văn Bình, ngƣời Anh rất thích chó và ngựa: “Họ sẽ nói một cách trìu mến với và về các con chó, con ngựa của họ, điều này còn nhiều hơn là cái việc mà họ thường làm với bạn bè và gia đình của mình” [4, tr.183]. Ngƣời Anh chú ý khai thác những nét đặc trƣng về hình thức, động tác, bản năng, tập tính của mỗi loài để so sánh với chủ thể, từ đó quyết định thái độ ca ngợi hay phê phán, đả kích. Chẳng hạn, những con thú hoang đều mang sắc thái tình cảm âm tính: -As a wolf is like a dog, so is a flatterer like a friend. (Con sói nhìn thì giống con chó, cũng nhƣ kẻ xu nịnh nhìn thì tƣởng nhƣ một ngƣời bạn) -He dies like a beast who has done no good when he lived. (Kẻ không làm việc tốt khi còn sống sẽ chết nhƣ một con quái vật) -A client twixt his attorney and counsellor is like a goose twixt two foxes. (Một khách hàng ở giữa luật sƣ và ngƣời cố vấn pháp luật của mình giống nhƣ con ngỗng ở giữa hai con cáo) -Women in state affairs are like monkeys in glass-shops. (Các nữ viên chức giống nhƣ con khỉ trong tủ kính các cửa hiệu) 99 Nhƣ vậy, SSTT trong TN Anh nói nhiều về động vật và mỗi con vật đều là các biểu tƣợng hoặc có truyền thuyết của riêng nó (khác với các con vật Việt Nam): + con chó: trung thành, thân thiện và chia sẻ + cáo: xảo trá, quỷ quyệt + lừa: đần độn + ngựa: vật linh, sang trọng, sức mạnh, cái thiện, sự chiến thắng + sói: độc ác + cừu: hiền lành + sƣ tử: sức mạnh, sự dũng mãnh Tóm lại, trong các SSTT nói về động vật, kinh nghiệm chăn nuôi của ngƣời Anh nhìn chung mang quy mô lớn hơn, chứ không phải chỉ là những con vật ở quanh nhà nhƣ ngƣời Việt. Về thực vật, cây cỏ hoa lá xuất hiện nhiều lần trong SSTT của TN Việt gồm có: hoa, bồ hòn, bè ngổ, thài lài, nứa, măng ấp bẹ, tre ấm bụi, củi tre, cơm tẻ, lúa, rơm, bèo, dâu, chuối, chuối hột, cây mít, nghệ, nhân sâm, cây không rễ, cây có cội, cây gỗ tròn. Việt Nam là một quốc gia có thảm thực vật vô cùng phong phú vì nằm trong vành đai nhiệt đới, nóng ẩm mƣa nhiều, phù hợp cho các hệ thực vật phát triển. Trƣờng thực vật xuất hiện nhiều trong SSTT của TN Việt là các loại cây dùng làm thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày nhƣ: cơm tẻ, nghệ, măng, bè ngổ, nhân sâm, … ; một số loại cây ăn quả vùng nhiệt đới nhƣ: mít, chuối, chuối hột, …; các loại cây cho lá, cho gỗ nhƣ: nứa, tre, cây gỗ, bồ hòn, dâu, bèo,… Trong đó nổi bật là cây“lúa” - cây lƣơng thực chủ yếu, với các dạng tồn tại khác nhƣ “cơm tẻ”, “rơm”. Các loài cây và hoa xuất hiện ở đây đều 100 mang đặc trƣng của vùng khí hậu nhiệt đới. Đặc biệt, “hoa” giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của ngƣời Việt, SSTT có 5 lần nhắc đến “hoa”. Trong câu “Mưa tháng ba hoa đất”, hình ảnh “hoa” không nhằm chỉ một đóa hoa cụ thể nào mà dùng để biểu trƣng cho cái đẹp, sự xanh tốt, sức sống của vạn vật nói chung sau cơn mƣa. Nếu hoa là tinh túy của cỏ cây thì con ngƣời chính là tinh túy của đất trời: -Ngƣời ta hoa đất. -Ngƣời nhƣ hoa ở đâu thơm đấy. So sánh hoa với ngƣời là một quan niệm, một triết lý vô cùng nhân văn. Cơ sở liên tƣởng ở đây là mối quan hệ tƣơng đồng về tính chất: giữa hƣơng hoa và lòng ngƣời, giữa sắc hoa và nhân diện. “Hoa thơm” đƣợc so sánh với những ngƣời khôn ngoan, nhân hậu, có văn hóa, trọng đạo nghĩa. Những ngƣời nhƣ thế luôn đƣợc mọi ngƣời trân trọng, nâng niu: -Hoa thơm ai chẳng nâng niu/ Ngƣời không ai chẳng kính yêu mọi bề. -Hoa thơm ai chẳng muốn đeo/Ngƣời khôn ai chẳng nâng niu bên mình. Tóm lại, SSTT trong TN Việt đề cập phần lớn đến các loài thực vật ƣa nƣớc của vùng nhiệt đới nóng ẩm. Trong TN Anh, hình ảnh thực vật trong SSTT gồm có: a flower (hoa), a blossom (hoa của cây ăn quả), flax (cây lanh), a black plum (mận đen), a white plum (mận trắng), the sloe tree (cây mận gai), cherry (anh đào), barley (lúa mạch), weeds (cỏ dại), brambles (bụi cây mâm xôi), straw (rơm), ... Phần lớn các từ chỉ thực vật gắn liền với việc gieo trồng ở vùng lạnh và khô của ngƣời Anh, quan trọng nhất là nghề trồng kê mạch. Các từ chỉ kê mạch và sản phẩm của nó xuất hiện nhiều: barley (lúa mạch), bread (bánh mì), straw (rơm), …Ngƣời Anh rất có kinh nghiệm trồng những loại cây ăn 101 quả điển hình của vùng giá rét nhƣ: black plum (mận đen), white plum (mận trắng), sloe tree (cây mận gai), cherry (anh đào), …; và các cây lấy sợi, lấy gỗ nhƣ: flax (cây lanh), bramble (bụi mâm xôi), tree without fruit (cây không có quả),…Ngƣời Anh cũng đặc biệt yêu hoa, thƣờng ví vẻ đẹp của hoa với những phẩm chất cao quý của con ngƣời: Patience is a flower that grows not in every one's garden. (Sự kiên nhẫn là một đóa hoa mà không phải khu vƣờn nào cũng có) Họ cũng chú ý đến một đặc điểm khác nữa của hoa là sự mong manh, yếu ớt, chóng tàn: -Beauty is but a blossom. (Cái đẹp chỉ là một đóa hoa) -Beauty fades like a flower. (Cái đẹp phai tàn nhƣ một bông hoa) Tóm lại, điều kiện tự nhiên của nƣớc Anh thuận lợi hơn cho việc chăn nuôi, trồng trọt chỉ giữ một vai trò nhỏ bé. Dấu ấn nghề trồng kê mạch và các thực vật vùng lạnh và khô còn in đậm trong SSTT của TN Anh. 3.2.1.3. Cơ thể người Bộ phận cơ thể ngƣời phản ánh sự tri nhận của con ngƣời về chính mình. Trong TN của nƣớc nào cũng có những từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, vì “con người giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ vũ trụ. Đại vũ trụ được thu nhỏ lại trong con người nhưng con người cũng từ đó “phóng ảnh” của nó ra toàn bộ vũ trụ và quá trình nhận thức thế giới, xã hội và chính bản thân nó. Vì vậy, từ chỉ bộ phận cơ thể người có vị trí quan trọng…” [17, tr. 31]. Ngƣời Việt và ngƣời Anh tuy có nhiều điểm giống nhau nhƣng cũng có không ít khác biệt khi nói đến các bộ phận cơ thể ngƣời. 102 Các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong TN Việt gồm có: chân tay, chân, mặt, bụng, máu, cuống ruột, ruột, dạ, lòng, bóng, trôn trẻ, thân, mình, miệng, một mắt, đầu. Trong đó, chân có thể đi lại, không cố định một chỗ nên nó dùng để chỉ sự thay đổi. Khi bị ràng buộc, dân gian Việt Nam ví nhƣ: Trai có vợ như rợ buộc chân. Chân và tay có mối quan hệ gần gũi, không thể tách rời, nên đƣợc ngƣời Việt dùng để chỉ mối quan hệ gia đình keo sơn gắn bó: Anh em như chân tay. Ngƣời Việt xem xét con ngƣời qua khuôn mặt để có thể biết đƣợc nội tâm của con ngƣời, vì mặt đối diện với thế giới xung quanh và có khả năng thể hiện các sắc thái tình cảm của con ngƣời một cách rõ rệt nhất: “Chƣa đánh đƣợc ngƣời mặt đỏ như vang”: thể hiện sự tức giận “Đánh đƣợc ngƣời rồi mặt vàng như nghệ”: lo lắng, sợ hãi Còn “đầu” là cơ quan chỉ huy của toàn bộ cơ thể: “Quân vô tướng như hổ vô đầu”. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Đức Tồn [70], ngƣời Việt hết sức coi trọng trục tâm thận và lấy bụng (lòng/ dạ/ ruột) làm cơ sở xuất phát của cảm giác. Tác giả viết “theo quan niệm của dân gian, bụng là nơi định vị hay chứa đựng trí tuệ con người và là bộ phận biết tính toán, suy nghĩ”. Ngoài ý nghĩa biểu trƣng cho trí tuệ, ý chí, về phƣơng diện tinh thần, bụng có thể biểu trƣng cho tất cả các cung bậc của tình cảm con ngƣời. Vì bụng có không gian rộng rãi cho phép nó “có thể co giãn một cách năng động hơn nên chứa đựng được nhiều tình cảm hơn; và các bộ phận trong bụng đều ở dạng mềm khiến cho bụng sau khi nghĩ sẽ có cách xử lí vấn đề không quá rắn như đầu – nơi ngự trị của lí trí trong phạm vi chật hẹp của hộp xương sọ cứng nhắc…Mặt khác, vị trí của lòng/ bụng/ dạ/ ruột trong sự phân bố của cơ thể là ở phía dưới, nếu 103 tính theo độ nông sâu thì những gì ở đây có lẽ sẽ có chiều sâu hơn so với các bộ phận ở phía trên. Theo đó, bụng /lòng / dạ được xem như là nơi sâu kín nhất để người bản ngữ tiếng Việt có thể gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào trong đó” [32, tr.32]. Do đó, ta thấy trong TN so sánh có các cách ví von sau: -Lòng người như bể khôn dò. -Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ. -Của là cuống ruột. Các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong TN Anh gồm có: tongue (lưỡi), the mouth (miệng), the eyes (mắt), bond (xương), a face (gương mặt), a throat (cổ họng), a brain (trí não), mind (trí tuệ), the breath (hơi thở), a span (gang tay), scab (ghẻ), hand (tay), heart (trái tim). Trong các SSTT của TN Anh, ngƣời Anh rất coi trọng việc giao tiếp. Giao tiếp có nói năng bằng “miệng”, “lưỡi” và “cổ họng”. Các SSTT của họ cho thấy sức mạnh, giá trị của “miệng lưỡi”: -A good tongue is a good weapon. (Miệng lƣỡi khôn khéo là vũ khí lợi hại) -A woman's sword is her tongue, and she does not let it rust. (Thanh gƣơm của phụ nữ là lƣỡi của cô ta, và cô ta không để nó hoen rỉ) Giao tiếp còn thể hiện qua điệu bộ, cử chỉ “mắt”, “mặt”, “tay”: A good face is a letter of recommendation. (Một gƣơng mặt đẹp là lá thƣ giới thiệu tốt) Trong đó, đôi mắt là phần nổi trội nhất, là “cửa sổ của tâm hồn”, chính từ đôi mắt mà ngƣời Anh cảm nhận đƣợc nhiều ý nghĩa về mặt tình cảm và nhận thức: -The eyes are the window of the soul. (Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn) -Learning are the eyes of mind. (Học vấn là đôi mắt của trí tuệ) 104 Chính trong quá trình giao tiếp mà họ thiết lập các mối quan hệ xã hội cũng nhƣ quan hệ tình cảm. Trong cách tri nhận của ngƣời Anh, tim đƣợc xem là bộ phận gắn liền với tình cảm rõ rệt nhất vì nó vận hành máu đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể nên rất nhạy cảm với mọi biến đổi của quá trình tâm sinh lí. Khi lo lắng hay đau buồn ngƣời ta có cảm giác ở khoang ngực nhƣ có vật gì đè nặng lên, khi vui thì lồng ngực căng, nở ra, khí huyết lƣu thông. Do đó, khi nói đến các cung bậc khác nhau của tình cảm, ngƣời Anh liên tƣởng đến trái tim, sự sợ hãi sẽ làm cho trái tim bị giam cầm: Fear is the prison of the heart. Nói đến tƣ duy thì ngƣời Anh đề cập đến “brain” (óc, não), “mind” (trí tuệ) chứ không dùng hình ảnh bụng/ dạ nhƣ ngƣời Việt: -A contented mind is a continual feast. (Vừa ý cũng giống nhƣ là đƣợc đi dự tiệc liên tục) -An idle brain is the devil's workshop. (Óc lƣời nhác là phân xƣởng của quỷ) Cách nói này là sản phẩm của tƣ duy lí tính. Khi nói đến các vật quý giá, ngƣời Anh so sánh chúng với “xương tủy” của mình, vì xƣơng ở bên trong, là cái khung nâng đỡ toàn bộ cơ thể: -An Englishman's word is his bond. (Lời nói của ngƣời Anh là xƣơng tủy của họ) -An honest man's word is as good as his bond. (Lời nói của ngƣời chân thật cũng quý nhƣ xƣơng tủy của anh ta) Nói đến sự mong manh thì có “hơi thở”: Fame is but the breath of the people. (Sự nổi tiếng chỉ là hơi thở của con ngƣời) Tóm lại, trong các SSTT, các dân tộc đều nhận thức đƣợc rất rõ ràng rằng cơ thể ngƣời, nhất là các bộ phận bên trong là trung tâm của trải nghiệm về tình cảm, nhận thức; tùy theo cách tri nhận khác nhau của hai dân tộc mà sự liên tƣởng, ví von có khác. 105 3.2.2. Con người và đời sống vật chất: 3.2.2.1. Vật thể nhân tạo Dấu ấn của nền văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc còn in dấu rất rõ qua các vật thể nhân tạo do ngƣời Việt sáng tạo ra trong quá trình tƣơng tác với thiên nhiên. Lao động thì phải có công cụ lao động: “cối xay, chổi, cưa, giỏ, hom, cái nơm, rợ, …”; phƣơng tiện di chuyển: thuyền, bè, xe. Mục đích của lao động là tạo ra thực phẩm để ăn và của để dành: của, tiền của, ngọc, vàng, tiền, lỗ tiền chôn. Muốn ăn thì phải có dụng cụ nấu nƣớng: đĩa, đũa, nồi đồng, cơi đựng trầu, bồ (lúa), than. Phòng khi ốm đau thì ngƣời nông dân phải trữ sẵn thuốc men: thuốc tiêu, thuốc gió, thuốc tiên. Để an cƣ lạc nghiệp thì ngƣời Việt xây dựng nhà cửa và các vật dụng trong nhà nhƣ: nhà, rào giậu, tượng mới tô, gạch, phản gỗ, kèo, tủ, kho, lồng chim, vôi. Trong các đồ vật kể trên, đồ vật đáng chú ý nhất, có giá trị khu biệt nhất về văn hóa là đôi đũa. Theo Trần Ngọc Thêm [67, tr. 398], “trong khi người phương Tây phải dùng một bộ đồ ăn gồm ít nhất là thìa, nĩa, dao, mỗi thứ thực hiện một chức năng riêng rẽ và chặt chẽ (sản phẩm của tư duy phân tích) thì đôi đũa của người Việt Nam thực hiện một cách cực kỳ linh hoạt hàng loạt chức năng khác nhau: gắp, và, xé, xẻ, dầm, khoắng, trộn, vét, và nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn xa”. Là dụng cụ gắp thức ăn truyền thống của ngƣời Việt, đũa chỉ có tác dụng khi có đủ hai chiếc. Hai chiếc mà không có sự tƣơng đồng do bị vênh hay chiếc dài chiếc ngắn thì cũng ảnh hƣởng đến thao tác và thẩm mỹ. Do đó, dân gian dùng hình ảnh đôi đũa để ví với tình cảm vợ chồng suốt đời gắn bó: “Vợ chồng như đũa có đôi”. Một gia đình hạnh phúc cần sự đồng tâm hòa thuận, nhất trí và nỗ lực của cả vợ lẫn chồng. 106 Ngoài ra, các phƣơng tiện di chuyển của ngƣời Việt cũng có sự khác biệt. Do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình chủ yếu là đồng bằng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc nên phƣơng tiện di chuyển hiệu quả nhất là thuyền, bè. Trong các công cụ lao động thì nổi bật là các dụng cụ để bắt cá – thực phẩm chính trong bữa ăn của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc: giỏ, hom, cái nơm. Còn cối xay dùng để xay gạo, nếp thành bột, từ đó chế biến thành các món ăn, bánh trái khác nhau. Nhà ở truyền thống của ngƣời Việt thì phải gồm đủ kèo, cột, gạch, tủ, phản gỗ, nồi đồng, cơi trầu, rào giậu, bồ lúa. Của cải để đo lƣờng sự giàu có, khôn dại của ngƣời Việt là thóc gạo: Dại như chó có lúa cũng khôn. Đó là kết quả của sự tác động bởi nền nông nghiệp lúa nƣớc. Ngƣời Anh cũng đề cập đến các công cụ lao động và chiến đấu của đất nƣớc họ: a wagon (xe ngựa), an anvil (cái đe), an axe (cái búa), a weapon (vũ khí), a cross-bow (cái nỏ/ ná), a sword (gươm). Họ cũng có của để dành: a treasure (châu báu), silver (bạc), golden (vàng), money(tiền), riches (của cải), fortune (gia tài), a dowry (của hồi môn), a heritage (tài sản thừa kế), a mine of gold (mỏ vàng), a jewel (trang sức), a ring (chiếc nhẫn), a purse (ví tiền), lottery (vé số); và cả debt (nợ nần). Nhà cửa của ngƣời Anh cũng mang đặc trƣng riêng của vùng ôn đới với: a back door (cửa sau), chimneys (ống khói), a weathercock (chong chóng chỉ hướng gió), a pit (hố, hầm), the chamber (phòng), a entry (lối vào nhà), the walls (bức tường), the window (cửa sổ), a bed (cái giường), a new house thatched with old straw (nhà mới lợp rơm cũ), a ladder (thang), a pillow (cái gối), padlock (khóa), the mirror (gương), pitchers (cái bình/ vò). 107 Điều đáng chú ý là của để dành của ngƣời Anh vô cùng phong phú, bao gồm cả vàng bạc, châu báu, trang sức, tiền mặt, tài sản thừa kế, của hồi môn, tiền trúng số,…. TN Anh nhiều lần đề cập đến sức mạnh của tiền bạc: -Money is the only monarch. (Tiền bạc là vị quốc vƣơng duy nhất) -Money is the ace of trumps. (Tiền là con bài chủ) -Money is a good servant, but a bad master. (Tiền là ngƣời đầy tớ tốt nhƣng là ông chủ tồi) -Fortune is the mistress of the field. (Của cải là bà chủ của cánh đồng) Với ngƣời Việt, của để dành của ngƣời lao động chỉ là thóc gạo, tiền bạc, còn phần lớn của cải có giá trị khác nằm trong tay địa chủ và chính quyền phong kiến. Ở Anh, do thƣơng nghiệp phát triển từ rất sớm nên hàng hóa rất dồi dào, của cải vô cùng phong phú, phần đông các thƣơng nhân có tài sản cũng nhƣ các món nợ kếch sù đƣợc truyền từ đời này sang đời khác. Công cụ lao động và chiến đấu của ngƣời Anh đƣợc đề cập đến trong các SSTT là vũ khí, cái nỏ, thanh gươm để săn bắn và tự vệ, xe ngựa để vận chuyển hàng hóa, và đe, búa để rèn kim loại. Tuyệt nhiên không thấy công cụ lao động nào để trồng trọt, làm nông nghiệp nhƣ cối xay, chổi, cưa, giỏ, hom, cái nơm, rợ, …của ngƣời Việt. Về nhà cửa, ta thấy nhà của ngƣời Anh có ống khói của lò sƣởi trong những ngày đông giá rét, có chong chóng chỉ hƣớng gió trên các thảo nguyên mênh mông, có các hầm và các vò/ bình trữ rƣợu, với các phòng riêng biệt, lối vào, cửa sổ, giƣờng, gối, gƣơng, cầu thang, khóa,…Nóc nhà truyền thống của ngƣời Anh đƣợc lợp bằng rơm để giữ ấm. 108 Tóm lại, các công cụ lao động, phƣơng tiện di chuyển, của cải, tài sản, vật dụng hàng ngày, nhà cửa của ngƣời Việt và ngƣời Anh có sự khác biệt do điều kiện tự nhiên và phƣơng thức sản xuất của hai dân tộc không đồng nhất. 3.2.2.2. Ẩm thực, giải trí Việc ăn uống để duy trì sự sống là vô cùng cần thiết đối với các dân tộc. Tuy nhiên, quan niệm này ở mỗi quốc gia có sự khác biệt. Theo Trần Ngọc Thêm, người phương Tây với bản tính ưa hoạt động có xu hướng coi việc ăn như điều kiện cần thiết, như phương tiện để làm việc; triết lí phương Tây nhắc nhở; “Người ta ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn” [67, tr.342]. Còn các cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc với thì trái lại, việc ăn uống là vô cùng cần thiết vì có năng lƣợng vật chất thì mới nói đến chuyện tinh thần đƣợc. “Việc ăn đối với người Việt Nam quan trọng đến mức một đấng toàn năng như Trời cũng không dám và không được quyền xâm phạm: “Trời đánh còn tránh bữa ăn” [67, tr.342]. Ngƣời Việt vì vậy rất xem trọng bữa ăn hàng ngày của mình. Họ ví von rằng: -Ăn được ngủ được là tiên -Không ăn không ngủ là tiền bỏ đi. Nếu nhìn vào văn hoá ẩm thực thì ta thấy rằng cƣ dân các miền có nền văn hoá gốc du mục nhƣ ngƣời Anh thì thiên về ăn thịt và các sản phẩm từ động vật. Còn cơ cấu bữa ăn của ngƣời Việt thì lại bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc – thiên về thực vật. Trong cơ cấu bữa ăn của ngƣời Việt, lúa gạo xếp hàng đầu, có vai trò vô cùng quan trọng, đƣợc ví nhƣ cha mẹ: Cơm tẻ mẹ ruột. 109 Sau lúa gạo là rau quả: -Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ. -Cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống. Ngƣời Việt vốn giỏi trồng trọt lại đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nên mùa nào thức nấy, rau quả không thiếu thứ gì. Trong khi các cƣ dân du mục chỉ ăn lƣơng thực và thịt, nhà giàu sang mới có thêm rau quả thì ngƣời Việt sống giữa cái nôi của các loại cây trồng nhiệt đới nên bữa ăn không biết bao nhiêu là rau. Hầu nhƣ loại lá cây nào ăn đƣợc đều xuất hiện trong bữa ăn của ngƣời Việt. Ngoài việc nấu chín, rau còn dùng để ăn sống. Các món ăn truyền thống của ngƣời Việt nhƣ bánh xèo, bún riêu, gỏi cuốn, lẩu mắm,… thƣờng ăn kèm với rất nhiều rau. Ngoài ra, ngƣời Việt còn ăn cá bắt đƣợc ở ao, hồ, ruộng, sông quanh làng (Cơm với cá như mạ với con); và từ các loại thủy sản, ngƣời Việt đã chế biến “nước mắm” để dùng làm nƣớc chấm trong các bữa ăn. Đây là một thứ nƣớc chấm rất đặc trƣng của ngƣời Việt. Nói về sự không xứng hợp, họ cũng liên tƣởng đến hình ảnh thứ nƣớc chấm này: “Trai tơ lấy phải nạ dòng Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu” Trong các SSTT, ngƣời Việt cho thấy họ nấu ăn bằng “củi tre” và “ nồi đồng”: -Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ sai. -Nồi đồng dễ nấu, chồng xấu dễ sai. Ngoài các bữa cơm, ngƣời Việt còn có tập quán ăn trầu và uống rƣợu: Ăn trầu không có rễ như rể nằm nhà ngoài Đây là phong tục đã có từ rất lâu đời của ngƣời Việt, có cả một truyền thuyết về nó. Ngƣời Việt đựng trầu bằng “cơi” (đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu), ăn trầu với “rễ cây”, “vôi” và cau. Ngƣời ta nhai rồi nhả bã. Việc 110 ăn trầu tạo ra một chất kích thích, khiến thơm miệng, đỏ môi, chắc răng và khuôn mặt ngƣời ăn đỏ bừng nhƣ say rƣợu. Ngoài ra trầu còn là một bài thuốc tốt chữa đƣợc nhiều bệnh. Với ngƣời Việt, miếng trầu đã trở thành một biểu tƣợng văn hóa đặc biệt khi tiếp khách, cƣới xin, giỗ chạp, cám ơn, xin lỗi,… Ngƣời Việt còn thích uống rƣợu trong các bữa ăn, các dịp tiệc tùng, lễ lạc: Nam vô tửu như kỳ vô phong. Đặc biệt, rƣợu của ngƣời Việt đƣợc làm từ gạo nếp – thứ lƣơng thực đặc sản của các cƣ dân trồng lúa nƣớc. Trong khi đó, cơ cấu bữa ăn của ngƣời Anh thiên về ăn thịt và các sản phẩm từ động vật nhƣ: thịt (good kitchen meat), cá (salt fish), bơ sữa (cheese), suet (mỡ thận), bánh mì (bread). Sau thịt cá, ngƣời Anh xem bánh mì là nguồn gốc của sự sống: Bread is the staff of life. Đây cũng là xứ sở của các loại bánh ngọt nổi tiếng làm từ lúa mì: -An apple-pie without some cheese is like a kiss without a squeeze. (Bánh nhân táo mà không có bơ thì giống như một nụ hôn không được ôm chặt) -A bad custom is like a good cake... (Phong tục tồi tệ giống như một cái bánh…) -Promises are like pie-crust... (Lời hứa giống như vỏ bánh nướng…) Việc ăn uống đối với ngƣời Anh có ảnh hƣởng vô cùng lớn đến sức khỏe của họ, bởi vì: The mouth is the executioner and the doctor of the body. (Cái miệng sẽ là đao phủ hay bác sĩ của cơ thể) Ngƣời Anh đựng thức ăn bằng đĩa (dish), sử dụng nƣớc chấm là các loại nƣớc xốt khác nhau (sauce), thích hội họp, tiệc tùng: 111 -Enough is as good as a feast. (Vừa đủ cũng quý như là được đi dự tiệc) -A good conscience is a continual feast. (Lương tâm trong sạch giống như là tiệc tùng liên miên) -A contented mind is a continual feast. (Sự hài lòng cũng giống như là được đi dự tiệc liên tục) Họ cũng rất thích uống rƣợu, nhƣng rất cẩn thận khi uống rƣợu trong giao tiếp vì: -Wine is the glass of the mind. (Rượu là tấm gương của trí tuệ) -Wine is a turncoat. (Rượu là kẻ phản bội) Nhìn chung, món ăn thông thƣờng của ngƣời Việt là cơm, rau và cá; còn bữa ăn của ngƣời Anh gồm thịt và các sản phẩm từ động vật nhƣ bơ, mỡ, sữa, bánh mì. Về giải trí, khi có thời gian rảnh, ngƣời Việt thích chơi cờ (Cờ phải nước bí như bị phải trời mưa) hoặc xem múa rối nƣớc (đẹp như rối). Đây là một loại hình nghệ thuật dân gian vô cùng đặc sắc của những ngƣời nông dân Việt Nam đã quen với việc ngâm bùn lội nƣớc trên ruộng lúa. Yếu tố độc đáo của rối nƣớc là sử dụng mặt nƣớc làm sân khấu để con rối diễn trò, đóng kịch. Buồng trò rối nƣớc (nhà rối hay thủy đình) đƣợc dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tƣợng trƣng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Kỹ thuật điều khiển trong múa rối nƣớc rất đƣợc coi trọng, nó tạo nên hành động của quân rối nƣớc trên sân khấu, đó chính là mấu chốt của nghệ thuật múa rối. Quân rối đẹp mới chỉ có giá trị về mặt điêu khắc. Sự thành công của quân rối nƣớc chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó. Các quân rối nƣớc trình bày những cảnh đời thƣờng hàng ngày, những sinh hoạt dung dị đến ngạc nhiên nhƣ: cha cầy, mẹ cấy, em bé chăn trâu, quăng chài, chăn vịt, thả cá, câu ếch, cả làng vui hội vui hè, đấu vật, chọi 112 trâu, rƣớc thánh, rƣớc thần, hát chèo, hát tuồng, đánh đu, đua thuyền, thi bơi, múa lân, múa rồng, múa tiên,... Nó cắt nghĩa rõ ràng khả năng và tài trí của một dân tộc sinh sống bằng nghề trồng cây lúa nƣớc. Thú vui giải trí của ngƣời Anh thì hoàn toàn khác. Với nghề chăn nuôi, khi rảnh rỗi, họ thích giải trí bằng cách cƣỡi ngựa (horse without a bridle, runaway horse), đấu gƣơm (sword, a coat of mail), săn bắn (war, hunting, and love are as full of trouble as pleasure). Giải trí của ngƣời Anh không đơn thuần dừng lại ở sự tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN049.pdf